Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số tư tưởng triết học trong đại trí độ luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.97 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

HỒNG THỊ LAN ANH
(Thích Giác Ân)

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
TRONG ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

HỒNG THỊ LAN ANH
(Thích Giác Ân)

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
TRONG ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

1


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đã tổ chức khóa học để em có cơ hội tham gia học tập
và nghiên cứu khoa học.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong trường và thầy cơ khoa tài chính ngân
hàng đã truyền đạt lại cho em những kiến thức bổ ích để em có thể thực hiện
được nghiên cứu này.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo: Đinh Xuân Cường
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và tồn thể cán bộ Ngân
hàng Standard Chartered những người đã ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ em hồn
thành đề tài nghiên cứu này.


Học viên nghiên cứu

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5
NỘI DUNG.................................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO VỀ ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN .................................. 13
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Long Thọ. ............................................. 13
1.1.1. Thân thế của Long Thọ ............................................................... 13
1.1.2. Những trước tác của Long Thọ. ................................................. 17
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Đại Trí Độ Luận. ........................ 19
1.3. Những đặc điểm chính trong Đại Trí Độ Luận. .............................. 24
1.3.1. Triết lý về tinh thần nhập thế của Bồ tát. .................................... 24
1.3.2. Tư tưởng giải thốt trong Đại Trí Độ Luận ............................... 30
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: BẢN THỂ LUẬN TRONG ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN .................. 38
2.1. Nguyên lý về Duyên Sinh trong Đại Trí Độ Luận. .......................... 40
2.1.1. Nội dung ...................................................................................... 41
2.1.2. Ý nghĩa......................................................................................... 43
2.2. Triết học tính Khơng trong Đại Trí Độ Luận.................................. 49
2.2.1. Quan niệm về tính Khơng trong Đại Trí Độ Luận. ..................... 50
2.2.2. Tư tưởng tính Khơng trong Đại Trí Độ Luận. ............................ 55
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: NHẬN THỨC LUẬN TRONG ĐẠI TRÌ ĐỘ LUẬN ........... 62
3.1. Nguồn gốc và bản chất của nhận thức trong Đại Trí Độ Luận. ..... 62
3.1.1. Nguồn gốc của nhận thức trong Đại Trí Độ Luận. .................... 62

3.1.2. Bản chất của nhận thức luận trong Đại Trí Độ Luận. ............... 66
3.2. Phương pháp nhận thức trong Đại Trí Độ Luận ............................ 74
3.2.2. Nhận Thức chân lý Tứ Diệu Đế .................................................. 74
3.2.2. Các biện pháp nhận thức qua triết lý Bát Chính Đạo ................. 82
Tiểu kết chương 3..........................................................................................89
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..................................................................................... 94
CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
3


Hà Nội

: HN

Hồ Chí Minh

: HCM

Khoa học xã hội

: KHXH

Lịch sử Phật giáo Trung Quốc

: LSPGTQ

Nhà xuất bản

: Nxb


Phật giáo

: PG

Sau Công Nguyên

: SCN

Trước Công Nguyên

: TCN

Việt Nam

: VN

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đại Trí Độ Luận – Mahàpra-jnàpàramitásastra do Cưu Ma La Thập
(Kumarajva) dịch vào đời Diêu Tần (384-417) và đã có ảnh hưởng lớn trong sự
phát triển Phật học Trung Quốc. Chẳng hạn như Tông Tam Luận, ngoài 3 bộ
luận căn bản là Trung Luận, Thập Nhị Mơn Luận và Bách Luận1 thì cả ba bộ
Luận này đều do Cưu Ma La Thập dịch, trong đó đã bao gồm Đại Trí
Độ Luận vào phần lập giáo của Tơng mình, nên cịn gọi là Tơng Tứ Luận.
Trong 13 tơng của LSPGTQ khơng có Tứ Luận tơng. Chỉ vào thời Nam - Bắc
triều (420-581), ở phía Bắc có hiện tượng nhập Đại Trí Độ luận vào hệ thống 3

bộ luận trên để giải thích rộng và rõ hơn “tính Khơng”, cho nên có người gọi là
Tứ Luận tơng, tồn tại trong một thời gian ngắn.
Với tính cách đồ sộ của bộ Luận - 100 quyển được Cưu Ma La Thập dịch
từ Phạn sang Hán. Luận tạng Phật giáo Đại thừa thời kỳ đầu có thêm một Luận
thư đáng kể. Sự uyên bác của Đại Trí Độ Luận, sự tinh tế của Thập Nhị Môn
Luận, sự khúc chiết của Trung Quán Luận và Bách Luận, cuối cùng đều quy
về Trung Đạo thực tướng. Đây chính là tư tưởng chính thống Phật giáo Đại
thừa mà Long Thọ

là một trong tứ Luận sư (Luận sư Asvaghosa,

Devabodhisattva, Nàgàrjuna, Kumàralabdha) đã xiển dương sau khi Đức Phật
nhập Niết bàn. Ông thực xứng danh Mãnh Long trên bầu trời Phật giáo mà sau
này khơng mấy ai vượt qua được.
Đại Trí Độ Luận là bộ luận căn bản, giảng giải nhiều vấn đề liên quan đến
tư tưởng, lịch sử, v.v... cho đến các quy định Giới Luật Tăng già đều được
trình bày đầy đủ, bao gồm cả tư tưởng Tiểu thừa, lẫn Đại thừa. Do đó, Đại Trí
Độ Luận được ví như một bộ Bách khoa tồn thư về Phật giáo. Vì thế, việc
nghiên cứu tư tưởng về bộ luận này là một nhu cầu cần thiết, không chỉ tạo cơ
sở cho việc quy tập, tiếp cận những giá trị tinh túy của hệ thống Kinh tạng Bát
1

Hai bộ luận đầu do Bồ tát Long Thọ viết, bộ luận sau do Bồ tát Đề Bà trước tác.

5


nhã mà cịn là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào các kinh điển thuộc Phật
giáo Đại thừa và các bộ luận khác.
Tư tưởng chủ đạo của Đại Trí Độ Luận là tính “Khơng”, cốt gạt bỏ mọi

quan niệm do vọng tưởng đem lại, ln nhìn thế giới theo hai chiều sinh diệt,
có khơng… khiến thế giới bị bóp méo, bị che lấp. Thực ra, thực tướng của thế
giới là không, không sinh không diệt, không đi không lại… trong đó khơng thể
thêm vào một thuộc tính nào nữa.
Để thấu triệt tính “Khơng” ấy người ta thường theo hai lối qn là Tích
khơng qn và Thể khơng qn. Qn pháp phân tích thấy các pháp khơng tự
có mà phải do nhân dun hịa hợp mới có, có một cách giả tạo, trống rỗng,
khơng có thật tính, như vậy gọi là Tích khơng qn. Nếu khơng thơng qua sự
qn sát phân tích nhân duyên, mà chỉ thể nhận trực tiếp tính “Khơng” thì thấy sự
vật như thấy trăng dưới nước, bóng trong gương… gọi là Thể khơng qn.
Các pháp tính khơng mà chấp cho là thật có, ấy là vọng tưởng. Nhưng nếu
lại chấp tướng không mà phá hủy tất cả, khơng thừa nhận vọng tưởng là có
thật, thì lại rơi vào tà kiến. Vì vậy mà trong Đại Trí Độ Luận đã cảnh tỉnh như
sau: "Nếu người khơng tu tập hai Không ấy, tức rơi vào hai bên hoặc thường
hoặc đoạn diệt, vì sao? Vì nếu các pháp thật có thời khơng có nghĩa diệt, bị rơi
vào chấp thường; như người ra khỏi nhà này đi vào nhà khác, mắt tuy khơng
thấy mà khơng gọi là khơng có. Các pháp cũng như vậy, từ đời vị lai đi vào đời
hiện tại, từ đời hiện tại đi vào đời q khứ, như vậy thời khơng diệt.
Hành giả vì lo sợ “Có”, mà dùng “Khơng” để phá tâm chấp “Có”, song lại
chấp “Không” mà đắm vào “Không”, thời bị rơi vào đoạn diệt. Vì vậy nên tu
hành “Khơng” ấy để phá “Có”, cũng khơng đắm “Khơng”. Xa lìa hai cực đoan
ấy, lấy Trung Đạo để hành mười tám Không, dùng tâm đại bi mà độ chúng
sinh, thế cho nên sau mười tám Khơng, đều nói chẳng phải thường chẳng phải
diệt; ấy gọi là Ma- ha Diễn. Trái với đây là hí luận2 của người cuồng, ở trong Phật

2

Hý luận là những lời nói khơng có ý nghĩa, khơng có sự thực, là những lời nói làm rối loạn nội tâm

6



pháp vốn khơng được gì, như người ở giữa đống trân bảo lượm lấy ngọc thủy
tinh, mắt tuy thấy đẹp mà chẳng có giá trị gì".[57, tr. 233]
Đại Trí Độ Luận không chỉ ẩn chứa những tư tưởng triết lý vi diệu của
Phật giáo mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các nhà tu hành trong quan niệm về
thế giới Nhân sinh. Vì vậy, để tìm hiểu và làm rõ hơn tư tưởng triết học trong
bộ Luận này, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số tư tưởng triết học trong
Đại Trí Độ Luận” làm luận văn Thạc sỹ triết học, chun ngành Tơn giáo học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong kho tàng tư tưởng nhân loại từ xưa cho đến nay, Phật giáo như một
cây cổ thụ lặng lẽ, đầy cuốn hút giữa một rừng tư tưởng. Mặc dù nội dung chủ
yếu của Phật giáo là bàn về vấn đề giải thoát - đưa chúng sinh thoát khỏi nỗi
khổ đau của cuộc đời hiện thực, nhưng với tư cách là một học thuyết mang
đậm tính triết lý, nên những tư tưởng của Phật giáo cũng luận bàn nhiều những
vấn đề của triết học như quan niệm về sự tồn tại của thế giới (bản thể luận), về
sự tồn tại của con người và ý nghĩa của cuộc sống (Nhân sinh quan). Những
quan niệm về “Pháp”, “Bản thể”, “Tâm”, “Vô thường”, “Vô ngã”, “Sắc
không”, “Nhân quả”, “Luân hồi”, “Nghiệp báo”, “Thập nhị nhân duyên”, “Tứ
diệu đế”, “Giải thoát”, “Niết bàn”... là những tư tưởng thể hiện điều đó.
Tư tưởng triết học và triết học Phật giáo trong lịch sử và hiện tại ở Việt
Nam đã có khá nhiều các cơng trình khoa học nghiên cứu rất thâm sâu. Mỗi
cơng trình khoa học đó lại có những điểm quy chiếu dưới nhiều góc độ khác
nhau và ta có thể kể đến một số cơng trình điển hình như sau: Cuốn Triết học
phương đông và phương Tây vấn đề và cách tiếp cận của Nguyễn Quang Hưng
- Lương Gia Tĩnh và Nguyễn Thanh Bình đồng chủ biên (2012), (Nxb chính trị
quốc gia - sự thật Hà Nội) đã bàn về Triết học phương Tây, một số vấn đề
Triết học phương Đông và lịch sử tư tưởng Triết học VN; Cuốn Những vẫn đề
cơ bản của Triết Học của S.E.Frost,Tr. Ph. D trước tác và Đông Hương – Kiến

Văn biên dịch (Nxb từ điển Bách Khoa- 2008) mang tới cho bạn đọc những
7


quan điểm, cách nhìn nhận và giải quyết những vấn đề cốt lỗi của Triết học
như bản chất của vũ trụ, vị trí của con người trong vũ trụ, con người và nhà
nước, con người và giáo dục, ý thức và vật chất, ý tưởng và tư duy; Cuốn Triết
học tơn giáo của Mel Thomson, (Nxb chính trị quốc gia – 2004) trình bày về
kinh nghiệm tơn giáo, ngơn ngữ tôn giáo, mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa
học, tôn giáo và đạo đức, nhân cách, tôn giáo với cái thiện cái ác; Cuốn Đại
cương Triết học Trung Quán luận, Jaidevsingh, Thích Viên Lý dịch (Viện triết
lý VN và Triết học thế giới 1998) Cơng trình biên soạn này trình bày một cách
rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán
cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển và mục đích của Trung Quán phái
biện chứng pháp. Chẳng những thế, nó cịn thuyết minh một cách tường tận
những nhận xét khác nhau về những khái niệm Phật Pháp luận v.v... kể cả
những lý tưởng về Giới Luật, tôn giáo, Niết bàn, quan hệ duyên khởi, giữa Đại
thừa và Nguyên Thủy. Đối với ý nghĩa “Khơng” và “Khơng Tính” kể cả những
ý nghĩa được bao hàm trong phương diện giá trị luận và cứu thế học cũng đã
được văn bản này mổ xẻ, trình bày một cách rốt ráo, tỉ mỉ; Cuốn Đại thừa Phật
giáo tư tưởng luận, ; KimMuRa taiken Thích Quảng Độ dịch, (Viện đại học
Vạn Hạnh 1969); cuốn sách này tác giả nghiêm cứu về lịch sử tư tưởng của
Phật giáo Đại thừa, những triết lý trong giáo lý Phật giáo như: bản chất của tôn
giáo với Phật giáo, giải thoát luận Phật giáo, chân như quann của Phật giáo...từ
đó tác giả đưa ra nhưng ý nghĩa thực tiễn trong Phật giáo Đại thừa. Bên cạnh
đó cịn có các cuốc sách Tư tưởng Phật giáo - Tâp II , Thích Trí Quảng (2004)
Nxb Tơn Giáo; Walpola Rahula, Thích Nữ Trí Hải dịch, Tư Tưởng Phật Học,
Nxb Văn Hóa Sài Gòn.v.v… cũng bàn luận về các vấn đề triết học trong giáo
lý của đức Phật.
Ngồi ra cịn có các Luận án tiến sĩ triết học của: Đoàn Văn An (2001),

Tư tương triết học trong kinh Kim Cương (Học viện khoa học xã hội) Luận án
đã đưa ra được một cái nhìn hệ thống khi tiếp cận kinh Kim Cương từ phương
diện triết học, qua việc phân tích, làm rõ những nội dung triết học cơ bản trong
8


bản kinh này, như vấn đề Bản thể luận, Nhận thức luận, Mẫu người lý tưởng
và triết lý nhập thế. Từ những phân tích về nội dung triết học trong kinh Kim
Cương, đặc biệt là về mẫu người lý tưởng và triết lý nhập thế, luận án đã bước
đầu chỉ ra những ảnh hưởng của kinh Kim Cương đến việc hình thành một đặc
điểm nổi bật trong Thiền học Việt Nam thời Lý – Trần, đó là tinh thần nhập
thế; Cuốn Tư tưởng Triết học của Trần Nhân Tông của Bùi Huy Du (Đại Học
Quốc gia Tp. HCM, 2011) Luận án này tác giả trình bày về cơ sở xã hội và
những tiền đề tư tưởng hình thành Triết học của Trần Nhân Tơng, phân tích
nội dung tư tưởng Triết học cơ bản của Trần Nhân Tông qua các vấn đề Triết
học về bản thể luận, đạo đức nhân sinh, từ đó rút ra những đặc điểm và giá trị
trong lich sử tư tưởng Triết học VN; Luận văn thạc sĩ triết học của: Nguyễn
Thị Hảo (2000) Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín
đồ Đạo Phật hiện nay (qua quan sát một số Chùa ở HN), Viện Triết học. Ở
luận văn này tác giả đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề thuộc nhân
sinh quan của Phật giáo như: Quan niệm về con người và cuộc đời con người,
quan niệm về giải thốt và con đường giải thốt, Phân tích những biểu hiện của
quan niệm nhân sinh Phật giáo ở tín đồ đạo Phật Hà Nội hiện nay qua niềm tin
tôn giáo, việc thực hiện lễ nghi và sự thực hành giới luật của họ. Từ đó rút ra
những kết luận về ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội nước ta hiện nay.
Riêng với bộ Đại Trí Độ Luận, vào những năm đầu thập niên 40 của thế
kỷ XX, nó mới được học giả người Pháp là Étienne Lamotte dịch mang tựa đề
Le Traité de la Grande vertu de Sagesse. Nhưng mới chỉ được xuất bản tập
đầu vào năm 1944; tập 3 năm 1970 và tập 5 năm 1980. Ở Việt Nam, trước đây
Đại Trí Độ Luận mới chỉ biết đến qua hai bản dịch do Ni sư Diệu Khơng và

Hịa thượng Trung Qn dịch. Và gần đây nhất, là bản dịch của Hòa thượng
Thiện Siêu, viện nghiên cứu Phật học Việt Nan xuất bản, gồm 5 tập. Đó là
những bản Hán được dịch sang tiếng Việt. Bên cạnh đó là các nhà tu hành có
kiến thức uyên thâm Phật học đã giảng dạy và giải thích một số tư tưởng triết
học thể hiện qua bộ luận, nhưng chưa có cơng trình nào luận giải hay nghiên
9


cứu một cách căn bản về tư tưởng triết học của Đại Trí Độ Luận. Do vậy, việc
nghiên cứu “Một số tư tưởng triết học trong Đại Trí Độ Luận” là cần thiết và
có ý nghĩa, từ lý luận đến thực tiễn trong việc phát huy vị trí và vai trò của
Phật giáo Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của Luận văn nhằm phân tích và làm rõ một số nội dung tư
tưởng triết học cơ bản trong bộ Đại Trí Độ Luận và thơng qua việc khảo sát
nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu được những tư tưởng triết học sâu sắc trong
kho tàng giáo lý đạo Phật và đạo Phật Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ thứ nhất: Lược khảo về Đại Trí Độ Luận.
- Nhiệm vụ thứ 2: Bản thể luận trong Đại Trí Độ Luận.
- Nhiệm vụ thứ 3: Nhận thức luận trong Đại Trí Độ Luận.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở lý luận.
Từ quan điểm Phật học và trên cơ sở phương pháp luận biện chứng khoa
học, tôn giáo học để làm rõ những vấn đề triết học cơ bản trong Đại Trí Độ
Luận. Ngồi việc khảo sát, phân tích, đúc kết nội dung những vấn đề trong bộ
Luận, luận văn còn đối chiếu những bộ Kinh điển và những cơng trình khảo
cứu có liên quan trực tiếp đến bộ Luận này, đặc biệt là những chuyên khảo về

triết học, nhằm chỉ rõ đâu là tư tưởng triết học trong bộ Đại Trí Độ Luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong hướng nghiên cứu đó, luận văn sử dụng những phương pháp cơ
bản sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu,
phương pháp logic - lịch sử, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp
nghiên cứu lịch sử triết học và phương pháp chú giải học (cịn gọi là Thơng diễn).

10


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bản luận văn này là tư tưởng triết học được thể
hiện trong bộ Đại Trí Độ Luận, trên cơ sở bản dịch của Hịa thượng Thích
Thiện Siêu, có đối chiếu với bản chữ Hán được khắc in và sử dụng phổ biến ở
Việt Nam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là một số tư tưởng triết học trong Đại Trí Độ
Luận được thể hiện qua các mặt bản thể luận và nhận thức luận.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn khảo sát, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển
và những đặc điểm cơ bản trong bộ Đại Trí Độ Luận.
Thứ hai, bước đầu phân tích và làm rõ những tư tưởng triết học được thể
hiện trong Đại Trí Độ Luận.
Thứ ba, từ những kết quả đạt được, luận văn có thể đặt cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học Phật giáo và Phật giáo Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn giúp ta hiểu sâu sắc hơn về một số tư tưởng triết học trong bộ
Đại Trí Độ Luận và từ đó góp phần đặt cơ sở cho việc tu tâp để tiến tới quả vị
giải thoát, giác ngộ.

Đây là chuyên đề khảo cứu đầu tiên ở Việt Nam, nghiên cứu một cách
khái quát có hệ thống về “Một số tư tưởng triết học trong Đại Trí Độ Luận”,
nó có giá trị đặt cơ sở ban đầu cho khảo cứu chuyên biệt về triết học trong Đại
Trí Độ Luận nói riêng và trong các bộ Kinh, Luận nói chung.
8. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm: phần mở đầu, nội dung chính gồm 3 chương 7 tiết, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo.

11


12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO VỀ ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
1.1. Thân thế và sự nghiệp của tác giả Long Thọ.
1.1.1. Thân thế của Long Thọ
Long Thọ là tên gọi theo cách dịch trong tiếng Trung Hoa. Tên của ông
trong tiếng Sanskrit là Nāgārjuna. “Nāga” là lồi rắn. Trong tín ngưỡng Ấn
Độ, rắn là một loài hung dữ và tượng trưng cho sự phá hủy. Rắn được tôn thờ
như một vị thần và đúng như tên gọi, Nāgārjuna như một rắn thần hung dữ.
Bằng tính Khơng luận, Ngài phá hủy tất cả giáo thuyết về Tiểu ngã và Đại ngã
của Bà la môn giáo, phá hủy tất cả quan niệm về “linh hồn” đang thịnh hành
trong giới bình dân của Độc tử bộ, phá hủy tất cả luận thuyết “Nhất thiết hữu”
đang ảnh hưởng trong giới trí thức của Nhất thiết hữu bộ...
Long Thọ thường được xem là tông chủ của nhiều tông phái thuộc truyền
thống Đại thừa. Do vậy, thời gian ra đời và công cuộc hoằng pháp của Ngài có
một số khác biệt khi được ghi lại trong các sử liệu của các tông phái. Sử liệu
sớm nhất về Long Thọ là tác phẩm Long Thọ Bồ tát truyện [31, tr. 406]. Tác

phẩm này được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang tiếng Trung Quốc vào năm
405 SCN. Bản dịch Long Thọ Bồ tát truyện của Cưu Ma La Thập khơng đề cập
năm sinh, nhưng những học trị của Cưu Ma La Thập như Huệ Viễn cho rằng
Long Thọ ra đời vào thế kỷ thứ IX sau Phật diệt độ. Căn cứ vào những nguồn
sử liệu này và so sánh với sử liệu Tây Tạng, giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng
Long Thọ có thể sinh vào năm 113 và mất vào năm 173 [41, tr. 50 - 53].
T.R.V. Murti cũng cho rằng Long Thọ thành lập Trung Quán tơng vào năm
150 SCN [82, tr. 87]. Và nhìn chung, các sử gia Phật giáo và các nhà cứu
nghiên lịch sử Ấn Độ đồng ý rằng Long Thọ là bạn thân cũng là thầy của vua
Gautamīputra, triều đại Śātavāhana ở Nam Ấn. Vua Gautamīputra trị vì, theo
giáo sư Raychaudhuri [63, tr. 491], trong khoảng 103 đến 130 SCN và theo

13


Nilakatha Sastri, trong khoảng 170-199 SCN [71, tr. 92]. Như vậy, có thể
khẳng định rằng Long Thọ sinh ra và mất đi trong thế kỷ II SCN.
Huyền Trang, trong Đại Đường Tây Vực ký [77, tr. 201], và ngài Buston,
trong Lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng [66, tr. 122] đều ghi rằng Long
Thọ sinh ra ở nước Vidarbha (phía Nam Kosala), nay là thành phố Nagpur,
thuộc tiểu bang Maharastra của miền Nam Ấn Độ. Theo Long Thọ Bồ tát
truyện, ngay từ nhỏ, Long Thọ tỏ rõ là một cậu bé thông minh, đến tuổi trưởng
thành, ông xuất gia học Phật. Thời gian đầu, ông theo học giáo điển của các bộ
phái thuộc Thanh Văn thừa, chỉ trong 90 ngày, ơng đã lĩnh hội tồn bộ giáo
nghĩa của các bộ phái này. Nhưng khơng hài lịng với lời dạy trong những kinh
điển này, Long Thọ vân du cầu học. Một hôm, ngài gặp một Trưởng lão cao
Tăng đang sống ẩn dật trong núi Tuyết Sơn. Tại đây, vị Tăng trưởng lão này
trao cho ông một số kinh điển của Đại thừa, ơng rất hài lịng và say mê nghiên
cứu. Sau đó, Long Thọ được mời đến long cung của Long Vương ở đây, ông
nhận được thêm nhiều kinh điển khác của Đại thừa, nổi bật nhất là kinh Bát

nhã [42, tr. 185c19 - 186a].
Sự kiện Long Thọ vào Long Cung để nhận kinh điển Đại thừa có hơi
hướng huyền thoại hóa lịch sử. Có thể thời gian đầu, Long Thọ xuất gia học
Phật theo Đại chúng bộ hoặc chi phái của Đại chúng bộ, những bộ phái đang
thịnh hành tại Nam Ấn. Trong thời gian này, ngài thân cận một số trưởng lão
có tư tưởng Đại thừa sống trong các chi phái của Đại chúng bộ, cụ thể là phái
Pūrvaśailas và Aparaśailas. Truyền thống Tây Tạng ghi lại rằng vào thế kỷ đầu
Công Nguyên, hai chi phái này đã tụng đọc và nghiên cứu giáo nghĩa của
kinh Bát nhã [66, tr. 387]. Nên Long Thọ đã nghiên cứu kinh điển Đại thừa,
đặc biệt là Tiểu Phẩm Bát nhã với các trưởng lão có tư tưởng Đại thừa trong
hai chi phái của Đại chúng bộ. Gặp được kinh điển Đại thừa, Long Thọ say mê
nghiên cứu, hành trì theo giáo thuyết của kinh điển Đại thừa. Với trí tuệ siêu
việt và năng lực phi phàm, ông đã trước tác nhiều tác phẩm để xiển dương giáo
điển Đại thừa, kiệt tác nhất là Trung Luận, và truyền bá giáo điển ấy.
14


Nhận thấy cần truyền bá giáo điển Đại thừa lên Bắc Ấn, Long Thọ đã du
hóa về phương Bắc. Đầu tiên ơng đến các khu vực phía Tây thuộc quyền cai trị
của hoàng tộc Śaka. Rồi đi dần lên Tây Bắc của hồng tộc Kuṣāṇa [74, tr. 34].
Và sau đó, theo các sử gia Tây Tạng, Ngài xuôi về Đông Bắc. Tại Đông Ấn,
ông đã lưu lại và giảng dạy một thời gian dài tại Nalanda. Cuối đời, Long Thọ
trở về Nam Ấn và sống tại tu viện Śrīparvata [84, tr. 106]. Tại tu viện này,
Ngài đã tiếp nhận Thánh Thiên làm đệ tử. Thánh Thiên là học trò kiệt xuất
nhất của Long Thọ, đã có người có thể tiếp nối công việc trước tác và hoằng
pháp, Long Thọ bắt đầu nghĩ đến việc viên tịch.
Theo Huyền Trang, với sở chứng của mình, Long Thọ có thể sống vài
trăm năm. Nhưng với phong thái của một Đại sỹ Long Thọ tự tại giữa sống và
chết, Ngài đã tự cắt đứt đầu của mình theo lời đề nghị của một hồng tử, con
của vua Dẫn Chính (Yin-cheng), bạn của Long Thọ3 [76, tr. 201 - 202]. Long

Thọ viên tịch tại Tu viện Śrīparvata. Sau này, tu viện Śrīparvata thường được
gọi là tu viện Nāgārjunakoṇḍa, gọi theo tên của Long Thọ. Nāgārjunakoṇḍa
nay thuộc Andra Pradesh, một tiểu bang ở miền Đông Nam Ấn Độ.
Long Thọ là một Tu sĩ thuộc truyền thống Đại thừa nên ông dấn thân
không mệt mỏi để xiển dương giáo lý Đại thừa nói chung và luận thuyết tính
Khơng của ơng. Long Thọ đưa ra luận lý “Bát bất Trung đạo”. Và với luận lý
này, ông đả phá triệt để những luận thuyết về Thực tại luận và Đa nguyên luận
của các bộ phái Phật giáo và các chi phái của Bà la môn giáo [64, tr. 99]. Long
Thọ tuyên bố tính của tất cả các pháp là Khơng tính.
Long Thọ cũng là một Tăng sĩ Phật giáo nói chung nên Ơng ln tận tâm
bảo vệ Tăng sĩ của tất cả bộ phái Phật giáo và thừa nhận những giáo lý chung
của Phật giáo. Trong một lá thư dài gửi vua Gautamīputra, Long Thọ chỉ dành
3

Theo ký sự của ngài Huyền Trang được T. Watters dẫn lại, Bồ-tát Long Thọ sống đến mấy trăm
tuổi. Và tuổi thọ của vua Dẫn Chính tùy thuộc vào tuổi thọ của ngài Long Thọ. Hoàng tử út của vua
và mẹ của hoàng tử này tin rằng chỉ khi nào ngài Long Thọ xả thọ mạng và thị tịch thì vua mới băng
hà. Hồng tử này khơng muốn qua đời trước vua cha và muốn sớm lên ngôi vua. Nên đã đến thỉnh
cầu Bồ-tát Long Thọ xả bỏ thọ mạng. Chấp nhận lời thỉnh của hoàng tử, Bồ-tát Long Thọ xả bỏ thọ
mạng và tự chấm dứt mạng sống của ngài.

15


một phần ngắn khuyên vua thực hành một số việc cần làm của một Phật tử Đại
thừa. Còn phần lớn nội dung của thư này, Ông khuyên đức vua nên quy kính
ba ngơi Tam Bảo [81, tr. 1-2] và thực hành những giá trị đạo đức chung của
Phật giáo [2, tr. 6]. Long Thọ khuyên vua quy kính Phật, Pháp, Tăng cũng có
nghĩa là khun vua hãy tơn trọng và bảo vệ Tu sĩ của tất cả bộ phái Phật giáo.
Tāranātha, một sử gia Phật giáo Tây Tạng, cho rằng Long Thọ là nhà lãnh

đạo của tất cả bộ phái Phật giáo. Cho dù, ơng khó có thể là nhà lãnh đạo chung
của Phật giáo nhưng ông chắc chắn là Thầy của rất nhiều Tu sĩ thuộc các bộ
phái Phật giáo khác nhau. Trong số những Tăng sĩ này, có nhiều vị đã chuyển
theo truyền thống Đại thừa. Và thực tế lịch sử cho thấy rằng từ khi Long Thọ
chuyển theo Đại thừa, Đại thừa bắt đầu phát triển mạnh và truyền bá đến nhiều
tiểu vương quốc tại Ấn Độ.
Tóm lại, Long Thọ (Bodhisattva Naga rjuna) cịn có tên là Long Thắng,
hay Long Mãnh, thuộc dịng Phạm Chí, chủng tộc Naga (Rồng Long) người
miền Nam Ấn Độ, ra đời sau khi Đức Phật diệt độ khoảng 700 năm vào thế kỷ
thứ II SCN. Ông sinh dưới cội cây A Chu Đà Nâu, nên có tên là Nagarjuna,
lãnh đạo một nhóm gồm 500 người tài giỏi, cùng nhau tu luyện dưới cội cây
đại thụ, nên cịn có tên là Long Thọ. Ngay từ thủa nhỏ với bẩm tính thơng
minh, khi nghe Phạm Chí tụng bốn kinh Vệ Đà, mỗi khi có bốn vạn bài kệ có
ba mươi hai chữ, ơng đều thuộc lịng tất cả văn nghĩa. Năm 20 tuổi ơng chu du
khắp nơi giao tiếp với nhiều đạo sĩ, các nhà học thuật, nghiên cứu mơn thiên
văn, địa lý, bói tốn, sấm ký.v.v..mơn nào cũng thấu đáo. Ơng thường cùng
bàn luận nghĩa lý với các bạn hữu, làm sáng tỏ các vấn đề. Ơng lưu tâm suy
nghĩ, tìm hiểu cuộc sống thực tại ở thế gian.
Vì sớm nhận thức cuộc đời là vô thường, các pháp là giả hợp, con người
vì lịng tham dục bất chấp lịng thủ đoạn để thỏa mãn những ham muốn đời
thường, nên ông đã từ bỏ cuộc sống thế tục vào hang núi, dưới tán cổ thụ rợp
bóng mát ẩn tu luyện. Nhờ vào tài năng và đức độ nên chẳng bao lâu danh
tiếng đồn vang, người đến tham học với ông rất đông.
16


Đến khi gặp Tổ Ca Tỳ Ma La cảm hóa, ơng xin xuất gia thụ trì giới pháp.
Từ đó ơng dốc lòng nghiên cứu của cả hai tư tưởng Nguyên thủy và Đại thừa,
sau đó biên soạn củng cố thành một hệ thống giáo học của Phật giáo Đại thừa.
Ông là người đầu tiên có cơng lập đại thành các kinh điển Đại thừa thành hệ

Tam Luận Tông hay Tứ Luận Tông (Trung luận, Thập nhị môn, Bách luận và
Đại Trí Độ Luận…) gọi chung là Khơng Tơng. Ơng có một tầm hiểu biết uyên
bác về Phật học, thế học và Tôn giáo học. Số lượng trước tác của ông rất lớn,
Trung Luận là một tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu trong số ấy. Bên cạnh đó thì
bộ Đại Trí Độ Luận cũng là bộ Luận rất quan trong và có ảnh hưởng rất lớn
trong thời kỳ đó.
Sau khi Tổ Ca Tỳ Ma La truyền thừa tâm ấn ông đi giáo hóa khắp nơi,
thính chúng đến nghe pháp và thọ giới nơi ơng rất đơng, trong số đó có Ca Na
Đề Bà đến thụ pháp nhãn tạng rồi vào Nguyện Luận Tam Muội hiện thần biến
tướng từ trên bổn tòa an nhiên, thị tịch.
1.1.2. Những trước tác của Long Thọ.
Những trước tác của Long Thọ được viết bằng chữ Phạn cổ điển hồn
tồn, khơng phải chữ Phạn tạp chủng (Buddhist Hybrid Sanskrit) thường thấy
trong các bộ kinh Đại thừa. Nguyên nhân có lẽ là do Long Thọ xuất thân từ
dịng dõi Bà la mơn nên thơng thạo chữ Phạn cổ điển hơn hết. Theo văn phong
mà suy đốn thì các tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng của các bộ kinh Bát
nhã, nhưng đồng thời lại rất trung thành với những bài thuyết pháp của Đức
Phật trong các bộ Kinh. Luận quan trọng nhất của ông là bộ Trung Quán luận
với 27 chương (sa. mūlamadkyamakakārikā). Ngoài ra, một số tác phẩm có
tính chất triết học, ln lí được xem thực sự là thủ bút của Ông như:
1. Căn bản Trung Quán Luận tụng (Sa.mūla- madhyamaka-kārikā), cũng
gọi là Trung Quán Luận Tụng, hoặc Trung Quán Luận (Sa. madhyamakaśāstra), Cưu Ma La Thập dịch ra Hán văn. Hiện vẫn còn Phạn bản
2. Căn bản trung qn luận thích vơ chú (Sa. mūlamādhyamikavṛtti akutobhayā), được gọi tắt là Vô uý chú, chỉ còn bản Tạng ngữ;
17


3. Đại

Trí


Độ

Luận (Sa.

Mahāprajđāpāramitā

-

śāstra,

mahāprajđāpāramitopadeśa), 100 quyển, Cưu Ma La Thập dịch.
4. Thập Nhị Môn Luận (Sa. Dvādaśanikāya - śāstra, dvādaśadvāra śāstra), Cưu Ma La Thập dịch.
5. Nhân Duyên Tâm Luận Tụng (Sa. Pratītyasamutpāda - hṛdaya - kārikā),
không biết người dịch; hiện vẫn còn Phạn bản.
6. Đại Thừa Nhị Thập Tụng (Sa. Mahāyāna - viṃśikā), Thí Hộ dịch.
7. Bảo Hành Vương Chính Luận (Sa. Rājaparikathā - ratnāvalī, cũng được
gọi là ratnāvalī, hay Vòng bảo châu), 1 quyển, Chân Đế (Sa. paramārtha)
dịch; hiện vẫn cịn Phạn bản.
8. Thất Thập Khơng Tính Luận (Sa. Śūnyatā - saptati), bản Tạng ngữ vẫn
còn; và Phạn bản cũng cịn.
9. Thất Thập Khơng Tính Luận Thích (Sa. Śūnyatā - saptativṛtti), chú
giải Thất Thập Khơng Tính Luận, Nguyệt Xứng (Sa. candrakīrti) và Parahita
cũng có soạn một tác phẩm dưới tên này.
10. Phương Tiện Tâm Luận (Sa. upāya-hṛdaya), một tác phẩm về luân lí
học (nhân minh) được xem là của Long Thọ, bản dịch Hán vẫn còn do Cát Ca
Dạ dịch.
11. Tập Kinh Luận (Sa. sūtrasamuccaya); có hai tập dưới tên này: một tác
phẩm có lẽ đã thất truyền của Tịch Thiên (sa. śāntideva) và một tác phẩm
được xem là của Ngài.
12. Hồi Tránh Luận (Sa.Vigraha - vyāvartanī, vigrahavyāvartanīkārikā),

Tì Mục Trí Tiên và Cù Đàm Lưu Chi dịch chung; cịn Phạn bản.
13. Hồi Tránh Luận Thích (Sa. vigraha-vyāvartanī-vṛtti).
14. Long

Thọ

Bồ

Tát

Khuyến

Giới

Vương

Tụng

(Sa. Ārya-

nāgārjunabodhisattva- suhṛllekha), Nghĩa Tịnh dịch; còn Phạn bản.

15. Quảng Phá Kinh (vaidalya - sūtra?), Quảng Phá Luận
(vaidalyaprakaraṇa?), bản dịch Hán và Tạng ngữ vẫn còn.
18


16. Lục Thập Tụng Như Lí Luận (Sa. Yukti - ṣaṣṭhikā), Thí Hộ dịch, cũng
có bản Tạng ngữ.
17. Thập Trụ Tì Bà Sa Luận (Sa. Daśabhūmi - vibhāṣā-śāstra), 17 quyển,

Cưu Ma La Thập dịch.
18. Bồ Đề Tâm Li Tướng Luận (Sa. lakṣaṇavimukta-bodhihṛdaya- śāstra),
1 quyển, Thí Hộ dịch.
19. Đại Thừa Phá Hữu luận (Sa. mahāyāna-bhavabheda-śāstra), 1 quyển,
Đạt Ma Cấp Đa (sa. dharmagupta) dịch.
20. Tán Pháp Giới Tụng (Sa. Dharmadhātu - stotra), 1 quyển, Thí Hộ dịch.
21. Bồ Đề Tư Lương Luận (Sa. bodhisaṃbhāraka), 6 quyển, Đạt Ma Cấp
Đa (Sa. dharmagupta) dịch.
Trong các bộ Luận trên nổi tiếng nhất là Đại Trí Độ Luận, Thập Nhị Môn
Luận, đặc biệt là Trung Quán Luận là bộ Luận được các giới học giả rất quan
tâm.
Có thể nói với đạo hạnh và sự nghiệp của mình, Long Thọ xứng đáng là
một vị Đại Bồ tát, với đầy đủ đạo đức, trí tuệ siêu phàm. Ơng có cả một kiến
thức tồn khoa trong các bộ mơn Phật học, thế học và tơn giáo học. Ơng đã có
cơng kế thừa nhịp cầu tư tưởng cách mạng Đại thừa của Mã Minh, tạo thế
đứng vững chắc, xiển dương giáo nghĩa Đại thừa, đả phá tà kiến ngoại đạo.
Triết thuyết “Không” của Long Thọ phủ nhận tất cả những cái gì cho là thật có
và nó phát triển cực mạnh, tổng nhiếp các nguồn tư tưởng Hữu luận, Không
luận và Hiển giáo, Mật giáo một cách độc đáo. Qua biện chứng pháp siêu việt,
ông đã sáng lập ra trường phái Trung Đạo, một nhánh lớn của Phật giáo Đại
Thừa, trên vũ đài tôn giáo Đại Thừa. Đồng thời đưa Phật giáo Đại thừa lên vũ đài
tôn giáo giáo để có thể đua tài với các bộ phái khác hay Bà la môn giáo. Danh
tiếng của ông ảnh hưởng đến cả khu vực Tây Bắc Ấn Độ bấy giờ.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Đại Trí Độ Luận.
Khoảng vào đầu kỷ nguyên Tây lịch, trào lưu Đại thừa ở Ấn Độ đã thực
sự lớn mạnh cả về tổ chức Tăng già cũng như nền tảng giáo lý, với hệ thống Kinh
19


tạng, Luật tạng, Luận tạng được lập thành ngày càng nhiều cùng với sự xuất hiện

của các vị Luận sư tên tuổi đã gia sức cổ vũ cho sự phát triển của nó.
Mọi sự chú ý của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay đều tập trung vào
kỳ kết tập Kinh điển lần thứ 2, xảy ra vào khoảng 100 năm sau khi Đức Phật
nhập diệt (tức vào khoảng năm 380 TCN), bởi theo họ đây chính là đầu mối
dẫn đến sự phân phái đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên, như chúng ta
đã biết, đại hội kết tập Kinh điển lần thứ 2 được tổ chức tại Vaisali (Tỳ xá ly),
thủ đô của vương quốc magdha (Ma kiệt đà), chỉ nhằm tập chung giải quyết
những bất đồng xung quanh vấn đề Giới Luật, cụ thể là 10 điều Luật bổ xung
(Thập phi pháp sự) do nhóm Tỳ Khiêu Bạt Kỳ (Vajji) đưa ra. Từ sau đại hội
này mặc dù Tăng đoàn bị phân ra làm hai, gồm Thượng Tọa bộ (Sthavirava
dins) và Đại Chúng bộ (Mahasanghika), do sự bất đồng giữa các vị trưởng lão
bảo thủ và các vị Tăng sĩ trẻ có tư tưởng cấp tiến, nhưng đây không phải là
ngọn nguồn dẫn đến sự ra đời của hai phái Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa
(Theravada).
Có thể nói nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phân phái Tiểu thừa và Đại
thừa vốn xuất phát từ những bất đồng trong nội bộ Tăng đoàn về việc giải
thích giáo lý của Đức Phật, như về quả vị tu chứng, về phương pháp tu tập chứ
không phải bắt nguồn từ những bất đồng về vấn đề Giới Luật. Theo đó có thể
xem Mahadeva (Đại Thiên) chính là người đầu tiên đã châm ngòi nổ cho sự
xuất hiện tư tưởng Đại thừa khi đưa ra thuyết “La hán ngũ sự”, với nội dung
phê phán khả năng về quả vị A la hán của truyền thống Thượng Tọa bộ. Theo
họ, một người tuy đã chứng A la hán quả vị cao nhất trong Phật giáo Tiểu thừa
nhưng các vị này chưa phải là bậc tồn giác, vẫn cịn mắc phải 5 khuyếm
khuyết và do vậy họ vẫn cần phải nỗ lực rất nhiều mới có thể đạt đến quả vị
giác ngộ giải thoát tối thượng.
Do vậy, trong một chuyên khảo về mối quan hệ giữa Đại thừa và Tiểu
thừa, Malinaksha Dutt cho rằng: Các vị Đại Chúng bộ có thể là các nhà tiên
phong của Đại thừa, nhưng rõ ràng các vị Nhất Thiết Hữa bộ đã cống hiến rất
20



nhiều cho sự lớn mạnh của Đại thừa, bằng cách này hay cách khác. Như một
dấu hiệu của sự tiếp xúc mật thiết, Subhùti (Tu Bồ Đề), một nhân vật quan
trọng của truyền thống Nhất Thiết Hữu bộ trong các tập Prajnàparamita (Bát
nhã Ba la mật) [72, tr. 42]. và đó là một bộ Kinh điển nền tảng của Phật giáo
Đại thừa.
Bộ Kinh Bát nhã (Prajna) này được lưu hành rất sớm tại Ấn Độ dưới thời
đại vua A Dục (thế kỉ thứ III TCN), chủ yếu của giáo lí Bát nhã là tư tưởng
Không, vốn là một trong những tư tưởng chính yếu về thế giới quan của Đại
Chúng bộ. Chính trong Kinh Tiểu Phẩm Bát nhã đã xác nhận: Kinh Bát nhã Ba la
mật đa này bắt đầu ở phương Nam; từ phương Nam truyền qua phương Tây; từ
phương Tây truyền tới phương Bắc; rồi từ đó mà lan rộng ra khắp bốn phương.
Bộ Đại Bát Nhã Ba la mật do Huyền Trang dịch vào đời Đường đã có đến
600 quyển, và trong Hán tạng, hiện có hơn 700 quyển kinh thuộc hệ Bát nhã
này, tuy rằng trong đó cũng có bản Kinh được trùng dịch lại nhiều lần. Một số
bản Kinh tiêu biểu thuộc hệ Kinh Bát nhã, hiện nguyên bản tiếng Phạn vẫn còn
mà chúng ta thường biết đến như:“Bát thiên tụng Bát nhã” (Astasahasrikaprajnaparamita) hay còn gọi là Tiểu phẩm Bát nhã, Đạo hành Bát nhã;“Nhị
Vạn Ngũ Thiên tụng Bát nhã” (Pancavimsatasahasrika- prajnaparamita) còn
gọi là Đại phẩm Bát nhã hoặc Phóng quang Bát nhã; “Văn Thù Sư Lợi thuyết
Bát nhã Ba la mật Kinh” (manjusriparivarta- prajnaparamita) còn gọi là Bát
nhã Thất Bách tụng; “Bát Nhã lý thú phần” (Adyardhasatika- prajnaparamita);
“Thánh Thiên Vương Bát nhã Ba la mật Kinh” (Suvikrantavikramipariprcchaprajnaparamita); “Đại Bát nhã sơ phần” (Satasahasrika- prajnaparamita) còn
gọi là prajnaparamita); “Bát nhã Ba la mật đa tâm Kinh” (Prajnaparamitahrdaya); “Kim Cương Bát nhã Ba la mật kinh” (Vajracchedikaprajnaparamita).
Hiện có nhiều quan điểm trái ngược nhau trong việc xác định niên đại
xuất hiện của các tập Bát nhã này. Có ý kiến cho rằng, bản Kinh nào có dung
lượng ngắn nhất chính là bản Kinh văn xưa nhất, vì chúng có lối hành văn
21


ngắn gọn, hàm xúc và chuyển tải được toàn bộ tinh yếu của hệ tư tưởng Bát

nhã; còn những bản Kinh nào có dung lượng lớn hơn, văn cú rườm rà, chỉ là sự
quảng diễn về sau trên cơ sở những Kinh văn trước đó. Qua việc khảo sát ngơn
ngữ văn bản tiếng Phạn của những tập Kinh Bát nhã, các nhà ngữ học Phật
giáo cho rằng, bản Kinh Bát nhã xuất hiện sớm nhất chính là “Bát thiên tụng
Bát nhã” (Astasahasrika- prajnaparamita) hay còn gọi là Tiểu phẩm Bát nhã,
Đạo hành Bát nhã. Đây là bản Kinh được tập thành trong khoảng thế kỷ thứ I
TCN và từ sau nó các Kinh văn khác thuộc hệ Bát nhã lần lượt được thành lập,
kéo dài trong suốt nhiều thế kỷ, và kết thúc vào khoảng thế kỷ thứ III SCN.
Trong Tiểu Phẩm Bát nhã có ghi lại rằng: “Kinh Bát nhã Ba la mật đa này
bắt đầu từ phương Nam, rồi từ phương Nam tràn qua phương Tây, lại từ
phương Tây tràn qua phương Bắc” [2, tr. 57]. Tuy niên, theo quan điểm của
KimMuRa taiken cũng như hầu hết các nhà Phật học, mặc dù quê hương của
Đại chúng bộ được khởi phát từ khu vực Án đạt la (Andhaka) thuộc Nam Ấn,
nhưng chính vùng Bắc Ấn mới là trung tâm hưng thịnh của phong trào Đại
Thừa và là nơi ra đời của tư tưởng Bát nhã.
Cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III SCN, lúc Long Thọ (Nagarjuna) ra đời đã có
hai bộ kinh Bát nhã hồn thiện là Tiểu Phẩm Bát nhã, còn gọi là Bát nhã 8.000
bài tụng (Astasàhasrikà - Prajnãpàramità) gồm 10 cuốn 29 phẩm và bộ Đại
phẩm Bát nhã 25.000 bài tụng (Pancavimsati-Sàhasrikà-Prajnãpàramita) gồm
27 hay 30, 40 cuốn 9 phẩm. Long Thọ viết Luận giải thích kinh Đại Phẩm Bát
nhã đề tên là Mahàprajnàparamitàsatra, gồm có 100 cuốn 90 phẩm.
Mahàprajnàparamitàsatra là tiếng Phạn, Mahà nghĩa là Đại, là to, là rộng.
Prajnà là trí, tức là trí tuệ. Paramita là Độ và được gọi là Ba la mật. Satra nghĩa
là Luận. Do vậy ta gọi đây là Đại Trí Độ Luận. Ngồi ra, cũng có rất nhiều các
dịch giả gọi khác nhau, cũng gọi là “Đại Luận”, “Trí Luận”, “Luận Đại Trí”.
Vì đây là bộ Luận vô cùng quan trọng và dài nhất trong tất cả các bộ Luận nên
gọi là “Đại Luận”; được gọi là “Trí Luận” vì nó khơng có thể nhầm lẫn được
với tất cả các bộ Luận khác.
22



Năm 402 SCN, Cưu Ma La Thập (Kumarajva) đến Trung Hoa dịch Kinh
Đại Phẩm Bát Nhã ra Hán văn đề là Ma ha Bát nhã Ba la mật đa Kinh (tương
đương Hội thứ hai trong kinh Đại Bát nhã của ngài Huyền Trang dịch) và dịch
Luận Maha Prajnãpàramità ra Hán văn tên là Đại Trí Độ Luận hay Đại Trí Độ
Kinh Luận, Trí Luận, Đại Luận, gồm 100 cuốn 90 Phẩm, từ phẩm tựa đầu cho
đến phẩm cuối.
Có hai thể luận là Tơn Luận và Thích Luận. Lấy một ý nào trong Kinh
nêu làm tôn chỉ rồi diễn dịch, hệ thống thành Luận gọi là Tôn Luận, như luận
Thập Nhị Mơn, Trung luận, Du Già Sư Địa luận v.v… Cịn viết Luận giải thích
Kinh như Đại Trí Độ Luận gọi là Thích Luận.
Căn cứ theo Đại Trí Độ Luận thì trong 90 phẩm, 66 phẩm đầu của Kinh là
nói về Bát nhã đạo, còn 24 phẩm sau của Kinh là nói về phương tiện đạo. Nếu
căn cứ theo sách Đại phẩm Kinh nghĩa lược tự của ngài Cát Tạng thì trong 90
phẩm của Kinh, 6 phẩm đầu Phật nói cho hạng thượng căn như Xá lợi phất
v.v… phẩm thứ 7 đến phẩm thứ 14 Phật sai ngài Tu bồ đề nói cho hàng trung
căn; từ phẩm 45 đến phẩm 90 là Phật nói cho hàng hạ căn như chư thiên, lồi
người.
Đại Trí Độ Luận (Mahàprajnàparamitàsatra) là một bộ Luận lớn, bộ Luận
căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học
thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, Giới
Luật Tăng già; dẫn dụng nhiều Kinh sách bao hàm cả Kinh A hàm, Luận A tỳ
đàm của các Bộ phái, các Kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Duy ma cật, A di đà,
luôn cả tư tưởng của phái Thắng luận… Cho nên ví bộ Luận như là một bộ
Phật Giáo Bách khoa tồn thư.
Đại Trí Độ Luận đã được ơng Étienne Lamotte dịch ra tiếng Pháp nhan đề
là Le Traité de la Grande vertu de Sagesse và trường Đại học Louvain xuất bản
tập đầu năm 1944, tập 3 năm 1970, tập 5 năm 1980. Các tập khác không rõ
xuất bản năm nào.


23


×