Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tác phẩm ký báo chí của nhà báo phan quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

HOÀNG THU HẰNG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA
NHÀ BÁO PHAN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

HOÀNG THU HẰNG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA
NHÀ BÁO PHAN QUANG

Chun ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60.32.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. HÀ MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2009


HOÀNG THU HẰNG

HOÀNG THU HẰNG

HOÀNG THU HẰNG

HOÀNG THU HẰNG

HOÀNG THU HẰNG

HỒNG THU HẰNG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG

TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG


NĂM - 2009

NĂM - 2009

NĂM - 2009

NĂM - 2009

NĂM - 2009

NĂM - 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các
số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một cơng trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Hồng Thu Hằng


LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn trân trọng đến các Thầy giáo, Cơ giáo trong
và ngồi khoa Báo chí & Truyền thơng – Trường ĐH Khoa học Xã hội &
Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền thụ tri thức cho em
trong những năm qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. Hà Minh Đức đã
tận tình dìu dắt, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn

thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu của
nhà báo Phan Quang cho luận văn.
Cuối cùng, xin cám ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm
góp ý và động viên tơi suốt q trình học và viết luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2009
Hoàng Thu Hằng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

4


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

6. Kết cấu của luận văn

5

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

6

THỂ LOẠI KÝ BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH NGƠN
NGỮ BÁO CHÍ
1.1 Thể loại ký báo chí

6

1.1.1 Sự xuất hiện và phát triển của thể loại ký báo chí

6

1.1.2 Đặc trưng của thể loại ký báo chí

11

1.1.3 Sự khác biệt giữa ký báo chí và ký văn học

14


1.2 Khái niệm về phong cách ngơn ngữ và phong cách

18

ngơn ngữ báo chí
1.2.1 Phong cách và phong cách ngôn ngữ

18

1.2.2 Phong cách ngôn ngữ báo chí

21

Chương 2: NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ NGHỆ THUẬT

31

VIẾT KÝ BÁO CHÍ CỦA PHAN QUANG
2.1 Ký báo chí trong sự nghiệp viết báo của Phan Quang

31

2.1.1 Cuộc đời - sự nghiệp báo chí của Phan Quang

31

2.1.2 Ký báo chí - thể loại tiêu biểu nhất của Phan Quang

35


2.2 Nội dung phản ánh trong tác phẩm ký của Phan Quang

37

2.2.1 Về kinh tế

39


2.2.2 Về xã hội

43

2.2.3 Về cảnh sắc đất nước và con người Việt Nam

48

2.2.4 Về ứng xử văn hoá của Việt Nam với nước ngoài

57

2.2.5 Về người nổi tiếng

62

2.3 Nghệ thuật thể hiện tác phẩm ký của nhà báo Phan Quang

67


2.3.1 Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tác phẩm

67

2.3.2 Nghệ thuật kết cấu tác phẩm

69

2.3.3 Ngôn ngữ tác phẩm

72

2.3.4 Cái tôi của tác giả

76

Chương 3: ĐẶC TRƯNG VÀ HIỆU QUẢ THÔNG TIN

83

TỪ PHONG CÁCH VIẾT KÝ CỦA PHAN QUANG
3.1 Đặc trưng riêng về phong cách viết ký báo chí của

83

Phan Quang
3.1.1 Giàu chất trí tuệ

83


3.1.2 Đậm chất văn chương

86

3.1.3 Con đường hình thành phong cách viết ký riêng của

91

Phan Quang
3.1.4 Thử so sánh phong cách ký báo chí của Phan Quang

95

với các phong cách khác
3.2 Hiệu quả ký báo chí của nhà báo Phan Quang

98

KẾT LUẬN

111

Tài liệu tham khảo

115

Phụ lục


MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Từ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí ln vận động trong sự đổi
mới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin ngày
càng cao của cơng chúng. Điều đó làm hình thành một hệ thống thể loại riêng
của báo chí. Trong đó, mỗi thể loại có cách thức riêng, lợi thế riêng trong việc
phản ánh hiện thực khách quan. Đồng thời, nó cũng làm xuất hiện những tác
giả, nhà báo không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí với
ngơn ngữ, giọng điệu mang đặc trưng riêng của mình để tạo ra những tác
phẩm báo chí ln tươi mới cả về thông tin thời sự, cả về phong cách thể hiện
nhằm hấp dẫn công chúng.
Thể loại ký báo chí ra đời đáp ứng những nhu cầu đó và phản ánh hiện
thực sôi động của cuộc sống. Thế mạnh của thể loại ký là thông tin kịp thời,
chân xác, tồn diện và có chiều sâu. Ký có khả năng bao quát cuộc sống, phản
ánh từ những sự kiện trọng đại đến nét sinh hoạt đời thường trong mọi lĩnh
vực chính trị - kinh tế - văn hố - xã hội. Ký theo sát diễn biến của đời sống,
nhạy bén với những sự kiện mới mẻ trong dòng thời sự, có khả năng phát hiện
hướng vận động của hiện thực. Với tất cả những khả năng trên, ký trở thành
nhóm thể loại xung kích khơng thể thiếu trên mặt trận văn hố thơng tin. Nhà
báo khơng chỉ cịn thích viết ký mà còn “phải” viết ký để truyền tải thông tin
đến độc giả một cách sinh động, kịp thời và mang lại hiệu quả cao. “Hiện
thực sôi động của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng
xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta đã tạo điều kiện cho văn học và báo chí thu
về những “mùa ký” bộn bề”[4, tr. 28].
Bác Hồ đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút,
trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”[29; tr. 616]. Có thể nói trong cuộc đấu

1


tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, nền báo chí cách mạng đã sản

sinh ra những người con ưu tú. Với tinh thần trách nhiệm cao trước xã hội,
trước nhân dân, họ tìm thấy trong thực tiễn hào hùng những nguồn đề tài vô
tận, chất liệu cuộc sống tươi sáng, tạo nên những tác phẩm báo chí có chất
lượng. Những tác phẩm đó góp phần khơng nhỏ trong việc cổ vũ, khích lệ
những nhân tố mới, đấu tranh chống tiêu cực, đem đến cho nhân dân sự tin
tưởng vào đường lối, chủ trương cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Nhà báo Phan Quang là một trong số ít những người con ưu tú đó. Là một nhà
báo trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp, hơn 60 năm hoạt động báo chí,
ơng là một trong số ít những cây bút tiêu biểu đã hình thành phong cách riêng.
ở thể loại nào, nhà báo Phan Quang cũng có một khối lượng lớn tác phẩm và
mang nhiều giá trị thực tiễn. Ơng viết nhiều thể loại: bình luận, ghi chép, tiểu
phẩm… nhưng thành công hơn cả là ở thể loại ký.
Thực tiễn hoạt động báo chí đã cho thấy nhà báo Phan Quang đã có
những thành cơng, sáng tạo đặc biệt trong hình thức thể hiện thơng tin với thể
loại ký báo chí. Vì thế, có thể thấy rằng, ơng đã tạo cho mình một phong cách
viết ký riêng trong làng báo chí cách mạng Việt Nam. Và những thành cơng
đó của ơng được tạo nên bởi yếu tố nào, hiệu quả của nó sẽ ra sao, điều đó
giúp ích gì cho những thế hệ làm báo lớp sau? Góp phần trả lời câu hỏi này,
trong khn khổ luận văn thạc sỹ, người viết quyết định chọn đề tài nghiên
cứu: TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về tác phẩm ký báo chí của Phan Quang, cho đến nay, mới
chỉ có khố luận tốt nghiệp cử nhân báo chí của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hải, sinh viên khoa báo chí trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề
tài Phong cách báo chí Phan Quang (kháo sát các tác phẩm ký từ năm 1975 -

2


1982) đề cập đến tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang. Chưa thấy

một học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh báo chí nào nghiên cứu các tác
phẩm ký của Phan Quang.
Đã có một số khóa luận cử nhân báo chí nghiên cứu về tác phẩm ký báo
chí như Thể loại ký trên báo Văn nghệ năm 1995 và nửa đầu năm 1996 của
tác giả Mai Lan Anh, Ký trên báo Người Hà Nội năm 1999 và 3 tháng đầu
năm 2000 của tác giả Hồng Thị Bích Phú, Ký báo chí viết về kinh tế – xã hội
năm 1999 của tác giả Trần Thị Vân…
Đã có một số khóa luận cử nhân báo chí và luận văn thạc sỹ báo chí đã
nghiên cứu về phong cách ngơn ngữ báo chí như Tìm hiểu phóng sự Huỳnh
Dũng Nhân của tác giả Nguyễn Thị Hồng Cúc, Phong cách ngôn ngữ nhà báo
Hữu Thọ của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, Phong cách báo chí Lý Sinh Sự
của tác giả Nghiêm Thị Thu Hà, Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí
hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo của tác giả
Trần Xuân Thân…
Cũng có rất nhiều các bài báo, các tài liệu đã đề cập đến tác phẩm ký
của nhà báo Phan Quang. Tuy nhiên, các tài liệu đó cịn phân tán và chưa có
hệ thống đầy đủ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là tìm hiểu và nghiên cứu những nét riêng chủ
yếu về phong cách viết ký báo chí của Phan Quang thể hiện qua các tác phẩm
ký của ông. Khảo sát và phân tích những điểm đã làm được và những điểm
chưa làm được của phong cách viết ký Phan Quang. Thông qua đó, luận văn
có thể tổng kết, rút ra bài học cho hoạt động viết thế loại ký báo chí.
Luận văn cũng hy vọng tìm hiểu và đánh giá hiệu quả thực tiễn của
phong cách viết ký báo chí độc đáo này nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa quá

3


trình gia tăng sáng tạo trong hoạt động báo chí để thông tin hiệu quả hơn.

Đồng thời, luận văn cũng hy vọng làm tài liệu cho những ai quan tâm nghiên
cứu và tìm hiểu, học hỏi phong cách viết ký của nhà báo Phan Quang.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Thực tế hiện nay những cơng trình nghiên cứu về lý luận báo chí nói
chung cịn khiêm tốn, đặc biệt là những cơng trình nghiên cứu về các tác giả,
các cây bút nổi tiếng hiện nay như nhà báo Phan Quang là rất hiếm (như đã
trình bày). Cho nên, nguồn tư liệu phục vụ cho việc triển khai đề tài mang
tính kế thừa là rất hạn chế.
Vì thế, luận văn đi từ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí
để định hướng phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phân tích tổng hợp, so
sánh, phỏng vấn sâu. Từ những luận điểm chung về phong cách, sự sáng tạo
linh hoạt trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo, những lý luận về thể loại
báo chí, về ký báo chí, sẽ soi rọi vào các tác phẩm cụ thể của nhà báo Phan
Quang, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận mang tính
khái quát.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhằm thể hiện được sự sinh động, độc đáo trong phong cách viết ký
báo chí của Phan Quang, tác giả tập trung khảo sát các tác phẩm ký thông qua
các tuyển tập của nhà báo Phan Quang: Tuyển tập Phan Quang (tập 1, tập
2, tập 3), Những người tôi quý mến, chân dung văn học và báo chí, Thơ
thẩn Paris, Bên mộ vua Tần, Phác hoạ chân dung, Tuyển tập mười năm
(1998 – 2008). Đây là những tuyển tập bao gồm các bài ký trong suốt sự
nghiệp báo chí của Phan Quang, đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo
khác, đã được tuyển chọn.

4


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục
luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thể loại ký báo chí và phong
cách ngơn ngữ báo chí.
Chương 2: Nội dung phản ánh và nghệ thuật viết ký báo chí của
Phan Quang.
Chương 3: Đặc trưng và hiệu quả thông tin từ phong cách viết ký của
Phan Quang.

5


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỂ
LOẠI KÝ BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH NGƠN NGỮ BÁO CHÍ

1.1 Thể loại ký báo chí
1.1.1 Sự xuất hiện và phát triển của thể loại ký báo chí
* Trên thế giới
Thể ký – ngay từ khi xuất hiện đã được nhìn nhận như một hình thức
ghi chép về sự thật trong đời sống. Từ điển văn học định nghĩa ký là “một loại
hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn
xuôi như bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự, ký sự, tuỳ bút, tự truyện, tạp
văn, bút ký chính luận… Ký phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc
sống” [31, tr. 365]. Nhưng cho đến nay, chưa có một tài liệu nào nói chính
xác sự ra đời của thể loại ký.
Trong văn học nói chung, những hình thức ghi chép mang tính chất ký
đã xuất hiện từ rất sớm. Thời kỳ ban đầu, ký bị lẫn vào những hình thức ghi
chép khác của sử học, triết học, chính trị... Thời cổ đại, những tác phẩm ký đã
ra đời. “Sử ký của Tư Mã Thiên viết ra từ thế kỷ thứ nhất trước cơng ngun
ngồi những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, triết học... còn được coi là một

trong những tác phẩm ký vĩ đại nhất”[32, tr. 120]. Sử ký Tư Mã Thiên được
coi là một tuyệt tác văn học trường tồn cùng thời gian cho đến tận ngày nay.
Nó như một viên gạch đặt nền móng vững chắc để thể ký phát triển rực rỡ sau
này. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVII trở về trước, thể ký đã có sự hiện diện trong
đời sống văn học và báo chí nhưng chưa có nhiều tác phẩm. Các tác phẩm
mới chỉ là sự ghi chép lịch sử hay trình bày quan điểm triết học. Lúc này, thể
ký chưa thực sự thể hiện được tối đa sức mạnh và vị thế của mình trong đời
sống văn học và báo chí.

6


Theo tài liệu nghiên cứu lý luận văn học, thể ký bắt đầu hình thành ở
phương Tây từ khi chủ nghĩa Khai sáng xuất hiện vào thế kỷ XVIII. Nhưng
nhiều tác phẩm mới chỉ dừng lại ở sự ghi chép lịch sử hoặc ở sự trình bày
quan điểm triết học. Năm 1580, Môngtenhơ, nhà triết học, nhà văn Pháp thời
đại Phục hưng, đã cho xuất bản tập Thể nghiệm. Tác phẩm này là sự ghi chép
những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân tác giả. “Điều đặc biệt là
Môngtennhơ không trình bày những quan điểm triết học của mình bằng một
thứ tư duy và văn phong lý luận trừu tượng mà bằng tư duy hình tượng với
văn phong mềm mại, uyển chuyển” [31, tr. 467]. Như vậy, trước thế kỷ
XVIII, thể loại ký đã xuất hiện và đặt nền móng cho thể loại ký phát triển rực
rỡ sau này. Phải đến thế kỷ XVIII, “người ta mới thấy ký văn học xuất hiện
nhiều trên một số tạp chí trào phúng (ví như tờ Người ba hoa và tờ Khán giả
của Adison và Stil ở Anh, tờ Họa sỹ của Novinkov ở Nga) và đạt được sự kết
tinh nghệ thuật trong sáng tác của các nhà khai sáng, như Những bức tranh
Paris của Mersier, Tự thú của Didrot” [54, tr. 356]. Đây là những tác phẩm
đã vạch trần bản chất nhà nước phong kiến và ủng hộ cho những tư tưởng
cách mạng Pháp.
Sang thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và thành một

phong trào sáng tác rầm rộ, thì ký văn học đạt tới sự phát triển cực thịnh.
“Nhiều nhà văn hiện thực kiệt xuất như Dickens, Tharcrey, Balzac, Turgenev,
Nescrasov, Uspenski, Korolenko đều viết ký và để lại những tác phẩm bất hủ”
[54; 356]. Tiểu thuyết gia người Anh Tharcrey đã viết tuỳ bút Những kẻ thời
thượng nước Anh. émile Zola, là một nhà văn nổi tiếng của văn học Pháp thế
kỉ XIX, người được coi là nhà văn tiên phong của chủ nghĩa tự nhiên
(naturalism) đã để lại cho nền văn học và báo chí những tác phẩm ký mang
tính hiện thực rõ rệt. Ngày 13/1/1898, émile Zola viết bài báo nổi tiếng Tôi kết
tội (J'accuse) trên tờ L'Aurore của Georges Clemenceau, bài báo đã gây tiếng

7


vang lớn và thúc đẩy quá trình xét xử lại vụ án Dreyfus. Bài báo như lời kết án
đanh thép nhà cầm quyền Pháp đương thời chà đạp lên số phận của con người.
Những biến động đầu thế kỷ thứ XX đã có những tác động sâu sắc đến
đời sống văn học và đời sống báo chí ở trên thế giới, tạo ra sự phát triển có
tính chất bùng nổ của thể loại phóng sự, ký. Với khả năng phản ánh hiện thực
một cách sốt dẻo, nhạy bén phóng khống trong lựa chọn chất liệu và phổ
biến rộng rãi trong công chúng, thể ký đã trở thành thể loại đầu tầu của báo
chí. Trong tập ký Phác thảo về nước Anh (1827 - 1828), tác giả Hainơ đã coi
nền kinh tế cơng nghiệp là hình thái sản xuất tiến bộ nhất, đồng thời chỉ trích
sâu sắc xã hội Anh, nơi có những kẻ rất giàu nhưng đơng đảo nhân dân lao
động thì nghèo. Đặc biệt, khơng thể khơng nhắc tới nhà văn Macxim Gorki
với hai tập ký Những cuộc phỏng vấn của tôi và ở Mỹ đã khắc hoạ xã hội
Mỹ bằng ngòi bút châm biếm và sắc sảo. Nhà báo Mỹ John Reed với thiên
phóng sự Mười ngày rung chuyển thế giới đã thu hút sự chú ý của toàn nhân
loại. Tác phẩm đã tái hiện lên bức tranh sinh động và chính xác về cuộc cách
mạng tháng Mười. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên công bố cho nhân dân biết
về sự thật của cuộc cách mạng vĩ đại này. Nhà báo Wilfred Burchett người úc

đã xuất bản tập phóng sự Việt Nam, cuộc kháng chiến thứ hai năm 1965
bằng tiếng Anh viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Khi mất đi, ông
để lại một tập hồi ký về cuộc đời phóng viên trong suốt 40 năm của mình,
cung cấp cho độc giả những thơng tin súc tích và độc đáo liên quan đến
những sự kiện và nhân vật tiêu điểm của thế giới.
* Ở Việt Nam
Theo sách nghiên cứu lý luận văn học, “nếu tính cả bi ký, tự, bạt, thì ở
Việt Nam, ký xuất hiện từ thời Lý, Trần. Đến đời Lê, Nguyễn, ngồi các thể có
hình thức giống như ký Trung Quốc, như ký sự, lục, chí, tùy bút, ký văn học

8


có sự phá cách thể hiện sự sáng tạo phong phú và đạt được những thành tựu
đột xuất với các tập Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh ký sự
của Lê Hữu Trác”[54, tr. 357]. Trong giai đoạn được coi là đỉnh cao của văn
học dân tộc thuộc ý thức hệ phong kiến này đã xuất hiện một số tác phẩm ký
xuất sắc, tiêu biểu cho mảng văn xi giàu tính hiện thực. Trong đó, tác phẩm
Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ Gia văn phái đầu thế kỷ XIX được coi là
một thể ký sự lịch sử, “được đánh giá là tác phẩm đồ sộ nhất và viết có nghệ
thuật nhất của nền văn học dân tộc ta thời kỳ trung đại”[4, tr. 23]. Các tác
giả trong Ngô Gia văn phái đã tái hiện lại một khơng khí lịch sử sống động,
có ý nghĩa khái qt cao để chỉ ra bản chất của quá trình suy tàn khơng có gì
cưỡng lại được của chính quyền phong kiến lúc bấy giờ.
Nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc lại khẳng định tác phẩm Chuyến đi Bắc
kỳ năm ất Hợi của Trương Vĩnh Ký viết năm 1876 “đã mở đầu cho thể loại
văn hồi ký, ký sự tiếng Việt”[4; tr. 25]. Từ năm 1942, nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan cho rằng: “những tác phẩm ký bằng Việt văn ở nước ta được mở
đầu bằng những bài viết của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong các năm 1915,
1916, 1917 như các bài Luận về ăn ngon, Thằng người ngây cưỡi con ngựa hay

và nhiều bài khác của nhà thi sĩ này đăng trong Đơng Dương tạp chí” [4, tr.26].
Trong dịng văn học và báo chí cách mạng, những tác phẩm ký đầu tiên
đã ra đời từ những năm 20 của thế kỷ XX, được đánh dấu bằng những bút ký
chính luận xuất sắc của Nguyễn ái Quốc. Những tác phẩm như Bản án chế độ
thực dân Pháp, Khai hoá giết người của Người được coi là những tác phẩm
ký mẫu mực. Đó là những tác phẩm khơng chỉ phục vụ rất kịp thời và hiệu
quả mục đích cách mạng, mà nó cịn đặt nền móng vững chắc cho các sáng
tác văn học cách mạng Việt Nam sau này.

9


Những năm 1930-1945, thể ký để lại dấu ấn với những tác phẩm tiêu
biểu như Việc làng, Tập án cái đình của Ngơ Tất Tố đăng trên các báo Hà Nội
tân văn và Con Ong, Ngõ hẻm ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp, Tơi kéo xe của
Tam Lang, Vỡ đê, Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng...
Những tác phẩm ký sắc sảo này đã chuyển tải một cách bao quát và chi tiết
từng góc cạnh của cuộc sống hiện thực xã hội trước cách mạng Tháng Tám.
Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, thể ký càng ngày càng khẳng định
vị thế của mình bằng việc đóng góp những tác phẩm xuất sắc cho đời sống
văn học và báo chí. Khơng thể khơng nhắc tới những nhiều tác phẩm ký có
giá trị như Truyện và ký sự của Trần Đăng, ở rừng của Nam Cao, Ký sự Cao
Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vỡ tỉnh của Tơ Hồi, Sống như anh của Trần
Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Những ngày nổi giận của
Chế Lan Viên, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi
Hiển, Miền đất hứa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân, Rất nhiều ánh lửa của
Hồng Phủ Ngọc Tường… Đây thực sự là những tác phẩm ký đã để lại dấu ấn
sâu đậm cho độc giả văn học và báo chí.
Từ sau Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI diễn ra năm 1986, sự đổi
mới và phát triển toàn diện của đất nước kéo theo sự phát triển của văn học và

báo chí. Thể ký đã thực sự đóng góp to lớn vào sự phát triển và đổi mới của
báo chí. Ký báo chí phản ánh đời sống hiện thực vận động khơng ngừng,
khẳng định tính chân thực ngày càng cao của báo chí. Ký báo chí cũng được
coi là một dấu hiệu đáng tin cậy của nền văn học và báo chí giàu tính hiện
thực và tính nhân dân. Nền báo chí cách mạng Việt Nam đã xuất hiện nhiều
cây bút ký sắc nét như Thép Mới, Phan Quang… Đã có nhiều cuộc thi viết ký
được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo các nhà văn nhà báo tham gia
làm cho những tác phẩm ký ngày càng phát triển nở rộ. Cuộc thi viết ký năm
1993 của báo Văn nghệ đã bội thu với những tác phẩm đặc sắc như Người

10


không cô đơn của Minh Chuyên, Khởi sắc Quỳnh Lưu của Đặng Văn Ký,
Thành phố chỉ sống 60 ngày của Nguyễn Quang Thiều.
Tóm lại, thể ký góp phần khơng nhỏ với sự phát triển của nền báo chí
Việt Nam. Nó khẳng định tính chân thực ngày càng cao của báo chí hiện đại.
1.1.2 Đặc trưng của thể loại ký báo chí
Từ khi ra đời, thể ký đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác
nhau. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện
Ngôn ngữ học xuất bản năm 1992, “Ký là một thể văn xi viết về người thực
việc thực có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao nhất”.
Theo sách Thuật ngữ nghiên cứu văn học, thể loại ký được xem là
“một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người
thật, việc thật… Hình tượng của ký có địa chỉ của nó trong cuộc sống. Do đó,
tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký” [51, tr. 27].
Theo Từ điển văn học của nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm
1984, ký là “một loại hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm
nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi như: bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự,
tùy bút, tự truyện, tạp văn, bút ký chính luận… Ký phản ánh những sự việc và

con người có thật trong cuộc sống”[31, tr. 365].
GS. Hà Minh Đức định nghĩa: “Ký văn học là thể loại cơ động, linh
hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thức ở các thế trực tiếp nhất. Tác
phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng
thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa, sâu sắc của nghệ thuật” [11, tr. 184].
Như vậy, trong văn học, ký là một thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén
trong việc phản ánh hiện thực ở cái thể trực tiếp nhất, ở những nét sinh động

11


và tươi mới nhất. Nó giúp nhà văn khắc phục được tính bảo thủ truyền thống
trong thi pháp để có thể đón nhận sự đa dạng và phong phú của đời sống.
Trong báo chí, ký tạo ra một khơng gian sáng tạo giúp tác giả có thể
truyền tải thơng tin một cách sinh động và hấp dẫn nhất. Ký báo chí là một
trong những thể loại khó đối với người cầm bút nhưng lại không kém phần
hấp dẫn và quan trọng. Đây cũng là một trong những thể loại báo chí được
người đọc ưa thích.
Như vậy, các tác phẩm thuộc thể loại ký báo chí ln có xu hướng vượt
ra ngồi lối văn thơng tấn. Ký báo chí mềm mại và linh hoạt hơn các thể loại
báo chí khác. Khơng chỉ trình bày các sự kiện, thể ký báo chí còn chú ý hơn
đến con người và phản ánh từ góc độ con người.
Theo PGS. TS Đinh Hường, các thể loại báo chí hiện nay được phân
chia thành ba nhóm sau:
- Nhóm thể loại báo chí thơng tấn (gồm Tin, Phỏng vấn, Tường thuật)
với tính trội là thơng tin sự kiện có yếu tố bình luận mức độ.
- Nhóm thể loại báo chính luận (gồm xã luận, bình luận, chun luận,
điều tra, bài phê bình…) với tính trội là thơng tin lý lẽ, chất trí tuệ,
tư duy, lý luận, lý lẽ, hùng biện trong tác phẩm.
- Nhóm thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật (gồm phóng sự báo

chí, ký báo chí, tiểu phẩm báo chí, câu chuyện báo chí, ghi nhanh…)
với tính trội là thơng tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ. [24, tr.13-16].
Việc phân chia các thể loại báo chí theo ba nhóm như trên chủ yếu dựa
vào đặc điểm và tính trội của từng thể loại. Cách phân chia này cũng chỉ
mang tính tương đối bởi các thể loại ln có sự giao thoa, chuyển hoá, bổ
sung, hỗ trợ lẫn nhau. Với tư cách là một thể loại thuộc nhóm thể loại chính

12


luận, nghệ thuật, ký báo chí mang những đặc điểm chung nhất của nhóm. Đó
là sự kết hợp giữa yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu, sự kiện, nhân
vật có thật, chất lý luận, hùng biện…) với các yếu tố của văn học nghệ thuật
(ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc, thái độ, các thủ pháp so sánh…) giúp tác phẩm
vừa thuyết phục công chúng vừa sinh động, mềm mại, hấp dẫn. Ngoài những
đặc điểm bao trùm của nhóm thể loại chính luận - nghệ thuật trên, ký báo chí
có những đặc trưng riêng biệt.
Đặc trưng đầu tiên của thể loại ký báo chí là trung thành với sự thật
một cách tối đa. Trong thể loại ký, tính xác thực, tư liệu xác thực được coi là
nguyên tắc hàng đầu. Thể loại này phản ánh về những vấn đề, sự kiện, con
người có thật, điển hình và có ý nghĩa xã hội. Trong Ký viết về chiến tranh và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bôrit Pôlêvôi đã khẳng định: “Một bài ký hay quả
thật là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí thuần tuý, nó hết sức
cụ thể, tài liệu đều là sự thật chân chính. Những nhân vật tạo nên phải là
những con người có thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc miêu tả
phải dính chặt với địa điểm giống như người ta thường nói: ký có địa chỉ
chính xác của nó”. Ký khơng chỉ coi sự thật là đối tượng phản ánh mà cịn là
mục đích đối tượng. Thể loại ký luôn bám sát những sự kiện trong đời sống
xã hội nên mang tính thời sự cao.
Đặc trưng tiếp theo và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của thể

loại ký báo chí là tác giả xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm với nhiệm vụ trần
thuật về người thật, việc thật, cũng là nhân chứng thẩm định hiện thực. “Từ
sự thật của đời sống xã hội đến tác phẩm ký, cuộc sống vừa giữ những phẩm
chất cơ bản của điển hình xã hội lại vừa tiếp nhận thêm sự sáng tạo mới” [11,
tr.183]. Cái tôi – tác giả xuất hiện với tư cách là người khám phá sự kiện hoặc
kết nối dữ liệu, chi tiết trong tác phẩm. Tác giả cũng có thể xuất hiện với tư
cách là người dẫn truyện. Vai trị của cái tơi trần thuật ở đây cũng rất quan

13


trọng. Nó góp phần đảm bảo tính xác thực của đối tượng được miêu tả. Cái tơi
trần thuật cũng có thể là cái tôi nhân chứng, thẩm định hiện thực và đưa ra
tiếng nói khách quan trước hiện thực. Những ý kiến thẩm định đó phải dựa
trên cơ sở những chi tiết, sự việc, sự kiện mà nhà báo trực tiếp chứng kiến.
Công chúng luôn được tiếp xúc với sự thật và sự thật được trình bày một cách
trung thực thơng qua các tác phẩm ký báo chí. Cái tơi trần thuật là chủ thể
sáng tạo nên trong tác phẩm ký báo chí có thể chứa đựng yếu tố cảm xúc.
Những tình cảm, suy nghĩ, thái độ của nhà báo rất quan trọng trong tác phẩm
ký. Nhưng những cảm xúc đó phải xuất phát từ tư duy logic, khách quan để
đánh giá sự kiện. Nếu trong ký báo chí khơng có những cảm xúc của người
viết, tác phẩm đó chỉ đơn thuần là bài báo ghi chép sự kiện.
Đặc trưng cuối cùng của thể loại là ký báo chí là có kết cấu co giãn,
linh hoạt, bút pháp giàu chất văn học trong việc phản ánh và thẩm định hiện
thực, ngơn ngữ thơng tin thời sự giàu hình ảnh và có khả năng biểu cảm cao.
Tác giả có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật của văn học trong ký báo
chí. Nhờ đó, thơng tin của cuộc sống được chuyển tải một cách sinh động
hơn. Người viết không bị gị theo bất kỳ khn mẫu cứng nhắc nào. Do đó,
tác phẩm ký báo chí phản ánh khách quan hơn trước hiện thực mn màu
mn vẻ, đúng tiến trình diễn biến phát sinh và kết quả có thực của nó. Điều

đó lý giải tại sao thể loại ký lại hấp dẫn, lôi cuốn công chúng đến thế.
Với những đặc trưng trên, ký báo chí đã tạo cho mình một phong cách,
một diện mạo riêng, khơng thể hồ lẫn với các thể loại báo chí khác. Có thể
khẳng định, ký thực sự là một thể loại báo chí mang hiệu quả thơng tin cao.
1.1.3 Sự khác biệt giữa ký báo chí và ký văn học
Xung quanh sự tồn tại và phát triển của ký, trong những vấn đề đã từng
được nêu ra từ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, có một vấn đề

14


đã gây ra nhiều ý kiến khác nhau. Đó là, liệu có nên phân biệt ký văn học và
ký báo chí hay khơng? Trả lời câu hỏi này cũng có những quan niệm trái
ngược nhau. Có ý kiến cho rằng sự phân chia đó là cần thiết. Tuy nhiên, cơ sở
phân chia lại ở chất lượng nghệ thuật. Theo quan điểm này thì ký báo chí là
những bài ký có chất lượng nghệ thuật thấp hoặc khơng có nghệ thuật mà chỉ
đơn giản là cung cấp thông tin đối với cơng chúng, cịn ký văn học có chất
lượng nghệ thuật cao hơn. Ngược lại với quan niệm trên, lại có những người
cho rằng khơng nên có sự phân chia đó. Theo họ, thực ra thì bản chất của ký
chỉ có một. Nếu có sự khác nhau thì lại là ở chỗ: nhà văn viết ký không giống
với nhà báo viết ký.
Ký báo chí được đánh giá là rất gần với ký văn học, nhưng có rất nhiều
đặc điểm để phân biệt ký văn học và ký báo chí. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa
ký văn học và ký báo chí chỉ là tương đối.
Ký văn học là một thể loại tái tạo hiện thực khách quan thông qua cảm
xúc thẩm mỹ. Mặc dù cũng có điểm xuất phát từ hiện thực, song ký văn học
cho phép tác giả sử dụng thủ pháp hư cấu. Sự hư cấu ở đây không có nghĩa là
sự thêm thắt hay bịa đặt vơ căn cứ. Về vấn đề này, GS. Hà Minh Đức cho ý
kiến: “Trong tác phẩm ký văn học, “hư cấu nghệ thuật” được vận dụng có
giới hạn trong khn khổ người thật việc thật và người viết có thể hư cấu ở

những thành phần không xác định” [11, tr. 190]. Trên cơ sở hiểu biết được
cái lõi của sự kiện và tính chất, người viết vẫn có thể bồi đắp thêm những chi
tiết khác miễn là vẫn giữ được tính xác thực của câu chuyện và khơng làm
mất lịng tin ở người thưởng thức. Ngược lại, ký báo chí lại địi hỏi tính xác
thực được đảm bảo một cách tối đa. Vì thế ký báo chí khơng chấp nhận hư
cấu dưới bất kỳ hình thức nào. Hư cấu một chi tiết sai sẽ làm hỏng cả bài báo.
Sự kiện, nhân vật được tác giả trình bày như tự thân nó vốn có.

15


Là một thể loại xung kích trong hệ thống thể loại báo chí, bản thân tác
phẩm ký đã mang tính thời sự. Ký báo chí thơng tin về những sự kiện nóng
hổi, tạo cơ sở cho nhận thức, tư duy và hành động. Với ý nghĩa đó, nó góp
phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm, nâng cao hiệu quả báo chí.
Trong khi đó, ký văn học lại khơng địi hỏi tính thời sự cao như ký báo chí.
Nhà báo thẩm định sự kiện, vấn đề, con người trên cơ sở cái tôi trần
thuật, cái tôi lôgic. Cái tơi trong ký báo chí là cái tơi nhân chứng cực kỳ tỉnh
táo và đầy lý trí, giàu lý lẽ. Cái tôi trong tác phẩm giúp nhà báo đưa ra tiếng
nói đúng đắn, xem xét vấn đề bằng tư duy logic dựa trên một loạt các sự kiện
xác thực. Nó cũng giúp nhà báo truyền đạt thơng tin một cách hấp dẫn hơn
các thể loại báo chí khác. Từ đó, nhà báo cũng có thể đưa ra giải pháp cho
những vấn đề mình đề cập. Cái tơi thể hiện trong ký văn học lại giàu cảm xúc
thẩm mỹ và sự đồng cảm. Dường như cảm xúc của cái tôi và cái ta trong tác
phẩm ký văn học hoà nhập làm một.
Thơng thường, ký báo chí thường có kết cấu gồm ba phần: vào đề, nội
dung chính, kết thúc vấn đề với nhiều cách thể hiện khác nhau. Những sự
kiện, vấn đề được đề cập đến thường được thuyết phục bằng những luận
chứng sống động. Trong tác phẩm ký báo chí có những tít phụ ngắn gọn, súc
tích, nội dung đi thẳng vào vấn đề. Đặc biệt, những con số, thơng tin trong tác

phẩm ký báo chí thường sống động và chính xác. Dựa trên cơ sở những chi
tiết đó, tác giả phân tích tổng hợp những hình ảnh và những luận chứng đó.
Ký văn học dường như khơng có tít phụ ở giữa tác phẩm, tạo cho tác giả viết
ký văn học có nhiều cơ hội thể hiện nội dung theo dịng suy nghĩ của mình.
Ký văn học có kết cấu uyển chuyển, mềm mại. Kết cấu của ký văn học
thường đan xen giữa quá khứ và hiện thực, giữa liên tưởng và thực tại, giữa
suy nghĩ và hành động, làm cho người đọc bị cuốn theo sự việc như chính
mình là người nhập cuộc.

16


Về bút pháp, ký văn học sử dụng tổng hợp những thủ pháp nghệ thuật
của văn học nói chung, tạo ra một giọng điệu phong phú, sinh động. Vì thế,
ngơn ngữ của ký văn học giàu hình ảnh và cảm xúc. “Loại thể ký văn học với
sự phóng khống và cơ động của nó có thể giúp cho nhà văn ngay trong một
tác phẩm vừa phản ánh thực tại vừa đi ngược dịng thời gian, vừa nối một
điểm, vừa ơm vào đấy nhiều chân trời của sự sống, vừa suy nghĩ biện luận,
vừa trữ tình châm biếm” [5]. Ký báo chí cũng có những giọng điệu phong
phú, hình thức thể hiện co giãn linh hoạt. Nhưng mục đích cuối cùng của ký
báo chí là thơng tin xác thực và thơng tin thời sự nên văn phong ngắn gọn,
ngôn ngữ sự kiện súc tích và sắc sảo, khơng bay bổng như văn học. Ký báo
chí thường chứa đựng những yếu tố độc đáo, tinh tế thơng qua bút pháp. Vì
thế, ký báo chí thường hấp dẫn lơi cuốn người đọc bởi phong cách riêng của
từng tác giả.
Ngôn ngữ trong ký văn học mang tính trần thuật với từ ngữ giản dị, kể
lại và đặc biệt linh hoạt. Ngôn ngữ trong ký báo chí giàu tính chính luận, đáp
ứng đầy đủ việc phân tích, tổng hợp và kiến nghị. Ký báo chí sử dụng ngôn
ngữ tương đối linh hoạt, chuẩn mực, mang tính lơgic. Một tác phẩm ký báo
chí thường ngắn hơn tác phẩm ký văn học.

Trên thực tế, trong văn học và báo chí thường xun có sự giao thoa
giữa các thể loại trong hệ thống thể loại báo chí hay văn học. Giữa ký báo chí
và ký văn học có nhiều điểm tương đồng. Ký báo chí trong hệ thống thể loại
báo chí gần gũi với văn học hơn cả. Nhà nghiên cứu văn học Phương Lựu
từng đề cập đến vấn đề này: “Nếu có những tác phẩm ký văn học viết tồi,
đăng báo một cách bất đắc dĩ, thì ngược lại có những bài báo mang giá trị
văn học cao. Từ đó khơng nên phân biệt ký văn học và ký báo chí một cách
cực đoan từ chất lượng nghệ thuật” [11, tr. 200]. Tuy nhiên, việc phân biệt
giữa ký văn học và ký báo chí vẫn là cần thiết. Nhà báo và nhà văn cần phải

17


dựa vào đó để xây dựng nên tác phẩm phù hợp với đặc trưng của loại hình,
mang lại hiệu quả truyền thông đối với độc giả một cách cao nhất.
1.2 Khái niệm về phong cách ngôn ngữ và phong cách ngơn ngữ báo chí
1.2.1 Phong cách và phong cách ngơn ngữ
a, Phong cách:
Theo Từ điển tiếng Việt năm 2000, “Phong cách” được định nghĩa là:
“Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo
nên cái riêng của một người hay của một loại người nào đó (nói tổng qt)(Ví
dụ: Phong cách lao động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách quân nhân.
Phong cách sống giản dị).
- Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và
nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sỹ hay trong các sáng tác
nói chung thuộc về cùng một thể loại (nói tổng qt)(ví dụ: Phong cách của
một nhà văn. Phong cách văn học nghệ thuật).
- Phong cách là dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những u cầu chức
năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm, từ vựng, ngữ
pháp, ngữ âm (Ví dụ: Phong cách ngơn ngữ khoa học, phong cách chính luận,

phong cách ngơn ngữ nghệ thuật)”.
Theo GS. Hà Minh Đức: “Vấn đề lý luận về phong cách thường được
vận dụng quen thuộc trong phạm vi sáng tác nghệ thuật hơn là ở báo chí vì ở
đây dấu ấn sáng tạo của người viết in đậm nét. Và ở mức độ rõ rệt hơn là tính
nhất quán của một bản sắc được thể hiện trong một cấu trúc, một hệ thống
những yếu tố về nội dung và hình thức nghệ thuật” [13, tr. 102].
Bên cạnh đó, TS. Hữu Đạt trong sách Phong cách học và các phong
cách chức năng tiếng Việt của ông đề cập: Khái niệm phong cách được dùng

18


×