Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đừng chỉ lo cho thế hệ tương lai tiếp cận nhân học về phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.28 KB, 11 trang )

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tâ ̣p 2, Số 3 (2016) 320-329

TRAO ĐỔI-THẢO LUẬN
Đừng chỉ lo cho thế hệ tương lai: Tiếp cận nhân học
về phát triển bền vững
Lâm Minh Châu*
Tóm tắt: Nghiên cứu này là một phản biện nhân học đối với một cách hiểu phổ biến hiện
nay trong giới hoạch định chính sách, và thậm chí trong một bộ phận của giới khoa học, về
phát triển bền vững. Theo cách hiểu này, nguyên nhân chính của phát triển khơng bền
vững là do các hoạt động và chương trình phát triển của thế hệ hiện tại có thể làm phương
hại đến quyền lợi và sự sinh tồn của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, bài viết này cho rằng
nguyên nhân chính của phát triển không bền vững cần phải được xem xét từ những tác
động của phát triển ngay ở hiện tại, và thay vì nhấn mạnh vào việc khơng làm tổn hại đến
thế hệ tương lai, chúng ta cần nhấn mạnh việc không làm tổn hại đến người khác và tôn
trọng sự khác biệt như là nguyên tắc quan trọng nhất của phát triển bền vững. Qua đó, tơi
lý giải vai trị đặc biệt quan trọng của nhân học, một khoa học đặc biệt nhạy cảm với cái
khác và tôn trọng sự khác biệt, với việc đảm bảo tính bền vững cho quá trình phát triển
hiện nay.
Từ khóa: Nhân học; phát triển bền vững; khác biệt; văn hóa; hiện đại hóa; tồn cầu hóa.
Ngày nhận 23/1/2016; ngày chỉnh sửa 24/2/2016; ngày chấp nhận đăng 25/2/2016

thể giả định, chưa thực sự cất lên tiếng nói
của bản thân họ. Những gì đang được diễn
đạt như là “ý nguyện của thế hệ tương lai”
thực chất là những điều mà thế hệ hiện tại
đang đoán thay và nói hộ cho họ. Nói cách
khác, trong khi nhấn mạnh yêu cầu phải
“quan tâm đến nhu cầu của thế hệ tương
lai,” định nghĩa này lại áp đặt chính cách
nhìn của thế hệ hiện tại vào những thế hệ
của tương lai, những người có thể có những


nhu cầu hồn tồn khác với những gì chúng
ta hiện nay đang nghĩ.
Thứ hai, định nghĩa Brundtland, vốn
được đề xuất bởi các chuyên gia về môi
trường, dựa trên một giả định cốt lõi rằng
thế hệ hiện tại đang tiêu thụ quá mức các
nguồn tài nguyên hữu hạn của thế giới như
dầu mỏ, khơng khí, nước sạch và mơi trường

1. Hai vấn đề
Mặc dù đã có nhiều phân tích về phát
triển bền vững, nhưng cách nhìn phổ biến
nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên
truyền thông cũng như trong các nghiên cứu
học thuật, vẫn là cách hiểu được nêu trong
Báo cáo Brundtland của Liên hiệp quốc
(1987). Theo đó, “phát triển bền vững
(sustainable development) là sự phát triển có
khả năng đáp ứng những nhu cầu của hiện
tại, nhưng không làm phương hại đến khả
năng của các thế hệ tương lại trong việc đáp
ứng những nhu cầu của chính họ”.
Theo tơi, có hai vấn đề với định nghĩa
này. Thứ nhất, thế hệ tương lai là một chủ
*

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG
Hà Nội; Email:
*


320


321

L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

sinh thái, và hệ quả là các thế hệ tương lai sẽ
phải gánh chịu tình trạng cạn kiệt của các
nguồn tài nguyên. Cách nhìn này có một hạn
chế cơ bản: Trong khi đưa ra giả định về sự
cạn kiệt các nguồn tài ngun trong tương
lai, nó hồn tồn khơng tính đến những tiến
bộ về khoa học và cơng nghệ mà nhân loại
có thể đạt được trong năm mươi hay một
trăm năm tới. Đúng là các nguồn tài nguyên
hiện tại sẽ bị cạn kiệt trong tương lai, nhưng
đồng thời rất có thể con người sẽ phát hiện
hoặc sáng tạo ra các nguồn tài nguyên mới.
Một lần nữa, những quan ngại về phát triển
không bền vững hiện nay vẫn chủ yếu dựa
trên các dự đốn và giả định thay vì đi sâu
phân tích những biểu hiện thực sự và hiện
hữu của phát triển không bền vững.
Theo tôi, kiểu định nghĩa dựa trên giả
định này tạo ra một khe hở để những quốc
gia tiêu thụ dầu mỏ và phát thải khí nhà kính
hàng đầu thế giới hiện nay như Hoa Kỳ và
Trung Quốc biện luận rằng khơng có cơ sở
nào cho thấy họ đang phát triển không bền

vững. Họ chưa gặp bất cứ phản kháng đáng
kể nào từ “thế hệ tương lai,” những thế hệ
hiện vẫn chưa ra đời. Thêm vào đó, họ đang
có những tiến bộ lớn trong việc phát triển
các giải pháp công nghệ có thể biến nước
bẩn thành nước sạch, cũng như các nguồn
năng lượng thay thế cho dầu mỏ như năng
lượng mặt trời, nhiên liệu gió hay ethanol
(Bush 2006). Nói cách khác, định nghĩa
Brundtland cho phép nhiều mơ hình phát
triển khơng bền vững phủ nhận những bất
cập của chúng, thậm chí biện minh rằng phát
triển không bền vững chỉ là một sự phóng
đại, một sự cường điệu hóa mà thơi.
2. Tái nhận thức nguyên nhân của phát
triển không bền vững
Tuy nhiên, phát triển không bền vững rõ
ràng không phải là một sự phóng đại hay
hoang tưởng. Trên thực tế, đây là một hiện

tượng hiện hữu trên toàn thế giới, và là một
vấn đề đã xuất hiện ngay từ những năm
1940. Cột mốc này đánh dấu thời điểm mà
“phát triển” (development) trở thành một
chương trình mang tính hệ thống, trên quy
mơ tồn cầu, gắn liền với diễn văn nhậm
chức của tổng thống Hoa Kỳ Truman năm
1948. Trong diễn văn nay, Truman cho rằng
phát triển là trách nhiệm của các nước giàu
và tiên tiến (developed) như Hoa Kỳ trong

việc mang các thành tựu của khoa học và công
nghệ để cải thiện đời sống ở các quốc gia bị coi
là "kém phát triển" (underdeveloped) (Gardner
và cộng sự 1996).
Quan điểm này mở đường cho sự ra đời
của thuyết hiện đại hóa (modernisation
theory) thịnh hành trên thế giới vào những
năm 1950 và 1960 và vẫn còn ảnh hưởng
mạnh mẽ cho đến hiện nay. Theo học thuyết
này, phát triển là một vấn đề thuần túy về
mặt kỹ thuật và kinh tế. Mục tiêu của phát
triển theo học thuyết hiện đại hóa là tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng và trên quy mô
lớn, lấy GNP và các chỉ số về vật chất làm
trọng tâm, lấy các tiến bộ khoa học công
nghệ từ phương Tây làm xương sống. Theo
quan điểm này, phát triển một q trình tiến
hóa đơn tuyến từ thấp lên cao, trong đó các
nước nghèo có thể tiếp cận phát triển bằng
cách sử dụng một mơ hình duy nhất do các
nước phát triển phương Tây định sẵn, mà
không cần quan tâm đến các yếu tố đặc thù
về văn hóa và xã hội của mình (Nolan 2002:
45). Trong nhân học, mơ hình phát triển này
cịn được gọi là cách tiếp cận kỹ trị
(technicist approach), theo đó, các nước tiên
tiến phương Tây được coi là mẫu mực của
sự phát triển và là chuẩn mực cho các nước
khác học tập. Đồng thời, tất cả các xã hội
còn lại bị xếp chung vào một phạm trù là

“kém phát triển,” khơng cần tính đến các


L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội đặc thù của
họ.
Tuy nhiên, từ những năm 1950 cho đến
ngày nay, nhiều dự án phát triển, mặc dù
được tiến hành trên cơ sở nguồn tài chính
dồi dào và những giải pháp kỹ thuật và công
nghệ hiện đại của phương Tây, không những
không đạt được kết quả như mong muốn mà
trái lại, trong rất nhiều trường hợp, còn dẫn
tới những hệ quả xã hội nặng nề như gia
tăng đói nghèo, tàn phá mơi trường, hủy
hoại sinh kế bản địa và do đó, dẫn đến
những phản kháng nghiêm trọng của cộng
đồng địa phương.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến những
bất cập của các dự án phát triển. Thứ nhất,
các nhà nhân học đã chỉ ra rằng đa số các
chương trình phát triển từ những năm 1950
được định hướng và điều hành bởi các
chuyên gia kỹ thuật và các nhà kinh tế. Họ
lấy tiến bộ kỹ thuật và phát triển GDP là
thước đo vàng của phát triển và cho rằng các
giá trị đó có thể được áp dụng ở bất cứ đâu.
Tuy nhiên, trái với suy đốn của họ, các
chương trình phát triển liên tục vấp phải các

rào cản từ các phong tục, tập quán ở các địa
phương, các truyền thống lâu đời, các tri
thức bản địa đã được hình thành qua nhiều
thế hệ, trên cơ sở q trình thích ứng của
cộng đồng sở tại với điều kiện tự nhiên và
xã hội đặc thù của nơi họ sống. Nói cách
khác, ngun nhân chính khiến nhiều
chương trình phát triển từ những năm 1950
đến nay thất bại chính là do các chương
trình đó q coi trọng các vấn đề công nghệ
và GDP mà bỏ qua yếu tố văn hóa và xã hội;
và cho rằng một mơ hình phát triển duy nhất
của phương Tây có thể áp đặt phổ biến, mọi
lúc mọi nơi, trong khi bỏ qua sự khác biệt và
tính đa dạng văn hóa-xã hội giữa các cộng
đồng và vùng miền trên thế giới. Verdery
(2004), trong nghiên cứu về nơng thơn
Romania thời hậu Liên Xơ, đã phân tích tác
động của chính sách tư hữu hóa đất đai-một

322

trong những chính sách then chốt mà các
chuyên gia phát triển phương Tây tư vấn
cho chính phủ Romania để hiện đại hóa
nơng nghiệp sau khi giải thể các hợp tác xã
thời Xô Viết. Tuy nhiên, kết quả thu được
hoàn toàn trái ngược. Q trình tư hữu hóa
và giao đất cho các hộ gia đình theo mơ hình
phương Tây, thay vì khơi phục nền nông

nghiệp, lại khiến cho hàng vạn hectare bị bỏ
hoang. Lý do là vì các chun gia phương
Tây khơng nhận ra tính phức tạp của quan
hệ sở hữu ở Romania, trong đó một mảnh
đất có thể có nhiều chủ sở hữu chồng chéo
nhau, và việc áp đặt một chủ sở hữu duy
nhất đã gây nên các mâu thuẫn không thể
điều hòa được trong các cộng đồng địa
phương.
Thứ hai, ngay cả khi các chuyên gia phát
triển nhận ra sự khác biệt về văn hóa và xã
hội, thì trong đa phần các trường hợp, họ lại
khơng dành cho nó sự tơn trọng đúng mức.
Sự thiếu tôn trọng này xuất phát từ hai
nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là chủ
nghĩa Sô vanh văn hóa (ethnocentrism).
Quan điểm này cho rằng tư duy và văn hóa
phương Tây là ưu việt, cịn mọi nền văn hóa
ngồi phương Tây là "lạc hậu", "mê tín" và
"chậm phát triển" (Sillitoe và cộng sự 2002:
11). Quan điểm này cho rằng các tri thức
khoa học và cơng nghệ phương Tây có thể
cung cấp câu trả lời cho mọi vấn đề, và do
đó địi hỏi phải thay thế, loại bỏ các hệ
thống tri thức khác bằng tri thức khoa học,
tính duy lý và tư duy kinh tế theo mơ hình
phương Tây (Chambers 1985). Nói cách
khác, chủ nghĩa Sơ vanh văn hóa coi sự đa
dạng và khác biệt văn hóa là khơng quan
trọng, thậm chí cịn là trở ngại cần xóa bỏ

trên con đường phát triển (Nolan 2002: 46).
Một ví dụ điển hình là nghiên cứu của
Sneath (2002) về cuộc khủng hoảng kinh tế
ở Mông Cổ thời kỳ hậu xã hội chủ nghĩa.
Năm 1991, với sự tư vấn của các chuyên gia
phương Tây, Mông Cổ đã tiến hành chia các


323

L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

đồng cỏ, chuyển từ mơ hình sở hữu chung
của một cộng đồng, sang sở hữu tư nhân của
từng gia đình cá thể. Lý do là vì theo tư duy
của phương Tây, sở hữu tập thể là nguyên
nhân khiến tài nguyên bị tàn phá và khai
thác q mức vì tình trạng “cha chung
khơng ai khóc.” So với sở hữu cơng cộng,
chế độ tư hữu kiểu phương Tây được mặc
nhiên cho là ưu việt hơn. Tuy nhiên, đây là
một sai lầm chết người. Tính đến năm 1998,
tỉ lệ sống sót của gia súc mới sinh ở Mơng
Cổ giảm 10%, xuất khẩu gia súc hồn toàn
sụp đổ, số lượng người sống dưới mức
nghèo tăng từ 0 năm 1989 lên 33% năm
1998. Trong hai mùa đông khắc nghiệt từ
1999 đến 2001, Mông Cổ mất 9 triệu gia
súc, tương đương 30 % đàn gia súc của nước
này (Sneath 2002: 163). Như chúng tơi sẽ

phân tích thêm trong phần sau của bài viết
này, cuộc khủng hoảng này xuất phát chính
từ quan điểm Sơ vanh văn hóa, coi trọng sở
hữu tư nhân, trong khi không thấy được
những giá trị của mơ hình sở hữu cơng cộng
truyền thống trong bối cảnh đặc thù của
Mông Cổ.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự thiếu
tơn trọng các khác biệt văn hóa-xã hội được
đề xướng bởi các học giả theo “thuyết phụ
thuộc” (dependency theory), tiêu biểu như
Ferguson (1990) và Escobar (1991, 1995).
Quan điểm này cho rằng phát triển không
đơn thuần là vấn đề kinh tế và kỹ thuật, mà
là một chiến lược mang động cơ chính trị
của các nước tư bản phương Tây. Thuyết
phụ thuộc cho rằng phát triển là một q
trình qua đó các nước giàu, thông qua các
nguồn viện trợ phát triển, ép buộc các nước
nghèo từ bỏ các đặc trưng văn hóa và con
đường phát triển đặc thù của mình và tiếp
thu các mơ hình của phương Tây để đổi lấy
nguồn vốn và kỹ thuật cho phát triển. Trong
q trình đó, mặc dù các nước phương Tây

nhận ra sự khác biệt và những tác hại của
việc áp đặt mơ hình phát triển lên các cộng
đồng bản địa, họ vẫn kiên quyết thực hiện
các chương trình đó vì lợi ích kinh tế và
chính trị của bản thân họ (Gardner và cộng

sự 1996: 17). Ấn Độ hiện tại là điển hình
cho vấn đề này. Theo Walker (2009), từ khi
Chính phủ Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế
theo mơ hình chủ nghĩa tự do mới của
phương Tây, Ấn Độ đã mở cửa và tạo điều
kiện cho các cơng ty nước ngồi đầu tư và
thu hồi đất trên quy mô lớn để xây dựng các
khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao ở các vùng nông thôn. Trong khi
làm lợi hàng tỷ đô la cho các tập đồn nước
ngồi, các chương trình thu hồi đất này vấp
phải sự phản đối kịch liệt từ các cộng đồng
địa phương, bởi lẽ họ coi đất đai khơng chỉ
là một tài sản, mà cịn là mang ý nghĩa tâm
linh, là của cải tổ tiên để lại, là quê hương
bản quán. Và với họ, những người mà
truyền thống văn hóa vốn chỉ quen với nơng
nghiệp, thì các mơ hình mới như khu cơng
nghệ cao vào khu chế xuất là hồn tồn xa lạ
và khơng thể thay thế cho sinh kế của họ.
Có một điểm chung rất rõ ràng giữa
những ví dụ của phát triển khơng bền vững
nêu trên. Đó là tính khơng bền vững của
phát triển chưa hẳn là xuất phát từ những
băn khoăn và phản ứng của thế hệ tương lai,
mà chủ yếu là từ sự phẫn nộ và phản kháng
của nhiều cộng đồng ở hiện tại, những người
đang bị coi thường và tổn hại trong quá trình
phát triển dưới sự áp đặt quan điểm và lợi
ích của các nước phương Tây giàu có. Lịch

sử của phát triển trong thế kỷ XX trên phạm
vi thế giới đã chỉ ra rằng, ngun nhân chính
của phát triển khơng bền vững không đơn
thuần chỉ là do sự khai thác quá mức các tài
nguyên của thế hệ tương lai, mà còn do sự


L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

thiếu hiểu biết về sự đa dạng và đặc thù của
văn hóa và xã hội, và sự thiếu tôn trọng sự
khác biệt về văn hóa giữa các cộng đồng.
3. Khác biệt văn hóa trong thời đại tồn
cầu hóa
Gắn liền với sự bùng nổ của q trình
tồn cầu hóa trong ba thập niên trở lại đây,
đã có nhiều quan điểm cho rằng sự khác biệt
văn hóa và xã hội, nguyên nhân căn bản của
phát triển không bền vững, sẽ ngày càng thu
hẹp và cuối cùng là biến mất. Nói như
Friedman, thế giới đang ngày càng phẳng
(2005). Q trình tồn cầu hố, sự dân chủ
hố cơng nghệ và sự di chuyển chóng mặt
của thơng tin qua mạng internet sẽ dẫn tới sự
lan toả và chia sẻ các giá trị văn hoá. Kết
quả là trong tương lai gần, khoa học và công
nghệ sẽ lấn át và xóa nhịa các khác biệt về
văn hóa và xã hội (Fukuyama 1989). Sớm
muộn sẽ khơng cịn sự khác biệt giữa văn
hoá Việt Nam và văn hoá Mỹ, khi mà ai

cũng ăn Mc Donald, gọi điện bằng iphone,
mặc quần jean, và dùng facebook.
Tuy nhiên, thế giới không phẳng và sự đa
dạng văn hố khơng biến mất dễ dàng và
nhanh chóng như những gì mà các tín đồ
của tồn cầu hố như Friedman vẫn nghĩ.
Thứ nhất, mặc dù các nhà nhân học khẳng
định rằng khơng nên coi văn hố là đóng
khung, tĩnh tại, và rằng văn hố ln vận
động và giao thoa trong bối cảnh tồn cầu
hóa, nhưng điều đó hồn tồn khơng có
nghĩa là sự khác biệt văn hố khơng tồn tại
nữa. Ngày nay, đúng là ngày càng có nhiều
người Việt Nam mặc quần jean, dùng
iphone và facebook. Nhưng mặt khác, đa số
người Việt Nam vẫn sống theo các giá trị gia
đình thay vì tơn vinh chủ nghĩa cá nhân,
thích chấm chung một bát nước mắm thay vì
ăn sốt cà chua và chấm riêng mỗi người một
bát, và vẫn thờ cúng ơng bà tổ tiên, thay vì

324

chuyển sang Tin lành hay Ki tô giáo. Sự
khác biệt tồn tại ngay cả ở những thứ tưởng
chừng như đã được “tồn cầu hố.” Ở Hoa
Kỳ, McDonald là thứ dành cho giới bình
dân, các quán McDonald được đặt ở những
nơi ngõ ngách, bến xe ga tàu, và người ta
thường mua để mang đi ăn trên đường hơn

là ăn tại chỗ. Ở Việt Nam, ngược lại, ăn ở
McDonald là một thói quen mới của giới
trung lưu, các quán McDonald được đặt ở
những nơi đắc địa, và là nơi các bạn trẻ tổ
chức sinh nhật, gặp gỡ bạn bè và buôn
chuyện dông dài như một biểu hiện của sành
điệu và đẳng cấp.
Thứ hai, quá trình vận động của văn hố
trong thời đại tồn cầu hóa là một quá trình
hai mặt. Bên cạnh quá trình chia sẻ, giao
thoa và xố bỏ các khác biệt cũ, thì cũng
đồng thời có q trình thứ hai: Là sự sáng
tạo các khác biệt mới. Nói như Eriksen
(1993): Con người càng trở nên giống nhau
thì họ càng có ý thức về sự khác biệt, và
càng muốn trở nên khác biệt, bằng cách tạo
ra những khác biệt mới. Sự gia tăng quy mô
của cộng đồng Hồi giáo ở Anh, thay vì
khiến người Anh chuyển sang đạo Hồi, lại
kích thích một bộ phận khơng nhỏ người
Anh da trắng sục sôi với việc bảo vệ cái mà
họ gọi là “các giá trị Anh” (British values).
Ở Việt Nam, khi xe đạp cịn phổ biến ở
nơng thơn thì giới trung lưu thành thị lấy
việc sở hữu xe máy làm chuẩn mực. Khi xe
máy được đại chúng hoá ở nơng thơn thì
giới trung lưu thành thị bắt đầu có nhu cầu
xe hơi, hoặc thậm chí trở lại với xe đạp,
nhưng là những chiếc xe đạp đắt tiền, sành
điệu có giá vài nghìn đơ la Mỹ.

Trên đây là những đặc trưng của thời kỳ
mà người ta thường gọi là hậu hiện đại
(postmodernity) (Harvey 1989). Trong giai
đoạn này, thế giới chứng kiến sự phân tán
của các trung tâm quyền lực, sự trỗi dậy của
các mơ hình phát triển và các thể chế chính
trị mới, sự hình thành những trung tâm kinh


325

L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

tế năng động ngoài phạm vi châu Âu và Bắc
Mỹ. Về văn hóa, thế giới trong chính giai
đoạn tồn cầu hóa lại đang chứng kiến sự
lớn mạnh của các tư tưởng coi trọng bản sắc
và truyền thống, coi trọng cái riêng, sự khác
biệt và tính đặc thù (Huntington 1996). Về
bản chất, sự khởi đầu của thời kỳ hậu hiện
đại đánh dấu sự kết thúc của các lý thuyết
mang tính tiến hóa luận và đơn tuyến về
phát triển, đánh dấu sự chấm hết cho thời kỳ
thịnh hành của tư tưởng Sô vanh văn hóa và
sùng bái khoa học lý tính của phương Tây.
Giờ đây, phát triển khơng cịn một mơ hình
duy nhất nữa, mà là một bức tranh mới, với
đặc trưng là sự đa dạng của quan điểm, nhận
thức, nhu cầu, sự đa dạng của văn hóa. Nói
cách khác, trong bối cảnh của tồn cầu hóa,

khác biệt văn hố khơng những khơng mất
đi, mà cịn trở thành vấn đề nóng bỏng hơn
bao giờ hết. Và chừng nào sự khác biệt văn
hố cịn tồn tại, thì những mơ hình phát triển
đặt nặng cơng nghệ và kinh tế lên trên văn
hóa và xã hội, và dựa trên sự áp đặt một mơ
hình phổ biến thay vì dựa trên sự thấu hiểu
và tơn trọng sự khác biệt, chắc chắn sẽ tiếp
tục là những mơ hình phát triển không bền
vững (Gardner và cộng sự 1996; Nolan
2002).
4. Nhân học và phát triển bền vững
Ngay từ khi ra đời, nhân học đã là khoa
học có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
phản biện đối với các mơ hình phát triển dựa
thuần túy vào công nghệ và tăng trưởng kinh
tế của phương Tây (Nolan 2002). Nói như
Ferguson, phát triển là “người anh song sinh
xấu tính” của nhân học (1997), bởi lẽ việc
chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
phát triển khơng bền vững chính là nhiệm vụ
căn bản, đóng vai trị định hình sự phát triển
của nhân học từ thời kỳ thực dân và đặc biệt
là từ khi phát triển trở thành một dự án
mang tính tồn cầu từ những năm 1950. Có

ba lý do khiến Nhân học có thể đảm nhiệm
được vai trị này, xuất phát từ đối tượng
nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu đặc thù của nó.

Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu. Nhân
học, giống như các khoa học xã hội và nhân
văn, tập trung vào khía cạnh văn hóa và xã
hội, hơn là kỹ thuật. Theo mơ hình phương
Tây truyền thống, các chuyên gia phát triển
thường là những nhà kinh tế, nhà kỹ trị. Do
đó, họ có ít hoặc gần như khơng có hiểu biết
về phong tục tập qn, thể chế chính trị, tổ
chức xã hội, cách thức tư duy hay đời sống
tôn giáo các cộng đồng chịu tác động của
phát triển. Các khoa học xã hội và nhân văn
được sinh ra để bổ sung cho sự thiếu hụt
này. Chẳng hạn, khi tiến hành xây dựng một
cây cầu bắc qua sông, một chuyên gia phát
triển thường chỉ tính đến độ tiện lợi, các yêu
cầu về kết cấu, trọng lực, và giá trị kinh tế
của nó. Tuy nhiên, một nhà luật học sẽ đặt
ra yêu cầu phân định vấn đề sở hữu cây cầu,
một nhà chính trị học sẽ đặt ra nhu cầu tham
vấn các cộng đồng địa phương trong quá
trình xây dựng, và một nhà mỹ học sẽ nói
rằng cây cầu khơng chỉ để đi, mà còn phải
xây sao cho đẹp mắt.
Giống như các khoa học xã hội và nhân
văn, nhân học cũng có mục tiêu là bổ sung
các kiến thức về văn hóa và xã hội cho q
trình phát triển. Nhưng có một sự khác biệt
căn bản giữa nhân học và các khoa học xã
hội khác. Trong khi đại bộ phận các khoa
học xã hội và nhân văn đặt trọng tâm vào

việc nghiên cứu văn hố nhằm mục đích tìm
ra các quy luật chung, các quy tắc phổ biến
có thể áp dụng cho mọi trường hợp và bối
cảnh, thì mục đích chính của nhân học lại là
tìm hiểu sự đa dạng của văn hố và xã hội,
đi tìm xem mỗi bối cảnh, vùng miền có đặc
điểm riêng, có tính đặc thù gì và trên cơ sở
đó, so sánh văn hố và xã hội giữa các bối
cảnh khác nhau. Nhân học là khoa học gần
như duy nhất lấy sự khác biệt và tính đa


L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

dạng văn hóa-xã hội làm mối quan tâm chủ
đạo (Harris 1987; Eriksen 1995).1 Thay vì
cho rằng có những quy tắc chung, đúng cho
mọi trường hợp, thì các nhà nhân học cho
rằng mỗi cộng đồng, trong từng bối cảnh cụ
thể, sẽ có cách tư duy và hành xử khác nhau,
và văn hoá của họ do đó rất đa dạng và khác
biệt.
Sự khác biệt này khơng phải ngẫu nhiên
mà có, mà xuất hiện từ quá trình hình thành
của nhân học. Các khoa học xã hội và nhân
văn đa phần hình thành trong lịng xã hội
phương Tây trong giai đoạn từ thế kỷ XVII
đến XIX. Đó là khi xã hội phương Tây đang
phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên
phức tạp. Do đó, người ta bắt đầu xây dựng

các khoa học xã hội như xã hội học, khoa
học quản lý, luật học chính trị học, tâm lý
học để tiến hành tổng kết và tìm ra các quy
luật chung và phổ biến phục vụ cho sự quản
lý xã hội trên diện rộng. Nhân học, trái lại,
ra đời tương đối muộn, trong một bối cảnh
hoàn toàn khác: Không phải ở phương Tây,
mà ở các thuộc địa gắn với quá trình mở
rộng của chủ nghĩa thực dân trong thế kỷ
XIX. Đó là lần đầu tiên các nước phương
Tây tiếp xúc với phần còn lại của thế giới
một cách trực tiếp, sâu rộng và trên quy mơ
lớn. Đó cũng là lần đầu tiên phương Tây
nhận ra những khác biệt, nhận ra rằng trong
phần lớn các trường hợp, các quy tắc đã
được tổng kết và trở thành chuẩn mực của
phương Tây trước đây như sở hữu tư nhân
hay phổ thông đầu phiếu không hề tồn tại và
không hề tương thích với bối cảnh ở các
thuộc địa. Xuất phát từ chính nhu cầu đó,
nhân học đã ra đời để giải thích xem tại sao
các nỗ lực của thực dân phương Tây, dựa
trên các tiến bộ khoa học công nghệ, và
Ở đây chúng tơi khơng có ý cho rằng các khoa học xã
hội khác chỉ quan tâm đến các quy luật phổ biến mà
khơng nghiên cứu các ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, với phần
lớn các khoa học xã hội, việc nghiên cứu các trường hợp
cụ thể và các bối cảnh đặc thù chỉ đóng vai trị thứ yếu,
khơng phải là trọng tâm nghiên cứu như với nhân học.
1


326

thậm chí được hỗ trợ bởi các kiến thức khoa
học xã hội được cho là tiên tiến như kinh tế
như thị trường và sở hữu tư nhân lại gặp
phải phản ứng dữ dội từ các cộng đồng bản
địa. Câu trả lời của các nhà nhân học, từ thời
thực dân cho đến hiện nay, là các mơ hình
của phương Tây khơng những khơng chú ý
đầy đủ đến chiều cạnh văn hóa và xã hội của
phát triển, mà đặc biệt là không chú ý đến sự
khác biệt văn hóa. Nói cách khác, trong các
khoa học xã hội và nhân văn, nhân học là
khoa học đặc thù về nguyên nhân của phát
triển không bền vững, bởi lẽ nó khơng chỉ
góp phần bổ sung kiến thức về văn hóa xã
hội, mà cịn bổ sung kiến thức về sự khác
biệt, về sự đặc thù của văn hóa trong từng
bối cảnh, hơn là bổ sung một nguyên tắc
chung, phổ qt nhưng rất có thể sẽ khơng
phù hợp với một môi trường, một cộng đồng
cụ thể (Eriksen 1995; Barnard 2000)2.
Trở lại với ví dụ về cây cầu, một nhà
nhân học sẽ nhấn mạnh rằng ngay cả các tri
thức về luật, chính trị, quản lý và mỹ học
cũng khác nhau giữa nơi này và nơi khác, và
do đó, cũng phải đặt trong bối cảnh đặc thù.
Một nhà luật học sẽ cho rằng sở hữu tư nhân
là mơ hình tối ưu, nhưng một nhà nhân học

sẽ cho rằng nếu cây cầu xây ở Tây Nguyên
Khi nói về sự khác biệt trong cách tiếp cận văn hố và
xã hội như trên, chúng tơi khơng nói rằng nhân học “độc
đáo” hơn và “sáng suốt” hơn các khoa học xã hội khác
trong việc nghiên cứu văn hố và xã hội. Ngược lại, việc
tìm kiếm các quy luật chung và việc nhận thức về tính đa
dạng là hai mặt thống nhất của nghiên cứu học thuật. Một
mặt, chúng ta hướng tới tìm ra những quy tắc chung,
những mơ hình hiệu quả nhất có thể được áp dụng rộng
rãi cho toàn nhân loại. Mặt khác, các nhà khoa học phải
ln lưu ý rằng xã hội lồi người ở mỗi khu vực, vùng
miền, quốc gia là rất khác nhau. Vì thế, khơng thể mang
một mơ hình duy nhất mà áp đặt cho tất cả. Nhân loại cần
cả hai thứ đó: Cần kinh tế học để tìm ra mơ hình kinh tế
hiệu quả nhất, và cần nhân học để chỉ ra rằng không thể
bê nguyên các nguyên tắc của khoa kinh tế học ở Harvard
để mang áp dụng vào Việt Nam. Vấn đề với phát triển
hiện nay là các chương trình phát triển vẫn q nhấn
mạnh các mơ hình phổ biến, trong khi bỏ qua và thậm chí
coi thường chiều cạnh cịn lại, đó là sự đặc thù, riêng có
và khác biệt.
2


327

L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Sớ 3 (2016) 320-329

thì nên giao cho cộng đồng quản lý hơn là
một cá nhân cụ thể. Một nhà mỹ học nói

rằng một cây cầu đẹp cần xây theo kiến trúc
hiện đại như cầu Nhật Tân, nhưng một nhà
nhân học qua tiếp xúc với cộng đồng địa
phương sẽ nhận ra rằng một cây cầu sắt, xây
theo kiểu cầu Long Biên mới là thẩm mỹ
theo cách nhìn của cộng đồng. Một nhà
chính trị học làm tư vấn cho World Bank sẽ
nói rằng cần tham vấn chính quyền địa
phương hay những người có học thức, địa vị
và tiếng nói trong cộng đồng, nhưng một
nhà nhân học sẽ chỉ ra rằng, ở địa bàn cụ thể
đó, người thực sự cần tham vấn là những
người phụ nữ, đối tượng thụ hưởng nhiều
nhất từ cây cầu ấy, hoặc nếu cây cầu xây ở
Tây Nguyên, cần tham vấn các già làng,
những người có thể khơng có chức vị, khơng
biết tiếng Kinh để trả lời phỏng vấn, nhưng
lại có ảnh hướng lớn nhất trong cộng đồng.
Thứ hai, về cách tiếp cận. Do nhấn mạnh
vào việc tìm ra các quy luật phổ quát, các
khoa học khác thường phải tách rời lĩnh vực
nghiên cứu khỏi bối cảnh đặc thù để qua đó
có thể khái quát lên thành các quy luật
chung có thể áp dụng vào nhiều bối cảnh.
Nhà nhân học, ngược lại, nghiên cứu từng
lĩnh vực không phải với tư cách một vấn đề
đơn lập, mà đặt trong bối cảnh đặc thù,
trong mối quan hệ và tác động qua lại với
các lĩnh vực khác của đời sống xã hội của
địa bàn như chính trị, kinh tế hay tơn giáo,

nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể (Eriksen
1995). Chẳng hạn, để tìm ra hình thức sở
hữu phổ biến nhất và có tính ứng dụng rộng
rãi nhất, các nhà luật học phải khu biệt vấn
đề sở hữu và nghiên cứu sở hữu nói chung,
thay vì nghiên cứu vấn đề sở hữu trong các
trường hợp cụ thể ở Trung Quốc hay Ấn Độ.
Ưu điểm của cách tiếp cận này cho phép tìm
ra một mơ hình có phạm vi áp dụng rộng rãi
nhất, chẳng hạn như sở hữu tư nhân. Tuy
nhiên, hạn chế của nó là khơng lý giải được
những trường hợp đặc thù như sở hữu công

cộng. Việc tách rời đối tượng nghiên cứu
khỏi bối cảnh thậm chí còn dẫn đến tâm lý
coi thường, hạ thấp các trường hợp khác biệt
với mơ hình tối ưu, cho rằng đó là các mơ
hình lạc hậu. Nhưng nghiên cứu nhân học
thì sẽ tìm cách lý giải mơ hình sở hữu cơng
cộng trên cơ sở đặt nó trong mối liên hệ với
các khía cạnh tơn giáo, cấu trúc xã hội, và
mơi trường của từng trường hợp cụ thể.
Trở lại với ví dụ của Sneath (2004) về sở
hữu công cộng ở Mông Cổ đã nói ở trên.
Trái với quan điểm của phương Tây cho
rằng đây là mơ hình sở hữu lạc hâu, Sneath
cho thấy mơ hình sở hữu cộng cộng là một
sự thích ứng với điều kiện tự nhiên đặc thù ở
Mông Cổ. Do nguồn cỏ cho gia súc phân bố
không đồng đều, nên việc sở hữu công cộng

sẽ giúp phân bố đều nguồn cỏ cho gia súc,
trong khi việc áp đặt sở hữu cá thể sẽ tạo ra
các ranh giới, khiến cho chỉ một số nhỏ các
gia đình có thể tiếp cận nguồn cỏ tốt, cịn đa
số khơng có cỏ để ni gia súc. Về xã hội,
người Mông Cổ trên thảo nguyên phải
chống thú dữ và cướp bóc, và hàng năm
phải có những đợt di cư lớn từ nơi này sang
nơi khác để tránh mùa đơng khắc nghiệt.
Một gia đình đơn lẻ không bao giờ đủ sức tự
vệ, và không thể sống sót trong một chuyến
di cư dài. Về tơn giáo, người Mông Cô coi
đất đai là của thần linh, giao cho cả cộng
đồng sử dụng, và do đó họ khơng thể chấp
nhận việc một con người có thể sở hữu và
độc chiếm đất đai. Ví dụ này cho thấy rằng,
với các nhà nhân học, khi đặt vấn đề trong
bối cảnh, họ nhận ra sự khác biệt văn hóa
khơng phải là một thứ lạc hậu, mà là một sự
thích ứng với điều kiện cụ thể (Gardner và
cộng sự 1996). Chính vì thế, các nhà nhân
học ln nhìn sự khác biệt với một thái độ
tôn trọng, và là người thay mặt cộng đồng
cất lên tiếng nói và chỉ ra những giá trị của
văn hóa cộng đồng trước những chỉ trích của
những chun gia phát triển theo tư tưởng
Sơ vanh văn hóa phương Tây, những người


L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Sớ 3 (2016) 320-329


có xu hướng coi thường và phủ nhận giá trị
của văn hóa và các tri thức địa phương, coi
văn hóa là lạc hậu, là trở ngại với phát triển
(Chambers 1985).
Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu.
Nhân học được đặc trưng bởi phương pháp
quan sát tham gia (participant observation)
hay điền dã dân tộc học (ethnographic
fieldwork). Theo đó, nhà nghiên cứu phải
sống cùng cộng đồng nghiên cứu trong một
khoảng thời gian dài (ít nhất từ sáu tháng
đến một năm) để trực tiếp trải nghiệm cuộc
sống cùng họ. Điều này giúp cho nhà nghiên
cứu ghi nhận được nhiều vấn đề phức tạp và
giải thích được lý do và nguyên nhân của sự
khác biệt. Những tri thức này, tri thức về sự
khác biệt, khơng thể có được nếu chỉ dựa
trên số liệu và thuật toán mà không tiếp xúc
với con người, nếu chỉ dựa trên giả định, suy
luận hay thí nghiệm mà khơng dựa trên thực
tế quan sát trong cuộc sống, và nếu chỉ dựa
trên các tìm hiểu thống qua, ngắn ngày với
tư cách người ngồi cuộc, thay vì quan sát
dài ngày với tư cách một thành viên của
chính cộng đồng địa phương. Q trình
nghiên cứu lâu dài sẽ giúp nhà nhân học lý
giải được các vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội
từ thế giới quan, nhân sinh quan của chính
đối tượng nghiên cứu (quan điểm emic),

thấy được tính hợp lý và giá trị của một thiết
chế văn hóa đặc thù, nhờ đó hạn chế việc áp
đặt quan điểm chủ quan của cá nhân mình
(quan điểm etic) dẫn đến những đánh giá
thiếu khách quan và phiến diện về văn hóa
của cộng đồng bản địa (Harris 1987).
5. Kết luận
Trên cơ sở phân tích một số ví dụ tiêu
biểu về phát triển và phát triển không bền
vững trên thế giới từ những năm 1950 đến
nay, bài viết này cho rằng khái niệm "phát
triển bền vững" trong báo cáo Brundtland
của Liên hiệp quốc chưa giải quyết thỏa
đáng ý nghĩa của khái niệm “bền vững”, bởi

328

lẽ định nghĩa này mới chỉ đánh giá sự bền
vững theo tiêu chí thời gian. Trên thực tế, để
có một sự phát triển bền vững thực sự, cần
phải chú trọng sự phát triển để đem lại lợi
ích cho mọi cộng đồng, mọi nhóm xã hội,
chứ khơng chỉ cho một nhóm cụ thể hay một
quốc gia nhất định. Bền vững, theo chúng
tôi, không phải chỉ là tơn trọng lợi ích của
tương lai, mà cịn phải là một sự phát triển
hài hịa, trong đó việc thỏa mãn lợi ích của
một quốc gia, dân tộc này khơng làm
phương hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc
khác trong quá trình triển khai các chương

trình "phát triển".
Trên cơ sở đó, bài viết đã phân tích vai
trị thiết yếu của nhân học đối với phát triển
bền vững. Là một khoa học đặc biệt nhạy
cảm với sự khác biệt, dựa trên tinh thần tơn
trọng tính đa dạng văn hóa, và một hệ
phương pháp nghiên cứu đặc thù, nhân học
có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho
sự phát triển không những không làm
phương hại đến các cộng đồng bản địa, mà
cịn giúp bảo tồn và phát huy văn hóa tộc
người và nêu bật những giá trị riêng có của
mọi nền văn hóa thuộc mọi trình độ phát
triển khác nhau (Hobart 1993). Với tư cách
là người “mơi giới” văn hóa (cultural
broker), nhà nhân học chính là cầu nối giữa
các chuyên gia phát triển với các cộng đồng,
kết nối các quan điểm, thế giới quan và cách
nhìn, nhờ đó hạn chế những mâu thuẫn có
thể nảy sinh do bất đồng văn hóa trong q
trình phát triển (Nolan 2002: 121).
Tài liệu trích dẫn
Barnard, A. 2000. History and Theory and
Anthropology.
Cambridge:
Cambridge
University Press.
Bush, G.W. 2006. State of the Union Address.
January 31, 2006.
Chambers, R. 1985 Rural Development: Putting

the Last First. London: Longman.


329

L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

Eriksen, T. 1993. Ethnicity and Nationalism.
London: Pluto Press.
Eriksen, T. 1995. Small Places, Large Issues.
London: Pluto Press.
Escobar, A. 1991. Anthropology and the
Development Encounter: The Making and
Marketing of Development Anthropology.
American Ethnologist 18(4), 658-82.
Escobar, A. 1995. Encountering Development:
The Making and Unmaking of the Third World.
Princeton: Princeton University Press.
Ferguson, J. 1990. The Anti-Politics Machine:
'Development',
Depoliticization,
and
Bureaucratic Power in Lesotho. Cambridge:
Cambridge University Press.
Ferguson, J. 1997. Anthropology and its evil twin:
“Development” in the constitution of a
discipline. In International development and
the social sciences: essays on the history and
politics of knowledge ed. F. Cooper & R.
Packard. Berkeley: University of California

Press.
Friedman, T. 2005. The World is Flat. Farrar,
Straus and Giroux.
Fukuyama, F. 1989. The End of History. The
National Interest 16, 3-18.
Gardner, K. & Lewis, D. 1996 Anthropology,
Development and the Post-modern Challenge.
Chicago: Pluto Press.
Harris, M. 1987. Cultural Anthropology. New
York: Harper & Row.

Harvey, D. 1989 The Condition of Postmodernity.
Oxford: Basil Blackwell.
Hobart, M. (ed). 1993. An Anthropology Critique
of Development: The Growth of Ignorance.
London: Routledge.
Huntington, S. 1996. The Clash of Civilizations
and the Remaking of World Order. New York:
Simon & Schuster.
Nolan, R. 2002 Development Anthropology:
Encounters in the Real World. Colorado:
Westview Press.
Sillitoe, P., A. Bicker & J. Pottier (ed.) 2002.
Participating in Development: Approaches to
Indigenous Knowledge London: Routledge.
Sneath, D. 2002. Mongolia in the ‘Age of the
Market:
Pastoral
Land-use
and

the
Development Discourse. In Markets and
Moralities: Ethnographies of Postsocialism ed.
C. Humphrey & R. Mandel. Oxford: Berg.
United Nations. 1987. Our Common Future,
Chapter 2: Towards Sustainable Development.
Brundland Report.
Verdery, K. 2004. The Obligations of Ownership:
Restoring Rights to Land in Postsocialist
Transylvania. In Property in Question: Value
Transformation in the Global Economy ed.
A.C. Humphrey & K. Verdery, 139-60.
Oxford: Berg.
Walker, K. 2009. Neoliberalism on the Ground in
Rural India: Predatory Growth, Agrarian
Crisis, Internal Colonization, and the
Intensification of Class Struggle. Journal of
Peasant Studies 35(4), 557-620.


L. M. Châu / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 3 (2016) 320-329

Do not worry about future generations only:
An anthropological critique of the concept of "sustainable
development"
Lam Minh Chau
Abstract: The aim of this article is to contribute an anthropological critique of the way the
concept of ‘sustainable development’ has been widely understood and deployed by policy-makers
and even some academics. According to those policy-makers and academics, unsustainable
development occurs mostly when an action taken to meet the needs of the present actually

compromises the ability of future generations to meet their own needs. However, in this article, I
argue that in order to classify a certain development scheme as ‘sustainable’ or ‘unsustainable,’ we
should first consider the impact of that particular scheme on the present instead of its effects on the
future. I further argue that a development scheme considered ‘sustainable’ is not only a scheme that
can protect the capacity of future generations to live their lives, but also a scheme that does no harm
to the normal lives of others and one that truly respects differences. I therefore highlight the vital role
of anthropology, a discipline particularly sensitive to differences and one that treats differences with
respect and sympathy, in ensuring the sustainability of our ongoing and future development efforts.
Keywords: Anthropology, sustainable development, differences, culture, modernisation,
globalisation.



×