LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn
nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích
dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Lê Nguyên Hoài
i
LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ “Nâng cao chất lượng cơng tác giám sát thi cơng các cơng trình
hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án tái định cư xã Hồng Tiến” đã được học viên hoàn
thành đúng thời gian quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đề cương được
phê duyệt.
Học viên xin chân thành cám ơn TS - Đinh Thế Mạnh giảng viên trường Đại học Thủy
lợi Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.Học viên
cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi và các Thầy Cô
giáo đã trực tiếp nhiệt tình giảng dạy học viên trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tuy nhiên, do trình độ nhận thức hiện của bản thân còn hạn chế, các chế độ chính sách
mới thực hiện và áp dụng tại địa phương, thời gian có hạn, nên luận văn này khơng
tránh khỏi một số tồn tại. Vì vậy, học viên mong nhận được những ý kiến đóng góp và
hướng dẫn chân thành của các thầy cô giáo, sự tham gia và trao đổi nhiệt tình của bạn
bè và đồng nghiệp.
Học viên rất mong muốn những vẫn đề còn tồn tại sẽ được phát triển ở mức độ nghiên
cứu góp phần ứng dụng những kiến thức khoa học vào phục vụ trong lĩnh vực ngành
quản lý dự án tại địa phương, từ đó mang lại hiệu quả đầu tư nguồn vốn của nhà nước
và phát huy hiệu quả của cơng trình mang lại kinh tế cao nâng cao giá trị sản phẩm và
đời sống của nhân dân.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2017
HỌC VIÊN
Lê Nguyên Hoài
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CƠNG CÁC
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG....................................................................................... 3
1.1. Vai trị, tầm quan trọng của giám sát thi công xây dựng......................................... 4
1.1.1. Vai trị của giám sát thi cơng xây dựng................................................................ 4
1.1.2. Tầm quan trọng của giám sát thi cơng................................................................. 5
1.2. Tình hình chung về cơng tác giám sát chất lượng cơng trình xây dựng..................5
1.2.1. Cơng tác kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế............................................................. 5
1.2.2. Công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng................................................... 6
1.2.3. Công tác giám sát chất lượng vật liệu.................................................................. 8
1.2. 4. Công tác giám sát thiết bị thi cơng...................................................................... 9
1.2.5. Cơng tác giám sát an tồn lao động.................................................................... 11
1.2.6. Cơng tác thực hiện quy trình nghiệm thu........................................................... 14
1.3. Tổ chức thực hiện công tác giám sát chất lượng cơng trình xây dựng..................17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI
CÔNG CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG.................................................................. 23
2.1. Các quy định của Pháp luật về giám sát thi công.................................................. 23
2.1.1. Nội dung giám sát thi công................................................................................ 24
2.1.2. Nhiệm vụ của Chủ đầu tư................................................................................... 27
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giám sát thi công...................................... 28
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng................................................ 28
2.2.1.1. Công tác kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế......................................................... 28
2.2.1.2. Công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng.............................................. 28
2.2.1.3 Công tác giám sát chất lượng vật liệu.............................................................. 29
2.2.1.4. Công tác giám sát an tồn lao động................................................................. 30
2.2.1.5. Cơng tác thực hiện quy trình nghiệm thu........................................................ 31
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giám sát thi công..................................... 32
2.3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác giám sát các công trình hạ tầng kỹ thuật.
.......................................................................................................................................33
2.3.1. Cơng tác đào, đắp đất, san nền........................................................................... 33
2.3.2. Công tác bê tông, cốt thép.................................................................................. 37
2.3.3. Công tác xây gạch.............................................................................................. 42
2.3.4. Cơng tác hồn thiện........................................................................................... 45
2.3.4.1. Cơng tác láng và lát nền.................................................................................. 45
2.3.4.2. Công tác trát.................................................................................................... 46
2.3.4.3. Công tác ốp..................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
GIÁM SÁT THI CƠNG CƠNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT THUỘC DỰ ÁN
TÁI ĐỊNH CƯ XÃ HỒNG TIẾN................................................................................ 49
3.1. Giới thiệu chung về Dự án.................................................................................... 49
3.1.1. Các vùng phải di dân tái định cư tại Thái Bình.................................................. 49
3.1.2. Dự án di dân tái định cư xã Hồng Tiến.............................................................. 50
3.1.1.1. Xây dựng hạ tầng cho thơn Cao Bình............................................................. 51
3.1.1.2 Xây dựng tuyến đê chắn sóng.......................................................................... 54
3.2. Đánh giá thực trạng về công tác giám sát thi công các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
tại các dự án tái định cư trên địa bàn tỉnh Thái Bình.................................................... 56
3.2.1. Cơng tác kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế............................................................ 56
3.2.2. Công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng................................................. 58
3.2.4. Công tác giám sát thiết bị thi công...................................................................... 59
3.2.5. Cơng tác giám sát an tồn lao động.................................................................... 60
3.2.6. Cơng tác thực hiện quy trình nghiệm thu............................................................. 60
3.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giám sát thi cơng các
cơng trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án tái định cư xã Hồng Tiến............................... 60
3.3.1. Giải pháp về kỹ thuật......................................................................................... 60
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế.......................60
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng công tác giám sát chất lượng vật liệu xây dựng.............61
3.3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác giám sát mơi trường thi cơng và an tồn lao
động............................................................................................................................. 61
3.3.1.4. Nâng cao chất lượng công tác giám sát thiết bị thi công................................. 62
3.3.2. Các giải pháp về quản lý nhà nước.................................................................... 64
3.3.3. Giải pháp về nhân lực........................................................................................ 65
3.3.4. Xây dựng quy trình giám sát cơng trình di dân tái định cư xã Hồng Tiến..........65
3.3.4.1. Giám sát giai đoạn chuẩn bị thi công.............................................................. 66
3.3.4.2. Giai đoạn giám sát thường xun.................................................................... 67
3.3.4.3. Giai đoạn hồn thành cơng trình và bàn giao cơng trình................................. 69
3.3.4.4. Giai đoạn bảo hành......................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 71
1. Kết luận................................................................................................................... 71
2. Kiến nghị................................................................................................................. 72
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 1. Giám sát thi cơng cọc khoan nhồi cầu Nhật Tân............................................ 5
Hình 1 2. Hiện trường vụ tai nạn xảy ra đứt cáp, tuột cần cẩu gây tai nạn trên phố Cầu
Giấy - Ảnh: Vũ Nguyện................................................................................................. 7
Hình 1 3. Người dân phường Sài Đồng, quận Long Biên (Hà Nội) phát hiện...............9
Hình 1 4. Ngừng hoạt động đối với 18 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn
lao động....................................................................................................................... 11
Hình 1 6. Dàn giáo tại một cơng trình dân dụng.......................................................... 12
Hình 1 7. Tai nạn do sập dàn giáo ở cơng trình Formusa............................................. 13
Hình 1 8. Nghiệm thu cầu Nhật Tân trước khi đưa vào sử dụng.................................. 16
Hình 2 1. Các tiêu lệnh chữa cháy............................................................................... 30
Hình 2 2. Đo độ sụt của bê tơng trước khi thi cơng..................................................... 31
Hình 2 3. Cừ thép và hệ giằng chống bảo vệ mái hố móng.......................................... 35
Hình 2 4. Trộn vữa bằng phương pháp thủ cơng.......................................................... 41
Hình 2 5. Hồn thành thi cơng đổ bê tơng sàn............................................................. 42
Hình 2 6. Cơng tác xây tường...................................................................................... 45
Hình 2 7. Cơng tác láng nền......................................................................................... 46
Hình 3 1. Mặt cắt đại diện đường giao thơng chính..................................................... 52
Hình 3 2. Mặt cắt đại diện đường giao thơng nội bộ.................................................... 53
Hình 3 3. Mặt cắt đại diện tuyến đê chắn sóng............................................................ 56
Hình 3 4. Sơ đồ giám sát giai đoạn chuẩn bị thi cơng.................................................. 66
Hình 3 5. Sơ đồ giám sát giai đoạn thi công................................................................ 68
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai ngày một nhiều, số
lượng các cơng trình ở mọi quy mơ ngày một tăng. Hàng năm có nhiều dự án đầu tư xây
dựng cơng trình được triển khai. u cầu về chất lượng cơng trình xây dựng ngày càng cao,
do đó, cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong q trình thi cơng là nhiệm vụ hàng đầu.
Chất lượng cơng trình xây dựng khơng những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng,
an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơng trình mà cịn là yếu tố quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Do có vai trò quan trọng như vậy nên
luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là mục đích hướng tới. Đối với
Pháp luật Xây dựng Việt Nam, chất lượng cơng trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm,
xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật đã đề cao vai trò của cơng tác
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. Việc tăng cường cơng tác quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng đặc biệt là trong q trình thi cơng sẽ nâng cao chất lượng cơng trình, phát
huy hiệu quả vốn đầu tư.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng được các cơ quan
quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều
công trình xây dựng hồn thành, đảm bảo các u cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả
đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, vẫn cịn
nhiều cơng trình xây dựng chất lượng thấp, cá biệt có cơng trình vừa xây dựng xong đã
xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, khơng phát huy được
hiệu quả vốn đầu tư. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý về xây dựng
cơng trình khơng tn thủ nghiêm túc các quy định trong q trình thi cơng xây dựng. Vì vậy,
cơng tác giám sát chất lượng thi cơng các cơng trình xây dựng cần phải được tăng cường để
góp phần quan trọng trong cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Thực hiện chiến lược về cơng tác bố trí dân cư, tỉnh Thái Bình đang tiển khai thực hiện các
dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng khó khăn ven sơng, ven biển, phịng
1
ngừa thiên tai, ổn định đời sống cho nhân dân. Là một cá nhân đang công tác tại cơ
quan tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh, tác giả nhận
thấy rằng chất lượng của các cơng trình hạ tầng kỹ thuật tại các dự án di dân tái định
cư này sẽ góp phần quan trọng để người dân yên tâm chuyển đến sinh sống. Vì vậy,
tác giả lựa chọn đề tài luận văn Thạc sĩ là "Nâng cao chất lượng công tác giám sát thi
công các cơng trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án tái định cư xã Hồng Tiến”.
II. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác giám sát thi cơng để
góp phần vào công tác quản lý chất lượng và hiệu quả sử dụng của các cơng trình hạ
tầng trong Dự án di dân tái định cư xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1. Cách tiếp cận:
Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu và kinh nghiệm, bài học về công tác giám sát chất
lượng các cơng trình xây dựng trong q trình thi công;
Các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng xây dựng, quản lý quy hoạch di dân tái
định cư, quản lý chất lượng trong giám sát thi công các cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp: Điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh, phân tích, kế thừa
nghiên cứu đã có và một số phương pháp kết hợp khác để nghiên cứu tổng quan về
công tác giám sát thi công các loại cơng trình xây dựng.
- Phương pháp chun gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
IV. Kết quả đạt được:
- Đánh giá thực trạng công tác giám sát thi công của các dự án di dân tái định cư.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát thi công cho Dự án di dân
tái định cư xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CƠNG CÁC CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án, cơng trình
xây dựng được triển khai, thi cơng bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng ngày càng nhiều.
Các công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên nhiều cơng trình, đem
lại năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ thi công được rút ngắn, chất lượng cơng trình
tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để ngành Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và thế
giới. Công tác giám sát thi cơng các cơng trình xây dựng là một khâu đặc biệt quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng các cơng trình xây dựng, đảm bảo tiết kiệm ngân sách, hồn
thành đúng tiến độ cơng trình đề ra để đưa vào sử dụng có hiệu quả phục vụ đời sống dân
sinh và phát triển kinh tế của tồn xã hội.
Cơng tác giám sát thi công hiện nay đã được chú trọng trong tồn bộ q trình đầu tư xây
dựng của các dự án xây dựng. Tuy nhiên trên địa bàn tồn quốc việc giám sát thi cơng các
cơng trình xây dựng vẫn còn tồn tại một số vấn đề, đặc biệt là chất lượng các cơng trình đang
thi cơng hoặc đã nghiệm thu đưa vào sử dụng vẫn còn những tồn tại đáng kể như chất lượng
của cao tốc cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Trung tâm Hội nghị tỉnh Đắk Nông, Tượng đài chiến
thắng Điện Biên Phủ... xuống cấp ngay khi đưa vào sử dụng...Việc các cơng trình có chất
lượng thi cơng thấp, bị hư hỏng khi đưa vào sử dụng hoặc hư hỏng ngay trong quá trình
thi cơng xảy ra vừa qua có thể do một số ngun nhân chính như sau:
- Hạn chế trong kiểm sốt chất lượng vật liệu xây dựng.
- Giám sát thiết bị thi công chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
- Cơng tác nghiệm thu cơng trình chưa đảm bảo.
- Vi phạm trong q trình thi cơng.
Vì vậy, trong chương này, tác giả sẽ tập trung đánh giá tổng quan về tình hình giám sát
thi cơng trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
1.1 Vai trò, tầm quan trọng của giám sát thi cơng xây dựng
1.1.1. Vai trị của giám sát thi cơng xây dựng.
Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo và đánh giá công việc của các nhà thầu
tham gia thực hiện dự án là nhiệm vụ quan trọng của nhà thầu quản lý dự án. Phương
châm của giám sát thi công xây dựng là lấy sản phẩm xây dựng cơng trình làm đối
tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng làm chỗ
dựa; lấy chất lượng và hiệu quả xây dựng làm mục đích. Với phương châm đó, cơng
tác giám sát xây dựng phải thực hiện ngay từ giai đoạn lập quy hoạch xây dựng đến
giai đoạn bảo hành bảo trì cơng trình xây dựng nhằm ngăn ngừa sai sót, hư hỏng và
thất thốt vốn đầu tư xây dựng.
Giám sát có hàm ý chặt chẽ trong quan hệ xã hội nói chung, trong giám sát thi cơng
xây dựng nói riêng càng có ý nghĩa khắt khe và chặt chẽ hơn nhiều. Điều đó, khẳng
định tính đa dạng và phức tạp của hoạt động xây dựng mà giám sát thi công xây dựng
là cơng cụ có vai trị ngăn chặn lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng.
Trong giai đoạn khảo sát và thiết kế cơ sở nếu được giám sát hợp lý sẽ chọn được
phương án thiết kế cơ sở phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, cơng
nghệ, cơng suất thiết kế, cấp cơng trình và như vậy việc xác định tổng mức đầu tư đạt
được hiệu quả cao, chống được thất thốt lãng phí trong trong xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình quản lý được
chất lượng, khối lượng và tiến độ để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch sớm đưa
cơng trình vào hoạt động nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư xây dựng càng có ý
nghĩa kinh tế về mặt quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Dự án xây dựng cơng
trình có đảm bảo chất lượng và tiến độ hay khơng, vốn đầu tư xây dựng có hiệu quả
hay khơng, chính là nhờ vào cơng tác giám sát thi công xây dựng. Điều quan trọng hơn
là Giám sát thi công xây dựng giúp ngăn ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng sự cố, ngăn
chặn thất thốt, tiêu cực và tham nhũng trong hoạt động xây dựng.
Hình 1 1. Giám sát thi cơng cọc khoan nhồi cầu Nhật Tân
Cùng với sự phát triển của công cuộc cải cách mở cửa, ngày càng nhiều các dự án của nước
ngồi đầu tư, góp vốn, vay vốn và vốn đầu tư trong nước đã tạo thành một hoạt động xây
dựng rất đa dạng và sôi động hiện nay ở nước ta. Việc xây dựng các dự án đầu tư từ mọi
thành phần kinh tế này đòi hỏi phải thực hiện chế độ giám sát thi công xây dựng để đáp ứng
và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Điều này, một lần nữa khẳng định vị trí vai trị của
giám sát thi cơng xây dựng trong cơng tác quản lý dự án .
1.1.2. Tầm quan trọng của giám sát thi cơng
Trong q trình thi cơng để đảm bảo chất lượng cơng trình đạt tiêu chuẩn đảm bảo an tồn
ngồi một nhà thầu giỏi thì quan trọng nhất chính là công tác tư vấn giám sát xây dựng.
Tư vấn giám sát xây dựng cơng trình đóng vai trị rất quan trọng trong suốt q trình thi
cơng để đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng cơng trình và an tồn khi thi cơng trên cơng
trường.
1.2. Tình hình chung về cơng tác giám sát chất lượng cơng trình xây dựng.
1.2.1. Công tác kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế:
Theo Luật Xây dựng 2014 và Điều 26 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng trước khi thi công tư vấn giám sát chịu trách
nhiệm kiểm tra thiết kế kỹ thuật, dự toán theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP
và Luật Xây dựng 2014. Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, cơ bản công tác thiết kế đều
đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về kỹ thuật, quy trình thi cơng, sử dụng thiết bị,
ngun vật liệu xây dựng hợp lý; tuy nhiên vẫn còn một số thiết kế sau khi có báo cáo
đánh giá của đơn vị tư vấn giám sát trước khi thi công vẫn phải sửa đổi bổ sung (tỷ lệ
hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế vào khoảng 25% trong năm 2013, khoảng 43,8%
trong năm 2014, khoảng 26,4% trong năm 2015), qua công tác kiểm tra hồ sơ khảo sát
thiết kế đã phòng ngừa được khá nhiều rủi ro về chất lượng cơng trình [1].
1.2.2. Cơng tác giám sát chất lượng thi công xây dựng.
Trong năm 2015, Bộ Xây dựng đã tổ chức làm việc và phối hợp kiểm tra cơng tác
quản lý chất lượng cơng trình tại một số Bộ, ngành và 25/63 Sở Xây dựng địa phương
(Các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Y tế, Công an;
Tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Thọ, Bình Thuận, Ninh
Thuận, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Quảng
Ninh, Cần Thơ, Đắk Lắk, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Hưng n, Hải Dương, Bắc
Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai). Kết quả kiểm tra, giám sát đã
thể hiện Nghị định 15/2013/ NĐ-CP và Nghị định 46/2015/NĐ-CP đi vào cuộc sống,
góp phần tích cực kiểm sốt chặt chẽ cơng tác quản lý chất lượng cơng trình cũng như
phịng ngừa được nhiều sai phạm, rủi ro về chất lượng. Thơng qua kiểm tra trong q
trình thi công xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa cơng trình vào
khai thác sử dụng, cơ quan chuyên môn về xây dựng đã phát hiện một số tồn tại, sai
sót trong giám sát thi cơng xây dựng và yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu chấn chỉnh
và sửa đổi, bổ sung kịp thời. Năm 2015, theo báo cáo của các địa phương đã tổ chức
kiểm tra cơng tác nghiệm thu 12.440 cơng trình, trong đó khoảng trên 97% số lượng
cơng trình đạt u cầu, đủ điều kiện đưa vào sử dụng, các cơng trình cịn lại đã yêu cầu
khắc phục tồn tại, sai sót để đảm bảo an toàn trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Bộ
Xây dựng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu 155 cơng trình cấp I và cấp đặc biệt
như: Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định; Golden Palace; Cảng Hàng khơng Vinh; Cơng
trình Thư viện - Ký túc xá Trường Đại học Tài chính - Marketing Thành phố Hồ Chí
Minh; Trụ sở Văn phịng Chính phủ; Trụ sở Vietcombank Tower (tại TP. HCM); Đại học Y
dược Thái Bình; Bãi đỗ xe thuộc dự án Trung tâm Hành chính Đà Nẵng; Tịa nhà MD
Complex Tower (Mỹ Đình - Hà Nội); Chung cư của PVC tại Vũng Tàu; Cơng trình tơn tạo
tháp Chăm Dương Long tại Bình Định; Tịa nhà hỗn hợp của Công ty Sông Đà 10.01 tại Hà
Đông, Hà Nội; Nhà ở cao tầng lô CT1 - Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở Trung Văn; Khách
sạn Fusion Suites Đà Nẵng; Dự án xây dựng, cải tạo Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn 3;
Nhà ở cán bộ công nhân viên các ban Đảng, Thành ủy và HĐND thành phố Hà Nội; Bệnh
viện Nhiệt đới TW; Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai 2;. Các cơng trình được nghiệm thu hoàn
thành đưa vào sử dụng đang vận
hành an toàn và phát huy hiệu quả tốt. Kết quả kiểm tra này cho thấy công tác giám sát chất
lượng thi cơng các cơng trình này đạt chất lượng khá cao.
Tuy nhiên trong thời gian qua cũng có một số cơng trình xảy ra sự cố như: sập đường hầm
cơng trình Thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo (Lâm Đồng), sập giàn giáo cơng trình tại Khu
cơng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) [1], sập cẩu thi
công tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội [2], sập cơng trình xây dựng tịa cao ốc 28 tầng
trên phố Giáp Nhị, thuộc phường Thịnh Liệt, quận Hồng Mai (Hà Nội) Điều này thể
hiện rằng cơng tác giám sát chất lượng thi cơng tại các cơng trình
này chưa thực sự nghiêm ngặt nên mới để xẩy ra những sự việc đáng tiếc như vậy.
Hình 1 2 Hiện trường vụ tai nạn xảy ra đứt cáp, tuột cần cẩu gây tai nạn trên phố
Cầu Giấy - Ảnh: Vũ Nguyện
1.2.3. Công tác giám sát chất lượng vật liệu
Trong quá trình thi cơng xây dựng các cơng trình ngày nay việc sử dụng các vật liệu
xây dựng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng chủng loại thiết kế là một trong những
ưu tiên hàng đầu của các đơn vị thi cơng nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình xây
dựng, xây dựng thương hiệu công ty cũng như giữ uy tín của cơng ty khi tham gia vào
đấu thầu cho các cơng trình tiếp theo. Các đơn vị tư vấn giám sát thi công cũng đã
kiểm tra tốt chất lượng vật liệu đầu vào, mẫu mã, biên bản kiểm tra xét nghiệm của các
phịng thí nghiệm chun ngành của các nhà thầu xây dựng xuất trình, từ đó giúp chủ
đầu tư kiểm sốt tốt chất lượng các cơng trình.
Tuy nhiên trên thực tế cũng vẫn cịn một số ít nhà thầu có hiện tượng thay thế chủng
loại vật liệu so với trong thiết kế để tạo sự chênh lệch mà đơn vị tư vấn giám sát chưa
phát hiện kịp thời (Nhà thầu được hưởng chênh lệch từ việc thay thế các loại vật liệu
này). Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng các cơng trình khi đưa
vào sử dụng.
Điều này xảy ra khi công tác giám sát thi công không chặt chẽ để nhà thầu đưa các
chủng loại vật liệu sai so với thiết kế ban đầu vào thi cơng xây dựng các cơng trình.
Trên thực tế có một số hiện tượng sử dụng thép sai kích cỡ [3], cát đá bẩn, bớt nhựa
đường khi thi công đường...làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cơng trình. Ví
dụ: đơn vị thi cơng ăn bớt ngun vật liệu làm đường tại phường Sài Đồng, quận Long
Biên - Hà Nội [4] .
Hình 1 3. Người dân phường Sài Đồng, quận Long Biên (Hà Nội) phát hiện
đơn vị thi công bớt xén vật tư khi làm đường
Vì vậy để đảm bảo chất lượng cho các cơng trình xây dựng thì cơng tác giám sát thi
cơng có trách nhiệm rất lớn trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn, chủng loại, số
lượng vật liệu xây dựng đưa vào sử dụng trong công trường không thông đồng cấu kết với
đơn vị thi công, không lơ là trong việc giám sát, thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã ký với
Chủ đầu tư về chất lượng của cơng trình được giao giám sát.
1.2. 4. Công tác giám sát thiết bị thi công
Với chức năng được quy định theo Luật Xây dựng 2014 tư vấn giám sát phải kiểm tra sự phù
hợp năng lực của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây
dựng như: kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình
đưa vào cơng trường; kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có u cầu an
tồn phục vụ thi cơng xây dựng cơng trình;
Tuy nhiên hiện nay trên thực tế ngành xây dựng thiết bị thi công ngày càng được cải tiến và
công nghệ, đa dạng về chủng loại và có thể làm việc ở nhiều địa hình khó khăn phức tạp.
Xuất sứ của các máy thi công rất đa dạng từ những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như
Mỹ, Nhật, Đức, Nga...đến những quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc...hay ngay cả trong nước cũng đã chế tạo được những chủng loại thiết bị đơn giản
phục vụ cho thi cơng các cơng trình xây dựng như: máy
hàn điện, cốp pha thép, giáo hoàn thiện, giáo chống tổ hợp...
Do đa dạng về chủng loại, đa dạng về xuất sứ nên việc giám sát thiết bị thi công địi
hỏi kỹ sư tư vấn giám sát phải ln cập nhật thông tin về các chủng loại máy, nắm rõ
công năng sử dụng để có thể thực hiện tốt việc giám sát thi công trên công trường.
Việc sử dụng các thiết bị thi cơng tiên tiến đã góp phần nâng cao chất lượng cơng
trình, đảm bảo về an tồn kỹ thuật và đẩy nhanh tiến độ thi công. Tuy vậy trong thực
tế thi cơng vẫn cịn một số nhà thầu sử dụng các thiết bị khơng đảm bảo an tồn. Qua
công tác giám sát thi công trong xây dựng tại một số cơng trình Quảng Ninh đã phát
hiện một số vi phạm về sử dụng thiết bị xây dựng đã được u cầu dừng thi cơng để
đảm bảo an tồn như: giàn giáo có sàn thao tác khơng đủ rộng 01 mét theo quy định,
không lắp thanh giằng chéo, hoặc có lắp nhưng khơng khóa hết các đầu thanh giằng,
kê kích chân giàn giáo khơng chắc chắn, khơng nghiệm thu an toàn giàn giáo trước khi
đưa vào sử dụng), vi phạm quy chuẩn máy hàn điện (không thực hiện nối trung tính vỏ
kim loại của các máy hàn điện đề phòng điện chạm vỏ theo quy định, đấu dây dẫn
ngược của máy hàn điện vào khung thép nhà xưởng), không có sổ nhật ký an tồn, sổ
giao việc cho người lao động, các biện pháp kỹ thuật an toàn tại từng vị trí thi cơng, 14
tời điện, 03 vận thăng chở hàng, chở người, 01 cần trục bánh xích khơng có hồ sơ, lý
lịch, khơng được kiểm định kỹ thuật an tồn, cơng nhân vận hành khơng có chứng chỉ
chun mơn; tạm dừng 01 vị trí thi cơng ở trên cao do khơng có lan can an tồn, khơng
có sàn thao tác, công nhân làm việc chưa được khám sức khoẻ, chưa được huấn luyện
an toàn vệ sinh lao động [5] .
Hình 1 4. Hiện trạng cơng trường tại Quảng Ninh kiểm tra về an tồn lao động
Hình 1 4 nơi kiểm tra và phát hiện việc sử dụng các thiết bị khơng có hồ sơ, chưa được kiểm
định được sử dụng trong công trường xây dựng tại Quảng Ninh, điều này đã làm ảnh hưởng
đến tiến độ thi công của cơng trường cũng như an tồn trong xây dựng.
1.2.5. Cơng tác giám sát an toàn lao động
Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra các cơng trường xây dựng những cơng
trình có quy mơ lớn, đang trong q trình thi cơng, sử dụng nhiều lao động chịu rủi ro như thi
công tầng hầm, trên các tầng cao, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn
(vận thăng, cần trục…) [6] Các cơng trường đều có một số vấn đề về an tồn – vệ sinh lao
động như trong tổ chức mặt bằng công trường, huấn luyện, trang bị phương tiện bảo hộ lao
động cho công nhân, quản lý sử dụng các thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn… [6].
Về tổ chức mặt bằng công trường xây dựng, các công trường được kiểm tra đều có thiết kế
tổng mặt bằng cơng trường xây dựng nhưng không niêm yết công khai tại cổng chính của
cơng trường theo quy định, cá biệt có một số cơng trình khơng xuất trình được thiết kế tổng
mặt bằng cơng trường xây dựng (3/13 cơng trình) [6].
Về cơng tác đảm bảo kỹ thuật an tồn vệ sinh lao động, tai nạn chống ngã cao và sử dụng
điện được đánh giá là chiếm tỷ lệ lớn nhất trên các công trường xây dựng. Cụ
thể, tỷ lệ tai nạn lao động làm chết người do ngã cao chiếm 28,1 %, điện giật chiếm 19
% [7].
Đối với cơng tác phịng chống ngã cao,tình trạng vi phạm quy định về an toàn khi làm
việc trên cao khá phổ biến. Một số công trường không lắp đặt đủ bộ phận rào chắn
ngăn ngã cao tại các mép sàn, hố thang máy, lỗ thơng tầng, nhiều vị trí chỉ chăng dây,
thiếu bảng cảnh báo khu vực nguy hiểm (ví dụ Hình 1.6)
Hình 1 5 Dàn giáo tại một cơng trình dân dụng
Hình 1.6 cho thấy rất rõ việc vi phạm quy định về an toàn lao động khi làm việc trên
dàn giáo: khơng trang bị dây an tồn và phương tiện bảo vệ cá nhân, khơng có hàng
rào bảo vệ phía ngồi. Thực tế cho thấy, tình trạng này xảy ra rất phổ biến đối với các
cơng trình riêng lẻ (xây nhà ở của các hộ gia đình).
Hình 1 6. Tai nạn do sập dàn giáo ở cơng trình Formusa
Hình 1.7 thể hiện cảnh đổ nát của dàn giáo bị sập tại công trường dự án Formusa, Hà Tĩnh do
kiểm tra kết cấu dàn giáo không đảm bảo nhưng khơng báo cáo [7].
Hầu hết các cơng trình đã kiểm tra đều khơng có hoặc có nhưng khơng đầy đủ phương án
phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cho cơng trường. Việc bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các
khu vực đang thực hiện những công việc dễ xảy ra cháy (thi công hàn, cắt, lắp đặt các hệ
thống lạnh…) vẫn chưa đầy đủ, nhiều cơng trình bố trí thiếu số lượng bình chữa cháy, tiêu
lệnh chữa cháy tại những vị trí này.
Về cơng tác tổ chức thực hiện an toàn – vệ sinh lao động trên công trường, nhiều công trường
xây dựng không thành lập Ban an tồn hoặc có thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả [8].
Cơng tác giám sát an tồn – vệ sinh lao động trên các công trường không được chú trọng, sự
kiểm tra của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo. Thực tế ở nhiều cơng trình xây dựng, chủ
đầu tư dự án thường thuê các nhà thầu đảm trách từng phần việc; các nhà thầu lại sử dụng cai
thầu - th các nhóm thợ thi cơng. Do đó, vấn đề bảo đảm an tồn lao động được phó mặc
hết cho các cai thầu. Hơn nữa, do áp lực về tiến độ cơng trình, cộng với khó khăn về tài
chính, nên việc đầu tư thực hiện các quy định
về bảo đảm an toàn lao động chưa được các nhà thầu xây dựng quan tâm đúng mức
[6].
Đối với công tác quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn, việc
bố trí sử dụng thiết bị thực tế còn nhiều vấn đề, như sử dụng vận thăng lồng nhưng cửa
ra vào vận thăng tại một số cơng trình lắp đặt khơng đúng quy định (khơng kín, có thể
mở từ phía trong cơng trình); hoặc có vận thăng khơng có bảo hiểm thiết bị, trong lồng
khơng dán bảng chỉ dẫn vận hành, hoặc có trường hợp khơng có quyết định phân cơng
nhân viên vận hành [6]. Nhiều công trường không lập phương án vận hành an toàn vận
hành cần trục tháp mặc dù sử dụng cần trục tháp tay ngang có phạm vi hoạt động vượt
ra khởi mặt bằng công trường. Đối với việc vận hành cần trục tháp, vi phạm phổ biến
tại các công trình là khơng bố trí phụ cẩu hoặc phụ cẩu phải làm kiêm nhiệm nhiều
việc, khơng sử dụng cịi báo khi cẩu hàng, vật tư, không niêm yết sơ đồ giới hạn tải
trọng- tầm với của cần trục [9].
Từ những phân tích hiện trạng thực tế về tình hình chấp hành những quy định an toàn
– vệ sinh lao động của các doanh nghiệp xây dựng cũng như tại các cơng trường xây
dựng, có thể thấy rằng việc thực hiện tốt những quy định an toàn – vệ sinh lao động đã
có sự quan tâm hơn từ phía người sử dụng lao động và ý thức về những quy định này
của người lao động cũng được nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng tai nạn lao động tại các
cơng trường xây dựng trên phạm vị cả nước vẫn có chiều hướng gia tăng (năm sau cao
hơn năm trước) mà nguyên nhân chính vẫn là sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị sử
dụng lao động và sự chủ quan, thiếu ý thức của chính những người lao động trong việc
thực hiện những quy định về an toàn – vệ sinh lao động khi thực hiện các công việc
nặng nhọc tại hiện trường. Vì vậy, cơng tác quản lý an tồn – vệ sinh lao động cần
phải được tăng cường để yêu cầu các doanh nghiệp Xây dựng phải thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định về an toàn lao động nhằm tránh các tai nạn lao động xảy ra.
1.2.6. Công tác thực hiện quy trình nghiệm thu.
Theo quy định trong giai đoạn thi cơng cơng trình, thành phần tư vấn giám sát có mặt
tại các khâu: nghiệm thu cơng việc xây dựng [10], [11]; nghiệm thu giai đoạn thi công
xây dựng hoặc bộ phận cơng trình xây dựng [11]; nghiệm thu hồn thành hạng mục
cơng trình hoặc cơng trình xây dựng để đưa vào sử dụng [10], [11];
Trong đó q trình nghiệm thu các khâu này tư vấn giám sát thi cơng có trách nhiệm rất
quan trọng trong việc phối hợp với đơn vị thi công, chủ đầu tư để đảm bảo các phần
việc theo thiết kế phải được thực hiện đầy đủ,đúng quy định, quy trình thi cơng để có thể
chuyển sang thi cơng thi cơng một hạng mục khác hoặc bàn giao đưa vào sử dụng.
Các căn cứ để phục vụ cho công tác nghiệm thu như: Quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm
thu đã được thống nhất giữa chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan; Phiếu yêu cầu nghiệm
thu của nhà thầu; Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có); Hồ sơ thiết kế
bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận liên quan đến đối
tượng nghiệm thu; Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan; Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí
nghiệm có liên quan; Nhật ký thi cơng xây dựng cơng trình và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu; Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có);
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng và những thay đổi thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận liên
quan đến đối tượng nghiệm thu; - Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan; Biên bản nghiệm thu
các công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận cơng trình xây dựng đã
thực hiện (nếu có); Kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, đo lường, hiệu chỉnh, vận hành thử
đồng bộ hệthống thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng cơng trình (nếu có); Bản vẽ hồn
cơng cơng trình xây dựng; Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
về phịng chống cháy, nổ; an tồn mơi trường; an toàn vận hành theo quy định; Kết luận của
cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra cơng tác nghiệm thu đưa cơng trình vào sử
dụng.
Q trình nghiệm thu phải đảm bảo đúng các nội dung và trình tự nghiệm thu như: Kiểm tra
cơng việc xây dựng đã thực hiện tại hiện trường; Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực
tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế; Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường; Đánh giá sự
phù hợp của cơng việc xây dựng với yêu cầu của thiết kế; Kết luận về việc nghiệm thu công
việc xây dựng để chuyển bước thi công. Trường hợp công việc xây dựng không nghiệm thu
được, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu phải nêu rõ lý do
bằng văn bản hoặc ghi vào nhật ký thi cơng xây dựng cơng trình; Kiểm tra chất lượng cơng
trình, hạng mục cơng trình tại
hiện trường đối chiếu với yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; Kiểm tra bản vẽ
hồn cơng; Kiểm tra các số liệu thí nghiệm, đo đạc, quan trắc, các kết quả thử nghiệm,
đo lường, vận hành thử đồng bộ hệ thống thiết bị; kết quả kiểm định chất lượng cơng
trình (nếu có); Kiểm tra các văn bản thỏa thuận, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về phịng chống cháy, nổ, an tồn mơi trường, an tồn vận
hành; kiểm tra cơng tác nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng và các văn bản khác có
liên quan; Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì cơng trình xây dựng; Kết
luận về việc nghiệm thu đưa cơng trình xây dựng vào khai thác sử dụng.
Ví dụ như trước khi nghiệm thu cầu Nhật Tân đưa vào sử dụng đơn vị tư vấn giám sát
phải kiểm tra chặt chẽ các hạng mục trong q trình thi cơng. Các chỉ tiêu kỹ thuật
đều thỏa mãn yêu cầu đặt ra. Đồng thời, đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục theo dõi và kiểm sốt
chặt chẽ cơng trình trong q trình bảo hành [12]. Căn cứ vào báo cáo của đơn vị tư
vấn giám sát Chủ đầu tư có nhất trí với chất lượng của các hạng mục thi cơng thì mới
đưa cơng trình vào vận hành, sử dụng.
Hình 1 7. Nghiệm thu cầu Nhật Tân trước khi đưa vào sử dụng
Vì vậy việc kiểm tra cơng tác nghiệm thu cơng trình trước khi đưa vào sử dụng là hết
sức quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng các sản phẩm xây dựng
được đảm bảo. Đơn vị Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn phải thực hiện khách quan,
công tâm, đảm bảo đúng quy định của nhà nước về nghiệm thu các cơng trình đưa vào sử
dụng.
Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các cán bộ giám sát thực hiện rất nghiêm túc quy trình
nghiệm thu theo quy định hiện hành như công tác nghiệm thu các công việc xây dựng được
tiến hành hàng ngày; công tác nghiệm chuyển giai đoạn cũng được thực hiện đúng quy trình
khi chuyển giai đoạn thi cơng hoặc hồn thành hạng mục cơng trình. Tuy nhiên, trong cơng
tác nghiệm thu cơng trình, một số đơn vị tư vấn giám sát vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:
Tư vấn giám sát chưa bám vào nhiệm vụ giám sát và hợp đồng giám sát để thực hiện công
tác giám sát thi công. Chưa giúp Chủ đầu tư kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu so
với Hồ sơ trúng thầu (Bộ máy chỉ đạo thi công, nhân lực, máy móc, thiết bị thi cơng, biện
pháp thi cơng cơng trình, an tồn lao động, phịng cháy chữa cháy và chất lượng vật tư, vật
liệu đưa vào xây dựng...). Chưa kiểm tra, kiểm soát được Hồ sơ quản lý chất lượng: Ghi chép
Nhật ký giám sát chưa thể hiện được đầy đủ công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư;
Không nhận xét hoặc không thường xuyên đánh giá chất lượng sau mỗi ngày hoặc mỗi ca
làm việc trong nhật ký cơng trình; khơng kiểm tra kiểm sốt các tài liệu làm căn cứ nghiệm
thu dẫn đến các Biên bản nghiệm thu không đảm bảo quy định hiện hành. Hầu hết các cơng
trình Biên bản nghiệm thu cơng việc, giai đoạn thiếu các căn cứ nghiệm thu, và các thông số
kỹ thuật thi công thực tế của đối tượng nghiệm thu, cá biệt cịn có những cơng trình áp dụng
sai tiêu chuẩn kỹ thuật. Hồ sơ quản lý chất lượng chưa được quan tâm, chưa thể hiện được
chất lượng thi cơng cơng trình. Cơng tác lập hồ sơ quản lý chất lượng chỉ mang tính hình
thức, chưa phản ánh được các thơng số kỹ thuật thực tế của cơng trình... [13].
1.3. Tổ chức thực hiện công tác giám sát chất lượng cơng trình xây dựng.
Để giúp cho Chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký kết về tư vấn giám sát Đơn vị tư vấn giám
sát phải tổ chức thực hiện các nội dung công việc sau:
1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng:
1.3.1.1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án.
Hầu hết các cơng trình xây dựng hiện nay, trước khi tiến hành xây dựng thì Chủ đầu tư
hoặc đơn vị tư vấn giám sát do chủ đầu tư hợp đồng đều xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng để phục vụ cho các yêu cầu của Dự án đề ra, các cơng trình như đường
Thái Hà - Hà Nam, Quảng trường Bác Hồ với nông dân tại Thái Bình, Nhà tưởng niệm
Bác học Lê Q Đơn...Hệ thống quản lý chất lượng này đã góp phần xây dựng thành
cơng của các dự án này.
Tuy nhiên vẫn cịn một số tồn tại trong việc lập hệ thống quản lý chất lượng và giám
sát quy trình thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng dẫn đến cơng trình kém chất
lượng như cơng trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cịn đang gây tranh cãi vì
chưa phân định chất lượng cơng trình kém là do ngun nhân chính từ đâu: từ chủ đầu
tư, nhà thầu thi công, hay tư vấn giám sát [14]...
1.3.1.2. Kiểm tra, báo cáo Chủ đầu tư về các điều kiện khởi cơng cơng trình;
Cơng tác kiểm tra, báo cáo về các điều kiện khởi cơng cơng trình phải được tư vấn
giám sát báo cáo thường xuyên với chủ đầu tư để tiến hành thi cơng các cơng trình.
Các cơng trình xây dựng hiện nay đã tiến hành kiểm tra kỹ càng các điều kiện khởi
cơng cơng trình trước khi thi cơng và đã được tư vấn giám sát, chủ đầu tư chấp thuận
để công trình được tiến hành thi cơng và đã đạt được chất lượng khá cao về chất lượng
như: các cơng trình chất lượng cao cơng trình Nhà hội trường đa Năng, cơng trình Nhà
liên cơ quan, Khách sạn Mường Thanh, Siêu thị CopMax, đường 293, cầu Đông
Xuyên [15] của tỉnh Bắc Giang...
Công tác kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về năng lực của các nhà thầu so với hợp đồng
đã ký kết với các nội dung: Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi
công xây dựng cơng trình đưa vào cơng trường; Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng
của nhà thầu thi công xây dựng cơng trình; Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc,
thiết bị, vật tư có yêu cầu an tồn phục vụ thi cơng xây dựng cơng trình; Kiểm tra
phịng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ
thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Đã được triển khai đồng
bộ, có hiệu quả. Các nhà thầu thi công đều đáp ứng được năng lực so với hồ sơ dự thầu
đưa ra. Tuy nhiên trong thực tế vẫn xảy ra một số trường hợp vi phạm, khi tư vấn giám
sát và nhân dân phát hiện việc như trong năm 2015 tỉnh Bến Tre đã chỉ ra rằng, tại địa
phương này, nhà thầu yếu, không đủ năng lực vẫn trúng thầu là do khi tham dự thầu, công ty
mẹ tham dự kê khai kinh nghiệm và năng lực của mình nhưng khi triển khai thi cơng, cơng
ty mẹ giao cho công ty con thực hiện [16].
Công tác kiểm tra và báo cáo chủ đầu tư về tính phù hợp với các yêu cầu của dự án và hợp
đồng đã ký đối với các loại vật tư, thiết bị của các nhà thầu chuẩn bị đưa vào sử dụng cho
công trình của tư vấn giám sát, cụ thể như: Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản
xuất, kết quả thí nghiệm của các phịng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất
lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật
liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho cơng trình trước khi đưa vào cơng
trình; Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào
cơng trình do nhà thầu thi cơng xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì tư vấn
giám sát báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết
bị lắp đặt vào cơng trình xây dựng. Đã được tư vấn thực hiện khá tốt trong các cơng trình xây
dựng, giao thông như cao tốc Hà Nội - Hải Phịng, cầu Thái Hà...
Cơng tác kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về điều kiện, biện pháp đảm bảo an tồn lao động,
vệ sinh mơi trường và phịng chống cháy, nổ trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình đã
được đơn vị tư vấn thực hiện đúng quy trình, đầy đủ theo quy định. Nhưng trên thực tế vẫn
còn một số đơn vị để xảy ra lỗi an tồn lao đơng và vệ sinh mơi trường như cơng trình
đường sắt trên cao Hà Nội bị sập cẩu [2], đường nay xây mai đào, bị chết người do điện giật
tại Hà Tĩnh [17]
1.3.2. Kiểm tra và giám sát trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình
Các cơng tác kiểm tra và giám sát trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình như: Đánh
giá, kiểm sốt các quy trình, kế hoạch, biện pháp thi cơng, biện pháp bảo đảm chất lượng, hệ
thống quản lý chất lượng của nhà thầu, đồng thời kiến nghị thay thế hoặc hiệu chỉnh các biện
pháp do nhà thầu đưa ra; Đôn đốc các nhà thầu thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của dự
án và các quy định của Nhà nước; Kiểm tra, giám sát hệ thống trắc đạc cho cơng trình của
các nhà thầu như: tọa độ, cao độ, lưới khống chế, hệ thống quan trắc, …; Kiểm tra tính phù
hợp của các thiết bị thi công và nhân lực của nhà thầu so với hợp đồng đã ký kết với Chủ
đầu tư như: Kiểm tra tính hợp lệ của các