Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.31 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HỒ THANH HIỀN

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG
ĐƯỜNG BỘ QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hµ néi - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒ THANH HIỀN

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG
ĐƯỜNG BỘ QUA THC TIN TI THNH PH
NNG
Chuyên ngành

: Lý luận và lịch sử nhà n-ớc và pháp luật


MÃ số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS Nguyễn Đăng Dung

Hà nội - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
1

MỞ ĐẦU

Chương 1:

PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

6


LĨNH VỰC GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ

1.1.

Vai trị của cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

6

giao thông đường bộ
1.1.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường

6

bộ đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội
1.1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường

7

bộ có tác dụng bảo đảm trật tự an tồn xã hội
1.1.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường

8

bộ có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo
đảm an ninh quốc phịng
1.2.

Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

8


đường bộ
1.2.1. Khái niệm

8

1.2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

11

thơng đường bộ
1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

4

14


thơng đường bộ
1.2.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp
khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ

16

1.2.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ

23

1.2.6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ

28

1.2.7. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ

29

Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

31

LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG

2.1.

Khái quát hệ thống giao thông đường bộ tại thành phố Đà Nẵng

31

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và dân cư tại thành phố Đà Nẵng

31

2.1.2. Hệ thống giao thông thành phố Đà Nẵng

33


2.1.3. Hệ thống giao thông đường bộ thành phố Đà Nẵng

35

2.2.

Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và công
tác xử lý vi phạm tại thành phố Đà Nẵng

37

2.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ tại thành
phố Đà Nẵng

39

2.2.2. Nguyên nhân gây ra vi phạm an tồn giao thơng đường bộ

43

2.2.3. Thực trạng xử lý vi phạm an tồn giao thơng đường bộ tại
thành phố Đà Nẵng

46

2.3.

53

Thực trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng và công tác xử lý vi phạm

2.3.1. Tình hình vi phạm hành lang an tồn đường bộ

53

2.3.2. Cơng tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ

56

5


2.4.

Nguyên nhân vi phạm pháp luật giao thông đường bộ

60

Chương 3:

70

PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO
THƠNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.

Những thành tựu đạt được và những khó khăn cịn tồn tại

trong cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ tại thành phố Đà Nẵng

70

3.1.1. Thành tựu đạt được trong công tác xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ tại thành phố Đà Nẵng

70

3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố
Đà Nẵng

72

3.2.

Phương hướng nâng cao hiệu quả việc xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ tại thành phố Đà Nẵng

74

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và
pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan

74

3.2.2. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, triệt để,
kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ


77

3.2.3. Tăng cường cơng tác kiểm định chất lượng an tồn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, quản lý phương tiện
xe cơ giới và công tác đào tạo, sát hạch thi cấp giấy phép lái xe

80

3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường
công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành
lang an toàn đường bộ

82

3.2.5. Đổi mới và duy trì thường xun cơng tác tun truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ

87

KẾT LUẬN

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

6



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông (TNGT) đã và đang là
vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc, mang
tính tồn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế
giới không phân biệt các nước phát triển,
nước đang phát triển hay nước kém phát triển
đều phải đương đầu và nó đã là thách thức lớn
của cả thế giới. Về kinh tế, TNGT và ùn tắc
giao thông hàng năm làm thiệt hại từ 1% đến
3% GDP chi phí hàng năm của các nước đang
phát triển, ước tính vào khoảng trên 100 tỷ
USD.
Tai nạn giao thơng ở Việt Nam cũng nằm
trong tình trạng chung của các nước đang phát
triển, TNGT ở Việt Nam tăng liên tục trong
nhiều năm và tính nghiêm trọng ngày càng gia
tăng (bình qn trên 13 nghìn người chết do
TNGT và khoảng 29.000 ca chấn thương sọ
não/năm). TNGT luôn là nỗi ám ảnh trong đời
sống xã hội và là một trong những nguyên
nhân cản trở sự phát triển kinh tế của đất
nước.
Những năm gần đây, Chính phủ Việt
Nam đã nhận thức được mối hiểm họa của
TNGT. Để kiềm chế và giảm thiểu TNGT,
Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ đã có
nhiều văn bản chỉ đạo để ban hành và sửa đổi
luật, các nghị định quy định và thực hiện các

biện pháp cấp bách phù hợp với tình hình
mới. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do ý thức
chấp hành luật của người tham gia giao thông
thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
chưa đồng bộ và yếu kém, hiệu lực quản lý
nhà nước chưa cao.
Ở khu vực miền trung tây nguyên nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, có các
tuyến quốc lợ 1A, quốc lộ 14B nối liền các
địa phương trong vùng đã tạo nên một hệ
thống giao thông đường bộ thuận tiện , hiệu
quả. Trong những năm qua , thành phố Đà
Nẵng đã huy động tồn bộ sức mạnh hệ thống
chính trị của thành phố vào cu ộc để triển khai
và thực hiện tốt các luật của Quốc hội, nghị
định của Chính phủ về đảm bảo an tồn giao
thơng (ATGT), đặc biệt là Luật Giao thông
đường bộ (GTĐB) năm 2007. Sau hơn 04
năm triển khai thực hiện Luật GTĐB, bước

7

đầu đã thu được những kết quả nhất định, tình
hình trật tự an tồn giao thơng (TTATGT)
phần nào được cải thiện và đã hạn chế tới
mức thấp nhất số vụ, số người chết do TNGT.
Tuy nhiên, hoạt động GTĐB vẫn còn nhiều bất
cập, TNGT tuy có giảm về số vụ và số người
chết nhưng chưa bền vững, đặc biệt là tình hình
vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT có xu

hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân cơ bản là
tình trạng pháp chế trong lĩnh vực GTĐB còn
nhiều điểm hạn chế. Điều này thể hiện trên các
mặt sau đây: Hệ thống văn bản pháp qui định
điều chỉnh lĩnh vực này tuy đã có tương đối đầy
đủ, nhưng tính răn đe chưa cao và chưa phù hợp
với tình hình thực tế nên khó triển khai thực
hiện dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
còn hạn chế; cơ sở hạ tầng GTĐB trong thời
gian dài chưa được quan tâm đầu tư đúng mức
và tương xứng với tốc độ phát triển của phương
tiện giao thông cơ giới đường bợ; trình độ hiểu
biết và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông
của một số người khi tham gia giao thơng vẫn
cịn thấp hoặc xem nhẹ ; công tác quản lý nhà
nước trên lĩ nh vực GTĐB chưa thật sự hiệu
quả; các vi phạm xảy ra nhưng không được
phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Hậu quả đã
dẫn đến TNGT xảy ra làm chết người và thiệt
hại về tài sản của nhân dân.
Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn, tìm kiếm những giải pháp nhằm thiết lập
lại TTATGT, với mục tiêu bảo vệ tính mạng,
tài sản của nhân dân và trên hết là đảm bảo
tính pháp chế XHCN trong trong lĩnh vực
GTĐB thì công tác xử lý vi phạm hành chí nh
trong lĩ nh vực GTĐB đóng một vai trò hết sức
quan trọng , tôi chọn đề tài "Xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ - qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng "

để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến
đề tài
Trong thời gian qua đã có mợt sớ cơng
trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu
của luận văn, tiêu biểu là:
Luận văn thạc sĩ luật học: "Hoàn thiện các
quy đị nh pháp luật về các biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính ", của Nguyễn Trọng Bình ,
Trường Đại học Luật Hà Nội , 2000. Luận văn


đã phân tí ch các hì nh thức xử phạt vi phạm hành
chính được đề cập trong văn bản pháp luậ t,
những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng trong
thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
lĩnh vực này.
Luận văn thạc sĩ luật học : "Hoàn thiện
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên ", của Nguyễn Ngọc
Bích, Trường Đại học Luật Hà Nội , 2003.
Luận văn đề cập đến những nguyên tắc , thực
trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
đới với người chưa thành niên và đề ra giải
pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật
trong lĩ nh vực này.
Luận văn thạc sĩ luật học : "Pháp luật về
xử lý vi phạm hành chí nh trong lĩ nh vực giao
thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - Một số
vấn đề lý luận , thực tiễn và phương hướng

hoàn thiện", của Vũ Thanh Nhàn, Trường Đại
học Luật Hà Nội , 2009. Luận văn nghiên cứu
thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chí nh
trong lĩ nh vực giao thông đường bộ ở Việt
Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp
luật trong lĩ nh vực này.
Luận văn thạc sĩ luật học: "Thực hiện
pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an
toàn giao thông qua thực tế tỉnh Thái
Nguyên", của Nguyễn Quang Huy, Đại học
quốc gia Hà Nội, 2007. Luận văn đã làm sáng
tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật
GTĐB, thực hiện pháp luật và thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực GTĐB; phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật
trong việc đảm bảo ATGT đường bộ, đánh giá
thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
bảo đảm TTATGT đường bộ; những tồn tại,
hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan
của những tồn tại hạn chế trong thực hiện
pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT
đường bộ. Luận văn cũng đưa ra quan điểm,
một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm
bảo TTATGT đường bộ.
Trong các công trì nh nghiên cứu trên
đây, trên cơ sở phân tí ch lý luận và thực tiễn
có liên quan , các tác giả đã giới thiệu , phân
tích đánh giá về pháp luật và thực tiễn hoạt


9

động xử lý vi phạm hành chí nh nó i chung và
về xử lý vi phạm hành chí nh trong lĩ nh vực
GTĐB ở các tỉnh thành khác (Thái Nguyên )
chứ chưa nghiên cứu về thực tiễn xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB tại
thành phố Đà Nẵng . Do vậy, luận văn "Xử lý
vi phạm hành chí nh tro ng lĩ nh vực giao
thông đường bộ - qua thực tiễn tại thành
phố Đà Nẵng " sẽ kế thừa một phần cơ sở lý
luận của các nghiên cứu trên , đồng thời phản
ánh thực trạng tại thành phố Đà Nẵng nhằm
cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn
cho việ c hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực GTĐB của cả nước
nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng ,
nâng cao hiệu quả trong cơng tác đấu tranh
phịng, chớng vi phạm trong lĩ nh vực GTĐB.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài
Mục đích
Đề tài có mục đích nghiên cứu những
vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB; đánh giá thực trạng các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực GTĐB
tại Đà Nẵng, trên cơ sở đó tìm ra những bất
cập, vướng mắc ngay trong các quy định và
thực tiễn áp dụng, đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả việc xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực GTĐB tại Đà Nẵng.
Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có
nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về
pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực GTĐB.
- Nghiên cứu thực trạng thực thi các quy
định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB tại Đà Nẵng.
- Đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy
định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB tại Đà Nẵng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
chính như: Phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử,


phương pháp thống kê xã hội học, các phương
pháp xã hội học pháp luật.

liên quan chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền
đề cho nhau.

5. Những đóng góp chủ yếu về mặt
khoa học của đề tài

Hiện nay, với nền kinh tế - xã hội ngày
càng phát triển thì vận tải, giao thương giữa

các vùng, miền, các dân tộc càng gia tăng. Do
đó, giao thơng vận tải ln phát triển là một
quy luật tất yếu. Tốc độ phát triển kinh tế và
phát triển GTĐB phải tỷ lệ thuận với nhau.

Đề tài là chương trình chuyên khảo về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB tại Đà Nẵng, đề tài đã đặt vấn đề
tương đối hệ thống về pháp luật xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB tại Đà
Nẵng; Phân tích tương đối cụ thể thực trạng
thực thi các quy định pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB tại Đà
Nẵng; đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy
định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB tại Đà Nẵng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Pháp luật xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ tại Đà Nẵng.
Chương 3: Phương hướng nâng cao hiệu
quả việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực GTĐB tại thành phố Đà Nẵng.

1.1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thơng đường bộ có tác dụng
bảo đảm trật tự an toàn xã hội
Trật tự an toàn xã hội đảm bảo vững chắc
là cơ sở, điều kiện để giữ trật tự ATGT đường
bộ, củng cố phát huy tính pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực GTĐB.
1.1.3. Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ có vai trị
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và
bảo đảm an ninh quốc phòng
Sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội của mỗi địa phương, tỉnh, thành
phố là tiền đề cho việc đảm bảo an ninh quốc
phòng. Bởi lẽ một hệ thống đường bộ thơng
suốt, an tồn, trật tự, thuận lợi là mục tiêu nhà
nước, đồng thời nó cũng là một cơ sở vật chất
kỹ thuật quan trọng cho an ninh, quốc phòng.
1.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ
1.2.1. Khái niệm

Chương 1
PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG
ĐƢỜNG BỘ
1.1. Vai trị của cơng tác xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông
đƣờng bộ
1.1.1. Xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đường bộ đảm bảo phát
triển bền vững kinh tế - xã hội
Giao thơng vận tải nói chung, GTĐB nói
riêng được hình thành trên cơ sở phát triển
của lực lượng sản xuất và phân cơng lao động
xã hội.
Có thể nhận định rằng phát triển GTĐB
và phát triển kinh tế - xã hội là hai q trình có

11

Luật GTĐB là tổng thể các quy định về
quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB;
phương tiện và người tham gia GTĐB; vận tải
đường bộ và quản lý nhà nước về GTĐB.
Pháp luật GTĐB có thể khái quát: Pháp
luật GTĐB là tổng thể các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành có nội dung điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực GTĐB.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB như sau: Vi phạm hành chính trong
lĩnh vực GTĐB là những hành vi của cá nhân,
tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong
lĩnh vực GTĐB một cách cố ý hoặc vô ý mà
không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải xử lý vi phạm hành chính.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ



Về hình thức xử phạt chính

Thứ nhất: Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm hành chính
nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh
vực GTĐB nói riêng là tổng hợp các dấu hiệu
bên ngồi của vi phạm hành chính

Với mỗi hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cá nhân,
tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử
phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan
của vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
là hành vi vi phạm hành chính

Hình thức phạt tiền: Đây là hình thức xử
phạt phổ biến có tính chất kinh tế được áp
dụng với đa số hành vi vi phạm trong giao
thông đường bộ. Phạt tiền là việc tước bỏ của
cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất
định để sung quỹ nhà nước.

Thứ hai: Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm là dấu hiệu
bên trong của vi phạm hành chính và thể hiện
ở yếu tố lỗi của người vi phạm.

Trong mặt chủ quan của vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB, yếu tố động cơ,
mục đích vi phạm cũng được tính đến khi
xem xét để quyết định các hình thức và mức
xử phạt cụ thể.

Hình thức phạt cảnh cáo: Là một trong
hai hình phạt chính trong xử phạt vi phạm
hành chính lĩnh vực giao thơng đường bộ. So
với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức
xử phạt nhẹ hơn, mang tính chất giáo dục, phổ
biến, tun truyền pháp luật.
Hình thức xử phạt bổ sung

Thứ ba: Mặt chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành
chính là cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách
nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật
hành chính.
Thứ tư: Mặt khách thể
Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi
phạm hành chính trong GTĐB là hành vi vi
phạm đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Nhà nước trong lĩnh vực GTĐB.
1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ
Thứ nhất: Chỉ bị xử phạt vi phạm hành
chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.

Thứ hai: Nguyên tắc kịp thời, nhanh
chóng, triệt để.
Thứ ba: Một hành vi vi phạm hành chính
chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Thứ tư: Nguyên tắc xử lý cơng minh
Thứ năm: Việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực GTĐB phải do người có
thẩm quyền.
1.2.4. Các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu
quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.2.4.1. Các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ

13

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe,
chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật
giao thơng đường bộ có thời hạn hoặc khơng
thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính.
1.2.4.2 Các biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
hoặc buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng trái
phép.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc
phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường do vi

phạm hành chính gây ra.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc buộc tái xuất phương tiện.
1.2.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.2.5.1 Các chủ thể có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
1.2.5.2 Phân định thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Xác định thẩm quyền xử phạt theo thẩm
quyền quản lý
Là nguyên tắc cho phép phân định thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính giữa hệ
thống UBND các cấp và các cơ quan chuyên


ngành. Trong bộ máy hành chính của Nhà
nước ta, UBND các cấp là cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền chung trên đơn vị
lãnh thổ tương ứng.
Xác định thẩm qùn xử phạt theo mức
tới đa của khung hình phạt
Ngun tắc này cho phép phân định thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính giữa các
chức danh có thẩm quyền xử phạt trong cùng
lĩnh vực quản lý.
Xác định thẩm quyền xử phạt theo hình
thức xử phạt và mức phạt

Hình thức và mức phạt là một tiêu chí
quan trọng để xác định thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính, theo đó, chức danh có thẩm
quyền xử phạt đối với một vi phạm hành
chính phải là người có thẩm quyền áp dụng
hình thức xử phạt tương ứng với mỗi hành vi
vi phạm.
1.2.6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một
năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính
được thực hiện; đối với các hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ liên quan đến xây dựng, môi trường, nhà ở,
đất đai thì thời hiệu xử phạt là hai năm; nếu
q các thời hạn nêu trên thì khơng xử phạt
nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả.

được qua việc Nhà nước sử dụng pháp luật để
thực hiện các tác động đến các chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật GTĐB góp phần ổn
định trật tự xã hội. Trật tự an toàn xã hội được
ổn định sẽ góp phần rất lớn đến hiệu quả của
hoạt động xử lý vi phạm hành chính về
GTĐB. Hoạt động này có vai trị to lớn cho
việc đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã
hội, bảo đảm trật tự an tồn xã hội, bảo đảm
an ninh quốc phịng.

Chương 2
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO
THƠNG ĐƢỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NÃNG
2.1. Khái quát hệ thống giao thông
đƣờng bộ tại thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và dân cư tại
thành phố Đà Nẵng
2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng là hạt nhân trong địa
bàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là
cửa ngõ quốc tế thứ 3 của Việt Nam và là nơi
mà tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đang
diễn ra nhanh chóng.
2.1.1.2. Đặc điểm dân cư
Thành phố Đà Nẵng hiện nay gồm có 8
quận, huyện, với dân số khoảng 900.000
người, mật độ trung bình là 907 người/km2.

1.2.7. Thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

2.1.2. Hệ thống giao thông thành phố
Đà Nẵng

Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam,
trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về

cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường
hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng
của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành
phố cịn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế
Đơng - Tây đi qua các nước Myanma, Thái
Lan, Lào, Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về
giao thơng đường bộ bị phạt tiền thì phải nộp
tiền phạt theo quy định của pháp luật.
Thủ tục xử phạt
Thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy
định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính,
Nghị định 128/2008/NĐ - CP.
Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính.
Kết luận chƣơng 1
Hoạt động xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB trong mỗi địa phương
và cả nước luôn là vấn đề phức tạp có ảnh
hưởng đến sự phát triển xã hội. Có thể thấy
15

Đường sắt
Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam
chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng
30 km.
Đường bộ
Đường bộ tại Thành phố Đà Nẵng với tổng

chiều dài khoảng 525,889 km. Quốc lộ 1A:


Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của
Việt Nam đi qua thành phố ở km 929.
Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ cảng Tiên Sa,
tuyến đường này nối Đà Nẵng với các tỉnh
Nam trung Bộ và Tây Nguyên.
Đường hàng không
Đường biển
2.1.3. Hệ thống giao thông đường bộ
thành phố Đà Nẵng
Trên địa bàn thành phố có tổng cộng
525,889 km đường bộ (khơng kể đường hẻm,
đường kiệt, đường đất) trong đó: Quốc lộ:
69,126 km; Tỉnh lộ: 99,916 km; Đường nội
thị: 356,847 km
Hệ thống quốc lộ: Thành phố Đà Nẵng
kết nối với các địa phương trong nước thông
qua 2 đường quốc lộ: Quốc lộ 1A và 14B.
Hệ thống đường nội thị

Năm 2005: So với năm 2004, số vụ tai
nạn và số người bị chết, bị thương do vi phạm
an toàn GTĐB tăng lên
Năm 2006: So với năm 2005, số vụ tai
nạn và số người chết, bị thương do vi phạm an
toàn GTĐB giảm
Năm 2007: So với năm 2006 thì số vụ vi
phạm an toàn GTĐB và số người chết, bị

thương, chỉ số người chết/1 vụ có giảm
Năm 2008: So với năm 2007 thì năm
2008 số vụ tai nạn, số người chết, bị thương,
chỉ số người chết/1 vụ có xu hướng tăng lên
Năm 2009: So với năm 2008 thì năm
2009 số vụ tai nạn, số người chết, bị thương,
chỉ số người chết/ 1 vụ tai nạn có giảm hơn
Năm 2010: So với năm 2009 thì số vụ tai
nạn giảm hơn, nhưng số người chết tăng nên
chỉ số người chết/1 vụ tai nạn tăng cao hơn.

Hệ thống cầu qua sông Hàn

Năm 2011: So với năm 2010 thì số vụ tai

Nhìn chung, hệ thống GTĐB thành phố
Đà Nẵng tương đối hồn thiện. Ngồi hệ
thống giao thơng nội thị, thành phố Đà Nẵng
cịn có hai tuyến quốc lộ đi qua là quốc lộ 1A
và quốc lộ 14B. GTĐB là hệ thống giao thông
người dân thành phố Đà Nẵng sử dụng nhiều
nhất, bên cạnh đó cịn có 2 tuyến quốc lộ đi
qua thành phố nên người tham GTĐB thường
xuyên xảy ra vi phạm. Vì vậy, việc xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB tại
thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết và đóng
vai trị quan trọng trong việc đảm bảo trật tự
ATGT trên địa bàn thành phố.

nạn năm 2011 tăng cao, số người chết, số


2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật giao
thông đƣờng bộ và công tác xử lý vi phạm
tại thành phố Đà Nẵng

giao thông đường bộ

2.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật
giao thông đường bộ tại thành phố Đà Nẵng

thơng cịn kém, nhất là người điều khiển

Năm 2003: Tai nạn GTĐB diễn biến trên
thành phố Đà Nẵng phức tạp

Hai là: Phát triển về phương tiện giao

Năm 2004: Sau hai năm thực hiện chỉ thị
22-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng,
năm 2004 tình hình tai nạn GTĐB trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng giảm hơn so với năm
2003

người bị thương tăng, nhưng chỉ số người
chết/1 vụ tai nạn lại giảm hơn.
06 tháng đầu năm 2012: Số vụ tai nạn:
91 vụ; số người chết: 63 người; số người bị
thương: 75 người; chỉ số người chết/ 1 vụ tai
nạn: 0.6923
2.2.2. Nguyên nhân gây ra vi phạm an

tồn giao thơng đường bộ
2.2.2.1. Phân tích tai nạn giao thông
đường bộ
2.2.2.2. Nguyên nhân gây tai nạn an toàn
Một là: Ý thức tự giác chấp hành pháp
luật giao thông của nhiều người tham gia giao
phương tiện chủ quan với hiểm họa về TNGT.
thơng chưa hài hịa với phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông; phát triển phương tiện giao
thông công cộng chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều
tuyến đường được nâng cấp mở rộng nên tốc
độ phương tiện được cải thiện, song hầu hết
các tuyến đều tổ chức giao thông hỗn hợp,
chưa tách làn đường riêng biệt cho từng loại
xe nên chưa đáp ứng được yêu cầu về an toàn.

17


2.2.3. Thực trạng xử lý vi phạm an toàn
giao thông đường bộ tại thành phố Đà Nẵng

Nhìn chung lại, sau 8 năm thực hiện chỉ
thị 22 của Ban Bí thư Trung ương, UBND
thành phố Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện
pháp chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật về
GTĐB, làm giảm thiểu và kiềm chết TNGT,
chống ùn tắc giao thơng. Tuy nhiên, việc xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
vẫn còn hạn chế, chưa sát với thực tế về số vụ

vi phạm, chưa đáp ứng được yêu cầu của tồn
xã hội, tình trạng vi phạm giao thơng qua các
năm vẫn còn cao và thường xuyên xảy ra với
xu hướng tai nạn nghiêm trọng ngày càng gia
tăng.

Tình hình, kết quả xây dựng, hoàn thiện
các văn bản pháp luật về bảo đảm trật tự an
tồn giao thơng

2.3. Thực trạng vi phạm hành lang an
toàn đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng và công tác xử lý vi phạm

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp
luật về trật tự ATGT

2.3.1. Tình hình vi phạm hành lang an
toàn đường bộ

Phịng Cảnh sát giao thơng Thành phố
Đà Nẵng đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Bộ Công an, Thường vụ Đảng ủy, Giám đốc
Công an thành phố, triển khai thực hiện
nghiêm túc các giải pháp, lộ trình theo Nghị
quyết 13, 32/CP của Chính phủ.

Có thể khẳng định rằng cơng tác bảo vệ
hành lang an toàn đường bộ được Đảng và
Nhà nước hiện nay rất quan tâm.


Ba là: Những tồn tại, yếu kém trong quản
lý nhà nước về TTATGT chậm được khắc
phục, nhất là trong quản lý vận tải và lái xe
khách, một số doanh nghiệp lớn quan tâm đầu
tư tuyển chọn và quản lý chặt chẽ lái xe nên
chất lượng phục vụ tốt, an toàn, nhưng nhiều
doanh nghiệp tư nhân chạy theo lợi nhuận,
chất lượng phục vụ kém, lái xe khơng an tồn,
phóng nhanh, chèn ép bắt khách gây nguy
hiểm trong hoạt động giao thông.

Việc thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi
cơng tác, học tập của người có hành vi vi
phạm hành chính về trật tự ATGT theo Thông
tư 22 và 38 của Bộ Công an được thực hiện
theo đúng quy định.
Kết quả sau 8 năm thực hiện chỉ thị (từ
năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2011), thanh
tra kiểm soát, xử lý vi phạm tại Thành phố Đà
Nẵng: Đã kiểm tra, lập biên bản 448.766 trường
hợp vi phạm, tạm giữ 650 ô tô, 30.351 mô tô, xe
máy, ra quyết định xử phạt 410.369 trường hợp,
chuyển kho bạc Nhà nước thu 77,3 tỷ đồng;
đình chỉ hoạt động 59 phương tiện thủy và
608 xe 3 bánh tự chế, xe công nông.
Công tác chấn chỉnh, nâng cao chất
lượng đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái
xe, kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện
giao thông đường bộ, đường thủy

Công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy
phép lái xe, thu hồi giấy phép lái xe; công tác
kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi
trường xe ơ tơ, xe máy chuyên dùng của lực
lượng CAND được thực hiện theo đúng quy
định của Thông tư 15, 16 của Bộ Cơng an.

19

Bảng 2.2. Thống kê số lượng nhà dân, cơng
trình dịch vụ xăng dầu, mở đường ngang
đấu nối vào các quốc lộ 1A và 14B đến
tháng 06 năm 2012

TT

1
2

Tên
đƣờn
g

Quốc
lộ 1A
Quốc
lộ 14B

Tổn
g số


2569
2803

Nhà

(hộ)

223
1
245
2

Dịch
vụ
xăng
, dầu
(dịch
vụ)

Mở
đường
ngang
nối vào
quốc lộ
đƣờng
)

26


312

24

327

Nguồn: Sở Giao thông Vận tải Thành
phớ Đà Nẵng.
Thực trạng vi phạm hành lang an tồn
GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày
càng phức tạp. Những hành vi vi phạm phổ
biến như lấn chiếm, xây dựng trái phép các
cơng trình nhà ở, lều qn, xây dựng các khu
công nghiệp, dân cư, khu kinh tế, dịch vụ bám
dọc tuyến đường bộ đấu nối trực tiếp vào
quốc lộ.
2.3.2. Công tác xử lý vi phạm hành lang
an toàn đường bộ
Sở Giao thông Vận tải là cơ quan thường
trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành


phố Đà Nẵng xây dựng kế hoạch để Ủy ban
nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức nhiều
đợt ra quân công tác lập lại trật tự hành lang
an toàn đường bộ.
Năm 2003, các lực lượng chức năng
Thành phố Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân giải
tỏa 31 chợ mở họp trái phép, dở bỏ 435 điểm
lấn chiếm vỉa hè, dở bỏ 32 ngôi nhà, 1092 lều

quán xây trái phép, lấn chiếm hành lang an
toàn đường bộ trên các tuyến quốc lộ, đường
phố. Các lực lượng đã lập biên bản vi phạm
và phạt tiền nộp Kho bạc nhà nước là
96.000.000 đồng.
Thực hiện Cơng điện số 973/CP-CN
ngày 09-07-2004 của Thủ tướng Chính phủ,
Thơng báo số 380/TB-BGTVT ngày 06-082004 của Bộ Giao thông Vận tải và Quyết
định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008
của UBND thành phố Đà Nẵng Quy định về
quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngồi mục
đích giao thơng trên các tuyến đường thuộc
địa bàn thành phố, Sở Giao thông Vận tải đã
xác định kiểm kê, giải tỏa vi phạm hành lang
đường bộ trên các tuyến đường quốc lộ và các
tuyến đường trong thành phố.
Kết quả thực hiện các lực lượng chức
năng đã sắp xếp 35 chợ, dỡ bỏ 2.312 điểm lấn
chiếm vỉa hè, 17 nhà, 2129 lều quán xây trái
phép, lấn chiếm hành lang an tồn cơng trình
đường bộ, lập biên bản và phạt tiền nộp Kho
bạc nhà nước với số tiền 78.000.000 đồng,
đồng thời triển khai các lực lượng và khắc
phục các điểm đen trên hành lang an toàn
đường bộ, trên các tuyến đường trong thành
phố.
Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số
04/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố
Đà Nẵng, sang năm 2005, Sở Giao thông vận
tải thành phố Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo các

Công ty quản lý đường bộ Thành phố Đà
Nẵng rà soát, xác định và ưu tiên xử lý các
điểm đen trên các tuyến quốc lộ, đường nội
thành, lập biên bản xử lý vi phạm, xử phạt
nộp Kho bạc nhà nước số tiền 92.500.000
đồng.
Ngày 27-12-2007, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định 1856/QĐ-TTg về việc
phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an

21

toàn đường bộ, đường sắt, UBND thành phố Đà
Nẵng đã nêu rõ mục tiêu, giải pháp, giai đoạn
thực hiện, nguồn kinh phí thực hiện, phân công
trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, đơn
vị và tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện lập
lại trật tự hành lang an toàn GTĐB, đường sắt
thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trong năm 2008, các tuyến quốc lộ, đường
nội thành đã được các công ty quản lý đường
bộ duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; sửa
chữa, bổ sung mới 1.354 cọc tiêu, biển báo,
bổ sung mới 986 cọc H, cải tạo 15 đường
nhánh đấu nối trái phép với đường quốc lộ.
Đây là năm tình trạng vi phạm hành lang an
toàn đường bộ diễn ra khá phức tạp, các lực
lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt và
nộp vào Kho bạc nhà nước số tiền 67.800.000
đồng.

Tình trạng vi phạm hành lang an toàn
đường bộ tương tự như năm 2008 vẫn còn
tiếp tục diễn ra trong năm 2009. Các lực
lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm và
xử phạt nộp vào Kho bạc nhà nước với số tiền
88.700.000 đồng.
2.4. Nguyên nhân vi phạm pháp luật
giao thông đƣờng bộ
Thứ nhất, hoạt động xử lý vi phạm của
các lực lượng chức năng không nghiêm.
Thứ hai, do ý thức của người tham gia
GTĐB chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật GTĐB và tình trạng vi phạm hành lang
an tồn GTĐB diễn ra nghiêm trọng.
Thứ ba, do tốc độ tăng nhanh của phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ, công tác
quản lý đăng ký, kiểm định các loại phương
tiện GTĐB và đào tạo, sát hạch cấp giấy phép
lái xe.
Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng GTĐB
thiếu đồng bộ.
Thứ năm, do hệ thống văn bản pháp luật
cịn chồng chéo.
Thứ sáu, cơng tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật thiếu tập trung.
Kết luận chƣơng 2
Với sự nỗ lực cố gắng của lực lượng
chức năng trong việc giữ gìn ổn định trật tự an
tồn GTĐB, vẫn cịn khơng ít những trường



hợp tham gia GTĐB vẫn cố tình vi phạm, có
sự thách thức, trốn tránh kiểm tra, kiểm soát
của lực lượng chức năng, gây mất trật tự
ATGT; thêm vào đó là ý thức chấp hành Luật
GTĐB của phần lớn nhân dân vẫn còn kém,
phương tiện tăng nhanh, sự thiếu thốn về cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà
Nẵng. Bên cạnh đó, với một cơ sở pháp lý cịn
có những thiếu sót đã tác động đến hiệu quả
cơng tác xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật và việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan
Nhà nước trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Qua phân tích các số liệu vi phạm và
công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực GTĐB tại thành phố Đà Nẵng, các ngành,
các cấp chính quyền đã tìm ra những ngun
nhân cơ bản vi phạm pháp luật cũng như
TNGT xảy ra trên nhiều tuyến đường của
thành phố, từ đó đưa ra những kế hoạch, giải
pháp cơ bản làm giảm vi phạm hành chính về
GTĐB, tạo sự ổn định xã hội và phát triển
kinh tế.
Chương 3
PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU
QUẢ
VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC
GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ TẠI THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Những thành tựu đạt được và
những khó khăn cịn tồn tại trong cơng tác
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đƣờng bộ tại thành phố Đà
Nẵng
3.1.1. Thành tựu đạt được trong công
tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ tại thành phố Đà Nẵng
- Từ khi có chỉ thị 22/CT-TƯ ngày 15
tháng 06 năm 2001 của Ban Bí thư trung
ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác đảm bảo TTATGT, Nghị quyết
13 và 32/CP về một số giải pháp cấp bách
nhầm kiềm chế tai nạn giai thông và ùn tắc
giao thông, đặc biệt là Luật GTĐB năm 2001
và mới đây là luật GTĐB năm 2008 và nghị
định số 34/CP về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB.

23

- Việc ban hành các loại văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến cơng tác đảm
bảo TTATGT, trong đó có cơng tác xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, đã
làm cho các cấp các ngành có trách nhiệm
hơn đối với cơng tác đảm bảo TTATGT, và
điều quan trọng hơn nữa là ý thức tự giác
chấp hành pháp luật về GTĐB của người dân

đã có chuyển biến tích cực. Vì vậy, TNGT đã
được giảm đáng kể về cả 3 tiêu chí: số vụ, số
người chết và số người bị thương.
- Có được những kết quả trên là do trong
thời gian qua, bộ công an đã tập trung chỉ đạo
tăng cường công tác TTKS xử lý vi phạm
hành chính, xây dựng các phương án đảm bảo
TTATGT.
3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc
trong cơng tác xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại
thành phố Đà Nẵng
- Tình hình TTATGT vẫn cồn diễn biến hết
sức phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật GTĐB
của người dân đã được nâng lên nhưng vẫn còn
chưa đồng đều
- Qua thực tế có thể thấy rằng, việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính,
kể cả xử lý hình sự liên quan đến lĩnh vực
GTĐB cịn có nhiều khe hở hoặc ban hành
chưa kịp thời, còn xảy ra tình trạng luật chờ
nghị định, nghị định lại chờ thơng tư, ngồi ra
có nhiều văn bản sau 2 đến 3 năm Luật có
hiệu lực thì mới được ban hành, thậm chí một
số văn bản cần thiết vẫn chậm hoặc chưa ban
hành
- Việc ban hành và quy định thủ tục về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB hiện nay còn rườm rà, chưa thật sự tinh

gọn, làm tốn thời gian của người thi hành công
vụ và cả người vi phạm, nhưng hiệu quả lại
không cao.
3.2. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đƣờng bộ tại thành phố Đà
Nẵng
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật
giao thông đường bộ và pháp luật trong các
lĩnh vực khác có liên quan


Hiện nay và trong những năm tới, trên cơ
sở Luật GTĐB năm 2008 và các văn bản
hướng dẫn thi hành thì các ngành hữu quan cần
rà sốt lại tồn bộ các văn bản quy phạm pháp
luật GTĐB và các văn bản quy phạm pháp luật
ở các lĩnh vực khác có liên quan đến GTĐB để
bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản
khơng cịn hiệu lực, ban hành những văn bản
quy phạm pháp luật mới nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho Luật GTĐB thực hiện một cách
tốt nhất.
Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung các quy định về hành lang an toàn đường
bộ, về đường ngang qua đường sắt, về tăng
cường quản lý giao thông công cộng, về tổ
chức giao thơng; vai trị, trách nhiệm của
chính quyền cấp huyện, cấp xã; kinh phí đảm
bảo ATGTđường bộ lâu dài.

Đối với việc lấy ý kiến xây dựng văn bản
pháp luật của nhân dân, các cơ quan chức năng
thành phố Đà Nẵng cần làm tốt công tác tổ
chức, hướng dẫn nhân dân đóng góp ý kiến
góp phần bổ sung, hồn thiện pháp luật
GTĐB
Một vấn đề đặt ra nữa khi xây dựng và
hồn thiện pháp luật GTĐB là phải đảm bảo
được tính đồng bộ.
3.2.2. Tăng cường tuần tra, kiểm soát,
xử lý nghiêm minh, triệt để, kịp thời mọi
hành vi vi phạm pháp luật GTĐB
Trong thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý
vi phạm, lực lượng cơng an giữ vai trị nịng
cốt quan trọng; cần huy động tối đa lực lượng
tham gia bảo đảm trật tự ATGT, huy động cả
lực lượng công an xã, tình nguyện viên, dân
phịng… khơng để trống địa bàn, dù ở nông
thôn hay vùng sâu, vùng xa.
Tiếp tục duy trì kết quả thực hiện bắt
buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn
máy, không được lơi lỏng trong xử lý; cần
hướng dẫn người dân thực hiện đội mũ bảo
hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn".
Như vậy để đạt được mục tiêu giáo dục
pháp luật GTĐB không những chỉ làm tốt
công tác giáo dục, mà phải coi trọng những
biện pháp cưỡng chế thực hiện pháp luật.
Để tăng cường cơng tác tuần tra, kiểm
sốt người và phương tiện và cũng như nâng

cao hiệu quả công tác này cần xây dựng lực

25

lượng Cảnh sát giao thông trong sạch vững
mạnh.
Mặt khác, trong cơng tác tuần tra, kiểm
sốt, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB cũng
phải thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm
các chuyên đề, các đợt cao điểm để đề ra các
biện pháp, giải pháp đồng thời phát huy kết
quả đạt được và khắc phục những thiếu sót
trong q trình thực hiện công vụ.
Cùng với việc tăng cường trang thiết bị
cho các lực lượng chức năng, thì biên chế cho
các đơn vị cũng phải luôn được điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình phát triển chung
đặc biệt là với lực lượng Thanh tra giao thông
vận tải tại thành phố Đà Nẵng.
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm định
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường đối với xe cơ giới, quản lý phương
tiện xe cơ giới và công tác đào tạo, sát hạch
thi cấp giấy phép lái xe
Để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực GTĐB,
việc quản lý và kiểm tra phương tiện xe cơ giới
là một trong những nội dung hết sức quan
trọng trong việc lập kế hoạch, chương trình
cho lực lượng cảnh sát (chủ yếu là lực lượng
Cảnh sát giao thông), Thanh tra giao thông

vận tải, UBND cấp quận, huyện trong thành
phố Đà Nẵng nhằm kiểm soát tình hình vi
phạm pháp luật GTĐB.
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ, tăng cường công tác bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an
toàn đường bộ
Việc thực hiện các quy định của pháp luật
về kết cấu hạ tầng GTĐB nhằm phát triển, nâng
cấp kết cấu hạ tầng GTĐB là một yêu cầu quan
trọng, cần được UBND thành phố Đà Nẵng, Sở
Giao thông Vận tải quan tâm, tập trung chỉ đạo.
Kết cấu hạ tầng GTĐB trên toàn thành
phố Đà Nẵng những năm gần đây đã tương
đối hoàn thiện và bền vững, tuy nhiên đất
dành cho đường bộ và hành lang an toàn
đường bộ vẫn cịn ít, từ đó làm tăng nguy cơ
vi phạm pháp luật GTĐB, làm tăng TNGT và
luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông
đặc biệt là trong giờ cao điểm. Hiện nay, điểm
giao nhau giữa đường quốc lộ 1A vào trung
tâm thành phố Ngã Ba Huế có tuyến đường sắt
chạy cắt ngang, với lưu lượng phương tiện


tham gia giao thông ngày càng đông nên
thường xuyên xảy ra ùn tắc. Ngoài ra, việc sử
dụng đường, hành lang an toàn đường bộ theo
quy định hiện nay trong thành phố vẫn cịn
nhiều hạn chế.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban,
ngành, đồn thể xã hội, tổ chức chính trị trong
tồn thành phố cần tiếp tục tăng cường cơng
tác chỉ đạo, điều hành quản lý bảo vệ và lập
lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
đất đai, xây dựng, tăng cường cơng tác thanh
tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai,
xây dựng nhà ở, lều quán, xây dựng khu công
nghiệp, khu dân cư, khu kinh tế dọc các tuyến
đường bộ, đấu nối đường nhánh trực tiếp vào
các tuyến quốc lộ, phát hiện và xử lý kiên
quyết, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
đất đai, pháp luật xây dựng
Khu Quản lý đường bộ và Sở Giao thông
Vận tải phải soạn thảo được quy chế phối hợp
với chính quyền địa phương về công tác quản
lý, bảo vệ, giải tỏa hành lang an tồn đường
bộ trình UBND thành phố phê duyệt.
Các đơn vị quản lý đường bộ phải phối
hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa
phương thống kê, phân loại cơng trình nằm
trong hành lang an tồn đường bộ theo mốc
thời gian, đồng thời lập dự toán kinh phí đến
bù hỗ trợ giải tỏa các cơng trình nằm trong
hành lang an toàn đường bộ theo mốc thời
gian, các cơng trình khác nằm trong hành lang
an tồn đường bộ và cơng trình gây mất
ATGT báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam.
Tiếp tục củng cố và nâng cao trình độ

nghiệp vụ của các bộ phận làm công tác đến
bù giải phóng mặt bằng, cơng tác quản lý
đường bộ. Thành lập các ban giải phóng mặt
bằng chun trách, các tổ cơng tác xử lý vi
phạm hành lang an toàn đường bộ tại các địa
phương là cơ quan tham mưu giúp việc cho
đồn cơng tác liên ngành của thành phố nhằm
đảm bảo tính chun mơn, nâng cao chất
lượng của cơng tác quản lý, giải tỏa chống lấn
chiếm hành lang an toàn đường bộ. Nâng cao
chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án
đền bù giải phóng mặt bằng trong xây dựng
cơng trình giao thông.

27

Từ những giải pháp trên UBND thành
phố Đà Nẵng cần tập trung xây dựng một
chiến lược cho sự phát triển giao thơng đường
trong tồn thành phố trên cơ sở của sự phát
triển kinh tế- xã hội, gia tăng dân số và nhu
cầu thực tế tại địa phương. Trong đó tập trung
vào một số nội dung cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục ưu tiên huy động các
nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh một bước cơ bản
kết cấu hạ tầng giao thơng, đảm bảo liên
hồn, liên kết giữa các phương thức vận tải
giữa các quận, các huyện trong thành phố và
kết nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm
của đất nước.

Hai là, hoàn thành đầu tư nâng cấp, mở
rộng các quốc lộ: 1A, 14B; xúc tiến việc đầu
tư xây dựng cầu vượt tại "điểm đen" giao
thông Ngã Ba Huế.
Ba là, cải tạo, nâng cấp đồng bộ các
tuyến đường trong thành phố; xây dựng và
hồn thành các cơng trình cầu trên sông Hàn
nối giữa bờ Tây và Đông của thành phố.
3.2.5. Đổi mới và duy trì thường xun
cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật giao thông đường bộ
Công tác tuyên truyền pháp luật được coi
là một trong những biện pháp quan trọng giúp
người dân hiểu và tuân thủ pháp luật GTĐB
một cách nghiêm túc và có ảnh hưởng lâu dài.
Do vậy công tác tuyên truyền pháp luật
GTĐB UBND thành phố quan tâm chỉ đạo,
đồng thời các cấp, các ngành trong phạm vi,
chức năng nhiệm vụ của đơn vị cũng đã có
nhiều hoạt động nhằm đưa pháp luật GTĐB
vào cuộc sống bằng nhiều hình thức phong
phú.
Cùng với cơng tác tun truyền pháp
luật, trình độ dân trí được nâng cao, kết cấu hạ
tầng GTĐB được hoàn thiện, phương tiện tham
gia giao thơng giảm thì sẽ đạt được mục tiêu
giảm vi phạm pháp luật GTĐB, giảm TNGT.
Trong những năm tiếp theo để thực hiện
pháp luật GTĐB đường bộ có hiệu quả cao,
các cấp, các ngành trong phạm vi nhiệm vụ

quyền hạn của mình cần tiếp tục thực hiện
thường xun cơng tác tuyên truyền và cần
tập trung vào một số hình thức tuyên truyền


Những hình thức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật muốn đạt kết quả cao phải
kết hợp giáo dục có tính cộng đồng với giáo dục
theo đối tượng; kết hợp giáo dục gia đình với
nhà trường và xã hội; kết hợp với giáo dục và
cưỡng chế; phải tiến hành thường xun, liên
tục, có chương trình kế hoạch cụ thể, phải xây
dựng đội ngũ tuyên truyền viên có đủ nhiệt
huyết, đủ trình độ hiểu biết pháp luật GTĐB,
gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật
GTĐB.

KẾT LUẬN
Qua thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB
tại thành phố Đà Nẵng có thể thấy được số
lượng các vụ vi phạm pháp luật GTĐB trên
địa bàn thành phố ln có chiều hướng gia tăng
về số vụ vi phạm, tính nguy hiểm của TNGT
đường bộ, được tổng hợp qua số người chết và
bị thương hàng năm do vi phạm GTĐB. Đây có
lẽ là một trong những nguyên nhân làm giảm
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Những hạn chế đó cũng đã làm cho hiệu lực
pháp luật GTĐB không được đảm bảo, trật tự,
kỷ cương không được giữ vững. Trên khắp

những nẻo đường, tuyến phố trong thành phố
vẫn phổ biến diễn ra tình trạng xây dựng, lấn
chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây
tình trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác và
sử dụng và bảo bệ kết cấu hạ tầng GTĐB. Do
vậy, với một số giải pháp hồn thiện cơng tác xử
lý vi phạm pháp luật GTĐB, nâng cao hiệu quả
công tác xử lý vi phạm trong luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cơ
quan chức năng trong việc tìm giải pháp hạn
chế vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt
động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB cũng như việc tuyên truyền giáo dục
phạm pháp luật GTĐB một cách có hiệu quả,
đồng thời đưa pháp luật GTĐB đi vào đời
sống nhân dân, cải tạo và phát triển cơ sở hạ
tầng GTĐB tạo tiền đề cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng cũng như
có cơ sở hạ tầng GTĐB thuận lợi đáp ứng nhu
cầu hội nhập và phát triển đất nước.
Trong những nội dung đã được trình bày
trong luận văn, tác giả hy vọng những luận
chứng, giải pháp đề cập trong luận văn sẽ có

29

những giá trị tham khảo đối với các cấp ủy,
chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc
đưa ra giải pháp giảm thiểu TNGT một cách
ổn định, giữ vững TTATGT, phát triển kết

cấu hạ tầng GTĐB bền vững phục vụ cho
công cuộc phát triển kinh tế trong tồn thành
phố và thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa do Thành ủy, UBND
thành phố Đà Nẵng lãnh đạo.



×