Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Quá trình hợp tác ở biển đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn chủ nghĩa kiến tạo xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 200 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TUẤN KHANH

QUÁ TRÌNH HỢP TÁC Ở BIỂN ĐƠNG
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
TỪ GĨC NHÌN CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TUẤN KHANH

QUÁ TRÌNH HỢP TÁC Ở BIỂN ĐƠNG
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
TỪ GĨC NHÌN CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO XÃ HỘI
Chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế
Mã số: 62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN NAM TIẾN

Hà Nội – 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Q trình hợp tác ở Biển Đơng trong hai thập
niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn chủ nghĩa Kiến tạo xã hội” là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tơi. Những dữ liệu và phân tích, nhận định trong luận án có nguồn gốc
rõ ràng, trung thực. Những kết luận của luận án là kết quả nghiên cứu của chính tác
giả.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Tuấn Khanh


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Trần Nam Tiến đã trực tiếp hướng dẫn về mặt khoa học, tận tâm chỉ bảo và động
viên tơi hồn thành Luận án này.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ
trợ và hướng dẫn nhiệt tình của Q Thầy, Cơ trong Khoa Quốc tế học, và các cán bộ
Phòng Sau đại học cũng như các phòng ban chức năng thuộc Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội – nơi tôi theo học chương trình
Nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tơi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động viên,
khích lệ và hỗ trợ tơi trong q trình làm Luận án.
Tác giả Luận án

NGUYỄN TUẤN KHANH


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về Biển Đơng và hợp tác ở Biển Đơng
1.2. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về “hợp tác” trong Quan hệ quốc tế
1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu chun sâu về lý thuyết
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về “hợp tác” từ góc nhìn của chủ nghĩa Kiến
tạo xã hội
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về hợp tác ở Biển Đơng từ góc nhìn chủ nghĩa
Kiến tạo xã hội
1.4. Những nhận xét các cơng trình và vấn đề luận án cần tập trung làm rõ

1
3
5
12
12
16
16
20
23
27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ Ở
BIỂN ĐÔNG
2.1 Cơ sở lý luận về hợp tác quốc tế

2.1.1. Quan điểm về hợp tác quốc tế của các trường phái lý thuyết
2.1.1.1. Một số quan điểm về hợp tác quốc tế của Chủ nghĩa Hiện thực
2.1.1.2. Một số quan điểm về hợp tác quốc tế của Chủ nghĩa Tự do
2.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Kiến tạo xã hội về Hợp tác quốc tế
2.1.2.1. Chủ nghĩa kiến tạo xã hội trong nghiên cứu quan hệ quốc tế
2.1.2.2. Khái niệm chung về hợp tác
2.1.2.3. Các nhân tố tác động đến hợp tác quốc tế
2.2. Khái quát quá trình hợp tác ở Biển Đông trước thế kỷ XXI
Tiểu kết

30

Chương 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HỢP TÁC Ở BIỂN ĐƠNG
TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
3.1. Khái quát quan hệ quốc tế ở Biển Đông đầu thế kỷ XXI
3.2. Thực trạng hợp tác ở Biển Đông và các chủ thể trong khu vực
3.2.1. ASEAN và những nhân tố tác động quá trình hợp tác ở Biển Đơng
3.2.2 Một số mơ hình giải pháp hợp tác ở Biển Đông

76

1

30
30
30
33
36
36
38

42
65
75

76
81
81
103


3.2.2.1. Mơ hình giải pháp “Hợp tác khai thác chung”
3.2.2.2. Mơ hình “Chia sẻ tài ngun Biển Đơng”
3.2.2.3. Mơ hình “Gác tranh chấp, cùng khai thác”
3.2.3. Quan điểm hợp tác của Việt Nam ở Biển Đơng
3.2.3.1 Đề xuất mơ hình “Hợp tác cùng phát triển”
3.2.3.2. Sử dụng hoạt động đa phương, tăng cường đối thoại
3.2.3.3. Xây dựng và phát huy tích cực vai trị của các thể chế khu vực
3.2.3.4. Tích cực xây dựng lịng tin, thúc đẩy xây dựng bộ Quy tắc ứng
xử Biển Đông (COC)
3.3. Thực trạng hợp tác ở Biển Đơng và các nhân tố ngồi khu vực
3.3.1. Nhật Bản và quá trình hợp tác ở Biển Đơng
3.3.2. Tư duy “hướng Á” của Australia với q trình hợp tác ở Biển Đông
3.3.3. Tư duy “hướng Đông” của Ấn Độ và đóng góp cho hợp tác ở Biển
Đơng
Tiểu kết

103
107
109
113

113
115
117
118

Chương 4. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG TRONG
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI TỪ GĨC NHÌN CHỦ NGHĨA
KIẾN TẠO XÃ HỘI
4.1. Những nhân tố tác động đến quá trình thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông
4.2. Nhận xét về các hoạt động hợp tác được xây dựng
4.2.1. Hoạt động hợp tác song phương
4.2.2. Hoạt động hợp tác đa phương
4.2.3. Quốc tế hóa q trình hợp tác
4.3. Các kết quả đạt được
4.3.1. Thành tựu
4.3.2. Một số hạn chế
4.4. Một số gợi ý hợp tác từ cách tiếp cận Chủ nghĩa Kiến tạo
Tiểu kết

148

KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

120
121

128
140
147

148
150
150
153
155
157
157
158
161
164
165
168
169


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

ADMM

ASEAN Defence Ministers’
Meeting


Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN

AMM

ASEAN Foreign Ministers’
Meeting

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN

APC

Asia Pacific Community

Cộng đồng châu Á – Thái Bình
Dương

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương

APSC

ASEAN Political – Security
Community


Cộng đồng chính trị, an ninh
ASEAN

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đơng
Nam Á

ASEANChina JWG

ASEAN – China Joint Working Nhóm Công tác chung ASEAN
Group
– Trung Quốc

BRIC

Brazil, Russia, India, China

Tổ chức các nền kinh tế mới
nổi


CARAT

The Cooperation Afloat
Readiness and Training

Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng
chiến đấu trên biển

COC

Code of conduct (of the parties
in the South China Sea)

Bộ quy tắc ứng xử ở Biển
Đông

DOC

Declaration on the Conduct of
Parties in the South China Sea

Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đông

EAS

East Asia Summit

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á


EEZ

Exclusive Economic Zone

Vùng đặc quyền kinh tế

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FPDA

Five power defence
arrangements

Hiệp ước phòng thủ năm nước

HACGAM

Heads of Asian Coast Guard
Agencies Meeting

Hội nghị những người đứng
đầu Cảnh sát biển các nước
châu Á

3



ICJ

Internatinal Court of Justice

Tịa án Cơng lý quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

ReCAAP

The Regional Cooperation
Agreement on Combating
Piracy and Armed Robbery
against Ships in Asia

Hiệp định Hợp tác khu vực
chống cướp biển và hoạt động
vũ trang chống lại tàu thuyền

SEANWFZ

The Southeast Asian NuclearWeapon-Free Zone Treaty

Hiệp ước khu vực Đông Nam

Á phi hạt nhân

SLOCs

Sea lines of communication

Các tuyến đường hàng hải

SOM
ASEAN

Senior Officials' Meeting of
ASEAN

Cuộc họp các quan chức cao
cấp ASEAN

TAC

The Treaty of Amity and
Cooperation

Hiệp ước Thân Thiện và Hợp
Tác của ASEAN

UNCLOS

United Nations Convention on
the Law of the Sea


Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật biển

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

ZOPFAN

The Zone of Peace, Freedom
and Neutrality

Tun bố về Khu vực Hịa
bình, Tự do và Trung lập của
ASEAN

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ quốc tế ở Biển Đông là một bức tranh rộng lớn mang tính đa dạng
và ngày càng trở thành một điểm nhấn trong nghiên cứu đa ngành về Quan hệ Quốc
tế trên nhiều phương diện khác nhau về chính trị quốc gia, chính trị quốc tế, hợp tác,
xung đột, quan hệ các nước lớn, lợi ích song phương, đa phương v.v… Những đề tài
nghiên cứu về Quan hệ quốc tế ở Biển Đông thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới
học giả trong nước và quốc tế, tạo ra một tình trạng phong phú trong bức tranh chủ
đề về Biển Đông. Tuy nhiên, sự sôi động trong nghiên cứu chủ yếu vẫn mang tính

chất nghiên cứu động thái trong bối cảnh quan hệ quốc tế ở Biển Đơng có diễn biến
nhanh chóng và phức tạp và chủ yếu phục vụ nhu cầu cung cấp những nội dung mang
tính chất thời sự, cập nhật thơng tin thực tiễn tức thời. Chính vì lẽ đó, q trình tiếp
cận và nhận thức về Biển Đơng gặp nhiều khó khăn khi cần tìm hiểu trên bình diện
nghiên cứu cơ bản với cơ sở lý luận mang tính chất tổng quan đa ngành và liên ngành
của Quan hệ Quốc tế.
Thực trạng đầu tiên liên quan đến chủ đề này chính là hợp tác tại Biển Đơng
vẫn chủ yếu được nghiên cứu thiên về hướng mô tả trạng thái thực tiễn chứ chưa được
nêu bật được những cơ sở lý luận, những đặc điểm mang tính quy luật của những hệ
quy chiếu lý luận Quan hệ Quốc tế nhằm lý giải, so sánh đối chiếu, giải thích và gợi
ý giải pháp thoả đáng. Việc áp dụng các lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu về
Quan hệ Quốc tế để xem xét, đánh giá, kiểm nghiệm về vấn đề thực tiễn Biển Đông
sẽ mang lại hai hệ quả học thuật quan trọng. Thứ nhất, đánh giá xác đáng về vấn đề
hợp tác ở Biển Đông một cách chuẩn mực trong hệ thống luận điểm, phương pháp
luận, thế giới quan của trường phái lý thuyết của nghiên cứu Quan hệ Quốc tế như
trong trường hợp luận án này là chủ nghĩa Kiến tạo xã hội (Social Constructivism).
Thứ hai, thực tiễn q trình hợp tác ở Biển Đơng sẽ chính là chất liệu giúp kiểm
nghiệm lại những mặt hạn chế và ưu điểm của trường phái lý thuyết Kiến tạo xã hội
góp phần đưa ra một cái nhìn tồn diện hơn về việc nghiên cứu lý thuyết quan hệ
quốc tế nói chung và chủ nghĩa Kiến tạo nói riêng. Nói cách khác, thực tiễn về Biển
Đơng phải có lý luận soi đường, tiếp cận mang tính hệ thống với bản thể luận, nhận
thức luận, và phương pháp luận một cách hồn chỉnh. Cịn lý thuyết về Quan hệ Quốc
5


tế (chủ nghĩa Kiến tạo xã hội) phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và
phải luôn liên hệ với thực tiễn tình hình hợp tác ở Biển Đông, tránh rơi vào trường
hợp chủ nghĩa giáo điều khi chỉ dựa và lý thuyết suông hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm
khi chỉ dựa vào thực tiễn để phân tích đánh giá vấn đề.
Thứ hai, thực trạng nghiên cứu về những luận điểm hợp tác ở khu vực Biển

Đông vẫn cịn là một chủ đề mờ nhạt, khơng thu hút nhiều quan tâm của giới học
thuật. Chủ đề quan hệ quốc tế ở Biển Đông trở nên thu hút các nhà nghiên cứu chủ
yếu bởi tính thời sự phức tạp trong vấn đề xung đột quyền lực xuất phát từ những
tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các bên liên quan. Hướng nghiên cứu này đã chi
phối hầu hết định hướng nghiên cứu của các nhà khoa học ở rất nhiều khía cạnh
chuyên biệt và mang tính thực tiễn cao về chính trị, kinh tế, văn hố, qn sự, địa lý,
môi trường v.v... Bản thân chuyên ngành Quan hệ Quốc tế cũng có rất nhiều hướng
tiếp cận khu vực Biển Đông khác nhau nhưng chủ yếu cũng chỉ tập trung vào những
vấn đề liên quan đến xung đột trong Quan hệ quốc tế ở Biển Đơng từ góc nhìn lịch
sử quan hệ quốc tế, lịch sử tranh chấp chủ quyền, nghiên cứu về cạnh tranh ảnh hưởng,
cạnh tranh quyền lực tại khu vực v.v… Thậm chí nếu có nghiên cứu về hợp tác cũng
chủ yếu định hướng đến những giải pháp xử lý khủng hoảng và xung đột. Vẫn còn
hạn chế những nghiên cứu mang tính cơ bản, lý luận đánh giá thực tiễn đa dạng lĩnh
vực của quá trình hợp tác đã và đang diễn ra giữa các bên trong khu vực hiện đang có
xung đột này. Chủ nghĩa Kiến tạo nếu được áp dụng để xem xét, kiểm nghiệm q
trình hợp tác tại Biển Đơng sẽ mang lại một góc nhìn có giá trị thực tiễn và khoa học.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Về ý nghĩa khoa học:
Luận án đặt ra nhiệm vụ tái hiện cơ bản diễn trình hợp tác quốc tế ở Biển
Đơng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Những chính sách, triển khai chính sách
và thực tiễn hoạt động liên quan đến hợp tác quốc tế ở khu vực sẽ được trình bày
mang tính hệ thống, xun suốt. Ngồi ra, đây là đề tài áp dụng lý thuyết quan hệ
quốc tế là chủ nghĩa Kiến tạo xã hội làm hệ qui chiếu để đánh giá và kiểm nghiệm
thực tiễn hợp tác tại Biển Đơng. Chính vì vậy, ý nghĩa khoa học thứ hai của đề tài khi
được hoàn thiện là đóng góp vào nghiên cứu lý luận Quan hệ quốc tế nói chung và
chủ nghĩa Kiến tạo xã hội nói riêng. Đề tài sẽ chỉ ra mức độ, khả năng của tính ứng
6


dụng của trường phái này trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, đặc biệt đối với nghiên

cứu về hợp tác quốc tế.
2.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án nghiên cứu mang giá trị thực tiễn cao khi đặt ra nhiệm vụ phục dựng
cơ bản diễn trình hợp tác quốc tế ở Biển Đông trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Luận án sẽ có giá trị là một nguồn tư liệu tham khảo được xây dựng hiệu quả cho
những nghiên cứu kế thừa trong nghiên cứu Biển Đông từ nhiều định hướng khác
nhau. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia trực tiếp liên quan đến những hoạt động
quan hệ quốc tế ở khu vực này. Vì vậy, những đánh giá về tác động, triển vọng cũng
như những khuyến nghị, gợi ý chính sách mang giá trị thực tiễn cao. Đề tài hồn
thành sẽ đóng góp một phần như kênh tham khảo, khuyến nghị cho q trình hoạch
định chính sách vừa đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và phù hợp
xu thế gia tăng hợp tác trong quan hệ quốc tế hiện đại ở trong và ngoài khu vực.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức về tình hình thực tiễn nghiên cứu liên quan đến đề tài,
nghiên cứu sinh đặt ra mục tiêu nghiên cứu chính là Đánh giá thực trạng và triển vọng
quá trình hợp tác quốc tế và những nhân tố tác động đến hợp tác quốc tế ở khu vực
Biển Đơng trên góc nhìn của chủ nghĩa Kiến tạo. Cụ thể hơn là giải quyết các vấn đề
a) những nhân tố nào tác động đến hợp tác quốc tế trên cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa
Kiến tạo xã hội; b) những nét chính của thực trạng hợp tác ở Biển Đông từ các chủ
thể trong và ngoài khu vực; c) Những đề xuất mơ hình hợp tác, sáng kiến và giải pháp
thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế ở khu vực đã diễn ra thế nào và hiệu quả ra sao.
Việc tìm hiểu đúng thực trạng của quá trình hợp tác đã và đang diễn ra sẽ giúp hình
thành những cơ sở, bài học kinh nghiệm để đánh giá những khả năng và triển vọng
hợp tác tại khu vực này.
Theo quan điểm chủ đạo của mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra những nhiệm
vụ cụ thể để có thể bám sát và hoàn thành mục tiêu: Thứ nhất, xây dựng một hệ thống,
cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Kiến tạo xã hội để đánh giá thực tiễn hợp tác quốc tế.
Thứ hai, tái hiện cơ bản quá trình hợp tác ở Biển Đông trong hai thập kỷ đầu thế kỷ
XXI đối với các nhân tố trong và ngoài khu vực. Thứ ba, đánh giá những đề xuất mô


7


hình, các giải pháp triển khai thực tiễn đã đang diễn ra tại khu vực Biển Đông. Thứ
tư, kết quả đạt được của những nhiệm vụ trước bước đầu góp phần tham khảo vào
việc những gợi ý chính sách của Việt Nam đối với các vấn đề hợp tác ở Biển Đông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ quá trình Hợp tác quốc tế
ở Biển Đơng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Quá trình này sẽ được phân tích
dựa trên hệ thống qui chiếu lý luận từ góc nhìn của chủ nghĩa Kiến tạo xã hội. Về
phạm vi không gian nghiên cứu, luận án chủ yếu lựa chọn khu vực Biển Đông là
không gian chủ yếu để nghiên cứu đối tượng “hợp tác” trong quan hệ quốc tế ở khu
vực này. Xoay quanh phạm vi không gian này, luận án sẽ nghiên cứu những giải
pháp, sáng kiến và hoạt động thực tiễn hợp tác quốc tế đến từ các chủ thể trong khu
vực như ASEAN, Việt Nam, Trung Quốc và các chủ thể bên ngoài khu vực như Ấn
Độ, Australia, Nhật Bản. Đây là những chủ thể có những hoạt động tích cực và phù
hợp với những luận điểm được đề cập trong hệ qui chiếu lý luận của chủ nghĩa Kiến
tạo xã hội. Những diễn trình hợp tác đã và đang xảy ra trong bối cảnh quan hệ quốc
tế ở khu vực này chính là những nguồn dữ liệu chủ yếu để phân tích và đánh giá của
luận án. Về phạm vi thời gian, đề tài lựa chọn nghiên cứu q trình hợp tác ở Biển
Đơng trong hai (02) thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiếp cận chủ yếu từ góc độ phân tích lý thuyết của chủ nghĩa
Kiến tạo xã hội để phân tích động cơ, hành vi của các chủ thể thơng qua những hoạt
động hợp tác ở Biển Đông. Cách tiếp cận lịch sử nhằm hỗ trợ phục dựng cơ bản q
trình hợp tác quốc tế ở Biển Đơng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Cách tiếp cận
từ góc độ lịch sử sẽ giúp để tài tìm hiểu được những diễn trình, diễn biến của đối
tượng nghiên cứu. Ngồi ra, Việt Nam với tư cách là một quốc gia có liên quan trực
tiếp đến những thực tiễn Quan hệ Quốc tế ở Biển Đơng. Chính vì vậy, luận án sẽ dựa
vào quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam về quan hệ đối ngoại như một cách tiếp cận trong nghiên cứu.
Để hoàn thành luận án này, nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong
lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và quan hệ quốc tế nói riêng sẽ được ứng dụng

8


một cách linh hoạt, tương tác và bổ trợ lẫn nhau như: phương pháp lịch sử, phương
pháp logic, tổng hợp, so sánh. Nhóm phương pháp này sẽ được áp dụng trong quá
trình tái hiện cơ bản diễn trình hợp tác quốc tế ở Biển Đơng. Ngồi ra, nhằm đáp ứng
việc nghiên cứu luận điểm lý thuyết của Chủ nghĩa Kiến tạo, phương pháp phân tích
quan hệ quốc tế sẽ là một trong những phương pháp quan trọng trong việc nhận định
động cơ, hành vi của chủ thể trong hiện tượng hợp tác với các cấp độ phân tích khác
nhau như cá nhân, quốc gia, hệ thống quốc tế.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án hồn thành sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn
nghiên cứu quan hệ quốc tế và thực thi hoạt động đối ngoại ở khu vực Biển Đông ở
những điểm như sau
Thứ nhất, luận án nghiên cứu về thực tiễn Quan hệ Quốc tế ở Biển Đơng dưới
góc nhìn của chủ nghĩa Kiến tạo xã hội. Hướng nghiên cứu này sẽ giúp hình thành
một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự hợp tác ở Biển Đông. Điểm mới mà
luận án có thể đóng góp chính là việc nghiên cứu hoạt động hợp tác trong bối cảnh
khu vực đang có những căng thẳng, xung đột từ một hệ thống cơ sở lý luận và khung
lý thuyết hoàn chỉnh.
Thứ hai, luận án áp dụng chủ nghĩa Kiến tạo xã hội vào nghiên cứu, kiểm
chứng thực tiễn. Tạo được tính mới trong khi hầu hết góc nhìn đối với quan hệ quốc
tế ở Biển Đông chủ yếu được khai thác trên những trường phái thực chứng và qui
chuẩn truyền thống. Việc giới thiệu góc nhìn từ chủ nghĩa Kiến tạo xã hội – vốn được
xem là một trường phái giao thoa giữa hai nhóm thực chứng và qui chuẩn – giúp đưa
thêm một góc nhìn mới đối với việc nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung và nghiên

cứu về hợp tác quốc tế nói riêng.
Thứ ba, luận án hồn thành sẽ đóng góp vào việc hệ thống hố lại những
chính sách hợp tác, triển khai hoạt động hợp tác ở khu vực Biển Đơng. Nói cách khác,
luận án phục dựng và trình bày một bức tranh tồn cảnh của q trình hợp tác ở Biển
Đơng. Bao gồm những chi tiết được hệ thống hoá cơ bản, logic từ Động cơ chính
sách, Nội dung chính sách, Triển khai chính sách, Đánh giá kết quả triển khai, và
Triển vọng hợp tác của các bên ở khu vực Biển Đông.

9


Thứ tư, với nhiệm vụ nghiên cứu khuyến nghị chính sách, luận án cũng được
kỳ vọng sẽ đưa ra những gợi ý mang tính mới đóng góp như một kênh tham khảo cho
quá trình hoạch định, triển khai và đánh giá chính sách của Việt Nam trong bối cảnh
hiện tại. Với góc nhìn mới của cơ sở lý luận khi áp dụng kiểm chứng những thực tiễn
đã và đang diễn ra sẽ giúp đưa ra những đánh giá trên quan điểm mới và từ đó góp
thêm vào sự phong phú trong danh sách sự lựa chọn trong quá trình hoạch định chính
sách của đất nước. Ngồi ra, luận án cũng đưa ra những gợi ý mang tính chất đa
phương mà các quốc gia, các bên trong khu vực có thể tham khảo để góp phần hoạt
động hiệu quả những cơ chế đa phương mà các bên đang theo đuổi.
7. Cấu trúc của luận án
Đề tài ngoài phần Dẫn luận, Kết luận và Tài liệu tham khảo, sẽ được cấu trúc
thành 04 chương chính:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đây là chương giới thiệu tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài. Trong phần này chia ra các nhóm cơng trình a) nghiên cứu về Biển Đông
và hợp tác ở Biển Đông, b) luận điểm “hợp tác” trong các lý thuyết quan hệ quốc tế
bao; c) nghiên cứu hợp tác ở Biển Đơng từ góc nhìn chủ nghĩa Kiến tạo xã hội. Mặc
dù mang tính giới thiệu nhưng luận án vẫn đánh giá về những ưu điểm, khuyết điểm
trong q trình giới thiệu các cơng trình trong lịch sử nghiên cứu vấn đề này.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác quốc tế ở Biển Đơng
Nội dung chính trong chương này đưa ra những quan điểm lý luận về hợp tác
cũng như một khung lý thuyết những luận điểm của trường phái chủ nghĩa Kiến tạo
xã hội nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, chương 2 cũng
giới thiệu khái lược về quan hệ quốc tế ở Biển Đông, hợp tác quốc tế ở Biển Đông
trong giai đoạn cuối thế kỷ XX như một tiền đề lịch sử trước khi bước vào phần
nghiên cứu ở giai đoạn đầu thế kỷ XXI theo mục tiêu của đề tài.
Chương 3: Thực trạng q trình hợp tác ở Biển Đơng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Với những cơ sở lý luận đã được nêu ra trong chương 2, chương tiếp theo này
của luận án sẽ áp dụng những luận điểm lý thuyết để phân tích các trường hợp cụ thể
liên quan đến thực tiễn quá trình hợp tác quốc tế ở Biển Đông trong hai thập niên đầu

10


thế kỷ XXI. Cụ thể, luận án sẽ phân tích những ý tưởng, sáng kiến hợp tác từ hoàn cảnh
xã hội quốc tế của khu vực Biển Đông thông qua tổ chức khu vực ASEAN. Các ý tưởng
mơ hình hợp tác cũng sẽ được phân tích để nhận thấy yếu tố bản sắc quốc gia của các
bên liên quan. Ngoài ra luận án cũng nêu những nhân tố ngoài khu vực như Ấn Độ,
Nhật Bản, Australia tác động đến quá trình hợp tác ở Biển Đơng .
Chương 4: Nhận xét về q trình hợp tác ở Biển Đơng trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI từ góc nhìn chủ nghĩa Kiến tạo xã hội
Chương này sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định đối với những ý tưởng, mơ
hình và sáng kiến hợp tác đã và đang được triển khai tại khu vực Biển Đơng. Thơng
qua đó, nội dung này cũng đánh giá những quan điểm của chủ nghĩa Kiến tạo xã hội
đối với việc nghiên cứu thực tiễn về hợp tác tại Biển Đông. Phần cuối của chương
này sẽ là những mơ hình hợp tác và những dự báo về hợp tác quốc tế ở Biển Đông
trong thời gian tới.

11



CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về Biển Đông không phải là một đề tài mới, đặc biệt là trong
khoảng 10 năm qua (2009-2019). Đây là đối tượng được rất nhiều học giả trong và
ngoài nước tập trung nghiên cứu bởi những tính chất chiến lược, lợi ích của vùng
biển đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trong và ngồi khu vực. Khơng chỉ có
các học giả, các nhà lãnh đạo, giới hoạch định chính sách của nhiều quốc gia cũng có
sự quan tâm lớn đến Biển Đông và những mối quan hệ quốc tế xung quanh nó. Cho
đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Biển Đông, về xung đột và hợp tác
ở Biển Đông thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực như địa lý, lịch sử, quan hệ quốc tế, luật
pháp, v.v… với nhiều góc độ tiếp cận như: lịch sử, chính trị, kinh tế, an ninh, quân
sự, pháp lý…
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về Biển Đơng và hợp tác ở Biển Đơng
Đối với cơng trình trong nước, từ năm 2009, việc nghiên cứu Biển Đơng từ
góc nhìn quan hệ quốc tế đã bắt đầu được chú trọng, đặc biệt những nghiên cứu của
Học viện Ngoại giao Việt Nam. Trong đó, đơn vị này đã tổ chức nhiều Hội thảo quốc
gia và quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, quy tụ được rất
nhiều các nhà nghiên cứu về Biển Đông nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới. Một
số ấn phẩm có giá trị tham khảo bao gồm “Biển Đơng: Địa chính trị, lợi ích, chính
sách và hành động của các bên liên quan”, “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và định
hướng giải pháp” do Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (đồng chủ biên) (2013);
“Biển Đơng: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, “Biển Đông: Hướng
tới một khu vực hồ bình, an ninh và hợp tác”, “Tranh chấp Biển Đơng: Luật pháp,
Địa chính trị và Hợp tác quốc tế” do Đặng Đình Quý (chủ biên) (2010, 2011 và 2012);
v.v… Đây là cơng bố có sự tiếp cận phong phú về quan hệ quốc tế ở Biển Đông của
nhiều học giả trong và ngồi nước. Nhìn chung, các bài viết có chủ đề rất đa dạng,
phong phú và dưới nhiều góc nhìn khách quan, là một nguồn tài liệu tham khảo hữu
ích. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này là những bài viết riêng lẻ, chưa có tính

hệ thống lý luận chung trong nghiên cứu về Biển Đơng từ góc nhìn quan hệ quốc tế.

12


Cuốn sách “Việt Nam và tranh chấp Biển Đông” của Quỹ nghiên cứu Biển
Đông (2012) tập hợp nhiều bài viết về từ các góc nhìn khác nhau về Biển Đơng, về
tranh chấp, xung đột ở Biển Đông của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, cho thấy
những khía cạnh khác nhau trong tranh chấp ở Biển Đơng, qua đó rút ra những gợi ý
cho chiến lược Biển của Việt Nam, cũng như các phương án đấu tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. Bên cạnh đó, cuốn “Về vấn đề Biển
Đơng” của Nguyễn Ngọc Trường (2014) cũng đề cập đến các tranh chấp, xung đột
giữa các nước ở Biển Đông, đồng thời làm rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trên
Biển Đơng, qua đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Đặc biệt, cuốn sách này đề cập đến quan điểm và lợi ích của các
nước lớn và các quốc gia ASEAN đối với vấn đề Biển Đông – một trong những
nguyên nhân làm cho tình hình Biển Đơng phức tạp.
Bên cạnh đó, cuốn sách “Xung đột trên Biển Đơng khơng cịn là nguy cơ
tiềm ẩn” (2012) là một tập hợp nhiều quan điểm của các học giả trong và ngồi nước
thơng qua các bài viết phân tích về lập trường của các bên liên quan ở Biển Đơng;
những lợi ích của các cường quốc; đồng thời nêu những khuyến nghị nhận xét liên
quan đến tình trạng xung đột và hàm ý chính sách cho Việt Nam. Một số nghiên cứu
khác của các học giả Việt Nam cũng làm rõ những nội dung nêu trên, cụ thể: Luật
quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nguyễn Việt
Long (2012), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông của Trần Công Trục (2012), “Biển
Đông: Lịch sử, pháp lý và quan hệ quốc tế” do Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2015)…
Nhiều công trình xuất bản ở Việt Nam thể hiện những nghiên cứu chun sâu
về vấn đề Biển Đơng, ở các góc độ khác nhau, như cuốn “Sự hiện diện của các cường
quốc ở Biển Đơng từ góc nhìn quan hệ quốc tế” do Nguyễn Tuấn Khanh chủ biên
(2015) đã góp phần đánh giá về tầm quan trọng của Biển Đông đối với sự phát triển

của các quốc gia trong và ngoài khu vực, đồng thời phân tích sự hiện diện của các
cường quốc: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ tại Biển Đơng, cũng như đánh giá
lợi ích và những hệ quả của sự hiện diện này trong bối cảnh quan hệ quốc tế tại khu
vực Biển Đông và Đông Nam Á. Nguyễn Bá Diến chủ biên (2015), “Yêu sách ‘đường
lưỡi bò’ phi lý của Trung Quốc và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đơng” là một
cơng trình góp phần đưa ra những căn cứ khoa học phản bác sự phi lý, phi pháp và
13


phản khoa học của yêu sách “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra; đồng thời khẳng
định chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông cũng như đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn “An ninh mơi trường và hịa bình ở Biển
Đơng” của Nguyễn Chu Hồi và Vũ Hải Đăng (2016) đã cung cấp những cơ sở về mối
quan hệ và tính liên kết của các vấn đề môi trường, tài nguyên với các căng thẳng và
xung đột ở Biển Đông. Trên cơ sở đó, các tác giả đã tham gia bàn luận về cách tiếp
cận và giải pháp đảm bảo an ninh môi trường và các nguồn tài nguyên trong bối cảnh
mới ở Biển Đơng. Trong đó, nhiều gợi ý đáng quan tâm về các khả năng hợp tác ở
Biển Đông, góp phần giải quyết các xung đột ở Biển Đơng hiện tại.
Một số tác giả đi sâu vào phân tích các sự kiện cụ thể liên quan đến các tranh
chấp, xung đột ở Biển Đơng. Cụ thể có cuốn “Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và
tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông” do Trần Ngọc Vương chủ biên
(2015) giúp độc giả có được những hiểu biết trung thực, khách quan và nhiều mặt về
chuỗi sự kiện này cũng như những kiến thức cơ bản về Biển Đông, những cơ sở lịch
sử mang tính pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, đặc biệt là đi sâu lý giải, vạch trần âm mưu của Trung Quốc mong
muốn độc chiếm Biển Đông. Cuốn “Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển
Đơng: Các sự kiện và phân tích pháp lý” do Trần Công Trục chủ biên (2017) cung
cấp các thông tin về vụ kiện, về phán quyết và các kiến thức cơ bản liên quan đến
việc Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đơng. Ngồi ra, cuốn sách cịn
phân tích, bình luận về các cơ sở pháp lý và thực tiễn trong xử kiện, chuyển tải cho

các nhà quản lý, quảng đại quần chúng nhân dân trong và ngoài nước hiểu đúng đắn,
khách quan về vụ việc. Tiếp theo, cuốn “Thế giới và Biển Đơng sau phán quyết của
Tịa trọng tài” do Trần Nam Tiến chủ biên (2017) tập trung phân tích những cơ sở
pháp lý từ phán quyết của Tịa trọng tài, đi sâu về những giải thích của phán quyết về
quy chế đảo, đá đối với các thực thể trong quần đảo Trường Sa, từ đó chỉ ra các thay
đổi về phạm vi tranh chấp trên Biển Đơng. Cuốn sách cũng sẽ đi sâu phân tích tác
động của phán quyết đến quyền lợi thực tế của Việt Nam trên Biển Đông và cụ thể là
ở quần đảo Trường Sa. Trên cơ sở đó, tác phẩm đưa ra một số gợi ý có tính chất định
hướng để Việt Nam có thể tận dụng tốt các nội dung của phán quyết, giành lấy các
quyền chính đáng mà Việt Nam phải được hưởng theo luật pháp quốc tế. Ngoài ra,

14


cịn có nhiều bài nghiên cứu về Biển Đơng, hợp tác và tranh chấp ở Biển Đông được
công bố trên các tạp chí nghiên cứu trong nước, cũng thể hiện đa dạng cách tiếp cận
và các vấn đề liên quan.
Đối với các học giả nước ngoài, việc nghiên cứu về Biển Đông, đặc biệt liên
quan đến các vấn đề quan hệ quốc tế cũng rất sôi động. Robert D. Kaplan (2014), Asia’s
Cauldron: the South China Sea and the End of a Stable Pacific là cuốn sách tiếp cận từ
Địa chính trị, tác giả đã trình bày về quá trình cân bằng quyền lực đang diễn ra ở châu
Á và đó là một cuộc cạnh tranh của thế kỷ XXI. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang
nỗ lực đẩy Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và Biển Đông, đồng thời đưa khu vực Biển Đông
này vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc. Cuốn “The South China sea: The Struggle
for Power in Asia” của Bill Hayton (2014) đi vào nghiên cứu và giải thích từ góc nhìn
lịch sử qua các giai đoạn phát triển của các quốc gia quanh khu vực Biển Đông trong
khoảng 5000 năm cho tới ngày nay. Bill Hayton đã nỗ lực lý giải một số nguyên nhân
thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi chính sách căng thẳng ở khu vực Biển Đơng, thậm chí
là một chiến lược đối đầu với các cường quốc, trực tiếp là Mỹ.
Cuốn “The South China Sea Dispute: Navigating Diplomatic and Strategic

Tensions” do Ian Storey, Cheng-Yi Lin chủ biên (2016) trình bày về sự căng thẳng
gia tăng ở Biển Đông đã đẩy tranh chấp lên hàng đầu trong chương trình nghị sự an
ninh châu Á-Thái Bình Dương. Thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc gia tăng về quyền sở
hữu các đảo san hô đang tranh chấp, cạnh tranh ngày càng tăng về tài nguyên thiên
nhiên, khẳng định rõ ràng về quyền hàng hải của họ bởi Trung Quốc và các nước yêu
sách Đông Nam Á, hiện đại hóa nhanh chóng các lực lượng vũ trang khu vực và làm
xấu đi các cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc, Biển Đơng sẽ vẫn là
một lĩnh vực gây tranh cãi ngoại giao và xung đột tiềm năng trong tương lai gần. Một
số chuyên gia hàng đầu thế giới về an ninh châu Á đã tham gia cơng trình này nhằm
tìm hiểu các động lực chính của tranh chấp và xem xét các vị trí và chính sách của
các chủ thể chính bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, các bên yêu sách Đông Nam Á,
Mỹ và Nhật Bản. Tranh chấp Biển Đông: Điều hướng căng thẳng ngoại giao và chiến
lược cung cấp cho độc giả chìa khóa để hiểu làm thế nào cuộc tranh chấp phức tạp và
gây tranh cãi này đang hình thành môi trường an ninh khu vực.

15


1.2. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về “hợp tác” trong Quan hệ quốc tế
1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết
Ở trong nước, vấn đề “lý luận về hợp tác” trong quan hệ quốc tế cũng được
một số học giả đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu. Đáng chú ý nhất có thể kể
đến cuốn “Hợp tác và hội nhập quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hoàng
Khắc Nam (2017). Cuốn sách đã trình bày những điều kiện cơ bản (bên trong và bên
ngồi) để hình thành hợp tác, đồng thời sử dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế để làm
rõ phạm trù hợp tác trong quan hệ quốc tế. Trên cơ sở đó, cuốn sách cũng trình bày
rõ về cơ sở thực tiễn với những nghiên cứu trường hợp cụ thể trong quan hệ quốc
hiện đại. Cuốn sách đặt vấn đề “hợp tác” bên cạnh “hội nhập” để qua đó làm rõ thêm
những khía cạnh liên quan và tương hỗ giữa hai phạm trù này. Có thể coi đây là một
cơng trình điển hình nghiên cứu sâu về phạm trù hợp tác trong quan hệ quốc tế dưới

góc độ lý luận.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả Nguyễn Vũ Tùng - Hoàng Anh Tuấn (2006) đã
nêu “Vấn đề về hợp tác trong lý thuyết quan hệ quốc tế” trong cuốn “Quan hệ Đối
tác chiến lược trong Quan hệ Quốc tế từ lý thuyết đến thực tiễn”. Cụ thể, cuốn sách
trình bày các lý thuyết quan hệ quốc tế bàn về hợp tác và giới thiệu một số mô hình
hợp tác và triển vọng hợp tác từ các trường hợp thực tiễn cụ thể trong lịch sử quan hệ
quốc tế. Trong đó, đáng chú ý, các tác giả đã trình bày vấn đề hợp tác trong quan hệ
quốc tế từ góc nhìn và luận điểm của chủ nghĩa Kiến tạo xã hội. Đây được xem là
những gợi ý cho quá trình tiếp cận của luận án trong phần đánh giá về hợp tác ở Biển
Đơng từ góc nhìn chủ nghĩa Kiến tạo xã hội.
Ở nước ngoài, vấn đề hợp tác giữa các quốc gia đã trở thành một chủ đề được
quan tâm rộng rãi trong giới học giả trong thời gian qua. Chủ đề này chủ yếu thu hút
những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học kinh tế và khoa
học quan hệ quốc tế cũng như chính giới trong lĩnh vực ngoại giao. Những hoạt động
nghiên cứu đã nỗ lực làm sáng tỏ khía cạnh hợp tác trong quan hệ quốc tế trong lĩnh
vực kinh tế, an ninh, chính trị từ những năm 1970. Có thể điểm qua sơ lược một số
tác phẩm sơ khai từ những giai đoạn đầu của trào lưu nghiên cứu này như Stephen
Krasner với tác phẩm International Regimes (1983); Robert Keohane, After
Hegemony (1984); Robert Putnam – Nicholas Bayne, Hanging Together (1987);
16


Martin Feldstein, International Economic Cooperation (1988), Oran Young,
International Cooperation (1989), v.v… Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đây
là giai đoạn mà trào lưu hợp tác trong quan hệ quốc tế trở nên nổi bật và vô cùng đa
dạng trên nhiều lĩnh vực, dễ nhận thấy và tạo ra nguồn tư liệu thực tiễn dồi dào cho
các nhà nghiên cứu. Cho đến giai đoạn đương đại, khi hoạt động hợp tác và đấu tranh
luôn đan xen và phức tạp hơn nhiều nên việc nghiên cứu về hiện tượng này càng trở
nên khó khăn, đặc biệt là về mặt lý luận.
Trong các tác phẩm After Hegemony (Princeton: Princeton University Press,

1984) của Robert Keohane và Cooperation under Anarchy (Princeton: Princeton
University Press, 1986) của Oye Kenneth đã đưa ra khái niệm về hợp tác nhận được
sự đồng tình của giới học giả và đều khẳng định Hợp tác là một hoạt động mang tính
phổ quát trong quan hệ quốc tế. Qua đó, Hợp tác được định nghĩa là một sự điều
chỉnh hành vi của chủ thể nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp dung hồ lợi ích với đối
phương trên cơ sở phối hợp, điều hành chính sách. Robert Keohane đưa ra khái niệm
hợp tác này dựa trên sự viện dẫn lại định nghĩa của thuật ngữ này từ cuốn sách The
Intelligence of Democracy (New York: Free Press, 1965) của Charles Lindblom.
Ngoài ra, Robert Keohane trong cuốn sách của mình ở đoạn viết tại trang số 65-84
còn nhấn mạnh rằng một hệ thống quốc tế vơ chính phủ với hàm ý khơng tồn tại một
chính phủ chung siêu quốc gia tồn cầu khơng đồng nghĩa với việc hệ thống quốc tế
đó khơng có khả năng hợp tác.
Khái niệm hợp tác này nhận được sự đồng tình từ giới học giả và thậm chí
cịn nhận định từ khái niệm này chứa đựng hai nội hàm cơ bản. Một số học giả cũng
phân tách nội hàm cụ thể của khái niệm hợp tác như Morton Deutsch trong bài báo
cáo khoa học A Theory of Cooperation and Conflict đăng trên tạp chí Human
Relations (1949) và một chương tựa đề “Cooperation, Competition and Conflict”
trong cuốn sách The Handbook of Conflict Resolution (John Wiley & Sons, 2014)
do học giả này làm đồng tác giả. Nội hàm về hợp tác bao gồm: Thứ nhất, Hành vi của
các quốc gia luôn nhắm đến việc đạt được một mục tiêu nào đó. Khơng nhất thiết
trong q trình hợp tác các chủ thể phải có cùng một mục tiêu, mà có thể có sự nhận
thức duy lý về hệ quả của chính sách quốc gia và vai trị tác động của mình trong
phần giao thoa mục tiêu của các bên. Thứ hai, định nghĩa về hợp tác cũng nêu được
17


sự hợp tác sẽ mang lại cho các chủ thể liên quan những lợi ích nhất định. Khơng nhất
thiết lợi ích mang lại đều mang tính đồng đều cho tất cả các bên, tuy nhiên ở đó tất
cả các bên đều có lợi ích được chia sẻ, thậm chí có lợi ích chung. Mỗi chủ thể tham
gia q trình này đều giúp đỡ các bên tự nhận thức được lợi ích của mình thơng qua

q trình hiệu chỉnh chính sách. Nói cách khác, các quốc gia khơng cần thiết đứng ra
hỗ trợ trực tiếp mà chỉ cần thông qua việc nhận thức làm sao, hiệu chỉnh chính sách
thế nào để đối tác cải thiện hoàn cảnh của họ hơn và thơng qua q trình này tự quốc
gia đã tái định nghĩa và tinh chỉnh lại mục tiêu lợi ích của chính mình.
Cuốn sách International Cooperation: Building Regimes for Natural
Resources and the Environment (London: Cornell University Press 1989) của Oran
Young cụ thể hơn khi bàn về Hợp tác. Tác giả cho rằng có nhiều hình thức khác nhau
của sự Hợp tác. Nó có thể ngầm diễn ra mà khơng cần có sự trao đổi giữa các bên
hoặc nó được biểu hiện bằng một thoả thuận minh bạch, công khai. Đồng quan điểm
với Oran Young, Robert Axelrod trong tác phẩm của mình the Evolution of
Cooperation (Basic Books, 2009) cũng khẳng định về hình thức ngầm hoặc cơng khai
của hiện tượng Hợp tác thơng qua hình ảnh ẩn dụ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
chính là sự lưỡng nan của hai tù nhân.
Cũng chính tác giả Robert Axelrod trong một báo cáo khoa học tựa đề “The
Emergence of Cooperation among Egoists” đăng trên tạp chí American Political
Science Review số 75 (1981) đã chỉ ra một cách cụ thể hơn về Hợp tác mang tính
chất bền vững. Tác giả cho rằng sự Hợp tác bền vững sẽ diễn ra với chiến thuật mang
tính nhân nhượng trong mơ hình “ăn miếng trả miếng” (Tit for Tat). Sự hợp tác có
thể diễn ra khi có một bên hoặc chỉ một bộ phận của bên đó chủ động với hành vi hợp
tác. Khi trò chơi ẩn dụ Sự lưỡng nan tù nhân được tiến hành lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến
sự cảm thông, chia sẻ và làm thay đổi hành vi đối tác để dẫn đến khả năng hợp tác
bền vững. Tại trang 317 của bài báo cáo khoa học, Axelrod đã khẳng định với lập
luận của mình thì Hợp tác hồn tồn có khả năng diễn ra trong bối cảnh các quốc gia
vị kỷ mà khơng cần có một chính phủ siêu quốc gia trung tâm, miễn sao có tồn tại
một bên hoặc một phần nào đó của một bên tham gia có ý thức mang tính nhân
nhượng trong trị chơi lý thuyết Lưỡng nan của hai tù nhân.

18



Q trình hợp tác cơng khai có biểu hiện chính là q trình đàm phán, thương
lượng. Có thể thấy q trình này là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của giới lý luận khi
bàn về hợp tác. Cuốn sách của Joseph Grieco với tựa đề Cooperation among nations:
Europe, America, and Non-tariff Barriers to Trade (Cornell University Press, 1990)
ngoài việc nêu những khái niệm hợp tác tương tự như Robert Keohane đã nêu ở phần
trên thì nó cịn đi sâu phân tích những mức độ thành tựu khác nhau của sự hợp tác thông
qua hàng loạt những đàm phán, thỏa thuận hợp tác phi thuế quan của vòng đàm phán
Tokyo của GATT. Tương tự như vậy, trong cuốn sách Saving the Mediterranean: The
Politics of International Environmental Cooperation (New York: Columbia University
Press, 1990) của Peter Haas lại sử dụng ví dụ phân tích là những đàm phán cơng khai
của các bên liên quan đến việc giảm thiểu ô nhiễm tại Địa Trung Hải dẫn đến kết quả
hợp tác là Kế hoạch hành động Địa Trung Hải (Mediterranean Action Plan).
Liên quan đến vấn đề Thương lượng tác động như thế nào đến quyết định
Hợp tác hay không Hợp tác của quốc gia, Stephen Majeski và Shane Fricks trong một
nghiên cứu mang tên “Conflict and Cooperation in International Relations” đăng trên
tạp chí Journal of Conflict Resolution số 39 (1995) từ trang 622 đến 645, đã tiến hành
khảo cứu và thẩm tra khả năng tác động của yếu tố “giao tiếp”(communication) đối
với kết quả (outcome) của sự Hợp tác. Nghiên cứu của hai tác giả đã đào sâu vào bối
cảnh của lý thuyết trò chơi với mơ hình sự Lưỡng nan của tù nhân đơn (one-shot
Prisoner Dilemma game) và Lưỡng nan tù nhân lặp lại (Iterated Prisoner's Dilemma
game). Qua đó, hai tác giả khẳng định yếu tố giao tiếp thông qua thương lượng đàm
phán là một nhân tố có lợi, thậm chí đến 70% khả năng dẫn đến hành vi Hợp tác
[Majeski, 1995, tr. 641].
Thêm vào đó, khái niệm hợp tác lại có thể có dạng thức mang tính chất cưỡng
bức, áp đặt. Đó là những nội dung nghiên cứu chủ yếu của Joanne Gowa trong báo
cáo khoa học “Anarchy, Egoism, and Third Images: The evolution of cooperation
and international relations” đăng trên tạp chí International Organization số 40 (1986).
Tác giả cho rằng bên có quyền lực hơn (bá quyền) có thể áp đặt ý chí để buộc những
bên khác thay đổi chính sách theo ý mình. Và khi đó, nếu quốc gia bá quyền có những
quan điểm vì lợi ích chung của tất cả các bên trong khu vực, cộng đồng thì khả năng

sẽ diễn ra quá trình hợp tác. Quốc gia bá quyền sẽ đóng vai trị là một bên cung cấp
19


dịch vụ công (public goods). Điều này cũng tương đồng với quan điểm của Học thuyết
bá quyền ổn định (Hegemonic stability theory).
Cuốn “Cooperation: A Philosophical Study” của Tuomela (2000) đưa ra lý
thuyết từ cách tiếp cận của triết học thể hiện tính tồn diện đầu tiên về vấn đề “hợp
tác”. Cuốn sách đã thể hiện sự “hợp tác” như là một mục tiêu chung và chính sách
chung, niềm tin lẫn nhau, cam kết tập thể, cùng nhau hành động và hành động tập
thể. Cuốn sách phân tích các loại hợp tác, sử dụng sự khác biệt quan trọng giữa hợp
tác chế độ nhóm và chế độ cá nhân. Hợp tác dựa trên mục tiêu tập thể và cam kết tập
thể, hợp tác dựa trên mục tiêu và cam kết riêng. Cuốn sách còn thảo luận về thái độ
và các loại lý luận thực tế mà hợp tác đòi hỏi và điều tra một số điều kiện theo đó hợp
tác có khả năng, hợp lý, xảy ra. Nó cũng cho thấy một số nhược điểm của các phương
pháp hợp tác lý thuyết trị chơi tiêu chuẩn và trình bày một cuộc khảo sát về nghiên
cứu hợp tác trong các lĩnh vực lân cận. Cuốn sách “Why Nations Cooperate:
Circumstance and Choice in International Relations” của A. Stein (1993) chủ yếu dựa
trên ý tưởng cho rằng vì thuyết Hiện thực (Realism) về quan hệ quốc tế nhấn mạnh đến
xung đột, trong khi thuyết Tự do (Liberalism) nhấn mạnh đến hợp tác, thực tế người ta
có thể kết hợp một cách hợp lý những hiểu biết từ cả hai lý thuyết này bằng cách sử
dụng các trò chơi đơn giản về xung đột và hợp tác như lý thuyết trò chơi về sự lưỡng
nan của hai tù nhân. Stein sau đó đi xa hơn khi nhấn mạnh khía cạnh lý thuyết của quan
hệ quốc tế để việc đánh giá nhiều vấn đề thuộc thế giới thực trong suốt cuốn sách. Nhìn
chung, cuốn sách có phần lỗi thời vì thực tế hiện nay, phần lớn các học giả về quan hệ
quốc tế có xu hướng không chỉ nhấn mạnh các cuộc tranh luận Hiện thực - Tự do như
trước nữa.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về “hợp tác” từ góc nhìn của chủ nghĩa
Kiến tạo xã hội
Ở một khía cạnh tư duy khác, những nghiên cứu về các chuẩn mực, ý tưởng,

quá trình nhận thức, xây dựng bản sắc đã tạo ra một bước ngoặt trong nghiên cứu về
Quan hệ quốc tế và tái định nghĩa lại q trình hình thành lợi ích quốc gia gắn với
bản sắc. Chính vì vậy, các học giả theo trường phái chủ nghĩa Kiến tạo như Ruggie,
Finnemore và Wendt đều khẳng định rằng Lợi ích quốc gia khơng phải là cái có sẵn
tồn tại khách quan ngoại cảnh mà nó được định hình hồn tồn phụ thuộc vào các
20


yếu tố nội cảnh như bản sắc cá nhân của một quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc
tế. Lợi ích quốc gia hồn tồn được kiến tạo nên từ chính những hoạt động tương tác
xã hội của quốc gia và từ đó định hình một mẫu số chung về lợi ích và bản sắc quốc
gia.
Cuốn sách Theories of International Cooperation and the Primacy of
Anarchy: Explaining U.S. International Monetary Policy-Making After Bretton Woods
(New York: State University of New York Press, 2002) của Jennifer Sterling Folker đã
nêu bật được sự so sánh trường phái chủ nghĩa Kiến tạo với các trường phái Tự do và
Hiện thực khi nghiên cứu về hiện tượng Hợp tác. Cuốn sách đã nêu được những thách
thức và thiếu sót của các trường phái cổ điển khi nghiên cứu về Hợp tác quốc tế. Thông
qua trường hợp nghiên cứu cụ thể là việc hoạch định chính sách của Mỹ thời kỳ Hậu
Bretton Woods, tác giả đã nêu những quan điểm sai sót cơ bản của chủ nghĩa Hiện thực
và đồng chỉ ra tính ưu việt của chủ nghĩa Kiến tạo khi nghiên cứu về Hợp tác quốc tế.
Khi bàn về Hợp tác, chủ nghĩa Kiến tạo tránh được những bế tắc trong việc giải quyết
bài toán mối quan hệ giữa Lợi ích và Hành vi. Sở dĩ như vậy vì trường phái này lập luận
dựa trên Logic của Sự phù hợp (Appropriateness) không bị định hướng bởi lối tư duy
hành vi thực thi bởi nhu cầu (demand – driven) giống như Logic Nhân quả
(Consequences) như chủ nghĩa Hiện thực hoặc Tự do và các nhánh của nó. Những nhân
tố như Lợi ích quốc gia, Tính vị kỷ, Tính chỉnh thể v.v.. được các trường phái hư Hiện
thực hoặc Tự do xem xét như những biến số để nghiên cứu đối tượng là hành vi của quốc
gia. Những trường phái này chưa thực sự xem những nhân tố đó là đối tượng, chủ đề
nghiên cứu trong quan hệ quốc tế.

Martha Finnemore trong cuốn sách National Interests in International Society
(London: Cornell University Press, 1996) cho rằng quốc gia không chỉ là một chủ thể
lãnh thổ, mà là một thành phần của xã hội loài người từ mức độ xã hội nội địa cho đến
mức độ xuyên quốc gia. Tác giả cho rằng ý chí hành động của một quốc gia sẽ được hình
thành khi có đủ một số lượng quốc gia dân tộc cũng có cùng một ý chí như vậy. Nói cách
khác, quốc sẽ biết mình có nhu cầu gì khi trong cộng đồng các quốc gia có một số lượng
cũng có cùng suy nghĩ về nhu cầu ấy. Hay diễn dịch lại một cách khác hơn, Quốc gia sẽ
tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với một số đông nhất định. Quá trình
hợp tác trong quan hệ quốc tế cũng chính là q trình “phù hợp hố” này.
21


×