Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đài phát thanh và truyền hình tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.65 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HÀ THỊ NGẦN

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO
DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TỈNH
BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Báo chí học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HÀ THỊ NGẦN

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO
DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TỈNH
BẮC KẠN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số:60.32.01.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội-2015


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 4
1. Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………………….…4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………6
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu………………………………………..………10
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………......11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn………………………………………………….. 12
7. Kết cấu của luận văn…………………………………………………………...13
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ……………………………………………..………14
1.1. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài………..………………….…..14
1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc
thiểu số & báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số………………………...21
1.3.Đặc trƣng của truyền hình và vai trị của truyền hình đối với đồng bào dân
tộc thiểu số……………………………………………………………….………..26
1.4. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn…………….……………30
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………...……….37
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀI PHÁT
THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN……………………………….39
2.1. Vài nét về Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn và diện mạo các
chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc
Kạn…………………………………………………………………………..…….39

2.2. Khảo sát về số lƣợng, thời lƣợng, tần suất, thời điểm phát sóng của chƣơng
trình truyền hình khoa giáo…………………………………………..………….46
2.3. Nội dung chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền
hình tỉnh Bắc Kạn…………………………………………………………..……49
1


2.4. Hình thức thể hiện các chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn………………………………………..……60
2.5. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn…………………………………………………….70
Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………...………….75
Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA
GIÁO Ở ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN HIỆN
NAY………………………………………………………………………………..76
3.1. Thành công và hạn chế của chƣơng trình………………………………….76
3.2. Ngun nhân thành cơng và hạn chế……………………………………….86
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với chƣơng trình truyền hình khoa giáo dành cho
đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn………..........89
3.4. Mục tiêu, giải pháp đối với chƣơng trình truyền hình khoa giáo dành cho
đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn……………..93
Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………..…………………...101
KẾT LUẬN………………………………………………………………………103

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài

Thơng tin về khoa học, giáo dục là những thông tin rất cần thiết đối với con
người ở mọi thời đại. Nó góp phần hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các
chương trình tuyên truyền về khoa học - giáo dục (sau đây gọi tắt là khoa giáo) trên
sóng phát thanh - truyền hình và internet truyền tải thơng tin, kiến thức khoa học
giáo dục sinh động với sự hỗ trợ của âm thanh, hình ảnh là các chương trình phổ
biến ở cả Đài truyền hình Trung ương và các Đài địa phương, trong đó có Đài Phát
thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn.
Tỉnh Bắc Kạn hiện vẫn đang cịn nhiều vùng lõm về thơng tin khoa học- giáo
dục. Mặc dù trong thời đại bùng nổ các phương tiện truyền thông ở mọi lúc, mọi nơi
với một lượng thông tin khổng lồ về các lĩnh vực trong đời sống xã hội nhưng hoạt
động truyền thông về lĩnh vực khoa học – giáo dục ở tỉnh Bắc Kạn vẫn thiếu thông
tin phù hợp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây
viết tắt là DTTS) nghèo khó, trình độ dân trí thấp. Khơng chỉ thiếu về lượng thông
tin mà cách thức thông tin cũng chưa hiệu quả; có những thơng tin cần thiết chưa
được đưa đến cơng chúng; có những người rất cần được truyền thông nhưng chưa
nhận được những thông tin mà họ cần.
Đối với đồng bào DTTS ở các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Bắc Kạn hiện
nay, việc tiếp nhận thông tin, kiến thức khoa học chủ yếu mới chỉ là thông tin khoa
học trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp, qua hệ thống khuyến nông cơ sở, tại các buổi
hội nghị tập huấn tập trung. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ khuyến nơng cịn thiếu và
yếu, trình độ chun môn và hoạt động của họ chưa đồng đều. Điều kiện địa hình
phức tạp, chia cắt, giao thơng đi lại khó khăn khiến cho nhiều người dân khơng có
đủ khả năng tham dự các lớp tập huấn tập trung, dẫn đến còn rất nhiều đồng bào
DTTS chưa được tiếp cận với thông tin khoa học. So với các bài giảng khan về vấn
đề khoa học- giáo dục của các giảng viên tại hội trường, các thông tin bằng chữ và
ảnh qua sách báo, áp phíc, tờ rơi …thì thơng tin khoa giáo bằng âm thanh trong các

3



chương trình phát thanh và thêm hình ảnh động trong các chương trình truyền hình
có sức hấp dẫn và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay, cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi ở tỉnh Bắc Kạn vẫn cịn
có biểu hiện chủ quan, thiếu quan tâm đến cơng tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến
kiến thức khoa học cho người dân. Hoặc có tun truyền thì cũng chưa có cách thức
triển khai phù hợp. Các thế lực thù địch, phản cách mạng đang lợi dụng những yếu
kém, hạn chế này để chống phá Đảng và tuyên truyền những luận điệu sai trái, nội
dung phản khoa học, gây ảnh hưởng xấu, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bào DTTS. Công chúng của các Đài Phát thanh và truyền hình ở Bắc Kạn chủ
yếu là đồng bào DTTS, trong đó có một bộ phận trình độ dân trí cịn thấp. Số lượng
khán giả là đồng bào DTTS quan tâm đến các chương trình của Đài địa phương
chưa nhiều. Một trong những lí do chính là vì Đài chưa có nhiều chương trình hấp
dẫn được đồng bào DTTS quan tâm. Nghiên cứu, tìm tịi sản xuất các chương trình
phát thanh - truyền hình phù hợp, có tác dụng nâng cao dân trí cho bộ phận khán giả
chiếm đa số ở địa phương là nhiệm vụ cần được Đài ưu tiên thực hiện.
Việc xây dựng kế hoạch sản xuất, phát sóng và các vấn đề liên quan đến
chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn hiện
nay cịn thể hiện nhiều bất cập. Từ việc tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực cho đến
cách thức tổ chức sản xuất chương trình đều đang còn những hạn chế. Đặc biệt là
đối với những chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng công chúng
là đồng bào dân tộc thiểu số. Những hạn chế này địi hỏi phải có sự quan tâm
nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục kịp thời.
Việc đổi mới phương thức sản xuất chương trình khoa giáo cho đồng bào
DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn là hoạt động cấp thiết cần quan
tâm thực hiện. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn cần tổ chức sản xuất
những chương trình tuyên truyền về khoa học- giáo dục có nội dung thiết thực, cách
truyền tải phù hợp, phục vụ tốt hơn cho bộ phận công chúng vùng cao đang cần
được quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn
đang thiếu những lý luận nền tảng làm cơ sở khoa học. Đến thời điểm hiện tại, chưa
4



có cơng trình nghiên cứu khoa học nào chun sâu về chương trình truyền hình
khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số để Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc
Kạn tham khảo, vận dụng thực hiện. Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc cần được nghiên
cứu để đưa ra được những đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế, đề xuất được những giải pháp để phát huy được hiệu quả của
chương trình. Đó chính là lí do mà tác giả luận văn chọn nghiên cứu về vấn đề này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về chức năng nâng cao dân trí của báo chí
Chương trình truyền hình khoa giáo là nhóm chương trình truyền hình
chuyên sâu về khoa học, giáo dục, mang đến cho cơng chúng những kiến thức bổ
ích góp phần nâng cao dân trí, phát triển xã hội.
Đã có nhiều quan điểm lí luận của các nhà tư tưởng về vai trị to lớn của báo
chí trong việc tham gia phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ xã hội tiến bộ.
Nhà chính trị, phê bình Đức Bớcnơ Lútvích (1786-1837) cho rằng: Một mặt, báo
chí là phương tiện nhận thức thực tiễn, mặt khác, báo chí là cơng cụ đấu tranh chính
trị, ủng hộ và bảo vệ tiến bộ xã hội. Thời kỳ Mác- Ănghen, hai ông đề cao chức
năng truyền bá tư tưởng và cổ vũ hành động của báo chí. Các Mác đã lợi dụng triệt
để tự do báo chí tư sản nửa cuối thế kỷ XIX để truyền bá hệ tư tưởng mới – chủ
nghĩa xã hội khoa học do ông sáng lập. Các nhà lí luận báo chí Xơ viết trong thời kỳ
xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến 1991 đã khái qt 3 nhóm chức năng
của báo chí , trong đó có nhóm chức năng khai sáng- giải trí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách
mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” . “ Chiến sỹ” mà Bác nói ở đây
là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Nhà báo thơng qua các sự kiện của đời
sống để giải thích, giải đáp và thuyết phục nhân dân. Người cũng căn dặn các nhà
báo cần ln nhớ mỗi khi cầm bút, đó là: “Viết cho ai, viết như thế nào?”. Ngay khi
cách mạng vừa dành được chính quyền, điều mà Người quan tâm đầu tiên chính là


5


vận động tồn dân diệt giặc đói, giặc dốt. Điều đó cho thấy vai trị đặc biệt quan
trọng của việc nâng cao dân trí trong mọi điều kiện, hồn cảnh.
Đề cập đến chức năng giáo dục tư tưởng, chức năng phát triển văn hóa và
giải trí, nhóm tác giả Dương Xuân Sơn- Đinh Văn Hường- Trần Quang cho rằng:
“Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng
giáo dục chính trị- tư tưởng cho quần chúng. Hoạt động giáo dục tư tưởng của báo
chí dựa trên sự tác động có tính thuyết phục bằng việc thơng tin những sự kiện, hiện
tượng, q trình của đời sống xã hội một cách trung thực và khách quan. Sự phản
ánh kịp thời, phong phú các sự kiện, kết hợp với minh chứng chặt chẽ và khoa học
là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong nhận thức của cơng chúng- sự nhận thức có lý
trí, tự giác những quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của
hiện thực” [32, tr 77]. Một trong những nội dung tuyên truyền của Báo chí được đề
cập là: “Truyền bá những tri thức lịch sử, khoa học tiên tiến nhằm xây dựng và phát
triển lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực và
tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của xã hội” [32, tr 81]
Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: “ Khai sáng là làm cho dân được mở
mang, có thể gắn liền hay gần gũi với khái niệm văn hóa. Trong khái niệm văn hóa,
có nhiều yếu tố cấu thành nhưng hai thành tố có vai trị trung tâm là khoa học cơng
nghệ và giáo dục đào tạo” [6, tr192]. Tác giả phân tích: “ Khi nói đến chức năng
giáo dục của báo chí cũng có nghĩa là nên chú ý nhấn mạnh giáo dục chính trị, tư
tưởng, trách nhiệm cơng dân; giáo dục, cung cấp kiến thức hiểu biết về pháp luật và
ý thức chấp hành pháp luật; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm
ăn,… cho mỗi cá nhân/ nhóm xã hội cũng như cho cộng đồng dân cư” [6, tr 196]
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về công tác khoa giáo dành cho đồng bào dân
tộc thiểu số
Thực hiện đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về cơng tác dân tộc, đã có

nhiều cơng trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và các công tác trong vùng đồng
bào DTTS. Một số tài liệu liên quan đến các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
như: Các dân tộc thiểu số Việt Nam ( nhiều tác giả, NXB Văn hóa, 1959), Tìm hiểu

6


tính cách dân tộc, tác giả Nguyễn Hồng Phong ( NXB Khoa học, 1963), Miền núi
và con người, tác giả Lê Bá Thảo( NXB Khoa học và kỹ thuật, 1971), Người Dao ở
Việt Nam, nhiều tác giả ( NXB Khoa học xã hội, 1971), Các dân tộc ít người ở Việt
Nam ( các tỉnh phía Bắc, nhiều tác giả ( NXB Khoa học xã hội, 1978), Các dân tộc
Tày- Nùng ở Việt Nam( Nhiều tác giả, Viện Dân tộc và NXB Văn hóa dân tộc xuất
bản năm 1992), Phong tục tập quán dân tộc Tày Việt Bắc của hai tác giả Hồng
Quyết – Tuấn Dũng (NXB Văn hóa thể thao xuất bản năm 1994), Nguồn gốc lịch sử
tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Chí HunHồng Hoa Tồn- Lương Văn Bảo ( NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2000),
Các dân tộc ở Bắc Kạn ( NXB Thế giới, 2003), Bản sắc và truyền thống văn hóa các
dân tộc tỉnh Bắc Kạn( NXB Văn hóa dân tộc, 2004)…
Năm 2006, Ban Khoa giáo Trung ương xuất bản cuốn Công tác khoa giáo
vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tài liệu lưu hành nội bộ). Tài liệu này hệ thống toàn
bộ quan điểm và định hướng của Đảng về công tác khoa giáo đối với đồng bào
DTTS; Vấn đề đẩy mạnh hơn nữa công tác khoa giáo vùng đồng bào DTTS và
Công tác khoa giáo vùng đồng bào DTTS phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tài liệu cũng đã phản ánh kết qua công tác khoa giáo vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với từng lĩnh vực: Giáo
dục và đào tạo, Khoa học công nghệ và môi trường, Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
nhân dân, Dân số, gia đình và trẻ em, Thể dục thể thao.
2.3. Các cơng trình nghiên cứu về thông tin khoa học, chỉ dẫn và truyền thơng
cho đồng bào DTTS
Cùng với các cơng trình nghiên cứu đã xuất bản, cịn có những đề tài nghiên
cứu về vai trị của báo chí; chức năng khai sáng của báo chí; việc tổ chức sản xuất

tác phẩm báo chí cho đồng bào dân tộc thiểu số được bảo vệ thành công trước các
hội đồng khoa học như:
Năm 2007, tác giả Trần Bảo Khánh đã bảo vệ thành công Luận án tiến sỹ
với đề tài “Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Tuy
nhiên trong luận án này tác giả chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ và khá chung về công

7


chúng truyền hình khu vực miền núi phía Bắc. Một số khóa luận, luận văn của một
số sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội như: “Các ấn phẩm
báo chí của TTXVN phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi
mới” của Trương Văn Quân; “Vấn đề chỉ dẫn-tư vấn khoa học kỹ thuật nơng nghiệp
cho nơng dân trên báo chí Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hồng Vân; “Thông tin
kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía bắc” của tác giả Hồng
Chung Thảo; “Cơng tác đào tạo nghiệp vụ báo hình trong xu thế xã hội hóa sản xuất
chương trình truyền hình” -Lê Thu Hà; “Sử dụng thơng tin đồ họa trong các chương
trình truyền hình hiện nay” - Ngơ Thị Yến; “ Báo chí với việc tuyên truyền, giáo
dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên” - Trần Thanh Huyền ; Báo chí địa phương với
vấn đề hội nhập kinh tế thế giới” - Bạch Thị Thanh; “Báo chí với vấn đề xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở’”- Trần Thị Thu Thuỷ; “Thông tin sức
khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay: Vấn đề và thảo luận” - Bùi Thị Thu Thủy;
“Vai trị của báo chí ngành giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới” - Nguyễn
Xuân Đức…
Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sỹ báo
chí của tác giả Nguyễn Đức Thành mang tên “Chương trình truyền hình tiếng
H’Mơng của Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Kạn” đã nêu khái quát quá trình hình
thành, phát triển của chương trình truyền hình tiếng H’Mơng, Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Đề tài này mặc dù đã nghiên cứu về truyền hình dành
cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng mới chỉ nghiên cứu sâu về chương trình truyền

hình đối với riêng đồng bào dân tộc H’Mơng ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Bắc Kạn. Đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu các chương trình khoa giáo dành cho
đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Những cơng trình nghiên cứu, những luận văn hay khóa luận của các tác giả
trên đây đều là những tài liệu quý. Tuy nhiên, đến nay chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào chun sâu về chương trình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở những tài liệu và thực tiễn trên, tác giả đề tài “
Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và

8


Truyền hình tỉnh Bắc Kạn” sẽ tham khảo thơng tin, vận dụng kinh nghiệm của
những người nghiên cứu trước để tập trung nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng chương trình truyền hình khoa giáo dành cho
đồng bào dân tộc thiểu số của Đài PT&TH tỉnh Bắc Kạn nhằm hệ thống lại các khái
niệm nền tảng, đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan về các chương trình
truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình
tỉnh Bắc Kạn. Phân tích điểm mạnh, những hạn chế, ngun nhân, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình khoa giáo dành
cho đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
3.2.Nội dung nghiên cứu
Để nghiên cứu về chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, tác giả luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
Thứ nhất: Hệ thống lại cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu. Đó là các
khái niệm về truyền hình, chương trình truyền hình, chương trình truyền hình khoa
giáo và những khái niệm liên quan đến đề tài như: công chúng, truyền thông cho

đồng bào DTTS, những ảnh hưởng của chương trình truyền hình khoa giáo đối với
đời sống đồng bào DTTS.
Thứ hai, làm rõ chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Bắc Kạn
về vấn đề nâng cao dân trí, đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số miền
núi, vùng cao. Làm rõ chủ trương, quan điểm của Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh Bắc Kạn đối với việc sản xuất chương trình truyền hình khoa giáo cho đồng
bào DTTS ở địa phương.
Thứ ba: Phân tích đặc điểm của chương trình truyển hình khoa giáo ở Đài
Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, đưa ra được những nhận xét chính xác,
khách quan về chương trình, đánh giá được thực tế hoạt động sản xuất chương trình

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.

Ban Khoa giáo Trung ương( 2006), Công tác khoa giáo vùng đồng bào dân

tộc thiểu số, Hà Nội
2.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2014), Báo cáo thực hiện các chính sách giảm

nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2013.
3.

Báo chí truyền hình (2004) Tập 1+2, G.V. Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.La.

Iurơpxki, Nxb Văn hóa Thơng tin,Hà Nội

4.

Bộ Chính trị ( 1989) Nghị quyết số 22 NQ-TW về một số chủ trương, chính

sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
5.

Bộ Giáo dục và đào tạo ( 2006), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.

Nguyễn Văn Dững ( 2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà

Nội.
7.

Nguyễn Văn Dững ( 2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng tồn quốc

lần thứ XI,
9.

Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2007) Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “Về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới”

10.

Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn( 2015), Báo cáo cơng tác PT-TH

năm 2014.
11.

Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn( 2013), Chương trình hành động

thực hiện Nghị quyết số 01/NQ/PT&TH ngày 30/5/2013 của Chi bộ về đưa sóng
TBK lên vệ tinh vào năm 2014.
12.

Vũ Quang Hào( 2012), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.


13.

PGS,TS Đặng Thị Thu Hương ( 2015) Văn hóa truyền thông đại chúng – sức

mạnh mềm trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông
( số 1)
14.

PGS,TS Đặng Thị Thu Hương ( 2010) Chức năng, nhiệm vụ của báo chí

cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Hội thảo “Phát triển nền báo chí Việt
Nam cách mạng, chuyên nghiệp”, Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Hội Nhà báo VN, Học viện Báo chí tuyên truyền
15.


Hội đồng Bộ trưởng ( 1990), Quyết định 72 HĐBT ngày 13-3-1990

16.

Hội Nhà báo Việt Nam ( 1994), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo,

Nhiều tác giả, Hà Nội
17.

Nguyễn Thế Kỷ ( 2012), Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm

tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.

Trần Bảo Khánh(2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa

Thơng tin, Hà Nội.
19.

Trần Bảo Khánh (2007), Đặc điểm cơng chúng truyền hình Việt Nam giai

đoạn hiện nay. Luận án tiến sỹ.
20.

Nguyễn Thành Lợi(2014), Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông

hiện đại, Nxb Thông tin và truyền thông.
21.


Lữ Thị Ngọc ( 2011), Nâng cao chất lượng thông tin báo chí dành cho đồng

bào dân tộc thiểu số, Luận văn cao học báo chí, ĐHQG, Hà Nội
22.

Nhiều tác giả (1994), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà báo

Việt Nam, Hà Nội
23.

Nhiều tác giả ( 1993) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, Nxb

Giáo dục, Hà Nội


24.

Nhiều tác giả ( 1995)Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, Nxb

Giáo dục, Hà Nội
25.

Nhiều tác giả ( 1997) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 3, Nxb

ĐHQG, Hà Nội.
26.

Nhiều tác giả ( 2000)Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 4, Nxb

ĐHQG Hà Nội

27.

Nhiều tác giả ( 2005) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 5, Nxb

ĐHQG Hà Nội
28.

Nhiều tác giả ( 2005) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 6, Nxb

ĐHQG Hà Nội
29.

Nhiều tác giả ( 2013) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 8, Nxb

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội
30.

Nhiều tác giả ( 2003) Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc

Kạn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
31.

Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb ĐHQG Hà Nội.

32.

Trương Văn Quân ( 2008), Các ấn phẩm báo chí của Thơng tấn xã Việt Nam

phục vụ đồng bào dân tộc miền núi, Luận văn cao học, Trường Đại học
KHXH&NV Hà Nội.

33.

Dương Xuân Sơn ( 2011) Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học quốc

gia, Hà Nội
34.

Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang ( 2011), Cơ sở lý luận báo

chí truyền thơng, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
35.
Nội.

Tạ Ngọc Tấn (2011) Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà


36.

Lê Mai Hương Trà ( 2011) Xu hướng phát triển của chương trình truyền

hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (dựa trên những khảo sát trên kênh
VTV6 từ năm 2008 đến năm 2010), Luận văn cao học báo chí, ĐH KHXH & NV,
Hà Nội
37.

Nguyễn Đức Thành ( 2014), Chương trình truyền hình tiếng H’Mơng của

Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn, Luận văn cao học báo chí, ĐH KHXH &
NV, Hà Nội
38.


Hồng Chung Thảo ( 2012) Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến

các tỉnh miền núi phía bắc, Luận văn cao học báo chí, ĐHQG, Hà Nội
39.

Nguyễn Thị Lệ Thủy ( 2014) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh

tiếng dân tộc ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Luận văn cao học Báo chí, Học viện BCTT
40.

Tỉnh ủy Bắc Kạn( 2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội
41.

Tỉnh ủy Bắc Kạn (2010) Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần

thứ X, nhiệm kỳ 2010- 2015
42.

Trần Ngọc Thêm ( 2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43.

R. Walter( Đoàn Minh Tuấn và Đặng Minh Liên dịch) ( 1995), Kỹ thuật viết

kịch bản điện ảnh và truyền hình, Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội.
44.


/>
45.

/>
46.

/>
47.



48.




49.

/>
moi.html
50.

/>
van-cac-van-kien-Dai-hoi-XI-cua-Dang/70447.vgp
51.

/>
52.

/>

poverty-persistent-vietnam
53.

/>
vao-dung-vi-tri/158829.vgp



×