Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 (KHẢO SÁT QUA 6 TIỂU THUYẾT: NỖI BUỒN CHIẾN TRANH – BẢO NINH, THIÊN SỨ PHẠM THỊ HOÀI, ĐI TÌM NHÂN VẬT – TẠ DUY ANH, THOẠT KỲ THỦY – NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG, VÀ KHI TRO BỤI – ĐOÀN MINH PHƯỢNG, T MẤT TÍCH – THUẬN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.46 KB, 177 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA NGỮ VĂN
BỘ MÔN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

Đề tài:

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
(KHẢO SÁT QUA 6 TIỂU THUYẾT:
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH – BẢO NINH,
THIÊN SỨ - PHẠM THỊ HOÀI, ĐI TÌM NHÂN VẬT – TẠ DUY ANH,
THOẠT KỲ THỦY – NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG,
VÀ KHI TRO BỤI – ĐỒN MINH PHƯỢNG, T MẤT TÍCH – THUẬN)

GVHD:

TS. Phạm Thị Thùy Trang

SVTH:

Nhóm 9

Ca học:

Chiều thứ 5 – A103. ADV

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 – 2017


1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ST


T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

HỌ VÀ TÊN

MSSV

Nguyễn Kiều Anh
Lê Nguyễn Ngọc Ánh
Lê Phúc Ngun Chi (Khơng hoạt động nhóm)
Võ Nguyễn Thị Thu Hiền
Phạm Ngọc Hiếu
Nguyễn Thị Xuân Kim

Phạm Khánh Linh
Bùi Thị Minh Ngọc
Thái Tô Quỳnh Nhi
Huỳnh Thị Ý Nhi
Hồ Thị Thu Phương (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Viên Dung
Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Thị Mỹ Hịa
Nguyễn Thị Kim Hương
Phan Thị Lê
Đào Thị Hồng Phương
Hồng Yến

K40. 606. 001
K40. 606. 002
K40. 606. 004
K40. 606. 014
K40. 606. 015
K40. 606. 019
K40. 606. 025
K40. 606. 030
K40. 606. 032
K40. 606. 033
K40. 606. 037
K40. 606. 058
K40. 606. 068
K40. 606. 072
K40. 606. 074
K40. 606. 077
K40. 606. 099

K40. 606. 126


2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........................................................7
1. 1. Khái quát về tiểu thuyết......................................................................7
1. 1. 1. Khái niệm..................................................................................7
1. 1. 2. Đặc điểm...................................................................................7
1. 1. 3. Phân loại....................................................................................9
1. 2. Các yếu tố của tác phẩm tự sự.........................................................11
1. 2. 1. Cốt truyện................................................................................11
1. 2. 2. Lời kể......................................................................................12
1. 2. 3. Ngơi kể....................................................................................12
1. 2. 4. Điểm nhìn trần thuật................................................................13
1. 3. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội tác động đến văn học Việt Nam sau 1975
.....................................................................................................................14
1. 4. Quá trình vận động của nền văn học Việt Nam sau 1975..............15
1. 4. 1. Giai đoạn 1975 – 1985............................................................15
1. 4. 2. Giai đoạn 1986 – 1991............................................................15
1. 4. 3. Giai đoạn từ 1992 đến nay......................................................16
1. 5. Vài nét khái quát về một số tác giả, tiểu thuyết tiêu biểu của văn
học Việt Nam sau 1975..............................................................................17
1. 5. 1. Bảo Ninh và “Nỗi buồn chiến tranh”.....................................17
1. 5. 1. 1 Tác giả Bảo Ninh..............................................................17
1. 5. 1. 2. Tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”.................................17
1. 5. 2. Phạm Thị Hoài và “Thiên sứ”................................................19
1. 5. 2. 1. Tác giả Phạm Thị Hoài....................................................19
1. 5. 2. 2. Tác phẩm “Thiên sứ”......................................................20
1. 5. 3. Tạ Duy Anh và “Đi tìm nhân vật”..........................................23

1. 5. 3. 1. Tác giả Tạ Duy Anh........................................................23
1. 5. 3. 2. Tác phẩm “Đi tìm nhân vật”...........................................24


3
1. 5. 4. Nguyễn Bình Phương và “Thoạt kỳ thủy”..............................27
1. 5. 4. 1. Tác giả Nguyễn Bình Phương.........................................27
1. 5. 4. 2. Tác phẩm “Thoạt kỳ thủy”..............................................28
1. 5. 5. Đoàn Minh Phượng và “Và khi tro bụi”.................................30
1. 5. 5. 1. Tác giả Đoàn Minh Phượng............................................30
1. 5. 5. 2. Tác phẩm “Và khi tro bụi”..............................................30
1. 5. 6. Thuận và “T mất tích”............................................................33
1. 5. 6. 1. Tác giả Thuận..................................................................33
1. 5. 6. 2. Tác phẩm “T mất tích”...................................................34
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM SAU 1975.................................................................................................36
2. 1. “Nỗi buồn chiến tranh” - Bảo Ninh..................................................36
2. 1. 1. Đặc điểm nội dung..................................................................36
2. 1. 1. 1. Chủ đề.............................................................................36
2. 1. 1. 2. Hình tượng nhân vật........................................................36
2. 1. 2. Đặc điểm nghệ thuật................................................................49
2. 1. 2. 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.........................................49
2. 1. 2. 1. Kết cấu.............................................................................56
2. 1. 2. 3. Ngôi kể - Lời kể..............................................................58
2. 1. 2. 4. Giọng điệu.......................................................................61
2. 1. 2. 5. Điểm nhìn trần thuật........................................................62
2. 2. “Thiên sứ” - Phạm Thị Hoài.............................................................62
2. 2. 1. Đặc điểm nội dung..................................................................62
2. 2. 1. 1. Chủ đề.............................................................................62
2. 2. 1. 2. Hình tượng nhân vật........................................................63

2. 2. 2. Đặc điểm nghệ thuật................................................................72
2. 2. 2. 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.........................................72
2. 2. 2. 2. Kết cấu.............................................................................77


4
2. 2. 2. 3. Ngôi kể - Lời kể..............................................................79
2. 2. 2. 4. Giọng điệu.......................................................................81
2. 2. 2. 5. Điểm nhìn trần thuật........................................................84
2. 3. “Đi tìm nhân vật” - Tạ Duy Anh.......................................................84
2. 3. 1. Đặc điểm nội dung..................................................................84
2. 3. 1. 1. Chủ đề.............................................................................84
2. 3. 1. 2. Hình tượng nhân vật........................................................85
2. 3. 2. Đặc điểm nghệ thuật................................................................90
2. 3. 2. 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.........................................90
2. 3. 2. 2. Kết cấu.............................................................................91
2. 3. 2. 3. Ngôi kể - Lời kể..............................................................96
2. 3. 2. 4. Giọng điệu.....................................................................101
2. 3. 2. 5. Điểm nhìn trần thuật......................................................105
2. 4. “Thoạt kỳ thủy” - Nguyễn Bình Phương........................................106
2. 4. 1. Đặc điểm nội dung................................................................106
2. 4. 1. 1. Chủ đề...........................................................................106
2. 4. 1. 2. Hình tượng nhân vật......................................................107
2. 4. 2. Đặc điểm nghệ thuật..............................................................115
2. 4. 2. 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.......................................115
2. 4. 2. 2. Kết cấu...........................................................................118
2. 4. 2. 3. Ngôi kể - Lời kể............................................................119
2. 4. 2. 4. Điểm nhìn trần thuật......................................................119
2. 5. “Và khi tro bụi” - Đoàn Minh Phượng...........................................120
2. 5. 1. Đặc điểm nội dung................................................................120

2. 5. 1. 1. Chủ đề...........................................................................120
2. 5. 1. 2. Hình tượng nhân vật......................................................120
2. 5. 2. Đặc điểm nghệ thuật..............................................................125
2. 5. 2. 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.......................................125


5
2. 5. 2. 2. Kết cấu...........................................................................126
2. 5. 2. 3. Ngôi kể - Lời kể............................................................128
2. 5. 2. 4. Giọng điệu.....................................................................133
2. 5. 2. 5. Điểm nhìn trần thuật......................................................134
2. 6. “T mất tích” - Thuận.......................................................................135
2. 6. 1. Đặc điểm nội dung................................................................135
2. 6. 1. 1. Chủ đề...........................................................................135
2. 6. 1. 2. Hình tượng nhân vật......................................................135
2. 6. 2. Đặc điểm nghệ thuật..............................................................141
2. 6. 2. 1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.......................................141
2. 6. 2. 2. Kết cấu...........................................................................144
2. 6. 2. 3. Ngơi kể và điểm nhìn trần thuật....................................145
2. 6. 2. 4. Giọng điệu.....................................................................147
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975...........148
3. 1. Khái quát chung về những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam
sau 1975....................................................................................................148
3. 1. 1. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa..........................148
3. 1. 2. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên tinh thần nhân bản, dẫn đến sự
nổi trội của khuynh hướng thế sự - đời tư.........................................148
3. 13. Văn học phát triển phong phú, đa dạng, hướng tới tính hiện đại
nhưng không kém phần phức tạp......................................................148
3. 2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam giai
đoạn sau 1975...........................................................................................149

3. 2. 1. Đặc điểm nội dung................................................................150
3. 2. 2. Đặc điểm nghệ thuật..............................................................154
3. 3. Điểm khác biệt giữa tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 và
tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1975...............................................158
KẾT LUẬN......................................................................................................166


6
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................169


7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. 1. Khái quát về tiểu thuyết
1. 1. 1. Khái niệm
“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại
và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết
có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo
đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng. ” [7, tr. 387].
1. 1. 2. Đặc điểm
- Tính chất văn xuôi: Là một thể loại thuộc phương thức tự sự, tính chất
văn xi, vì vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại tiểu
thuyết. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa tồn
vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những
sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến
tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
- Nghệ thuật kể truyện: Giống như các hình thái tự sự khác như truyện
ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của

tác phẩm. Thơng thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân
vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy
sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự,
nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong
cách: có thể thơng qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng “tơi”, cũng
có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm
nhìn trần thuật. Hiện nay, một trong những xu hướng tìm tịi đổi mới tiểu thuyết
là việc tăng thêm các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trị của nhân vật trung gian
hoặc nhân vật xưng “tơi” được “san sẻ” cho nhiều nhân vật trong cùng một tác
phẩm.


8
- Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực: Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết
chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc
gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự,
tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như
chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực
trong tác phẩm của mình.
Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, khơng chỉ
cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng
dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu
khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
- Hư cấu nghệ thuật: Hư cấu nghệ thuật cũng được coi là một đặc trưng của
thể loại, là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của
tiểu thuyết. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển
trong câu chuyện hư cấu, khơng hiện thực như sử họcvà những nhân vật hồn
tồn khơng bị lệ thuộc bởi ngun mẫu ngồi đời như những tác phẩm thuộc thể
ký. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của
lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện

pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn
lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở
thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
- Tính đa dạng về sắc độ thẩm mỹ: Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng
là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp
nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm,
như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng.
Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận
hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các
sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái
thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh cái hài…


9
- Bản chất tổng hợp: Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại
mang bản chất tổng hợp. Nó có thể dung nạp thơng qua ngơn từ nghệ thuật
những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ (những rung
động tinh tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ
thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh
âm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức màn
hiện thực); và thậm chí cả các bộ mơn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm
học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.
v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này
của thể loại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu
thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng ca-trữ tình, Roman Roland với
tiểu thuyết-giao hưởng…
1. 1. 3. Phân loại
Phân chia loại thể tiểu thuyết theo nội dung, đề tài đã có từ xa xưa trong
lịch sử văn học các nước phương Tây cũng như phương Đông. Chẳng hạn, các
tài liệu về lịch sử tiểu thuyết ở Trung Quốc nói đến các loại tiểu thuyết sau:

- Tiểu thuyết chí quái: những tác phẩm kể những chuyện quái dị. Có thể kể
đến Sưu Thần Ký, Liệt dị truyện đời Lục Triều…
- Tiểu thuyết chí nhân: ghi về lời nói, việc làm của người thường có ý nghĩa
tiêu biểu, như Thế thuyết tân ngữ…
- Tiểu thuyết truyền kỳ thịnh hành thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, như
Cổ kính ký, Bạch Viên truyện, Tiễn đăng tân thoại, Ngu sơ tân chí…
- Tiểu thuyết thoại bản đời Tống, Nguyên, Minh, tiêu biểu là các tác phẩm
của Phùng Mộng Long, Lăng Mông Sơ…
- Tiểu thuyết chương hồi: những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều
hồi, đầu mỗi hồi có “hồi mục”, là một hoặc hai câu thất ngơn dự báo tình tiết
chính của hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt
đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lượng có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành


10
loại lớn (trên 100 hồi) và loại nhỏ (khoảng 2-3 chục chương hồi trở lại). Loại lớn
thường bao gồm tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử như Tam quốc diễn nghĩa, Đông
Chu liệt quốc; tiểu thuyết truyền kỳ anh hùng như Thủy hử; tiểu thuyết thần ma
như Tây du ký; tiểu thuyết tình đời như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng; tiểu
thuyết châm biếm như Chuyện làng Nho; tiểu thuyết công án như Long đồ công
án; tiểu thuyết võ hiệp như truyện kiếm hiệp, tiền thân của những tác phẩm tiểu
thuyết Kim Dung sau này. Tiểu thuyết chương hồi loại nhỏ có thể bao gồm tiểu
thuyết tài tử giai nhân kể những mối tình của trai gái, thể hiện ước mơ hạnh
phúc lứa đôi; tiểu thuyết khiển trách vạch trần những ung nhọt xã hội như tác
phẩm Quan trường hiện hình ký.
Còn ở phương Tây, tiểu thuyết xuất hiện đa dạng tùy theo đặc điểm văn học
dân tộc. Tuy nhiên, thường thấy các thể sau:
- Tiểu thuyết hiệp sĩ (chevalric romance): là thể loại văn học tao nhã thời
trung đại xuất hiện ở Trung và Nam Âu, nhân vật chính là hiệp sĩ đi lập cơng vì
vinh quang và vì người tình. Tiêu biểu là các tiểu thuyết về vua Arter, câu

chuyện Tristan và Iser. . .
- Tiểu thuyết du đãng (picaresque novel): nhân vật trung tâm là những kẻ
bợm nghịch xuất thân từ dưới đáy xã hội, thường có óc thông minh, hài hước,
hay chơi khăm ông chủ bà chủ. Có thể kể đến tác phẩm Gil Blas ở Santillanne
của Alain-René Lesage.
- Tiểu thuyết đen (roman noir), còn gọi là tiểu thuyết kinh dị (gothic novel):
xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ 18, với cốt truyện kết hợp các motif kinh dị,
cạm bẫy, hồn ma, sức mạnh siêu nhiên với niềm hoài niệm quá vãng. Nhà văn
Mỹ Edgar Allan Poe sau này đã tiếp tục với loại thể tiểu thuyết này trong nhiều
tác phẩm của mình.
- Tiểu thuyết trinh thám (roman detective): nhân vật chính là thám tử, cốt
truyện là điều tra vụ án, tình tiết được giữ bí mật cho đến kết thúc tác phẩm.
Tiêu biểu là tác phẩm của Conan Doyle.


11
- Tiểu thuyết lịch sử (historical novel): lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là đề
tài, tuy có hư cấu một số nhân vật hay tình tiết phụ nhưng về cơ bản là tôn trọng
sự thật lịch sử. Pie Đại đế của Tolstoi thuộc dạng này.
- Tiểu thuyết giáo dục: học hỏi, kể về quá trình trưởng thành của một con
người như David Corpefil của Dickens.
- Tiểu thuyết luận đề (problem novel): thơng qua nhân vật và sự kiện trình
bày một vấn đề chủ yếu.
- Tiểu thuyết tâm lý (psychological fiction): đặt trọng tâm ở miêu tả diễn
biến tâm lý, động cơ, cảnh ngộ của nhân vật. Các tiểu thuyết của Henry James
thuộc dạng này.
- Tiểu thuyết tự truyện (autobiographical novel): nhà văn tự kể lại đời mình
một cách khách quan, trung thực, thịnh hành ở thế kỷ 19 như bộ ba tác phẩm
Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tơi của M. Gorki.
Bên cạnh đó, cũng tồn tại những quan niệm khác, như theo M. M. Bakhtin,

thể loại tiểu thuyết trải qua các hình thức như tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết
khảo nghiệm, tiểu thuyết truyện ký và tiếp đến là tiểu thuyết giáo dục.
Các nhà nghiên cứu hiện nay còn chia tiểu thuyết thành các dạng tiểu
thuyết gia đình, tiểu thuyết nơng dân, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết quan sát thế
giới, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết thư tín,
tiểu thuyết nhật ký, tiểu thuyết dịng ý thức, tiểu thuyết tư liệu…
Việc phân loại tiểu thuyết theo đề tài về cơ bản khơng tránh khỏi có chỗ
chồng chéo khi trong thực tế một tiểu thuyết có thể vừa thuộc dạng này vừa
thuộc dạng khác, nhất là những sáng tác trong thời hiện đại.
1. 2. Các yếu tố của tác phẩm tự sự
1. 2. 1. Cốt truyện
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong
tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách


12
trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác
phẩm.
Tiểu thuyết khác truyện ngắn trung đại, truyện vừa, “tiểu thuyết đoản
thiên” là ở cốt truyện đóng vai trị chủ yếu. Các yếu tố, lời nói thúc đẩy cốt
truyện phát triển, làm rõ mọi chi tiết và nhân vật trong nó. Nó xóa bỏ nội dung
giữa người trần thuật và nội dung trần thuật; nó miêu tả hiện tại cùng thời, nhìn
nhận, tiếp xúc nhân vật một cách gần gũi. Nó giúp họ có cái nhìn nhiều chiều, đa
chủ thể, hấp thu mọi lời nói tạo nên cuộc đối thoại giữa các giọng khác nhau.
Kết cấu tiểu thuyết thường là kết cấu để ngỏ.
Tiểu thuyết là thể loại đa dạng về mặt thẩm mĩ, có khả năng tổng hợp và
thu hút vào bản thân nó những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ của nhiều loại hình
nghệ thuật khác “Ðức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng
hóa mọi loại tác phẩm khác vào mình” (Ph. Mác xơ- Nhà nghiên cứu tiểu thuyết
Pháp)

1. 2. 2. Lời kể
Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời văn) nghệ thuật do nhà văn
sáng tạo trên cơ sở sản phẩm xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật
này chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học.
Ðặc điểm chung của văn học nghệ thuật là phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng nhưng trong mỗi bộ mơn và loại hình nghệ thuật khác nhau, các hình
tượng có những đặc điểm cụ thể riêng. Những đặc điểm cụ thể đó của hình
tượng được qui định bởi chất liệu và phương tiện riêng.
Lời tác giả và lời nhân vật. Lời tác giả thường chính là lời trần thuật hoặc
miêu tả còn lời nhân vật là lời mà nhân vật trực tiếp nói lên trong tác phẩm.
Lời trực tiếp và lời gián tiếp. Lời trực tiếp phù hợp là lời mà nhân vật nghĩ
sao, nói vậy. Lời trực tiếp không phù hợp là lời nhân vật nghĩ một dằng, nói một
nẽo, nghĩ ít, nói nhiều hoặc ngược lại. Theo Bakhtin, lời gián tiếp có thể chia
làm 2 loại: lời gián tiếp một giọng và lời gián tiếp 2 giọng. Lời gián tiếp một


13
giọng là lời tái hiện hay bình phẩm các hiện tượng của thế giới theo ý nghĩa
khách quan vốn có của chúng theo ý đồ của tác giả, không liên quan gì đến ý
thức, suy nghĩ của người khác về chúng.
1. 2. 3. Ngôi kể
Người kể chuyện là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là một người do nhà
văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Khác với người kể chuyện
trực tiếp lộ diện như trong diễn xướng dân gian, có thể sử dụng các yêu tố phi
ngôn ngữ như ánh mắt, người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dịng
chữ. Người kể chuyện ấy có thể kể bằng ngơi thứ nhất, ngơi thứ hai và ngơi thứ
ba.
1. 2. 4. Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là
vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa
điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan
trọng.
Điểm nhìn nghệ thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của
kết cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện
tượng trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề
trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều
đặc biệt quan trọng.
Có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngơn, trình bày, miêu tả phù
hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của anh ta. Nó là vị trí dùng để quan
sát, cảm nhận, đánh giá.
Điểm nhìn trần thuật được phân chia trên 2 bình diện:
- Xét về bình diện trường nhìn trần thuật được chia thành 2 loại: trường
nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật.


14
+ Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngồi câu chuyện để quan sát
đối tượng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần thuật.
+ Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo quan
điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Trần thuật theo điểm nhìn nhân vật mang
đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi
địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật.
- Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và
điểm nhìn bên ngồi:
+ Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính
của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật.
+ Điểm nhìn bên ngồi: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí
bên ngồi có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật.
Sự phân biệt trên đây hồn tồn mang tính tương đối vì hầu như khơng có

tác phẩm nào chỉ sử dụng một điểm nhìn mà các điểm nhìn được di động, sử
dụng linh hoạt, phối hợp với nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.
1. 3. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội tác động đến văn học Việt
Nam sau 1975
Ngày 30/4/1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm đã két
thúc toàn thắng. Đất nước thu về một mối, uy tín của Việt Nam trên trường quốc
tế mở rộng (quan hệ với 97 nước trên thế giới). Đất nước bước vào thời kỳ mới.
Đại hội lần thứ tư, 5, 6, 7, 8 được tiến hành định kỳ, mỗi nhiệm kỳ đại hội đều
đặt ra cho đất nước những nhiệm vụ mới. Kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và sự
trở lại của cuộc sống đời thường, những khát vọng hạnh phúc, tự do muôn thuở
của con người cá nhân.
Đồng thời, cơ chế thị trường cũng tác động đến quá trình hội nhập kinh tế văn hóa: Sự chấm dứt của nền văn hóa bao cấp và sự trở lại của đời sống văn
học dân chủ, mang tính cạnh tranh; sự du nhập ồ ạt của những luồng tư tưởng,


15
văn hóa hiện đại trên thế giới; sự hình thành của một công chúng đọc đa dạng,
với thị hiếu thẩm mỹ phức tạp.
Đặc biệt đại hội đảng lần thứ VI (1986), Nghị quyết về mới nền văn học là
yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn của đất nước. Đặc biệt từ nghị
quyết VI của đảng luôn luôn đặt cho văn học nghệ thuật một nhiệm vụ mới quan
trọng đó là: “Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi sáng tạo cuả văn học nghệ thuật,
tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật”.
Văn nghệ phải biết cổ vũ cái tốt phê phán cái sấu, chống các khuynh hướng trái
với đường lối văn nghệ của Đảng. Công cuộc đổi mới đã đáp ứng đúng nguyện
vọng của các nhà văn và độc giả cũng như quy luật phát triển khách quan của
lịch sửvà nó trở thành phong trào mạnh mẽ. Như vậy hoàn cảnh lịch sử mới đã
tạo nên một nền văn học có những thay đổi rõ nét có chiều sâu, phát triển theo
hướng đổi mới, dân chủ phát triển mạnh mẽ gây được sự chú ý của dư luận.
1. 4. Quá trình vận động của nền văn học Việt Nam sau

1975
1. 4. 1. Giai đoạn 1975 – 1985
Giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang
nền văn học thời hậu chiến.
Sau ngày đất nước thống nhất, lịch sử VN chuyển qua một thời đại mới,
nhưng văn học nghệ thuật vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến,
với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Diễn ra sự vận động ngầm của đời sống văn học, với những trăn trở vật vã,
tìm tịi thầm lặng ở một số nhà văn mẫn cảm với đòi hỏi của cuộc sống và có ý
thức trách nhiệm cao về ngịi bút của mình. Đó là những người đi tiên phong
trong cơng cuộc đổi mới văn học.
Tác phẩm tiêu biểu: kịch Rừng trúc (1978) và Nguyễn Trãi ở Đơng Quan
(1979) của Nguyễn Đình Thi, tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành (1983), Bến quê (1985) của Nguyễn Minh Châu, tiểu thuyết Gặp gỡ cuối


16
năm (1981) của Nguyễn Khải, kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984), Tôi và
chúng ta (1985) của Lưu Quang Vũ, tập thơ Ánh trăng (1984) của Nguyễn Duy,
tập thơ Tự hát (1984) của Xuân Quỳnh, tập thơ Hoa trên đá (1984) của Chế Lan
Viên, tập thơ Người đàn bà ngồi đan (1985) của Ý Nhi…
1. 4. 2. Giai đoạn 1986 – 1991
Đây là giai đoạn đổi mới toàn diện và sôi nổi trên tất cả mọi lĩnh vực của
văn học nghệ thuật.
Từ năm 86 trở đi, những cuộc tranh luận về văn học diễn ra sôi nổi nhờ bầu
không khí tương đối dân chủ, lành mạnh, tạo nên sự khởi sắc và đổi mới mạnh
mẽ, quyết liệt trong sáng tác văn học cũng như mọi lĩnh vực nghệ thuật khác.
Một loạt phóng sự về những thực trạng nhức nhối trong xã hội, đặc biệt là
tình hình ở nơng thơn: Lời khai của bị can (1987) của Trần Huy Quang, Tiếng
kêu cứu của một vùng văn hóa (1988) của Võ Văn Trực, Cái đêm hơm ấy đêm

gì. . . (1987) của Phùng Gia Lộc…
Truyện ngắn và tiểu thuyết nở rộ, tập trung phản ánh những xung đột,
khủng hoảng dữ dội của xã hội và tâm hồn con người: tiểu thuyết Thời xa vắng
(1986) của Lê Lựu, tập truyện ngắn Tướng về hưu (1988) của Nguyễn Huy
Thiệp, tiểu thuyết Bến không chồng (1990) của Dương Hướng, tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma (1990) của Nguyễn Khắc Trường, tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh (1990) của Bảo Ninh…
1. 4. 3. Giai đoạn từ 1992 đến nay
Quá trình đổi mới văn học chậm và trầm lắng lại, đi vào chiều sâu. Cao trào
đổi mới của văn học Việt Nam dần chậm lại, chuyển sang những tìm tịi về hình
thức nghệ thuật. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những tác phẩm đáng chú ý như tập
truyện ngắn Khi người ta trẻ (1993) của Phan Thị Vàng Anh, tiểu thuyết Hồ
Quý Ly (2001) của Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết Cơ hội của Chúa (1999)
của Nguyễn Việt Hà, truyện ngắn Cánh đồng bất tận (2003) của Nguyễn Ngọc
Tư, tập truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2000) của Nguyễn Ngọc Thuần,


17
tiểu thuyết Mười lẻ một đêm (2006) của Hồ Anh Thái, hồi ký Thượng đế thì cười
(2003) của Nguyễn Khải…
Cuộc “nổi loạn” trong văn học của một số cây bút rất trẻ như Vi Thuỳ
Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh. . . khuấy động đời sống văn
học.

1. 5. Vài nét khái quát về một số tác giả, tiểu thuyết tiêu
biểu của văn học Việt Nam sau 1975
1. 5. 1. Bảo Ninh và “Nỗi buồn chiến tranh”
1. 5. 1. 1 Tác giả Bảo Ninh
Bảo Ninh sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952, tại Nghệ An. Ơng tên thật là
Hồng Ấu Phương, là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang

lớn, trong đó thành cơng nhất là “Nỗi buồn chiến tranh”.
Ơng có thời gian từng đi bộ đội từ năm 1969 đến năm 1975. Năm 1987,
ông ra mắt tác phẩm đầu tiên là “Trại bảy chú lùn”. Năm 1991, tiểu thuyết ”Nỗi
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 với nhan đề “Thân phận
của tình yêu”), được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.
1. 5. 1. 2. Tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”
“Nỗi buồn chiến tranh” (1991) của Bảo Ninh được tặng Giải thưởng Hội
Nhà văn Việt Nam và được xem như một tác phẩm đánh dấu một thành công của
tiểu thuyết Việt Nam. Viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ nay đã trở thành lịch
sử, tác giả không miêu tả chiến tranh như sự kiện đang xảy ra ở hiện thực mà
như đang hiện ra trong ký ức, trong suy tưởng. Trong “Nỗi buồn chiến tranh”,
Bảo Ninh muốn nhìn chiến tranh qua đơi mắt của chính mình, của một người
lính bình thường đã từng ở mặt trận.
Năm 2005, tác phẩm này lại được tái bản với nhan đề ban đầu là “Thân
phận của tình yêu”, đến năm 2006 tái bản với nhan đề “Nỗi buồn chiến tranh”.


18
Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh
Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề “The sorrow of war”, được nhiều nhà phê
bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Đây
là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất
bản và phổ biến rộng rãi ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình
bày quan điểm của mình mà khơng hề lên án bởi phía bên kia. Tiểu thuyết cũng
đã được chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới. Vào tháng 8 năm
2016, nhà văn Bảo Ninh được nhận giải thưởng văn học Sim Hun của Hàn Quốc
cũng với tác phẩm này.
“Nỗi buồn chiến tranh” là một tác phẩm dễ làm người đọc ám ảnh vì câu
chữ sâu xa, đau đớn, tàn khốc của một đời chiến binh với từng đoạn hồi ức đứt
đoạn bởi cảm xúc, bởi những đoạn đời ngắn ngủi mà cho dù cố ghép lại cũng

không thể liền mạch. Tiểu thuyết là dịng hồi ức của người lính về chiến tranh và
thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn; là lịng tiếc thương vơ hạn đối với những
người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người
trong thời buổi loạn ly và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá
khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra
trong chiến tranh.
 Tóm tắt tác phẩm
“Nỗi buồn chiến tranh” là câu chuyện viết về cuộc đời và tình yêu trong
những năm trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Kiên. Kiên, chàng học
sinh trường Bưởi ở Hà Nội, mang trong mình tình yêu đẹp đẽ, trong sáng của
tuổi 17 với Phương, cô bạn học từ niên thiếu của anh. Rời khỏi mái trường, Kiên
tình nguyện gia nhập quân ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Ngày
lên đường, Phương đã đưa Kiên một chặng đường dài. Trên chuyến tàu hàng ra
tuyền tuyến, Phương bị cưỡng bức. Cảm thấy ở Phương “thái độ điềm nhiên,
khinh nhờn và thờ ơ lãnh đạm” sau biến cố ấy, Kiên đã bỏ rơi cô tham gia vào
cuộc chiến. Trải qua mười năm khốc liệt, Kiên may mắn sống xót trở về với


19
cuộc sống hịa bình. Tuy nhiên những vết thương trên thân thể và trong tâm hồn
anh không thể hàn gắn được. Anh khơng thể hịa nhập với dịng chảy và cuộc
sống đương đại, trở thành nhà văn cấp phường kỳ quặc, khó hiểu. Anh bắt tay
vào viết tiểu thuyết, viết về chính cuộc chiến mà anh từng tham gia, với những
đồng đội, với những vui buồn, khốc liệt, với mối tình day dứt ở Phương và
những sự thật ghê gớm đã ám ảnh suốt quãng đời còn lại của anh.
Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về những người đồng đội luôn
gắn liền với cái chết. Tất cả những sự kiện đó đã được anh đưa vào cuốn tiểu
thuyết của mình. Người duy nhất có mối quan tâm đến cuốn tiểu thuyết này là
một người đàn bà sống trên tầng gác áp mái.
Cùng với những trăn trở về quá khứ, mảnh đời còn lại sau mười năm bị lửa

đạn của chiến tranh dằn xé lại bị móng vuốt cả tình yêu xé nát. Ngày về Kiên
gặp Phương, muốn cùng cô quay lại thời yêu nhau bất chấp tất cả bất chấp sự
khác nhau giữa hai người quá lớn. Thế nhưng bây giờ Phương đã bng mình
trong trụy lạc, cơ đi theo người tình đã định với nàng một lễ cưới. Chán chường
cuộc sống hiện tại, Kiên tự tay đốt cuốn tiểu thuyết mình viết ra. Anh ra đi. Mớ
bản thảo như cuộc sống hỗn độn với cảm hứng chủ đạo là sự rối bời, mà anh để
lại được người đàn bà câm và cất giữ.
1. 5. 2. Phạm Thị Hoài và “Thiên sứ”
1. 5. 2. 1. Tác giả Phạm Thị Hoài
Phạm Thị Hoài sinh năm 1960, sống ở Đức. Bà là một nhà văn hiện đại,
nhà biên soạn và dịch giả có tầm ảnh hưởng.
Phạm Thị Hồi sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam.
Năm 1977, bà đến Đông Berlin và học ở Đại học Humboldt, nơi mà bà đã tốt
nghiệp chuyên ngành về văn khố. Năm 1983, bà trở về Việt Nam, sống ở Hà
Nội, làm chuyên viên lưu trữ văn thư rồi bắt đầu sáng tác văn chương.
Ngoài tác phẩm “Thiên sứ” được ca ngợi trên phạm vi quốc tế, Phạm Thị
Hồi cịn xuất bản những tiểu luận và hai tuyển tập truyện ngắn là “Mê lộ”


20
(1989) và “Man Nương” (1995). Ngồi ra, bà cịn một tác phẩm khác là “Marie
Sến” (1996). Bà là một dịch giả nổi tiếng về văn chương Đức. Bà đã dịch những
tác phẩm của Franz Kafka, Bertolt Brecht, Thomas Bernhard và Friedrich
Dürrenmatt sang tiếng Việt. Bà còn là người biên soạn quyển Trần Dần – Ghi:
1954-1960 (Paris, TD Mémoire, 2001), một tuyển tập các bài báo của Trần Dần.
Những tiểu luận và truyện ngắn của bà xuất hiện trong những tạp chí văn
chương ở Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sĩ và Đức, ngồi ra cịn xuất hiện trong một số
tuyển tập về truyện Việt Nam đương đại như “Night, Again và Vietnam: A
Traveler's Literary Companion”; “Sunday Menu”, một tuyển tập truyện ngắn
của bà do Tôn Thất Quỳnh Du dịch sang tiếng Anh được xuất bản lần đầu tại

Pháp năm 1977 với tựa đề “Menu de dimanche”, cịn bản tiếng Anh “Sunday
Menu” thì do Pandarus Books xuất bản tại Úc năm 2006 và được University of
Hawaii Press xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 2007.
1. 5. 2. 2. Tác phẩm “Thiên sứ”
Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản tại
Hà Nội với tựa đề ”Thiên sứ”. Sau đó, quyển sách này bị chính quyền Việt Nam
cấm lưu hành. Năm 1993, bản dịch ”Thiên sứ” bằng tiếng Đức đã đoạt giải
“Tiểu thuyết nước ngoài hay nhất” của tổ chức Frankfurter LiBeraturpreis trao
tặng hàng năm cho tiểu thuyết xuất bản tại Đức. Riêng bản dịch tiếng Anh thì
đoạt giải Dinny O'Hearn cho thể loại văn học dịch vào năm 2000. Cũng trong
năm này, Phạm Thị Hoài rời Việt Nam sang Berlin, nơi bà đang sống và làm
việc hiện nay. Ở Berlin, 2001 bà sáng lập tạp chí Talawas trên Internet có tầm
ảnh hưởng lớn. Trong lời bạt bản dịch ”Thiên sứ” của Tôn Thất Quỳnh Du, ông
viết về Phạm Thị Hoài như sau: “Ở Việt Nam, cách viết của Phạm Thị Hồi
khiến đọc giả và những nhà phê bình hết lời ca ngợi và cũng lắm kẻ chê bai.
Những viên chức văn hóa của Việt Nam phản đối cái nhìn phê phán của bà về
nước Việt Nam hiện tại, bà đã vi phạm bởi sự thiếu tôn trọng truyền thống và
phạm phải những điều cấm kỵ của xã hội […]”. Mặc dù bị cơng kích trên diễn


21
đàn cơng khai, Phạm Thị Hồi chưa bao giờ là bị cáo về sự bất đồng quan điểm
chính trị. Thay vào đó, những kẻ phỉ báng đã buộc tội bà là có cái nhìn bi quan
q đáng về Việt Nam, rằng bà đã sỉ nhục “sứ mệnh thiêng liêng của một nhà
văn”, thậm chí bà cịn viết “dung tục” nữa. Nhưng, ngay cả những nhà phê bình
mạnh mẽ nhất cũng thừa nhận rằng bà là một nhà văn có con mắt u ám trong
việc mổ xẻ chi tiết, chua cay và hài hước, song lại có thính giác tốt về nhịp điệu
của tiếng Việt.
“Thiên sứ” là cuốn tiểu thuyết gồm 19 chương cùng với một đoạn kết.
Trong 19 chương ấy, trừ chương 15 (Thơ Ph) và chương 18 (Nhật kí chị Hằng)

thì cịn lại tồn bộ tác phẩm là lời kể của cơ bé Hồi. Chính vì thế, “Thiên sứ”
khơng phải thuật chuyện mà trình bày những ý thức của con người, cụ thể ở đây
là của cơ bé Hồi trước một thực trạng của cuộc sống bao quanh cô. Giữa các
chương có sự đổi phơng, bối cảnh rời rạc, khơng có trật tự nhất qn, khơng đi
theo một trình tự câu chuyện, nội dung của chương sau không phải là sự viết tiếp
chương khác. Nó như là những mảnh ghép lộn xộn của một bức tranh lập thể
khó hiểu, những mảnh vỡ của cuộc đời, những tư tưởng chắp nối, chất chồng
trong đầu của người kể.
 Tóm tắt tác phẩm
Hồi – nhân vật chính vừa là người kể chuyện và cũng là điểm nhìn của tác
phẩm là một cơ bé mãi mãi ở độ tuổi mười bốn với chiều cao một mét, gắn liền
với hình ảnh bím tóc đi sam và cân nặng ba mươi ki-lơ-gam. Vì cơ đã trút một
lần kinh nguyệt một lần duy nhất trong đời vào một buổi rửa tội dài năm tiếng
đồng hồ, cô sẽ không bao giờ trở thành đàn bà và chẳng bao giờ trở thành người
lớn, thế giới của những con người mà cơ khơng muốn mình đặt chân đến. Cơng
việc duy nhất có ý nghĩa trong đời có ý nghĩa với cơ mà cơ chính là đứng rịng rã
bên cửa sổ nhìn dịng người ra vào cái nhà máy rượu và phân họ thành hai loại:
người có homo-A là những kẻ biết yêu và homo-Z là những kẻ không biết u.
Khi kết thúc truyện thì cơ lại biến thành một người đàn bà xinh đẹp, lộng lẫy ở


22
độ tuổi hai mươi chín. Qua lời kể của Hồi, những nhân vật khác xuất hiện:
những con người với những tính cách và số phận khác nhau. Đồng thời, qua đó,
thực trạng xã hội cũng được tác giả phơi bày.
Hằng là chị gái sinh trước Hoài một phút, một người con gái thông minh,
tài giỏi, xinh đẹp nhưng lại mang trong mình một nỗi buồn, một nỗi cơ đơn
chẳng ai có thể hiểu được. Chị sống sa đọa với những mối tình chớp nhống, sau
vẫn có một tình u khơng trọn vẹn với nhà thơ Ph và cuối cùng lấy một nhân
viên bộ ngoại giao làm chồng – một người chồng cuồng giấy toilet. Đó là một

cuộc hơn nhân khơng tình u.
Bố Hồi là một người coi trọng cái danh dự và uy tín của gia đình cán bộ
nhưng mẹ Hồi thì chỉ quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt, đời thường như cái
mái nhà bị dột mỗi ngày mưa, những cái chân bàn, chân ghế đang bị lung lay.
Gia đình Hồi chỉ có những tiếng càu nhau ồn ã của bố mẹ, cịn những cái ơm,
cái hơn là thứ xa xỉ.
Bé Hon, thành viên cuối của gia đình Hồi đã đến một cách kì lạ và ra đi
mãi mãi. Bé Hon như một “Thiên sứ” mang theo bên mình những tình cảm
trong sáng, những nụ cười ấm áp, những cái hôn nồng ấm và muốn gửi đến thế
giới lồi người, lúc đầu họ có chút thích thú nhưng cuối cùng đã khước từ đi
những tình cảm nồng ấm đấy.
Anh Hạc một con người đạp đổ đi cái danh dự, uy tín của gia đình cán bộ
mà lâu nay bố của anh giữ gìn, một người sau cùng có đầy đủ vật chất với hệ
thống lô đề trùm ở miền Bắc lúc bấy giờ nhưng cuối cùng cũng chỉ mong muốn
có được một cơ vợ hiền, những đứa con ngoan và một mái nhà êm ấm.
Anh Hùng một kĩ sư máy tính điện tử tốt nghiệp bằng đỏ từ Nga trở về đã
cứu vớt lấy cái danh dự của gia đình mà bố Hồi ln đề cao. Nhưng lại ngã
mình, điên dại vì một cơ vũ nữ gốc lai và dù sau này khi lấy một giảng viên
tiếng Nga thông minh, xinh đẹp và ngôn hạnh nhưng anh vẫn khơng thể gạt khỏi
kí ức về mối tình điên cuồng kéo dài ba tuần với cô vũ nữ ấy. Nhưng rồi chính


23
tình u với cơ vũ nữ ấy đã phá vỡ đi con đường công danh đang lát đá hoa
cương của anh. Cuối cùng anh đã chọn lựa cho mình một cuộc sống an tồn, một
cuộc đời đã được lập trình sẵn.
Nhà thơ Ph, người đứng ngoài tất cả những cuộc ẩu đã của cuộc sống, của
xã hội con người. Người chỉ biết làm thơ, yêu đương và mơ mộng. Nhưng dù
yêu, vẫn đứng ngoài tất cả. Anh yêu Hoài nhưng khơng giành và giữ lấy tình u
đó cho mình.

Thầy Hồng, một thầy giáo từng miệt mài với bục giảng, từng say mê với
Victo Hugo. Nhưng rồi buông bỏ nghề giáo để đi tìm vật chất, chỉ có một điều
anh ta khơng bng chính là niềm say mê Hằng. Anh ta đã chiếm đoạt Hằng và
sau đó ra đi. Khi anh trở về có trong tay khối tài sản lớn, anh ta tìm đến Hằng
nhưng mãi mãi vấn khơng thể có được. Khối tài sản của anh sau một ván bài thì
tồn bộ đã rơi vào tay anh Hạc.
Quang lùn, một người đàn ơng 1m26, đam mê quyền lực quản lí, tôn thờ
duy nhất sức mạnh của các nguyên tắc và ý chí. Anh ta khơng bao giờ vượt ra
khỏi những ngun tắc đã định sẵn của mình. Dù là có tình cảm với Hồi nhưng
anh cương quyết khơng để tình u lấn át lý trí. Anh khơng dấng thân vào cuộc
tình đó, anh ra đi và thực hiện sứ mệnh phục vụ cho Đảng, cho Cách mạng của
mình.
1. 5. 3. Tạ Duy Anh và “Đi tìm nhân vật”
1. 5. 3. 1. Tác giả Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh sáng tác với các bút danh Lão Tạ, Chu Quý, Quý Anh, Bình
Tâm. Tên khai sinh của ơng là Tạ Viết Dũng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959 xã
Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ (nay là huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội).
Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp thí nghiệm đất đá, ơng về làm cán bộ
giám sát bê-tơng các cơng trình ngầm tại Nhà máy Thuỷ điện Hồ Bình và bắt
đầu viết văn từ đó.


24
Những năm 80 (thế kỷ XX), một số truyện ngắn đầu tay của ông được đăng
trên báo Lao động cùng với bút danh Tạ Duy Anh. Sự kiện bước ngoặt đánh dấu
việc ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp là trở thành học viên khoá IV (1989 1992) trường Viết văn Nguyễn Du. Tạ Duy Anh đã hoàn thành xuất sắc khố
học ở trường với vị trí đồng thủ khoa (cùng nhà văn Võ Thị Xuân Hà). Ông
được giữ lại trường cơng tác với vị trí giảng viên Bộ mơn Sáng tác tới năm
2000. Hiện nay Tạ Duy Anh là cán bộ biên tập của Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Tạ Duy Anh đạt được nhiều giải thưởng trong sáng tác như Giải truyện
ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nơng nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ
chức; Giải C cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990 của tạp chí Văn nghệ Quân
đội với tác phẩm “Xưa kia chị đẹp nhất làng”; Giải nhì trong cuộc thi viết
“Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong cho câu truyện ngắn “Bức
tranh của em gái tôi”; hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập
truyện: “Quả trứng vàng” và “Vó ngựa trở về”; giải thưởng văn học Thủ đô
2012 cho tập truyện ngắn Lãng du.
Tạ Duy Anh ở trong số không nhiều nhà văn của thời kỳ Đổi mới nhận
được mối quan tâm thường xuyên nhất của người đọc trong và ngoài nước.
Trong các tác phẩm của anh, “Đi tìm nhân vật” là tiểu thuyết tạo ra hứng thú
khám phá cùng nhiều cách tiếp cận về thủ pháp, thơng điệp nghệ thuật cũng như
những khía cạnh về tư tưởng, thẩm mỹ, ngơn từ, tính thể loại, sự phá cách của
cấu trúc…
1. 5. 3. 2. Tác phẩm “Đi tìm nhân vật”
Tạ Duy Anh đã viết “Đi tìm nhân vật” trong vịng mười năm (hồn tất năm
1999), sau khi viết truyện ngắn “Bước qua lời nguyền” (1989), truyện dài “Lão
Khổ” (1992). Tác phẩm này của nhà văn Tạ Duy Anh từng được cấp giấy phép
xuất bản năm 2002 của NXB Văn hóa Dân tộc và được tái bản tại Hoa Kỳ vào
năm 2003. Trong “Vài nét về tác phẩm” in ở đầu sách, Đi tìm nhân vật” được


×