Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đảng bộ tỉnh phú yên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ XUÂN TRƯỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ XUÂN TRƯỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC


Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Đức.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Xuân Trường


LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Minh Đức. Thầy là người đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức
hướng dẫn tôi một cách tận tình, kỹ lưỡng trong suốt q trình thực hiện luận
văn.
Tơi bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến các cơ quan, đơn vị đã cho phép
sử dụng tư liệu cho luận văn này.
Cho phép tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong
ngành Lịch sử cũng như các Thầy Cô giáo ở các bộ môn khác đã tận tâm
giảng dạy chúng tôi trong suốt hai năm qua.
Tơi xin cảm ơn Khoa Lịch sử, Phịng Sau Đại học và các phòng ban
của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giúp tơi hồn tất chương trình và thủ tục bảo vệ luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Lịch sử Đảng K12 đã giúp đỡ
tôi, cùng tôi chia sẻ những niềm vui cũng như những khó khăn trong suốt hai
năm học vừa qua.

Cuối cùng, tơi muốn nói lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp và gia
đình đã góp ý, động viên để tơi có thể hồn thành luận văn này một cách tốt
nhất.


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH PHÚ YÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005............................................................ 10
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình xóa đói, giảm
nghèo của tỉnh Phú Yên trước năm 2001................................................................. 10
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Phú n.................... 10
1.1.2. Tình hình xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Yên trước năm 2001.................... 27
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo từ năm
2001 đến năm 2005.................................................................................................. 30
1.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên về xóa đói, giảm nghèo từ
năm 2001 đến năm 2005....................................................................................…....34
1.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo.......…………........... 34
1.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo..................... 37
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010............................................................ 56
2.1. Những yêu cầu mới về xóa đói, giảm nghèo ở Phú Yên................................... 56
2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo từ năm
2006 đến năm 2010................................................................................................. 58
2.3. Chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Phú
Yên từ năm 2006 đến năm 2010............................................................................... 64
2.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo................................... 64

2.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo..................... 69
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM...................................... 90
3.1. Nhận xét chung................................................................................................. 90
3.2. Một số kinh nghiệm......................................................................................... 108
KẾT LUẬN............................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 117
PHỤ LỤC………………………………………………………………………... 125

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CCB

: Cựu chiến binh

ĐBKK


: Đặc biệt khó khăn

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
LĐTB&XH : Lao động - Thương binh và xã hội
UBND

: Uỷ ban nhân dân

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ

khác nhau, nó trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu
vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Xóa đói, giảm nghèo đã trở
thành vấn đề toàn cầu và thế giới đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày
thế giới xóa đói, giảm nghèo”. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ln được đặt ra
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở nước ta, mà cịn ở nhiều
nước trên thế giới. Vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc
tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách
phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi tồn thế giới.
Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của
mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc
cho mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam. Ngay từ ngày đầu Cách mạng
Tháng Tám thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Nhà
nước là: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm
cho dân có học hành. Để làm được điều đó, Người đã đề ra nhiệm vụ cấp bách
là diệt “giặc đói” và “giặc dốt”. Người nhắc nhở nhiệm vụ thường xuyên là
xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển; người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn
thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm. Kinh tế có phát triển, đời sống
đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh.
Đặc biệt, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng ra đời từ phong
trào cách mạng của nhân dân, lãnh đạo cách mạng vì mục đích phục vụ nhân
dân, lấy lợi ích của nhân dân làm lợi ích cao nhất của mình, thì Hồ Chí Minh
chỉ rõ rằng: “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách… của Đảng đều chỉ

3


nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung” [33, tr.380]. Lần đầu tiên
vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm

1996) xác định là một chương trình quốc gia và đến năm 1998 thì Chính phủ
chính thức phê duyệt chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo. Kể từ
Đại hội VIII trở đi, chương trình xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng quan
tâm một cách sâu sắc thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong việc
diệt giặc đói nghèo. Cơng cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành
tựu vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của đa số dân cư được cải
thiện, cơng tác xóa đói giảm nghèo đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức
sống của người dân vẫn cịn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên.
Một bộ phận khá lớn dân cư còn sống nghèo đói, trong đó có nhiều gia đình
có cơng với cách mạng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong hịa nhập cộng
đồng và khơng đủ sức tiếp nhận những thành quả do cơng cuộc đổi mới mang
lại. Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo đã triển khai mạnh
mẽ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ
thoát nghèo vẫn chưa vững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro
bất thường trong đời sống và sản xuất kinh doanh.
Phú Yên là một trong những tỉnh nghèo nhất ở vùng duyên hải Nam
Trung Bộ Trong những năm qua, Phú n đã tích cực thực hiện Chương trình
xóa đói giảm nghèo và thu được một số kết quả đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ hộ
nghèo của tỉnh còn rất cao. Đây đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho tỉnh Phú
Yên, bởi thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh khơng chỉ có ý nghĩa
thực hiện mục tiêu chung của quốc gia mà cịn có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã
hội của tỉnh phát triển, vươn lên tránh tụt hậu; đồng thời hội nhập với các
vùng khác trong khu vực và cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một
cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề đói nghèo, xác định các giải pháp thực hiện
vừa đảm bảo đúng nguyên lý chung vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương

4


Phú Yên là yêu cầu cấp thiết. Nhằm góp phần đáp ứng địi hỏi cấp bách đó,

tơi chọn vấn đề : “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm
nghèo từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc
sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo là vấn đề lớn, bức thiết khơng chỉ ở
nước ta mà cịn là vấn đề tồn cầu, đã và đang thu hút các cơ quan, các nhà
khoa học nghiên cứu tìm giải pháp.
Trên thế giới, trong vịng hai mươi năm trở lại đây đã có khơng ít các
cuộc hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề này; ví dụ như: Hội nghị bàn về đói
nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), tổ chức tại Băng Cốc
(Thái Lan) vào tháng 9 năm 1993; Hội nghị về phát triển kinh tế xã hội do
Liên Hợp Quốc tổ chức tại Côphenhagen (Đan Mạch)... Các hội nghị đã đưa
ra khái niệm, các quy định chuẩn mực về đói nghèo và một số giải pháp
chung về xóa đói, giảm nghèo trên tồn thế giới.
Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề xố
đói, giảm nghèo trong đó có các cơng trình như:
- “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn nước ta hiện nay” (1997)
của Nguyễn Thị Hằng (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội). Nội dung trình bày
thực trạng đói nghèo ở nơng thơn Việt Nam, ngun nhân và những vấn đề
cần được giải quyết.
- “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” (2001) của Chu Tiến
Quang (Nxb Nông nghiệp Hà nội). Nội dung khái quát về xóa đói và cơng
tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, thực trạng, những khó khăn thử thách
gặp phải trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo.
- “Chính sách xóa đói giảm nghèo - thực trạng và giải pháp” (2012)

5



của PGS. TS. Lê Quốc Lý (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Nội dung nêu
một số vấn đề lý luận về xóa đói, giảm nghèo, chính sách xóa đói, giảm
nghèo của Việt Nam, định hướng, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giải pháp
xóa đói, giảm nghèo.
Các bài báo viết về cơng tác xóa đói, giảm nghèo đăng trên các báo,
tạp chí:
- “Xóa đói giảm nghèo từ hoạt động phong trào đến một chương trình
mục tiêu quốc gia tồn diện, bền vững, công bằng và hội nhập” của Nguyễn
Hải Hữu đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội số 8. 2005.
- “ Xóa đói giảm nghèo ở nước ta - thành tựu thách thức và giải pháp”
của Phạm Gia Khiêm đăng trên Tạp chí Cộng sản ( tháng 2-3/2006).
- “Một số vấn đề về chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo đến năm 2010” của Đàm Hữu Đắc đăng trên
Tạp chí Lao động và Xã hội (tháng 9/2007).
- “Hồ Chí Minh người khởi xướng sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, dân
giàu nước mạnh” của Bùi Đình Phong đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội
số 5. 2010,...
Những luận văn luận án của các học viên cao học, nghiên cứu sinh lấy
xóa đói giảm nghèo làm đề tài nghiên cứu như:
- “Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong giai
đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam của Lê Như Nhất, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (2007).
- “Hồn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt
Nam đến năm 2015” (Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Nguyễn Thị Hoa, 2009).
- “ Q trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở tỉnh
Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010”, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử -

6



Ma Thị Tuyền, 2013),...
Riêng về tỉnh Phú Yên, những năm gần đây có các báo cáo về cơng
tác xóa đói giảm nghèo của UBND tỉnh, các ban ngành, đoàn thể như: Sở
LĐTB&XH, Ban Dân tộc và Tôn giáo, MTTQ tỉnh Phú Yên...
Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chun ngành khác
nhau, các cơng trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực
tiễn của vấn đề đói nghèo và cơng tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình đó có giá trị tham
khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện dưới góc độ của khoa học
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Phú Yên đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm
2001 đến năm 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú
n đối với cơng tác tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010;
qua đó, rút ra kinh nghiệm để vận dụng thực hiện trong các giai đoạn cách
mạng tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội đối với sự phát triển của tỉnh Phú n; tình hình xóa đói giảm nghèo của
tỉnh trước năm 2001.
- Trình bày khái quát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
Đảng bộ tỉnh Phú n về xóa đói giảm nghèo.
- Luận văn trình bày một cách có hệ thống q trình lãnh đạo thực hiện
xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2010.

7



- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Phú Yên đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo trong những năm 2001 –
2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên
lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm
2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo
của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trên địa bàn của tỉnh.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, về nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển chế độ
mới xã hội chủ nghĩa.
5.2. Nguồn tư liệu
Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu là
tác phẩm Hồ Chí Minh tồn tập, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng
sản Việt Nam liên quan đến đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Đặc
biệt là các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XII, XIII,
XIV, XV. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh ủy
Phú Yên về kinh tế xã hội, về xóa đói giảm nghèo. Các báo cáo triển khai
và kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo của các Ban, Ngành và Sở


8


LĐTB&XH tỉnh Phú Yên... và một số bài viết có liên quan về Phú Yên. Đây
là nguồn tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài và được khai thác từ nhiều nguồn
khác nhau, nhưng chủ yếu là tại Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Phú Yên,
UBND tỉnh Phú Yên, Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên, Thư viện tỉnh Phú n...
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các cơng trình nghiên cứu khoa học, các
chuyên luận, luận văn, luận án, các bài báo của các nhà khoa học có liên quan
đến luận văn.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp
lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngồi ra, luận
văn cịn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, điều tra, khảo sát thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ những thành cơng, hạn chế và những bài
học kinh nghiệm trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng
bộ tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2010.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo để
cơng tác xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh đạt kết quả lớn hơn trong
những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm
2001 đến năm 2005
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm
2006 đến năm 2010
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm


9


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình
xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Phú n trước năm 2001
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 03/11/1975, tỉnh Phú Yên sáp
nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Thực hiện Nghị quyết kỳ họp
thứ 5, Quốc hội khóa VII, tỉnh Phú Khánh được chia tách thành tỉnh Phú Yên và
tỉnh Khánh Hòa. Ngày 01/07/1989, tỉnh Phú Yên được tái lập.
* Điều kiện tự nhiên
Phú Yên là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ từ
12º39’10” đến 13º45’20” vĩ độ Bắc và 108º39’45” đến 109º29’20” kinh độ
Đơng, phía đơng giáp biển Đơng, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía
nam giáp tỉnh Khánh Hịa, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, có diện tích tự nhiên
là 5.045 km2 chiều dài bờ biển 189 km. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Tuy
Hòa, cách Hà Nội 1.160 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 561
km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A. Phú Yên có vị thế địa lý quan trọng
trong mối liên hệ phát triển kinh tế của khu vực duyên hải miền Trung và
hành lang Đông - Tây cùng với tam giác phát triển Đơng Dương.
Khí hậu của Phú n nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa chịu
ảnh hưởng của hồn lưu khí quyển nói chung, vừa chịu sự chi phối của hồn
lưu khí quyển gió mùa khu vực. Phú n chịu ảnh hưởng của nhiều luồng
khơng khí đối lưu, nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5°C, nắng nhiều bình
qn 2300 - 2600 giờ/năm, mưa ít và lượng mưa phân bố khơng đều. Tỉnh
Phú n khơng có mùa đơng lạnh, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa

khô và mùa mưa lũ.

10


Địa hình của Phú n có đầy đủ các dạng: núi, đồi, cao nguyên, đồng
bằng và biển khơi. Địa hình Phú n thấp dần từ tây sang đơng. Phía tây là
sườn đơng của dãy Trường Sơn Nam. Phía đơng là đồi núi xen kẽ đồng bằng,
thỉnh thoảng là các dãy núi đá chạy sát ra biển, chia cắt đồng bằng ven biển
thành những đồng bằng nhỏ, lớn nhất là đồng bằng thuộc hạ lưu sơng Ba với
diện tích 500 km2.
Phú n có mạng lưới sơng, suối khá dày đặc (có khoảng 50 con sơng
suối chính), phân bố khá đều trên phạm vi tồn tỉnh. Tuy nhiên dịng chảy các
sơng phân bố khơng đều trong năm, hình thành hai mùa rõ rệt. Hệ thống sơng,
suối của Phú n có lượng phù sa dồi dào, bồi đắp cho đồng bằng Tuy Hòa và
Tuy An có diện tích lớn nhất các tỉnh dun hải Nam Trung Bộ.
Phú Yên có tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó có: tài nguyên
đất; tài nguyên rừng; tài nguyên biển, nước lợ, tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên đất: Tồn tỉnh Phú n có 8 nhóm đất chính: nhóm đất cát
biển; nhóm đất mặn ven biển; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đất phù sa; nhóm
đất xám; nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất vàng đỏ trên núi; nhóm đất thung lũng
dốc tụ; các loại đất khác phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tổng quỹ đất tự
nhiên của tỉnh là 503.512 ha, trong đó đất dùng vào nơng nghiệp có 72.390
ha, đất lâm nghiệp có 209.377 ha, đất chuyên dùng có 12.297 ha; đất chưa sử
dụng 203.728 ha.
Tài nguyên rừng: với trên 70% diện tích tự nhiên là đất đồi núi, rừng
của Phú Yên trở thành một trong những nguồn tài nguyên rừng rất quan trọng.
Hiện nay, thực vật rừng của tỉnh tồn tại ở 3 kiểu rừng chính: rừng kín lá rộng
thường xanh, đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên với diện tích chiếm khoảng
83% diện tích rừng tự nhiên; rừng rụng lá (khộp), kiểu rừng này chiếm tỷ lệ

nhỏ, khoảng 3% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; rừng trồng, theo số liệu

11


Tài ngun khống sản: Phú n có nhiều loại khống sản cung cấp
nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, như than nâu, nước
khoáng, sắt, nguyên liệu sứ, nguyên liệu chịu lửa, phụ gia xi măng, nguyên
liệu mài, titan. Tuy nhiên, một số điểm quặng trữ lượng nhỏ, một số chưa
được thăm dị, khảo sát quy mơ để xác định trữ lượng. Trữ lượng dự báo
những khoáng sản đã được khảo sát, bao gồm: sét diatomit trữ lượng 90 triệu
m3; đá granit trữ lượng 54 triệu m3; vàng sa khống trữ lượng 21.245 kg;
nhơm (Bauxít) trữ lượng 4,8 triệu tấn; quặng sắt trữ lượng 924 nghìn tấn;
fluorit trữ lượng 300.000 tấn.
Tài nguyên biển, nước lợ: Phú Yên có 189 km bờ biển, phía bắc bờ biển
địa hình khúc khuỷu tạo nên nhiều hang, động, hốc, đầm, vũng nước mặn;
phía nam chủ yếu là bãi ngang với các cồn cát chạy dọc ven biển. Diện tích
vùng biển khai thác có hiệu quả là 6.900 km2. Biển Phú Yên có nguồn tài
nguyên hải sản rất phong phú với 500 loài cá, 30 lồi tơm và nhiều lồi hải
sản q có giá trị kinh tế cao,... Các đầm Cù Mông, đầm Ơ Loan, cửa sơng
Tiên Châu, sơng Ba, Đà Nơng có các loại thủy sản đặc trưng nước lợ: cua
huỳnh đế, rong câu, hải sâm, sò huyết...
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Về xã hội
Qua những lần thay đổi địa giới hành chính và thiết lập các đơn vị hành
chính mới, đến nay, tỉnh Phú Yên có 1 thành phố tỉnh lỵ là thành phố Tuy Hòa
và 8 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thị xã và 7 huyện), với 112 đơn vị cấp xã
(gồm 16 phường, 8 thị trấn và 88 xã).
Dân cư và nguồn lao động: theo số liệu thống kê năm 1999 tồn tỉnh có
787.282 người và đến năm 2009, dân số tỉnh Phú Yên là 861.993 người. Dân

cư phân bố không đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Mật độ dân số trung
bình tồn tỉnh năm 2009 là 170 người/km2. Phú Yên có gần 30 dân tộc sống

12


chung với nhau, đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 94%), ngồi ra cịn
có các dân tộc thiểu số khác, như Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông,
Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Nguồn lao động
dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 71,5 % dân số. Tỷ lệ lao
động lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 64,9%, công nghiệp - xây dựng
chiếm 13,4%, dịch vụ chiếm 21,7% dân số.
Giáo dục và Đào tạo: mặc dù nỗi lo cơm ăn, áo mặc vẫn còn đè nặng
trên vai người dân Phú Yên nhưng lãnh đạo và nhân dân tỉnh vẫn luôn dồn hết
tâm sức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho con em mình trau dồi tri thức.
Nguồn ngân sách đầu tư cho ngành giáo dục - đào tạo tăng đều qua các năm,
bình quân chiếm khoảng 10% ngân sách của tỉnh. Cùng với giáo dục phổ
thông, các trung tâm kỹ thuật thực hành - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục
thường xuyên, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học góp phần tạo ra nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, chăm sóc sức khỏe con người luôn
là niềm vinh dự và trách nhiệm của mỗi thầy thuốc nên ngành Y tế Phú Yên
không ngừng phấn đấu nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám,
chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Từ chỗ cơ sở vật chất xuống cấp,
nghèo nàn, nhờ đầu tư đúng hướng và có trọng điểm, cơng tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân tại Phú Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sự phát triển
của đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ đã góp phần thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền
giáo dục sức khỏe cộng đồng, phát hiện sớm dịch bệnh, đảm bảo người dân
được chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt nhất.
Kết cấu hạ tầng: Phú n có đầy đủ các loại hình giao thơng: đường

biển có cảng thương mại nước sâu Vũng Rơ; đường khơng có sân bay Tuy
Hịa; đường sắt Bắc - Nam; đường bộ có quốc lộ 1A qua tỉnh dài 118 km,
quốc lộ 25 lên Gia Lai và tỉnh lộ 645 qua huyện Sông Hinh lên Tây Nguyên.

13


Hệ thống giao thông địa phương đến các huyện lỵ đều được trải nhựa, 100%
xã có ơtơ đến trung tâm xã và đang được tiến hành kiên cố hóa. Mạng lưới
bưu chính - viễn thơng được hiện đại hóa; nguồn điện lưới quốc gia ổn định;
hệ thống ngân hàng - tài chính, bảo hiểm,... Từng bước được hồn thiện, đáp
ứng nhu cầu phát triến kinh tế lâu dài.
Về kinh tế
Phú Yên khi mới tái lập là một tỉnh nghèo, kinh tế tăng trưởng thấp, quy
mơ nền kinh tế cịn nhỏ bé, nơng nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Nhưng
bằng sự đồng thuận và ý chí quyết tâm cao, với chiến lược phát triển đúng đắn
cùng những bước đi phù hợp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú
Yên, từng bước khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của mình
đã đạt được những bước tiến tích cực trên lĩnh vực kinh tế.
Trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được
chuyển đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác thế mạnh của
từng vùng, miền trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực;
bước đầu hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp; trồng hơn 3 vạn
ha rừng tập trung, 33 triệu cây phát tán, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc,
phát triển chăn nuôi bò... Cơ cấu kinh tế thủy sản chuyển dịch mạnh mẽ theo
hướng khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng mặt nước, vùng cát ven biển
để nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, nuôi tôm hùm bằng lồng; đóng
mới tàu thuyền có cơng suất lớn, đánh bắt thủy sản xa bờ, phát triển nghề câu
cá ngừ đại dương lớn mạnh nhất cả nước.
Trên lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, Phú Yên đã quy hoạch

và đầu tư xây dựng ba khu cơng nghiệp tập trung: Hịa Hiệp, An Phú, Đông
Bắc Sông Cầu và một số cụm điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các
huyện, thành phố, thu hút trên 3000 cơ sở sản xuất chủ yếu hoạt động trong

14


lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản, giày da, may mặc, sản xuất vật liệu
xây dựng, khai thác khống sản, cơ khí, lắp ráp điện tử...
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, nhiều doanh nghiệp đã kết
hợp sản xuất chế biến với kinh doanh xuất nhập khẩu. Công tác đầu tư hạ tầng
du lịch, đa dạng hóa và nâng cao cao chất lượng sản phẩm du lịch đang được
chú trọng với nhiều dự án đầu tư du lịch được cấp phép hoạt động. Thơng qua
chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh duyên hải miền Trung và
thành phố Hồ Chí Minh, tham gia chương trình du lịch “Con đường di sản thế
giới qua miền Trung”, du lịch Phú Yên bước đầu khởi sắc.
Đến năm 2004, Phú Yên đã hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội đã đề ra trong 5 năm (2001- 2005). GDP tiếp tục giữ vững tốc độ tăng
trưởng 11,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng công
nghiệp tăng từ 26,9% (năm 2001) lên 28% (năm 2004); dịch vụ tăng tương
ứng từ 35,2% lên 35,3%; tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 37,9% xuống còn
36,7%.
* Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội là những yếu tố
tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ và nhân
dân tỉnh Phú Yên. Vì vậy, việc đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn mà
những yếu tố này mang lại có ý nghĩa rất lớn để các sở, ban ngành tỉnh Phú
Yên hoạch định, thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng
như xóa đói giảm nghèo.
Phú n có hệ thống sơng suối đa dạng, có địa hình thuận lợi cho xây
dựng các cơng trình thủy điện. Ngồi ra Phú n cịn có nhiều địa điểm có thể

xây dựng thủy điện nhỏ, phong điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Căn cứ vào địa chất, thổ nhưỡng và phân bố của các loại đất Phú Yên có

15


nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp: trồng lúa ở vùng đồng bằng
Tuy Hòa, Tuy An và các đồng bằng xen kẽ đồi núi góp phần đảm bảo an ninh
lương thực cho tỉnh; trồng các loại cây cơng nghiệp có thế mạnh như mía,
bơng, mè (vừng), điều... ở diện tích đồi gị. Khai thác thế mạnh về chăn ni
đại gia súc trên cơ sở giống bị vàng địa phương và tập trung Sind hóa đàn bị
để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh dó, với 189 km bờ biển khúc khuỷu
tạo nên nhiều vũng, vịnh, đầm, Phú Yên có nhiều lợi thế để phát triển nghề
đánh bắt và ni trồng thủy sản.
Với địa hình đa dạng, có rừng núi, cao ngun, đồng bằng, biển, đảo,
sơng, hồ... tạo nên phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình; nhiều di tích văn
hóa - lịch sử, Phú n có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào với 71,5% dân số trong độ tuổi lao
động, cũng là điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh những thuận lợi, Phú n cịn có những hạn chế nhất định.
Phú Yên còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ cao, tỉ lệ cán bộ viên chức lao
động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học của Phú Yên còn thấp. Đến
năm 2003, trong khu vực kinh tế nhà nước, 47% cán bộ, công nhân, viên chức
– lao động có trình độ trung cấp; 24,4% có trình độ đại học, 0,26% có trình độ
sau đại học, 10,4% có trình độ tin học; 15,67% có trình độ ngoại ngữ. Trong
khu vực kinh tế ngồi quốc doanh, lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm
khoảng 40 – 50%, lao động chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo tay nghề
khoảng 30 – 40%. Do xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém nên từ khi
tái lập tỉnh, kinh phí của Trung ương và địa phương chủ yếu dành để đầu tư

xây dựng, củng cố kết cấu hạ tầng. Vì thế, trong những năm qua, Phú Yên
chưa thực hiện đầu tư được nhiều công trình trọng điểm và các dự án lớn
mang tính đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao đời
sống của nhân dân địa phương.

16


1.1.2. Tình hình xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Yên trước năm 2001
1.1.2.1. Quan niệm chung về nghèo đói và nghèo đói ở Việt Nam
Đói nghèo là khái niệm có tính tương đối, nó gắn với từng thời điểm
lịch sử, từng quốc gia khu vực cụ thể, vì thế có rất nhiều cách định nghĩa và
cách hiểu về đói nghèo.
Liên Hợp Quốc đã đưa ra hai khái niệm chính về đói nghèo: đói nghèo
tuyệt đối và đói nghèo tương đối
- Đói nghèo tuyệt đối: là tình trạng khơng được hưởng những nhu cầu
cơ bản tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, ở, vệ sinh, y
tế và giáo dục.
- Đói nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
dưới trung bình của cộng đồng cư trú được xem xét.
Hội nghị bàn về đói nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã định nghĩa về
nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này
được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong
tục tập quán của địa phương”[45, tr.13]. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói
nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng, trong đó có Việt Nam.
Như vậy, khái niệm đói nghèo nêu trên nói lên rằng: Khơng có một
chuẩn nghèo chung cho tất cả các quốc gia và các khu vực, vì nó phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và phong tục tập qn

của từng vùng, đó là sự thay đổi theo khơng gian. Mặt khác chuẩn nghèo cũng
thay đổi theo thời gian.
Ở Việt Nam cũng đang tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm về đói nghèo.
Tuy nhiên về cơ bản các nhà khoa học thống nhất với nhau về một số khái
niệm như sau:

17


Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống
tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống .
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ được thỏa mãn một
phần các nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn so
với mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không dủ mặc, con cái thất học, ốm
đau khơng có tiền chữa trị, nhà cửa rách nát.
Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc khơng lành và
khơng đủ ấm, khơng có khả năng phát triển sản xuất.
Việt Nam lấy hộ gia đình làm đơn vị để xác định mức độ nghèo đói.
Chuẩn nghèo đói được xác định bằng thu nhập bình qn của từng người
trong gia đình. Vậy, hộ nghèo là những hộ đang phải sống với mức sống vật
chất và tinh thần dưới mức tối thiểu của xã hội tính cho một đơn vị xã hội chứ
không phải cho một cá nhân. Mức sống này bao gồm các tiêu chí, mức chuẩn
cụ thể khác nhau tùy theo từng thời kỳ, điều kiện và trình độ phát triển kinh tế
- xã hội.
Chuẩn nghèo (hay ngưỡng nghèo, tiêu chí nghèo) là cơng cụ để phân
biệt người nghèo và người không nghèo, là chuẩn mực tối thiểu cho một cá
nhân đáp ứng được nhu cầu cơ bản của họ về lương thực thực phẩm và yếu tố
phi lương thực thực phẩm. Ở mỗi quốc gia khác nhau, mỗi giai đoạn khác

nhau thì chuẩn nghèo lại khác nhau. Ở Việt Nam, do xuất phát từ một nước
nơng nghiệp, nên chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, thời gian từ năm 1996 về
trước tính theo mức chi tiêu bằng lương thực (quy gạo) là chính, về sau mới
được tính theo giá trị bằng tiền. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, Bộ
LĐTB&XH đã 4 lần cơng bố chuẩn nghèo đói quốc gia theo thu nhập bình

18


quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau: giai đoạn 1993 - 1996;
giai đoạn 1997 - 2000; giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010.
- Năm 1993, để đáp ứng yêu cầu cấp bách về chỉ đạo xóa đói giảm
nghèo Bộ LĐTB&XH đã đưa ra chuẩn đói nghèo ở nước ta là:
Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình qn đầu người trong một tháng quy
đổi ra gạo là dưới 13kg, tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 15kg/người/tháng đối với vùng nông
thôn, miền núi, hải đảo; dưới 20kg/người/tháng đối với nông thôn vùng đồng
bằng trung du; dưới 25kg/người/tháng đối với thành thị.
- Giai đoạn 1997 - 2000: Bộ LĐTB&XH đã ra thông tư số
1751/LĐTB&XH ngày 20/5/1997 quy định lại chuẩn nghèo:
Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng quy
đổi ra gạo là dưới 13kg/người/tháng tương đương với 45.000 đồng, đối với tất
cả các vùng
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng được phân
theo vùng như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg gạo, tương đương với
55.000 đồng;
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg gạo, tương đương
với 70.000 đồng;
+ Vùng thành thị: dưới 25kg gạo tương đương với 90.000 đồng.

- Giai đoạn 2001 - 2005: Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH
của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ngày 01/11/2000 về việc điều chỉnh chuẩn hộ
nghèo giai đoạn 2001 - 2005 thì chuẩn nghèo được tính theo mức thu nhập
bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng. Cụ thể:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ/người/tháng (960.000đ/năm)
+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ/người/tháng (1.200.0000đ/năm).

19


+ Vùng thành thị: 150.000đ/người/tháng (1.800.000đ/năm).
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định
trên được xác định là hộ nghèo.
- Giai đoạn 2006 – 2010: Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày
08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn nghèo được quy định như sau:
+ Khu vực nơng thơn: những hộ có thu nhập bình qn dưới 200.000
đồng/người/tháng là hộ nghèo;
+ Khu vực thành thị: những hộ có thu nhập bình qn dưới 260.000
đồng/người/tháng là hộ nghèo.
Như vậy, theo từng giai đoạn chuẩn nghèo ở nước ta đã được điều chỉnh
sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
từng giai đoạn đó. Chuẩn nghèo giai đoạn sau tăng lên cao hơn giai đoạn
trước chứng tỏ nền kinh tế - xã hội đất nước ngày một phát triển và bước đầu
phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời cũng chứng tỏ những thành
công rất lớn của nước ta trong cơng tác xóa đói giảm nghèo sau hơn 20 năm
tiến hành đổi mới đất nước.
Xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - triển của mỗi quốc gia. Ở đâu cịn bất cơng, cịn đói
nghèo thì ở đó chưa có sự phát triển. Đói nghèo sẽ làm cho các thành quả đạt
được trở nên thiếu bền vững. Trong những năm qua xuất phát từ đặc điểm

thực tiễn của nền kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã
có những cố gắng vượt bậc nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Qua các kỳ đại hội, Đảng đã đề ra những chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng thời kỳ cách mạng nhằm xây dựng
một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 - 1986),
vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được đề cập đến và tới Đại hội đại biểu toàn

20


×