Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú người jrai tại trung tâm y tế huyện krông pa, tỉnh gia lai năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.08 KB, 88 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT (TÓM TẮT)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
NGOẠI TRÚ NGƯỜI JRAI TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI NĂM 2017
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: BS. ĐOÀN DUY TÂN

Tp. Hồ Chí Minh, 05/2018


BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT (TÓM TẮT)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
NGOẠI TRÚ NGƯỜI JRAI TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI NĂM 2017
Mã số:


Chủ nhiệm đề tài

BS. ĐỒN DUY TÂN

Tp. Hồ Chí Minh, 05/2018


A. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU:
1. Bs. Đoàn Duy Tân
2. Ths. Kim Xuân Loan
3. Thái Thị Linh
B. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH: Trung Tâm Y Tế Huyện Krông Pa, Tỉnh Gia Lai


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................................... 5
1.1 Khái quát bệnh tăng huyết áp: .............................................................................. 5
1.1.1

Khái quát hệ động mạch ............................................................................ 5

1.1.2

Những biến đổi sinh học của tăng huyết áp: ............................................... 5

1.2 Nguyên nhân tăng huyết áp: ................................................................................. 6

1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp.............................................................................. 8
1.4 Biến chứng tăng huyết áp: .................................................................................... 8
1.5 Phân độ Tăng huyết áp ......................................................................................... 9
1.6 Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp................................................................. 9
1.6.1 Yếu tố nguy cơ khơng dự phịng được .......................................................... 9
1.6.2

Yếu tố nguy cơ dự phòng được .................................................................10

1.7 Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp:..................................................................11
1.7.1

Phòng ngừa tăng huyết áp .........................................................................11

1.7.2

Điều trị tăng huyết áp: ..............................................................................11

1.7.3

Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.............................................................16

1.8 Tình hình tăng huyết áp .......................................................................................16
1.8.1

Tình hình tăng huyết áp trên thế giới ........................................................16

1.8.2

Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam .......................................................17


1.9 Những khái niệm chung ......................................................................................18
1.9.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị và tuân thủ việc dùng
thuốc hạ áp ............................................................................................................18
1.9.2

Cải thiện việc tuân thủ điều trị ..................................................................18

1.10 Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp .........................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................24
2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................24
2.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................24


2.2.1 Dân số mục tiêu ............................................................................................24
2.2.2 Dân số chọn mẫu...........................................................................................24
2.2.3 Tiêu chí chọn mẫu.........................................................................................24
2.2.4 Cỡ mẫu .........................................................................................................24
2.2.5 Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................................25
2.2.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa ...........................................................................25
2.3 Thu thập dữ kiện .................................................................................................25
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ kiện .......................................................................25
2.3.2 Phỏng vấn trực tiếp .......................................................................................26
2.3.3 Công cụ thu thập ...........................................................................................26
2.4 Kiểm sốt sai lệch thơng tin ................................................................................27
2.5 Nghiên cứu thử...................................................................................................28
2.6 Xử lý dữ kiện ......................................................................................................28
2.6.1 Liệt kê và định nghĩa các biến số...................................................................28
2.7 Phân tích dữ kiện.................................................................................................37
2.7.1 Thống kê mơ tả .............................................................................................37

2.7.2 Thống kê phân tích........................................................................................37
2.8 Y đức. .................................................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ...........................................................................................39
3.1 Mô tả đặc điểm chung của mẫu ...........................................................................39
3.2 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp theo giới tính và nhóm tuổi .................................43
3.2.1 Tn thủ điều trị tăng huyết áp theo giới tính ................................................43
3.2.2 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp theo nhóm tuổi .............................................45
3.3 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc ..............................................47
3.3.1 Các hành vi về tuân thủ điều trị không dùng thuốc theo giới tính ..................47
3.3.2 Các hành vi về tuân thủ điều trị khơng dùng thuốc theo nhóm tuổi................50
3.4 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các
đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu ................................................................53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..........................................................................................56
4.1 Những đặc tính chung của mẫu nghiên cứu .........................................................56
4.2 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc .....................................................58
4.3 Đặc điểm hành vi tuân thủ điều trị không dùng thuốc .........................................59


4.4 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các
đặc điểm dân số.........................................................................................................62
4.5 Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài................................................................63
4.5.1 Điểm mạnh của nghiên cứu ...........................................................................63
4.5.2 Điểm hạn chế của nghiên cứu........................................................................64
4.5.3 Điểm mới và tính ứng dụng...........................................................................64
KẾT LUẬN .................................................................................................................65
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

THA

Tăng huyết áp

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

TTĐTDT

Tuân thủ điều trị dùng thuốc


TTĐTKDT

Tuân thủ điều trị không dùng thuốc

TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BMI

Body Mas Index (Chỉ số khối cơ thể)

JNC VII

The Seventh Report of Joint National
Committee on Prevention Detection,
Evaluation, and Treatment of High Blood
Pressure (Báo cáo lần thứ 7 của Ủy ban
Liên tịch Quốc gia về dự phòng, phát
hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp)

PR

Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế
Thế Giới)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu .................................. 39
Bảng 3.2 Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu .................................. 40
Bảng 3.3 Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu .................................. 41
Bảng 3.4 Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu .................................. 42
Bảng 3.5 Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên cứu ....... 43
Bảng 3.6 Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên cứu ....... 44
Bảng 3.7 Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên cứu phân
theo nhóm tuổi ........................................................................................................... 45
Bảng 3.8 Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên cứu phân
theo nhóm tuổi ........................................................................................................... 46
Bảng3.9 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc theo thang đo MMAS của
mẫu nghiên cứu .......................................................................................................... 47
Bảng 3.10 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của mẫu
nghiên cứu phân theo giới tính ................................................................................... 47
Bảng3.11 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của mẫu nghiên
cứu phân theo giới tính ............................................................................................... 48
Bảng 3.12 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của mẫu
nghiên cứu phân theo giới tính ................................................................................... 49
Bảng 3.13 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của mẫu
nghiên cứu phân theo nhóm tuổi ................................................................................. 50
Bảng 3.14 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của mẫu
nghiên cứu phân theo nhóm tuổi ................................................................................. 51
Bảng 3.15 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp khơng dùng thuốc của mẫu
nghiên cứu phân theo nhóm tuổi ................................................................................. 52
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các đặc
điểm dân số của đối tượng nghiên cứu........................................................................ 53
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các đặc

điểm dân số của đối tượng nghiên cứu........................................................................ 54
Bảng3.18 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các đặc
điểm dân số của đối tượng nghiên cứu........................................................................ 55


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp
ngoại trú người Jrai tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2017
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài:BS. Đoàn Duy Tân
Điện thoại: 0969747510 Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn: Bộ môn Sức khoẻ Cộng đồng, Khoa Y tế Công
cộng
- Thời gian thực hiện: 07/05/2017 – 07/05/2018
2. Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị dùng thuốc theo thang đo MMAS
của bệnh nhân tăng huyết áp theo giới tính và nhóm tuổi.
2. Xác định tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị không dùng thuốc (hút thuốc lá,
sử dụng rượu bia, ăn mặn, sử dụng chất béo, tập thể dục) theo giới tính và nhóm tuổi.
3.Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc và đặc tính của mẫu
nghiên cứu.
3. Nội dung chính:
Xác đ ịnh tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị tăng huyết áp theo giới tính và
nhóm tuổi ở bệnh nhân người dân tộc Jrai tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế
huyện Krông pa,tỉnh Gia Lai năm 2017.
4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...):
• Cơng bố trên tạp chí trong nước: Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở
bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú người Jrai tại Trung tâm Y tế huyện Krông

Pa, tỉnh Gia Lai năm 2017, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:
• Kết quả nghiên cứu được chuyển giao: Chuyển giao kết quả nghiên cứu cho
Trung tâm Y tế huyện Krơng Pa, tỉnh Gia Lai
• Phạm vi và đ ịa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu (tên đơn vị ứng dụng kết
quả nghiên cứu/tên bài giảng được trích dẫn kết quả NC sử dụng trong giảng
dạy đại học và sau đại học):Bài giảng Tăng huyết áp, giảng dạy Bệnh thường
gặp 1, đối tượng Cử nhân Y tế Cộng cộng, Bộ môn Sức khoẻ Cộng đồng.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một thách thức quan trọng đ ối với sức khỏe cộng
đồng ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển[74] đồng thời được xem
là một trong những nguyên nhân hàng đ ầu tử vong và bệnh tật mà có thể phòng
ngừa được. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp
(THA) ảnh hưởng đ ến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới[5]và gây ra
1,5 triệu ca tử vong hàng năm.Tại khu vực Đơng Nam Á, có khoảng 35% người
trưởng thành bị tăng huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp đang có chiều hướng gia tăng
[48]đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mơ hình bệnh tật chuyển đổi từ bệnh lây
truyền sang bệnh không lây truyền gây nên gánh nặng kép cho hệ thống y tế.
Tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam đ ang ngày càng gia tăng. Năm 2000 có
khoảng 16,3% người trưởng thành bị THA, đ ến năm 2009 tỷ lệ THA là 25,4% và
năm 2016 tỷ lệ người THA đ ang ở mức báo đ ộng là 48%, một mức báo đ ộng đ ỏ
trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam ,
trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8
tỉnh thành trên toàn quốc mắc THA. Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có
huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% bị THA (20,8 triệu người). Đặc
biệt trong những người bị THA có 39,1% (8,1 triệu người) khơng được phát hiện bị
THA, có 7,2% (0,9 triệu người) bị THA khơng được đi ều trị, có 69,0% (8,1 triệu

người) bị THA chưa kiểm sốt được[17].
Các biến chứng gây ra THA có thể cấp tính, có thể âm thầm, vì vậy khơng
những nguy hiểm đ e dọa đ ến tính mạng mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy, người bị tăng huyết áp
không được kiểm sốt thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần; suy
tim tăng 6 lần; đột quỵ tăng 7 lần[16] . Do vậy, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống
vẫn được xem là một trong những nguyên lý nền tảng của việc kiểm soát huyết áp.
Kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan đáng kể giữa tuân thủ điều
trị và kiểm soát huyết áp. Sự tuân thủ điều trị thấp ở những bệnh nhân điều trị tăng
huyết áp phần nào giải thích đư ợc thất bại trong kiểm sốt huyết áp, chất lượng
cuộc sống kém và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.


2
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc cao nguyên Trung Bộ
thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.Krông Pa là một huyện vùng sâu vùng xa, nằm ở
phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai gồm 14 xã, thị trấn với tổng số 133 thôn/buôn,
người đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Jrai) chiếm 68%. Mạng lưới y tế
cơ sở gồm có Trung tâm Y tế huyện và 14 trạm y tế xã, thị trấn. Theo báo cáo tổng
kết hoạt động y tế năm 2016 của Trung tâm Y tế huyện thì số bệnh nhân tăng huyết
áp đến khám và điều trị tại Trung tâm là 1.854 ca, chưa kể những bệnh nhân được
khám phát hiện tại trạm y tế xã và ở các tuyến trên.
Thông tin liên quan đến kiến thức về bệnh, các hành vi nguy cơ cũng như tuân
thủ điều trị trên đ ối tượng người dân tộc Jraicònrất hạn chế. Một nghiên cứu cắt
ngang năm 2010 trên 200 bệnh nhân đang điều trịtăng huyết áp trên bệnh nhân khoa
nội tổng hợp bệnh viện tỉnh Gia Lai của Đào Ngọc Quân và Trần Thị Xn Hịa tìm
hiểu kiến thức về phịng chống cho kết quảkiến thức về điều trị tăng huyết áp còn
nhiều hạn chế: 36% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp cần đi ều trị thường xuyên,
38,5% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp không cần điều trị thường xuyên, 25,5%
bệnh nhân không biết tăng huyết áp cần điều trị[33]. Hầu hết bệnh nhân không quan

tâm đến bệnh tăng huyết áp đặc biệt là người dân tộc thiểu số.
Giới tính và tuổi là yếu tố nguy cơ của bệnh THA. Trước 55 tuổi, nam giới có
nhiều nguy cơ bị THA cao hơn nữ giới trong khi đó, nữ giới sau 55 tuổi có nguy cơ
bị THA cao hơn nam giới[66]và tuổi càng cao thì huyết áp càng tăng.Ở tỉnh Gia Lai
nói chung và huyện Krơng Pa nói riêng chưa có một cuộc khảo sát chuyên biệt nào
về việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân người dân tộc thiểu số (Jrai) theo
giới tính và nhóm tuổi. Vì vậy đ ề tài “Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở
bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú người Jrai tại Trung tâm Y tế huyện Krông pa,
tỉnh Gia Lai năm 2017” được thực hiện.


3


4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân người dân
tộc Jrai có khác nhau theo giới và nhóm tuổi hay không ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị tăng huyết áp theo giới tính và
nhóm tuổi ở bệnh nhân người dân tộc Jrai tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế
huyện Krông pa,tỉnh Gia Lai năm 2017.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị dùng thuốc theo thang đo MMAS
của bệnh nhân tăng huyết áp theo giới tính và nhóm tuổi.
2. Xác định tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị không dùng thuốc (hút thuốc lá,
sử dụng rượu bia, ăn mặn, sử dụng chất béo, tập thể dục) theo giới tính và nhóm tuổi.
3.Xác đ ịnh mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc và đ ặc tính của
mẫu nghiên cứu.



5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Khái quát bệnh tăng huyết áp:
Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được lưu
chuyển trong động mạch tới các mơ và cơ quan. Huyết áp bình thường bị ảnh hưởng
bởi tim (sức co bóp và nhịp đập), độ qnh máu, thể tích máu lưu thơng và sức đàn
hồi của mạch máu [73].
Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp là một tình trạng trong đó các mạch
máu liên tục gia tăng áp lực, theo tổ chức y tế thế giới (WHO), một người lớn có
huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg được xem
là tăng huyết áp [3, 73].
1.1.1 Khái qt hệ động mạch


Chức năng chính của hệ động mạch là phân phối máu đến mao mạch tuần
hoàn cơ thể , hệ động mạch gồm các ống dẫn đàn hồi và có sức cản cao.



Huyết áp là áp suất của máu tác động trên một đơn vị diện tích thành động
mạch, nhằm đưa máu đến ni dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được
đo lường bằng đơn vị là milimet thủy ngân (mmHg) hay centimet nước (1
mmHg = 1,36cm nước).



Huyết áp được đo lường bằng hai chỉ số:
+ Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu (HATT) là giới

hạn cao nhất của những dao đ ộng có chu kỳ của huyết áp trong lòng
mạch, thể hiện sức bơm máu của tim, HATT được coi là bình thường khi
có trị số bằng hay nhỏ hơn 120mmHg.
+ Huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương (HATTr) là
giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của HA trong mạch, thể
hiện sức cản của thành mạch. HATTr được coi là bình thường khi có trị số
bằng hay nhỏ hơn 80mmHg [6, 23].

1.1.2 Những biến đổi sinh học của tăng huyết áp:


Biến đ ổi ngẫu nhiên: Thường khơng thể kiểm sốt đư ợc nhưng có thể
giảm bớt bằng cách đ o nhiều lần ở những thời đi ểm khác nhau. Những
biến đổi thường gặp [45]:


6
+ Biến đ ổi ngắn hạn lúc nghỉ ngơi, do ảnh hưởng của hô hấp và
nhịp tim, chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh tự động.
+ Biến đổi từng ngày chủ yếu do trạng thái tinh thần và hoạt động
thể lực.
+ Biến đ ổi hàng ngày do ảnh hưởng của những hoạt đ ộng xảy ra
hàng ngày như làm việc, tập thể dục, nói chuyện, đọc sách.


Biến đ ổi hệ thống: Là những biến đ ổi có thể kiểm sốt đư ợc nếu nhận
diện ra chúng. Nếu khơng phát hiện được thì khơng thể giảm bằng cách đo
nhiều lần. Ví dụ như nhiệt độ mơi trường, đau đớn, hút thuốc, uống rượu,
cà phê [45].


1.2 Nguyên nhân tăng huyết áp:
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân
(THA nguyên phát) chiếm hơn 90%, chỉ có khoảng 10% các trường hợp là tăng
huyết áp thứ phát ( THA có nguyên nhân) [3].
-Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát chiếm tới 90% các trường hợp, cơ chế bệnh sinh đến
nay chưa được rõ ràng, một số yếu tố sau có thể gây tăng huyết áp:


Tăng hoạt động thần giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động, tăng hoạt
động của tim dẫn đ ến tăng cung lượng và tần số tim. Toàn bộ hệ thống
động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại
vi và tác động cuối cùng là THA động mạch [36].


7

Tăng hoạt động thần kinh
giao cảm

Tăng cung lượng tim

Co thắt mạch ngoại vi

Tăng huyết áp hệ thống
động mạch

Sơ đồ 1.1 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp do hoạt động của thần kinh giao cảm và
tăng cung lượng tim[35].



Tác dụng co mạch của adrenaline và noradrenaline. Hai chất này là do tủy
thượng thận tiết ra khi hệ giao cảm bị kích thích. Adrenaline có tác dụng co
mạch dưới da nhưng lại làm giãn mạch vành, mạch cơ vân nên chỉ làm
THA tối đ a. Noradrenaline làm co mạch toàn thân nên làm tăng cả huyết
áp tối đa và tối thiểu [36].



Vai trị của hệ RAA: Renin-angiotensin-Aldosteron: Renin là enzym được
tế bào của tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có kích
thích. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng đ ộ muối trong huyết tương và
kích thích thụ thể β của angiotensinogen thành angiotensin I, theo máu đến
tuần hoàn phổi đư ợc tách khỏi vận chuyển và cắt đ i 2 acid amin nhờ
coverting enzym ở phổi còn lại 8 acid amin được gọi là angiotensin II có
tác dụng rất nhiều trên mạch máu, kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận
làm tăng bài tiết aldosterol, kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái
hấp thu Natri[36].


8


Giảm chất đi ều hịa huyết áp: Prostaglanding E2 và Kali krein ở thận có
chức năng sinh lý là điều hòa huyết áp, hạ Canxi máu, tăng canxi niệu khi
chất này bị ức chế hoặc thiếu gây THA[36].



Vai trị của Natri trong cơ chế bệnh sinh của THA: Natri có vai trò trong

bệnh THA cả trong thực nghiệm lẫn điều trị. Trong điều kiện bình thường
các hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải Natri làm cho lượng Natri trong
máu ổn định. Hiện tượng ứ Natri xảy ra khi lượng Natri sẽ tăng giữ nước,
hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với angiotensin và noadrenalin [36].

1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể diễn tiến chậm, khi tăng huyết áp chưa có biến chứng
lên các cơ quan thường bệnh nhân khơng có triệu chứng. Việc phát hiện bệnh có
thể qua các lần thăm khám sức khỏe hay bệnh nhân đến khám vì một bệnh khác.
Các triệu chứng nếu có của tăng huyết áp, được xếp thành 3 nhóm triệu chứng:


Nhóm triệu chứng do huyết áp tăng: Nhức đ ầu vùng chẩm vào buổi sáng
sau khi thức dậy, hay hết sau vài giờ, chóng mặt, hồi hộp, mau mệt mỏi.



Nhóm triệu chứng mạch máu do tăng huyết áp: Chảy máu mũi, nhìn lóa do
tổn thương võng mạc, đ au ngực do bóc tách động mạch chủ ngực, chóng
mặt tư thế.



Nhóm triệu chứng do bệnh căn bản của tăng huyết áp thứ phát: Như nhức
đầu từng cơn kèm hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt (trong tăng huyết
áp do u tủy thượng thận), yếu liệt cơ do hạ Kali máu (bệnh Crohn) [13].

1.4 Biến chứng tăng huyết áp:
Tăng huyết áp có thể gây tử vong, hay để lại những di chứng nặng nề do ảnh
hưởng của nó lên các cơ quan khác [14]:



Tại tim: tăng huyết áp có thể gây các biến chứng tại tim như:
+ Phì đại thất trái: Là tổn thương hay gặp nhất trong tăng huyết áp,
làm tăng tỉ lệ nhồi máu cơ tim lên 3 lần, suy tim trái lên 4 lần và đột quỵ
gấp 6 lần so với tăng huyết áp chưa có phì đại thất trái.
+ Suy tim: Tăng huyết áp là nguyên nhân thứ hai gây suy tim sau
bệnh mạch vành, lúc đầu là suy tim tâm trương sau đó sẽ ảnh hưởng lên
chức năng tâm thu.


9
+ Bệnh mạch vành: Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ
tim.


Thần kinh: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính trong đột quỵ, có thể gặp
cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh não do tăng huyết áp.



Thận: Tăng huyết áp gây đạm niệu, tiểu máu vi thể do tổn thương cầu thận
hay tổn thương mạch máu thận



Mắt: Tăng huyết áp gây biến đổi võng mạc (lòng động mạch co nhỏ ngoằn
nghèo, đ ộng tĩnh mạch bắt chéo, phù nề, xuất tiết, xuất huyết võng mạc,
phù gai thị.




Mạch máu: Xơ vữa động mạch, bệnh động mạch chi dưới, phình bóc tách
động mạch chủ ngực.

1.5 Phân độ Tăng huyết áp
Phân độ tăng huyết áp theo báo cáo lần thứ VII của JNC:
Phân độ

Huyết áp tâm thu

Huyết

áp

tâm

trương
Bình thường

< 120 mmHg

Và < 80 mmHg

Tiền tăng huyết áp

120-139 mmHg

Hoặc 80-89 mmHg


Tăng huyết áp giai đoạn 1

140-159 mmHg

Hoặc 90-99 mmHg

Tăng huyết áp giai đoạn 2

≥ 160 mmHg

Hoặc ≥ 100 mmHg

1.6 Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
1.6.1 Yếu tố nguy cơ khơng dự phịng được


Tuổi: Tuổi là yếu tố nguy cơ hàng đ ầu của bệnh tim mạch. Khi đ ộ tuổi
càng cao thì thành động mạch càng dễ bị lão hóa, xơ vữa và giảm tính đàn
hồi do đ ó làm tăng áp lực mạch máu trên toàn bộ hệ thống gây ra tăng
huyết áp. Tuổi càng cao thì huyết áp càng tăng. Theo thống kê thì những
người từ 44 – 64 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp gấp 4 lần người < 44 tuổi.
Trong khi đó so với người > 65 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp gấp gần 2
lần[62].



Giới: Theo thống kê cả nam và nữ đều có nguy cơ tăng huyết áp như nhau.
Tuy nhiên trước 55 tuổi, nam giới có nhiều khả năng bị huyết áp cao hơn



10
phụ nữ. Sau 55 tuổi, phụ nữ thường có nguy cơ bị huyết áp cao hơn nam
giới[66].


Tính di truyền: Tần suất tăng huyết áp cao gấp 2-7 lần ở người có bố mẹ
bị tăng huyết áp so với dân số chung. Khả năng bị bệnh tăng huyết áp ở
người có bố và mẹ đều có tăng huyết áp đều cao hơn so với người chỉ có
bố hoặc mẹ bị tăng huyết áp [14].



Đái tháo đường: Người cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
cao hơn những người không cao huyết áp. Theo số liệu thống kê, lên đến
75% các bệnh tim mạch trong bệnh đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy
cơ biến chứng vi mạch máu và do đ ó nguy cơ mắc bệnh thận giai đo ạn
cuối, mất thị lực và cắt cụt chi không do chấn thương [59]. Theo thống kê
khoảng 60% người bị đái tháo đường bị tăng huyết áp [48].

1.6.2 Yếu tố nguy cơ dự phịng được


Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích đ ặc biệt là nicotin
kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều
nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc có thể làm tăng huyết áp tâm thu
lên 11 mmHg và huyết áp tâm trương lên 9 mmHg và kéo dài trong 20-30
phút [7].




Béo phì: Thừa cân, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tăng
huyết áp. Giảm cân có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh đi kèm
như đái tháo đường, rối loạn lipit máu [8]. Nguy cơ tăng huyết áp cao gấp
7-8 lần ở những người có tỉ lệ vịng eo/vịng mơng cao hơn so với bình
thường. [48].



Ăn mặn: Ăn mặn là yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp, ăn giảm muối sẽ
góp phần làm giảm huyết áp, ăn giảm 4,7-5,8g muối trong khẩu phần ăn
hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp bình quân 4-6 mmHg và làm tăng tác
dụng hạ áp của thuốc [8].



Vận động thể lực: Lối sống tĩnh tại cũng là một yếu tố nguy cơ của tăng
huyết áp. Vận động hàng ngày từ 30 đ ến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt
trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng
[7].


11


Uống rượu bia: Uống rượu bia quá mức là một yếu tố nguy cơ tim mạch
và tăng huyết áp. Mỗi người có thể uống khoảng 30ml rượu mạnh hoặc
50ml rượu vang hoặc 300ml bia mỗi ngày. Nếu uống nhiều hơn sẽ là yếu
tố nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh THA nói riêng[7].

1.7 Phịng ngừa và điều trị tăng huyết áp:

1.7.1 Phòng ngừa tăng huyết áp
Theo Guideline của WHO có thể phịng tăng huyết áp bằng các biện
pháp sau [70], [72]:


Duy trì cân nặng hợp lý: Một nghiên cứu được tiến hành trong 3 năm với
người tham gia có huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương
từ 83-89 mmHg kết quả cho thấy nếu giảm cân nặng hợp lý >4,5 kg thì sẽ
giảm được 5 mmHg huyết áp tâm thu và 7mmHg huyết áp tâm trương [68].



Giảm lượng muối ăn: Theo chương trình can thiệp cộng đồng giáo dục sức
khỏe ở Bồ Đào Nha về giảm lượng muối ăn ở người tăng huyết áp, kết quả
cho thấy nếu giảm ăn muối trong một năm, huyết áp trung bình sẽ giảm
được 3,6-5 mmHg huyết áp tâm thu [51].



Hút thuốc lá: giảm 50% nguy cơ mắc bệnh mạch vành ờ những người bỏ
hút thuốc lá so với những người đang tiếp tục hút, bỏ thuốc lá có thể làm
giảm rủi ro nguy cơ tim mạch từ 35-40% [56].



Uống rượu bia: uống rượu bia ở mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp
từ 2-4 mmHg. Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ xuất huyết não và tử
vong do bệnh động mạch vành cao hơn so với người khơng uống rượu bia
[63].




Tập thể dục: Vận đ ộng thể lực ở bệnh nhân tăng huyết áp giúp đi ều hòa
lượng cholessterol máu, hạn chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính
đàn hồi của mạch máu, giảm sức cản máu ngoại biên và làm giảm huyết
áp. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 150 phút mỗi tuần [1].

1.7.2 Điều trị tăng huyết áp:
Nguyên tắc chung [29]:


Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ
ngày, điều trị lâu dài.


12


Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
Huyết áp mục tiêu cần đ ạt là <140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người
bệnh vẫn dung nạp đư ợc. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đ ến rất cao thì
huyết áp mục tiêu là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu
cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ
định kỳ và điều chỉnh kịp thời.



Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích,
khơng nên hạ huyết áp q nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ
quan đích trừ tình huống cấp cứu.


1.7.2.1 Điều trị khơng dùng thuốc [67]


Giảm cân ở người thừa cân, béo phì: Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố
nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi,
sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (vòng eo >85cm ở nữ và
>9cm ở nam) có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy cần duy trì cân
nặng ở mức hợp lý. Theo JNC VII, duy trì cân nặng bình thường ở người
lớn ( BMI: 18,5-24,9 kg/m2) có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 5-20
mmHg.



Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo , nên ăn
nhiều rau xanh và trái cây vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc
thô như gạo lức, bắp, các loại đậu. Những chất này có tác dụng chuyển hóa
các chất béo và làm hạ huyết áp. Nên ăn chất béo có nguồn gốc từ thực vật,
dầu cá… và các loại hạt có chất béo như hạt mè, hạt hướng dương, hạt
hạnh nhân, nên ăn nhiều cá và hải sản. Chế độ ăn dồi dào trái cây, rau và
những sản phẩm từ sữa ít béo với giảm lượng chất béo tồn phần và chất
béo bão hịa thì có thể giảm huyết áp tâm thu 8-14mmHg.



Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi : Càng ăn ít muối, huyết áp càng
giảm. Chỉ nên ăn <6g muối/ngày/người. Hạn chế ăn nhiều loại thức ăn
nhanh, những món ăn chế biến sẵn vì các loại thức ăn này chứa lượng
muối khá cao.




Tăng cường hoạt động thể lực: Lối sống ít hoạt động làm tăng nguy cơ mắc
các bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính khác. Hoạt động thể lực thường


13
xuyên có thể giảm bớt các nguy cơ bệnh tim như béo phì, tăng huyết áp,
tăng đư ờng máu, cholesterol và acid uric trong máu. Hoạt đ ộng thể lực
khoảng 30-45 phút/lần và hầu hết các ngày trong tuần.


Bỏ những thói quen xấu: Ngưng hút thuốc lá là biện pháp hữu hiệu nhất để
phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Hạn chế uống rượu, nếu
dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các
nguyên nhân gây tử vong nói chung và tim mạch nói riêng, nhưng nếu
uống nhiều dễ làm tăng huyết áp. Khơng thức khuya, làm việc q căng
thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ trong một ngày và ngủ đúng giờ.



Thực hiện lối sống lành mạnh, phù hợp là nột biện pháp chính đ ể phịng
ngừa tăng huyết áp cũng như góp phần điều trị tăng huyết áp.

1.7.2.2 Điều trị dùng thuốc[4]


Chọn thuốc khởi đầu:
ü Tăng huyết áp độ 1: Có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: Lợi
tiểu thiazide liều thấp; Ức chế men chuyển; Chẹn kênh canxi loại tác

dụng kéo dài; Chẹn beta giao cảm ( nếu không có chống chỉ định).
ü Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: Nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn
kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II,
chẹn beta giao cảm.
ü Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đ ầu từ liều thấp
như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5 mg/ngày), chẹn kênh
canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10 -20 mg/ngày),
ức chế men chuyển (enalapril 5 mg/ngày; perindopril 2.5 -5 mg/ngày…)



Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được uống
thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát
hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản lý
tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở (Phụ lục 3 – Quy trình 4 bước điều trị tăng
huyết áp tại tuyến cơ sở).



Nếu chưa đ ạt huyết áp mục tiêu: Thì phải chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung
thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.


14


Nếu vẫn khơng đ ạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố xảy ra thì: Cần
chuyển tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.




Chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch: Cân nhắc chuyển đến
các đơn vị quản lý THA tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch trong các
trường hợp sau:
ü Tăng huyết áp tiến triển: THA đe dọa có biến chứng (như tai biến mạch
máu não thống qua, suy tim…) hoặc khi có các biến cố tim mạch.
ü Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc THA ở người trẻ hoặc khi cần đánh
giá các tổn thương cơ quan đích.
ü Tăng huyết áp kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp ( ≥ 3
thuốc, trong đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc khơng thể dung nạp với
các thuốc hạ áp, hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp.
ü Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.



Điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở tuyến
trên: Quản lý tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở tuyến
trên bao gồm:
ü Phát hiện tổn thương cơ quan đích ngay ở giai đoạn tiền lâm sàng. Loại
trừ các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.
ü Chọn chiến lược điều trị dựa vào độ huyết áp và mức nguy cơ tim mạch.
ü Tối ưu hóa phác đồ điều trị tăng huyết áp: Dựa vào các chỉ định bắt buộc
hoặc ưu tiên của từng nhóm thuốc hạ huyết áp trong các thể bệnh cụ thể.
ü Phối hợp nhiều thuốc đ ể tăng khả năng kiểm soát huyết áp thành công,
giảm tác dụng phụ và tăng việc tuân thủ điều trị của người bệnh.
ü Điều trị các bệnh phối hợp và điều trị dự phịng ở nhóm có nguy cơ tim
mạch cao hoặc rất cao.
ü Sử dụng các thuốc hạ huyết áp đư ờng tĩnh mạch trong các tình huống
khẩn cấp như THA ác tính, bóc tách thành động mạch chủ, suy thận tiến
triển nhanh, sản giật, THA có kèm nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim trái

cấp.


15

Cải thiện lối sống

Không đạt được HA mục tiêu (<140/90mmHg)(<130/80mmHg đối với người đái tháo đường
hay bệnh mãn tính)

Lựa chọn thuốc khởi đầu

Khơng có chỉ định bắt buộc

THA giai đoạn 1:

THA giai đoạn 2:

Huyết áp tâm thu 140159mmHg hay huyết
áp tâm trương 9099mmHg. Lợi tiểu
type thiazide. Có thể
xem xét
ACEI,ARB,BB,CBB
hay kết hợp thuốc.

Huyết áp tâm thu ≥
160mmHg hay huyết áp
tâm trương
≥100mmHg.Kết hợp 2
loại thuốc (thường lợi

tiểu thiazide và ACEI
hay ARB,BB hay CCB.

Có chỉ định bắt buộc

Thuốc chỉ định bắt
buộc.Các thuốc hạ huyết áp
khác (lợi
tiểu,ACEI,ARB,CCB,BB)
khi cần.

Không đạt được huyết áp mục tiêu

Dùng liều tối đa hay thêm thuốc đến đạt được huyết áp mục tiêu là được.Tham khảo các ý
kiến chuyên gia về THA.
Sơ đồ 1.2 Các bước điều trị tăng huyết áp theo JNC VII [61].


16
1.7.3 Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp


Bệnh nhân THA cần được khám định kỳ đều đặn nhằm điều chỉnh chế độ
dùng thuốc thích hợp với chỉ số huyết áp cũng như phát hiện và xử trí các
tác dụng khơng mong muốn do thuốc gây ra. Tần suất theo dõi huyết áp
phụ thuộc vào đ ặc tính nguy cơ tồn bộ của bệnh nhân cũng như mức
THA[30].




Khi điều trịđạt được huyết áp mục tiêu ổn định, tần suất khám định kỳ có
thể giảm xuống. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 hoặc có nguy
cơ thấp, có thể khám định kỳ 1-3 tháng một lần, cần khuyên bệnh nhân tự
đo huyết áp tại nhà để theo dõi tốt hơn chỉ số huyết áp của mình. Đối với
bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc rất cao thì cần khám định kỳ với tần suất
dày hơn. Khám đ ịnh kỳ cũng đư ợc khuyến cáo ở những trường hợp chỉ
thực hiện điều chỉnh lối sống.



Khám định kỳ nhằm kiểm tra chỉ số huyết áp và đánh giá lâm sàng các yếu
tố nguy cơ cũng như mức độ tổn thương cơ quan đích.



Ln ln tư vấn cho người bệnh là việc điều trị tăng huyết áp thường kéo
dài và liên tục, thậm chí là suốt đời. Việc tự ý ngưng thuốc sẽ làm huyết áp
tăng cao trở lại và gây ra những biến chứng nguy hiểm[28].

1.8 Tình hình tăng huyết áp
1.8.1 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Vào năm 2008, trên thế giới có khoảng 1 tỷ người bị tăng huyết áp ,
chiếm khoảng 40% dân số ở người lớn tuổi từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ hiện mắc
tăng huyết áp cao nhất ở Châu Phi, ở cả 2 giới nam và nữ đều có tỷ lệ mắc
bệnh như nhau, với tỷ lệ hiện nhiễm là 40%. Tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất ở
Châu Mỹ, chiếm tỷ lệ là 35%. Tại Châu Mỹ, nam giới mắc bệnh nhiều hơn
nữ giới (nam giới có tỷ lệ mắc bệnh là 39%, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh là
32%). Hầu hết ở các vùng miền , nam giới mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn
nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê đ ối với Châu Âu và Châu
Mỹ[71]. Người ta dự đoán vào năm 2030, tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tăng 7,2% so

với năm 2013 [52]. Một đi ều tra tại Hoa Kỳ vào năm 1999-2000 trên đ ối
tượng là người trưởng thành cho thấy tỷ lệ huyết áp bình thường là 39%,


×