Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh trong giai đoạn 2010 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Hịa Bình

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2020



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Hịa Bình

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Trƣờng
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ cao học

TS. Trần Văn Trường

PGS.TS Phạm Quang Tuấn

Hà Nội - 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hịa Bình


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo, tập thể giảng

viên, cán bộ tại Khoa Địa lý đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập tại Khoa. Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Phòng Sau đại
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã giúp tơi hồn thành nhanh chóng các thủ
tục trong quá trình học tập, cũng như để bảo vệ luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Văn Trƣờng là
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tơi có thể hồn thành
Luận văn này.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ Văn
phịng đăng ký Đất đai, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Thống kê, UBND
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và
những thông tin cần thiết liên quan.
Xin cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ
tơi hồn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Hịa Bình


MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................7
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .............................................................................8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 8
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 9
3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................9

4. Cơ sở tài liệu, dữ liệu thực hiện đề tài ...................................................................10
4.1. Cơ sở tài liệu ........................................................................................................... 10
4.2. Cơ sở dữ liệu........................................................................................................... 11
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................11
5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 11
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 11
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ..............13
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................13
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trên thế giới ........................................................................................................ 13
1.1.2. Các cơng trình liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại
Việt Nam........................................................................................................................ 14
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả, tính bền vững của sử dụng đất16
1.1.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế tại tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 18
1


1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ..19
1.2.1. Khái niệm và hình thức hoạt động của tổ chức kinh tế ....................................... 19
1.2.2. Đặc trưng về sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ............................................... 20
1.2.3. Giao đất, thuê đất và quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ..................... 22
1.2.4. Đánh giá tính hợp lý, bền vững về sử dụng đất của các tổ chức kinh tế (kinh tế,
xã hội, môi trường, thể chế...) ....................................................................................... 24
1.3. Quan điểm nghiên cứu .........................................................................................26
1.3.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp......................................................................... 26
1.3.2. Quan điểm phát triển bền vững ........................................................................... 26
1.4. Quy trình thực hiện và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................27

1.4.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................................... 27
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA THÀNH PHỐ MÓNG CÁI ...............................................................................32
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thành phố Móng Cái ................32
2.1.1. Địa chất, địa hình ................................................................................................. 33
2.1.2. Khí hậu, thủy văn ................................................................................................ 36
2.1.3. Thổ nhưỡng và sinh vật ....................................................................................... 39
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Móng Cái ..........................................40
2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động đến năm 2019 ......................................................... 40
2.2.2. Cơ cấu chung ....................................................................................................... 42
2.2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................................... 42
2.2.4. Điều kiện hạ tầng và xã hội ................................................................................. 45
2.3. Tình hình sử dụng đất và quản lý sử dụng đất của thành phố Móng Cái giai
đoạn 2010 – 2017 ..........................................................................................................48
2.3.1. Tình hình sử dụng đất của thành phố Móng Cái giai đoạn 2010-2017 ............... 48
2.3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Móng Cái ....................... 54

2


2.4. Thực trạng quản lý việc giao đất, cho thuê đất và sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố Móng Cái. ................................................................58
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI ................................................................................61
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn thành phố Móng Cái ..............................................................................61
3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, giao đất ................................................... 61
3.1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế .................................... 65

3.1.3. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế .......... 70
3.2. Đánh giá tính bền vững sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
thành phố Móng Cái ....................................................................................................72
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ..................................76
3.3.1. Giải pháp chính sách pháp luật ............................................................................ 79
3.3.2. Giải pháp quản lý................................................................................................. 79
3.3.3. Giải pháp kinh tế ................................................................................................. 80
3.3.4. Giải pháp khoa học công nghệ ............................................................................ 81
3.3.5. Các giải pháp khác............................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................85
1. Kết luận ....................................................................................................................85
2. Kiến nghị ..................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................89
PHỤ LỤC .....................................................................................................................94

3


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Mối quan hệ giữa việc sử dụng và quản lý đất sản xuất kinh doanh..........9
Hình

1.1.



hình


quản



đất

đai

cho

phát

triển

bền

vững...................................24
Hình

2.1.

Bản

đồ

ranh

giới

hành


chính

thành

phố

Móng

Cái.................................31
Hình 2.2. Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được định hướng trở thành một
cực tăng trưởng kinh tế năng động, bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng
kinh

tế

trọng

điểm

Bắc

bộ.................................................................................. 47
Hình

2.3.

Cửa

khẩu


Bắc

Ln,

thành

phố

Móng

Cái....................................52
Hình 3.1. Đánh giá chung về tính bền vững theo các chỉ tiêu của các tổ chức
kinh tế được giao đất, thuê đất trên địa bàn thành phố Móng
Cái................71

4


DANH MỤC BẢNG

Bảng

1.1.

Tiêu

chí

đánh


giá

điểm

các

thành

phần...............................................29
Bảng

2.1.

Diện

tích

các

loại

đất



dân

số


chính

tại

Móng

phố

Móng

Cái...........................................38
Bảng

2.2.

Bảng

thống

thành

Cái.........................................40
Bảng 2.3. Trị giá hàng hố nhập khẩu qua cửa khẩu phân theo hình thức xuất
khẩu............................................................................................................. ....43
Bảng 2.4. Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2017 của thành phố
Móng Cái............................................................................................... ..........50
Bảng 2.5. Số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại
thành phố Móng Cái năm 2017.........................................................................57
Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo mục đích sử dụng
đất


năm

2017................................................................................................ ....58
Bảng 3.1. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế đã được cấp phân theo đơn vị
hành

chính

giai

đoạn

từ

2010

-

2017.........................................................................60
Bảng 3.2. Các tổ chức kinh tế sử dụng sai mục đích trên địa bàn thành phố Móng
Cái

giai

đoạn



2010


2017.................................................................................64
Bảng 3.3. Tình hình tranh chấp đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành
phố

Móng

Cái

giai

2017.................................................................67

5

đoạn

2010




Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính bền vững của các tổ chức kinh tế được giao đất,
cho

thuê

đất

tại


thành

phố

Móng

Cái..................................................................70
Bảng 3.5. Đánh giá tính bền vững sử dụng đất của các TCKT trên địa bàn thành
phố Móng Cái theo ranh giới xã/phường............................................. .............72

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tồn quốc năm 2013 thì diện tích mà các tổ
chức đang quản lý, sử dụng khoảng 3.364.490 ha, chiếm 10,16% diện tích tự nhiên của
cả nước [24].
Quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là rất lớn nhưng
việc quản lý và sử dụng nhìn chung cịn chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, còn để xảy ra
nhiều tiêu cực như: sử dụng khơng đúng diện tích, khơng đúng mục đích, bị lấn chiếm,
chuyển nhượng, cho thuê trái phép [13] … Để từng bước khắc phục những tồn tại trên,
đồng thời thực hiện Nghị quyết số 135/2016/NQ-CP ngày 09/09/2016 về việc quy định
về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuế mặt nước [14]. Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 [8] về việc kiểm kê quỹ đất
đang quản lý sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đến ngày
14/12/2007. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày
01/8/2014 về kiểm kê đất đai thay thế những quy chế cũ để phù hợp hơn với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của nước ta [9]. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết

thực trong việc tăng cường vai trị quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên đặc biệt
quan trọng về đất đai nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức quản lý sử
dụng nói riêng.
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới có nền kinh tế phát triển năng động đa ngành
nghề, nằm trong tam giác phát triển khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh). Quảng Ninh chủ trương thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, kết nối sự phát triển kinh tế của tỉnh với sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tồn vùng Bắc Bộ, phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Trong những năm qua, nền kinh tế tồn tỉnh
phát triển mạnh theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, thu được nhiều thành quả
to lớn. Với thế mạnh của tỉnh là vùng nguyên liệu than tốt nhất Đơng Nam Á, có các
cửa khẩu thơng thương với Trung Quốc, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã
7


được UNESCO cơng nhận... Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế với tốc độ
cao ở tất cả các ngành nghề, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ.
Thành phố Móng Cái là một trong các trung tâm văn hố, kinh tế, chính trị của
tỉnh Quảng Ninh, kết quả kiểm kê đất đai của các tổ chức theo Chỉ thị 21/CT-TTg
ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ thì diện tích mà các tổ chức đang quản lý,
sử dụng chiếm 23% trong tổng diện tích tự nhiên tồn thành phố [9]. Thành phố Móng
Cái là một cực phát triển quan trọng của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tại đây
có nhiều cảng lớn, nhỏ là cửa ngõ thơng thương chiến lược của Vùng. Thành phố
Móng Cái được biết đến như một cửa ngõ thông thương quan trọng với nước láng
giềng Trung Quốc, góp phần vào sự phát triển của địa phương nói riêng và tỉnh Quảng
Ninh nói chung, có một nền tảng kinh tế vững chắc trong sự phát triển của tỉnh Quảng
Ninh. Thành phố Móng Cái nằm trong dải hành lang ven biển của Vịnh Bắc Bộ, là một
cực quan trọng trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với lợi
thế về phát triển du lịch, kinh tế biển, khoáng sản, hệ thống giao thơng thuận lợi. Móng
Cái có nhiều ưu thế để có thế phát triển trong tương lai. Do vậy, việc thực hiện đề tài

“Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” được đặt ra với mong muốn đưa ra những giải pháp
thiết thực và tích cực nhằm tăng cường vai trị nắm chắc, quản chặt quỹ đất của Nhà
nước (đại diện chủ sở hữu đối với đất đai) nói chung và diện tích đất đang giao cho các
tổ chức quản lý sử dụng nói riêng và đặc biệt là diện tích đang giao cho các tổ chức
kinh tế quản lý sử dụng trên địa bàn thành phố Móng Cái và góp phần thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý, tính bền vững trong sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 đến
năm 2017, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế theo đúng mục đích, hiệu quả và bền vững.
8


2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến việc quản
lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;
- Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
trong giai đoạn 2010 – 2017;
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế tại thành phố Móng Cái trong giai đoạn 2010 – 2017;
- Chỉ ra được diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích bị lấn chiếm, chuyển
nhượng, cho thuê trái phép giữa thực trạng so với biên bản giao đất cho các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;
- Phân tích, đánh giá tính bền vững về sử dụng đất của các tổ chức kinh tế;
- Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo
đúng mục đích, hiệu quả và bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên toàn bộ địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và phân tích sâu tại một số phường trọng điểm.
Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng đất được phân tích trong giai đoạn 2010 –
2017; số liệu KT-XH cập nhật đến năm 2019.
Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên
địa bàn thành phố Móng Cái từ năm 2010 đến năm 2017.

9


Hình 1. Mối quan hệ giữa việc sử dụng và quản lý đất sản xuất kinh doanh
4. Cơ sở tài liệu, dữ liệu thực hiện đề tài
4.1. Cơ sở tài liệu
- Các sách, giáo trình, luận văn, cơng trình nghiên cứu liên quan tới hướng
nghiên cứu lý thuyết của đề tài: Hướng dẫn về quản lý đất đai, quy định về việc giao
đất, cho thuê đất của các tổ chức, cá nhân; Dự án kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử
dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Các tài liệu về cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các
tổ chức kinh tế:
+ Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 và văn bản luật, thông tư, nghị định
của Nhà nước về việc giao đất, cho thuê đất và quản lý sử dụng đất.
+ Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai.
+ Nghị định 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước.
+ Nghị định 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước.
10


+ Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài ngun và

Mơi trường quy định về hồ sơ địa chính.
+ Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Mơi trường quy định về bản đồ địa chính.
+ Thơng tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh
bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTNMT ngày 20/4/2015 của Bộ Tài nguyên và
môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự tốn ngân sách
nhà nước phục vụ cơng tác định giá đất.
+ Các quyết định phê duyệt về việc giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh
tế trong địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu về sử dụng đất thành phố Móng Cái và kết quả thống kê thực
trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại thành phố Móng Cái trong giai đoạn
2010-2017 do Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh cung cấp năm 2019.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học trong công
tác đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên
địa bàn thành phố Móng Cái có thể được sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn trên địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Do đó, luận văn có thể được tham khảo cho
cơng tác quản lý sử dụng đất
11


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn của em được chia thành 03 chương như
sau:

Chương 1. Tổng quan và cơ sở khoa học về Đánh giá thực trạng quản lý, sử
dụng đất của các tổ chức kinh tế
Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của thành phố
Móng Cái
Chương 3. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế tại thành phố Móng Cái

12


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên thế giới
Trên thế giới có ít cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng đất
của các tổ chức kinh tế. Tiêu biểu có các nghiên cứu của:
- Stephen Covey (2012) về Thực trạng quản lý sử dụng đất ở thành phố trung
tâm nước Mỹ (Situation of land use management in the central city of the USA) [45].
Nghiên cứu chỉ ra luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở
hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một
quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huy
rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu
tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm
vi tồn xã hội. Mặc dù cơng nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ
vẫn khẳng định vai trị ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản
lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đơ thị và cơng
trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp
về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi

đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích cơng cộng trên cơ sở đền bù công bằng
cho người bị thu hồi…
- Lưu Khả Ái (2012) nghiên cứu Tác động của chính phủ Trung Quốc đối với
việc quản lý và sử dụng đất đai (中国政府对土地管理和使用的影响) [43]. Nghiên
cứu chỉ ra Trung Quốc cũng quy định mỗi hộ gia đình ở nơng thơn chỉ được phép sử
dụng một nơi làm đất ở và không vượt quá hạn mức quy định của cấp tỉnh, thành.
Người dân ở nông thôn sau khi đã bán nhà hoặc cho thuê nhà sẽ không được Nhà nước
cấp thêm. Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển nhượng
13


hoặc cho th vào mục đích phi nơng nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của quan hệ sở
hữu nhà nước về đất đai, ở Trung Quốc nạn tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử
dụng đất cũng khá phức tạp và nặng nề như ở Việt Nam, vì cơ chế xin cho, cấp, phát,
đặc biệt là trong việc khai thác đất đai thành thị. Mặc dù Trung Quốc cũng đã quy định
để khai thác đất đai thành thị buộc phải thông qua các công ty dưới dạng đấu thầu hoặc
đấu giá.
1.1.2. Các cơng trình liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
tại Việt Nam
Trước năm 1993, quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại Việt Nam
chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ được thực hiện như một
phần của quy hoạch phát triển ngành nông – lâm nghiệp.
Đến năm 1993 Luật Đất đai [10] ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý,
sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn, được triển khai ở 4 cấp là: cả nước, tỉnh, huyện,
xã. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ – CP [17] ngày 01/10/2001 quy định
nội dung cụ thể về lập và xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phương.
Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đai
cả nước đến năm 2010. Trong giai đoạn này “Sử dụng đất đã góp phần tăng cường
hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và đã phục vụ cho phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phịng trong q trình phát triển của đất nước theo hướng

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…đã góp phần thay đổi diện mạo vùng nơng nghiệp theo
hướng hàng hóa. Đất có mục đích cơng cộng được quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ
tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân
dân’’.
Năm 2003, Luật Đất đai mới quy định tại mục 2 chương II (gồm 10 điều); Nghị
định số 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 [18] của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai quy định tại chương III (gồm 18 điều); Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 [19] của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy định tại chương II (gồm 7 điều). Theo
14


kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến hết năm 2010, thực hiện chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi 17 trường đã giúp Chính phủ lập
và trình Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nước và đã được Quốc hội Khóa
XI, Kỳ họp thứ 5 thơng qua theo Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm
2004 [18].
Đối với quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm được Quốc hội thông qua theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011
[21]. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nước đã được lập theo quy định
của Luật Đất đai năm 2003 và được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua tại
Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Quản lý, sử dụng đất là định hướng khoa học cho việc phân bổ sử dụng đất theo
mục đích và yêu cầu của các ngành kinh tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước ở từng giai đoạn cụ thể. Quản lý, sử dụng đất
được lập cho giai đoạn 10 năm, kế hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 5 năm.
Mục đích của cơng việc này là để sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả
cao và ổn định
Có thể nói rằng, ngay từ thời kỳ nước ta mới thống nhất, công tác Quản lý, sử
dụng đất đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Khi đó Hội đồng Bộ trưởng đã lập
Ban chỉ đạo Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ lập và triển khai
công tác Quản lý, sử dụng đất của cả nước đến năm 2020 và định hướng tới năm 2050
trình Chính phủ phê duyệt.
Liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại Việt Nam,
trong thời gian qua cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan như:
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dũng trong “Nghiên cứu thực trạng và giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế trong thời
kỳ công nghiệp hóa” [10] thì với cách tiếp cận đi từ tổng thể đến chi tiết từ chủ trương
chính sách đến thực tế triển khai thực hiện và liên hệ trực tiếp đến các đối tượng cụ
15


thể. Thông qua cách tiếp cận này để nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và
thực tiễn thông qua việc điều tra dữ liệu quản lý và sử dụng đất đai của nước ta trong
những năm vừa qua. Trên cơ sở đó xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế, đáp ứng
các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và môi trường thời kỳ công nghiệp hóa.
Cịn tác giả Lê Văn Long (2015) trong luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất
định hướng quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện An
Lão, thành phố Hải Phòng [13] thì lại tiếp cận việc quản lý và sử dụng đất đai của các
tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện An Lão theo một hướng cụ thể hơn. Luận văn đã
tổng quan cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và định hướng quản lý sử dụng đất đai
như: Phân loại các nhóm đất sử dụng, xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử
dụng đất, xác định các nguyên tắc sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai; xác định nội
dung và phương pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất; nghiên cứu cơ sở khoa học,
định hướng quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện An Lão;
tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài và trong nước;
Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội là những yếu tố ảnh hưởng
tới việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại đây.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả, tính bền vững của sử dụng

đất
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến
lược quan trọng có tính tồn cầu. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả, tính bền vững
của việc sử dụng đất là rất quan trọng. Thực tế, rất nhiều địa phương có tiềm năng phát
triển mạnh mẽ nhờ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi. Tuy nhiên, việc phát
triển còn gặp phải khơng ít khó khăn do việc quy hoạch, sử dụng đất, giao đất, cho
th đất cịn nhiều bất cập, khơng hợp lí gây lãng phí. Việc sàng lọc các nhà đầu tư
kém năng lực cịn yếu kém; cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai
thực hiện các dự án sau khi giao đất, cho thuê đất của các cơ quan chức năng chưa
thường xuyên; nhiều vụ việc xử lý vi phạm còn bị chi phối bởi các quan hệ xã hội...
dẫn đến tình trạng khơng ít dự án vẽ ra nhưng vẫn nằm trên giấy, hay có những nhà
16


đầu tư xây dựng dự án cốt chỉ để chiếm phần, giữ đất để khai thác các cơ chế ưu đãi,
điều này đã gây nên tình trạng lãng phí đất.
Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Chương (2018) trong bài viết “Đánh
giá hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai” [7] thì để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của của khu công nghiệp tại huyện Nhơn
Trạch xác định được các yêu tố như: Mật độ sử dụng đất các khu cơng nghiệp (hay cịn
gọi là mật độ xây dựng) là tỷ số giữa tổng diện tích đất xây dựng trên tổng diện tích
đất mặt bằng có thể cho th; Tỷ lệ lấp đầy sử dụng đất trong các khu cơng nghiệp, là
tỷ lệ phần trăm diện tích đất đã cho th trên tổng số diện tích đất cơng nghiệp có thể
cho thuê; Hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp được phản ánh qua giá trị một
đơn vị diện tích đất tạo ra được bao nhiêu doanh thu, tác động về mặt kinh tế, xã hội,
môi trường đối với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ đó, đưa ra những giải pháp
giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo tính bền vững trong sử dụng đất tại
các khu cơng nghiệp.
Ngồi ra, tác giả Nguyễn Văn Bình (2017) trong nghiên cứu “Đánh giá thực
trạng và để xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh

Thừa Thiên Huế” [2] lại sử dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) và hệ thống
thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá đất đai phục vụ cho nông nghiệp bền vững để
đánh giá được tính bền vững và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tác giả xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để xác định, đánh giá
tính thích hợp về yêu cầu sử dụng đất đai cho các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp
được lựa chọn; Qua đó đánh giá hiệu quả của từng loại hình sử dụng đất nơng nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu như hiệu quả kinh tế của các loại hình
sử dụng đất (giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất), hiệu quả về mặt xã hội
(lao động, khả năng tiêu thụ sản phẩm, mức độ tiếp cận vốn, tiếp cân kỹ thuật, chính
sách), tác động về mặt mơi trường (mức độ thích hợp tự nhiên, độ che phủ, mức độ
duy trì và bảo vệ đất, đa dạng sinh học, chống chịu thiên tai); Đưa ra tác giả kết quả
theo dõi một số mơ hình sử dụng đất nông nghiệp cụ thể để đánh giá chi tiết. Từ đó,
tác giả đánh giá được hiệu quả sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai nhằm xác
17


định hiệu quả sử dụng đất, tính bền vững và tiềm năng đất đai để để xuất được các
phương hướng, giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng dất bền vững cho sản xuất nông
– lâm nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế tại tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Phạm Tiến Phúc đã có cơng trình “Đánh giá công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” [24]. Trong đề tài, tác
giả đã đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Luật
Đất đai năm 2003 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đất đai,
giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên.
Trong luận văn thạc sĩ quản lý đô thị và cơng trình của mình, tác giả Phùng
Minh Sơn cũng đã có cơng trình “Nghiên cứu giải pháp quản lý đất đai đô thị tại
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”[30] để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải

pháp tăng cường quản lý đất đai tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Bài viết“Thành phố Móng Cái điều chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất”
[34] của tác giả Quyết Tiến (2019) đã đề cập đến công tác quy hoạch sử dụng đất của
thành phố Móng Cái theo Nghị quyết số 63/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng Ninh. Cùng với
đó, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Khu
kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đã làm thay đổi về cơ cấu sử dụng đất; đồng thời để đáp ứng nhu
cầu sử dụng đất tại địa phương cho các ngành và phát triển các lĩnh vực trên toàn địa
bàn thành phố; dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất khơng cịn phù hợp. Bài viết cũng
chỉ ra rằng, trong thời gian tới để đón nhận một số nhà đầu tư chiến lược sẽ đầu tư
những dự án mang tính động lực làm thay đổi diện mạo, thúc đẩy phát triển
nhanh kinh tế xã hội của Thành phố, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
18


2020, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng các quy định của Luật Đất
đai hiện hành là cần thiết. Việc thông qua Nghị quyết về điều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 của thành phố Móng Cái có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở pháp
lý cho công tác quản lý khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng
các quy định của Luật Đất đai hiện hành; phù hợp với nhu cầu phát triển của Thành
phố trong tình hình mới, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội Thành phố góp phần
hồn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết
Ðại hội Ðảng bộ Thành phố lần thứ 23 đề ra.
Như vậy, có thể thấy rằng, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào “Đánh giá
thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2017". Đây chính là khoảng trống
tri thức để tác giả đi sâu, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp nâng
cao cơng tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Móng

Cái, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
1.2.1. Khái niệm và hình thức hoạt động của tổ chức kinh tế
* Khái niệm
Hiện nay khơng có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm tổ chức
kinh tế, tuy nhiên ta có thể hình dung tổ chức kinh tế là một tập hợp người, một nhóm
người tập hợp lại thành một tổ chức hoạt động kinh tế (sản xuất, kinh doanh,
marketing, …) với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 27 Điều 3 Luật đất đai: “Tổ chức kinh tế bao
gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về
dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.
Xuất phát từ quy định trên ta thấy tổ chức kinh tế phải mang những đặc điểm
của doanh nghiệp, hợp tác xã,... như:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
19


×