Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===================

GIÁP THỊ THUỲ

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===================

GIÁP THỊ THUỲ

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG
Mã số: 60 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh

Hà Nội - 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

GIÁP THỊ THUỲ


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này tơi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS. Trần
Kim Đỉnh đã trực tiếp hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo giảng viên Khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền tải những tri
thức, phương pháp luận giúp cho tôi sau khi học xong trở về đơn vị áp dụng
những tri thức, phương pháp luận đó vào thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ cho tôi khai thác,
mượn tài liệu để tơi hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tơi hồn thành nhiệm vụ.
Học Viên

GIÁP THỊ THUỲ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4
Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO THỰC
HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968 ...... 9
1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ Hà Tây ................................................... 9
1.1.1. Những căn cứ xác định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây ....... 9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây ........................................... 24
1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện .......................................................... 28
1.2.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương về mọi mặt và bảo vệ hậu
phương ............................................................................................................. 28
1.2.2. Công tác giao thông vận tải ........................................................... 30
1.2.3. Tích cực chi viện cho tiền tuyến ................................................... 35
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................. 39
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TỪ NĂM 1969
ĐẾN NĂM 1975 ............................................................................................. 40
2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ
tỉnh Hà Tây ................................................................................................... 40
2.1.1. Hà Tây bước vào giai đoạn mới .................................................... 40
2.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh Hà
Tây ................................................................................................................... 42
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện .......................................................... 49
2.2.1. Xây dựng tiềm lực hậu phương về mọi mặt và bảo vệ hậu
phương ............................................................................................................. 49
2.2.2. Cơng tác giao thơng vận tải ........................................................... 57
2.2.3. Tích cực chi viện cho tiền tuyến ................................................... 58
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 63
Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ..................................... 60
3.1. Nhận xét........................................................................................... 60
1



3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................... 60
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................... 71
3.2. Một số kinh nghiệm ........................................................................ 70
3.2.1. Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân, dựa vào dân, xây
dựng các đoàn thể quần chúng và phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn
dân để xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến .......................... 70
3.2.2. Đảng bộ đã xác định đúng thời cơ, chủ động chiến đấu và có
những phương án thích hợp để có được thắng lợi .......................................... 72
3.2.3. Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy
chính quyền và đội ngũ cán bộ vững mạnh đồng thời coi trọng vai trò
của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ....................................... 74
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................. 77
KẾT LUẬN ............................................................................................ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 81
PHỤ LỤC ............................................................................................... 92

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BBT

: Ban Bí thư

BCH

: Ban Chấp hành


BCĐ

: Ban Chỉ đạo

BCT

: Bộ Chính trị

BTV

: Ban Thường vụ

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CTPH

: Chiến tranh phá hoại

ĐLĐVN

: Đảng Lao động Việt Nam

GTVT

: Giao thông vận tải

HTX


: Hợp tác xã

NXB

: Nhà xuất bản

PKND

: Phịng khơng nhân dân

UBHC

: Ủy ban Hành chính

VNDCCH

: Việt Nam Dân chủ Cộng hịa

VNCH

: Việt Nam Cộng hòa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến tranh, bên nào có sức mạnh áp đảo thì bên đó giành thắng
lợi. Muốn có sức mạnh thì ngồi yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con người
cịn phải kể đến một nhân tố có vai trị hết sức quan trọng là hậu phương của
cuộc chiến tranh. Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là một yếu tố
thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu phương là nơi
xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế, quân
sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa
tinh thần cho tiền tuyến.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã chấm dứt ách thống trị tàn
bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở Việt Nam. Để làm
nên chiến tích vang dội ấy khơng thể khơng nói tới vai trị của hậu phương
miền Bắc đã hết lòng, hết sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.. Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IV ĐLĐVN chỉ rõ: “Khơng thể nào có sự thắng lợi của
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu khơng có miền Bắc xã hội
chủ nghĩa, suốt 16 năm qua luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ
chiến lược” [26, tr.490].
Hà Tây là tỉnh có vị trí quan trọng, là hậu phương trực tiếp của Thủ đô,
là áo giáp bảo vệ suốt từ phía Nam đến Tây bắc của Hà Nội, đồng thời, nơi
đây cũng là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội với vùng núi Tây Bắc. Ngày 21 - 4
năm 1965, BTV Quốc hội đã phê chuẩn quyết định số 103-NQ/TVQH Về
việc hợp nhất Hà Đông - Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. Ngay sau khi hợp nhất,
Tỉnh ủy đã nắm rõ vai trò của hậu phương và đưa ra nhiệm vụ: tiếp tục cải tạo
và phát triển nông nghiệp, trên cơ sở không ngừng phát triển các ngành kinh
tế khác nhằm từng bước nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực
quốc phòng, sẵn sàng chi viện cho cách mạng Việt Nam. Song song với
nhiệm vụ đó là việc thực hiện tốt khẩu hiệu “Tiền tuyến gọi Hà Tây sẵn sàng,
tiền tuyến cần bao nhiêu, Hà Tây có bấy nhiêu”, bên cạnh đó, cịn có các
4



phong trào “Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người” đã diễn
ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong tỉnh. Đã có biết bao nhiêu chàng trai,
cơ gái Hà Tây đã sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xn của mình, ngày đêm nối
tiếp trong đồn qn “Nam tiến” đi “chia lửa cùng miền Nam” ruột thịt. Họ
hy sinh tình u đơi lứa và khát vọng của riêng mình vì một tình yêu vĩ đại
hơn - tình yêu quê hương đất nước. Hàng ngàn người m , người vợ gạt nước
mắt tiễn chồng con ra trận dẫu biết ngày trở về chỉ là niềm hy vọng mong
manh. Họ là những đóa hoa bất tử đ p mãi trong lịng dân tộc Việt Nam.
Do vị trí chiến lược trọng yếu và điều kiện tự nhiên riêng của mình, Hà
Tây được xác định là một căn cứ, hậu phương vững chắc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng chung sức với quân dân miền Bắc, nhân dân
Hà Tây hăng hái thi đua sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ, nhằm xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững
chắc và lớn mạnh.Chi viện to lớn về người và của cho tiền tuyến miền
Nam,góp phần cùng quân dân miền Nam đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược. Do
đó đề tài sẽ giúp lý giải một cách khoa học rằng, tại sao phải đối đầu với đế
quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quốc phịng lớn mạnh, qn đội, vũ khí hiện đại
nhưng dân tộc ta vẫn giành được thắng lợi? Trong những ngun nhân làm
nên thắng lợi này có vai trị quyết định của hậu phương miền Bắc nói chung,
hậu phương Hà Tây nói riêng.
Cho đến nay chưa có cơng trình nào mang tính chất chuyên khảo về hậu
phương Hà Tây dưới góc độ lịch sử Đảng. Rút ra bài học kinh nghiệm cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay khi Đảng và Nhà nước đã
nhấn mạnh đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975” làm đề tài
Thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.


5


2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, số lượng cơng trình nghiên cứu về việc thực hiện nhiệm vụ
hậu phương của miền Bắc nói chung và hậu phương Hà Tây nói riêng rất
phong phú và đa dạng, mỗi cơng trình lại có mục đích, góc độ nghiên cứu
khác nhau nhưng hầu như cơng trình nào cũng ít nhiều đề cập đến hậu
phương, trong đó có vấn đề hậu phương Hà Tây. Mối quan hệ khăng khít giữa
hậu phương và tiền tuyến được thể hiện rõ nét bằng những thắng lợi vẻ vang
của nhân dân Việt Nam.
Trên cơ sở các tài liệu đề cập đến Lịch sử Việt Nam giai đoạn (19541975) gián tiếp có liên quan đến đề tài như: “Chiến tranh cách mạng Việt
Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học” của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh
trực thuộc Bộ chính trị (2000), hay các tập sách tổng kết lại lịch sử cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc do Bộ quốc phòng - Viện
lịch sử quân sự biên soạn như: “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1954 - 1975” đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản.
Những sách trên, đã khái quát một cách toàn diện cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước, khắc họa hậu phương miền Bắc trong
những năm tháng chống Mỹ, là nguồn tài liệu quý giá cho tác giả trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị có cuốn “Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học” xuất bản
năm 1995 ;trình bày khái quát những sự kiện và tiến trình lịch sử chủ yếu;
những nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách
mạng Việt Nam; đúc kết những bài học cơ bản trong sự lãnh đạo của Đảng và
Hồ Chí Minh.Tác phẩm có đề cập đến vấn đề hậu phương nói chung và hậu
phương miền Bắc XHCN nói riêng dưới góc độ bài học kinh nghiệm;đồng
thời cho rằng hậu phương là một trong những nội dung quan trọng nhất trong

lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng.Tuy nhiên, vấn đề xây dựng căn cứ

6


địa, thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong đó có hậu phương miền Bắc
XHCN ở tác phẩm này chỉ trình bày mang tính khái lược, tổng quát.
Liên quan trực tiếp đến vấn đề hậu phương, cuốn sách : “Hậu phương
lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)” của
GS.TS Phan Ngọc Liên, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 2005, đã nghiên
cứu về mối quan hệ sâu sắc, bền chặt giữa nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam
- Bắc, trong đó từng bài viết đề cập đến những đóng góp cụ thể của một số địa
phương (Thanh Hóa, Hải Phịng, Hà Nam) đối với tiền tuyến lớn miền Nam ở
nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng đề cập đến hậu phương trong chiến tranh
cách mạng Việt Nam, trong cuốn “Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam”, tập I, do Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 2007 có chuyên
đề “Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời
kỳ 1945 - 1975” của PGS.TS. Ngô Đăng Tri. Chun đề có ba nội dung chính:
Vai trị của hậu phương đối với tiền tuyến trong chiến tranh hiện đại; Đảng
lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945 1975; những nhận xét chung và kinh nghiệm chủ yếu về quá trình Đảng lãnh
đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương.
Hai tác giả V.I.Lênin và J.Stalin có tác có nội dung xây dựng hậu
phương và nghệ thuật chiến tranh “Tầm quan trọng của hậu phương trong
chiến tranh cách mạng”. “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm
chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc” [83, tr.23],
đây là nội dung chủ đạo, được Đảng quán triệt và vận dụng vào xây dựng
miền Bắc XHCN trở thành hậu phương lớn, tiền đề cho cách mạng miền Nam
thành cơng.
Ngồi một số tác phẩm, cơng trình trên, cịn có một số bài viết liên
quan đến vấn đề hậu phương miền Bắc như: “Miền Bắc đánh thắng chiến

tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965 -1972” của Nguyễn Minh
Long; “Tác động quốc tế đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân Việt Nam” của PGS.TS. Trình Mưu; “Vài nét về hậu phương miền
7


Bắc với chiến thắng Buôn Ma Thuột và chiến dịch Tây Nguyên trong Đại
thắng mùa Xuân năm 1975” của Nguyễn Hữu Đạo. Tác giả Hồ Khang với
bài viết “Hậu phương miền Bắc chuyển nhanh từ thời bình sang thời chiến
- một thành công trong chỉ đạo chiến lược của Đảng thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, năm 1998.
Trong các cơng trình nêu trên, bài viết của PGS.TS. Hồ Khang và của
Nguyễn Minh Long đã phân tích khá tồn diện về hậu phương miền Bắc
trong hai cuộc chống CTPH cũng như trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo không thể chuyển tải đầy
đủ và cụ thể chủ trương, đường lối cũng như quá trình chỉ đạo quân dân
miền Bắc xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh, vai trò hậu phương miền
Bắc trong hai cuộc kháng chiến CTPH (1965 -1972).
Đặc biệt, người viết còn tham khảo một số tài liệu có liên quan trực tiếp
đến đề tài như cuốn “Hà Tây - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ 1945- 1975” của Tỉnh đội Hà Tây (1994) và cuốn: “Hà Tây chống Mỹ
cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây.
Trong hai cuốn này, các tác giả liệt kê xen kẽ các sự kiện, các cuộc chiến đấu
của bộ đội địa phương, chủ lực và dân quân tự vệ trong hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và Mỹ ở địa phương…Tuy nhiên, các tác giả có phần nghiêng về
trình bày thành tích các trận đánh hơn là dựng lại một bức tranh toàn diện lịch
sử của cuộc chiến đấu. Năm 1992, Tỉnh ủy Hà Tây xuất bản cuốn “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Hà Tây” cuốn sách cũng thiên về việc ghi lại những chặng đường
lịch sử vẻ vang của Đảng bộ Hà Tây mà ít nêu được mối quan hệ giữa hậu
phương Hà Tây đối với tiền tuyến miền Nam. Tuy vậy, các cuốn sách trên cũng

cung cấp nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy về các sự kiện, con số cụ thể để
người viết sử dụng nghiên cứu luận văn của mình, ngồi những cơng trình kể
trên hầu hết các huyện, các xã cũng đã viết lịch sử Đảng bộ của mình.
Bên cạnh đó cịn có cuốn Bác Hồ với Hà Tây do Tỉnh ủy Hà Tây biên
soạn và xuất bản góp phần hiểu sâu sắc hơn về sự quan tâm của Bác Hồ với Hà
8


Tây, Hà Tây với Bác Hồ. Hy vọng rằng, từ những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh dành cho Đảng bộ và nhân dân Hà Tây nói riêng, cho đồng bào và
chiến sĩ cả nước nói chung, một Thủ đô Hà Nội mới sẽ được xây dựng và ngày
càng phát triển, xứng đáng với vị thế một nước Việt Nam trên đường hội nhập.
Ngồi ra, cịn có những luận văn, luận án liên quan đến vấn đề hậu
phương của các địa phương khác trong cả nước, những bản hồi ức và bản viết
tay, những ghi nhớ của những người trong cuộc tuy tản mạn nhưng có giá trị
tham khảo góp thêm nhiều sự kiện làm cho lịch sử sinh động hơn, tính nhân
dân rõ nét hơn.
Nhìn chung, những tác phẩm ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập đến
tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương cho các cuộc kháng chiến, đề
cập đến các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong việc xây dựng
các căn cứ địa hậu phương cho cuộc chiến tranh cách mạng. Các cơng trình
tiêu biểu kể trên, có tác dụng gợi mở hướng nghiên cứu và là cơ sở giúp
người viết hồn thành luận văn của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
những thành quả nghiên cứu của các bậc thầy đi trước, người viết đã định
hướng nên nội dung luận văn và rút ra những đặc điểm riêng biệt của hậu
phương Hà Tây trên bình diện chung của hậu phương lớn miền Bắc. Tuy
nhiên, dưới góc độ Lịch sử Đảng thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu về sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong công tác thực hiện nhiệm vụ hậu
phương từ năm 1965 đến năm 1975. Chính vì vậy, đề tài luận văn tập trung đi
sâu nghiên cứu những chủ trương, chính sách chung của Đảng cũng như của

Đảng bộ Hà Tây trong việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến
năm 1975 và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh, từ đó đưa ra những
nhận xét cũng như rút ra những kinh nghiệm quý báu cho những giai đoạn
tiếp theo.

9


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Góp phần tái hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây và cuộc chiến đấu
anh dũng của quân và dân Hà Tây trong thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ
năm 1965 đến năm 1975, qua đó khẳng định thành tựu, nêu lên hạn chế và rút
ra những kinh nghiệm lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu Chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ Hà Tây về
thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975.
- Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây với việc thực hiện nhiệm
vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975.
- Rút ra những ưu điểm, hạn chế và đưa ra những kinh nghiệm có giá trị
thực tiễn và lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử,
phương pháp lơgíc và các phương pháp cơ bản khác như phân tích, tổng hợp,
đối chiếu, thống kê, so sánh.
Luận văn cũng đi sâu, làm rõ những sự kiện chủ yếu, quan trọng, phản
ánh quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây dưới
tác động các chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước bằng phương
pháp lịch sử (phương pháp đồng đại, phương pháp lịch đại), phương pháp

phân tích, đối chiếu, thống kê...
Để luận giải và rút ra những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận và
thực tiễn, luận văn sử dụng các phương pháp lơgíc - lịch sử, so sánh và hệ
thống hóa.
Một cách tổng quát, luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp
của khoa học lịch sử dưới góc độ Lịch sử Đảng, ngồi ra, có kết hợp với các
phương pháp liên ngành khác. Các phương pháp trên được vận dụng phù hợp
với từng nội dung của luận văn.
10


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ
tỉnh Hà Tây từ năm 1965 đến năm 1975.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ
được triển khai trên phạm vi toàn miền Bắc. Đề tài không nghiên cứu trên
phạm vi rộng mà chỉ đi sâu nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tây
- Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong
suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của đề
tài được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1975, đây là
giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược được đẩy lên đến đỉnh cao.
6. Đóng góp của đề tài
- Cung cấp những tư liệu lịch sử về thời kỳ thực hiện nhiệm vụ jhậu
phương, chi viện tiền tuyến của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ xâm lược từ năm 1965 đến năm 1975.
- Những thắng lợi và những thành tựu của Đảng bộ Hà Tây thời kỳ này
sẽ là tài liệu giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ địa phương.
- Những kinh nghiệm được rút ra có thể được vận dụng vào cơng cuộc

xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung và Hà Tây nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu
phương từ năm 1965 đến năm 1968.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu
phương từ năm 1969 đến năm 1975
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm.

11


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968
1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ Hà Tây
1.1.1. Những căn cứ xác định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
1.1.1.1. Khái quát chung về tỉnh Hà Tây
Ngày 21 - 4 - 1965, BTV Quốc hội đã phê chuẩn quyết định số 103NQ/TVQH Về việc hợp nhất Hà Đông - Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây.Hà Tây
nằm ở khu vực trung tâm của vùng Ðồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp sơng
Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía
Tây giáp các tỉnh Phú Thọ và Hồ Bình, phía Đơng giáp tỉnh Hưng n, có
diện tích 2.191,9km2 với số dân là 2.543,5 nghìn người (2006), mật độ
1.157 người/km2 (2006) gồm các dân tộc Kinh, Mường, Dao, Tày cùng
sinh sống [77, tr. 4].
Địa hình: tuy là tỉnh đồng bằng nhưng địa hình Hà Tây khá đa dạng, bao
gồm cả đồng bằng và đồi núi. Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Vùng núi đồi phía Tây, có độ cao tuyệt đối 300m trở lên,
diện tích 704km2, chiếm 1/3 diện tích tồn tỉnh, địa hình dốc trên 25 0. Cao

nhất là đỉnh núi Ba Vì 1.281m, núi Gia Dê thuộc Ba Vì có độ cao 707m, núi
Thiên Trù (Mỹ Đức cao 378 m, núi Bộc (Chương Mỹ) cao 245m, núi Thầy
(Quốc Oai) cao 105m. Các núi đá vơi tập trung ở phía Tây Nam tỉnh, địa hình
bị chia cắt rất phức tạp, có nhiều hang động lớn. Vùng đồi gị có diện tích trên
530 km2, chủ yếu là đồi thấp (độ cao trung bình 100 m) xen lẫn các thung
lũng. Vùng đồng bằng phía Đơng có diện tích 1.444 km2 chiếm 2/3 diện tích
tồn tỉnh. Độ cao trung bình từ 5 - 7 m so với mặt biển. Địa hình vùng đồng
bằng tương đối bằng phẳng, mang đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ với
nhiều ô trũng đê viền. Đất đai màu mỡ, có điều kiện thâm canh cây lúa nước
cho năng suất cao, phát triển rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày [77, tr. 5].
12


Đất:Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 2.191,9 km2. Trong đó, đất
nơng nghiệp chiếm 55,7%, đất lâm nghiệp 6,88%, đất chuyên dùng 18,14%,
đất ở đô thị 0,29%, đất ở nông thôn 5,59%, đất chưa sử dụng 13,38%. Đất đai
Hà Tây có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại
cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công
nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Vùng đồng bằng thuận lợi
cho phát triển cây lương thực, rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi
lợn, vịt, thuỷ đặc sản. Vùng đồi gò thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài
ngày (cà phê, trẩu, sở, thông) cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Rừng:Rừng
Hà Tây khơng lớn, nhưng rừng tự nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại
thực vật phong phú, đa dạng, q hiếm. Hiện nay, đã xác định được 872 loài
thực vật bậc cao thuộc 427 chi nằm trong 90 họ. Hà Tây có 2 khu rừng tự
nhiên: rừng Quốc gia Ba Vì có diện tích 7.400 ha với chủng loại thực vật
phong phú và q hiếm, 872 lồi thực vật bậc cao thuộc 427 chi, trong 60 họ
đã được xác định. Khu vực rừng tự nhiên thuộc huyện Mỹ Đức (vùng Hương
Sơn) cũng bao gồm nhiều chủng loại động, thực vật quý, hiếm [77, tr. 6].
Như vậy, với sự phân bố về địa lý, Hà Tây trở thành địa bàn có tính chất

cơ động, có vị trí chiến lược về qn sự, là vành đai, áo giáp bảo vệ Thủ đô
trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Ngoài những mặt thuận lợi, trong quá trình phát triển Hà Tây cũng gặp
một số khó khăn, phức tạp do địa hình phân bố không bằng phẳng, thấp dần
từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, do đó về mùa mưa thường bị úng
lụt, nhất là ở các huyện phía Nam của tỉnh. Do phức tạp về địa hình nên trong
tỉnh có nhiều vùng kinh tế, văn hóa khác nhau, mặt khác, sự phân bố dân cư
không đồng đều và tỷ lệ gia tăng nhanh nên diện tích đất canh tác bị thu h p,
gây khơng ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế.
Giao thông: Với lợi thế nằm ở khu trung tâm của vùng đồng bằng Bắc
Bộ, liền kề thủ đô Hà Nội, Hà Tây có hệ thống hạ tầng giao thông rất phát
triển. Quốc lộ 1 từ Hà Nội qua Hà Tây chạy dài tới thành phố Hồ Chí Minh.
13


Quốc lộ 6 qua Hịa Bình nối liền với Tây Bắc. Quốc lộ 32 qua Vĩnh Phúc nối
Hà Tây với Việt Bắc. Quốc lộ 21B từ thành phố Hà Đông đi các huyện phía
Nam của tỉnh, qua Hà Nam. Đường cao tốc Láng - Hồ Lạc là tuyến giao
thơng huyết mạch nối Hà Nội với sân bay Hoà Lạc ở huyện Thạch Thất của
tỉnh Hà Tây. Ngoài đường bộ, hệ thống giao thông đường thuỷ của Hà Tây
cũng khá thuận tiện. Sơng Hồng chảy ở phía Đơng của tỉnh, theo chiều Bắc
Nam. Sông Đà chảy ở vùng Tây Bắc của huyện Ba Vì. Ngồi ra, cịn có 4 con
sơng nhỏ chạy trong nội tỉnh tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ liên hồn.
Văn hố - xã hội: Là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, Hà Tây có
một kho tàng văn học dân gian phong phú: ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện
thơ, truyện cổ tích, truyện cười có giá trị văn học. Người Kinh có hát chèo,
hát trống qn, hát cị lả, hát cửa đình, múa rối nước. Người Mường có hát
xéc bùa, hát ví, hát đúm, hát ru, hát đồng dao. Nhạc cụ có trống kèn... Cồng
chiêng là một loại hình âm nhạc độc đáo của dân tộc Mường. Người Dao có
múa rùa, múa chung, múa chim. Nơi là vùng đất sản sinh ra nhiều danh nhân

dân tộc tiêu biểu như Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Phan Huy
Chú. Đồng thời là mảnh đất bảo tồn nhiều di sản văn hóa dân tộc tiêu biểu là
hàng trăm đình chùa, miếu mạo có giá trị về kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật
tơn giáo.
Hà Tây có rất nhiều Lễ hội mang đặc trưng của Lễ hội truyền thống đồng
bằng Bắc bộ Việt Nam, mỗi làng, mỗi vùng đều có Lễ hội riêng. Mỗi Lễ hội
như một bảo tàng văn hoá sống động thể hiện rõ những nét đặc trưng văn hoá
dân tộc. Du khách sẽ bắt gặp những nghi lễ tôn thờ các vị thần linh của cư dân
nơng nghiệp, để cầu cho mưa thuận gió hồ, mùa màng bội thu hay để tôn
vinh, tưởng nhớ những vị anh hùng, những người có cơng lao với đất nước,
với làng xã được tôn làm phúc thần bảo hộ. Lễ hội cũng là dịp để du khách
tham dự vào những trò chơi dân gian như đấu vật, đánh cờ người, thổi cơm
thi, kéo co, hội thả diều, hội chọi gà... hay xem các loại hình nghệ thuật dân
gian truyền thống như hát dô, hát chèo tầu, múa rối nước, múa rối cạn...
14


Kinh tế: Hà Tây liền kề Thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên và vị trí
địa lý thuận lợi, đất đai phong phú, cảnh quan đ p và có điều kiện phát triển
để trở thành một khu vực vệ tinh phát triển trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp,
công nghiệp và du lịch dịch vụ.
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tây có những bước tiến đáng khích lệ.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công
nghiệp từ 34,59% (năm 2002) lên 37,1% (năm 2004) và giảm dần tỉ trọng
nông nghiệp từ 35,9% xuống còn 33,6%; dịch vụ giữ mức 29,5%. Cơ cấu lao
động cũng có sự chuyển dịch quan trọng, từ 70% năm 2001, giảm xuống cịn
65,8% năm 2004. Trong nơng nghiệp, tỉ trọng chăn nuôi tăng lên, cơ cấu mùa
vụ có sự thay đổi lớn với việc đưa vụ đơng trở thành vụ sản xuất chính. Trong
cơng nghiệp, khu vực kinh tế ngồi quốc doanh có tốc độ tăng 20%/năm, kinh
tế Nhà nước tăng 27%/năm [77, tr. 12].

Tỉnh Hà Tây phấn đấu kết hợp hài hoà các nguồn lực bên trong và bên
ngoài, nhất là vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ và nguyên liệu, phát triển mạnh
và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho q trình trao đổi hàng
hố và phát triển các loại hình dịch vụ.
Du lịch:Hà Tây là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đ p, gắn liền
với các dấu tích về lịch sử phát triển của dân tộc qua đấu tranh dựng nước và
giữ nước như vùng núi cao Ba Vì với huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh nay
là Rừng Quốc gia Ba Vì, dưới chân núi có nhiều cảnh đ p, xây dựng các điểm
du lịch: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Mơ, Suối Hai, Đồng
Mô…Dãy núi đá vơi trùng điệp phía Tây Nam tỉnh (Quốc Oai, Chương Mỹ,
Mỹ Đức) có nhiều hang động độc đáo, kỳ thú, tiêu biểu là động Hương Tích
tạo nên thắng cảnh Hương Sơn nổi tiếng trong nước và thế giới, hàng năm thu
hút hàng vạn khách thập phương đến du lịch và trẩy hội.
Nơi đây cịn có nhiều đình chùa có giá trị cao về mặt kiến trúc, điêu khắc
nghệ thuật và tơn giáo: chùa Hương trong động Hương Tích nổi tiếng với
danh xưng Nam thiên đệ nhất động, chùa Đậu (Thường Tín), chùa Tây
15


Phương (Thạch Thất) có kiến trúc độc đáo nổi tiếng với 80 vị La Hán, chùa
Thầy (Quốc Oai) là nơi tu hành của cao tăng Từ Đạo Hạnh. Cùng với hàng
trăm di tích khác đều đã được xếp hạng quốc gia như: chùa Bối Khê, chùa
Trăm Gian, chùa Trầm, đền Và, chùa Mía, lăng Ngơ Quyền, đền Nguyễn
Trãi, thành cổ Sơn Tây…
Tỉnh có 3 cụm du lịch: cụm Sơn Tây - Ba Vì là du lịch văn hố sinh thái,
nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham quan di tích lịch sử và văn hoá dân gian,
nghỉ cuối tuần. Cụm chùa Hương là du lịch tín ngưỡng, tham quan di tích lịch
sử, cảnh quan thiên nhiên, du lịch hang động. Cụm Hà Đông và phụ cận là du
lịch xanh, du lịch văn hố trong các làng nghề và làng nơng nghiệp truyền
thống, du lịch thương mại.

1.1.1.2. Truyền thống yêu nước và phong trào cách mạng ở Hà Tây
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc Việt Nam,
nhân dân Hà Tây luôn luôn biểu hiện sáng ngời truyền thống yêu nước bảo vệ
tổ quốc thân yêu của mình qua các chặng đường lịch sử.
Kể từ cuộc xâm lược của Triệu Ðà (năm 179 trước công nguyên) đến
chiến thắng Bạch Ðằng của Ngô Quyền (năm 938) vừa đúng 1117 năm. Hơn
một thiên niên kỷ ấy nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
mà sử cũ thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc, nhưng đâu chỉ có Bắc thuộc, liên
tục hơn một thiên niên kỷ ấy nhân dân ta nói chung, Hà Tây nói riêng khơng
ngừng vùng dậy đấu tranh. Ðã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ từ mọi
miền đất nước chống xâm lược và đơ hộ trong đó có 6 cuộc khởi nghĩa giành
được thắng lợi đưa đến sự thành lập chính quyền độc lập tự chủ trong một
thời gian. Ðiểm nổi bật biểu hiện sáng ngời truyền thống yêu nước của nhân
dân Hà Tây là trong 6 cuộc khởi nghĩa thành cơng của cả nước thì có 3 cuộc
đã bùng lên đầu tiên trên quê hương Hà Tây dưới sự lãnh đạo của những
người con ưu tú của nhân dân xứ này. Những nghĩa quân đầu tiên tham gia
vào 3 cuộc khởi nghĩa đó là người dân Hà Tây.

16


Ðó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đưa đến sự ra đời của
nhà nước độc lập tự chủ trong những năm 40- 43; Cuộc khởi nghĩa của anh
em Phùng Hưng (766 - 779) với sự thành lập nền tự chủ cho đất nước trong
những năm 783- 791; Ngô Quyền và Chiến thắng Bạch Ðằng, đánh bại quân
xâm lược Nam Hán năm 938, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên
hoàn toàn độc lập tự chủ dưới thời đại Ðại Việt (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế
kỷ XIX)
Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX,các triều đại phong kiến Trung Quốc
với tham vọng thơn tính Ðại Việt biến thành quận huyện của chúng, đã liên

tục xâm lược. Cuộc xâm lược của nhà Tống năm 981 - 1077. Cuộc xâm lược
của đế chế Nguyên - Mông 3 lần (1258, 1285, 1287), cuộc xâm lược của nhà
Minh năm 1407 và của Mãn Thanh năm 1789. Các cuộc xâm lược diễn ra lúc
đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, thế lực quân giặc đông hơn ta gấp bội.
Nhưng tiếp nối truyền thống yêu nước sáng ngời đã hun đúc trong hơn một
nghìn năm chống Bắc thuộc, nhân dân Hà Tây đã sát cánh với nhân dân cả
nước, góp phần to lớn làm nên những võ công lừng lẫy: Bạch Ðằng, Chi
Lăng, Xương Giang, Ngọc Hồi, Ðống Ða lịch sử.
Mỗi lần chống xâm lược, truyền thống yêu nước của nhân dân Hà Tây lại
càng ngời sáng. Biết bao tấm gương xả thân vì độc lập tự do của nhân dân Hà
Tây trong kỷ nguyên Ðại Việt đã trở thành biểu tượng cho truyền thống yêu
nước Việt Nam. Nguyễn Trãi đã “thề không chung sống với giặc Minh”, chịu
đựng mười năm nằm gai nếm mật ở thành Ðơng Quan, viết nên sách “Bình
Ngơ” dâng lên Lê Lợi. Bình Ngơ Sách trở thành tư tưởng và đường lối chiến
lược đưa đến thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Bản thân Nguyễn Trãi đã có
cống hiến lớn lao có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Cùng
với Nguyễn Trãi cịn có Bùi Quốc Hưng (huyện Chương Ðức), Lý Tử Tấn
(huyện Thường Tín) là những tướng soái trọng yếu của Bộ tham mưu nghĩa
quân Lam Sơn.

17


Còn nhiều gương mặt khác biểu hiện tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc
sâu sắc của con người Hà Tây trong lịch sử Ðại Việt như Giang Văn
Minh (huyện Ba Vì) đỗ thám hoa năm 1628, đi sứ sang Trung Quốc. Ðể bảo
vệ quốc thể, bảo vệ thanh danh của dân tộc mà ông sẵn sàng hy sinh dưới lưỡi
đao cắt lưỡi của tên trùm phong kiến nhà Minh. Ngơ Thì Nhậm (Thanh Oai)
tiêu biểu cho lịng u nước của người trí thức đất Việt ở thế kỷ XVIII. Ông
cùng với đô đốc Ðặng Tiến Ðông (huyện Chương Mỹ) đã góp phần quyết

định thắng lợi của cuộc kháng chiến đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược
vào mùa xuân Kỷ văn phái ; còn viết chung cuốn tiểu thuyết lịch sử quan
trọng và đặc sắc là “Hoàng Lê nhất thống chí ”…
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước bốn nghìn năm của dân tộc, biết
bao thế hệ nhân dân Hà Tây đã thể hiện sáng ngời truyền thống yêu nước thiết
tha, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của đất nước. Truyền thống anh hùng
đó đang được những thế hệ người Hà Tây hôm nay kế thừa, phát huy trong
công cuộc xây dựng quê hương đất nước xã hội chủ nghĩa.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,Hà Ðông - Sơn
Tây (1965 hợp nhất thành tỉnh Hà Tây) là cửa ngõ của thủ đơ Hà Nội, là vùng
đất trù phú có tiềm năng kinh tế dồi dào và vị trí quân sự quan trọng. Trong
suốt những năm kháng chiến, Pháp và Mỹ đã cử những tên tay sai đắc lực và
xảo quyệt cai trị nơi đây vốn được coi như tai mắt - áo giáp cho cơ quan đầu
não của chúng ở thủ đơ. Vì vậy, Hà Ðơng, Sơn Tây trở thành mảnh đất tốt nẩy
mầm phong trào cách mạng.
1.1.1.3. Khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trước
năm 1965 của tỉnh Hà Tây
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền
Bắc được hồn tồn giải phóng, miền Nam cịn đặt dưới sự kiểm sốt của đế
quốc Mỹ, nhân dân và các lực lượng vũ trang hai tỉnh Hà Đông - Sơn Tây
phấn khởi bắt tay vào xây dựng lại địa phương của mình, bước vào thời kỳ
cách mạng XHCN theo quyết tâm chiến lược chung của Đảng “… miền Bắc
18


là chỗ đứng của ta. Bất kể tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”
[52, tr.67]. Là một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế: mạng lưới
giao thơng dày đặc, diện tích đất canh tác rộng, nguồn nhân lực dồi dào và
còn là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hà Tây hội tụ những yếu tố để phát triển
và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sau chiến tranh, hậu quả để lại còn

hết sức nặng nề. Trên 40.000 mẫu ruộng bị hoang hóa lâu ngày, nhất là ở khu
cháy Ứng Hịa, trung tâm huyện Phú Xuyên, vành đai trắng dọc đường 21A từ
Sơn Tây xuống Mỹ Đức, sân bay dày đặc dây thép gai, cọc sắt, mìn các loại…
Các tuyến đê ven Sông Hồng, Sông Đà, Sông Đáy nhiều đoạn bị sụt lở
nghiêm trọng. Nhiều nơi dân cư bị mất nhà cửa, tài sản lương thực bị thiếu
thốn, đàn gia súc, sức kéo của nhân dân phục vụ sản xuất thiếu nghiêm trọng.
Cùng với đó, hai tỉnh Hà Đơng và Sơn Tây… có nhiều cơ sở sản xuất cơng
nghiệp, thủ cơng nghiệp thiếu nguyên liệu, máy móc thiết bị bị địch tháo gỡ,
hàng vạn người làm nghề thủ công, buôn bán gặp nhiều khó khăn. Các tệ nạn
xã hội cũ, nhất là các ấn phẩm văn hóa phản động chưa được xóa bỏ… điều
này gây khơng ít khó khăn cho Đảng bộ hai tỉnh Hà Đơng - Sơn Tây trong
q trình khơi phục, phát triển kinh tế từ đó thực hiện nhiệm vụ với hậu
phương lớn miền Nam.
Nắm bắt được tình hình đó, cùng với nhân dân miền Bắc, quân và dân
Sơn Tây - Hà Đông bước vào thời kỳ mới, quán triệt Nghị quyết của Bộ
Chính trị, BTV Tỉnh ủy hai tỉnh Hà Đơng - Sơn Tây căn cứ vào hồn cảnh cụ
thể của từng địa phương đề ra chủ trương, nhiệm vụ cấp bách lúc này là tiếp
quản vùng giải phóng, nhanh chóng ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội, phục hồi kinh tế. Đồng thời chống địch dụ dỗ, cưỡng ép
đồng bào ta di cư vào Nam và chuẩn bị đón tiếp hàng vạn đồng bào miền
Nam ra tập kết. Nhiệm vụ này địi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía qn và dân
hai tỉnh thì mới có thể sớm ổn định tình hình.
Đầu năm 1958, tình hình cả nước có những biến chuyển mới. Trong lúc
nhân dân miền Bắc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh
19


tế, văn hóa. Ở miền Nam, chính quyền Mỹ - Diệm điên cuồng mở chiến dịch
“tố cộng - diệt cộng”, nhiều vụ thảm sát đã xảy ra. Những hành động dã man
đó của đế quốc Mỹ đã gây căm phẫn trong nhân dân, nhưng khơng vì thế mà

người dân mất đi tinh thần, ý chí đấu tranh mà cịn tiếp thêm cho họ sức mạnh,
sự dũng cảm để chiến đấu. Qn dân miền Bắc nói chung và qn dân Hà
Đơng - Sơn Tây nói riêng, đã biến đau thương thành hành động, sẵn sàng làm
mọi việc vì miền Nam ruột thịt, trong đó có tình kết nghĩa “Hà Đơng - Cần
Thơ”, “Sơn Tây - Tây Ninh”. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đồn thể
quần chúng hết lịng quan tâm, giúp đỡ các anh chị em miền Nam ra tập kết.
Tháng 1 năm 1959, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ XV (mở
rộng), Hội nghị đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cách mạng miền Nam và
nhấn mạnh vai trị, vị trí của miền Bắc, Nghị quyết Hội nghị Trung ương nêu
rõ: “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là xây dựng cuộc sống
mới, hịa bình, tự do, hạnh phúc của nhân dân miền Bắc, đồng thời củng cố
miền bắc thành cơ sở vững chắc về mọi mặt, là cơ sở hoàn thành nhiệm vụ
cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước, thống nhất tổ quốc” [47, tr.90-91].
Do yêu cầu của cách mạng, ở miền Bắc, trong đó có Hà Đơng - Sơn Tây
phải nỗ lực khẩn trương hơn nữa trên mọi mặt, sẵn sàng đáp ứng chi viện cho
miền Nam ruột thịt. Lần lượt trong tháng 01 và tháng 2 ở Hà Đông và Sơn
Tây tiến hành Đại hội, Nghị quyết của Đại hội của hai tỉnh nhìn chung đã
thống nhất nội dung cơ bản từ năm 1958 đến năm 1960 là phải tiến hành cải
tạo xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế cá thể. Trong đó có cải tạo và
phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở không ngừng phát
triển các ngành kinh tế khác, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.
Củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, sẵn sàng chi viện cho cách mạng
miền Nam. Căn cứ vào tình hình và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng
bộ Hà Tây chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách tích cực
nhất, thận trọng, vững chắc và chu đáo.

20


Kết quả thu được trong công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội trong những năm qua là sự phấn đấu liên tục của qn và
dân Hà Đơng - Sơn tây. Thắng lợi đó góp phần khẳng định đường lối cách
mạng đúng đắn của Trung ương Đảng, sự chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo,
chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ Hà Đông - Sơn Tây. Từ
đây, quân và dân Hà Đơng - Sơn Tây có nhiều thuận lợi cho sự phát triển ở
địa phương những năm tiếp theo và có cơ sở để làm hậu phương vững chắc
cho tiền tuyến miền Nam, cho cách mạng Việt Nam.
Bước sang năm 1960, chấp hành Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ III (9 - 1960) và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đầu năm 1960, Nghị quyết Tỉnh ủy số 69 - NĐ/TU về nhận định năm 1960 đã
xác định nhiệm vụ của địa phương là phải tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới, phát triển nông nghiệp làm nhiệm vụ trung tâm, đồng thời phát triển
công nghiệp, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho kế hoạch 5 năm lần thứ I. Bên
cạnh đó, cần làm tốt cơng tác qn sự địa phương, góp phần cùng quân dân cả
nước giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy, toàn tỉnh đã dấy lên phong trào thi
đua đuổi kịp và vượt “Đại Phong” trong nông nghiệp, “Duy Hải” trong công
nghiệp, “Bắc Lý” trong giáo dục. Những phong trào này có tác dụng sâu sắc
tới đời sống xã hội ở địa phương. Các HTX Thái Bạt, Phú Trạch, Trung Lập,
đã đẩy mạnh công tác cải tiến kĩ thuật, quản lý để trở thành lá cờ đầu trong
tỉnh. Nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phấn đấu liên
tục để được cơng nhận là những điển hình tiên tiến. Các ngành y tế, văn hóa,
giáo dục xuất hiện nhiều đơn vị điển hình. Phong trào phấn đấu trở thành “Tổ
lao động xã hội chủ nghĩa” được nhiều tầng lớp hưởng ứng.
Cùng với nhân dân, lực lượng vũ trang trong tỉnh sôi nổi hưởng ứng cuộc
vận động “Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính
quy, hiện đại” của quân ủy Trung ương, đẩy mạnh phong trào thi đua “Ba nhất”,

21



×