Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chuyên đề Bảo vệ Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.13 KB, 7 trang )

Giáo án chuyên đề Nguyễn Quốc Huy
Ngày soạn: 25/9/2010;
Ngày giảng: 28/9/2010, 19/10/2010.
Chuyên đề: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I. Mục tiêu: Sau bài học này hoc viên:
- Xác định được sự cần thiết phải tiết kiêm và bảo vệ nguồn nước;
- Trình bầy được nguyên nhân gây ô nhiễm và ảnh hưởng của nước bị ô nhiễm;
- Nêu lên được các hành động tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước;
- Biết cách làm sạch nước ở gia đình.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, máy chiếu;
- Bút dạ, giấy Ao, bìa màu, băng dính, cốc nước, đường muối, dấm ăn.
III. Nội dung, phương pháp
TT Nội dung Phương pháp Thời gian (90 phút)
1 Khởi động Trò chơi 5-7'
2 Nước chúng ta dùng lấy từ đâu? Động não 10'
3 Nước bị ô nhiễm như thế nào? - Làm thí nghiệm
- Thảo luận nhóm
20'
20'
4 Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến
sức khỏe như thế nào?
Thảo luận cả lớp 10'
5 Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Động não 20'
6 Kết luận 3-5'
IV. Tiến trình bài học
Khởi động, giới thiệu bài
Hoạt động: Trò chơi "Lấy nước".
Chuẩn bị 10-15 Tấm bìa màu cắt hình cái xô nhỏ.
Giới thiệu bài: Chúng ta vừa chơi trò chơi "Lấy nước". Trong cuộc sống,
hàng ngày chúng ta vẫn lấy nước. Tuy nhiên đã bao giờ chung s ta tự hỏi nước


chúng ta thường dùng có từ đâu? Nguồn nước mà chúng ta sử dụng có phải là vô
tận không? Thế nào là nước bị ô nhiễm? Tại sao bị ô nhiễm? Nước bị ô nhiễm có
tác hại gì? Làm thế nào để có nước sạch?... Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm
hiểu những vấn đề này.
Tổ Nghề & GDCĐ Trung tâm GDTX Kỳ Sơn
Giáo án chuyên đề Nguyễn Quốc Huy
Nội dung 1
Nước chúng ta dung có từ đâu
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn nước
- Hươnmg dẫn cả lớp thảo luận: "Hàng ngày chúng ta lấy nước ở đâu để sử
dụng? Nước đó có từ nguồn nào?".
- Yêu cầu HV trả lời theo thực tế (nước máy, nước mơa, nước sông, nước
giếng…).
- Ghi mọi ý kiến lên bảng theo 2 cột (nước mặt và nước ngầm).
- Hướng dẫn HV thảo luận tiếp: "Ở địa phương mình có thiếu nước không?".
+ "Vậy nước có phải là vô tận không?".
+ "Liệu có bao giờ chúng ta lo lắng nguồn nước ở địa phương mình sẽ hết
không?".
- Tóm tắt và kết luận:
• Hàng ngày chúng ta có thể lấy nước từ vòi nước, bể chứa nước mưa, nước
sông, nước giếng,… Tất cả những nguồn nước đó được chia thành 2 loại cơ
bản sau:
. Nước bề mặt: Nước mưa, sông, suối, ao, hồ,…
. Nước ngầm: Nước giếng, nước giếng khoan,…
• Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất. Tuy nhiên có tới 97% là nước biển. Nước
ngọt chỉ chiếm 3%. Trong đó nước đóng băng trên đỉnh núi, ở hai đầu Bắc
Cực và Nam Cực chiếm khoảng 2,7%. Vì vậy có thể nói rằng nguồn nước
không phải là vô tận.
Nội dung 2
Nước bị ô nhiễm như thế nào

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính hòa tan của nước
- Chia HV thành 03 nhóm để thảo luận và làm các thí nghiệm về tính hòa tan
trong nước của muối ăn, đường, đất, dấm…
- Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm bằng cách hòa tan đường, muối, dấm
vào 3 cốc riêng biệt.
- Cầm một cốc nước đã hòa tan đường của một nhóm và yêu cầu các nhóm còn
lại đoán xem đó là nước gì? Lần lượt như vậy với các cốc còn lại. HV có thể
trả lời sai vì cả ba cốc đều trong suốt, nên khó phát hiện.
- Gợi ý HV thảo luận ưu, nhược điểm tính hòa tan của nước.
- Toám tắt, kết luận:
Tổ Nghề & GDCĐ Trung tâm GDTX Kỳ Sơn
Giáo án chuyên đề Nguyễn Quốc Huy
Nước là một chất đặc biệt có khả năng hòa tan được rất nhiều chất. Tính chất
này vừa có ưu điểm, lại vừa có nhược điểm. Đó là nước chuyển các chất dinh
dưỡng đi nuôi cơ thể con người, động vật và thực vật. Đồng thời các chất có hại,
các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong nước cũng theo nước vào cơ thể gây bệnh tật
cho người và động, thực vật.
Hoạt động 3: Thảo luận về sự ô nhiễm nguồn nước
- Hướng dẫn HV chia thành 03 nhóm và thảo luận về thực trạng và nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bầy, các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Giáo viên bổ sung thêm các nguyên nhân gây ô nhiễm và tóm tắt:
Các chất ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước vì:
• Nhà vệ sinh, chuồng gia súc gần giếng nước;
• Người và động vật phóng uế bừa bãi, đổ rác thải gần sông, suối. Gia súc,
gia cầm thả rông;
• Dùng điện, chất nổ đánh cá;
• Nước thải từ bệnh viện chưa qua xử lý, từ gia đình đổ thẳng ra sông, suối.
• Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý (từ nhà máy, cơ sở sản xuất…);
• Dùng phân, hóa chất, thuôc trừ sâu, diệt cỏ…quá nhiều không theo qui

định. Rửa dụng cụ, đổ hóa chất độc hại còn thừa vào nguồn nước;
• Nạn phá rừng gây ra lũ, lụt…
• Đục ống dẫn nước làm cho các chất có hại xâm nhập vào ống nước…
Nội dung 3
Tác hại của nước bị ô nhiễm
Hoạt động 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của nước bị ô nhiễm
- Hướng dẫn HV nhớ và kể lại một vài bệnh đã xảy ra ở địa phương do người
dân sử dụng nguồn nước bẩn (như đau mắt, đau bụng đi ngoài…).
- GV bổ sung thêm một số thông tin về ảnh hưởng của một số chất gây ô
nhiễm hòa tan trong nước (như thuốc trừ sâu, diệt cỏ…).
Việc sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây
bệnh:
• Các chất thải chứa các chất độc gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất này
xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ có nguy cơ gây khối u, ung thư;
• Nếu trong nước thiếu Flo, I-ốt sẽ gây sâu răng, thừa sẽ gây sún răng…;
Tổ Nghề & GDCĐ Trung tâm GDTX Kỳ Sơn
Giáo án chuyên đề Nguyễn Quốc Huy
• Dùng nước bẩn dễ bị ghẻ lở, hắc lào, eczema…;
• Các thuốc trừ sâu có trong nguồn nước có thể gây ung thư, trẻ em thiếu
ôxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm trí thông minh, thiểu năng trí tuệ;
• Vi khuẩn đường ruột có trong nước gây rối loạn tiêu hóa, bệnh đường
ruột, giun, sán…;
• Ngoài ra cá vavf các vi sinh vật sẽ bị biến dạng hoặc chết…
Nội dung 4
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Hoạt động 5: Thảo luận về các hành động tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
- Động viên cả lớp suy nghĩ nhanh và phát biểu ngay suy nghĩ của mình theo
các gợi ý sau:
• Thế nào là tiết kiệm nước? Cần phải làm gì để tiết kiệm nước?
• Những biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương?

• Bạn đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ở địa phương mình?
- Ghi tất cả các ý kiến lên bảng.
- Hưỡng dẫn cả lớp nhận xét và rút ra kết luận.
Những hành động tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước:
• Không nên để vòi nước chảy tràn liên tục trong khi giặt rũ, rửa rau, rửa
bát…
• Không nên để nước tràn bể. Khi bể nước đầy nhớ khóa vòi lại hoăc lắp
van tự động;
• Hãy khóa van tổng hoặc nút đường ống lại khi không dùng nước;
• Không đục đường ống trái phép;
• Bảo vệ môi trường sạch sẽ. Dọn sạch dòng sông và xung quanh bờ;
• Nơi đổ rác, nhà vệ sinh và chuồng nuôi gia súc phải xa nguồn nước;
• Kè hoặc trồng nhiều cây trên bờ sông để bảo vệ và chống xói mòn, lở đất.
• Nên dùng phân hữu cơ đã ủ kỹ, hạn chế dùng phân hóa học;
• Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc…
Tổ Nghề & GDCĐ Trung tâm GDTX Kỳ Sơn
Giáo án chuyên đề Nguyễn Quốc Huy
Ngày soạn: 21/11/2010;
Ngày giảng: 23/11/2010, 21/12/2010.
Chuyên đề: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI
I. Mục tiêu: Sau bài học này học viên:
- Xác định được những thách thức chính đối với môi trường Thế giới hiện nay;
- Chỉ ra được nguyên nhân chính gây ra suy thoái môi trường Thế giới;
- Xác định những biện pháp bảo vệ môi trường toàn cầu;
- Có thái độ tôn trọng và ý thức bảo vệ môi trường toàn cầu.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, máy chiếu; một số hình ảnh và thông tin về môi trường;
- Bút dạ, giấy Ao, bìa màu, băng dính.
III. Nội dung, phương pháp
TT Nội dung Phương pháp Thời gian (120 phút)

Khởi động, đặt vấn đề 10'
1 Tình hình biến đổi về khí hậu và
thiên tai.
Thảo luận lớp
Động não
30'
2 Suy thoái tài nguyên và suy giảm
tính đa dạng sinh học
Thảo luận nhóm 35'
3 Tình hình ô nhiễm môi trường. Thảo luận nhóm 35'
Kết luận 10'
IV. Tiến trình bài học
Khởi động: Tổ chức trò chơi hay văn nghệ.
Giới thiệu bài: Môi trường sống của chúng ta không chỉ ảnh hưởng một
cách riêng biệt tới từng quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ mà môi trường sống ở các
vùng, các nước có mối liên hệ tác động qua lại. Thiên tai xẩy ra ở một nước sẽ lan
sang hay ảnh hưởng đến cuộc sống của các nước láng giềng và cả toàn cầu. Hôm
nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề môi trường trên Thế giới hiện nay.
Tổ Nghề & GDCĐ Trung tâm GDTX Kỳ Sơn

×