Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nho giáo việt nam thời lý trần và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NHƢ

NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NHƢ

NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI AM ĐOAN



C



Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nhƣ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
HƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 6
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện và tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo
Việt Nam thời Lý - Trần .................................................................................................................................. 6
1.2. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về nội dung và đặc điểm của tƣ tƣởng Nho giáo Việt
Nam thời Lý - Trần ......................................................................................................................................... 12
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần ........ 27
1.4. Khái quát các kết quả đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................. 30

HƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHO
GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN .................................................................. 36
2.1. Điều kiện kinh tế và chính trị - xã hội Việt Nam thời Lý - Trần .................................................... 36
2.2. Tiền đề tƣ tƣởng của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần ................................................................ 47
2.3. Khái quát sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần .................................................... 63

HƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ ĐẶ

ĐIỂM CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO


VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN .............................................................................. 73
3.1. Một số nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần ............................. 73
3.1.1. Tư tưởng tôn quân ................................................................................................... 73
3.1.2. Tư tưởng về đường lối trị nước ............................................................................... 78
3.1.3. Tư tưởng thân dân ................................................................................................... 86
3.1.4. Tư tưởng thượng hiền.............................................................................................. 93
3.2. Những đặc điểm nổi bật của tƣ tƣởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần................................ 107

HƢƠNG 4. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN...................................................................................................................... 118
4.1. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần góp phần hình thành ý thức hệ của triều đại .................... 118
4.2. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần góp phần tạo lập nền chính trị thân dân............................ 122
4.3. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp nho sĩ ..................... 127
4.4. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần tạo tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo ở các giai đoạn
sau ..................................................................................................................................................................... 133

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤ

Á

ƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................. 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nho giáo là một học thuyết ra đời ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ VI trước
Cơng ngun, nhưng những ảnh hưởng của nó thì khơng chỉ ở Trung Quốc mà cịn
lan rộng sang nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Từ một hệ tư tưởng ngoại
lai, Nho giáo đã dần chiếm một vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã
hội phong kiến Đại Việt, ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ
yếu của đời sống xã hội Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. Bởi vậy, nhiều nhà
nghiên cứu đã khẳng định rằng, Nho giáo là một bộ phận cốt lõi của di sản truyền
thống dân tộc, là một thành tố của văn hóa Việt Nam.
Gần đây, trước những biến động hết sức phức tạp của đời sống xã hội, giới
nghiên cứu đã có xu hướng tìm hiểu Nho giáo trên tinh thần phê phán nhằm gạn lọc,
tiếp thu những nhân tố hợp lý, những giá trị chung của Nho giáo. Tuy nhiên, vị trí, vai
trị, ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam ở mỗi giai đoạn
lịch sử khơng hồn tồn giống nhau. Bởi vì, việc tiếp nhận Nho giáo, xét đến cùng, là
do điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn quy định và do nhu cầu cai trị, quản lý
xã hội của triều đại phong kiến giai đoạn ấy chi phối. Cho nên, cần phải có thái độ biện
chứng, khách quan, tồn diện, có quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc nghiên cứu Nho
giáo cũng như vai trò của nó đối với xã hội, con người Việt Nam trong lịch sử.
Việc nghiên cứu Nho giáo Việt Nam thời kỳ Lý - Trần một cách sâu sắc,
tồn diện và có hệ thống hơn so với các cơng trình đã cơng bố trước đây là điều cần
thiết và có ý nghĩa bản lề. Thời đại Lý - Trần được xem là thời đại hưng thịnh và vẻ
vang trong sự phát triển của quốc gia phong kiến Đại Việt, thể hiện ở sự phát triển
với một sinh lực dồi dào của nền kinh tế, ở việc tổ chức quản lý xã hội quy củ và
thống nhất từ trung ương đến địa phương, ở việc thống nhất tư tưởng, đoàn kết toàn
dân để tạo nên một nguồn sức mạnh to lớn đánh thắng các thế lực ngoại xâm hùng
mạnh và ở sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa, giáo dục. Có rất nhiều nguyên nhân
đưa đến sự phát triển hưng thịnh và vẻ vang ấy, trong đó chúng ta khơng thể khơng
kể đến vai trị của những học thuyết, tư tưởng đặc sắc đã góp phần tạo nên nguồn
sức mạnh nội lực cho dân tộc ta thời kỳ này. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần
chính là một trong những học thuyết đặc sắc ấy. Vì vậy, nghiên cứu Nho giáo thời


2


Lý - Trần là cần thiết để chỉ rõ những giá trị trong Nho giáo thời kỳ này đã góp
phần thúc đẩy sự phát triển của dân tộc ta lúc đương thời, đồng thời cũng xác định
một cách đúng đắn những di sản trong tư tưởng Nho giáo thời kỳ này cần được kế
thừa và phát huy nhằm góp phần xây dựng đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng thời Lý - Trần, các nhà khoa học đi
trước thường dành nhiều sự quan tâm cho Phật giáo hơn là các học thuyết khác tồn
tại trong cùng thời kỳ bởi đây là giai đoạn Phật giáo có sự phát triển phồn thịnh,
được nhà nước suy tôn như một quốc giáo. Phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ
nhìn nhận vai trị to lớn của Phật giáo đối với sự phát triển của triều đại phong kiến
Lý - Trần mà chưa có mấy ai đánh giá một cách khách quan, toàn diện về vai trò
của Nho giáo đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ ấy. Nếu có, thì những
phân tích về ý nghĩa lịch sử của Nho giáo thời kỳ này cũng chưa thật đầy đủ, thậm
chí cịn có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Vì vậy, nghiên cứu về Nho giáo thời
kỳ Lý - Trần vẫn còn nhiều khoảng trống cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ.
Thêm vào đó, việc nghiên cứu về Nho giáo thời kỳ Lý - Trần gặp phải một
khó khăn là rất nhiều tư liệu về Nho giáo thời kỳ này hiện khơng cịn. Cơng việc khảo
cứu của các tác giả chủ yếu dựa vào các bộ chính sử của nhà nước phong kiến Việt
Nam hay một số tài liệu sưu tầm các tác phẩm văn học thời Lý - Trần. Nhưng những
ghi chép và đánh giá trong sử sách về tư tưởng Nho giáo thời kỳ này còn nhiều bất
cập, khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Cho nên, nghiên cứu về Nho giáo Việt Nam
thời Lý - Trần tuy không phải là một vấn đề mới nhưng vẫn chưa được giải quyết một
cách rốt ráo, vì thế, việc nghiên cứu về Nho giáo thời kỳ này vẫn cần được tiếp tục để
góp phần đưa ra những đánh giá chân thực, phù hợp hơn với thực tế lịch sử.
Nghiên cứu Nho giáo thời Lý - Trần còn cho ta thấy được logic, tính liên tục
và gián đoạn trong sự phát triển của các tư tưởng Nho giáo Việt Nam. Chính sự
khởi sắc của Nho giáo thời kỳ này đã tạo đà và chuẩn bị những điều kiện thiết yếu
để nó trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của chế độ phong kiến Việt Nam ở các thế kỷ

sau. Không phải ngẫu nhiên mà giai cấp phong kiến Việt Nam lại lựa chọn Nho
giáo và đưa nó lên địa vị độc tơn vào thế kỷ XV nếu như khơng có một q trình
thử nghiệm tính hiệu quả của nó trong cơng cuộc quản lý xã hội ở một giai đoạn
lịch sử trước đó. Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về Nho giáo Việt Nam
thời Lý - Trần sẽ góp phần làm rõ ý nghĩa lịch sử của nó.

3


Bên cạnh đó, nghiên cứu vai trị các học thuyết du nhập vào Việt Nam và
được Việt hóa trong sự tiếp biến với các học thuyết khác cũng như với các yếu tố
bản địa để tạo nên diện mạo mới của tư tưởng Việt Nam qua các thời kỳ là hết sức
cần thiết. Việc nghiên cứu Nho giáo trong thời Lý - Trần giúp chúng ta hiểu được
khí phách tự lập trong học phong, học thuật của ông cha ta lúc đương thời cũng như
bản lĩnh dân tộc Việt Nam trong việc tiếp thu và sáng tạo các yếu tố văn hóa ngoại
nhập. Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá về quá trình bảo vệ và phát
triển đời sống tư tưởng dân tộc trong tiến trình giao lưu và hội nhập quốc tế.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề Nho giáo Việt Nam thời Lý Trần và ý nghĩa lịch sử của nó làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
Tác giả luận án mong muốn rằng, từ góc độ cách tiếp cận triết học, luận án khơng
chỉ phân tích rõ những nội dung và đặc điểm của tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời
Lý - Trần, mà còn làm sáng tỏ ý nghĩa lịch sử của Nho giáo thời kỳ này đối với
đương thời cũng như đối với các giai đoạn sau.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích: Phân tích và làm rõ những nội dung chủ yếu, đặc điểm nổi bật trong
tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần và ý nghĩa lịch sử của nó.
Nhiệm vụ:
-

Phân tích những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam
thời Lý - Trần.


-

Phân tích, hệ thống hóa các nội dung tư tưởng cơ bản của Nho giáo Việt
Nam thời Lý - Trần và khái quát những đặc điểm cơ bản của chúng.

-

Phân tích ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tư tưởng
Nho giáo Việt Nam thời kỳ Lý - Trần.
Phạm vi nghiên cứu: Về mặt nội dung, luận án tập trung vào bốn chủ đề cơ
bản trong tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần là: tư tưởng tôn quân, tư
tưởng về đường lối trị nước, tư tưởng thân dân và tư tưởng thượng hiền. Về mặt ý
nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần, luận án giới hạn phạm vi
nghiên cứu đến thời Lê sơ.

4


4. ơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là quan điểm duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam về bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp
nghiên cứu khoa học khác như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh,

văn bản học…
5. Đóng góp mới của luận án
-

Phân tích, hệ thống hóa nội dung và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng
Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần.

-

Phân tích ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần đối với
đương thời cũng như với các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống về Nho giáo Việt Nam
thời Lý - Trần và ý nghĩa lịch sử của nó, từ đó góp phần đưa ra những đánh giá chân
thực, phù hợp hơn với thực tế lịch sử và giúp người đọc hiểu hơn về Nho giáo Việt
Nam thời kỳ này.
Những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và
lịch sử tư tưởng thời Lý - Trần nói riêng, trong đó có tư tưởng Nho giáo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận án bao gồm 4 chương, 13 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Điều kiện và tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam
thời Lý - Trần
Chương 3. Nội dung và đặc điểm của tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần
Chương 4. Ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần

5



HƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đề tài mà tác giả lựa chọn, từ các khía cạnh và mức độ khác nhau, đã được
tiếp cận ở các cơng trình nghiên cứu trước đó. Do vậy, việc tổng quan tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài là điều hết sức cần thiết. Nó là cơ sở khoa học cho
tác giả trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời sẽ giúp ích cho quá trình nghiên
cứu của tác giả tránh lặp lại kết quả nghiên cứu của người khác trong việc đưa ra cái
mới của luận án.
Nghiên cứu về Nho giáo Việt Nam, trong đó có Nho giáo thời Lý - Trần,
khơng chỉ thu hút các nhà nghiên cứu trong nước mà còn ở nhiều nhà nghiên cứu
nước ngoài. Theo thống kê trong cuốn

ục Nho giáo Việt Nam do Trịnh Khắc

Mạnh chủ biên (2007), chỉ tính đến năm 2007, đã có 2005 đơn vị tài liệu về Nho giáo
Việt Nam với các ngôn ngữ Việt, Hán, Nôm, Trung, Pháp và Anh. Tư liệu về Nho
giáo Việt Nam rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức thể loại và văn tự.
Trong các cơng trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam, liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài, có thể khái quát một số thành quả đạt được và những
vấn đề đặt ra cần được tiếp tục làm rõ từ các cơng trình nghiên cứu ở ba nhóm sau:
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện và tiền đề cho sự phát
triển của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần
Có thể tìm hiểu nội dung này ở các nghiên cứu về quá trình du nhập, phát
triển của Nho giáo tại Việt Nam nói chung, trong đó có giai đoạn Lý - Trần. Tiêu
biểu là những cơng trình nghiên cứu của các tác giả: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy,
Nguyễn Đăng Thục, Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu, Lê Sỹ Thắng, Nguyễn Tài Thư,
Phan Đại Doãn, Phan Văn Các, Lê Văn Quán, Nguyễn Đăng Duy, Trần Đình Hượu,
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Đức Sự, Hà Văn Tấn, Trần Quốc

Vượng, Nguyễn Thế Long, Nguyễn Hùng Hậu, Trần Nghĩa, Dỗn Chính, Nguyễn
Sinh Kế, Trần Ngun Việt, Lê Thị Lan, Nguyễn Thế Kiệt, Nguyễn Thanh Bình,
Đỗ Thị Hịa Hới, Dương Tuấn Anh, Ngơ Vũ Hải Bằng…
Hầu hết các tác giả trên đây đều thống nhất quan điểm cho rằng, Nho giáo
được du nhập vào nước ta từ đầu thời Bắc thuộc và thời kỳ đầu khi mới du nhập vào
6


Việt Nam, Nho giáo chủ yếu được nhìn nhận với tư cách là cơng cụ tinh thần của các
tập đồn phong kiến Trung Hoa xâm lược. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo
chưa có ảnh hưởng gì nhiều đối với xã hội và con người Việt Nam. Họ cho rằng, Nho
giáo chỉ thực sự được người Việt Nam lựa chọn và sử dụng từ thời Lý trở đi.
Tác giả Vũ Khiêu (1994) có bài viết Những vấ

ề Nho giáo trong l ch sử

ởng Việt Nam in trong cuốn Nho giáo tại Việt Nam [157]. Theo tác giả, để tránh
đưa ra những nhận định chủ quan, giản đơn và phiến diện, cần đứng trên lập trường
của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng phương pháp duy vật lịch sử để nghiên cứu
Nho giáo ở Việt Nam. Phải trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện xã hội cụ thể,
chúng ta mới nắm được thực chất nội dung Nho giáo diễn biến qua các thời kỳ lịch
sử. Tác giả đã đưa ra một số nhận định khách quan, khoa học về tiến trình tiếp biến
Nho giáo ở Việt Nam. Ơng khẳng định: “Khơng thể có một thứ Nho giáo nhất thành
bất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc” [157, tr. 13]; “Vì lợi ích giai cấp, nhà
nước phong kiến, qua các triều đại khác nhau, đã có những chủ trương và chế độ cụ
thể nhằm phát triển Nho giáo” [157, tr. 18]. Theo tác giả, trong hơn một ngàn năm
Bắc thuộc và một thế kỷ sau ngày đất nước ta giành được độc lập, Nho giáo vẫn
chưa có vai trị gì đáng kể trong xã hội Việt Nam. Từ thời Lý - Trần, Nho giáo mới
có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả mới chỉ đưa
ra những quan điểm mang tính định hướng cho việc nghiên cứu Nho giáo ở Việt

Nam chứ chưa có những phân tích, dẫn chứng cụ thể.
Cũng trong cuốn sách này, tác giả Trương Chính có bài viết Cha ơng chúng
ã

p thu những gì tích c c ở các ý th c hệ phong ki n c a Trung Qu c. Tác

giả cho rằng ý thức hệ phong kiến đó bao gồm ba tư tưởng là Nho, Phật và Lão, đã
được người Hán đưa vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Trong đó, Nho giáo lâu bền và
có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Từ khi đất nước giành được nền tự chủ, giai cấp phong
kiến Việt Nam đã chọn Nho giáo làm tư tưởng thống trị trong lĩnh vực chính trị và
học thuật. Có nhiều ngun nhân đưa tới sự lựa chọn này, trong đó có một ngun
nhân vơ cùng quan trọng, đó là sức sống của dân tộc: “Dân tộc Việt Nam muốn tồn
tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ tích cực, quan tâm đến con người, đến cuộc đời,
đến xã hội, đến vận mệnh của dân tộc. Nho giáo có nhiều hạn chế, nhưng trong ba ý

7


thức hệ phong kiến thì phải nói, Nho giáo có nhiều nhân tố tích cực nhất” [157, tr.
45]. Như vậy, theo tác giả, trong thời độc lập, nhà nước phong kiến đã lựa chọn và
thúc đẩy Nho giáo phát triển mạnh mẽ là vì nó giúp giải quyết các vấn đề do đời
sống của người Việt Nam đề ra trên phương diện chính trị, xã hội.
Tác giả Trần Văn Giàu (1993) trong cuốn S phát triển c
Nam từ th kỷ XIX

ởng Việt

n Cách mạng tháng Tám [59] khi viết về quá trình Nho giáo

vào Việt Nam đã khẳng định: Một thời gian trên dưới ngàn năm nước ta bị Hán,

Đường đơ hộ, Nho giáo tuy có phát triển mà khơng hề chiếm ưu thế trong nhân dân
và cả trong tầng lớp trên nữa. Theo tác giả, nguyên nhân là bởi đời sống đơn giản
của nhân dân lúc đó chưa cần đến Nho giáo - một thứ học thuyết phải đèn sách lâu
dài mới có thể thu nhận. Người dân Việt lúc đó lại khơng khỏi nhìn Nho giáo như
một vũ khí xâm lược, thống trị, đồng hóa của nước ngồi, nó xung đột khơng nhiều
thì ít với tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán của đa số nhân dân. Bên cạnh đó,
nhiều nhà nho đi theo một cái học vong bản, một cái học trọng người khinh mình
làm cho nhân dân khó bề kính phục, cảm tình. Trong buổi đầu khi đất nước mới
giành được độc lập, các triều đại Ngơ, Đinh, Tiền Lê cịn q bận rộn với việc đuổi
giặc ngồi, bình giặc trong, nên việc võ cấp thiết hơn việc văn, các nhà vua cũng ít
lưu tâm đến việc học. Vì vậy, Nho giáo chưa thịnh [59, tr. 61-62]. Tác giả khẳng
định, kể từ thời Lý, do nhu cầu của việc trị nước và củng cố chế độ phong kiến, cho
nên các triều đại này mặc dù sùng Phật nhưng không thể không cậy vào Nho giáo
mỗi lúc một thêm nhiều.
Cùng quan điểm với GS. Trần Văn Giàu, các tác giả Dỗn Chính, Nguyễn
Sinh Kế (2004) trong bài viết Về quá trình Nho giáo du nh p vào Việt Nam (từ

u

n th kỷ XIX) [21] cho rằng, từ thời Lý - Trần, Nho giáo mới bắt đầu
được nhà nước phong kiến Việt Nam đề cao. Nguyên nhân thứ nhất là vì chỉ có Nho
giáo mới có thể giải đáp được những vấn đề thiết thực trong tổ chức nhà nước và
quản lý xã hội. Thứ hai, việc đề cao Nho giáo gắn với nhu cầu phát triển văn hóa
giáo dục, vừa để đào tạo, bổ sung đội ngũ quan lại cho bộ máy nhà nước, vừa phục
vụ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật của đất nước. Tuy nhiên, các tác giả cho
rằng, thời Lý - Trần, Nho giáo có phát triển nhưng cũng chỉ ảnh hưởng ở tầng lớp
quan lại quý tộc phong kiến chứ chưa thâm nhập sâu rộng trong dân gian.

8



Tác giả Nguyễn Đức Sự trong bài viết V trí và vai trò c a Nho giáo trong xã
hội Việt Nam [147] và trong cuốn Nho giáo và khía cạnh tôn giáo c a Nho giáo
[148] đã khẳng định: Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, ảnh hưởng của Nho giáo
ở Việt Nam còn rất hạn chế. Phải đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại
của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập tự chủ và thực
sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước
phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu
cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam. Thứ nhất là yêu cầu
xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền lớn mạnh,
yêu cầu củng cố trật tự đã bước đầu ổn định của một xã hội phong kiến và thực hiện
thống nhất đất nước. Thứ hai là nhu cầu phát triển văn hóa và giáo dục của nước
Việt Nam dưới chế độ phong kiến để cung cấp nhân viên cho bộ máy quan liêu
cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật nước nhà. Do đáp ứng
được những nhu cầu đó, nên ngay từ thời Lý - Trần, Nho giáo đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nhà nước phong kiến Việt Nam. Tác giả còn cho rằng, dưới thời Lý - Trần,
Nho giáo tác động vào xã hội Việt Nam chủ yếu ở bình diện chính trị và ở một số mặt
cơ bản của sinh hoạt văn hóa như giáo dục - khoa cử, văn học, sử học… Còn trong
lĩnh vực phong tục tập quán, lễ nghi và nếp sống của người Việt thì ảnh hưởng của
Nho giáo tuy có nhưng rất hạn chế và yếu ớt.
Như vậy, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nho giáo chỉ thực sự được
người Việt Nam lựa chọn, sử dụng từ thời Lý trở đi và đều phủ nhận vai trị tích cực
nhất định của Nho giáo đối với xã hội, con người Việt Nam giai đoạn trước đó. Sự
phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý - Trần là do nó đáp ứng được những nhu cầu
khách quan của xã hội. Nói như thế có nghĩa là các tác giả mới chỉ thấy được những
điều kiện kinh tế, xã hội cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời kỳ Lý - Trần
mà chưa thấy hết được những tiền đề tư tưởng cho sự phát triển của nó.
Nếu phần lớn các tác giả đều cho rằng trước thời Lý - Trần, Nho giáo khơng
có sự phát triển đáng kể và khơng có ảnh hưởng gì nhiều đến xã hội, con người Việt
Nam, thì tác giả Trần Nguyên Việt (2008) trong bài viết C

Việt Nam thời Lý - Tr n in trong cuốn

ờng c a Nho giáo

ởng Việt Nam thời Lý - Tr n [24] lại

9


mang đến một cái nhìn khá mới mẻ. Tác giả cho rằng, từ thời Hán, Nho giáo đã có
mặt ở Việt Nam và đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho giới trí thức về quản lý
xã hội, con người:
Ngay từ khi Nho giáo được nhà Hán sử dụng vào mục đích cai trị
nước ta như một nước bị đơ hộ, thì trên thực tế, Nho giáo khơng chỉ
đóng vai trò hệ tư tưởng của chế độ phong kiến phương Bắc, mà còn
thực hiện việc đào tạo con người có trình độ quản lý theo cách riêng
của nó. Từ chỗ tham gia học Nho để biết chữ của thánh hiền, những
người Việt thông qua học Nho đã tiếp thu cách tổ chức và quản lý con
người. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà đất nước ta có được các
phong trào yêu nước tuy với trình độ tổ chức ở mức độ nhất định có
khác nhau, song đều có chung mục đích là chống giặc ngoại xâm,
giành lại độc lập cho chính mình [24, tr. 232].
Tác giả cũng nêu lý do khiến Nho giáo chưa có sự phát triển mạnh mẽ ở buổi
đầu độc lập: Trong suốt thế kỷ X khi đất nước mới giành được độc lập, hầu như
không thấy sử sách đề cập đến vấn đề Nho học và thực hiện đường lối đức trị của
Nho gia, bởi tâm thế của các triều đại này là muốn đi tìm một mơ hình nhà nước
“đoạn tuyệt” với mơ hình phương Bắc. Vì thế, các vương triều Ngơ, Đinh, Tiền Lê
đã không tạo ra tiền đề đáng kể cho sự phát triển của Nho học ở Việt Nam. Nhưng
sự truyền bá chữ Nho ít nhiều vẫn được tiếp tục do nhu cầu quản lý đất nước (bằng
văn bản) và của chính cuộc sống xã hội đặt ra. Cho nên, dù chỉ là gián tiếp, việc

truyền bá chữ Nho chắc chắn kéo theo sự phổ biến những nội dung tư tưởng cơ bản
của Nho giáo thông qua các cuốn sách vỡ lịng như Tam t kinh, Tam thiên t …
Điều đó cho thấy, mặc dù nhà nước không chú trọng đến những nội dung cơ bản
của Nho giáo về đường lối trị nước, về quản lý con người, song trong từng tế bào
của nó, tức gia đình và họ hàng thân tộc, mối quan hệ dựa trên nền tảng đạo đức
Nho giáo vốn được thâm nhập và định hình từ thời Bắc thuộc, vẫn tiếp tục được duy
trì, và sức sống của nó khơng những khơng bị suy yếu, mà cịn là sức mạnh tiềm ẩn
cho các triều đại phong kiến tiếp theo xây dựng một nền quân chủ tập quyền vững
mạnh [24, tr. 235-237]. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ sự phát triển của Nho giáo

10


thời kỳ Lý - Trần còn xuất phát từ những nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước trong thời kỳ này đặt ra. Những nhu cầu đó đã tạo tiền đề để Nho giáo tiến
những bước dài hơn trên con đường chinh phục quyền lực trị nước [24, tr. 250].
Trong cuốn K

c l ch sử

ởng tri t học Việt Nam [48], các tác giả

cho rằng, thời Bắc thuộc, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam nhằm đáp ứng yêu
cầu thống trị của phong kiến Trung Quốc. Vì vậy, ảnh hưởng của Nho giáo trong
nhân dân cịn rất hạn chế. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là Nho giáo thời kỳ này
khơng có ảnh hưởng tích cực gì đối với dân tộc Việt Nam. Các tác giả đã có những
nhận định và phân tích rằng, mục đích của các triều đình phương Bắc khi truyền bá
Nho học ở Giao Chỉ là để thống nhất về mặt lãnh thổ và đồng hóa về mặt chính trị,
tư tưởng. Nhưng mục đích đó có thực hiện được hay khơng cịn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau. Có những người Việt học Nho để trở thành tay sai ngoan

ngoãn cho người Hán. Nhưng cũng có những người Việt học Nho để có thêm kiến
thức, có thêm phương tiện để đấu tranh cho sự thật, cho sự công bằng xã hội, cho
quyền được có địa vị ngang hàng với người Hán, học Nho để thể hiện được cốt cách
và năng lực tư duy lý luận của người Việt Nam. Tiêu biểu cho lớp nhà nho ấy là
Trương Trọng, Lý Cầm, Lý Tiến, Bốc Long, Lý Bí, Tính Thiều, Khương Cơng Phụ,
Khương Công Phục… Ở giai đoạn Ngô, Đinh, Tiền Lê, Nho giáo chưa có vai trị
đáng kể. Từ thế kỷ XI trở đi, do các vương triều phong kiến Việt Nam ý thức được
vai trò của Nho giáo trong quản lý và xây dựng đất nước, nên Nho giáo đã được sử
dụng như một lợi khí sắc bén cho việc bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và cả
việc thống nhất, cố kết dân tộc. Hơn thế, Nho giáo với trình độ lý luận, học thuật
cao cịn góp phần nâng cấp tư duy, làm phong phú đời sống học thuật và đời sống
văn hóa tinh thần của dân tộc. Vì vậy, Nho giáo đã từng bước khẳng định được vị
thế trong xã hội và đời sống tinh thần của dân tộc [48, tr. 49]. Vì cuốn sách là những
nghiên cứu về tư tưởng triết học Việt Nam, trong đó có phần viết về tư tưởng triết
học của các nhà nho dựa vào tư liệu do họ sáng tác ra, cho nên, các tác giả khơng
phân tích sâu về những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam
thời Lý - Trần. Tuy nhiên, đây là nguồn tham khảo và là những chỉ dẫn quý báu cho
tác giả luận án trong quá trình nghiên cứu.

11


Những phân tích của các tác giả trong cuốn K

ởng tri t

c l ch sử

học Việt Nam cũng như bài viết của tác giả Trần Nguyên Việt trong cuốn


ởng

Việt Nam thời Lý - Tr n đã cho thấy, sự phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý - Trần
không chỉ xuất phát từ những nhu cầu xã hội đặt ra trong giai đoạn lịch sử ấy, mà
còn xuất phát từ những tiền đề tư tưởng mà Nho giáo thời Bắc thuộc và thời Ngô,
Đinh, Tiền Lê đã tạo ra cho sự phát triển của nó.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu kể trên, cịn có rất nhiều cơng trình khác,
các bài viết, hội thảo đề cập đến vấn đề truyền bá và phát triển Nho giáo tại Việt
Nam cũng như những điều kiện, tiền đề thúc đẩy cho sự phát triển của Nho giáo
Việt Nam thời Lý - Trần. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như: Trong
kỷ yếu hội thảo quốc tế về Nho họ Đ

Á:

ền th ng và hiệ

viết của tác giả Nguyễn Kim Sơn (2015) với nhan đề Đề
ểm việc ti p nh n Nho giáo c

ại [186] có bài

ơ

ời Việt Nam, từ khởi ngu

ặc
u th kỷ XX

và bài viết Vài nét so sánh về s ti p nh n Nho giáo tại Nh t Bản, Việt Nam và
Triều Tiên thời kỳ


u của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2015); cuốn Tìm hiểu s du

nh p Nho giáo ở Việt Nam từ th kỷ I

n th kỷ X [8] của tác giả Ngô Vũ Hải Bằng

(2007)… Liên quan đến hướng nghiên cứu này cịn có các bài báo khoa học đăng
trên các tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Huệ Chi (1978) có bài Các y u t Nho Ph t - Đạ
hóa thờ

ời s

c ti p thu và chuyể



ă

ại Lý - Tr n [16]; bài viết của tác giả Hà Thúc Minh (2003) về S du

nh p c a Nho giáo vào Việt Nam [114]; Tôn Diễn Phong (2004) viết về S truyền
bá, phát triển và bi

ổi c

ởng Nho gia ở Việt Nam [129]; tác giả Nguyễn

Quốc Tuấn (2014) với bài viết Góp ph n tìm hiểu Khổng giáo ở Việt Nam [189];
Trịnh Khắc Mạnh (2015), Tam giáo (Nho, Ph

sử

Đạo) t nh hành trong ti n trình l ch

ởng Việt Nam từ th kỷ X - th kỷ XIX [113]…
Những cơng trình nghiên cứu trên đây là những tư liệu hết sức quan trọng để

chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và làm rõ thêm trong luận án của mình.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về nội dung và đặc điểm của tƣ tƣởng
Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời
Lý - Trần xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là để cung cấp cho các triều đại phong
12


kiến Đại Việt thời kỳ này một lý thuyết trị nước đúng đắn, phù hợp và góp phần đào
tạo ra đội ngũ quan lại phục vụ trong bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền chuyên
chế đang từng bước phát triển, hồn thiện ấy. Chính vì thế, trong các nghiên cứu
của mình, các tác giả chủ yếu tập trung tìm hiểu nội dung của tư tưởng Nho giáo
Việt Nam thời kỳ Lý - Trần trên hai phương diện: tư tưởng chính trị - xã hội và tư
tưởng về giáo dục.
Ở phương diện thứ nhất, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu sau:
Cuốn sách Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Tr n [200] của Viện Sử học
(1981) đã nghiên cứu toàn diện xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, trong đó tập trung
phân tích ba vấn đề chính: Hình thái kinh tế thời Lý - Trần; thể chế chính trị và kết
cấu đẳng cấp thời Lý - Trần; văn hóa và tư tưởng của thời kỳ Lý - Trần. Trong cuốn
sách này, tiêu biểu có bài của tác giả Nguyễn Đức Sự với nhan đề

ởng chính


tr - xã hội thời Lý - Tr n. Bài viết đã trình bày những nhu cầu xã hội đối với sự
phát triển của tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần và những nội dung căn bản
trong tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn này. Trong bài viết, đề cập đến Nho giáo
thời Lý - Trần, tác giả nhận định:
Trong thời Lý - Trần, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều là những
hiện tượng nổi bật trên kiến trúc thượng tầng của xã hội nước ta. Lúc
ấy Phật giáo bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nó trong lịch
sử Việt Nam và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Đồng
thời Đạo giáo và những tín ngưỡng dị đoan cũng lan tràn ở khắp mọi
nơi. Còn Nho giáo thì được nhà nước phong kiến trọng dụng từ thời
Lý và đặc biệt phát triển mạnh vào cuối thời Trần. Những hiện tượng
tinh thần ấy dù xuất xứ ở nước ngoài và thâm nhập vào Việt Nam từ
thời Bắc thuộc, nhưng trong thời Lý - Trần vẫn là một lực lượng chi
phối thế giới quan của mọi người nhất là của giai cấp thống trị. Cho
nên, nó khơng khỏi để lại những dấu ấn trong lĩnh vực tư tưởng chính
trị và xã hội bấy giờ [200, tr. 595-596].
Tác giả cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng học thuyết đến sự phát
triển của tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần. Theo đó, Phật giáo và Đạo giáo
13


có những ảnh hưởng hết sức hạn chế, cịn bản thân Nho giáo là một học thuyết về
chính trị và đạo đức phù hợp với yêu cầu củng cố chế độ phong kiến và nhà nước
phong kiến, cho nên, “nó ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực tư tưởng chính trị, pháp
quyền, đạo đức và làm cơ sở lý luận cho những dòng tư tưởng ấy” [200, tr. 603].
Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh rằng, Nho giáo chẳng qua là một học thuyết ngoại lai
được các đại biểu về tư tưởng của giai cấp phong kiến trong nước tiếp thu một cách
có chọn lọc và phải trải qua một quá trình cải biến và nhào nặn lại để phục vụ cho
việc giải quyết những vấn đề do đời sống và trước hết là do thực tiễn chính trị trong

nước đề ra. Những ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng chính trị - xã
hội thời Lý - Trần chỉ được thể hiện qua một số nội dung như: vấn đề trung, hiếu,
đức trị, thần quyền. Những nội dung này thích hợp với hồn cảnh nước ta lúc bấy
giờ, khi mà chế độ phong kiến và nhà nước quân chủ chuyên chế đang đi vào thế ổn
định phát triển và đứng vững trước mọi thử thách của những cuộc chiến tranh giữ
nước. Cịn về cơ bản, tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần phát triển trên cơ sở
thực tiễn phong phú của nhân dân ta trong cơng cuộc dựng nước và giữ nước. Nó
chứng tỏ sự vươn lên mạnh mẽ về mặt nhận thức của cả một dân tộc đối với những
quy luật tồn tại và phát triển của bản thân nó dưới chế độ phong kiến [200, tr. 601603]. Như vậy, theo tác giả, Nho giáo vẫn không phải là nhân tố quyết định xu thế
phát triển và nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý - Trần.
Cuốn L ch sử

ởng Việt Nam tập I [176] do GS. Nguyễn Tài Thư (1993)

chủ biên đã khái quát, đồng thời đưa ra những nhận định, đánh giá về lịch sử tư tưởng
Việt Nam từ thời tiền sử đến thế kỷ XVIII. Về tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến thế
kỷ XIV, các tác giả khẳng định rằng, những vấn đề hàng đầu mà các tầng lớp nhân
dân thời kỳ này đều quan tâm là những vấn đề chính trị - xã hội xoay quanh công
cuộc dựng nước và giữ nước. Đó là vấn đề giữ vững và củng cố nền độc lập dân tộc
và chủ quyền của đất nước đã giành được sau một nghìn năm Bắc thuộc, những vấn
đề mang tính quy luật của cuộc chiến tranh giữ nước nhằm bảo toàn nền độc lập tự
chủ ấy, những kiến giải về vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước… Nho giáo với tư cách
là một học thuyết chính trị - xã hội, nó phù hợp và thỏa mãn được yêu cầu bức bách
của sự phát triển xã hội lúc bấy giờ, đó là yêu cầu củng cố chế độ phong kiến và xây
dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ. Vì thế, nó ngày càng thâm nhập
14


vào lĩnh vực tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần, làm cơ sở lý luận cho những tư
tưởng ấy. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, giai cấp phong kiến thời Lý - Trần đã

giương cao ngọn cờ đức trị trong công cuộc trị nước, viện dẫn tư tưởng “Thiên
mệnh” trong các chủ trương, chính sách của nhà nước, đề cao vai trò của nhà vua…
Từ việc phê phán một số người ngộ nhận, cho rằng lịch sử tư tưởng Việt Nam chỉ là
bản sao chép rời rạc những tư tưởng có trong lịch sử Trung Hoa, các tác giả đi đến
kết luận, lịch sử tư tưởng Việt Nam, dù được hình thành trên cơ sở bản địa hay được
kế thừa từ bên ngồi vào thì cũng đều bị thực tiễn lịch sử Việt Nam chi phối, đều trải
qua một quá trình vận động và phát triển ở Việt Nam, cho nên nó vẫn mang những
nét đặc trưng, khác biệt. Những biến đổi trong thực tiễn xã hội Việt Nam từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIV đã tạo điều kiện cho Nho giáo có những ảnh hưởng to lớn đến thế
giới quan, đến những quy phạm chính trị và đạo đức của con người Việt Nam đương
thời. Nhưng cũng ở đây, Nho giáo đã được cải biến, khiến cho nhiều khái niệm của
nó mang tính dân tộc và tính nhân dân ở mức độ nhất định [176, tr. 161].
Trong cuốn K sách giữ

ớc thời Lý - Tr n [149], các tác giả Lê Đình Sỹ,

Nguyễn Danh Phiệt (1994) đã chỉ ra rằng, thời đại Lý - Trần là giai đoạn lịch sử oanh
liệt nhất thời trung đại ở Việt Nam, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại của công cuộc chống
giặc giữ nước thời Lý - Trần là kết quả tất yếu của việc vận dụng hệ thống tư tưởng
chính trị - xã hội đúng đắn. Những tư tưởng đúng đắn, có giá trị đó được đúc kết
thành những bài học kinh nghiệm quý báu như: Xây dựng chính quyền vững mạnh,
thực hiện giang sơn một mối, vua tôi đồng lịng, cả nước góp sức, khoan thư sức dân,
chính sách đối ngoại hợp lý… Đường lối, chính sách quản lý nhà nước đó có sự tiếp
thu một cách chọn lọc học thuyết Nho giáo đồng thời kết hợp với cả những tư tưởng
truyền thống của dân tộc cũng như những tư tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo. Trong
đó, những ảnh hưởng của Nho giáo là có hạn, còn tư tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo
là hệ tư tưởng bao trùm trong xã hội thời Lý - Trần [149, tr. 248].
Cuốn S phát triển c


ởng chính tr Việt Nam th kỷ X-XV [194] do

Nguyễn Hoài Văn (2007) chủ biên có nhận định rằng, tư tưởng “tam giáo đồng
ngun” chính là một tư tưởng chính trị có ảnh hưởng tích cực đến đường lối, chính

15


sách cai trị của nhà nước phong kiến dân tộc thời kỳ Lý - Trần. Từ thời Lý sang thời
Trần, đặc biệt là vào thế kỷ XIV, bất chấp thế lực của nhà chùa và Phật giáo còn rất
mạnh, kinh điển Nho giáo Trung Hoa vẫn tiếp tục củng cố vị trí của nó. Từ giữa thế
kỷ XIV, Nho giáo trở thành một thế lực chính trị, một dịng tư tưởng đã chiếm được
vị trí chủ thể trong xã hội thay thế Phật giáo. Tác giả cũng khẳng định thêm rằng, ở
thời kỳ này, Nho giáo không phải được đưa vào trong tư tưởng chính trị Việt Nam
với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh mà đã được tiếp thu một cách sáng tạo, các
khái niệm có hình thức Khổng giáo nhưng nội dung chứa đựng bên trong lại là từ
thực tiễn Việt Nam, phù hợp với văn hóa, tình cảm, tín ngưỡng và tâm lý dân tộc
Việt Nam. Trong đó, tình cảm u nước đã trở thành yếu tố chi phối lớn nhất, làm
cho những tư tưởng bên ngồi đều trở thành có sắc thái Việt Nam, có ý nghĩa và tác
dụng thiết thực đối với xã hội Việt Nam. Tiếc rằng trong cuốn sách này, tác giả đã
khơng đi vào phân tích cụ thể những nội dung trong tư tưởng chính trị - xã hội của
Nho giáo Việt Nam thời kỳ Lý - Trần.
Với cơng trình L ch sử

ởng chính tr - xã hội Việt Nam từ thời Bắc thuộc

n thời kỳ Lý - Tr n [133], tác giả Lê Văn Quán (2008) đã phân tích dựa trên các
cứ liệu lịch sử phong phú, mang đến cái nhìn bao qt về sự phát triển của tư tưởng
chính trị - xã hội nước ta từ giai đoạn đấu tranh giành độc lập, chống Hán hóa đến
thời đại Lý - Trần. Tác giả cũng rút ra kết luận Nho giáo chính là nhân tố quan trọng

ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị - xã hội mặc dù ở mỗi giai đoạn cụ thể của lịch sử
thì mức độ ảnh hưởng lại khác nhau. Những nội dung trong tư tưởng chính trị - xã
hội Việt Nam thời Lý - Trần tuy cịn một số khía cạnh chỉ được trình bày một cách
khái lược nhưng nó thực sự là những gợi mở hữu ích cho tác giả trong q trình
thực hiện luận án của mình.
Cuốn

ởng Việt Nam thời Lý - Tr n [24] do PGS.TS. Trương Văn Chung

và PGS.TS. Dỗn Chính đồng chủ biên (2008) tập hợp bài viết của nhiều tác giả, đề
cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tư tưởng Việt Nam thời kỳ Lý - Trần,
trong đó có những bài viết tập trung phân tích khía cạnh tư tưởng chính trị - xã hội.
Những khía cạnh cơ bản trong nội dung tư tưởng chính trị - xã hội thời kỳ này được
chỉ ra như: ý thức về quyền độc lập tự chủ; đường lối trị nước dựa trên cơ sở những

16


chuẩn mực đạo đức; quan điểm về tổ chức, xây dựng bộ máy nhà nước; tư tưởng
thân dân; đường lối ngoại giao. Tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần thể hiện
rõ sự vươn lên mạnh mẽ về nhận thức và thực tiễn của giai cấp phong kiến trong
lĩnh vực chính trị, nhằm xây dựng và khẳng định vị thế của quốc gia Đại Việt, bảo
vệ quyền lợi và địa vị của dịng họ mình. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, do xuất
phát từ nhu cầu khách quan của xã hội, Nho giáo đã dần trở thành nền tảng của
những tư tưởng chính trị - xã hội ấy, thành công cụ tinh thần phục vụ cho bộ máy
quan liêu, đóng vai trị tích cực chi phối mọi hoạt động của giai cấp thống trị trong
quản lý xã hội, phát triển đất nước.
Trong cuốn V ơ

ều Lý - Tr n vớ


ă

L

[50] của tác giả

Trần Hồng Đức (2010), thông qua các nguồn tư liệu được chắt lọc, với cách diễn
đạt súc tích, ngắn gọn, nội dung của cuốn sách trình bày khái quát về hai triều đại
Lý - Trần, nêu rõ cơng lao, đóng góp của các danh nhân thời Lý, Trần; một số thành
tựu thơ văn, kiến trúc của Thăng Long dưới hai triều đại này. Trong phần khái quát
về hai triều đại Lý - Trần, tác giả đã có những ghi chép tương đối đầy đủ hoạt động
của hai vương triều này trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt
là các hoạt động chính trị. Qua đó, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về những trang
sử hào hùng của ông cha ta lúc đương thời. Tác giả có đưa ra một vài nhận định
chung về những thành tựu mà các vương triều này đã đạt được. Tuy nhiên, những
nhận định, đánh giá đó phần nào chưa thật tồn diện, sâu sắc. Cuốn sách thiên về
liệt kê các sự kiện, tư liệu lịch sử hơn là việc trình bày những tư tưởng chính trị - xã
hội của hai triều đại Lý, Trần.
Cuốn

ởng Việt Nam thời Tr n [168] của tác giả Trần Thuận (2014) đã

phân tích những tư tưởng cơ bản trong xã hội Việt Nam thời Trần, trong đó có tư
tưởng chính trị - xã hội. Tác giả khẳng định, Nho giáo từ cuối thế kỷ XIII đã thực sự
trở thành chỗ dựa cho nền chính trị quân chủ thời Trần. Ảnh hưởng của Nho giáo
đối với những tư tưởng về chính trị - xã hội thời Trần được biểu hiện cụ thể ở việc
lấy đường lối nhân trị để xây dựng đất nước, xây dựng nền giáo dục Nho học nhằm
tuyển chọn nhân tài và trên cơ sở đó hình thành một bộ máy nhà nước quy củ với
đội ngũ nho sĩ ngày càng đông đảo, thay thế từng bước tầng lớp quan lại quý tộc.


17


Trong cơng trình này, tác giả chủ yếu nghiên cứu vai trị của Nho giáo đối với lĩnh
vực chính trị - xã hội hơn là tập trung phân tích nội dung của những tư tưởng chính
trị - xã hội của Nho giáo thời Trần.
Bàn về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo Việt Nam thời kỳ này cịn có
luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Vinh (1999) về Một s nộ

ơ bản c

ởng Nho giáo Việt Nam thời Tr n [211]. Trong luận án của mình, tác giả đã có
những nghiên cứu hết sức cơng phu và hệ thống nhiều nội dung trong tư tưởng
chính trị - xã hội của Nho giáo thời Trần như: quan niệm về xã hội lý tưởng, tư
tưởng “đức trị”, vấn đề xây dựng chính quyền và tổ chức bộ máy nhà nước phong
kiến, quan niệm về dân với tư cách là một thực thể chính trị và đường lối ngoại giao
thời Trần. Những kết quả nghiên cứu trong luận án là nguồn tài liệu tham khảo đáng
trân trọng đối với những người nghiên cứu đi sau. Tuy nhiên, trong luận án của
mình, tác giả lại rơi vào một số mâu thuẫn cần được khắc phục. Chẳng hạn, khi
trình bày quan niệm về xã hội lý tưởng trong Nho giáo thời Trần, tác giả nhận định
rằng, đầu thời Trần, những quan niệm về xã hội lý tưởng “chỉ có thể được nêu ra
trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm của thực tế dựng nước và giữ nước hào
hùng của dân tộc ta kể từ khi giành được độc lập, nhất là dưới thời Lý và đầu thời
Trần” [211, tr. 49]. Chỉ đến cuối thời Trần, khi những cuộc chiến tranh kết thúc,
giai cấp phong kiến cần phải xác lập quyền thống trị tối cao của họ đối với xã hội
thì lúc này họ mới đề cao Nho giáo và coi lý tưởng xã hội của đạo Nho như là
khuôn mẫu cho việc xây dựng và chấn chỉnh xã hội phong kiến Việt Nam hiện thời.
Vậy nếu tác giả đã không cho rằng những quan niệm về xã hội lý tưởng từ thời Lý
cho đến đầu thời Trần chịu ảnh hưởng của Nho giáo thì việc xếp nó vào trong nội

dung về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo thời kỳ này là dư thừa. Thêm vào
đó, khi trình bày về đường lối đức trị trong quan điểm của các nho sĩ thời Trần, tác
giả có khẳng định một trong hai nội dung quan trọng của đường lối đức trị là “nhấn
mạnh vai trò rèn luyện đạo đức của nhà vua và các quần thần trong triều” [211, tr.
58]. Thế nhưng trong các phân tích của mình, tác giả mới chỉ đề cập đến việc tu
thân sửa đức của vua, cùng với đó nhà vua rất quan tâm đến việc giáo dục đức hạnh
cho các thái tử, khơng hề có một dịng nào đề cập đến những chuẩn mực đạo đức

18


mà đội ngũ quan lại đơng đảo trong triều đình cần phải tu dưỡng. Vậy không lẽ, cái
mà tác giả nhắc đến không chỉ một lần là sự rèn luyện đạo đức của “các quần thần
trong triều” chỉ bao gồm sự giáo dục đức hạnh cho các thái tử?
Ngoài những cơng trình nghiên cứu trên, cịn phải kể đến nhiều cuốn sách của
các tác giả khác có đề cập đến tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo thời kỳ Lý Trần như: cuốn Chính sách ngụ b

:C

ời Lý - Tr n - L Sơ:

kỷ XI -

th kỷ XV [37] của tác giả Nguyễn Anh Dũng (1981); cuốn Chính sách dân tộc c a
ớc phong ki n Việt Nam: th kỷ X - XIX [32] của tác giả Phan

các chính quyề

ởng chính tr Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh


Hữu Dật (2001); cuốn Tìm hiể

n Minh Mệnh của tác giả Nguyễn Hoài Văn (2002) [193]; cuốn Pháp lu t và
những nhân t tích c c c a Nho giáo [115] của tác giả Phạm Duy Nghĩa (2004)…
Những bài báo khoa học viết về đề tài này cũng có rất nhiều. Chẳng hạn: Nguyễn
Thừa Hỷ (1976), Về k t cấ

ẳng cấp c a thi t ch chính tr - xã hội thời Lý - Tr n

[85]; Nguyễn Hoàng Giáp và Lưu Văn An (2001), Thân dân, khoan dân - é
ờng l i tr


ởng c

N

ớc c a các triề
i vớ

ă

ặc sắc

ại Lý - Tr n [54]; Thái Vĩnh Thắng (2008),
p p

Hiền (2013), Bang giao Việt Nam - Trung Qu

t ở Việt Nam [160]; Nguyễn Thu

ới triều vua Tr n Anh Tông (1293-

1314) [69]; Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), Quan hệ Đại Việt và Chiêm Thành thời Lý
(1009-1225) [175]… Trong những cơng trình, bài viết trên, các tác giả tuy có một cái
nhìn khá tồn diện và hệ thống về những nội dung trong tư tưởng chính trị - xã hội
của Nho giáo thời kỳ Lý - Trần, nhưng chưa có nhiều phân tích và dẫn chứng cụ thể
để làm tăng tính thuyết phục khi trình bày những nội dung trong tư tưởng ấy.
Bàn về khía cạnh thứ hai, tức là nói đến những tư tưởng cơ bản về giáo dục
Nho học ở Đại Việt thời Lý - Trần, trước tiên phải kể đến cơng trình nghiên cứu về
L ch sử

ởng Việt Nam [169-171] của tác giả Nguyễn Đăng Thục (1992). Tác

giả đã phác họa bức tranh chung về giáo dục, đồng thời cũng nêu những đặc điểm
của giáo dục - khoa cử theo tinh thần Nho học ở các triều đại phong kiến Việt Nam.
Qua đây, tác giả chủ yếu làm rõ chủ trương của các triều đại này khi lựa chọn Nho
giáo thống lĩnh trong hệ tư tưởng của mình. Mặc dù đã chỉ ra những hạn chế của lối
học từ chương Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến nền giáo dục - khoa cử Việt Nam

19


đương thời, song trong cơng trình này, tác giả vẫn chưa cụ thể hóa những nội dung
trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần. Chính vì vậy, bức
tranh giáo dục mà ơng cố gắng phác họa vẫn còn nhiều phương diện đòi hỏi phải
được bổ sung, làm rõ thêm.
Trong tác phẩm Giáo dục Việt Nam thời c

ại [7], từ góc độ tiếp cận sử học,


tác giả Phan Trọng Báu (1994) tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển nền
giáo dục - khoa cử Việt Nam đến Cách mạng tháng Tám 1945. Trong chương mở đầu
của cuốn sách này, tác giả đã khái qt vị trí và vai trị của nền giáo dục - khoa cử
Việt Nam từ khởi thủy đến triều Nguyễn và đưa ra nhận xét:
Khi chế độ phong kiến đang thịnh thì nền giáo dục khoa cử có thể đào
tạo được những người có năng lực để giúp vua trị nước. Còn khi chế
độ phong kiến suy yếu, kỷ cương lỏng lẻo thì nền giáo dục đó cũng
khơng đáp ứng được ý muốn của giai cấp thống trị là tạo nên một tầng
lớp nho sĩ có thực tài để duy trì mọi giường mối của xã hội phục vụ
cho chế độ phong kiến đang trên bước đường tan rã [7, tr. 12].
Quan điểm này của tác giả, theo chúng tôi, là một sự khái quát và đánh giá
chưa thực sự khách quan, tồn diện và vì vậy, cần phải nghiên cứu thêm, đánh giá
đầy đủ hơn. Bởi vì, sản phẩm của nền giáo dục - khoa cử Nho học ngay cả khi chế
độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu, thì trên thực tế cũng đã tạo ra
những nhà tư tưởng, văn hóa lớn của dân tộc.
Tác giả Nguyễn Thế Long (1995) trong cuốn Nho học ở Việt Nam - Giáo dục
và thi cử [107] đã khái quát một bức tranh tương đối đầy đủ về nền giáo dục Việt
Nam từ thời Bắc thuộc cho đến đầu thế kỷ XX. Những vấn đề căn bản của nền giáo
dục được ông phác họa như: mục tiêu chính của nền giáo dục Nho học ở Việt Nam,
nội dung của giáo dục Nho học, ngôn ngữ, chữ viết được sử dụng trong học hành và
thi cử, hệ thống trường lớp Nho học… Đi liền với đó, tác giả trình bày về việc tổ
chức thi cử trong lịch sử. Ơng nhận xét:
Tính từ năm 1075 là năm đầu tiên có kỳ thi M

b

sĩ (triều Lý)

đến năm 1919 là năm chấm dứt thi cử Nho học, việc thi cử đã tồn tại
trong gần 9 thế kỷ, trải qua nhiều vương triều, đã có nhiều bổ sung, thay


20


đổi, hồn chỉnh nhưng chưa triều đại nào có những thay đổi cơ bản, do
nội dung giáo dục Nho học suốt trong một thời gian dài dưới chế độ
phong kiến đã khơng có những thay đổi về nội dung [107, tr. 114].
Tuy nhiên, do cuốn sách khái quát lịch sử giáo dục - khoa cử của Việt Nam
qua một chặng đường lịch sử rất dài nên những nghiên cứu của tác giả về giáo dục khoa cử giai đoạn Lý - Trần chỉ chiếm một dung lượng khiêm tốn, đòi hỏi phải có
sự nghiên cứu đầy đủ và cơng phu hơn nữa.
Nguyễn Tiến Cường (1998) trong S phát triển giáo dục và ch

ộ thi cử ở

Việt Nam thời phong ki n [30] đã khái quát một số vấn đề về nền giáo dục - khoa cử
Việt Nam thời phong kiến như: các loại hình trường, mục đích của thi cử thời phong
kiến, các loại hình thi cử chính, đối tượng dự thi, nội dung thi… Tuy nhiên, tất cả
những khái quát đó chủ yếu là từ thời Lê chứ chưa có nhiều kiến giải về nội dung tư
tưởng giáo dục Nho giáo thời Lý - Trần. Thêm vào đó, ở một vài chỗ, tác giả còn
nhầm lẫn, thiếu nhất quán khi dẫn chứng các cứ liệu lịch sử. Chẳng hạn, trong trang
54 tác giả nói nhà Lý lập Văn Miếu vào năm 1071, đến trang 97 lại nói là Văn Miếu
được lập năm 1070.
Tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2005) có cơng trình Khoa cử và giáo dục Việt
Nam [159]. Đây là một cơng trình nghiên cứu rất cơng phu về lịch sử giáo dục Việt
Nam. Cuốn sách được chia làm hai phần: Phần thứ nhất nói về giáo dục Việt Nam
thời phong kiến; phần thứ hai nói về giáo dục Việt Nam thời hiện đại. Trong phần
nói về giáo dục thời phong kiến, tác giả đã trình bày rất nhiều vấn đề như: nguồn
gốc của khoa cử Việt Nam, nêu những nét khái lược về các kỳ khoa cử Việt Nam,
hệ thống các trường học ngày xưa và quan niệm của người xưa về việc học, các
sách giáo khoa được sử dụng trong quá trình dạy học và chương trình thi, các khóa

thi mà thí sinh phải trải qua. Nhưng lĩnh vực này trong giai đoạn Lý - Trần mới chỉ
được tác giả đề cập đến một cách khái lược qua việc liệt kê các khoa thi cụ thể được
triều đình phong kiến tổ chức trong thời gian này. Tác giả cũng đưa ra một số nhận
định mang tính chất mâu thuẫn. Ở chương II, khi “Lược sử về khoa cử Việt Nam”,
tác giả nói rằng: “Về thời nhà Lí (1010-1225) Nho học nước ta trở nên thịnh đạt và
phổ cập khá rộng rãi trong quần chúng” [159, tr. 36]. Nhưng đến chương III, “Hệ

21


thống giáo dục thời xưa”, tác giả lại nói: “ngày xưa số người đi học vẫn ít… Vả lại,
chính quyền phong kiến vẫn chưa xem việc học là vấn đề sống còn của Quốc gia
trong việc phát triển và duy trì quyền lực Nhà nước” [159, tr. 64]. Chưa nói đến sự
mâu thuẫn trong các nhận định trên thì việc tác giả chưa đưa ra dẫn chứng cụ thể
nào mà đã kết luận từ thời Lý “Nho học đã được phổ cập khá rộng rãi trong quần
chúng” là chưa thật thuyết phục. Có chăng chỉ có thể kết luận rằng, bước sang thời
Lý, triều đình phong kiến chính thức tổ chức giáo dục, khoa cử Nho học mà thôi.
Trong cuốn Giáo dục và thi cử Việ N

(

ớc Cách mạng tháng 8-1945)

[106], tác giả Phan Ngọc Liên (2006) đã dành một dung lượng nhất định để viết về
hệ thống giáo dục - khoa cử thời Lý - Trần. Tác giả khẳng định, nếu các triều đại
Ngô, Đinh, Tiền Lê chỉ lo ổn định về chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, phát
triển kinh tế, chứ chưa có điều kiện chăm lo giáo dục, thì nhà Lý bắt đầu chăm lo
cơng việc giáo dục, giáo dục Nho giáo được chính thức ra đời. Bên cạnh việc dạy
học ở các nhà chùa và giáo dục dân gian, nền giáo dục nhà trường đã được hình
thành. Song, nền giáo dục đó chủ yếu chỉ nhằm hướng đến việc dạy dỗ cho các

hoàng thái tử để biết cách trị nước an dân. Theo tác giả, ở thời này, việc dạy học ở
các nhà chùa và nền giáo dục dân gian mới góp phần nâng cao trình độ văn hóa của
đất nước [106, tr. 53-60]. Sang đến thời Trần, giáo dục Nho học có điều kiện phát
triển mạnh mẽ và góp phần khơng nhỏ vào sự hưng thịnh của đất nước. Nền giáo
dục đó phát triển là cơ sở quan trọng cho văn hóa, nghệ thuật nước ta thời kỳ này
khởi sắc. Tác giả tuy có đề cập đến các nội dung của hệ thống giáo dục - khoa cử
Nho học như mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kỳ khoa cử… nhưng ở từng
nội dung cụ thể, do chỉ được trình bày với một dung lượng vừa phải, cho nên cần
phải được tiếp tục và bổ sung thêm.
Nguyễn Đức Sự (2011), trong tác phẩm Nho giáo và khía cạnh tơn giáo c a
Nho giáo [148], mặc dù chủ yếu bàn về khía cạnh tôn giáo của Nho giáo, song
cũng đã dành một phần để phân tích q trình lựa chọn hệ tư tưởng Nho giáo,
ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử từ thời Lý trở đi. Ông khẳng
định rằng: “Sự phát triển của Nho giáo thời Lý biểu hiện rõ rệt khiến người ta dễ
thấy nhất là ở lĩnh vực giáo dục và khoa cử. Có thể nói, từ thời Lý việc giáo dục và

22


×