Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------

THẨM THƢ QUỲNH

NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-LB

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------

THẨM THƢ QUỲNH

NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-LB


NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HOÀI PHƢƠNG

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong khóa luận chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi
đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo vệ khóa
luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Thẩm Thƣ Quỳnh


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 3
MỞ ĐẦU


........................................................................................................ 4

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 7
6. Kết cấu của khóa luận .............................................................................. 8
CHƢƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP

LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0......... 9

1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................... 9
1.2. Lịch sử phát triển của các cuộc CMCN .............................................. 10
1.3. Những tác động của CMCN 4.0 tới Việt Nam .................................... 12
1.3.1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới nền kinh tế của Việt Nam ...... 12


1.3.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới vấn đề lao động việc làm ở Việt
Nam ................................................................................................................ 13
1.3.3. Tác động của cuộc CMCN tới nền giáo dục ở Việt Nam ............. 15
CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CMCN 4.0 ................ 17

2.1. Những rào cản thách thức của cuộc CMCN 4.0 tới nhận thức và thực

tiễn pháp luật ở Việt Nam ................................................................................. 17
2.1.1. Sự xuất hiện và bùng nổ của tội phạm sử dụng công nghệ cao
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 ..................................................................... 17
2.1.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến nền hành chính Nhà nƣớc Việt
Nam ................................................................................................................ 20
2.1.3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến giáo dục đào tạo pháp luật ... 24
2.2. Thực trạng nhận thức mới về pháp luật Việt Nam trong bối cảnh cuộc
CMCN 4.0 ......................................................................................................... 26
2.2.1. Thực trạng nhận thức mới về chủ thể pháp luật trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0 ............................................................................................. 26
2.2.2. Thực trạng nhận thức mới các quy định pháp luật liên quan đến
thời gian và không gian trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 .............................. 30
2.2.3. Thực trạng nhận thức mới về vai trò của pháp luật trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0 ............................................................................................. 32
2.2.4. Thực trạng nhận thức mới về chức năng của pháp luật trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0..................................................................................... 35
2.2.5. Thực trạng nhận thức mới về pháp luật trong việc thực hiện bảo
đảm quyền con ngƣời trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 ................................. 37


2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc
CMCN 4.0 ......................................................................................................... 41
2.3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật đối với một số lĩnh vực luật chuyên
ngành trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 .......................................................... 41
2.3.2. Thực hiện pháp luật đối với vấn đề quản trị quốc gia trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0..................................................................................... 44
2.3.3. Thực hiện pháp luật trong q trình giải quyết tranh chấp tại Tịa
án trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 ................................................................ 47
CHƢƠNG 3.


GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT

VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0 Ở VIỆT
NAM

...................................................................................................... 52

3.1. Giải pháp để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ
cao trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.................................................................. 52
3.2. Giải pháp cho hoạt động giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0 ........................................................................................ 53
3.3. Giải pháp cho việc quản trị Nhà nƣớc trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
........................................................................................................................... 53
3.4. Giải pháp cho công tác đào tạo pháp luật trong kỷ nguyên CMCN 4.0
........................................................................................................................... 54
3.5. Các giải pháp khác .............................................................................. 55
KẾT LUẬN

...................................................................................................... 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 59


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS:

Bộ luật dân sự

BLHS:


Bộ luật hính sự

BLTTDS:

Bộ luật tố tụng dân sự

CGCN:

Chuyển giao cơng nghệ

CMCN :

Cách mạng công nghiệp

CNTT:

Công nghệ thông tin

DN:

Doanh nghiệp

GDNN:

Giáo dục Nhà nƣớc

TTLĐ:

Thị trƣờng lao động


TTTM:

Trọng tài thƣơng mại

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chun mơn năm 2016(Tỷ lệ: phần
trăm (%)) ........................................................................................................................ 13
Bảng 1-2 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chun mơn q 2 năm 2018 ...... 14

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CNTT, truyền thơng (ICT) và CMCN 4.0 đã, đang tạo lập nên một xã hội kết nối
toàn cầu, mang lại những thay đổi đột phá trong cuộc sống của con ngƣời, nó tác động
vô cùng lớn đến sự ổn định, phát triển của các doanh nghiệp, nhà nƣớc và mọi cá nhân,
tổ chức trong mỗi quốc gia. Cuộc CMCN 4.0 nhƣ một làn sóng mạnh mẽ đang lan tỏa
đến mọi nền kinh tế trên thế giới. Những tiến bộ vƣợt bậc về CNTT tạo ra một loạt các
sản phẩm công nghệ không những thúc đẩy hoạt động sản xuất mà còn trực tiếp thay
thế con ngƣời trong một số cơng việc khó thực hiện, nguy hiểm hoặc cần độ chính xác
cao.
Cùng với quá trình hội nhập, việc cải cách đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội là vô cùng cần thiết, đặc biệt là những cải cách về pháp luật bởi tầm quan
trọng của nó đối với việc quản lý đất nƣớc và hội nhập thế giới. Điều đó đặt ra những

yêu cầu cấp thiết cho Nhà nƣớc và tồn thể ngƣời dân trong việc tìm hiểu, chuẩn bị và
thay đổi cả về nhận thức, pháp luật và hành động thực tiễn để thực hiện và đáp ứng các
yêu cầu trong bối cảnh mới theo hƣớng đón nhận những cơ hội và thách thức do
CMCN lần thứ tƣ tác động đến.
Khi cuộc CMCN 4.0 xâm nhập vào Việt Nam thì cũng là lúc sự nhận thức về pháp
luật và thực hiện pháp luật cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ và chúng cần phải thay đổi
xuất phát từ chính những nhà làm luật, sau đó đƣợc phổ biến rộng rãi trong tồn xã hội
để ngƣời dân có thể nhận thức và tuân theo. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các quy
định về cải cách pháp luật vẫn cịn nhiều bất cập và thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ, thống
nhất nên chƣa thể triển khai hoàn toàn trong thực tiễn.
Xuất phát từ sự cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Nhận thức mới về pháp luật và
thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0” làm đề tài
khóa luận của mình nhằm mang đến những cái nhìn chung nhất về nhận thức mới về
pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

4


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến cuộc CMCN 4.0 nói chung và vấn đề nhận
thức về pháp luật, thực hiện pháp luật trong bối cảnh CMCN 4.0 nói riêng đang thu hút
sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học
đề cập xung quanh về cuộc CMCN 4.0 nhƣ cơng trình nghiên cứu của GS.TSKH
Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 với đề tài “Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”... Bên cạnh đó cũng có
những cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và cuộc CMCN 4.0 nhƣ
cơng trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Xuân và Nguyễn Thị Thùy Linh năm
2018 với đề tài “Tội phạm trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0”; cơng trình
nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Đại năm 2018 với đề tài “Tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0 tới hoạt động giải quyết tranh chấp tại tòa án và ngồi tịa án ở Việt

Nam”; cơng trình nghiên cứu của TS. Phan Quốc Nguyên năm 2018 với đề tài “Một số
vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ liên quan đến luật về không gian mạng (cyber law)
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”; công trình nghiên cứu của TS. Lê
Lan Chi năm 2018 với đề tài “Trí tuệ nhân tạo và một số vấn đề đặt ra đối với tố tụng
hình sự và thi hành án hình sự”...
Nhìn chung hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về cuộc CMCN 4.0, mối quan hệ
giữa pháp luật và CMCN 4.0, tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề nhận thức pháp
luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh CMCN 4.0 không nhiều, thiếu những nghiên
cứu mang tính tổng thể… Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Nhận thức mới về
pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhận
thức mới và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó cũng tập
trung phân tích, nêu những vấn đề mới, vấn đề bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp

5


luật. Từ đó đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ quan Nhà nƣớc trong hoạt
động quản lý, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các quy định về pháp
luật có liên quan trong một số lĩnh vực trọng yếu nhƣ kinh tế, giáo dục, y tế... và các
ngành luật, các quy định có liên quan theo pháp luật hiện hành nhƣ Bộ luật Tố tụng dân
sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Trọng tài thƣơng mại, và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành có liên quan. Phạm vi thời gian và không gian là từ khi cuộc CMCN bắt đầu
xuất hiện đến nay, trên phạm vi cả nƣớc.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu để làm rõ vấn đề lý luận về nhận thức mới và thực hiện pháp

luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Thứ ba, nghiên cứu để đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Về nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nêu trên, khóa luận có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến cuộc CMCN
4.0 và tác động của nó đến các lĩnh vực ở Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá và luận giải thực trạng pháp luật Việt Nam trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0 đồng thời đƣa ra những bình luận, đánh giá về nhận thức và thực
hiện pháp luật ở Việt Nam trong kỷ nguyên CMCN.
Thứ ba, đề xuất giải pháp cải cách và hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu của
đất nƣớc trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

6


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nƣớc và pháp luật trong
thời kỳ đổi mới; về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
bộ máy Nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc
tế, yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử Mác – Lênin.
Bên cạnh đó, khóa luận cịn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phƣơng pháp phân tích, bình luận, so sánh… đƣợc sử dụng trong Chƣơng 1 tìm
hiểu về một số vấn đề lý luận về nhận thức và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc

CMCN 4.0.
- Phƣơng pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, tổng hợp, quy nạp... đƣợc sử dụng tại
Chƣơng 2 để tìm hiểu về thực trạng thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực luật chuyên
ngành và đƣa ra những nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0 và Chƣơng 3 Quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Đồng thời, tác giả kết hợp lý luận và thực tiễn, đối chiếu để làm nổi bật những vấn
đề hiện tại với nội dung các quy định pháp luật đƣợc nghiên cứu. Việc kết hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu, xem xét các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn cho phép nhìn
nhận, đánh giá vấn đề một cách tồn diện, khách quan, biện chứng trong các mối quan
hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hồn cảnh, điều kiện cụ thể nhất
định đối với vấn đề nghiên cứu.

7


6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp
luật trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Chƣơng 2: Thực trạng nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối
cảnh của cuộc CMCN 4.0
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0

8


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP

LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CMCN 4.0

1.1. Một số khái niệm liên quan
Theo Từ điển Tiếng Việt Soha, “Cách Mạng là cuộc biến đổi xã hội – chính trị lớn
và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã
hội mới, tiến bộ”.
“CMCN là bƣớc nhảy vọt trong sự phát triển của lực lƣợng sản xuất do chuyển từ
công trƣờng thủ cơng sang sản xuất bằng máy móc”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng, cách mạng có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và căn
bản. Các cuộc CMCN diễn ra từ trƣớc đến nay đều làm thay đổi về nhận thức toàn cầu,
đồng thời làm biến đổi sâu sắc đối với nền kinh tế thế giới, từ đó, ảnh hƣởng đến nhiều
mặt khác nhau của đời sống xã hội cũng nhƣ đời sống pháp luật. Tuy nhiên, trong một
số trƣờng hợp, những thay đổi diễn ra phải mất nhiều năm mới có thể thấy đƣợc kết
quả của sự thay đổi.
“Thực hiện pháp luật” là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức.
Có nhiều cách hiểu về “nhận thức” nhƣng theo Từ điển Giáo dục học, “Nhận thức
là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tƣ duy của con
ngƣời”. Nhƣ vậy, Nhận thức đƣợc hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh, là quá
trình con ngƣời nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó.
Từ các khái niệm trên, có thể đƣa ra cách hiểu về nhận thức mới về pháp luật và
thực hiện pháp luật là: “nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối
cảnh cuộc CMCN 4.0” là q trình con ngƣời có những thay đổi trong tƣ duy về pháp
luật và biến những sự thay đổi trong tƣ duy đó thành những hành động, hành vi pháp lý

9


đƣợc luật hóa thành các quy phạm pháp luật cụ thể phù hợp với những lợi ích và yêu

cầu của thời đại mới nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật.
1.2. Lịch sử phát triển của các cuộc CMCN
Thế giới đã và đang trải qua các cuộc CMCN làm thay đổi cuộc sống của con
ngƣời. Cuộc CMCN 4.0 đang hình thành và tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, việc làm đến đời sống pháp
luật. Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt
kịp thời để có những định hƣớng và giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
phát triển đất nƣớc. [8]
* Cuộc CMCN lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba
Lịch sử thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, làm thay đổi
hoàn toàn cuộc sống con ngƣời. Cuộc CMCN lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ
18 và gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do
phát minh ra động cơ hơi nƣớc. Từ những năm 1784, khi động cơ hơi nƣớc đƣợc phát
minh và lần đầu tiên đƣợc giới thiệu đã tạo ra một tiếng vang lớn, tác động trực tiếp
đến các ngành nghề nhƣ giao thông vận tại, chế tạo cơ khí, dệt may… Những chiếc ơ
tơ, tàu thủy, tàu hỏa đƣợc sử dụng động cơ hơi nƣớc làm thay đổi bộ mặt đời sống con
ngƣời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển nhân loại.
Chƣa đầy 100 năm sau, cuộc CMCN lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm
1914 (ngay trƣớc thế chiến thứ nhất) với sự phát triển của điện thoại, bóng đèn, đĩa hát
và động cơ đốt trong, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy
móc chạy bằng năng lƣợng, giúp tăng năng suất làm việc gấp nhiều lần so với động cơ
hơi nƣớc, mang lại một cuộc sống văn minh hơn.
Một thế kỷ sau, vào năm 1969, cuộc CMCN lần thứ ba đề cập đến sự tiến bộ của
công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử sang công nghệ số với sự phát triển của máy tính cá
nhân, Internet, CNTT và truyền thông. Con ngƣời đã tiến thêm một bƣớc tiến dài khi
cuộc CMCN này xuất hiện tạo ra một thế giới kết nối, liên lạc với nhau. Các thiết bị

10



tinh vi hơn nhƣ máy tính, điện thoại, các vệ tinh kết nối thông tin, hệ thống Internet lần
lƣợt ra đời. Và đây chính là thành quả mà thế giới hiện nay đang thụ hƣởng từ cuộc
CMCN lần thứ ba. [18]
* Cuộc CMCN lần thứ tư
Khái niệm cuộc CMCN lần thứ tƣ hay Công nghiệp 4.0 đã đƣợc làm rõ tại Diễn
đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 ở Thụy Sĩ. Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc CMCN
lần thứ tƣ, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các cơng nghệ tự động hóa hiện đại, trao
đổi dữ liệu và chế tạo. Cuộc CMCN lần thứ tƣ đƣợc định nghĩa là “một cụm thuật ngữ
cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ
thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch
vụ (IoS).
Cuộc CMCN 4.0 đƣợc hình thành với xu hƣớng phát triển dựa trên nền tảng tích
hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học. Bản chất của CMCN lần
thứ tƣ là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh
để tối ƣu hóa quy trình, phƣơng thức sản xuất; nhấn mạnh những cơng nghệ đang và sẽ
có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, cơng nghệ vật liệu mới,
cơng nghệ tự động hóa, ngƣời máy.
Cuộc CMCN 4.0 bùng nổ đã tác động sâu sắc đến toàn bộ hoạt động sản xuất và
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó xóa mờ ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo
thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới và sáng tạo không ngừng của nhân loại.
Ảnh hƣởng của cuộc Cách mạng này là không thể phủ nhận, từ con ngƣời cho đến các
hoạt động của con ngƣời nhƣ y tế, giáo dục, nhân lực đến nông nghiệp, giao thông vận
tải... Cụ thể, nó cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thông qua thị trƣờng lao
động với mức thu nhập đƣợc nâng cao; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và
chuyên nghiệp; giao thông thuận tiện... và đặc biệt phải kể đến sự phát triển của
Internet và Trí tuệ nhân tạo tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí thấp.

11



1.3. Những tác động của CMCN 4.0 tới Việt Nam
Đối với Việt Nam, cuộc CMCN lần thứ tƣ đang tác động mạnh, tồn diện trên các
khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trƣởng,
mơ hình kinh doanh, thị trƣờng lao động. Theo TS. Nguyễn Thắng - Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam nhận định, “trong trung hạn, một số ngành nghề ở Việt Nam
có thể bị tác động tiêu cực, nhƣ nhóm ngành năng lƣợng, cơng nghiệp chế tạo, dệt may,
điện tử…”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nhiều lĩnh vực cũng sẽ đƣợc hƣởng lợi từ
cuộc cách mạng này nếu đi đúng hƣớng và bắt đƣợc nhịp, nhƣ du lịch, thƣơng mại nội
địa, CNTT, giáo dục, y tế, xây dựng, chính phủ điện tử. Vì vậy, chúng ta cần phải có kế
hoạch tái cơ cấu phù hợp.
1.3.1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới nền kinh tế của Việt Nam
CMCN lần thứ tƣ mở ra nhiều cơ hội cho các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát
triển nhƣ Việt Nam để nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Việc áp
dụng thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tƣ sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp
của Việt Nam giảm 3,6% chi phí hoạt động và tăng 4,1% hiệu suất trong một. Khi Việt
Nam đang hoàn tất nhiều hiệp định thƣơng mại tự do quy mô lớn nhƣ CPTPP, FTA với
các nƣớc châu Âu, Liên minh kinh tế Á – Âu… thì việc bắt kịp với xu hƣớng phát triển
của cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc tham gia vào các chuỗi giá trị
toàn cầu, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, CMCN 4.0 mới đang bƣớc đầu đƣợc tiếp cận, thậm chí chúng ta cịn chƣa
thể bắt kịp xu thế của cuộc CMCN 3.0 thì việc chủ động thay đổi chính sách phát triển
cho phù hợp với tình hình hiện nay là vơ cùng khó khăn và cần nhiều thời gian để thích
ứng. Ngồi ra, đối mặt với cuộc CMCN lần thứ tƣ sẽ là vô vàn thách thức cho Việt
Nam khi những yếu tố mà chúng ta đang tự coi là ƣu thế nhƣ lực lƣợng lao động thủ
cơng trẻ, dồi dào sẽ khơng cịn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Theo
ơng Lữ Thành Long, Phó chủ tịch VINASA, trong tƣơng lai, ngƣời dân có thể mất việc
làm, bởi những lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo có thể tác động tới các ngành nƣớc ta có

12



lợi thế về lao động nhƣ dệt may, sản xuất thực phẩm chế biến1,… Không chỉ việc làm ở
trong các ngành sản xuất bị ảnh hƣởng mà các công việc cần trí tuệ của con ngƣời nhƣ
giáo dục, y tế, dịch vụ cũng đối mặt với nguy cơ bị thay thế. Việt Nam có lợi thế lớn về
nguồn nhân lực cho tăng trƣởng, nhƣng chất lƣợng chƣa tƣơng xứng với tốc độ tăng về
quy mô, về mức độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. [6]
1.3.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam
Theo thống kê, năm 2016, cả nƣớc chỉ có khoảng 10,9 triệu ngƣời có việc làm,
tƣơng ứng với 20,6%, đã đƣợc đào tạo (Biểu 2.2). Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ
lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch
này là 24,4 điểm phần trăm (thành thị là 37,2% và nông thôn là 12,8%)2.
Tỷ lệ: phần trăm (%)
Bảng 1-1 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chun mơn năm 2016
Nơi cƣ trú/ vùng

Tổng số

Dạy nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

Cả nƣớc

20,6


5,0

3,9

2,7

9,0

Nam

23,0

8,0

3,7

2,1

9,1

Nữ

18,0

1,7

4,1

3,2


9,0

Thành thị

37,2

7,5

5,7

4,0

20,0

Nông thôn

12,8

3,8

3,1

2,0

3,9

1

/>
2


Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016

13


Bảng 1-2 Tỷ lệ lao động việc làm theo trình độ chuyên môn quý 2 năm 2018
(Tỷ lệ: phần trăm (%))
Nơi cƣ trú/vùng

Tổng số

Dạy nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

Cả nƣớc

10,02

2,86

8,36

9,56


14,24

Nam

7,85

2,70

6,69

6,07

14,98

Nữ

11,84

3,72

9,59

11,91

13,81

Thành thị

10,74


3,44

7,16

9,15

14,97

Nông thôn

9,38

2,55

9,21

9,86

13,17

Xu hƣớng sử dụng công nghệ và xu hƣớng tồn cầu hóa tiếp tục trở thành xu
hƣớng tất yếu của cuộc CMCN 4.0 và nó tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia, bất kể
mức độ phát triển khác nhau.
Thứ nhất, xu hƣớng thúc đẩy mạnh quá trình tự động hóa thay thế con ngƣời.
Nhiều cơng ty ở Việt Nam đã thay thế một số lƣợng đáng kể ngƣời lao động bằng
máy móc cơng nghiệp... Việc thay thế con ngƣời trong hoạt động sản xuất đã làm ảnh
hƣởng rất lớn đến thị trƣờng lao động và mức sống của ngƣời dân, nhiều lao động mất
việc, tình trạng thất nghiệp diễn ra kéo dài cũng tạo nên những hệ quả xấu cho xã hội
nhƣ làm gia tăng các tệ nạn trong xã hội.
Thứ hai, tác động trực tiếp đến mơ hình phát triển quan hệ lao động.

Ngƣời lao động bƣớc vào thị trƣờng lao động chỉ đƣợc cung cấp các hợp đồng
ngắn hạn hoặc tạm thời và thƣờng buộc phải làm việc phi chính thức hoặc di cƣ để
kiếm việc làm. Điều này làm cho sự bất bình đẳng thu nhập càng thêm trầm trọng.
Cuộc CMCN 4.0 đang ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động nội bộ và mô hình hoạt động

14


của các tổ chức đại diện cho ngƣời lao động (cơng đồn) và tổ chức đại diện cho ngƣời
sử dụng lao động (Phịng Thƣơng mại cơng nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp).
Với thực trạng thị trƣờng lao động “mở” trong một thế giới “phẳng” với nền tảng
công nghệ sáng tạo của cuộc CMCN 4.0, nơi rất cần các quy định điều chỉnh khái niệm
quan hệ lao động hoàn toàn “mới” với khơng gian “mở” (khơng nhất thiết bó buộc
trong khuôn viên của doanh nghiệp truyền thống và quan hệ lao động truyền thống),
cách tiếp cận đối với môi trƣờng làm việc ở khu vực phi chính thức địi hỏi hƣớng tiếp
cận khác nhiều so với hiện nay. [1]
1.3.3. Tác động của cuộc CMCN tới nền giáo dục ở Việt Nam
Trong cuộc CMCN lần thứ tƣ, thị trƣờng lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng
khi tự động hóa thay thế con ngƣời trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Ngƣời lao
động cần phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dƣ thừa, bị
thất nghiệp. Những sự thay đổi của sản xuất và cơ cấu nhân lực trong TTLĐ tƣơng lai,
đặt ra nhiều vấn đề đối với nền giáo dục, đó là:
Thứ nhất, trong khi cuộc CMCN 4.0 đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến TTLĐ thì
các cơ sở GDNN - nơi cung cấp nhân lực kỹ thuật chủ yếu cho nền kinh tế, vẫn đào tạo
theo cách đã cũ. Học sinh, sinh viên với các kiến thức, kỹ năng đang đƣợc dạy trong
nhà trƣờng hiện nay còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế 3.0 hiện tại, có thể
hồn tồn khơng hữu dụng với nền kinh tế 4.0 hoặc dễ dàng bị robot thay thế trong
tƣơng lai gần.
Thứ hai, để đáp ứng nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các
hoạt động đào tạo, nhất là phƣơng thức và phƣơng pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh

mẽ của CNTT. Tuy nhiên, hiện nay các điều kiện đảm bảo cho sự thay đổi này vẫn còn
hạn chế. Hiện nay, ở đa số các các cơ sở GDNN, sự đổi mới phƣơng thức và phƣơng
pháp dạy và học còn khá chậm trễ; hạ tầng CNTT còn lạc hậu (ngoại trừ một số cơ sở
đƣợc đầu tƣ thành trƣờng chất lƣợng cao) và không đồng bộ. [11]

15


Thứ ba, CMCN đã tác động đến bố trí cán bộ quản lý, phục vụ và đội ngũ giáo
viên của các cơ sở GDNN. Đội ngũ này phải đƣợc chuyên nghiệp hóa và có khả năng
sáng tạo cao, có phƣơng pháp đào tạo hiện đại với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT và
điều này dẫn đến sự thay đổi về quy mô và cơ cấu giáo viên (cả về trình độ và kỹ
năng), sẽ xuất hiện hiện tƣợng thừa và thiếu nhân lực.
Thứ tư, tác động đến vấn đề đổi mới quản lý giáo dục địi hỏi có sự quản lý chung
để một mặt hƣớng tới sự đảm bảo “mặt bằng” chất lƣợng; mặt khác, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của nền kinh tế sáng tạo và cạnh tranh.

16


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÁP LUẬT VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CMCN 4.0

2.1. Những rào cản thách thức của cuộc CMCN 4.0 tới nhận thức và thực tiễn
pháp luật ở Việt Nam
CMCN 4.0 khơng đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thơng minh và đƣợc
kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những
đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới cơng nghệ
nano, từ các năng lƣợng tái tạo tới tính tốn lƣợng tử. Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các
lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới thế giới cũng nhƣ tới Việt Nam.

Ðối với Việt Nam, cuộc CMCN 4.0 mang đến nhiều thuận lợi và hiệu quả để phát
huy trí tuệ, sức sáng tạo để biến thách thức thành thời cơ, chuyển hóa ý tƣởng thành
sản phẩm và gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp.
Đối với lĩnh vực thƣơng mại, cuộc CMCN 4.0 này trƣớc hết giúp giảm đáng kể chi
phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tƣ, với bản chất của cuộc CMCN lần
thứ tƣ, công nghệ là mảng đầu tƣ trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà
đầu tƣ trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet. Song, bên cạnh những
thuận lợi mà cuộc cách mạng này mang lại thì nó cũng làm nảy sinh vơ vàn những khó
khăn, thách thức đối với Việt Nam.
2.1.1. Sự xuất hiện và bùng nổ của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0
Bên cạnh những lợi ích và cơ hội to lớn cho sự phát triển của quốc gia, thì cuộc
CMCN lần thứ tƣ cũng đặt ra những thách thức, khó khăn, đặc biệt là đối với vấn đề an
ninh phi truyền thống và tội phạm sử dụng công nghệ cao. Khi thế giới bƣớc vào kỷ
nguyên cơng nghiệp 4.0 thì đây cũng là cơ hội để tội phạm công nghệ cao thực hiện
hành vi phạm tội.

17


* Khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao
Pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay nhƣ Australia, Mỹ, Anh định nghĩa
“tội phạm sử dụng công nghệ cao”(high-tech crime) là tội phạm liên quan đến máy tính
(computer-related crime); tội phạm mạng (cybercrime)... hay “sự xâm nhập máy tính
một cách trái phép; sự sửa đổi trái phép dữ liệu bao gồm việc phá hủy dữ liệu; tấn công
từ chối dịch vụ (DS); tấn công từ chối dich cụ phân tán (DdoS) có sử dụng botnets; tạo
ra và phân phối phần mềm độc hại”. Tóm lại, tội phạm cơng nghệ cao hoặc tội phạm ảo
hay tội phạm không gian ảo (Cyber criminal) là bất kỳ hành động phi pháp nào liên
quan đến một máy tính hoặc một mạng máy tính.
Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày

07/4/2014 quy định về phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng
cơng nghệ cao quy định: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự có sử dụng công nghệ cao”. Khoản 1
Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm
lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ; được tích hợp từ thành tự
hoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra cho sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt
trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với mơi trường; có vai trị quan trọng đối với việc
hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện
có”.
* Nhận thức về tội phạm sử dụng cơng nghệ cao ở Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung và tội phạm sử dụng
cơng nghệ cao nói riêng đã sớm đƣợc nhận diện và luật hóa. Phần lớn đối tƣợng phạm
tội là học sinh, sinh viên có kiến thức và đam mê cơng nghệ thơng tin, một số ít là cán
bộ, cơng chức. Chúng thƣờng tập hợp, liên kết với nhau thông qua các diễn đàn trên
mạng Internet (còn gọi là underground hay thế giới ngầm) để chia sẻ công cụ, cách
thức, thủ đoạn phạm tội. Tội phạm công nghệ cao diễn ra trên cả lĩnh vực an ninh quốc
gia và trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của

18


Việt Nam trong một số lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế và gây thiệt hại lớn cho các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
Năm 2016, Việt Nam đã có khoảng 145.000 cuộc tấn công mạng khác nhau nhằm
vào hệ thống thông tin với ba hình thức chính đó là lừa đảo, mã độc và thay đổi giao
diện, gây thiệt hại hơn 10.400 tỷ đồng. Hơn 10.000 trang/cổng thơng tin điện tử có tên
miền “.vn” bị tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, cài mã độc. Có
hơn 70% số máy tính bị lây nhiễm. Theo ghi nhận của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp
máy tính (VNCERT) thì q I năm 2017 đã có gần 7.700 sự cố tấn cơng mạng vào các
website tại Việt Nam3. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp cơng nghệ,

bản quyền trên Internet ngày càng gia tăng nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở
nên phức tạp và nguy hiểm.
Hiện nay, có đến 70% tội phạm công nghệ cao là ngƣời trẻ, chủ yếu là từ 18-30
tuổi4. Có nhiều ngƣời sử dụng các thiết bị CNTT rất thành thạo và chuyên nghiệp, diễn
ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các thế
lực thù địch đã không ngừng lợi dụng kênh truyền thông qua mạng Internet để xuyên
tạc, vu khống chống phá các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc,
kêu gọi tập hợp lực lƣợng nhằm mục đích gây rối, nhất là trƣớc và trong các sự kiện
chính trị quan trọng của đất nƣớc nhƣ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
bầu cử đại biểu khóa XIII ... Trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, năm 2011 đƣợc coi là
năm “báo động đỏ” của an ninh mạng Việt Nam với rất nhiều vụ tấn công, phá hoại,
lây nhiễm virut, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại,... nhằm vào hệ thống mạng
của cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Nhà nƣớc với mức độ, tính chất ngày
càng nghiêm trọng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống và để lộ thơng tin. Điển hình
là vụ hệ thống mạng của Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam bị tin tặc liên tiếp tấn
công bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, làm ngƣng trệ hoạt động và xóa sạch tồn bộ

3

/>
4

/>
19


dữ liệu website; Tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử và thanh toán
điện tử gia tăng, dẫn đến tình trạng nhiều nƣớc khơng chấp nhận giao dịch qua mạng
Internet có địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín và
hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử nói riêng và lĩnh vực kinh tế

quốc tế nói chung.
Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về vấn đề này Trong BLHS 2015,
các tội danh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông đƣợc quy định tại các
điều từ Điều 285 đến Điều 294. Tội phạm cơng nghệ cao có liên quan mật thiết tới việc
bảo mật an ninh thông tin. Các thông tin dữ liệu trong hệ thống sẽ bị ngƣời không đƣợc
quyền truy nhập tìm cách lấy và sử dụng. Nhận thức về vấn đề này vẫn còn nhiều bất
cập ở Việt Nam, đồng thời các quy định pháp luật về tội phạm sử dụng cơng nghệ cao
vẫn cịn những kẽ hở.
Gần đây nhất, vụ việc bắt và xử lý hình sự đối với ơng Nguyễn Thanh Hóa –
ngun cục trƣởng Cục Phịng chống tội phạm cơng nghệ cao (C50) và các đồng phạm
đã cho thấy việc đánh bạc thơng qua hình thức game online là vô cùng nghiêm trọng,
với quy mô cực lớn, sử dụng cơng nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.
Vụ việc này cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan chức năng
trong phịng, chống tội phạm cơng nghệ cao. [7]
2.1.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến nền hành chính Nhà nước Việt Nam
Đối với nền hành chính nhà nƣớc ta, cuộc CMCN 4.0 đang có sự tác động mạnh
mẽ theo cả hai chiều hƣớng tích cực và tiêu cực.
* Tác động tích cực
Thứ nhất, cuộc CMCN 4.0 góp phần làm thay đổi tƣ duy và nhận thức của nhà
quản lý trong nền hành chính Nhà nƣớc.
Trƣớc hết, nó tác động đến nhận thức của nhà quản lý về sự phát triển, biến đổi
của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và những tác động đối với nền hành chính
nhà nƣớc. Qua đó, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những hƣớng giải pháp cải cách

20


×