Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Công tác xã hội cá nhân với người bệnh tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.77 KB, 42 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN
TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
1. Giới thiệu:......................................................................................................................................5
1.1 Tên cơ sở: Trung Tâm Điều Dưỡng Người Bệnh Tâm Thần trực thuộc Sở Lao Động Thương
Binh và Xã Hội................................................................................................................................5
1.2 Địa chỉ: 37 Phú Châu, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh..............5
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị...........................................................................5
1.4 Các đơn vị liên quan...............................................................................................................5
2. Tổ chức, nhân sự cơ sở:.................................................................................................................6
2.1 Sơ đồ tổ chức...........................................................................................................................6
2.3 Nhiệm vụ của các bộ phận:.....................................................................................................7
1.2 Khái niệm liên quan đến dịch vụ Công tác Xã Hội:...............................................................11
2.Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng nghiên cứu:......................................................13
3.Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng nghiên cứu............................14
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng nghiên cứu:. . .15
II.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ:..............................................................................15
1.Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu:................................................................................15
2.Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của đối tượng nghiên cứu..................................................16
1.1 Đặc điểm tâm lý của đối tượng nghiên cứu:........................................................................16
1.2 Nhu cầu của đối tượng nghiên cứu:......................................................................................18
3.Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng nghiên cứu.....................................19
3.1 Mục tiêu cơ sở.......................................................................................................................19
3.2 Y tế:.........................................................................................................................................20
3.3 Phục hồi chức năng:..............................................................................................................20


3.4 Hoạt động chăm sóc ở trung tâm:........................................................................................20
3.5 Công tác xã Hội Cá Nhân với Người Bệnh Tâm Thần............................................................21

2


PHẦN III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢ PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DICH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI ĐƠN VỊ..................................................................................36
1.Nhóm giải pháp chung:.................................................................................................................36
2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng một số dịch vụ CTXH tại đơn vị:.....................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................40
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................41
TÀI LIỆU KHAM KHẢO...........................................................................................................................42

3


LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài là do đặc thù của công việc và môi trường mà bản thân đang cơng
tác, ni dưỡng và chăm sóc đối tượng tâm thần lang thang, khơng nơi nương tựa,
hoặc gia đình neo đơn, khó khăn.
Mỗi người khi đến với Trung tâm là một hồn cảnh khác nhau, khi gia đình khơng
có điều kiện thăm nom thường xuyên, hay vì một lý nào đó, bản thân họ cho rằng
mình là người vơ ích, ăn bám, sống khơng có ý nghĩa gì hết, hay bị gia đình ruồng
bỏ họ mất hết niềm tin vào cuộc sống.
Các đối tượng ở đây rất cần sự trợ giúp về tinh thần,sự quan tâm, động viên kịp
thời, mà cụ thể ở đây là được tham vấn tâm lý để đối đầu và vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống. Xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị, về cơng tác chăm
sóc, ni dưỡng bệnh nhân tâm thần, bản thân đã chọn đề tài “Công tác Xã hôi cá
nhân với Người Bệnh Tâm Thần”.

Với việc nghiên cứu đề tài tôi mong muốn giúp đỡ một thân chủ cụ thể tại Trung
tâm, từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp thân chủ có
cái nhìn lạc quan hơn và có niềm tin vào cuộc sống. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả
trong cơng tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân tâm thần tại đơn vị ngày một hiệu
quả hơn.

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
4


1. Giới thiệu:
1.1 Tên cơ sở: Trung Tâm Điều Dưỡng Người Bệnh Tâm Thần trực thuộc Sở Lao
Động Thương Binh và Xã Hội
1.2 Địa chỉ: 37 Phú Châu, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị
Trung tâm Điều Dưỡng Người Bệnh Tâm Thần là một trung tâm tiếp nhận ni
dưỡng người bệnh mang tính chất nhân đạo, Vào 1991 là Nhà Điều Dưỡng Tâm
thần, đến ngày 14/12/1994 được thành lập với tên gọi: Trung Tâm Điều Dưỡng
Người Bệnh Tâm Thần dưới sự quản lý của Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội
Thành Phố Hồ Chí Minh, trung tâm được thành lập bởi lý do nhằm tiếp nhận những
đối tượng là người tâm thần sống lang thang và có hồn cảnh khó khăn nhằm đưa
những đối tượng tái hòa nhập lại cộng đồng.
1.4 Các đơn vị liên quan.
Trung tâm trực thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
phối hợp với các đơn vị Phòng Lao động Thương binh Xã hội 24 Quận, Huyện của
thành phố trong công tác tiếp nhận đối tượng.
Trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định, Bình Đức là hai đơn vị tiếp nhận bệnh
nhân khỏe, trẻ từ trung tâm chuyển lên và tiếp nhận bệnh nhân già yếu từ hai đơn
này chuyển về trung tâm điều trị.

Bệnh viện tâm thần thành phố là đơn vị tuyến trên chỉ đạo trực tiếp công tác điều
trị, kiểm tra, giám sát chuyên môn, cấp phát thuốc tâm thần cho trung tâm.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khám và điều trị lao cho người bệnh.
Bệnh viện Quận Thủ Đức là cơ sở y tế chuyên khám bảo hiểm y tế cho bệnh nhân
hàng tuần và là tuyến điều trị đa khoa cho bệnh nhân khi có bệnh nhân chuyển cấp
cứu.
Các tố chức từ thiện khác cũng thường xuyên thực hiện công việc từ thiện tại
Trung tâm.

5


2. Tổ chức, nhân sự cơ sở:
2.1 Sơ đồ tổ chức.
GIÁM ĐỐC
BSCKI: BÙI VĂN XÂY

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHAN VĂN SANG

BS. VŨ ĐÌNH SƠN

PHỊNG
QT HC

KHOA
BỆNH

C,D

PHỊNG
KT-TC

PHỊNG
TC
HC

KHOA
BỆNH
E,H

TIẾP
NHẬN
BAN
ĐẦU

KHOA
BỆNH
A,B

PHỊNG
CTXH

2.2 Nhân sự chun mơn:
Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2020, tổng số CBVC của trung tâm là 188 người
(trên đại học 03; đại học 40: cao đẳng 39, Trung cấp 58; sơ cấp 17 và trình độ
khasc). Trong đó nhân viên khối hành chánh là 33 người, nhân viên khối trực tiếp
chăm sóc bệnh nhân là 155 người.

Trong đó:
- Bác sĩ chuyên khoa I:

03 người.

- Y sĩ:

23 người.

- Điều dưỡng:

83 người

- Dược:

04 người

- Hộ lý:

27 người.

- Đại học CTXH:

07 Người.

- Trung cấp CTXH:

06 người.

Bác sĩ: 02 người.


6


- Chun mơn khác (kế tốn, bảo vệ, cấp dưỡng, hồ sơ, văn thư lưu trữ …): 33
người.
- Có 04 phòng ban (Phòng Tổ Chức Hành Chánh, Phòng Quản Trị Hậu Cần, Phịng
- Cơng Tác Xã Hội, Phịng Tài Chính – Kế Toán), và 07 khoa bệnh (Khoa A, B, C,
D, E, H, Trạm y tế).
2.3 Nhiệm vụ của các bộ phận:
a. Giám đốc:
- Điều hành chỉ đạo hoạt động của trung tâm, trực tiếp quyết định quản lý sử dụng
tài sản theo quy định của Nhà Nước, Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên và
pháp luật Nhà Nước trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn sự nghiệp tại đơn vị theo
chức năng
- Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng nhân sự theo quy định của pháp luật, đảm bảo
các chế độ quyền lợi cho người lao động tại đơn vị theo quy định của pháp luật
- Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch cơng tác trong năm, đánh giá kết quả hoạt
động đưa ra các giải pháp khắc phục.
b. Phó giám đốc:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám
đốc và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Trực tiếp phụ trách công tác quản lý đối tượng.
- Tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình cơng tác, trao đổi chun
mơn nghiệp vụ nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ viên chức thuộc lĩnh vực
mình phụ trách.
Có trách nhiệm báo cáo với giám đốc kết quả thực hiện những công việc ủy quyền
và phân công phụ trách.
c. Trưởng, phó phịng, trạm y tế và các khoa bệnh.
- Trưởng phòng, trưởng trạm y tế và trưởng các khoa bệnh có trách nhiệm tổ chức

thực hiện cơng việc đúng theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, chịu trách
7


nhiệm tồn bộ hoạt động của phịng, trạm và khoa bệnh mình quản lý với Giám đốc
và phó giám đốc phụ trách khối.
- Các Phó phịng, trạm và khoa bệnh giúp trưởng phịng, trạm và khoa bệnh thực
hiện cơng việc của mình.
d. Phịng tổ chức hành chánh:
- Tham mưu với lãnh đạo trong bố trí nhân sự, tổng hợp báo cáo ngày công, phép
năm của cán bộ công chức. Xây dựng và báo cáo các đề án, kế hoạch công tác dài
hạn, hàng tháng, quý…mỗi năm.
- Quản lý trang bị sử dụng có hiệu quả tài sản, phương tiện làm việc, thiết bị phục
vụ công tác nuôi dưỡng đối tượng.
- Tham mưu cùng lãnh đạo công việc hành chánh, thực hiện cơng tác ni dưỡng
đối tượng
- Dự trù kinh phí sửa chữa, mua sắm thiết bị phục vụ làm việc tại đơn vị và sinh
hoạt hàng ngày cho bệnh nhân.
- Quản lý công tác hành chánh, lưu trữ văn thư, tiếp nhận và phát hành công văn đi
đến, bảo quản, bảo mật tài liệu, con dấu theo đúng quy định nhà nước.
e. Phịng tài chính - kế tốn:
- Tham mưu công tác đời sống, chế độ nuôi dưỡng đối tượng, theo dõi quản lý các
loại tài sản trung tâm, kiểm kê đánh giá tài sản mỗi năm.
- Quản lý các nguồn kinh phí, ngân sách trung ương địa phương, các nguồn viện trợ
từ thiện, các chương trình dự án, quỹ từ thiện. Lập kế hoạch dừ trù kinh phí hàng
tháng, quý, năm theo quy định luật ngân sách.
- Theo dõi tình hình sử dụng kinh phí thu, chi của trung tâm. Hoàn thành nghiệp vụ
quả lý sổ sách chứng từ, thực hiện quyết tốn và báo cáo tài chính do nhà nước quy
định. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thiếu trách nhiệm trong quản lý.
f. Phòng quản trị hậu cần:


8


- Đảm bảo đúng tiêu chuẩn chế độ ăn cho bệnh nhân, thực hiện các chế độ dinh
dưỡng cho bệnh nhân già yếu suy kiệt theo đề nghị của Trạm y tế; Theo dõi, cân đối
khẩu phần ăn hàng ngày đúng số đối tượng hiện diện, chế biến thức ăn đảm bảo vệ
sinh, khơng để xảy ra tình trạng ngộ độc thức ăn tại Trung tâm.
g. Phịng cơng tác xã hội:
- Tổ chức tiếp nhận đối tượng khi đã có quyết định tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã
hội vào nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm, báo cáo tăng, giảm đối tượng hàng
ngày, hàng tuần, tháng cho Giám đốc và phòng Bảo trợ xã hội sở.
- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ hồi gia, phép và làm các thủ tục hồi gia, vận động đón
bệnh nhân đã ổn định về hịa nhập cộng đồng theo đúng qui trình, thực hiện công
tác tư vấn tâm lý, lao động trị liệu cho bệnh nhân, làm và trình hồ sơ xin cấp thẻ bảo
hiểm y tế, thẻ xác định mức độ khuyết tật cho người.
h. Trạm y tế:
- Tiếp nhận, khám và phân loại đối tượng ban đầu khi nhập vào trung tâm trước khi
chuyển đến các khoa, tổ chức công tác quản lý, lao động trị liệu, chăm sóc, khám
chữa bệnh, lập phác đồ điều trị, theo dõi diễn biến bệnh và có phương án xử lý kịp
thời đối với bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong tại trung tâm.
- Đảm bảo công tác cấp cứu và chuyển viện kịp thời cho những bệnh nhân quá nặng
và ngoài khả năng điều trị của trung tâm. Theo dõi và thực hiện thường xuyên công
tác vệ sinh dịch tể, vệ sinh an tồn thực phẩm, có phương án và chịu trách nhiệm về
phòng chống dịch.
i. Các khoa bệnh:
- Tiếp nhận, quản lý, khám và điều trị, chăm sóc người bệnh tâm thần. Quản lý hồ
sơ bệnh án cá nhân từng đối tượng theo thứ tự khoa học để dễ dàng theo dõi.
- Thực hiện đúng y lệnh và đảm bảo cho bệnh nhân uống đúng, đủ liều lượng thuốc
theo phác đồ điều tri.


9


- Thực hiện quản lý, chăm sóc bệnh nhân, đảm bảo mơi trường sống sạch sẽ, vệ
sinh, an tồn cho bệnh nhân, khơng để tình trạng bệnh nhân kích động, đánh nhau
gây thương tích, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạnh bệnh nhân tử vong tại khoa.

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘ TẠI ĐƠN VỊ
II.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Khái niệm về các vấn đề liên quan đến đề tài, đối tượng nghiên cứu
1.1 Khái niệm về bệnh tâm thần:

10


- Bệnh tâm thần tiếp cận từ góc độ y học, bệnh là những vấn đề bất thường của sức
khỏe. Do vậy bệnh tâm thần chính là những bất thường của sức khỏe tâm thần.
Những bất thường về sức khỏe tâm thần rất đa dạng và phong phú. Đó có thể chỉ là
những giảm sút về trí nhớ, chú ý; cũng có thể là những thay đổi về tính tình hoặc là
có những hành vi kích động khơng có ngun nhân rõ ràng.
- Có những Bệnh tâm thần (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch
trầm trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh tâm thần nhẹ (các
bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành vi tác
phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn cịn có thể sinh hoạt, lao động, học tập được, tuy
có giảm sút.
- Bệnh tâm thần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân trong gia
đình. Khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người bệnh, mà còn ảnh hưởng
đến đời sống vật chất, tình thần của mọi thành viên Bệnh tâm thần không được can
thiệp hỗ trợ điều trị kịp thời, phù hợp sẽ có thể dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển

nặng và gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hòa nhập của người bệnh.
1.2 Khái niệm liên quan đến dịch vụ Công tác Xã Hội:
- Cá nhân là thuật ngữ mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi con người, là
sự thống nhất hai mặt sinh học và xã hội. Về mặt sinh học, cá nhân là một cơ thể
sống đơn nhất có cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lý riêng, do đó mới có sự khác
nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của mỗi cá nhân. Về mặt xã hội, bản
chất của mỗi cá nhân là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó mới có khả năng tư
duy, lao động, ngơn ngữ, giao tiếp…Mỗi cá nhân có đặc điểm tâm sinh lý xã hội
khác biệt với các cá nhân khác. Do đó cần tơn trọng tính độc lập của mỗi cá nhân,
không được coi mỗi cá nhân đều như nhau. Khi đánh giá hoặc giao công việc cho
mỗi người cần dựa vào đặc điểm cụ thể trên cả hai mặt cá nhân và xã hội. Tôn trọng
phẩm giá và năng lực cá nhân, tính khác biệt của mỗi cá nhân, tính tự quyết của mỗi
cá nhân là những nguyên tắc đạo đức cần được chú trọng trong Công Tác Xã Hội
Cá Nhân.
- Cơng tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
11


cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn
lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phịng ngừa
các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp (của Công tác xã hội cá)
quan tâm đến những vấn đề và nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích
của Công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình
thường các chức năng của cá nhân và gia đình” (Nguyễn Thị Oanh)
- Công tác xã hội cá nhân với người tâm thần là hoạt động trợ giúp mà ở đó
nhân viên cơng tác xã hội áp dụng hệ thống giá trị đạo đức nghề CTXH, các kiến
thức, kỹ năng của CTXH cá nhân vào trợ giúp người tâm thần giải quyết vấn đề và
đáp ứng nhu cầu của người tâm thần đồng thời thúc đẩy chính sách trợ giúp người

tâm thần.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh tâm thần
- Bệnh tâm thần, Rối loạn tâm thần hoặc rối loạn tinh thần là hình thức tâm lý hoặc
hành vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển
bình thường. Những người rối loạn tâm thần vẫn có những quyền nhất định và việc
bắt giữ họ mà khơng có căn cứ pháp lý là vi phạm nhân quyền.
 Người bệnh tâm thần: là những người mắc bệnh do hoạt động của não bộ bị
rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra những sang trấn tâm thần, bệnh cơ
thể làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại, các quá trình cảm giác, tri giác, tư
duy, ý thức bị sai lệch cho nên người bệnh tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành
vi tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh. Hay nói cách
khác là người bị mất hoặc suy giảm về thần kinh tâm thần, trí tuệ, rối loạn các hành
vi và các kỹ năng sống.
- Tổng số bệnh nhân tính đến thời điểm hiện tại (30/9/2020) tại Trung tâm Điều
Dưỡng Người Bệnh Tâm Thần là :1002 (Trong đó: Nam: 580, Nữ: 484) với 7 khoa
điều trị trực tiếp và 4 phòng ban liên quan.
Khoa A: 257 bệnh nhân Nam
Khoa B: 215 bệnh nhân Nam
Khoa C: 235 bệnh nhân Nữ

12


Khoa D: 140bệnh nhân Nam
Khoa E: 136 bệnh nhân Nam
Khoa H: 37 bệnh nhân, trong đó (Nam: 51, Nữ: 20)
Trạm y tế: 44 bệnh nhân, trong đó (Nam: 23, Nữ: 23)
2. Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng nghiên cứu:
Dịch vụ hỗ trợ y tế cộng đồng cho NTT là loại hình dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ
giữa các đơn vị trong việc giải quyết những vấn đề về sức khỏe tâm thần tại cộng

đồng. Với nhiều hoạt động hỗ trợ có tính chun môn cao như hỗ trợ tiếp cận bảo
hiểm y tế, tiếp cận dịch vụ khám và sử dụng thuốc định kỳ tại các trạm y tế
xã/phường, CTXH đối với NTT tại khu điều dưỡng luân phiên tại Trung tâm Điều
dưỡng người tâm thần, kết nối thăm khám và điều trị nội trú cho NTT tại Bệnh viện
tâm thần,...
- Mỗi một đơn vị đều có nhân viên CTXH với vai trị là người kết nối, liên kết các
đơn vị hỗ trợ, tạo thành mạng lưới khép kín giúp đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt
nhất cho NTT. Nhiều hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho NTT thực hiện xuyên
suốt một q trình khép kín giúp tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần
ban đầu cho đến các hoạt động can thiệp điều trị chuyên sâu.
- Dựa trên tình hình thực tế của từng gia đình NTT sẽ có những dịch vụ cung ứng
hỗ trợ y tế khác nhau nhằm đáp ứng giải quyết kịp thời tình hình sức khỏe tâm thần
của người bệnh. Đồng thời giảm thiểu tối đa thời gian, cơng sức của người chăm
sóc, gia đình NTT. Nhân viên CTXH tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
tại cơng đồng phải có kiến thức chun mơn về cơ chế chính sách liên quan đến
công tác khám, điều trị BTT; nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, các dịch vụ chăm sóc y
tế cho NTT tại các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa bàn từ trung ương đến địa
phương và các cơ quan đơn vị ngang cấp.
Dịch vụ quản lý trường hợp Quản lý trường hợp: hay theo một số tài liệu cịn
được gọi là quản lý là một cơng cụ tiếp cận hỗ trợ đối tượng trong chuyên môn
CTXH. Đây là một quá trình tổ chức các dịch vụ giúp đỡ đối tượng giải quyết khó

13


khăn một cách hiệu quả. Trong quá trình này nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm
kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng có thể kết nối với
các nguồn lực bên trong (bản thân đối tượng, gia đình đối tượng) và bên ngoài
(cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thể…), để đáp ứng tốt nhất cho đối tượng các
nhu cầu về thể chất, tâm thần, tâm lý xã hội từ đó giúp họ phục hồi và có khả năng

đối phó với các trở ngại có thể xảy ra.
Dịch vụ kết nối nguồn lực: Kết nối nguồn lực được hiểu là quá trình thu hút sự
đóng góp từ bên trong và bên ngoài cộng đồng giúp cho hoạt động của các dự án
hoặc chương trình của cộng đồng đã được dự kiến triển khai theo kế hoạch. Chúng
bao gồm một loạt các đóng góp tài chính và phi tài chính từ các thành viên cộng
đồng như các cá nhân, nhóm, các tổ chức, hội, đồn thể, doanh nghiệp, các cơ quan
chính phủ hoặc phi chính phủ. Kết nối nguồn lực trong trợ giúp cho NTT mang
nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
3. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng nghiên
cứu
- Người bệnh tâm thần sống lang thang, không nơi nương tựa, được các phòng Lao
động Thương binh và Xã hội các Quận, Huyện đưa vào Trung tâm; Người bệnh
tâm thần có hồn cảnh khó khăn, khơng có người chăm sóc, ni dưỡng; Người
bệnh tâm thần được quản lý, nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội trực thuộc
Sở Lao động- Thương Binh và Xã hội, có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm
trú dài hạn đã trở về cộng đồng nay bệnh cũ tái phát phải đưa vào Trung tâm để
nuôi dưỡng, trị liệu.
Đảm bảo công tác nuôi dưỡng bệnh nhân đúng chế độ, tiêu chuẩn nhà nước quy
định, thực hiện công khai hàng tháng, Khẩu phần ăn cho BN dưới 60tuổi .
140.000đ/người/tháng,bệnh nhân trên 60 tuổi và bệnh nhi dưới 16 tuổi
1.520.000đ/người/tháng ( 4390 bệnh nhân), bệnh nhân ăn theo diện quyết định 29QĐ/UBND là 30.000đ/ ngày/ bệnh nhân, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, và tạo
cho họ có cơ hội hịa nhập xã hội.

14


4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng
nghiên cứu:
- Mặc dù được hỗ trợ từ các dịch vụ bệnh viện và các tổ chức xã hội nhưng do số
lượng bệnh nhân q đơng nên cơng tác chăm sóc cịn chưa sâu sát, kinh phí có giới

hạn nên dịch vụ sử dụng thuốc tốt không nhiều đa phần là những loại thuốc thông
thường. Bệnh nhân hiện tại của trung tâm là 1002 bệnh nhân nhưng đội ngũ nhân
viên chăm sóc chỉ có 188 ( mà khối trực tiếp chăm sóc chỉ có 140 nhân viên) nên
cơng tác chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn.
- Các hoạt động được triển khai thực hiện đạt được mục tiêu đề ra một phần phụ
thuộc vào nguồn kinh phí. Đây chính là nguồn lực giúp duy trì các dịch vụ theo
đúng tiến độ của cơ sở.
- Các trang thiết bị y tế đã cũ kĩ, thiếu thốn xuống cấp nên việc chăm sóc cho bệnh
nhân cịn gặp nhiều hạn chế.
II.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ:
1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu:
1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Trung Tâm Điều Dưỡng Người Bệnh Tâm
Thần trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, địa chỉ 37 Phú Châu,
Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.2 Khách thể nghiên cứu: Người bệnh tâm thần đã được điều trị và đang được
nuôi dưỡng tại cơ sở.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 21/09/2020 đến 20/11/2020
- Phạm vi không gian: Tại khoa C thuộc Trung Tâm Điều Dưỡng Người Bệnh Tâm
Thần.
- Phương pháp: phỏng vấn sâu, phỏng vấn trực tiếp, phương pháp thu thập thông
tin

15


2. Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của đối tượng nghiên cứu
1.1 Đặc điểm tâm lý của đối tượng nghiên cứu:
-


Về tâm lý
 Thứ nhất: Người tâm thần thường có xu hướng hạn chế trong thực hiện các

hoạt động xã hội và không mang lại hiệu quả cao hơn so với mọi người trong xã
hội. Nên họ thường có tâm lý tự ti, thiếu tự tin, sống khép mình, khơng muốn giao
tiếp do mặc cảm về bệnh tật và sợ bị cộng đồng xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử.
 Thứ hai: Mỗi cá nhân Người tâm thần thường có biểu hiện ngại giao tiếp,
tránh tiếp xúc với mơi trường sống xung quanh. Họ ln có cảm giác cô đơn, bị cô
lập trong cuộc sống, thường xun có cảm giác chán nản, bế tắc, khơng có ý chí
nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Những trường hợp Người tâm thần ở mức độ
nặng và đặc biệt nặng thường xuất hiện những biểu hiện về tâm lý thường xuyên và
kéo dài. Việc can thiệp hỗ trợ cho chính đối tượng gặp rất nhiều khó khăn. Chính
bản thân Người tâm thần tự tách mình ra khỏi mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình
và xã hội, ảnh hưởng đến khả năng tham gia, tự giải quyết vấn đề bản thân đang gặp
phải. Đồng thời, khơng có những tư duy tích cực nhằm tìm hướng giải quyết những
khó khăn bản thân đang gặp phải.
-

Về hành vi
 Biểu hiện rõ thông qua biểu cảm của khuôn mặt kém linh hoạt, hạn chế trong

giao tiếp, gặp khó khăn về diễn đạt mong muốn, bày tỏ cảm xúc của cá nhân với
một sự vật hiện tượng phát sinh và các hoạt động vận động thường chậm phạp, kém
hiệu quả hơn so với những người bình thường.
 Trong tâm trí của Người tâm thần luôn trống rỗng hoặc thường xuyên suy
nghĩ về một sự việc. Cảm giác có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần và có xu hướng
gia tăng tầng xuất nếu khơng có sự can thiệp từ chun gia điều trị. Vì vậy, Người
tâm thần khơng có nghị lực sống, khơng có hoặc xem nhẹ các sở thích cá nhân.
- Người bệnh tâm thần:
Là những người mắc bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên

nhân khác nhau gây ra những sang trấn tâm thần, bệnh cơ thể làm rối loạn chức
năng phản ánh thực tại, các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức bị sai lệch
16


cho nên người bệnh tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi tác phong không
phù hợp với thực tại, với mơi trường xung quanh. Hay nói cách khác là người bị
mất hoặc suy giảm về thần kinh tâm thần, trí tuệ, rối loạn các hành vi và các kỹ
năng sống.
-

Một số dạng bệnh tâm thần phổ biến:
 Bệnh tâm thần phân liệt:

Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy,
tri giác và cảm xúc khơng thích hợp hay cùn mòn, ý thức còn rõ ràng và năng lực trí
tuệ thường được tư duy. Bệnh nhân thường cảm thấy những suy nghĩ của bản thân
bị người khác hiểu rõ, hay ý nghĩ của mình vang thành tiếng hay xuất hiện những
âm thanh vang vọng bên tai, thôi thúc bản thân thực hiện những hành vi không rõ
ràng. Cảm thấy có sức mạnh tự nhiên hay siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng
đến ý nghĩ, cảm xúc hay hành vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những
cách khác nhau, thường có những ảo thanh bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng
của cảm xúc là nơng cạn, thất thường hay khơng thích hợp.
Trong một số trường hợp tư duy trở nên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói
khơng phù hợp. Tác phong có thể trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững
sờ giữ nguyên tư thế, tập tính cá nhân có thể biến đổi, trở nên mất thích thú, thiếu
mục đích, lười nhác và cách ly xã hội. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an thần kinh
phối hợp với liệu pháp lao động thích ứng xã hội.
 Bệnh động kinh:
Bệnh động kinh được xếp vào bảng phân loại chuyên khoa thần kinh, nhưng ở

nước ta do ngành tâm thần quản lý và điều trị ngoại trú. Đây là bệnh mãn tính,
có nhiều ngun nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn co giật
do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ. Bệnh cảnh lâm sàng
đa dạng và có 2 đặc điểm sau:
- Tính chất phát sinh đột ngột, cơn.
- Các triệu chứng bệnh lý mãn tính và nặng dần. Có nhiều thể lâm sàng của
bệnh động kinh. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của động kinh thái dương (động
kinh tâm thần) là rối loạn tâm thần xuất hiện đột ngột, trong cơn thường có rối

17


loạn ý thức, thường có những hành vi nguy hiểm như giết người trong cơn chạy
thẳng. Rối loạn tồn tại trong thời gian ngắn và sau đó mất đi đột ngột, sau cơn
quên tất cả sự việc xảy ra trong cơn. Phương pháp cận lâm sàng phát hiện động
kinh là ghi điện não có sóng động kinh. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng
động kinh. Đối với động kinh tâm thần cần phối hợp thuốc kháng động kinh với
các thuốc an thần kinh.
1.2 Nhu cầu của đối tượng nghiên cứu:
- Theo thuyết nhu cầu Maslow, ông chia nhu cầu của con người thành năm bậc từ
thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu
được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình.
- Đối với người bệnh tâm thần họ cũng có những nhu cầu, mong muốn như bao
người khác, thậm chí mức độ đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ cịn nhiều hơn. Vì họ
là những người khơng may bị mắc bệnh và thường là đối tượng bị kỳ thị, bị xa lánh,
thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và cộng đồng.
 Nhu cầu đầu tiên là nhu cầu sinh lý: nó bao gồm oxy, thức ăn, nước uống, bài
tiết, vận động nghỉ ngơi. Nhu cầu này được đáp ứng để duy trì sự sống, đáp ứng nhu
cầu thể chất là một phần quan trọng trong chăm sóc cơ thể người bệnh tâm thần.
Người bệnh được chăm sóc đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng mới có sức khỏe chống

chọi với bệnh tật.
 Nhu cầu an toàn được xếp thứ hai: nó bao gồm cả an tịan về tính mạng và tinh
thần. An tồn về tính mạng là bảo vệ họ tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống
và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hải lo lắng. Đối với người bệnh tâm
thần nhu cầu này cũng rất cao, vì mỗi lần họ lên cơn thường có những hành vi nguy
hiểm đến tính mạng của bản thân và những người xung quanh.
 Nhu cầu giao tiếp xã hội: là một trong những điều cần lưu ý của nhân viên chăm
sóc khi lập kế hoạch hỗ trợ người bị bệnh tâm thần bị xã hội cơ lập, khơng có bạn
bè, nên họ ln có cảm giác buồn tẻ và căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng khơng tốt đến
tình trạng bệnh.

18


Nhu cầu được tơn trọng: trên thực tế, có rất nhiều người bệnh tâm thần bị chính
những người thân trong gia đình, những người xung quanh khinh thường. Thiếu tơn
trọng nó khơng chỉ thể hiện qua ngơn ngữ mà cịn qua hành vi thái độ. Để đáp ứng
nhu cầu này của người bệnh, người bệnh cần sự giúp đỡ của nhân viên cơng tác xã
hội cần có thái độ thân mật, cởi mở và lắng nghe ý kiến của người bệnh,
 Nhu cầu hoàn thiện là mức cao nhất, bất kỳ ài cũng muốn hồn thiện bản thân
mình, đối với những người bệnh tâm thần họ cũng muốn bản thân mình tốt hơn, trở
thành người có ích hơn, được khẳng định giá trị của bản thân thông qua các tham
gia hoạt động văn hóa thể dục, thể thao, lao động, hay các hoạt động…
Do tính chất của bệnh tật, nên người bệnh tâm thần gặp rất nhiều khó khăn trong
việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, tự bản thân họ bị thiếu hụt hoặc
không được đáp ứng, những điều này ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và phục
hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Những lúc như thế này, người bệnh cần sự
giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội.
3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được tiếp nhận là người tâm thần lang thang vơ gia cư, người tâm thần có

hồn cảnh khó khăn và được thu gom từ các quận huyện, tỉnh thành khi thủ tục hồ
sơ hòan tất người bệnh được đưa đến trung tâm điều dưỡng Người Bệnh Tâm Thần.
Người bệnh khi vào trung tâm với tình trạng ban đầu rối loạn tâm thần, sa sút, tiếp
xúc khó, kích động, vệ sinh kém…Được chăm sóc ni dưỡng, khám theo dõi hành
vi đến khi tạm ổn về tinh thần lẫn thể chất.
Trung tâm được thành lập bởi lý do nhằm tiếp nhận những đối tượng tâm thần sống
lang thang, người tâm thần có hồn cảnh gia đình khó khăn cho họ có chỗ ở, chăm
sóc ni dưỡng.
3.1 Mục tiêu cơ sở
- Nâng cao và cải thiện sức khỏe, ổn định tâm lý giúp người bệnh phục hồi sức
khỏe, phát huy những khả năng tự mình làm chủ bản thân sớm hòa nhập cộng
đồng.

19


- Nhằm giúp những đối tượng sống lang thang cơ nhỡ, khơng nơi nương tựa cho
họ có nơi ăn chốn ở, cải thiện cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, và
tạo cho họ có cơ hội hịa nhập xã hội.
3.2 Y tế:
- Khám bệnh và theo dõi điều trị cho bệnh nhân tại các khoa bệnh, hàng tháng, q,
năm có đánh giá, phân loại bệnh
- Trung tâm ln duy trì và thực hiện nghiêm túc cơng tác khám chữa bệnh, khám
bệnh tâm thần trung bình.
- Thực hiện theo điều 9 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm
2013 bệnh nhân được hưởng chế độ khám bảo hiểm y tế, Trung tâm đã tiến hành
ký hợp đồng mua bảo hiểm cho bệnh nhân, phối hợp với bệnh viện Quận Thủ
Đức hàng tuần đến trung tâm khám và điều trị.
- Cơng tác phịng chống lao phối hợp với bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 2 lần/năm
đến tằm soát, chụp phim cho bệnh nhân, phát hiện kịp thời trường hợp nhiễm lao,

viêm phổi bất thường để hội chẩn, thu dung điều trị bệnh nhân kịp thời.
3.3 Phục hồi chức năng:
Phịng cơng tác xã hội tổ chức cho các Khoa bệnh lao động trị liệu như tập thể dục
kết hợp với nhạc, tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân yếu liệt nửa người do tai biến,
hục hồi chức năng, dạy nghề.
3.4 Hoạt động chăm sóc ở trung tâm:
- Đẩy mạnh cơng tác chăm sóc tốt hơn, phục hồi với sự đồng cảm sâu sắc, giúp
người bệnh phát huy tối đa khả năng tính độc lập, tận hưởng cuộc sống giống
như những người bình thường khác
- Điều trị ổn định và giảm tỷ lệ bệnh nhân có hành vi gây hại
- Tổ chức mở các lớp tập huấn, truyền thông để nhận biết về bệnh tâm thần và kịp
thời điều trị
- Tăng cường giám sát theo dõi hành vi kịp thời hỗ trợ can thiệp.

20


- Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn cho Cán bộ nhân viên, trang
bị kiến thức, kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi cho bệnh nhân hàng quý giúp họ phát triển tinh
thần, mạnh khỏe về thể chất
- Tổ chức hoạt động sinh hoạt cho người bệnh theo hướng tự quản nhằm tăng
cường mối quan hệ giữa họ với trung tâm và nguồn lực từ xã hội
- Thực hiện các hoạt động chăm lo đời sống cho người bệnh, luyện tập phục hồi
chức năng, phục hồi tâm lý nhằm giúp cho họ có sức khỏe, đảm bảo cả về thể
chất và tinh thần.
- Giải quyết về phép cho bệnh nhân khi gia đình có nhu cầu, liên hệ gia đình bệnh
nhân lấy thơng tin, tìm người thân theo địa chỉ khai thác từ bệnh nhân, vận động
hồi gia…
- Thu hút các nguồn lực trong xã hội, gia đình và các tổ chức từ thiện đóng góp

ủng hộ cho trung tâm để thực hiện chức năng nhiệm vụ nhằn nâng cao chất lượng
hiệu quả quản lý nuôi dưỡng người bệnh và cơ sở vật chất.
3.5 Công tác xã Hội Cá Nhân với Người Bệnh Tâm Thần
Bước 1 : Tiếp nhận case tại khoa B TTDDNBTT
Họ và tên :

Nguyễn Thị N

Năm sinh:

1974

Giới tính:

Nữ

Trình độ văn hóa:

5/12

Bước 2: Thu thập thơng tin
Họ và tên :

Nguyễn Thị N

Năm sinh:

1974

Giới tính:


Nữ

21


Trình độ văn hóa:

5/12

Nghề nghiệp: may, phụ bn bán
Địa chỉ:

Thơn Tân Dinh, Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh

 Hoàn cảnh gia đình:
Thân chủ là con út trong gia đình và có 2 anh trai. Ba thân chủ qua đời năm 2008
đến năm 2011 mẹ chị cũng mất. người anh kế thân chủ tên N.V. B sinh năm 1970 đã
sống riêng trước đây bị bệnh mất trí nhớ (tâm thần) do nghiện rượu và đã được gia
đình đưa đi chữa trị kịp thời nên đã ổn định và tự chăm sóc. Còn một anh lớn tên
N.V. A sinh năm 1967 đã có gia đình, vào năm 2017 anh A bị tai nại giao thông bị
chấn thương não và đã hồi phục, có vợ là chị D và có một con trai 23 tuổi, Chị D là
người lao động chính trong gia đình chị làm nhân viên văn phịng, chồng chị trước
đó là công nhân làm cầu đường nhưng sau khi bị tai nạn xe giờ ở nhà, còn con trai
đang là sinh viên Đại Học. Hiện gia đình anh A đang sống tại nhà của mình số:
Thơn Tân Dinh, Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh.
 Tiểu sử bệnh lý:
Theo như thông tin trao đổi từ gia đình qua người chị dâu tên D được biết thân chủ
có biểu hiện bệnh từ năm 1995,Chị N học hết lớp 5 nghĩ học vì gia đình khó khăn,
sau đó Chị N phụ mẹ bn bán ngoài chợ. Đến năm 19 tuổi Chị N đi làm ở xí

nghiệp may và 3 năm sau có bạn trai nhưng không thành với nhau, lúc này người
nhà cho biết chị hay đi làm về muộn và cảm xúc thất thường vui buồn lẫn lộn, có
khi nói chuyện thật nhiều có khi khơng nói gì, tính tình nóng nảy, gia đình nghĩ do
chia tay bạn trai nên mới như vậy. Đến năm 25 tuổi Chị N bắt đầu nghĩ làm và mất
ngủ thường xuyên, tối đi lại trong nhà, la lối và có lần cịn tạc nước mắm người đi
đường rồi chửi mắng có lần họ địi đánh nhưng gia đình giải thích căn ngăn, người
chăm sóc cho thân chủ là mẹ, lúc này thân chủ không đi lang thang ngoài đường chỉ
ở trong nhà, đến năm 2008 cha thân chủ qua đời, lúc này chị D cùng phụ giúp gia
đình đưa thân chủ đến bệnh viện Biên Hịa để điều trị một năm thì bệnh thuyên
giảm và đưa về nhà năm 2009 và tình trạng bệnh vẫn ổn định. Đến năm 2011 mẹ
22


thân chủ qua đời, 2 vợ chồng anh trai A thay mẹ chăm sóc cho thân chủ và cho biết
vì lúc mẹ cịn sống bà là người chăm sóc thân chủ và cũng rất yêu thương thân chủ,
khi mẹ mất đi mặc dù được vợ chồng anh trai A chăm sóc nhưng vì cịn phải đi làm
và lo cho gia đình nên việc chăm sóc khơng chặt chẽ lắm. Vợ chồng anh trai A
cũng đã cố gắng chăm sóc thân chủ đến năm giữa năm 2017, nghĩ Chị N đã uống
thuốc thời gian dài vậy chắc đã hết bệnh, nên chú ý việc thân chủ không uống thuốc
hay tự ý bỏ thuốc, nghĩ Chị N có thể chăm sóc cho bản thân Chị vì trong thời gian
điều trị ở nhà, Chị N biết nấu cơm, phụ dọn dẹp nhà cửa và đưa cháu đi học. Đến
gần cuối năm 2017 thân chủ có biểu hiện bệnh lại, đêm ngủ ít, nói chuyện thất
thường, rồi hay đi ra ngồi hàng xóm thường hơn và hay la hét người quen ở xóm
và tái diễn thường xuyên, lúc này đứa con trai 20 tuổi của vợ chồng anh A có khối u
trong gan cần đi viện và điều trị. Từ đây, gia đình A không quan tâm đến thân chủ,
và gần cuối tháng 7/2018 thân chủ bỏ nhà đi không về, lúc này gia đình đi tìm khắp
nơi . Sau đó thân chủ bị công an quận 1 thu gom vào trung tâm 22/09/2018. Người
nhà thân chủ tiếp tục đi tìm và đến trung tâm được nhân viên dẫn xuống khoa nhìn
mặt từng người và gặp lại nhau. Hai vợ chồng người anh lớn cũng đã bày tỏ cùng
trưởng khoa về khó khăn của gia đình cũng rất cần sự hỗ trợ từ trung tâm cho thân

chủ được ở đây điều trị.
Lúc mới vào trung tâm thể trạng gầy, vệ sinh kém, lăng xăng, nói chuyện ít liên
quan, thời gian đầu mất ngủ kéo dài, được uống thuốc theo phát đồ của bác sỹ, theo
dõi hành vi chăm sóc ăn uống ngủ nghĩ, thời gian khoảng 2 tuần tình trạng bệnh ổn
định về mặt hành vi cũng khơng cịn lăng xăng hỏi nói chuyện hoạt bát, khơng cịn
chửi mắng, với thời gian sống và điều trị tại trung tâm 1 năm chị đã hoàn tồn hồi
phục chị biết chăm sóc cho mình và cịn xin nhân viên cùng hỗ trợ chăm sóc cho
bệnh nhân già yếu, chị làm rất tốt cơng viêc của mình như phụ lấy cơm từ nhà cấp
dưỡng cho bệnh nhân khoa, cho bệnh già ăn cơm, giặt giũ, làm vệ sinh quanh trại và
được nhân viên tin tưởng. Đến cuối tháng 5/2020chị bị tai biến liệt ½ người (T) lúc
này chị phải cần sự hỗ trợ từ đồng bệnh, thân chủ nói rất buồn, ăn uống cũng hạn
chế, hay cáo gắt với đồng bệnh chăm sóc thân chủ, mặc cảm vì cho rằng bản thân
khơng làm việc gì phải cần sự hỗ trợ vào người khác, hay trê trách, không hài lòng

23


với bản thân đi lại cũng hạn chế, đi phải có người khốt vai, nhưng thân chủ có thể
dùng tay lành xúc cơm ăn được và đứng bám vào cửa bằng tay và chân lành khỏang
thời gian 5 phút, dùng tay và chân lành lấy những đồ vật ở gần. Chị khơng cịn vui
vẻ hoạt bác như trước ít nói chuyện, chị khóc khi nói chuyện về bệnh hiện tại của
mình, cũng được biết thêm vì thân chủ sợ mình bị bệnh liệt ln và khơng đi được,
rồi cịn sợ bệnh nặng hơn không đi được nữa, sợ không ai lo cho mình. Từ khi bệnh
đến nay cơ thể chị cũng ốm nhiều so với trước. Về phía gia đình chị thì, hai vợ
chồng anh A vẫn có đến thăm thần chủ nhưng 1 tháng mới đến thăm 1 lần.

Sơ đồ phả hệ:

24



Mất 2011

Mất 2008

A

D

B
46
T

23T
Sơ đồ lập ngày 02/ 10/ 2020

Ghi chú:
: Qua đời

: Kết hôn

: Nam

: Quan tâm

:Nữ

Sơ đồ sinh thái:

25



×