Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ HƯƠNG VINH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.69 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LƯU THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ CỦA BÀ
MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ HƯƠNG
VINH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn luận văn:
ThS. PHẠM THỊ HẢI

HUẾ, 2016


Lời Cảm Ơn
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành gửi lời
cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế, Phịng
Đào tạo Đại học - Cơng tác sinh viên, Khoa Y tế cơng cộng
cùng tồn thể q thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy, trang
bị cho tơi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và
sâu sắc đến ThS. BS. Phạm Thị Hải - người đã trực tiếp
hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tơi tận tình trong q


trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trạm Y tế
xã Hương Vinh và các bà mẹ đã hợp tác cung cấp những
thông tin cần thiết và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình thu thập số liệu tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân trong gia đình,
tồn thể bạn bè, những người ln u thương, quan tâm,
động viên và khuyến khích tơi trên con đường học tập
trong 6 năm học qua.
Huế, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn
Lưu Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kì cơng trình nghiên
cứu nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Lưu Thị Hương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABS

:


Ăn bổ sung

BMHT

:

Bú mẹ hồn tồn

CBVC

:

Cán bộ viên chức

CBYT

:

Cán bộ y tế

NCBSM

:

Ni con bằng sữa mẹ

SDD

:


Suy dinh dưỡng


TĐHV

:

Trình độ học vấn

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thơng

UNICEF :

United Nations Children’s Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

WHO

:


World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Một số khái niệm..................................................................................3
1.2. Nội dung ni dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi...............................4
1.3. Tình hình ni dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi..............................9
1.4. Một số nghiên cứu về ni dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi.........12
1.5. Vài nét sơ lược về địa bàn nghiên cứu...............................................15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU................16
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.....................................................16


2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................18
2.4. Tiêu chuẩn phân loại, đánh giá biến số .............................................19
2.5. Xử lý và trình bày kết quả..................................................................22
2.6. Kiểm sốt sai lệch...............................................................................23
2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu.....................................................23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................24
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.......................................24
3.2. Kiến thức, thực hành ni dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ............25
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành ni dưỡng và chăm
sóc trẻ của bà mẹ................................................................................32
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................35
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.......................................35
4.2. Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ............36

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành nuôi dưỡng và chăm
sóc trẻ của bà mẹ................................................................................45
KẾT LUẬN....................................................................................................48
KIẾN NGHỊ...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là tương lai của đất nước. Trong bất cứ thời đại nào, việc chăm
sóc và giáo dục trẻ em cũng cần được đầu tư đúng mức nhằm tạo nên thế hệ
kế thừa đủ sức khỏe và tài đức để gánh vác trọng trách xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn đang là một gánh nặng của
thế giới, đặc biệt ở các nước nghèo. Năm 2011, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
trên thế giới là 27,5%, ở các nước châu Á là 26,8% [44]. Ở Việt Nam, mặc dù
những năm qua triển khai Chương trình quốc gia phịng chống suy dinh
dưỡng đạt hiệu quả nhất là đã giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
song tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn ở mức cao theo phân loại của Tổ
chức Y tế Thế giới [5]. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm
2014, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14,5%, suy dinh
dưỡng thể thấp còi là 24,9% và thừa cân béo phì là 4,8% [6].
Suy dinh dưỡng không chỉ làm chậm phát triển thể chất, trí tuệ, là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trẻ em dưới 5 tuổi mà còn gây nên
hậu quả lâu dài lên tầm vóc người trưởng thành, giảm khả năng lao động và
ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân [3], [37].
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em như
tình trạng kinh tế kém phát triển, mức sống thấp, đông con, tỷ lệ mắc các
bệnh nhiễm trùng cao… nhưng một trong các nguyên nhân quan trọng có thể

góp phần vào việc làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ đó là kiến thức và
hành vi về ni dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ [17].
Những kiến thức, thực hành của bà mẹ như nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ
sung chưa hợp lí và chăm sóc khi trẻ ốm khơng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng của trẻ, là trở ngại lớn trong cơng tác phịng chống suy
dinh dưỡng cũng như thừa cân, béo phì ở trẻ em và là mối đe dọa đối với sự


2

phát triển kinh tế, xã hội của đất nước [2].
Năm 2011, báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh tại Việt Nam cho thấy: tỉ lệ
nuôi con bằng sữa mẹ hồn tồn cịn thấp; 61,7% trẻ được bú mẹ trong vòng 1
giờ đầu sau sinh và chỉ 1/5 trẻ được bú mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu. Tỉ lệ
ni con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi đạt 22,1%; 38,0% trẻ được ăn bổ
sung trước 6 tháng tuổi [1]. Các rào cản ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng
sữa mẹ và ăn bổ sung bao gồm: nhận thức của bà mẹ, người chăm sóc trẻ,
nhân viên y tế và cộng đồng [2].
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này song nguyên nhân suy
dinh dưỡng rất phức tạp và có những đặc điểm riêng cho các vùng sinh thái
khác nhau. Để có cơ sở cho việc truyền thông giáo dục cộng đồng, đặc biệt là
các bà mẹ đang ni con nhỏ có kiến thức và thực hành tốt hơn trong việc
ni dưỡng và chăm sóc trẻ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kiến
thức, thực hành ni dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi
tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015”
với các mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành ni dưỡng
và chăm sóc trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Sữa non: Sản xuất ra trong vài giờ đầu sau sinh và kéo dài trong vịng 3
ngày; có màu vàng nhạt hoặc sáng màu, đặc quánh, giàu chất đạm và chứa rất
nhiều kháng thể và một số chất có tác dụng chống vi trùng [8].
Bú sớm sau sinh: Trẻ bú mẹ trong vịng một giờ đầu sau sinh [48].
Bú mẹ hồn tồn: Là cách thực hành trong đó trẻ chỉ được bú sữa mẹ
trực tiếp hoặc gián tiếp (vắt sữa ra), ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ
loại thức ăn đồ uống nào khác. Các thứ ngoại lệ được chấp nhận là các dạng
dung dịch có chứa vitamin, khống chất hoặc thuốc chữa bệnh [8].
Bú mẹ chủ yếu: Nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhưng cũng cho thêm một ít nước
hoặc đồ uống pha bằng nước [41].
Cai sữa: Là ngừng không cho trẻ bú sữa mẹ, bà mẹ cho con bú ít nhất từ
12 tháng trở lên và tốt nhất là duy trì cho trẻ bú mẹ từ 18 đến 24 tháng [8].
Ăn bổ sung (hay còn gọi là ăn sam, ăn dặm): Là ăn, uống thêm các
thức ăn, đồ uống khác (như bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa
bị, trứng, thịt, cá, tơm,…) ngồi bú sữa mẹ [16].
Ăn bổ sung hợp lí: Cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài bú sữa mẹ
theo đúng độ tuổi (trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi tròn 6 tháng hay 180 ngày tuổi);
đầy đủ số lượng, chất lượng; cân đối giữa thành phần các chất dinh dưỡng và
được chế biến theo đúng phương pháp [16].
Biểu đồ tăng trưởng: Là công cụ để theo dõi liên tục sự phát triển thể
lực của trẻ từ khi mới sinh đến khi tròn 5 tuổi, thông qua việc cân, đo và chấm
lên biểu đồ để biểu diễn quá trình phát triển của trẻ, so sánh kết quả này với

quần thể tham khảo để đánh giá tình trạng phát triển thể lực của trẻ [34].


4

1.2. NỘI DUNG NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
1.2.1. Ni con bằng sữa mẹ
1.2.1.1. Lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp ni dưỡng tự nhiên
có nghĩa là trẻ được bú trực tiếp bằng nguồn sữa từ chính cơ thể người mẹ
hoặc từ các bà mẹ khác hoặc từ sữa mẹ vắt ra [8].
Trẻ bú sữa mẹ thuận tiện không phụ thuộc giờ giấc, không cần đun nấu
hay sử dụng dụng cụ pha chế nên tránh được nguy cơ về đảm bảo vệ sinh
trong chế biến.
NCBSM đảm bảo kinh tế hơn nuôi con bằng sữa công thức, tạo điều kiện
gắn bó mẹ con, giúp tăng cường trí thơng minh và thể chất của trẻ, giúp trẻ có
sức đề kháng tốt, giảm tỉ lệ tử vong do suy dinh dưỡng (SDD) và bệnh lý
nhiễm trùng. Người mẹ khi cho trẻ bú sẽ sớm phát hiện những thay đổi của
đứa trẻ cả bình thường và bệnh lý [8].
Người mẹ cho con bú mẹ hồn tồn (BMHT) cịn góp phần hạn chế sinh
đẻ vì khi trẻ bú, tuyến yên tiết prolactin có tác dụng ức chế q trình rụng
trứng, làm giảm khả năng thụ thai và sinh đẻ. Bên cạnh đó cịn thấy có tác
dụng hạn chế ung thư vú [8].
1.2.1.2. Phương pháp bú mẹ
Thời gian bú mẹ sau sinh: Sau khi sinh 30 phút nếu mẹ ổn định nên
cho con bú, bú càng sớm càng tốt vì kích thích sự bài tiết sữa, tận hưởng được
lượng sữa non để nhanh chóng diệt vi khuẩn có trong dịch hít vào khi bé qua
âm đạo mẹ và nhanh chóng đưa xuống ruột theo phân su ra ngoài sớm [8].
Số lần cho trẻ bú mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé, khơng nhất thiết theo
đúng giờ quy định. Nếu mẹ ít sữa thì tăng số lần cho trẻ bú mẹ. Nếu mẹ nhiều

sữa, mỗi lần chỉ nên bú một bên vú và vắt bỏ sữa thừa [8].


5

Cai sữa cho trẻ: Chỉ nên cai sữa lúc trẻ được 18 - 24 tháng, sớm nhất là
12 tháng. Khi cai sữa trẻ phải bỏ từ từ các bữa bú. Không nên cai sữa lúc trẻ
bị bệnh hay vào lúc bị bệnh nhiễm trùng phổ biến. Mẹ có thai vẫn cho con bú
nhưng cần thêm dinh dưỡng cho trẻ và cho mẹ [8].
Chăm sóc vú và đầu vú cho bà mẹ: Đầu vú bà mẹ nhô ra rõ vào cuối
thai kỳ vì thế nếu đầu vú phẳng hoặc tụt vào trong cần phải hướng dẫn và làm
cho đầu vú nhô ra bằng cách xoa và kéo đầu vú ra vài lần mỗi ngày. Nếu làm
khơng có kết quả thì sẽ cho bú qua một đầu vú phụ hoặc nặn sữa ra và cho trẻ
ăn bằng thìa và cốc. Bà mẹ cần đảm bảo vệ sinh vú và thân thể sạch sẽ [8].
Kỹ thuật cho bú: Bà mẹ bế trẻ áp sát vào lịng, đầu và thân trẻ nằm
thẳng mơng nếu trẻ nhỏ. Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi của trẻ đối diện với
vú, có thể dùng tay nâng vú cho trẻ dễ bú. Cằm trẻ phải tỳ vào vú mẹ, miệng
mở rộng, dưới hướng ra ngoài, quầng vú ở phía trên miệng trẻ cịn nhiều hơn
phía dưới. Sau khi ngậm bắt vú tốt, trẻ sẽ mút chậm sâu và nuốt. Bà mẹ nên
cho trẻ bú kiệt một bên rồi mới chuyển sang vú khác để nhận được sữa cuối
nhiều chất béo. Trẻ bú có hiệu quả thì vú của bà mẹ căng trước bữa bú và
mềm sau bữa bú, bà mẹ cảm thấy thoải mái dễ chịu trong khi cho con bú [8].
1.2.2. Ăn bổ sung
1.2.2.1. Tầm quan trọng của ăn bổ sung hợp lý
SDD được cho là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khoảng 30,0%
trường hợp tử vong trẻ em hàng năm. Hơn 2/3 các ca tử vong thường liên
quan tới thực hành nuôi dưỡng không phù hợp và xảy ra trong năm đầu tiên
của cuộc đời [4]. Có dưới 35,0% trẻ sơ sinh được bú mẹ trên toàn thế giới
trong 4 tháng đầu tiên sau khi sinh, việc cho ăn bổ sung (ABS) thường bắt đầu
quá sớm hoặc quá muộn và các loại thực phẩm thường không đầy đủ dinh

dưỡng và không ăn toàn. Những trẻ em bị suy dinh dưỡng thường xuyên bị


6

bệnh hơn những trẻ không bị suy dinh dưỡng và phải chịu hậu quả lâu dài của
sự chậm phát triển về trí tuệ và thể chất sau này. Tăng tỷ lệ mắc thừa cân và
béo phì ở trẻ em cũng là một vấn đề đáng quan tâm [4].
Một chế độ ăn uống thích hợp là rất quan trọng trong sự tăng trưởng và
phát triển của trẻ, đặc biệt là trong hai năm đầu tiên. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) khuyến cáo cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bổ sung các
loại thức ăn bổ sung khi trẻ được tròn 6 tháng kết hợp với việc tiếp tục cho bú
cho đến khi ít nhất là 2 tuổi [49]. Trẻ có nguy cơ gia tăng suy dinh dưỡng từ 6
tháng tuổi trở đi, khi sữa mẹ khơng cịn đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh
dưỡng và cho ăn bổ sung nên được bắt đầu. Bắt đầu ABS quá sớm hoặc quá
muộn sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ được ăn bổ sung trước 6 tháng tuổi có
thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng như tiêu chảy và SDD thể nhẹ cân cũng
như thấp còi. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho rằng cơ thể trẻ sơ sinh
dưới 6 tháng tuổi chưa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn bổ sung do sự non nớt của
đường tiêu hóa, hệ thần kinh và thận chưa phát triển đầy đủ [50]. Việc cho
con bú đúng cách và thực hành cho ăn bổ sung hợp lý có thể ngăn chặn 19,0%
tỷ lệ tử vong hằng năm, cho ăn bổ sung hợp lý phụ thuộc vào thơng tin chính
xác và sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng và hệ thống y tế [39], [41].
1.2.2.2. Thức ăn bổ sung
Chuẩn bị một bữa ăn bổ sung giàu dinh dưỡng cho trẻ bằng thức ăn hằng
ngày của gia đình sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn. Theo khuyến cáo bữa ăn bổ
sung của trẻ cần đảm bảo bốn nhóm thực phẩm sau [13].
Nhóm thức ăn giàu glucid: Đó là nhóm thức ăn cung cấp nhiệt lượng
chủ yếu trong khẩu phần ăn. Ở nước ta thường dùng gạo, ngô, khoai được chế
biến dưới dạng bột để sử dụng cho trẻ [13].



7

Nhóm thức ăn giàu protein:
Thức ăn có nguồn gốc động vật: Là các loại thức ăn có giá trị dinh
dưỡng cao như trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua, lươn, phủ tạng (gan, tim,…). Các
loại thịt lợn, bò, gà, chim,… đều cho trẻ ăn được, khơng nhất thiết phải ăn
tồn thịt nạc, mà nên sử dụng cả nạc lẫn mỡ [13].
Thức ăn có nguồn gốc thực vật: Đậu đỗ các loại như đậu đen, đậu xanh,
đậu nành,… Trong đó đậu nành (đậu tương) có hàm lượng protein và lipid cao
nhất. Đây là loại thức ăn khi phối hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những thức ăn
giàu dinh dưỡng như thức ăn động vật và thường rẻ tiền hơn [13].
Nhóm thức ăn giàu lipid: Gồm dầu, bơ, mỡ,… Dầu và mỡ bổ sung
năng lượng cho bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn mềm hơn và dễ nuốt. Dầu
lạc, dầu vừng, dầu đậu nành,… có tỷ lệ các acid béo khơng no cao hơn mỡ
nên dễ hấp thu. Cho trẻ ăn dầu mỡ ngoài việc tăng năng lượng của khẩu
phần ăn còn giúp trẻ hấp thu dễ dàng các loại vitamin tan trong dầu như
vitamin A, D, E, K [13].
Nhóm thức ăn cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau xanh và quả
chín là nguồn cung cấp vitamin và chất khống vơ cùng phong phú. Đây là
loại thức ăn rất tốt đối với trẻ. Các loại rau có lá màu đậm như rau ngót, rau
muống, rau dền, mồng tơi, rau cải,… đều chứa nhiều vitamin C và các vi
chất như beta - caroten (tiền vitamin A) và sắt giúp trẻ phòng chống khô
mắt và thiếu máu. Các loại trái cây như đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng
xiêm,… cũng chứa nhiều vi chất khi ăn lại không bị hao hụt do không phải
nấu nướng [13].
1.2.2.3. Cách cho trẻ ăn bổ sung
Ăn bổ sung là phù hợp với sinh lý, giúp trẻ có đủ năng lượng, protein và
các chất khác để trẻ phát triển đầy đủ. Bắt đầu cho trẻ ăn từ ít đến nhiều,



8

ăn những thức ăn lỏng, sau đó đặc và hằng ngày nên đảm bảo đầy đủ 4 nhóm
thức ăn. Lúc đầu cho trẻ ăn một bữa, sau đó đến khoảng 7 tháng thì có thể cho
ăn ngày 2 - 4 bữa. Khi trẻ có răng để nhai nên chuyển sang thức ăn cứng. Đến
2 tuổi thì trẻ có thể ăn như người lớn và lúc 2 tuổi có thể cho ăn được 1/2
khẩu phần ăn người lớn. Bà mẹ nên cho trẻ tự ăn nhưng phải theo dõi, không
nên ép trẻ ăn và cần phải kiên nhẫn nếu trẻ từ chối ăn. Cho trẻ ăn bằng thìa và
bát vì hợp vệ sinh, dễ rửa, rẻ tiền và dễ kiếm [8].
1.2.3. Chăm sóc khi trẻ ốm
Trong thời kì ăn bổ sung, trẻ thường bị bệnh nhiễm trùng như nhiễm
khuẩn hô hấp, tiêu chảy. Nếu trẻ được cho ăn đầy đủ thì bệnh thường nhẹ
nhưng sẽ nặng nếu trẻ có dinh dưỡng kém. Khi trẻ ốm, trẻ cần được cho ăn tốt
hơn để chống lại bệnh. Phải tiếp tục cho bú mẹ mặc dù trẻ bị tiêu chảy. Cho
trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phịng mất nước, đặc biệt khi trẻ bị
tiêu chảy. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng và nhiều chất dinh dưỡng; tránh thức
ăn kích thích; cho ăn những bữa nhỏ thì tốt hơn vì thức ăn sẽ dễ hấp thu hơn
so với ăn ít bữa, số lượng nhiều. Cần cho trẻ uống thêm vitamin A và cho ăn
thức ăn giàu vitamin A. Khi trẻ khỏi, cần cho ăn thức ăn giàu năng lượng như
dầu, đường, đạm và tăng thêm 1 bữa ăn trong ngày cho đến khi trẻ lấy lại cân
nặng bình thường [8].
Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tiếp tục tăng trưởng, hồi
phục nhanh cân nặng và chức năng đường ruột, gồm khả năng tiêu hóa và hấp
thu các chất dinh dưỡng. Trái lại những trẻ ăn kiêng hoặc thức ăn pha loãng sẽ
bị giảm cân, thời gian tiêu chảy kéo dài hơn và chức năng đường ruột phục
hồi chậm hơn. Rửa tay đặc biệt có hiệu quả trong việc phòng lây lan bệnh tiêu
chảy do Shigella, chú ý rửa tay cho cả trẻ chứ không chỉ đơn thần là rửa tay
cho mẹ [7].

1.3. TÌNH HÌNH NI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI


9

1.3.1. Trên thế giới
Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ bắt đầu được tổ chức từ năm 2012 và
được tổ chức hàng năm từ ngày 01 tới ngày 07 tháng 08 tại hơn 170 quốc gia
nhằm bảo vệ, thúc đẩy, hỗ trợ NCBSM và cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh [47].
WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến nghị thực hành
NCBSM theo các nội dung sau: bú sớm trong vịng một giờ đầu sau sinh; bú
mẹ hồn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú trong hai năm tiếp theo
hoặc lâu hơn; kết hợp với ăn bổ sung từ tháng thứ 6 [46].
Thống kê năm 2009 của WHO thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các nước
về tỷ lệ bú mẹ trong vòng giờ đầu sau sinh: Cuba 70,0%, Mozambique 63,1%,
Bangladesh 35,6%, Lào 29,8%, Yemen 29,6%, Cameroon 19,6% [49].
Theo UNICEF, có 136,7 triệu trẻ em được sinh ra trên toàn thế giới vào
năm 2011 nhưng chỉ có 39,0% trong số đó được BMHT trong 6 tháng đầu
tiên. Mặc dù có bằng chứng thuyết phục về tầm quan trọng của NCBSM và
những nổ lực bền vững để khuyến khích nó nhưng những tiến bộ đó khơng
mấy cải thiện. Tỷ lệ BMHT ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi toàn cầu từ 32%
năm 1995 đến 35% vào năm 2010 [45].
Tỷ lệ bà mẹ cho con bú đến 2 tuổi theo UNICEF khảo sát năm 2009 có
sự khác biệt giữa các nước rất rõ: Nepal 95,0%, Benin 92,0%, Bangladesh
91,0%, Ethiopia 88,0%, Myanmar 67,0% nhưng Jordan chỉ 11,0%, Bosnia
6,0% [43].
Theo WHO, ở nhiều quốc gia chỉ có 1/3 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 6 - 23
tháng tuổi, đáp ứng các tiêu chí của chế độ ăn uống đa dạng và tần số cho ăn
phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thực hành tối ưu NCBSM và cho ABS có thể cứu
sống 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm [5].

1.3.2. Ở Việt Nam


10

Theo điều tra dinh dưỡng năm 2010 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chỉ
có 62,0% trẻ em Việt Nam được bú mẹ trong giờ đầu sau khi sinh trong khi
mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra, như vậy có khoảng 600.000
trẻ khơng được bú sữa mẹ trong giờ đầu. Tỷ lệ ni con hồn tồn bằng sữa
mẹ cho đến 4 tháng tuổi còn thấp so với mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 2010. Tỷ lệ này đã giảm 31,1% vào năm 2000 xuống còn 28,8% vào năm
2010. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi là 19,6% mặc dù tỷ lệ
bà mẹ NCBSM đạt 93,0%. Bên cạnh đó, có 34,6% số trẻ em dưới 2 tuổi bú
bình. Năng lượng khẩu phần ăn của trẻ 2 - 4 tuổi mới đạt được 95,0% so với
nhu cầu khuyến nghị. Mức đáp ứng trong khẩu phần ăn của trẻ đối với nhu
cầu khuyến nghị sắt là 70,0%; đối với nhu cầu khuyến nghị vitamin A là
65,0% và đáng lưu ý là mức đáp ứng nhu cầu sắt của khẩu phần ăn trẻ 3 tuổi
chỉ đạt 56,0% nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ bao phủ viên nang vitamin A trong
nhóm đối tượng trẻ em được uống là 79,5% [5].
Chế độ nuôi dưỡng trẻ nhỏ được coi là đầy đủ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi
được BMHT, trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi được bú mẹ kèm ăn dặm ít nhất 2 lần một
ngày và trẻ 9 - 11 tháng tuổi được bú mẹ kèm ăn dặm ít nhất 3 lần một ngày.
Ở Việt Nam, chỉ có 51,7% trẻ từ 0 - 11 tháng tuổi được nuôi dưỡng đúng và
đủ như trên; 54,8% trẻ em dưới 2 tuổi được nuôi dưỡng hợp lý; tỷ lệ trẻ 6 - 23
tháng tuổi được ăn khẩu phần đa dạng và ăn đủ bữa khá cao nhưng vẫn còn
29,9% trẻ khơng có khẩu phần đủ bữa và đa dạng [5], [13].
Năm 2011, Aliver and Thriver đã phối hợp với Viện nghiên cứu Y - Xã
hội học tiến hành điều tra tại 11 tỉnh thành gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hịa, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Tiền Giang và Cà Mau về thực hành ni dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho
thấy có đến 78,8% bà mẹ được phỏng vấn cho rằng trẻ cần được bú sớm trong



11

vòng 1 giờ đầu sau sinh; 74,4% biết trẻ sơ sinh cần được bú sữa non. Tuy
nhiên chỉ có 52,5% bà mẹ hiểu biết là trong 6 tháng đầu chỉ nên cho con bú
hoàn toàn bằng sữa mẹ và cũng chỉ có 52,2% bà mẹ trả lời nên cho con bú
đến 24 tháng. Số liệu cũng chỉ ra rằng các bà mẹ Việt Nam còn thiếu kiến
thức trong việc NCBSM, biểu hiện chỉ có 24,8% đối tượng nghiên cứu hiểu
biết phải làm gì khi cảm thấy con 4 tháng tuổi của mình chưa ăn đủ sữa và
cũng chỉ có hơn một nữa bà mẹ (54,2%) biết vị trí trẻ ngậm bắt núm vú đúng
khi bú sữa mẹ [1].
Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ năm 2014
của Tổng Cục Thống kê và UNICEF cũng góp phần làm rõ thực trạng dinh
dưỡng tại Việt Nam. Bú sữa mẹ trong những năm đầu đời góp phần tăng
cường miễn dịch và cung cấp nguồn dinh dưỡng lí tưởng cho trẻ. Cả nước có
96,9% trẻ em từng được bú sữa mẹ, chỉ có 26,5% các bé được bú trong vòng
1 giờ đầu sau sinh và 67,8% trẻ sơ sinh bắt đầu bú sữa mẹ trong vòng 1 ngày
sau sinh. Có 24,3% trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn và 65,6%
trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ khi được 12 - 15 tháng. Sử dụng chỉ tiêu khẩu phần
ăn tối thiểu được chấp nhận cho biết chỉ có 59,0% trẻ 6 - 23 tháng tuổi được
cho ăn khẩu phần ăn và tần suất tối thiểu được chấp nhận [29].
Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển của
trẻ; ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật làm bệnh tật dễ phát sinh hay làm bệnh
chậm lành hoặc nặng hơn ở trẻ thiếu dinh dưỡng [8]. Đinh Đạo nghiên cứu tại
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thấy có đến 39,2% trẻ ăn bổ sung sai thời
điểm bị SDD thể nhẹ cân và 39,1% trẻ SDD thể nhẹ cân cho ăn không đủ 4
nhóm thực phẩm hàng ngày [32]. Nhiều nghiên cứu khác đều khẳng định hậu
quả của ăn bổ sung sớm đến tình trạng SDD, bệnh tật trẻ em [10], [32]. Bà mẹ
cho con ăn bổ sung sớm là hiện trạng chung của nước ta [19], [21].



12

1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC TRẺ
DƯỚI 5 TUỔI
1.4.1. Trên thế giới
Một nghiên cứu mơ tả cắt ngang được tiến hành ở Irap nhằm đánh giá
kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ cũng như những phụ nữ làm nghề
chăm sóc trẻ trong gia đình. Kết quả cho thấy phần lớn phụ nữ (73,1%) cho
con bú sớm ngay sau sinh; 92,9% tin rằng sữa non tốt cho trẻ sơ sinh. Tuy
nhiên, kiến thức của các phụ nữ được phỏng vấn thấp về việc cho BMHT
trong 6 tháng đầu; 35,0% tin rằng sữa mẹ không đủ cho trẻ nhỏ. Những phụ
nữ ở nông thôn và có trình độ văn hóa kém thì thiếu hiểu biết về NCBSM hơn
những phụ nữ sống ở vùng thành thị nhưng lại cho bú kéo dài hơn và cho
ABS chậm hơn [36].
Trong nghiên cứu của Chaudhary RN và cộng sự, tác giả đã phỏng vấn
200 bà mẹ có con dưới 1 tuổi đến khám tại phòng khám ngoại trú Nhi ở
Dharan, một thành phố lớn của Nepal cho thấy gần 100% các bà mẹ đều cho
con bú mẹ nhưng chỉ có 41,5% cho con bú sớm trong vịng 1 giờ đầu sau sinh
và 48,7% biết nên cho trẻ bú sữa non. Cũng theo nghiên cứu này, có 90,0%
các bà mẹ cho con bú cả ngày lẫn đêm tuy nhiên chỉ có 40,0% bà mẹ cho trẻ
bú đúng tư thế [40].
Theo điều tra Y tế tại Srilanka năm 2007 cho thấy 84,0% trẻ từ 6 - 8
tháng được ăn bổ sung. Tỷ lệ trẻ em được ăn trứng là 7,4%; hoa quả và những
loại rau giàu vitamin A là 29,6% tuy nhiên tỷ lệ trẻ được ăn thịt là rất thấp chỉ
với 35,2%. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng có 71,0% trẻ em có khẩu
phần ăn đa dạng; 88,0% trẻ có số lượng bữa ăn tối thiểu và 68,0% trẻ có khẩu
phần ăn tối thiểu chấp nhận được [42].



13

1.4.2. Ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của Lưu Ngọc Hoạt cùng cộng sự tại Hà Nội cho
thấy có 30,0% các bà mẹ cho con bú sớm trong giờ đầu sau khi sinh. Gần
60,0% bà mẹ hiểu đúng về NCBSM. Ở trẻ dưới 2 tháng, tỷ lệ BMHT là
30,0%; chung cho trẻ dưới 6 tháng là 23,0%. Đa số các bà mẹ có dự định cho
con cai sữa vào 18 tháng. Các yếu tố cản trở trong thực hành cho trẻ bú sớm:
mẹ mệt yếu sau đẻ, mẹ phải đẻ mổ hoặc có can thiệp y tế, mẹ dùng thuốc
kháng sinh, mẹ chưa có sữa, mẹ khơng có người giúp đỡ, không được cán bộ
y tế (CBYT) khuyên và hỗ trợ, mẹ và trẻ bị cách ly nên không thể cho trẻ bú
sớm. Những khó khăn chính bà mẹ khơng thể NCBSM trong 6 tháng đầu là
mẹ phải đi làm, mẹ không đủ sữa nên phải tập cho trẻ ăn dặm, tập quán
NCBSM có thể bổ sung thêm một số nước uống, ảnh hưởng của việc quảng
cáo sữa ngoài [15].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 322 trẻ từ 5 - 6 tháng tuổi được tiến
hành tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nhằm mô tả thực trạng nuôi con
bằng sữa mẹ, ăn bổ sung, nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ của tác giả Nguyễn
Lân năm 2010 cho thấy có 44,4% trẻ được cho bú ngay trong vịng nửa giờ
sau sinh; 15,2% bà mẹ cho con bú sau 24 giờ; hơn 50,0% bà mẹ cho trẻ ăn,
uống các thức ăn khác trước khi cho bú lần đầu; khoảng 90,0 % trẻ bắt đầu
ABS dưới 4 tháng tuổi, 10,4% trẻ từ 4 - 5 tháng và 0,7% từ 5 - 6 tháng tuổi;
tháng tuổi trung bình trẻ bắt đầu ABS là 3,4 tháng; thực phẩm chế biến cho trẻ
ABS là các loại bột gạo, bột ăn liền (70,3%); các loại thịt, cá, trứng chỉ chiếm
(32,8%); lí do chủ yếu trẻ được cho ABS sớm là do mẹ bận công việc (54,9%)
và mẹ khơng đủ sữa (16,9%); thực hành chăm sóc trẻ bệnh chưa phù hợp:
52,2% bà mẹ cho con bú nhiều hơn khi trẻ bị bệnh và vẫn còn 5,3% bà mẹ
cho bú ít hơn khi con họ bị ốm [21].



14

Nghiên cứu của Lê Thị Hương tại Quảng Trị năm 2008 cho thấy 31,9%
trẻ được ABS sớm trước 4 tháng, hầu hết trẻ ăn bột khoảng 5 tháng tuổi, ăn
cháo lúc 9 tháng tuổi và ăn cơm khoảng 13 tháng. Số bữa ăn trung bình của
trẻ là 2,6 ± 1,1 [18]. Tại Thanh Hóa năm 2009, theo kết quả nghiên cứu của
Lê Thị Hương cho thấy 53,7% trẻ được ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi; 27,9%
trẻ được ăn bổ sung 4 - 6 tháng và 18,4% trẻ được ăn bổ sung sau
6 tháng. Loại thức ăn phổ biến nhất là cơm nhai và bột gạo (47,9% và 46,3%),
số bữa ăn trung bình của trẻ là 3,1 ± 0,6 [17]. Nghiên cứu của Lương Ngọc
Trương tại Thanh Hóa năm 2011 cho thấy tỷ lệ trẻ được ABS từ tháng thứ 6 7 là 60,2% và trước 6 tháng là 39,8% tuy nhiên tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong
6 tháng đầu chỉ đạt 5,0% [29].
Nghiên cứu can thiệp về hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng
lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh
dưỡng thấp cịi ở huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ từ năm 2011- 2014 cho thấy
tỷ lệ trẻ 6 - 23 tháng được ăn đúng thời điểm theo khuyến nghị của WHO là
23,35%; còn lại 76,6% trẻ được cho ăn sớm trước 6 tháng. Bữa ăn bổ sung
của trẻ khá đa dạng; tỷ lệ ngũ cốc, khoai củ chiếm đa phần (95,0%); thịt cá
cũng rất cao (83,2%); sữa và chế phẩm từ sữa (63,7%); đậu đỗ (43,9%); trứng
(40,8%). Tiêu thụ rau quả ở dưới mức trung bình với rau quả giàu vitamin
42,0% và rau quả khác 46,9% [12].
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh trên đối tượng là những bà mẹ trong
độ tuổi 15 - 49 đang nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi của 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên
và Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, thời gian tiến hành từ
tháng 12/2011 đến 01/2012 cho thấy thực hành cân trẻ và theo dõi trẻ bằng
biểu đồ tăng trưởng của các bà mẹ còn chưa tốt và chưa đồng đều giữa các
tỉnh: chỉ có 52,6% bà mẹ có con nhỏ nhất của họ được cân và theo dõi bằng
biểu đồ tăng trưởng, cao nhất ở Phú Yên (67,7%) và thấp nhất ở Khánh Hòa
(41,7%). Khi trẻ bị ho hoặc sốt, phần lớn các bà mẹ đều đưa con đến khám và

điều trị tại cơ sở y tế (77,7% và 75,6% theo thứ tự) [26].


15

1.5. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hương Vinh là một xã đồng bằng nằm về phía Đơng của thị xã Hương
Trà cách trung tâm thị xã khoảng 7 km và cách trung tâm thành phố Huế 4 km
về phía Bắc. Tồn xã được chia làm 08 thơn và 01 đội, gồm: Thế Lại Thượng,
Bao Vinh, Địa Linh, La Khê, Minh Thanh, Triều Sơn Nam, Triều Sơn Đông,
Thủy Phú và đội 12B. Tổng diện tích đất tự nhiên xã Hương Vinh khoảng 721
ha, dân số có 2.883 hộ với 14.172 nhân khẩu, trong đó có 119 hộ nghèo chiếm
3,95%; số trẻ em dưới 5 tuổi toàn xã khoảng 1.259 trẻ. Địa phương nằm dọc
đường tỉnh lộ 4, tiếp giáp với nhiều xã phường, đồng thời có các ngành nghề
truyền thống nên ngành dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp phát triển
mạnh, lao động trong nghành nông nghiệp giảm dần [33].
Trạm Y tế xã Hương Vinh ở gần trục đường giao thơng của xã, có diện
tích 2.500 m2 với đầy đủ các phòng chức năng theo quy định của Bộ Y tế. Hiện
nay, cán bộ y tế ở Trạm có 1 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 1 y sĩ cổ truyền, 1 y sĩ
dự phòng, 1 điều dưỡng trung cấp, 1 nữ hộ sinh và 1 cán bộ dân số, ngồi ra
cịn có 9 y tế thôn cùng phối hợp công tác [33].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU


16

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sinh sống tại
xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tính đến ngày
31/10/2015 (ngày thu thập số liệu cuối cùng) tức là các bà mẹ sinh con từ
ngày 01/11/2010 đến 31/10/2015.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.3. Thời gian thu thập số liệu
Từ ngày 01/10/2015 đến ngày 31/10/2015.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức [14]:

n

=

Trong đó : n: Số bà mẹ cần điều tra
Z1-α/2: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng Zα/2 = 1,96
p: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng hoặc thực hành đúng về ni
dưỡng và chăm sóc trẻ, chọn p = 0,05 để có được cỡ mẫu lớn nhất.
d: Độ chính xác mong muốn của tỷ lệ, chọn d = 0,05.
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập:

n = 384

Lấy thêm 10% để dự phòng các đối tượng vắng mặt nên cỡ mẫu là 422.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 2 giai đoạn:


17

Giai đoạn 1: Chọn ngẫu nhiên các thôn: Xã Hương Vinh có 9 thơn. Tiến
hành bốc thăm ngẫu nhiên 5 thôn. Các thôn được chọn là Thế Lại Thượng,
Bao Vinh, Triều Sơn Đông, Triều Sơn Nam, Địa Linh.
Giai đoạn 2: Chọn các bà mẹ cần điều tra ở mỗi thôn theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách đã lập:
- Lập danh sách bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại mỗi thôn (theo danh sách
của cán bộ dân số): Thế Lại Thượng 174 bà mẹ, Bao Vinh 69 bà mẹ, Triều
Sơn Đông 259 bà mẹ, Triều Sơn Nam 226 bà mẹ và Địa Linh 258 bà mẹ. Như
vậy, có tổng 986 bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở cả 5 thôn.
- Tại mỗi thôn, số bà mẹ được chọn tỷ lệ với tổng số bà mẹ có con dưới 5
tuổi sống ở trong thơn nghĩa là thơn nào có nhiều người hơn thì sẽ có nhiều
người được chọn hơn, theo công thức: m = n.K/N (m: số mẫu cần chọn ở từng
thôn; n: tổng số mẫu cần lấy (n = 422); K: số bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại các
thơn; N: tổng số bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 5 thơn).
Sau khi tính tốn, số bà mẹ được chọn ở mỗi thôn sẽ là: Thế Lại Thượng
74, Bao Vinh 30, Triều Sơn Đông 111, Triều Sơn Nam 97 và Địa Linh 110.
- Sau khi đã có cỡ mẫu của từng thơn, chọn ngẫu nhiên các bà mẹ vào
mẫu nghiên cứu từ danh sách các bà mẹ tại các thôn để phỏng vấn theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống:
+ Dựa vào danh sách bà mẹ tại mỗi thôn đã lập. Lấy tổng số bà mẹ chia
cho số bà mẹ cần chọn sẽ được khoảng cách chọn k.
+ Chọn bà mẹ đầu tiên có giá trị t sao cho: k ≥ t ≥ 1.
+ Bà mẹ thứ hai chọn có giá trị = t +1k, tương tự bà mẹ thứ 3 được
chọn có giá trị = t + 2k, tiếp tục như thế cho đến khi chọn bà mẹ cuối cùng.
Mẫu được chọn bằng tổng số bà mẹ được chọn tại 5 thôn.

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu


18

Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ. Công cụ thu
thập số liệu là phiếu phỏng vấn được chuẩn bị trước, gồm các câu hỏi được
xây dựng theo cấu trúc:
- Câu hỏi đóng: Câu hỏi gồm có nhiều câu trả lời sẵn để người được hỏi
lựa chọn.
- Câu hỏi mở: Câu hỏi cho phép trả lời tự do, người phỏng vấn ghi lại
câu trả lời của người được hỏi, không cung cấp câu trả lời nào trước để người
được hỏi chọn lựa.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
- Ni con bằng sữa mẹ: Lợi ích của sữa mẹ, tỷ lệ trẻ được bú mẹ, thời
điểm bú mẹ lần đầu sau sinh, thời gian bú mẹ hoàn toàn, thời gian cai sữa,
thực hành cho trẻ bú mẹ.
- Ăn bổ sung của trẻ: Thời điểm ăn bổ sung, tỷ lệ xuất hiện thực phẩm trong
3 ngày trước, tỷ lệ khẩu phần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm.
- Cho trẻ bú và ăn khi trẻ ốm, sử dụng Oresol khi trẻ bị tiêu chảy.
- Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch, tỷ lệ trẻ 6 - 36 tháng tuổi được uống
vitamin A, cân trẻ hàng tháng và sử dụng biểu đồ tăng trưởng của bà mẹ.
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt, thực hành đạt về ni dưỡng và chăm sóc trẻ.
2.3.2. Một số yếu tố liên quan
- Một số yếu tố liên quan đến kiến thức ni dưỡng và chăm sóc trẻ: Trình
độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, số con hiện có, kinh tế hộ gia đình.
- Một số yếu tố liên quan đến thực hành ni dưỡng và chăm sóc trẻ: Trình
độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, số con hiện có, kinh tế hộ gia đình.
- Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành ni dưỡng và chăm sóc trẻ.



19

2.4. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ CÁC BIẾN SỐ
2.4.1. Phần thông tin chung
2.4.1.1. Thông tin chung của bà mẹ
- Trình độ học vấn (TĐHV):
+ Trung học cơ sở (THCS) trở xuống: Mù chữ, tiểu học, THCS.
+ Trung học phổ thông (THPT) trở lên: THPT, trên THPT.
- Nghề nghiệp hiện tại: Phân thành các nhóm nghề nghiệp sau:
+ Cán bộ viên chức (CBVC), công nhân.
+ Làm ruộng, buôn bán, nội trợ, nghề nghiệp khác.
- Số con hiện có:
+ Từ 1 - 2 con
+ Từ 3 con trở lên
- Kinh tế hộ gia đình: Căn cứ theo Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg
ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn
hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 [27]. Nghiên cứu
phân chia tình trạng kinh tế hộ gia đình như sau :
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình qn từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
2.4.1.2. Thông tin chung của trẻ
- Tháng tuổi: Xác định tháng tuổi của trẻ theo cách quy tuổi về tháng gần
nhất.


20


Phân thành các nhóm : 0 - < 12 tháng; 12 - < 24 tháng; 24 - < 36 tháng;
36 - < 48 tháng; 48 - < 60 tháng.
- Giới tính: Nam, nữ.
2.4.2. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về ni dưỡng và chăm sóc trẻ
Bảng 2.1. Nội dung đánh giá kiến thức của bà mẹ
Nội dung

Điểm
1

Điểm cần đạt

- Khơng

-1

1

- Khơng biết
- Trong vịng 1 giờ đầu sau sinh

0
1

bú mẹ lần đầu
Bú mẹ

- Không biết
- Trẻ bú mẹ, khơng ăn thêm gì


0
1

hồn tồn
Thời gian bú

- Khơng biết
- Trong vịng 6 tháng đầu

0
1

mẹ hồn tồn
Thời gian

- Khơng biết
- Tối thiểu khi trẻ 12 tháng

0
1

cai sữa
Thời gian

- Không biết
- Trẻ trịn 6 tháng

0
1


ăn bổ sung

- Khơng biết
Chất bột, chất đạm, chất béo,

0

Sữa non có lợi
cho trẻ
Thời gian

Câu trả lời
- Có

1
1
1
1
1

vitamin và muối khống
Thực phẩm

+ Nêu được đầy đủ 4 nhóm

ăn bổ sung

1


+ Nêu được 1 đến 3 nhóm

0

+ Khơng nêu được nhóm nào

-1

- Bú nhiều hơn

2

- Bú như bình thường

1

- Bú ít hơn

-1

- Khơng biết
- Đúng

0
1

Trẻ bú mẹ khi
trẻ bị ốm
Hiểu về biểu


1

2

1


×