Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Pháp luật phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN NGỌC HÀ

PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN TRONG
LĨNH VỰC NGÂN HÀNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN NGỌC HÀ

PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN TRONG
LĨNH VỰC NGÂN HÀNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 838.01.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Xuân Nhự


Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Bùi Xuân Nhự. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của
luận văn là trung thực và có cơ sở rõ ràng. Các kết luận của luận văn chưa
từng được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu khoa học khác.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…..
Tác giả luận văn

Trần Ngọc Hà


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN ......... 6
1.1. Các khái niệm cơ bản về rửa tiền .................................................... 6
1.2.Tác động của rửa tiền đến kinh tế-xã hội ....................................... 18
1.3. Rửa tiền qua ngân hàng và các quy định về chống rửa tiền .......... 22
Chương 2: CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI .... 34
2.1. Cơ sở pháp lý phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng .................... 34
2.2. Hành vi rửa tiền và phương thức đấu tranh với tội phạm rửa tiền
qua ngân hàng ....................................................................................... 49
2.3. Pháp luật Việt Nam và nước ngồi về phịng, chống rửa tiền ....... 65

Chương 3: HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ NGÂN
HÀNG NƯỚC NGỒI VỀ PHỊNG, CHỐNG RỬA TIỀN VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP .................................................................... 81
3.1. Hợp tác quốc tế và hợp tác giữa các ngân hàng trong phòng, chống
rửa tiền .................................................................................................. 81
3.2. Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng ......................... 91
3.3. Một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng .................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AML/CFT : Chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
AMLD

: Cục Phòng chống rửa tiền Ngân hàng nhà nước Việt Nam

APG

: Nhóm châu Á/Thái Bình Dương về chống rửa tiền

CEN

: Mạng lưới thực thi Hải quan

FATF

: Lực lượng đặc nhiệm Tài chính


FIU

: Đơn vị tình báo Tài chính

INTERPOL : Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
IMF

: Qũy tiền tệ quốc tế

NHNN

: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

PCRT

: Phòng chống rửa tiền

RILO A/P

: Văn phòng Liên lạc tình báo khu vực

STR

: Báo cáo giao dịch đáng ngờ

SWIFT

: Hiệp hội Viễn thơng tài chính liên ngân hàng toàn cầu

WTO


: Tổ chức Thương mại thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn tiền và tài sản bất hợp pháp từ hoạt động của tội phạm rửa tiền
ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn
đối với nhiều quốc gia trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế
quan tâm. Hoạt động rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh
vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của các quốc
gia và đặc biệt nghiêm trọng đối với những quốc gia đang phát triển vì họ
thường là những nền kinh tế nhỏ, yếu và dễ bị tổn thương trước. Để sử dụng
nguồn tiền và tài sản này, tội phạm phải dùng mọi thủ đoạn để che đậy nguồn
gốc phi pháp của nó và làm hợp thức hóa, trong sạch nguồn tiền bằng cách
thơng qua các hoạt động chuyển đổi, giao dịch tài chính. Mục đích hoạt động
chuyển đổi, giao dịch của tội phạm nhằm biến số tiền, tài sản bất hợp pháp có
nguồn gốc từ tội phạm thành tiền, tài sản hợp pháp. Quá trình chuyển đổi,
giao dịch tiền và tài sản bất hợp pháp này chính là q trình tội phạm tiến
hành hợp pháp hóa tiền, tài sản có nguồn gốc từ hoạt động phạm tội nhằm
trốn tránh sự phát hiện của lực lượng thi hành pháp luật. Q trình đó là q
trình rửa tiền của tội phạm. Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm
cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có
được từ hành vi phạm tội. Rửa tiền khơng chỉ giúp cho tội phạm che giấu
được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho
chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho
những hoạt động tội phạm khác.
Tại Việt Nam hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động rửa tiền
như nền kinh tế tiền mặt, cần nhiều vốn đầu tư cho nền kinh tế đang phát
triển, mở cửa thị trường, kêu gọi khuyến khích đầu tư nước ngồi; hệ thống

pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo và nhiều lỗ hổng và đặc biệt là nhóm

1


ngành luật tài chính, ngân hàng, trong đó là luật phịng, chống rửa tiền. Hiện
nay, trong q trình hợp pháp hóa tiền, tài sản của tội phạm, các đối tượng rửa
tiền thường phải có quan hệ với các đối tượng khác để rửa tiền. Chính vì vậy,
trong cơng tác đấu tranh chống tội phạm rửa tiền, đòi hỏi lực lượng chun
trách đấu tranh phịng, chống tội phạm phải ln gắn với cuộc đấu tranh
chống tội phạm rửa tiền. Việc phòng chống rửa tiền trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi các cơ quan của các
Chính phủ, các cấp, ngành trong và ngoài nước cần phối hợp chặt chẽ với
nhau để ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc có liên quan đến rửa tiền và
tài trợ khủng bố. Để nhằm hạn chế những thiệt hại có thể cho nền kinh tế, hệ
thống ngân hàng nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cần đánh giá đúng
về thực trạng rửa tiền hiện nay và triển khai các biện pháp phòng chống rửa
tiền trong lĩnh vực ngân hàng. Đây chính là lý do học viên chọn đề tài “Pháp
luật phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng: những vấn đề lý luận
và thực tiễn” để làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác phịng, chống
rửa tiền như Luận văn "Pháp luật quốc tế về phòng chống rửa tiền và thực
tiễn áp dụng tại Việt Nam" của thạc sĩ Chu Ngọc Huyền; Luận văn "Phòng,
chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam" của thạc sĩ Lê Xuân Hiền;
"Rửa tiền trở ngại cho phát triển kinh tế" của tạp chí kinh tế phát triển thành
phố Hồ Chí Minh, 2005; "Phịng chống rửa tiền: sắp bỏ khai báo thông tin cá
nhân" của báo mới, 2014. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống
pháp luật về cơng tác phịng chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và
nghiên cứu hợp tác liên ngân hàng về phịng chống rửa tiền nhằm đề xuất

những khuyến nghị hồn thiện pháp luật để đấu tranh và phòng, chống tội
phạm rửa tiền có hiệu quả hơn ln có tính mới trong tình hình hội nhập kinh
tế tồn cầu.
2


3. Mục tiêu ngiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Hệ thống lại những lý luận cơ bản có liên quan đến rửa tiền;
Đánh giá thực trạng rửa tiền của các nước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam đồng thời nêu lên những tồn tại, hạn chế của cơng tác phịng chống rửa
tiền trong lĩnh vực Ngân hàng Việt Nam, hệ thống tài chính và các tổ chức tín
dụng hiện nay;
Đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện đáp ứng u cầu của cơng
tác phịng, chống tội phạm rửa tiền trong lĩnh vực Ngân hàng Việt Nam.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ thực hiện các mục tiêu
cụ thể như: nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về
rửa tiền có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng; nghiên cứu cụ thể thực tiễn
công tác phịng, chống rửa tiền ở Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực ngân
hàng nói riêng; nghiên cứu sự hợp tác quốc tế giữa ngân hàng Việt Nam với
các ngân hàng khác trên thế giới liên quan đến đấu tranh phòng, chống rửa
tiền; khuyến nghị hoặc đưa ra một số giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả
đối với loại tội phạm này.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Rửa tiền là khái niệm xuất hiện khá lâu, từ cuối thế kỷ 20 và còn khá
mới mẻ tại Việt Nam. Những năm đầu của thế kỷ 21, trong các lĩnh vực: ngân
hàng; tài chính; tổ chức tín dụng và hải quan, nhận thức của các cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế và người dân về vấn đề rửa tiền và cơng tác phịng, chống

rửa tiền chưa thực sự được quan tâm. Mặc dù, đã có Luật Phịng, chống rửa
tiền và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật phòng, chống rửa tiền nhưng hiệu quả của luật trong thực tế chưa cao.

3


Cơng tác phịng, chống rửa tiền ở Việt Nam hiện nay mới trong giai
đoạn đầu thực hiện nên hiệu quả mới chỉ đạt được bước đầu cịn thấp và
khơng thể tránh khỏi sơ xuất, do đó rất cần những nghiên cứu đánh giá tình
hình thực tiễn trong nước hiện nay, các bài học kinh nghiệm của các quốc gia
khác cũng như những đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm mang lại
hiệu quả cho cơng tác phịng, chống rửa tiền. Mặc dù thời gian nghiên cứu
ngắn và chưa chuyên sâu nhưng học viên cũng cố gắng đưa ra được những
giải pháp cơ bản giúp cho thời gian tới cơng tác phịng, chống rửa tiền tại Việt
Nam - cụ thể là trong lĩnh vực Ngân hàng được các cơ quan thực thi pháp luật
thực hiện có hiệu quả hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trước hết học viên sẽ tập trung nghiên cứu một cách
toàn diện nội dung và các vấn đề về mặt lý luận liên quan đến rửa tiền và hoạt
động tội phạm rửa tiền.
Nội dung phịng, chống rửa tiền được phân tích, đánh giá thông qua
những số liệu cụ thể trong công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (Cục phòng, chống rửa tiền - AMLD), Cục An ninh tài chính
tiền tệ và đầu tư - A84, Cục Cảnh sát Tham nhũng - C48, Cục Cảnh sát Kinh
tế và chức vụ - C46, Cục Cảnh sát Tội phạm sử dụng cơng nghệ cao - C50,
Văn phịng INTERPOL Việt Nam - C55 - Bộ Công an, hệ thống các tổ chức
tín dụng, các ngân hàng Đầu tư, ngân hàng Thương mại ở 63 tỉnh, thành phố.
Sự phối hợp trong ngành, ngoài ngành Ngân hàng và hợp tác quốc tế về cơng
tác phịng chống rửa tiền để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong quá

trình đấu tranh đối với tội phạm rửa tiền.
Từ những phân tích, đánh giá trên, học viên đề xuất, kiến nghị một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về rửa tiền cũng như cơng tác phịng,
chống rửa tiền ở Việt Nam nói chung và trong ngành Ngân hàng nói riêng.

4


6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
nhau, như: thu thập tài liệu để rà sốt, phân tích và tham khảo các nguồn
thông tin; tổng hợp và kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đây liên quan
đến chủ đề nghiên cứu của học viên. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh và đối chiếu, tổng hợp …để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước về đổi mới, mở cửa thị trường, khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước
ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế, để phân tích, tổng hợp và thực hiện luận văn.
Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo liên quan đến luật phòng, chống rửa
tiền, các văn bản pháp luật có liên quan đến cơng tác đấu tranh phịng, chống
tội phạm rửa tiền.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phòng, chống rửa tiền
Chương 2: Cơng tác phịng chống rửa tiền trong lĩnh vực Ngân hàng
Việt Nam và Ngân hàng nước ngoài.
Chương 3: Hợp tác giữa ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng nước ngồi
về phịng, chống rửa tiền và một số khuyến nghị, giải pháp.


5


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
1.1. Các khái niệm cơ bản về rửa tiền
Khái niệm về rửa tiền
Rửa tiền được hiểu khác nhau theo mỗi một giai đoạn phát triển của
nền kinh tế thế giới. Rửa tiền là một quy trình nhằm che giấu nguồn gốc tài
sản bất hợp pháp, xuất hiện từ khi có tài sản tư hữu và sự tồn tại của tài sản
bất hợp pháp. Lịch sử đã minh chứng rằng các thương nhân ở Trung Quốc
thường che giấu tài sản riêng và đầu tư vào doanh nghiệp ở các tỉnh xa hoặc
bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc từ những năm trước Công nguyên để khỏi bị
đế chế cai trị chiếm mất[1]. Hoặc thuật ngữ rửa tiền cũng với Al Capone, một
thành viên xã hội đen và có doanh nghiệp giặt ủi nhằm mục đích che giấu
nguồn gốc tài sản thu nhập được bằng con đường trái luật[2]. Những kẻ phạm
tội và có tài sản thường phải tìm cách xử lý nguồn tài chính thu được bất hợp
pháp đó trở thành hợp pháp để tận hưởng mà không phải chịu những biện
pháp trừng phạt từ chính quyền vì các hành vi phạm tội.
Định nghĩa về rửa tiền không như nhau trong pháp luật của các quốc
gia khác nhau, cũng như trong công ước quốc tế phổ cập và khu vực. Ví dụ,
theo các văn bản pháp luật Việt Nam, cụ thể như: Luật Phòng, chống rửa tiền
Việt Nam năm 2012[3] (có hiệu lực ngày 01/01/2013) và Nghị định
116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012; Thông tư số
35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn
thực hiện một số quy định về phịng, chống rửa tiền; Thơng tư số 31/2014/TT[1]

Segrave, Sterling "Chúa tể của những chiếc nhẫn" (1995)
Robinson, Jeffery "Người đàn ông giặt là" (1995)

[3]
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua
ngày 18/6/2012
[2]

6


NHNN ngày 11/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013; Bộ luật hình sự
năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018); Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,
thì rửa tiền thường được hiểu là quá trình thực hiện hành vi chuyển đổi tiền
thu được có nguồn gốc từ các hoạt động phạm tội thành nguồn tiền có nguồn
gốc hợp pháp. Q trình chuyển đổi từ tiền “bẩn” thành tiền “sạch” sẽ giúp
cho tội phạm có thể sử dụng mà khơng cịn nguy cơ bị trừng phạt của pháp
luật (hoặc bị nhà nước tịch thu). Số tiền thu được do phạm tội có thể gia tăng
do có lãi suất ngân hàng, cổ tức, hoặc gia tăng giá trị của tài sản, tiền thuê,
v.v…. Bên cạnh đó, tiền chi trả cho một bên thứ ba hỗ trợ quá trình chuyển
đổi nguồn gốc của nguồn tiền cũng được xem là tiền “bẩn” có được từ hành vị
phạm tội.
Ví dụ, doanh nghiệp chun bn bán chất ma tuý thường tạo ra lượng
lớn tiền cho doanh nghiệp mình, trong đó một phần tiền được dùng để duy trì
hoạt động cho doanh nghiệp và tiếp tục hoạt động tội phạm, số tiền còn lại cần
phải được chuyển thành tiền “sạch” cho bên có liên quan. Sử dụng tiền “bẩn” rất
có thể cơ quan thuế hoặc hải quan phát hiện và sẽ đặt câu hỏi về nguồn gốc của
chúng. Vì vậy, hoạt động rửa tiền là cần thiết, là bắt buộc thực hiện và vì vậy
hành vi đó cấu thành một phần của tội phạm. Các bên giúp rửa tiền có thể hỗ trợ
trong q trình rửa tiền với mức độ, hình thức khác nhau và được trả phí theo sự
thỏa thuận, phí càng cao thì dịch vụ càng tốt và có độ tin cậy cao hơn.

Các loại tội phạm khác như tội tham nhũng của công hoặc nhận hối lộ,
thì có nhiều khả năng sẽ rửa tiền theo thể thức riêng. Hoặc họ có thể “tự rửa
tiền”, "tự rửa tiền" là khi tội phạm tự rửa tiền có được của mình do phạm tội
mà khơng có sự tham gia của bất kỳ một bên thứ ba nào, hành vi tự rửa tiền
cũng là phi pháp.

7


Sự di chuyển tiền qua biên giới là một cấu phần của một quy trình rửa
tiền. Nếu tiền dễ dàng di chuyển qua biên giới để trao đổi theo thỏa thuận
giữa các bên, như: ngân hàng, cá nhân, tổ chức tín dụng, thì Chính phủ hoặc
cơ quan quản lý tài chính khó tìm hiểu được thơng tin về bản chất số tiền đó.
Về mặt pháp lý, các chính phủ thường gặp khó khăn khi trao đổi thơng tin do
bị giới hạn bởi tính bảo mật riêng tư và tính chủ quyền, cịn việc thực thi pháp
luật thì lại gặp khó khăn do thiếu cơ chế pháp lý có tính hiệu quả. Đây chính
là lỗ hổng mà tội phạm rửa tiền có thể lợi dụng biên giới để khai thác. Khi mà
các cơ quan thực thi pháp luật chưa nắm bắt kịp thời thơng tin về dịng tiền
phi pháp đi qua biên giới thì tiền có thể đã được làm “sạch”. Do vậy, biên giới
là đối tượng mà Chính phủ phải bảo vệ ngăn dịng tiền đi qua phi pháp, đó
cũng là chức năng và nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ. Chính phủ cần
kiểm sốt và siết chặt dịng tiền và các công cụ bảo vệ tiền tệ.
Theo bảng xếp hạng của Viện Basel về chỉ số quản trị rủi ro cho phòng
chống rửa tiền, Việt Nam được coi là có nguy cơ "cao" về rửa tiền [4]. Chỉ số
này được dựa vào các yếu tố, như: kết quả đánh giá quốc tế về phòng chống
rửa tiền; bảng xếp hạng của các chỉ số khác (chỉ số về tham nhũng công của
Tổ chức minh bạch quốc tế); và các đánh giá về quy định pháp luật, rủi ro
chính trị, tự do báo chí và sức mạnh của các tổ chức. Ngoài ra việc sử dụng
tiền mặt tại Việt Nam cũng làm tăng thêm nguy cơ rửa tiền, bởi tiền mặt sẽ ẩn
được danh tính và khó lần ra nguồn gốc và điểm đến của chúng.

Về quy trình rửa tiền. Trước khi thực hiện hành vi rửa tiền phải có tội
phạm tạo ra tiền, đây là tội phạm nguồn. Tuy nhiên, lại không cần phải chứng
minh tội phạm nguồn, thay vào đó, người ta chỉ cần chứng minh rằng số tiền
thu được là kết quả hoạt động phạm tội mà có. Việc này có thể được chứng

[4]

Xếp hạng 25 trong số 144 quốc gia năm 2012

8


minh bằng cách phản biện, tức là luận cứ rằng khơng có bất cứ một nguồn thu
hợp pháp nào để hình thành nên số tiền đó.
Dưới đây là một quy trình rửa tiền qua hệ thống ngân hàng:

Quy trình rửa tiền điển hình
Quy trình rửa tiền có thể theo ba giai đoạn: giai đoạn khởi đầu; giai
đoạn chuyển hóa tiền; giai đoạn lưu thông thị trường.
Giai đoạn khởi đầu. Khi kiếm được tiền từ phạm tội, giai đoạn đầu tiên
của q trình rửa tiền sẽ nhằm tách tiền có được từ tội phạm nguồn bằng cách
đưa nó vào hệ thống tài chính hoặc chuyển đổi nó thành một tài sản tài khác.
Việc này có thể tiến hành bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, mua trái phiếu
hoặc chứng khoán bằng tiền mặt, mua bảo hiểm, mua bất động sản, mua kim
loại q, đá q, mua các loại hàng hóa gía trị hoặc các phương tiện khác. Có
thể nói rằng giai đoạn khởi đầu này là giai đoạn nguy hiểm nhất của q trình
rửa tiền khi nó diễn ra ở các nước có pháp luật về phịng chống rửa tiền tn
theo chuẩn mực quốc tế và được quản lý hiệu quả bởi các cơ quan chức năng.

9



Tội phạm rửa tiền thường sẽ tìm cách dịch chuyển tiền qua biên giới để tới
các vùng lãnh thổ khác, nơi thực thi pháp luật và quy định về phòng, chống
rửa tiền khơng nghiêm.
Giai đoạn chuyển hóa tiền. Khi tiền “bẩn” đã được đưa vào hệ thống
ngân hàng (hay hệ thống tài chính, các tổ chức tín dụng), tiền tiếp tục được
chuyển hóa nhằm tạo thêm khoảng cách giữa tiền “bẩn” với tội phạm nguồn,
tức là tiếp tục tạo ra các hình thức chuyển hóa tiền phức tạp nhằm xóa dấu vết
nguồn gốc tiền ban đầu, gây khó khăn cho việc tìm dấu vết đến nguồn tiền.
Càng nhiều lần chuyển hóa tiền (rửa tiền) thì càng gây khó khăn cho các cơ
quan thực thi pháp luật lần theo dấu vết của tiền và tiền sẽ thành tiền “sạch”
hơn. Chuyển hóa tiền cịn với mục đích chuyển giao quyền sở hữu nhằm che
giấu hoặc làm cho việc xác định chủ sở hữu thực sự rất khó thực hiện. Để
nhằm tạo lớp vỏ che đậy cho tiền “bẩn”, chuyển hóa tiền thường liên quan
đến các giao dịch khác nhau, như: giao dịch tài chính cơ bản, giao dịch tài
chính phức tạp, giao dịch qua biên giới quốc tế, giao dịch sản phẩm, giao dịch
thương mại, giao dịch dịch vụ, hay bất kỳ giao dịch nào khác nhằm tạo lớp vỏ
che đậy. Số lượng và hình thức chuyển hóa tiền khơng nhất qn mà hoàn
toàn phụ thuộc ý định của tội phạm, vào phí tổn mà tội phạm chi trả và thời
gian tội phạm dự định, hoặc phụ thuộc vào kiến thức của tội phạm về hệ
thống tài chính-ngân hàng, kỹ năng rửa tiền, khả năng sử dụng vốn hiểu biết
và sự phối kết hợp giữa các đồng đảng với nhau, điều quan trọng tiên quyết
nhất là tội phạm rửa tiền làm mọi cách, mọi phương thức tốt nhất để làm mất
khả năng bị phát hiện, điều tra và truy tố bởi cơ quan thực thi pháp luật. Để
phát hiện, điều tra và truy tố tội phạm rửa tiền, cơ quan thực thi pháp luật lại
rất cần sự hợp tác của các ngân hàng, tổ chức tài chính, vì các tổ chức này
giúp các cơ quan chức năng phát hiện và thông tin về các hoạt động rửa tiền,
đặc biệt khi hoạt động tội phạm vượt qua các biên giới quốc tế và đòi hỏi


10


phải có hợp tác quốc tế giữa các cơ quan nói trên (bao gồm cả các cơ quan
điều tra).
Giai đoạn lưu thông thị trường. Đây là giai đoạn cuối cùng, khi số tiền
có được do hành vi phạm tội đã được tích hợp vào hệ thống kinh tế chính
thống, tiền “bẩn” đã có vỏ bọc bên ngồi hợp pháp và thành tiền sạch cho tội
phạm nguồn. Số tiền được “rửa sạch” này được đưa vào lưu thông thị trường
tiền tệ, có thể ở dưới hình thức tiền lương, q tặng, lãi đầu tư, tiền thu từ các
thoả thuận hợp tác kinh doanh, tức là tiền có vẻ như là hợp pháp.
Quá trình rửa tiền thường rất nhanh nhạy, tinh vi và phát triển liên tục
trong bối cảnh khi mà các cơ quan chức năng cũng ngày càng hoàn thiện, như
được trang bị nhiều phương tiện, ngày càng nhiều kinh nghiệm, có các
phương pháp điều tra, phát hiện và truy tố tốt hơn. Có thể thấy rằng, cứ mỗi
lần cơ quan thực thi pháp luật phá và công bố kết quả điều tra một phương
thức rửa tiền thì một phương thức rửa tiền mới lại xuất hiện với mức độ tinh
vi hơn. Mục tiêu của một cơ chế phòng, chống hiệu quả là tiếp tục đẩy tội
phạm rửa tiền và khối lượng “tiền bẩn” ra khỏi hệ thống ngân hàng, tài chính
và buộc tội phạm rửa tiền phải sử dụng các phương thức rửa tiền có mức rủi
ro hơn, khó khăn hơn, tốn kém và dễ bị phát hiện hơn. Bằng cách gia tăng rủi
ro và làm giảm các lợi ích của tội phạm kinh tế, cơ quan thực thi pháp luật
cần nhận diện kịp thời, ngăn chặn tận gốc, điều tra phát hiện nguyên nhân của
loại tội phạm rửa tiền để đấu tranh loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội.
Để minh họa cho quy trình rửa tiền nói trên, học viên đưa ra một ví dụ
cụ thể để minh họa cho từng giai đoạn như sau:
i. Tội phạm nguồn: một chính trị gia tham nhũng nhận các khoản hối lộ
lớn bằng tiền mặt lớn để tác động đến việc phê duyệt hợp đồng, để đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ và lãnh đạo cấp dưới v.v… hoặc tội phạm mua bán ma túy, mua
bán người, nội tạng, phụ nữ, trẻ em.


11


ii. Khởi đầu: tiền mặt có được, được vận chuyển lậu qua biên giới tới
một quốc gia nổi tiếng là có quy định yếu kém trong phịng chống rửa tiền.
Sau khi qua biên giới, số tiền này được được đưa vào một tài khoản ngân
hàng, tài chính, tổ chức tín dụng.
iii. Chuyển hóa tiền: sau khi được đưa vào nước ngoài, tiền được sử
dụng để mua các tài sản nhằm mục đích đầu tư lại để lấy tiền. Tiền thu được
sau đó được sử dụng để đầu tư, kinh doanh tài sản có giá trị cao sau đó xuất
ngược trở lại nước xuất xứ của tội phạm nguồn bằng cách sử dụng hố đơn tài
chính giả, các hợp đồng giả, các công ty ma.
iv. Tiền lưu thông trên thị trường: một công ty nhập khẩu, đâu tư, kinh
doanh thuộc sở hữu của vợ, con, người thân, công ty sân sau của chính trị gia
tham nhũng ở nước của tội phạm nguồn nhận hợp đồng đầu tư, kinh doanh,
mua và bán chúng một cách hợp pháp. Tiền và tài sản được sử dụng để nhằm
phục vụ lợi ích của chính trị gia tham nhũng và gia đình của mình và được lý
giải thông qua sự thành đạt của người vợ, con, người thân
Về các hình thức rửa tiền. Hiện nay đang tồn tại một số phương pháp
rửa tiền đã được sử dụng trên thế giới (gọi là hình thức rửa tiền):
Một là, rửa tiền bằng hình thức tiền mặt. Là một hình thức rửa tiền đơn
giản và truyền thống đang được sử dụng rộng rãi. Theo đó, tội phạm hoặc
đồng phạm chỉ cần thực hiện hành vi mang tiền qua biên giới, sau đó tiền có
thể được đổi sang bản tệ và được sử dụng để chi trả cho tài khoản ngân hàng,
đầu tư, mua hàng v.v… Bản chất của cách này là tiền “bẩn” được di chuyển
đến các quốc gia mà ở đó chúng có thể được sử dụng hoặc chuyển vào hệ
thống tiêu dùng, thường là các quốc gia có hệ thống luật lệ hoặc kiểm sốt
phịng, chống rửa tiền yếu kém. Phương pháp này thường rất giản đơn, dễ
thực hiện và khơng để lại dấu vết kiểm tốn và gây khó khăn cho cơ quan

chức năng lần theo nguồn gốc của tiền.

12


Hai là, rửa tiền thơng qua hệ thống tín dụng, ngân hàng. Tội phạm có
thể gửi tiền trong tài khoản tiết kiệm hoặc sử dụng số tiền đó để mua trái
phiếu có kỳ hạn. Cách thức này giúp cho tội phạm để tiền nằm yên trong tài
khoản một thời gian nhất định, có thể lên đến vài năm. Sau đó, tiền được rút
ra cùng với lãi và sẽ trở thành tiền hợp pháp. Tất nhiên tiền gửi trong tài
khoản không là tiền “chết”, mà được lưu thông sinh lời dưới dạng khác, ví dụ
tội phạm có thể sử dụng số tiền này làm bảo lãnh thế chấp cho một khoản vay
tại một ngân hàng thương mại, hay ngân hàng đầu tư và nguồn tiền vay được
này tội phạm dùng sẽ dùng để đầu tư kinh doanh, thực hiện hành vi phạm tội
tiếp khác.
Ba là, có thể rửa tiền thơng qua các cơng ty bảo hiểm. Theo cách này,
tiền “bẩn” có thể sử dụng để mua hay đầu tư bảo hiểm từ một công ty bảo
hiểm và sau một khoảng thời gian nhất định, hợp đồng bảo hiểm có thể được
hồn trả bằng séc, hoặc chuyển khoản sang tài khoản ngân hàng và đã trở
thành tiền hợp pháp, hoặc tội phạm cũng có thể dùng hợp đồng bảo hiểm để
sử dụng làm tài sản thế chấp để thực hiện các giao dịch khác vay nợ hoặc
mua hàng.
Bốn là, rửa tiền được thực hiện thông qua giao dịch bất động sản. Tội
phạm sử dụng tiền “bẩn” đầu tư mua bất động sản, hoặc đầu tư vào các dự án
bất động sản. Điều này rất phù hợp với nền kinh tế còn thực hiện các giao
dịch bằng tiền mặt (ví dụ như Việt Nam). Sau khi bán bất động sản thì nguồn
tiền thu được đã có nguồn gốc hợp pháp, thường thì bất động sản thường
được mua đứng tên là những người thân trong gia đình hoặc người thứ ba nào
đó. Chú ý, bằng cách rửa tiền này thì bất động sản có thể được định giá thấp
tại thời điểm mua và nhờ vậy dịch chuyển tiền từ người bán sang người mua

hoặc bất động sản có thể được định giá quá cao tại thời điểm mua và do đó
chuyển tiền từ người mua cho người bán.

13


Năm là, rửa tiền thơng qua hình thức cổ phần và các loại chứng khoán.
Chúng ta biết rằng, chứng khoán là một cơng cụ tài chính có thể trao đổi, mua
bán, được đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khốn có nhiều loại khác
nhau, ví dụ như trái phiếu là một loại chứng khoán nợ đại diện cho cam kết
của Nhà nước (trái phiếu Chính phủ) do Bộ Tài chính phát hành, hoặc do
cơng ty tài chính phát hành trái phiếu và sẽ mua lại trái phiếu theo quy định
với mức giá nhất định và thực hiện thanh toán định kỳ lãi xuất cho chủ sở hữu
trái phiếu. Một cổ phiếu là chứng khoán vốn đại diện cho quyền sở hữu trong
một công ty và quyền tương đương với vốn cổ phần trong cơng ty đó cũng
như bất kỳ khoản lợi nhuận nào trên vốn chủ sở hữu đó. Một số chứng khốn
được đại diện bởi một chứng chỉ cụ thể mà cấp quyền sở hữu cho chủ sở hữu
đã đăng ký. Trong một số trường hợp không có đăng ký quyền sở hữu và
người cầm chứng khốn là người sở hữu (trái phiếu vô danh). Trái phiếu cũng
giống như tiền mặt, giúp cho việc che giấu danh tính cũng như truy tìm nguồn
gốc, tuy nhiên giá trị của chứng khốn có thể lớn hơn so với giá trị của tiền
mặt. Các trái phiếu và chứng khốn vơ danh có thể cực kỳ hấp dẫn đối với tội
phạm rửa tiền và trốn thuế. Cũng vì lý do đó mà nhiều chính phủ đã loại bỏ
việc sử dụng trái phiếu vơ danh, hoặc u cầu khai báo chứng khốn vô danh
khi chúng được dịch chuyển qua biên giới. Chứng khốn được đăng ký với
một chủ sở hữu theo hình thức bút tốn điện tử để trao đổi mà khơng cần cấp
chứng chỉ. Đối với các chứng khoán này, nguy cơ rửa tiền chính là ở giai
đoạn khởi đầu khi chứng khốn có thể được mua bằng tiền mặt ở một số định
chế tài chính. Trong trường hợp giả mạo giấy tờ, giá trị của chứng khoán
được giao dịch với biên độ và phạm vi hẹp (những chứng khoán mà khơng có

thị trường thực sự), với mức giá có thể được thổi phồng hoặc hạ giá một cách
giả tạo và được sử dụng như một phương tiện để dịch chuyển giá trị giữa các
đồng phạm. Cũng giống như ở những nơi có sự xuất hiện tiền bẩn, ảnh hưởng

14


có thể mang tính bóp méo và khiến các nhà đầu tư hợp pháp thất bại và rút
khỏi thị trường.
Sáu là, rửa tiền thông qua việc làm chứng từ giả. Bất kỳ loại giấy tờ
nào mà có thể được sử dụng để làm giả giá trị đích thực của một tài sản thì
đều có khả năng trở thành cơng cụ để tội phạm rửa tiền sử dụng. Phương pháp
này đặc biệt hữu ích khi chứng từ khơng đi kèm theo tài sản hoặc khi giá thị
trường của một tài sản mang tính chủ quan và khơng dễ xác định được. Ví dụ,
một thẩm định viên nghệ thuật chuyên nghiệp đưa ra thẩm định sai về giá trị
của một tác phẩm nghệ thuật thuộc sở hữu của tội phạm rửa tiền, cho rằng đó
là tác phẩm có giá trị cao và tội phạm rửa tiền bán các tác phẩm nghệ thuật
trên cơ sở giá thẩm định cho một đồng phạm (đồng phạm là tổ chức, cá nhân
ở nước ngồi). Sau đó, tiền được chuyển từ kẻ đồng phạm cho tội phạm rửa
tiền bằng phương thức là hợp pháp dựa trên giá trị thẩm định tác phẩm nghệ
thuật của mình. Tuy nhiên, vì giá trị thị trường bình thường trong thực tế thấp
hơn giá trị thẩm định, kết quả chuyển nhượng sẽ bằng sự chênh lệch giữa hai
giá trị này từ người mua (đối tượng đồng phạm) sang người bán (đối tượng
rửa tiền).
Việc sử dụng hoá đơn giả để rửa tiền là một phương pháp hiệu quả và
là vấn đề đặc biệt nhức nhối cho ngân hàng, thuế và hải quan. Có nhiều cách
để thực hiện hoá đơn giả. Một cách là đưa ra hố đơn hồn tồn giả (mà
khơng có trao đổi hàng hóa và dịch vụ) và cơng ty là bên phải trả tiền theo
hố đơn đó sẽ gửi tiền bẩn để thanh tốn. Có thể hố đơn đó là thanh toán cho
số hàng thật nhưng khối lượng hoặc giá trị hàng hoá sẽ khác so với khối

lượng được hiển thị trên hố đơn và khơng phản ảnh giá trị thực sự của hàng
hóa hoặc dịch vụ. Một thủ đoạn rửa tiền khác là gửi hoá đơn cho đơn đặt hàng
hợp pháp và sau đó một thời gian lại gửi tiếp một lần nữa. Hoá đơn thứ hai
này cũng sẽ được thanh tốn, nhưng khơng có hàng hố được trao đổi. Rất

15


khó xác định hành vi này, đặc biệt nếu các cơng ty có nhiều đơn đặt hàng và
hố đơn hợp pháp.
Bảy là, rửa tiền thông qua các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ,
chuyển nhượng giá trị, các hệ thống chuyển tiền thay thế. Hệ thống ngân hàng
chính thức dựa trên các quy tắc và quy định nghiêm ngặt và hiệu lực pháp lý
của hợp đồng trong hoạt động kinh doanh chuyển tiền. Vi phạm các quy định
và luật lệ được điều chỉnh thơng qua cưỡng chế hành chính và hình sự. Nếu
hợp đồng bị vi phạm, các bên có quyền viện dẫn tới quy định của pháp luật
trong nước và quốc tế. Khách hàng của các ngân hàng chính thức đặt niềm tin
vào "hệ thống". Ngược lại, các hệ thống phi chính thức dựa vào một mạng
lưới các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng giữa các nhà cung cấp dịch vụ
chuyển tiền. Các nhà cung cấp phi chính thức này sẽ ở trong mạng lưới chừng
nào họ còn được các đối tác và khách hàng của họ tin cậy. Khách hàng đặt
niềm tin vào mối quan hệ cá nhân hơn là hệ thống. Do đó, hệ thống chuyển
giao giá trị khơng chính thức thường được gọi là hệ thống tín thác. (Việt Nam
là gửi tiền qua hệ thống bưu chính, mạng viễn thơng VinaPhone, Viettel…).
Các hệ thống tín thác này có thể chuyển tiền rẻ hơn và nhanh hơn so với các
hệ thống Ngân hàng, tài chính do có tổng chi phí hoạt động thấp và khơng
mất chi phí tn thủ theo quy định. Phạm vi cung cấp của nhà cung cấp tín
thác thường rộng (tới tận làng mạc xa xôi) - tới những địa điểm mà hệ thống
ngân hàng chính thức thơng qua các chi nhánh của mình cũng khơng vươn tới
được. Những nhà cung cấp dịch vụ trong hệ thống tín thác khơng thực sự

chuyển tiền mà thay vào đó, họ nhận tiền hoặc vật có giá trị từ khách hàng và
yêu cầu các đối tác trong mạng lưới của họ phải trả một giá trị tương đương
cho một người thụ hưởng được chỉ định ở một nơi khác. Việc này tạo ra các
khoản ghi nợ giữa các nhà cung cấp. Nợ có thể được bù đắp bởi giao dịch
khác theo hướng ngược lại hoặc có thể được trao đổi thương mại giữa các nhà

16


cung cấp dịch vụ hoặc nó có thể được thanh toán bằng một khoản vay hoặc
giao dịch thương mại hoặc bằng một số phương tiện khác. Việc không phải
tuân theo quy định chính thống và khơng mất chi phí vận hành cao làm cho hệ
thống này rất hiệu quả và linh hoạt.
Các hệ thống chuyển nhượng giá trị trên cơ sở tín thác mang lại lợi ích
rõ ràng, hiệu quả cho tội phạm rửa tiền. Quan trọng nhất là các hệ thống này
đảm bảo che giấu danh tính của đối tượng rửa tiền và giữ kín nguồn gốc tiền
bẩn. Do khơng có thơng tin lưu đầy đủ lâu dài nên rất khó lần theo giao dịch.
Giá trị có thể được dịch chuyển qua biên giới mà khơng hề có giám sát hay
giám sát lỏng lẻo. Giá trị có thể được trao cho người thụ hưởng dưới hình
thức khác so với hình thức gửi ban đầu. Ví dụ, tội phạm có thể gửi bằng một
loại tiền của một nước (đô la Mỹ, bảng Anh, Euro) qua một nhà cung cấp địa
phương và đối tác của nhà cung cấp này ở đầu bên kia có thể thực hiện thanh
tốn tương ứng với người thụ hưởng bằng một loại tiền tệ của một quốc gia
khác (Yên Nhật, Euro, Nhân dân tệ…). Các hệ thống tín thác có thể được gọi
bằng tên khác nhau ở các quốc gia khác nhau như Hawallah (Ấn Độ), Hundi
(Pakistan), Poey Quan (Thái Lan) và Fie Ch'ieu (Trung Quốc).
Tám là, đầu tư vào các tài sản sinh lời. Việt Nam và nhiều quốc gia
đang phát triển đang nỗ lực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với khối
lượng lớn để đáp ứng nhu cầu về vốn và công nghệ trong nước. Bởi vậy, luật
đầu tư nước ngoài ở các nước này do đó được xây dựng theo hướng tạo điều

kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư. Quy định trong luật đôi khi quá cởi mở
và linh hoạt đến mức không xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc, năng lực nhà đầu tư
và tiền bẩn có thể được chấp nhận cùng với tiền sạch. Trong những trường
hợp như vậy, tội phạm có thể khá dễ dàng đưa tiền bẩn vào các nước này
thông qua việc mua bất động sản, nhà máy, các công ty phá sản, hoặc thông
qua việc thành lập các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài mới. Lợi nhuận thu

17


được từ đầu tư sẽ là hợp pháp và tài sản có thể được bán sau đó và số tiền thu
được cũng hiểu là có nguồn gốc hợp pháp.
Chín là, hình thức mua kim loại quý, đá quý. Tội phạm rửa tiền đôi khi
chuyển đổi tiền mặt sang kim loại quý, đá quý. Chúng cũng giúp che giấu
danh tính tương tự như tiền mặt nhưng chúng thường đỡ cồng kềnh, nhẹ hơn
và giúp cho việc che giấu và vận chuyển chúng dễ dàng hơn. Hơn nữa, chúng
có thể được bán bất cứ nơi nào trên thế giới với giá phù hợp và có thể dự đốn
trước được (vàng, kim cương).
Mười là, thơng qua sịng bạc và các trị chơi may rủi khác. Sịng bạc đơi
khi được sử dụng trong phân đoạn “khởi đầu” tiền có được do phạm tội hình
sự. Tiền phạm tội sẽ được đổi để lấy “thẻ bài”. Sau đó, tội phạm rửa tiền sử
dụng thẻ bài để đánh bạc. Tội phạm có thể chọn các trị chơi có độ rủi ro thấp
hoặc đặt cược bù trừ để cân bằng rủi ro. Sau khi chơi một thời gian, các thẻ
bài có thể được đổi lấy séc để thanh tốn tiền từ tài khoản ngân hàng của sịng
bạc. Séc sẽ dễ gửi vào ngân hàng hơn là tiền mặt. Các ơng trùm tổ chức đánh
bạc có thể cũng là đối tượng tội phạm rửa tiền.
Xổ số có thể bị lạm dụng bằng cách mua lại vé trúng thưởng từ người
trúng số với mức giá cao hơn sau khi quay giải. Vé có thể được đổi lấy giải và
giải thưởng có thể là lý giải hợp pháp cho nguồn gốc của số tiền. Vé số cũng
có thể được mua trước khi công bố vé trúng thưởng. Nếu mua vé với khối

lượng đủ lớn thì có thể có một sự đảm bảo hợp lý là tội phạm rửa tiền có thể
trúng thưởng. Vì vé thường được mua với khối lượng tiền mặt nhỏ và khơng
có hồ sơ lưu, đây có thể trở thành một cơng cụ hấp dẫn cho các tình huống rửa
tiền nhất định.
1.2.Tác động của rửa tiền đến kinh tế-xã hội
Việc rửa tiền dù thơng qua dưới bất hình thức nào thì cũng đều gây ra
những hậu quả khó lường cho nền kinh tế, chính trị và xã hội, không chỉ một

18


mà nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động rửa tiền không những
làm tăng tội phạm và tham nhũng, gây hậu quả xấu đối với hoạt động thương
mại quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà cịn làm suy yếu hệ thống tài
chính và làm nền kinh tế trong nước và khu vực kinh tế tư nhân bị tổn thương.
Thứ nhất, rửa tiền làm suy giảm hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội và
gia tăng tội phạm khác. Rửa tiền có thể dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực
cho các cá nhân, các doanh nghiệp, ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc
dân. Lý do cốt lõi là vì tội phạm rửa tiền chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ và
hợp pháp hóa tiền bất hợp pháp của chúng chứ khơng phải là tối đa hóa lợi
nhuận. Vì cách tiếp cận nhằm tối đa hóa lợi nhuận củng cố sự hiểu biết, tổ
chức và quản lý chung của một nền kinh tế thị trường nên những hành vi khác
biệt so với cách tiếp cận chính thống này sẽ bóp méo và làm suy yếu nền kinh
tế ở nhiều cấp độ. Hơn nữa, chừng nào rửa tiền cịn được thực hiện trót lọt và
chứng tỏ việc phạm tội mang lại lợi nhuận thì tội phạm sẽ nhiều hơn để tạo ra
tiền bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là sẽ xảy ra nhiều vụ gian lận, tham
nhũng, tham ô, buôn lậu ma tuý, buôn bán người, nội tạng, phụ nữ và trẻ em
hơn… Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp hợp pháp sẽ khó tồn tại hơn
và sẽ phải gánh chịu gánh nặng thuế lớn hơn vì các hoạt động kinh tế bị dịch
chuyển khỏi các hình thức hợp pháp.

Rửa tiền thành công trao quyền lực kinh tế vào tay tội phạm trong khi
gây tổn thất cho các cá nhân, tổ chức, những thành viên thị trường hợp pháp,
chính phủ và do đó làm suy yếu kết cấu xã hội và mối quan hệ giữa cơng dân
với chính phủ của họ. Vì thế, việc khơng kiểm sốt được hoạt động rửa tiền
có thể dẫn tới một vịng xốy khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và
xã hội.
Thứ hai, rửa tiền làm suy yếu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng
và các danh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Tội phạm rửa tiền có thể làm thối

19


hố đạo đức nhân viên hoặc thậm chí có thể trở thành chủ sở hữu tồn bộ
hoặc một phần cơng ty, tổ chức tài chính để có thể điều khiển cơng ty phục vụ
cho mục đích của chúng. Tội phạm rửa tiền có thể chỉ sử dụng các dịch vụ
được các công ty cung cấp để phục vụ cho các mục tiêu bất hợp pháp. Nếu
thông tin về việc công ty bị lạm dụng cho mục đích rửa tiền bị lộ ra thì cơng
ty sẽ bị mất danh tiếng. Danh tiếng thường là tài sản lớn nhất với các công ty
tài chính.
Tội phạm rửa tiền muốn trộn lẫn tiền bẩn của họ với tiền sạch bởi việc
trộn lẫn đó làm cho tiền bẩn trơng có vẻ sạch. Tuy nhiên, cá nhân và cơng ty
làm ăn chân chính khơng muốn tiền của họ sẽ bị pha trộn với tiền bẩn bởi
điều đó làm cho tiền sạch của họ bị bẩn lây. Do đó tiền sạch sẽ chạy khỏi tiền
bẩn. Quá nhiều tiền sạch ra đi có thể dẫn tới sự sụp đổ của các cơng ty. Nếu
có q nhiều cơng ty bị lạm dụng bởi tiền bẩn thì tồn bộ ngành cơng nghiệp
có thể bị ảnh hưởng. Khi danh tiếng suy giảm, các ngân hàng sẽ đặc biệt dễ bị
tổn thương khi có sự gia tăng rút vốn đột ngột và sụt giảm tính thanh khoản.
Khi ngành cơng nghiệp then chốt như ngành tài chính, ngân hàng bị huỷ hoại
thì tồn bộ nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng. Đối với các nền kinh tế đang phát
triển như Việt Nam thì vấn đề này có thể đặc biệt nghiêm trọng do lĩnh vực tài

chính, ngân hàng cịn chưa đa dạng và cần phải thu hút vốn nước ngồi.
Các cơng ty được sử dụng để rửa tiền cũng có thể gây áp lực cạnh tranh
đối với các công ty hoạt động lành mạnh trong cùng một ngành cơng nghiệp
vì các cơng ty tham gia rửa tiền đó khơng cần phải hoạt động nhằm mục tiêu
có lãi và có thể thu hút vốn không theo những quy luật, điều kiện thị trường
thông thường. Những cơng ty này có thể đưa ra giá thấp hơn các công ty
hoạt động lành mạnh và gây khó khăn cho sự tồn tại của các cơng ty này trên
thị trường. Ví dụ, một số quốc gia đã chứng kiến sự bùng nổ xây dựng các
cơng trình cao ốc văn phòng và khách sạn từ nguồn tiền bẩn. Khi tiền này

20


×