Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước qua thực tiễn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.9 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN TÚ

GI¶I QUỸT KHIếU NạI Về ĐấT ĐAI
CủA CƠ QUAN HàNH CHíNH NHà N¦íC QUA THùC TIƠN TØNH H¦NG Y£N

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN TÚ

GI¶I QUỸT KHIếU NạI Về ĐấT ĐAI
CủA CƠ QUAN HàNH CHíNH NHà N¦íC QUA THùC TIƠN TØNH H¦NG Y£N
Chun ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG VĂN TÚ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Văn Tú


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƢỚC ......................................................................... 7
1.1.

Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩ nh vực
đất đai .................................................................................................. 7

1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính........................................................... 7

1.1.2. Khái niệm khiếu nại trong lĩnh vực đất đai .......................................... 8
1.1.3. Đặc điểm khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ......................................... 11
1.1.4. Nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.......................................... 12
1.2.

Những vấn đề chung về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai của cơ quan hành chính nhà nƣớc ..................................... 18

1.2.1. Nội dung giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan
hành chính .......................................................................................... 18
1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ
quan hành chính nhà nước.................................................................. 24
1.2.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ................... 26
1.3.

Vai trò của việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
của cơ quan hành chính nhà nƣớc .................................................. 29

Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 35


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƢỚC TẠI TỈNH HƢNG YÊN...................................................... 36
2.1.

Những yếu tố tác động đến việc giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai tại tỉnh Hƣng Yên ................................................. 36

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên .................... 36

2.1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất tại tỉnh Hưng Yên ........................... 38
2.1.3. Tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Hưng Yên ........... 40
2.2.

Tình hình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ
quan hành chính nhà nƣớc tỉnh Hƣng Yên ................................... 50

2.2.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 50
2.2.2. Đánh giá những kết quả đạt được ...................................................... 57
2.2.3. Những tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai ................................................................................................. 59
2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác giải quyết khiếu
nại về đất đai....................................................................................... 63
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 66
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC .................... 67
3.1.

Quan điểm về tăng cƣờng hiệu quả về giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nƣớc ........... 67

3.1.1. Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong Nhà
nước pháp quyền ................................................................................ 67
3.1.2. Bảo đảm tiến độ cho việc phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ............................................. 68


3.1.3. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế, k lu t, k cương và t ng cường
công tác chống quan liêu, tham nh ng, mất dân chủ trong hoạt

động của các cơ quan hành chính nhà nước....................................... 69
3.1.4. Khắc phục nhanh chóng những tồn tại, thiếu sót trong cơng tác
giải quyết khiếu nại về đất đai............................................................ 70
3.2.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nƣớc ......... 72

3.2.1. Nhóm các giải pháp chung ................................................................. 72
3.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với tỉnh Hưng Yên ...................................... 81
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Thống kê số lượng người đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị từ n m 2014 đến n m 2017 đã được các cơ quan
hành chính tỉnh Hưng n tiếp đón

42


Thống kê số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp từ n m 2014 đến n m 2017 đã được các cơ quan
hành chính tỉnh Hưng Yên tiếp nh n

42

Thống kê số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đất đai từ n m 2014 đến n m 2017 các cơ quan
hành chính nhà nước tỉnh Hưng Yên phải giải quyết

50

Thống kê số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đất đai từ n m 2014 đến n m 2017 các cơ quan
hành chính nhà nước tỉnh Hưng Yên đã giải quyết

51

T lệ vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai từ
n m 2014 đến n m 2017 đã được các cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Hưng Yên giải quyết

52

Bảng 2.2.

Bảng 2.3.

Bảng 2.4.


Bảng 2.5.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam n m 2013 ghi nh n: "Cơng
dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những việc làm trái pháp lu t của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị v trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào" [21].
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất
đai (sau đây gọi là khiếu nại về đất đai) là một trong những nhóm quan hệ đất
đai diễn ra thường xuyên, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng đến tình
hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Vì v y, các cấp
chính quyền tuy đã có nhiều quan tâm, cố gắng trong công tác chỉ đạo, giải
quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai, nhưng đây vẫn là một trong những nội
dung quản lý đất đai gây sức ép rất lớn cho cơ quan nhà nước.
Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung quản lý hết
sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu nại
về đất đai nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ đất đai, nó liên quan
đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp lu t và những quan hệ xã hội khác,
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của các tổ chức, cá nhân, vì v y
được xã hội rất quan tâm. Để giải quyết một vụ việc khiếu nại về đất đai
không gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, đạt được mục tiêu "thấu tình,
đạt lý", đảm bảo được tính khả thi trong thực tiễn; địi hỏi tổng hợp nhiều yếu
tố: đó là xử lý nghiêm các trường hợp cố tình trì hỗn việc giải quyết khiếu
nại về đất đai; đó là tuyên truyền sâu rộng, đúng trọng tâm các quy định của
pháp lu t về khiếu nại, tố cáo, pháp lu t về đất đai; đó là hồn thiện các quy
định liên quan đến nội dung, quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai... Tuy


1


nhiên, có một yếu tố quan trọng là phải nâng cao chất lượng giải quyết các
khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện tốt cơng tác giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ giúp
cho Nhà nước hồn thiện các chính sách, xác l p mối quan hệ bình đẳng, cơng
bằng giữa Nhà nước với cơng dân và tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp
quyền đúng nghĩa.
Hưng Yên là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều khu công
nghiệp mới đã mọc lên. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý
Nhà nước về đất đai. Xuất phát từ tình hình trên, dẫn đến các vụ khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp về đất đai có nhiều cơ hội t ng về số lượng vụ việc (số lượng
các vụ việc chiếm từ 50% đến 70% các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
nói chung), c ng như tính chất, mức độ gay gắt ngày càng phức tạp. Trong
khi đó, các vụ việc khiếu nại về đất đai chủ yếu do các cơ quan hành chính
giải quyết (các vụ việc về đất đai do cơ quan Tòa án giải quyết hiện nay
chiếm số lượng khơng nhiều). Do đó, cần phải nghiên cứu một cách có hệ
thống các quy định của pháp lu t về khiếu nại, thực trạng khiếu nại và giải
quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước (qua thực tiễn
tỉnh Hưng Yên); trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ
sung chính sách, pháp lu t về khiếu nại, về đất đai và xác l p cơ chế giải
quyết các khiếu nại về đất đai, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cơng
dân và đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý lu n và thực tiễn hiện nay.
Với nh n thức như v y, tôi đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết khiếu nại về đất
đai của cơ quan hành chính nhà nước - qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên" làm
lu n v n thạc sĩ lu t học của mình.

Các kết quả nghiên cứu của lu n v n này này có thể được sử dụng làm

2


tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về lu t học. Một số
kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực
thi pháp lu t trong q trình xây dựng, hồn thiện và tổ chức thực hiện pháp
lu t đất đai nói chung và pháp lu t giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng ở
nước ta. Nội dung của lu n v n c ng có thể góp phần xây dựng nâng cao kỹ
n ng nghề nghiệp, kỹ n ng nghiên cứu hồ sơ của cơ quan, cán bộ thực hiện
trách nhiệm thẩm tra, xác minh để giải quyết tốt khiếu nại về đất đai.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những n m gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo ở Hưng Yên nói
riêng và của cả nước nói chung ngày một gia t ng và có chiều hướng phức
tạp. Vì thế, vấn đề khiếu nại, tố cáo được nhiều nhà nghiên cứu về khoa pháp
lý và hoạt động thực tiễn ở nước ta quan tâm. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu
liên quan đến đề tài "Giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành
chính nhà nước - qua thực tiễn tỉnh Hưng n", tơi thấy có một số cơng
trình, bài viết nghiên cứu như:
Lu n án Tiến sĩ Lu t học của Nguyễn Hạnh: “Hoàn thiện thủ tục pháp
lý về giải quyết khiếu nại của công dân”, n m 2005; Lu n án Tiến sỹ Lu t học
của Ngơ Mạnh Toan: “Hồn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền”, n m 2007.
Bài viết “Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại hành chính” của Đinh
V n Minh, Tạp chí Thanh tra, số 1, n m 2005.
Thanh tra nhà nước (2004), Hồn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện
hành chính, đề tài nghiên cứu khoa học; Thanh tra nhà nước (2004), Xây dựng
quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính, đề tài nghiên cứu khoa
học; Nguyễn Thế Thuấn, Tăng cường hiệu lực của pháp luật trong việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam hiện nay, Lu n án tiến sỹ lu t
học; Trần V n Sơn, Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động

3


giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay,
Lu n án tiến sỹ lu t học; Nguyễn Thi Minh Hà (2002), Th m quyền giải quyết
khiếu naị, tố cáo của cơ quan hành chinh nhà nước, Luâ v n cao học lu t;
Đinh V n Minh (2005), Hoàn thiện pháp luật nhằm đổi mới cơ chế giải quyết
khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Lu n v n cao học lu t; Nguyễn Hoài Thoa
(2005), Giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước
ở tỉnh Hải Dương hiện nay, Lu n v n cao học lu t; Trương Tiến D ng
(2007), Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về
đất đai ở nước ta hiện nay, Lu n v n cao học quản lý hành chính cơng...
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các cơng trình khoa học, các bài
viết đã đề c p đến vấn đề lý lu n, thực tiễn và yêu cầu đổi mới, hoàn thiện
quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, các cơng
trình trên chưa nghiên cứu một cách chun biệt, cụ thể về những bất c p,
vướng mắc và những hạn chế từ lý lu n và đặc biệt là từ thực tiễn thực hiện
các quy định, yêu cầu về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai. Chưa thực sự xem xét giải quyết khiếu nại từ góc độ của
người giải quyết khiếu nại và người khiếu nại về đất đai; người giám sát,
đôn đốc việc giải quyết khiếu nại. Đề tài "Giải quyết khiếu nại về đất đai
của cơ quan hành chính nhà nước - qua thực tiễn tỉnh Hưng n" là
cơng trình đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt về những bất c p, vướng mắc
và hạn chế trong quá trình giải quyết khiếu nại, từ thực tiễn giải quyết
khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hưng n. Cơng trình đầu tiên đưa ra
mơ hình giải quyết khiếu nại để quy trình giải quyết khiếu nại được độc
l p, khách quan, nhanh chóng, hiệu quả, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa

đảm bảo tính đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của lu n v n là phân tích làm rõ những vấn đề chung về
khiếu nại, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Hưng Yên; qua

4


đó đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp lu t về đất đai, pháp lu t khiếu nại
về đất đai và bài học kinh nghiệm, phương pháp thẩm tra, xác minh để giải
quyết có hiệu quả hơn các khiếu nại về đất đai.
Để đạt được mục đích này, lu n v n có nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý lu n về khiếu nại đất đai và giải quyết
khiếu nại về đất đai.
- Nghiên cứu quy định của pháp lu t về giải quyết khiếu nại đất đai, để
từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế, bất c p trong quy định này;l
- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Hưng
Yên, từ đó đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong
công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích các quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp lu t
c ng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lu t về giải quyết khiếu nại đất
đai trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Lu n v n t p trung vào nghiên cứu hai vấn đề lớn: Tình hình khiếu nại
hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính
nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ở nước ta hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của lu n v n chủ yếu đề c p đến vấn đề khiếu nại
hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tỉnh Hưng Yên.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Lu n v n sử dụng phương pháp lu n của chủ nghĩa duy v t biện chứng

và duy v t lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và
pháp lu t, quan điểm của Đảng và nhà nước về chế độ sở hữu đất đai, về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Lu n v n sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Tìm hiểu
các v n bản pháp lu t, các v n bản dưới lu t, các tạp chí chuyên ngành và các
tài liệu có liên quan đến đất đai, việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong

5


lĩnh vực đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; nghiên cứu
các hồ sơ giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên.
So sánh giữa lý lu n và thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại về đất
đai ở địa phương với pháp lu t đất đai, pháp lu t về khiếu nại của Nhà nuớc.
Để giải quyết các vấn đề do đề dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
trao đổi chuyên gia.
6. Đóng góp mới cúa đề tài
Với giới hạn là một lu n v n cao học nội dung lu n v n là kết qủa tổng
hợp nh n thức của tác giả về nhà nước, pháp lu t, quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong thời gian học t p và nghiên cứu
khoa học tại các cơ sở đào tạo lu t trên cả nước. Trên cơ sở các tri thức đó tác
giả lu n v n đã đề c p và làm rõ hơn cơ sở lý lu n và thực tiễn của khiếu nại,
giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai taịcác khu cơn g nghiêp, từ đó làm
cơ sở cho việc đề xuất những phương hướng, giải pháp có tính khả thi nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực này
trong tình hình hiện nay. Với những kết quả đạt được, lu n v n có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng
dạy, học t p trong lĩnh vực chuyên ngành.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết lu n và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý lu n về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
đất đai của cơ quan hành chính nhà nước
Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ
quan hành chính nhà nước tại tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước.

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

1.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính
Theo Từ điển Tiếng Việt, khiếu nại là "đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không
hợp lý" [38, tr.483]. Với nghĩa trên phạm vi khiếu nại rất rộng, bao gồm mọi
việc làm của các cơ quan, cán bộ, công chức, tổ chức xã hội mà người khiếu
nại không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý, trái pháp lu t.
Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 2 của Luật Khiếu
nại 2011 quy định:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công
chức theo thủ tục do Lu t này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định k lu t cán bộ,

công chức khi có c n cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp lu t, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [20].
Từ những quan niệm trên có thể nhận thấy một số đặc trƣng cơ
bản của khiếu nại nhƣ sau:
Thứ nhất, khiếu nại xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu
nại cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm. Nói cách
khác khiếu nại là một hình thức phản ứng của công dân, cơ quan, tổ chức với
những hiện tượng vi phạm các quyền và lợi ích của họ được pháp lu t bảo vệ.
Thứ hai, khiếu nại luôn mang trong mình thơng tin về sự vi phạm các

7


quyền và lợi ích của cơng dân được pháp luật quy định hoặc bắt nguồn từ
những nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và những quy định của cộng
đồng cũng như sự vi phạm các quyền lợi khác nhau của cá nhân khác của
công dân. Việc xác định loại vi phạm cụ thể hoặc thiệt hại cụ thể bởi những
việc làm trái pháp lu t là yếu tố nhất thiết của nội dung khiếu nại.
Thứ ba, người khiếu nại khơng thể tự khơi phục những quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm hại bởi việc làm trái pháp lu t của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị v trang nhân dân hoặc bất cứ cá
nhân nào. Sự khiếu nại của họ trông chờ vào quyết định giải quyết khiếu nại
của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Khiếu nại hành chính có thể hiểu là: việc cá nhân, cơ quan hoặc tổ
chức yêu c u cơ quan hành chính nhà nước, người có th m quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành
chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
1.1.2. Khái niệm khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định của pháp lu t tại khoản 1 Điều 2 của Lu t Khiếu nại

2011 quy định:
Theo quy định tại Lu t Đất đai n m 2013 thì quản lý nhà nước về đất
đai là lĩnh vực hết sức rộng lớn với 13 nội dung [22]. Như v y, quản lý đất đai
thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước, thực hiện quyền đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai. Hoạt động quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm
việc sử dụng đất đai một cách hợp lý phục vụ lợi ích của chủ sở hữu đích thực
là tồn dân, c ng như quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cơng dân. Cho nên
nếu cho rằng, một hoạt động quản lý nào đó (một quyết định hành chính, một
hành vi hành chính) là trái pháp lu t thì người dân có thể khiếu nại
Khoản 1 và 2 Điều 204 Lu t Đất đai n m 2013 quy định:

8


1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định
hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. 2. Trình tự,
thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp lu t về khiếu nại.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành
vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp lu t về tố
tụng hành chính [22].
Cụ thể hóa quy định trên, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
của Chính phủ về thi hành Lu t Đất đai n m 2013, đã quy định các quyết định
hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai như sau:
* Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất:
+ Quyết định giao đất là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;

+ Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng
cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;
+ Thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định
hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức,
Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định của pháp lu t.
+ Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
sử dụng đất đã có người sử dụng vào mục đích cơng trong trường hợp Nhà
nước ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp lu t về tình trạng
khẩn cấp, trường hợp khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc các
trường hợp khẩn cấp khác đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của
tổ chức, tài sản, tính mạng của nhân dân mà cần sử dụng đất;

9


+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép người sử dụng đất chuyển đất đang sử dụng từ loại đất
này sang loại đất khác.
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
+ Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
+ Hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào
tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
+ Tái định cư là việc Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, bồi thường
bằng giao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới cho người sử
dụng đất phải di chuyển chỗ ở.
- Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nh n quyền sử dụng đất:
Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nh n quyền sử dụng đất là việc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nh n của người
sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất:
Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất là Quyết định cho phép
người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng dưới hình thức Nhà nước giao đất,
cho thuê đất.
* Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của
cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định
đã nêu trên.
Như v y, có rất nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính trong
cơng tác quản lý nhà nước về đất đai, nhưng chỉ những Quyết định, hành vi
hành chính các Quyết định hành vi, hành chính này chỉ được thực hiện theo
thẩm quyền bởi các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước cấp

10


huyện, cấp tỉnh; các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong
cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai điều chỉnh theo Lu t khiếu nại [6].
1.1.3. Đặc điểm khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một dạng đặc biệt của khiếu nại
hành chính, nên bên cạnh những đặc điểm chung của khiếu nại hành chính,
khiếu nại về đất đai còn mang những đặc điểm đặc trưng riêng khác với các
khiếu nại thuộc các lĩnh vực khác... Sự khác biệt đó thể hiện ở những điểm
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chỉ có thể là chủ
thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của
quyền sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác l p dựa
trên quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước, được Nhà nước cho phép
nh n chuyển nhượng từ các chủ thể khác hoặc được Nhà nước công nh n
quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng. Như v y, chủ

thể của khiếu nại về đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với
tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất.
Thứ hai, nội dung của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai rất đa dạng và
phức tạp. Hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn
ra rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau,
với diện tích, nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, việc
quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư
liệu sản xuất. Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị
thương mại, giá đất lại biến động theo quy lu t cung cầu trên thị trường, nên
việc quản lý và sử dụng nó khơng đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử
dụng mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh
doanh quyền sử dụng đất). Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất
phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc
quản lý và sử dụng đất đai c ng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.

11


Thứ ba, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phát sinh gây h u quả xấu về
nhiều mặt, như: có thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã
hội, làm mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ tr t tự quản lý đất đai,
gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích khơng những của bản
thân người khiếu nại mà cịn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Thứ tư, đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là quyền quản lý
và quyền sử dụng đất. Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở
hữu của các chủ thể quản lý, sử dụng đất, mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu.
1.1.4. Nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các tổ chức, cá nhân rất
đa dạng, phức tạp, nhưng chủ yếu t p trung vào các vấn đề sau:

- Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái
định cư
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước
đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án. Tuy
nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ, tiến hành tái định cư cho những đối tượng
bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp khơng ít khó kh n, vướng mắc; t p
trung chủ yếu vào 4 dạng sau:
+ Khiếu nại việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng trước khi có Lu t Đất đai n m 2013: các vụ việc khiếu nại này thường
đã được các ngành, các cấp giải quyết nhiều lần nhưng cơng dân vẫn tiếp
khiếu, có vụ việc kéo dài đến 10 n m -15 n m. Phần lớn những trường hợp
này người dân có bị thiệt thịi do chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất trước khi có Lu t Đất đai 2013 song chưa thỏa đáng hoặc do có sai phạm
trong q trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng, nay khiếu nại địi bồi thường
theo giá mới, đấy là trường hợp tồn tại khó giải quyết [22].

12


+ Khiếu nại việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng trước để làm các dự án sau khi có Lu t Đất đai n m 2013: Sau khi có
Lu t Đất đai n m 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Lu t, chính sách
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể theo hướng có lợi
cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, do quá trình thực hiện, nhiều địa
phương định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường hoặc nhiều trường hợp
không v n dụng thực hiện quy định về việc thỏa thu n mức giá bồi thường
giữa người có đất bị thu hồi với người được giao đất mới, th m chí có những
dự án thu hồi đất của người dân thấp hơn hàng tr m, hàng chục lần so với giá
đất chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho người khác, nên dẫn đến phát sinh
khiếu nại rất gay gắt của cơng dân có đất bị thu hồi. Công dân thường t p

trung vào việc khiếu nại yêu cầu nâng giá bồi thường (đòi bồi thường theo giá
thị trường), bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
bố trí tái định cư, yêu cầu cấp đất sản xuất... [22].
+ Khiếu nại thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và địi được bồi thường
theo chính sách mới. Tại thời điểm các hộ nh n tiền và bàn giao đất không
khiếu nại, nhưng nay so với chính sách mới hoặc thấy đất bị thu hồi nhưng
không sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng mục đích, nên phát sinh khiếu nại
địi lại đất, địi được bồi thường theo chính sách mới.
+ Khiếu nại do người dân bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất, thiếu nơi
n chốn ở, thiếu đất để sản xuất (nhất là các hộ bị giải tỏa trắng), không có
việc làm, điều kiện học hành cho con cái và điều kiện sinh hoạt gặp khó kh n
dẫn đến bức xúc, đi khiếu kiện (hoặc không đi khiếu kiện nhưng có những
phản ứng bất bình trong xã hội), cần phải quan tâm giải đáp.
+ Nội dung khiếu nại t p trung vào những vấn đề: Định giá đất để bồi
thường thấp hơn khung giá đất chính phủ, giá đất khu tái định cư cao hơn so
với giá đất Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất; Bố trí tái định cư không đảm

13


bảo, chất lượng nhà tái định cư thấp, diện tích tái định cư q nhỏ, bố trí tái
định cư khơng phù hợp, điều kiện điện nước, các dịch vụ y tế, trường học
không đảm bảo, trường hợp sử dụng đất kinh doanh thì khi di chuyển sang
nơi mới, hộ kinh doanh khơng cịn điều kiện thu n lợi như trước; Khơng giải
quyết việc làm hoặc khơng thực hiện tốt chính sách chuyển đổi nghề cho nông
dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Trước khi thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết với
người có đất bị thu hồi trong việc giải quyết việc làm nhưng rất ít chủ đầu tư
thực hiện được cam kết của mình với người dân sau khi được giao đất. Một số
trường hợp mặc dù được bố trí việc làm nhưng có tính chiếu lệ, khơng phù
hợp với khả n ng, điều kiện thực tế của người dân, do đó chỉ một thời gian

ngắn, người được bố trí việc làm bị rơi vào cảnh thất nghiệp; Phương án bồi
thường, hỗ trợ thiếu chính xác, khơng đúng thực tế, xác định diện tích, loại
đất, nguồn gốc đất để bồi thường khơng phù hợp, gây thiệt thịi và thiếu cơng
bằng, xác định loại nhà ở, cơng trình trên đất, kiểm đếm tài sản có sai sót hoặc
v n dụng tùy tiện dẫn đến dân khơng đồng tình nên khiếu nại; Việc thu hồi
đất, l p phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khơng đúng trình tự, thủ
tục, thiếu cơng khai, dân chủ, cơng bằng; Địi thực hiện chính sách bồi thường
về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi
đất, giải tỏa hành lang an tồn giao thơng.
- Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Khiếu nại việc cấp giấy chứng nh n quyền sử dụng đất khi đo đạc
không ghi rõ tứ c n hoặc khơng có mặt người xin cấp giấy dẫn đến ranh giới
đất, diện tích đất sử dụng trên thực tế và theo giấy chứng nh n không rõ ràng
nên xảy ra khiếu nại; Cấp giấy chứng nh n chỉ dựa trên bản đồ không ảnh,
không đo đạc diện tích cụ thể từng thửa đất, khơng xác định ranh giới cắm
mốc, mốc giới của các thửa đất liền kề... mà chỉ c n cứ vào diện tích người
xin đ ng ký kê khai trong đơn, nên cịn có tình trạng diện tích đất trên giấy

14


chứng nh n khơng đúng với diện tích thực tế, cấp không đúng đối tượng, cấp
trùng, cấp nhầm thửa; Cấp giấy chứng nh n không tiến hành xác minh, thẩm
định lại hồ sơ nên đã xảy ra trường hợp cùng một thửa đất có hai người cùng
được cấp giấy chứng nh n quyền sử dụng đất, hoặc đất người này đang sử
dụng ổn định lâu dài lại xét cấp cho người khác, hay cấp giấy chứng nh n có
số thửa, số tờ bản đồ nhưng khi kiểm tra hồ sơ thì khơng tìm được số thửa
đó nằm ở đâu trên bản đồ địa chính và trên thực địa c ng khơng xác định
được vị trí thửa đất đó.
Khiếu nại việc cấp giấy chứng nh n không rõ cấp cho chủ thể nào: cấp

cho hộ gia đình, cá nhân hay cho vợ, chồng. Có cơ quan thì ghi cấp cho "hộ
ơng" hoặc cấp cho "ông" nhưng thực tế thửa đất lại thuộc quyền sử dụng đất
của cả vợ và chồng hoặc quyền sử dụng đất là của tất cả các thành viên trong
gia đình; Khi bàn giao mốc giới sử dụng cho người có quyền sử dụng đất, một
số cơ quan có thẩm quyền cấp xã, huyện khơng bàn giao mốc giới cụ thể thực
địa mà chỉ c n cứ vào tờ khai của các hộ gia đình, cá nhân xin cấp quyền sử
dụng đất để cấp giấy chứng nh n quyền sử dụng đất, thủ tục cấp đất không
thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, khơng có biên bản bàn giao thực địa đối
với hộ sử dụng đất, nhất là các hộ gia đình có sử dụng diện tích đất lớn như
đất lâm nghiệp, đất vườn, đất trồng rừng nên bị chồng chéo giữa các hộ gia
đình, đặc biệt là đất ở nông thôn.
+ Khiếu nại thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nh n
quyền sử dụng đất do quy định về cấp giấy chứng nh n quyền sử dụng đất
phức tạp, gây phiền hà, có nhiều thay đổi, phải thực hiện theo nhiều bước,
kéo dài thời gian. Nhiều trường hợp, không cấp giấy chứng nh n quyền sử
dụng đất mà khơng có lý do chính đáng hoặc lý do khơng rõ ràng. Q trình
giải quyết hồ sơ diễn ra ch m, gây phiền hà, sách nhiễu gây khó kh n cho
người sử dụng đất.

15


- Khiếu nại liên quan đến quy hoạch "treo":
+ Khoản 3, Điều 49, Lu t Đất đai quy định:
Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng n m của
cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc
phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 n m chưa có quyết
định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất
thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng
đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ

việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi
trong kế hoạch sử dụng đất [22].
Trong thực tế, rất nhiều dự án, cơng trình chính quyền các cấp đã
không thể điều chỉnh hoặc hủy bỏ và không cơng bố (th m chí có nhưng khu
vực quy hoạch từ 10 đến 20 n m nhưng vẫn chưa thể triển khai được dự án,
cơng trình hoặc chuyển mục đích). Người dân nằm trong các khu quy hoạch
"treo" này đã không thể thực hiện được việc xây dựng nhà cửa, cơng trình
hoặc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, gây ra bức xúc.
- Khiếu nại quyết định xử vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản
lý, sử dụng đất đai
Một số bộ ph n người dân không nắm rõ về Lu t Đất đai nên phát
sinh tình trạng vi phạm pháp lu t hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm
chế độ sử dụng đất; một số người mặc dù khá am hiểu pháp lu t nhưng vẫn
cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại; Bên
cạnh đó, c ng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong q
trình thực hiện cơng vụ, như: ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm
lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai
pháp lu t; việc ra quyết định không đúng c n cứ pháp lu t; việc ra quyết

16


định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu
trách nhiệm, thiếu khách quan.
- Khiếu nại đòi lại đất cũ
+ Ðòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay T p đồn
sản xuất nơng nghiệp, đã giao khốn cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã,
T p đoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử
dụng, nhưng một bộ ph n nơng dân khơng lấy lại được ruộng đất vì người
khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác.

+ Địi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách "nhường cơm, sẻ áo";
đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông
coi trước n m 1987, nay những người này đang sử dụng.
+ Địi lại đất chính quyền chế độ c lấy để sử dụng, sau giải phóng,
Nhà nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng. Ngoài ra, một số
người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống c ng trở về đòi lại đất đai, tài
sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.
+ Địi lại đất có nhà ở khu vực đơ thị trong q trình cải tạo công
thương nghiệp, Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục.
+ Địi lại đất tơn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử
dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo, nhà v n hóa.
Địi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà
thờ họ: trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất
của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ
quan, trường học… đến nay các cơ sở đó địi lại nhưng Nhà nước không trả
lại được nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó; một số người được các nhà
thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở, người dân đã xây dựng nhà
kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ
sở nói trên địi lại đất, nhà.

17


1.2. Những vấn đề chung về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất
đai của cơ quan hành chính nhà nƣớc
1.2.1. Nội dung giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ
quan hành chính
Giải quyết khiếu nại được hiểu là q trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có
đúng pháp lu t hay khơng, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. Khoản

11 Điều 2 của Lu t khiếu nại quy định: "Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý,
xác minh, kết lu n và ra quyết định giải quyết khiếu nại"[21]. Như v y, giải
quyết khiếu nại bao gồm các cơng việc: xác minh để làm rõ các tình tiết sự
việc; kết lu n về nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ khiếu nại của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; c n cứ vào
quy định của pháp lu t xử lý từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại từ
đó quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay tồn bộ quyết
định hành chính bị khiếu nại, chấm dứt quyết định hành chính, bị khiếu nại;
quyết định việc bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại (nếu có) hoặc giải
quyết các vấn đề cụ thể khác trong nội dung khiếu nại.
Hiện nay, Lu t Đất đai n m 2013 quy định trong lĩnh vực đất đai có
hai loại giải quyết khiếu nại: giải quyết khiếu nại một số quyết định hành
chính, hành vi hành chính cơ bản trong quản lý đất đai thì thực hiện theo quy
định của Lu t Đất đai; giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi hành
chính khác trong lĩnh vực đất đai thì thực hiện theo quy định chung của pháp
lu t về khiếu nại [22].
* Về giải quyết một số quyết định hành chính, hành vi hành chính cơ
bản trong quản lý đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai
Điều 204 Lu t Đất đai n m 2013 quy định giải quyết khiếu nại về một
số quyết định hành chính, hành vi hành chính như sau:

18


×