Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG ĐỨC HỊA

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và
chưa từng được sử dụng, cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phùng Đức Hòa

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, học viên đã nhận được
sự giúp đỡ và được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết em xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Thủy, Cơ đã
giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Ban Giám đốc, Ban
Quản lý đào tạo, Bộ môn Tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Cơ quan Phịng Tài
chính - Kế hoạch huyện Ba Vì và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện,
động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Phùng Đức Hòa

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 1

1.2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2


1.3.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................ 2

PHẦN 2. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................... 3
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 3

2.1.1.

Một số vấn đề chung về ngân sách xã ............................................................. 3

2.1.2.

Khái quát chung về quản lý ngân sách xã ...................................................... 8

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã .......................................... 19

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Quốc Oai ................ 20

2.2.2.


Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây ................... 22

2.2.3.

Các bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Vì ................................................... 23

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 24
3.1.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN BA VÌ ............................................................................................. 24

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 24

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế ........................................................................................... 25

3.1.3.

Đặc điểm xã hội............................................................................................. 26

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 27

3.2.1.


Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 27

3.2.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................ 27

3.2.3.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 27

iv


3.2.4.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 28

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 29
4.1.

QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ ..... 29

4.1.1.

Lập dự tốn thu NSX trên địa bàn huyện Ba Vì ........................................... 29

4.1.2.

Chấp hành dự tốn thu NSX trên địa bàn huyện Ba Vì ................................ 31


4.1.3.

Quyết tốn thu NSX trên địa bàn huyện Ba Vì ............................................. 40

4.2.

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ ...... 44

4.2.1.

Lập dự tốn chi NSX trên địa bàn huyện Ba Vì ............................................ 44

4.2.2.

Chấp hành dự tốn chi NSX trên địa bàn huyện Ba Vì................................. 46

4.2.3.

Quyết tốn chi NSX trên địa bàn huyện Ba Vì ............................................. 49

4.3.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................... 53

4.3.1.

Một số ưu điểm ............................................................................................. 53


4.3.2.

Một số hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 54

4.4.

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHƠ HÀ NỘI ..................................................... 56

4.4.1.

Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác lập dự tốn ngân sách xã .................... 56

4.4.2.

Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác chấp hành ngân sách xã ...................... 58

4.4.3.

Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quyết tốn ngân sách xã ..................... 63

4.4.4.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hoàn thiện bộ máy quản lý ngân
sách xã ........................................................................................................... 65

4.4.5.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân sách xã ............... 68


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 70
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................... 70

5.2.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 70

5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................ 71

5.2.2.

Kiến nghị với sở Tài chính Hà Nội và Bộ Tài chính ..................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 72

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NSX


Ngân sách xã

MLNS

Mục lục ngân sách

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

CNTT

Công nghệ thơng tin

KBNN

Kho bạc Nhà nước

TC - KH

Tài chính - Kế hoạch

KT - XH

Kinh tế - Xã hội


XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Dự toán giao thu ngân sách xã huyện Ba Vì ................................................. 30
Bảng 4.2. Thực hiện thu ngân sách cấp xã huyện Ba Vì ............................................... 32
Bảng 4.3. Các khoản thu NSX hưởng 100% ................................................................. 33
Bảng 4.4. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % ........................................................... 37
Bảng 4.5. Thực hiện thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX ................................ 39
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp quyết tốn thu NSX trên địa bàn huyện Ba Vì ..................... 41
Bảng 4.7. Dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì ............................... 45
Bảng 4.8. Thực hiện chi ngân sách cấp xã huyện Ba Vì ............................................... 46
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp quyết toán chi NSX trên địa bàn huyện Ba Vì...................... 50

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phùng Đức Hịa
Tên luận văn: " Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội"
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì , thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Trong luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, các phương pháp này
được kết hợp, bổ sung cho nhau tạo thành hệ phương pháp nghiên cứu hoàn chỉnh để
thực hiện đề tài. Cụ thể:
* Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp sử dụng phỏng vấn, trao đổi trực
tiếp. Trong đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp đối tượng đang là
cơng tác kế tốn ngân sách xã, nhằm đánh giá chất lượng cán bộ kết hợp đánh giá trình
độ chuyên môn quản lý ngân sách xã ở cấp cơ sở.
Bênh cạnh đó, thực hiện khảo sát số liệu thực tế về dự toán, quyết toán ngân
sách xã các năm 2014-2016 nhằm nắm bắt các thông tin liên quan đến thu, chi ngân
sách, khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Nghiên cứu các văn bản quy định về quản lý ngân sách xã: Luật NSNN và các
văn bản hướng dẫn; các văn bản quy định của thành phố Hà Nội.
* Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi có được dữ liệu từ phỏng vấn, tài liệu thì
tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu bằng hệ thống bảng biểu.
* Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng để khái quát tình hình
nghiên cứu và hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
- Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các báo cáo, các
tài liệu, dữ liệu được cung cấp và một số tài liệu tham khảo khác (sách, báo, tạp chí,
luận văn, chuyên đề,...) để có được những lý thuyết cơ bản về ngân sách xã, quản lý
ngân sách xã; những đánh giá sơ bộ về đặc điểm, tình hình quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Ba Vì,...
- Thơng qua các văn bản của Trung ương, Thành phố Hà Nội đưa định hướng về
quản lý ngân sách xã trong thời gian tới.

viii



* Phương pháp so sánh: Dựa vào số liệu thu được qua các năm rồi so sánh theo
các tiêu chí đề ra, đưa ra kết luận chính xác.
Kết quả chính và kết luận:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội thơng qua các khái niệm, đặc điểm về quản lý ngân sách xã
và nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả quản lý ngân sách xã.
+ Thực trạng kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội; những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại, những nguyên nhân dẫn đến
những tồn tại, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Những hạn chế trong quản lý ngân sách xã:
Thứ nhất, cơng tác lập dự tốn ở các xã trong huyện Ba Vì vẫn chưa được chú
trọng một cách thích đáng, việc lập dự tốn đơi khi chỉ mang tính hình thức, dự tốn
được lập ra khơng bám sát với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội hiện tại của địa
phương dẫn đến phải bổ sung thay đổi dự tốn nhiều lần. Có thể thấy việc lập dự toán
khai thác một số nguồn thu tại địa phương còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức.
Trong khi đó lập dự tốn khơng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương dẫn đến lập dự tốn thu NSX khơng bao qt được hết các khoản thu.
Thứ hai, công tác quản lý thu ngân sách xã còn nhiều bất cập
- Một số đối tượng nộp thuế chưa chấp hành nghiêm túc các chính sách thuế quy
định, chưa chấp hành nghiêm chế độ kế tốn thống kê, kê khai thuế khơng đầy đủ và
quản lý hoá đơn chưa tốt dẫn đến việc quản lý thu chưa chặt chẽ và triệt để.
- Một số khoản thu có tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng và
tình hình sản xuất kinh doanh chung của xã, số thu không ổn định và vững chắc.
Thứ ba, công tác quản lý chi chưa được chặt chẽ
- Chưa chủ động trong việc sắp xếp, bố trí các nhiệm vụ chi trong kế hoạch được
giao, còn đề nghị xin bổ sung thêm kinh phí.
- Một số cán bộ làm công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Ba Vì chưa thực

sự quan tâm đến cơng tác quản lý tài chính kế tốn theo quy định của luật NSNN và các
chế độ kế tốn hiện hành.
Thứ tư, cơng tác quyết toán chi ngân sách xã chủ yếu là quyết toán theo số cấp
phát. Việc thẩm định quyết toán ngân sách xã chưa đảm bảo theo quy định do khối
lượng quyết tốn khá nhiều, trong khi đó đội ngũ cán bộ có số lượng rất ít.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phung Duc Hoa
Thesis title: "Management of commune budgets in Ba Vi district, Hanoi"
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the results of the research on the state of budget management in Ba Vi
district, Hanoi to provid some solution to improne management of commune budgets in
Ba Vi district, Hanoi.
Research Objectives
The thesis used some research methods, these methods are combined and
complement each other to form a complete research methodology to carry out the topic.
Specific:
* Data collection: Method usage the usage, swapping directly. In the account use
the virtualization, swawed object directly as a operation of social accounting, the rating of
the quality of a branding quality of a professional book management at a budget level
Beside that, the survey of actual data on commune budget estimates and budgets for
the years 2014-2016 will be conducted to capture information related to budget revenues

and expenditures and the ability to balance local budgets.
Study of regulations on commune budget management: state budget law and
guiding documents; the regulations of the city of Hanoi.
* Data processing method: After obtaining the data from the interview, the data is
synthesized and analyzed by the system of tables, tables; urban.
* Data analysis method: Used to generalize the research situation and form the
rationale for the topic.
- Through research, study, analysis and synthesis of reports, materials and data
provided and some other reference materials (books, newspapers, magazines, dissertations,
...) to obtain the basic theory of commune budget, commune budget management;
Preliminary assessments of the characteristics and status of commune budget management
in Ba Vi district, etc.
* Comparison method: Based on the data collected over the years and then
compared to the criteria set out, make accurate conclusions.

x


Main results and conclusions:
+ Theoretical and practical basis on the results of commune budget management in
Ba Vi district, Hanoi through the concepts and characteristics of commune budget
management and content, influencing factors to assess the results of commune budget
management.
+ Current status of commune budget management results in Ba Vi district, Hanoi;
Achievements and constraints exist, reasons for the shortcomings and factors affecting the
results of commune budget management in Ba Vi district, Hanoi.
Restrictions on commune budget management:
Firstly, estimation work in communes in Ba Vi district has not been properly paid
attention, the estimation is sometimes only formal, the budget is not created close to the
conditions, the situation The present socio-economic picture of the locality has led to

additional cost changes. It can be seen that the estimation of some local revenue sources is
still weak, not properly considered. While estimating the budget does not fit the socioeconomic development of the locality leading to the estimation of NSX incomes does not
cover all revenues.
Secondly, commune budget management is still inadequate
- Some taxpayers have not seriously complied with the tax policies, have not
strictly complied with the regulations on accounting and statistics, inadequate tax
declaration and bad invoices management, leading to the management of collection. tight
and thorough.
- Some revenues have increased but not commensurate with the growth rate and the
general business and production situation of the commune, the revenue is unstable and
firm.
Third, expenditure management is not tight
- Not to take the initiative in arranging and allocating spending tasks in the assigned
plan, and asking for additional funding.
- Some officials working in management of public utilities in Ba Vi district have
not paid enough attention to the management of finance and accounting in accordance with
the State Budget Law and the current accounting regimes.
Fourthly, the settlement of commune budget expenditures is mainly based on the
number of allocations. The assessment of the budget balance of the commune has not been
ensured according to the regulations due to the volume of settlement, while the number of
staff is very small.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, để đảm bảo hoạt động của Nhà nước
trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội cần phải có nguồn lực tài chính nhất

định. Để thực hiện chức năng huy động nguồn lực tài chính, hệ thống tài chính với
các thành phần: Ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình,
tài chính yếu tố nước ngồi đã phát huy vai trị của mình, trong đó Ngân sách nhà
nước ln là nhân tố trọng yếu và giữ vai trò chủ đạo.
Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến
cơ sở (cấp xã), vừa thực hiện chức năng duy trì hoạt động của bộ máy cơng quyền,
vừa thực hiện chức năng phát triển kinh tế - xã hội. Với mơ hình tổ chức như vậy,
mỗi cấp ngân sách sẽ là công cụ điều hành, quản lý của cấp chính quyền tương ứng.
Xã là đơn vị cơ sở, trong tổ chức bộ máy nhà nước thì cấp xã là đơn vị cấp cuối
cùng có tổ chức cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính. Chính quyền cấp xã là
chính quyền cấp nhỏ nhất, có vai trị đặc biệt quan trọng. Nó khơng những đóng vai
trị là cơ quan quản lý về mặt Nhà nước mà còn gắn bó mật thiết với nhân dân, là
người đại diện cho Nhà nước đảm bảo các lợi ích hợp pháp cho nhân dân. Để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, bên cạnh các quy định của pháp
luật cần có nguồn lực tài chính, đó chính là ngân sách xã.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cùng với công
cuộc cải cách nền tài chính cơng, thành phố Hà Nội có nhiều giải pháp hồn thiện
hệ thống tài chính ngân sách từ cấp tỉnh đến cấp xã. Từ đó ngân sách xã cũng đã có
những sự chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội ở cơ sở. Ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì cũng khơng phải là
ngoại lệ. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn xã được khai thác hiệu quả, phù hợp với
tiềm năng của địa phương, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo phân cấp. Công tác quản
lý, điều hành chi ngân sách đúng mục đích, sử dụng hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác ngân sách xã được nâng cao về trình độ,
chất lượng; mức độ ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý ngân sách ngày
càng được nâng cao.
Tuy nhiên, công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì trong
những năm qua cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác giao dự toán

1



chưa theo đúng quy trình chặt chẽ, nội dung giao dự toán chưa phù hợp theo từ lĩnh
vực. Trong điều hành ngân sách chưa chấp hành theo dự toán giao và phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi chưa hiệu quả, chưa phù hợp với phân cấp quản lý lĩnh vực
kinh tế, xã hội. Quyết tốn chi ngân sách cịn nặng về hình thức, quyết tốn theo số
cấp phát chứ chưa quyết toán theo số thực chi. Để tiếp tục phát huy những mặt tích
cực, khắc phục những hạn chế trong cơng tác quản lý ngân sách xã, việc tìm ra các
giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách xã có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng.
Vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý ngân sách xã trên
địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì, từ đó
đề ra các giải pháp hồn hiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã.
- Phản ánh thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Ba Vì
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách xã trong 3
năm 2014-2016 .
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi ngân sách xã của 31 xã,
thị trấn tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ba Vì.


2


PHẦN 2. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về ngân sách xã
2.1.1.1. Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước.
Với vai trò là cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống NSNN, ngân sách xã trực tiếp
gắn với người dân, trực tiếp giải quyết tồn bộ mối quan hệ về lợi ích giữa chính
quyền với người dân (Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 quy định về
quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn).
Về nguồn gốc xuất hiện Ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách xã nói
riêng, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước và nền
kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ cho ngân sách nhà
nước ra đời và tồn tại.
Về hình thức biểu hiện thì ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu, chi trong
dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và thực hiện trong một năm
nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp xã trong quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn. Còn xét về
bản chất bên trong thì ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính
quyền nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các
nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã đáp ứng các nhu cầu chi gắn với
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp xã.
Từ những lập luận trên, chúng ta có thể thấy ngân sách xã vừa là tiền đề,
đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước. Có thể
hiểu một cách khái quát nhất về ngân sách xã như sau: Ngân sách xã là hệ thống các
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ
của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong khn khổ phân công, phân

cấp quản lý.
Với chức năng huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực thì Ngân sách xã
đóng vai trị là cơng cụ của chính quyền nhà nước cấp xã để thực hiện chức năng
quản lý kinh tế - tài chính ở xã. Ngân sách xã được quản lý thống nhất theo nguyên

3


tắc tập trung dân chủ, cơng khai minh bạch, có sự phân công cụ thể, gắn quyền hạn
với trách nhiệm.
Nhiệm vụ của ngân sách xã là huy động nguồn thu, đảm bảo các nhu cầu chi
tiêu của xã, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Thông qua
hoạt động thu, chi ngân sách xã, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự công bằng xã hội,
tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh trật tự trên
địa bàn xã.
2.1.1.2. Đặc điểm ngân sách xã
Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách xã
vừa có đặc điểm chung của ngân sách nhà nước, lại vừa có những đặc điểm riêng
tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác. Có thể khái quát một vài
đặc điểm của ngân sách xã như sau:
Thứ nhất, quản lý ngân sách xã luôn phải tuân theo một chu trình chặt chẽ
và khoa học. Từ khâu xây dựng dự toán đến khi quyết toán, cũng như các cấp ngân
sách khác, ngân sách xã luôn tuân theo cơ sở pháp luật, chịu sự giám sát của cơ
quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, phân bổ dự tốn, chấp hành ngân sách, quyết
tốn ngân sách xã ln căn cứ vào các quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh thực tế
trong q trình quản lý, đảm bảo tính trung thực và khoa học trong quản lý ngân
sách xã.
Thứ hai, phần lớn các khoản thu, chi ngân sách xã được thực hiện theo
phương thức phân phối lại và không hoàn trả một cách trực tiếp; các quan hệ thu

chi ngân sách xã rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy
vậy, số thu, số chi theo từng hình thức chỉ có thể được thực thi một khi đã được
ghi vào dự toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bản chất bên trong của các
hoạt động thu, chi đó là các quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích cộng đồng cấp
cơ sở (mà chính quyền là người đại diện) với một bên là lợi ích của các chủ thể
kinh tế - xã hội khác.
Thứ ba, điểm khác biệt giữa ngân sách xã với cấp ngân sách khác đó là ngân
sách xã là cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống, không có các đơn vị dự tốn trực
thuộc, xã vừa là đơn vị hành chính nhà nước, vừa là một cấp ngân sách. Xã vừa
phải tạo nguồn kinh phí thơng qua các khoản thu ngân sách, vừa phải duyệt cấp, chi

4


trực tiếp và tổng hợp các khoản chi vào chi ngân sách. Đặc điểm riêng này có ảnh
hưởng và chi phối rất lớn đến quá trình tổ chức quản lý ngân sách xã.
Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền
cấp xã theo phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với phân cấp quản lý một số lĩnh
vực kinh tế - xã hội.
Quy mô ngân sách xã không lớn, các khoản thu ngân sách xã thường rất nhỏ
và dựa trên các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra trên địa bàn xã. Chi tiêu ngân sách
xã cũng phục vụ trực tiếp cho mọi hoạt động diễn ra tại địa phương, phục vụ cho
đời sống mọi người dân trong xã. Bộ máy điều hành ngân sách xã hầu hết là người
tại địa phương xã, thị trấn. Điều đó dễ dẫn đến sự nể nang, có thể làm sai nguyên
tắc trong quản lý, điều hành ngân sách xã. Đồng thời ngân sách xã luôn chịu sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cấp xã.
2.1.1.3. Thu ngân sách xã
Thu NSX bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho NSX và các
khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết

định đưa vào NSX quản lý.
Việc phân cấp nguồn thu cho NSX phải đảm bảo nguyên tắc:
- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà
nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã;
- Phù hợp với việc phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương;
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giao cho NSX không vượt
tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương do Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội quyết định giao cho từng tỉnh đối với các khoản thu đó;
Kết thúc mỗi kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của
ngân sách địa phương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
HĐND cấp tỉnh) thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản
thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương.
- Khi phân cấp nguồn thu cho xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu
từ các nguồn NSNN trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã
có nguồn thu cân đối được nhiệm vụ chi thường xuyên, các xã có nguồn thu khá có
phần dành để đầu tư phát triển, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên, tăng số

5


xã tự cân đối được ngân sách, giảm dần số xã phải nhận bổ sung cân đối ngân sách
từ cấp trên.
Nguồn thu ngân sách xã được hình thành cơ bản từ 3 nguồn: các khoản thu
ngân sách xã hưởng 100%; các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ điều tiết và thu bổ
sung từ ngân sách cấp trên.
a. Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%
Đó là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và
dành 100% cho ngân sách xã như: thu từ quỹ đất cơng, đất cơng ích; thuế mơn bài
từ hộ kinh doanh cá thể; các khoản phí lệ phí; thu đóng góp, ủng hộ; thu kết dư,…

Cơ sở hình thành các khoản thu và cho phép xã hưởng 100% xuất phát từ cơ sở kinh
tế của nguồn thu. Người nào là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất thì người đó sẽ
hưởng lợi ích từ khai thác, sử dụng các tư liệu sản xuất đó
Theo Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND thành
phố Hà Nội ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách; tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
Bênh cạnh đó, một cơ sở hình thành nguồn thu là yêu cầu tập trung quản lý
nguồn thu. Thông thường những khoản thu nhỏ, lẻ gắn liền với các hoạt động
thường xuyên của chính quyền cấp xã thì giao cho xã thu và hưởng 100%.
b. Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết
Cũng như các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu này cũng
phát sinh trên địa bàn xã. Tuy nhiên, xuất phát từ cơ sở kinh tế nguồn thu thì các tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của chính quyền nhà nước cấp trên. Để tạo sự phối
hợp quản lý chặt chẽ, hiệu quả thì lợi ích sinh ra từ các tư liệu sản xuất này sẽ được
chia cho cấp xã một phần.
Còn dựa trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu thì các nguồn thu này
thường là các khoản thu lớn, ổn định.
c. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Nhiệm vụ chính của mỗi cấp ngân sách là cân đối thu chi ngân sách cấp
mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể nếu cấp ngân sách nào khơng tự
cân đối thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung ngân sách (cả đầu năm
và bổ sung trong năm). Trong điều kiện hiện nay, phần lớn ngân sách xã chưa thể

6


tự cân đối và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên trở thành nguồn thu chủ yếu của
ngân sách xã.
2.1.1.4. Chi ngân sách xã

Trên cơ sở phân cấp quản lý một số lĩnh vực kinh tế - xã hội đối với cấp xã
thì ngân sách xã hình thành các nhiệm vụ chi tương ứng. Các nhiệm vụ chi này
được phân chia thành 03 nhóm như sau:
a. Chi thường xuyên
Đó là các khoản chi nhằm đảm bảo cho sự hoạt động thường xuyên của
chính quyền cấp xã. Các khoản chi này bao gồm:
- Chi an ninh trật tự
- Chi dân quân tự vệ
- Chi hoạt động Quản lý nhà nước (QLNN), đảng, đoàn thể
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Chi sự nghiệp văn hóa – xã hội
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định
Các khoản chi thường xuyên được thực hiện dựa trên cơ sở định mức, chế
độ, tiêu chuẩn của nhà nước. Các nội dung này được HĐND cấp tỉnh quy định tùy
theo từng lĩnh vực, công việc và khả năng cân đối ngân sách địa phương.
b. Chi đầu tư phát triển
Thông qua chi đầu tư phát triển của ngân sách xã mà cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của xã được tạo dựng, đó là điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế của địa phương. Phạm vi chi đầu tư phát triển ngân sách xã hiện
nay bao gồm chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu kinh tế - xã hội của xã theo
phân cấp mà khơng có khả năng thu hồi vốn; chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự
án nhất định theo quy định của pháp luật.
c. Chi khác
Ngoài những khoản chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên nói trên, xã
vẫn bố trí một khoản chi khác chiểm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách nhằm đảm
bảo cho hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm
bảo khi có những biến động bất thường xảy ra như thiên tai, dịch bệnh…

7



2.1.2. Khái quát chung về quản lý ngân sách xã
2.1.2.1. Quy trình quản lý ngân sách xã
Nội dung quản lý ngân sách xã được xem xét theo các bước của chu trình
ngân sách nhà nước. Một chu trình ngân sách gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập
dự tốn ngân sách ( bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành
ngân sách và quyết toán ngân sách.
 Lập dự toán ngân sách xã
a. Mục tiêu của lập dự toán ngân sách xã
Lập dự toán ngân sách là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn
bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập
kế hoạch (dự toán) các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Kết
quả của khâu này là dự toán ngân sách được HĐND xã quyết định.
Ngân sách xã được xem như chiếc gương tài chính phản ánh sự lựa chọn các
mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp xã trong từng thời kỳ.
Vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và sự tham gia của người dân,
của các tổ chức dân sự, các doanh nghiệp một cách hữu hiệu trong xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách xã.
Quá trình lập ngân sách xã nhằm mục tiêu:
- Huy động nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước
và bảo đảm kiểm soát chi tiêu tổng thể.
- Phân bổ ngân sách phù hợp với ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội cấp xã và chính sách, chế độ của Nhà nước.
- Là cơ sở cho việc quản lý thu, chi trong khâu chấp hành ngân sách cũng
như việc đánh giá, quyết tốn ngân sách xã được cơng khai, minh bạch và bảo đảm
trách nhiệm giải trình
b. Yêu cầu lập dự toán
Lập dự toán ngân sách xã phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu sau đây:
- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục ngân sách nhà nước, thời hạn
quy định.

- Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
- Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách.

8


- Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động/dự
án cần ưu tiên bố trí vốn tránh dàn trải. Nguyên tắc ưu tiên thực hiện các hoạt động
đó là:
+ Ưu tiên cho các nhu cầu chi cam kết trước khi xem xét các đề xuất mới;
+ Chỉ bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch, đã được quyết định đầu
tư và phê duyệt dự tốn theo đúng trình tự xây dựng cơ bản;
+ Ưu tiên vốn cho các cơng trình cấp thiết, tác động trực tiếp đến nhiều
người, góp phần giảm nghèo bền vững;
+ Ưu tiên chi cho các hoạt động có đủ nhân lực, vật lực để thực hiện.
Để đáp ứng yêu cầu đó, phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính
tốn tối thiểu trong dự tốn, trong đó nêu rõ:
- Căn cứ xác định các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán; sự thay đổi thu, chi ngân
sách xã dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo; nguyên nhân của sự thay đổi;
- Danh mục ưu tiên các dự án đầu tư, các cơng trình và các hoạt động đề xuất
trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã năm kế hoạch chưa có nguồn lực tài
chính để làm cơ sở cho việc thảo luận lựa chọn có tiếp tục để hay loại bỏ các nhu
cầu này trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã năm kế hoạch.
c. Căn cứ lập dự toán ngân sách xã
Căn cứ lập dự tốn là cơ sở để các cấp có thẩm quyền xác định nhiệm vụ,
quyền hạn trong quản lý NSNN và quyết định dự toán ngân sách cho từng lĩnh vực,
từng ngành, từng cấp, từng đơn vị. Để việc lập dự tốn đảm bảo tính chính xác và
sát thực, cần dựa trên các căn cứ sau:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng và
trật tự an tồn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của xã

đã được HĐND xã thơng qua.
- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi của ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy
định;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: chế độ tiền
lương cán bộ công chức xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể…
- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND huyện thơng báo;
- Tình hình thực hiện dự tốn ngân sách xã năm trước và một số năm liền kề,

9


ước thực hiện ngân sách năm hiện hành.
- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách xã năm kế
hoạch.
d. Quy trình lập dự tốn ngân sách xã
Bước 1: UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho
các xã
Bước 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao
số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể
Bước 3: Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán ngân sách xã
Bước 4: UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự tốn ngân
sách; kế tốn tổng hợp và hồn chỉnh dự tốn NSX
Bước 5: UBND xã trình Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự
toán NSX
Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hồn
chỉnh lại dự tốn ngân sách và gửi Phịng Tài chính-Kế hoạch huyện
Bước 7: Phịng Tài chính huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với
các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những
năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hồn chỉnh dự tốn ngân

sách huyện báo cáo UBND huyện. Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã
Bước 8: UBND huyện giao dự tốn ngân sách chính thức cho các xã
Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách xã gửi đại biểu HĐND
xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và
quyết định dự toán ngân sách.
Bước 10: UBND xã giao dự tốn cho ban, ngành, đồn thể, đồng gửi Phịng
Tài chính- Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện cơng khai dự tốn
ngân sách xã trước ngày 31/12 hàng năm.
Nguồn: Hướng dẫn số 3540/HD-STC, ngày 12/07/2013 của Sở Tài chính Thành
phố Hà Nội hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2014. Hướng dẫn số
4364/HD-STC, ngày 16/07/2014 của Sở Tài chính Thành phố Hà Nội hướng dẫn
xây dựng dự toán ngân sách năm 2015. Hướng dẫn số 3474/HD-STC, ngày
10/07/2015 của Sở Tài chính Thành phố Hà Nội hướng dẫn xây dựng dự toán ngân
sách năm 2016

10


e. Phương pháp lập dự toán ngân sách xã
Phương pháp lập dự toán ngân sách là cách thức tiến hành xây dựng thảo
luận dự toán ngân sách sao cho hiệu quả, có chất lượng.
Hiện nay có 2 phương pháp tính toán lập dự toán ngân sách xã: phương pháp
lập dự tốn tổng hợp của UBND xã và phương pháp tính toán từ cơ sở. Cả hai
phương pháp này cùng tồn tại song song trong q trình lập dự tốn ngân sách xã có
tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, đảm bảo dự tốn được xây dựng chính xác, kịp
thời nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo và báo cáo cấp trên để tổng hợp trong dự
toán chung.
Phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã
Đây là phương pháp lập dự tốn dựa trên các thơng tin chỉ tiêu tổng hợp gồm
tổng số thu; tổng số chi; các khoản thu chi tổng hợp theo từng lĩnh vực; bảng cân

đối thu chi tổng hợp ngân sách xã.
UBND xã trực tiếp tính tốn dự tốn thu chi ngân sách xã dựa trên các chỉ
tiêu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, chỉ tiêu thu
được xây dựng trên cơ sở: (i) tốc độ tăng thu của các năm trước đó, ước thực hiện
năm báo cáo và dự kiến thu năm kế hoạch; (ii) tình hình tăng/giảm đối tượng chịu
thuế, nộp thuế; (iii) chính sách tăng/giảm/miễn/giãn hoãn các khoản thuế cho các tổ
chức, cá nhân có nghĩa vụ về thuế đối với ngân sách xã.
Dự toán chi ngân sách xã được UBND xã xây dựng trên cơ sở: (i) số quyết
toán chi, tốc độ tăng chi của các năm trước, số ước chi năm xây dựng kế hoạch; (ii)
số biên chế cán bộ xã, các chế độ, chính sách mới phát sinh được cơ quan có thẩm
quyền đưa vào năm kế hoạch; (iii) nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.
Phương pháp lập dự toán ngân sách xã từ cơ sở
Thực chất của phương pháp lập dự toán từ cơ sở là việc tổ chức lập dự toán
ngân sách của đơn vị hành chính cấp xã từ cơ sở tập hợp lên UBND có tính chất chi
tiết theo đơn vị sử dụng ngân sách. Lập dự toán ngân sách xã từ cơ sở được căn cứ
vào nhu cầu của từng đơn vị sử dụng kinh phí trong xã:
- Đảng ủy xã
- Văn phịng HĐND-UBND xã
- Ban Tài chính NS xã
- Ban cơng an xã

11


- Ban chỉ huy quân sự xã
- Các đoàn thể chính trị của xã: Mặt trận tổ quốc, cựu chiến binh, nông dân,
phụ nữ, thanh niên.
- Các hội: Khuyến học, người cao tuổi, người mù,…
Các đơn vị thuộc xã được phân cơng quản lý phải căn cứ vào chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi và công việc được phân cơng để lập dự tốn thu

chi cho ngành mình. Thơng thường dự tốn chi của một ngành thuộc xã bao gồm
phần chi cho con người (tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp,..) và
chi hoạt động thường xuyên trong năm. Phương pháp lập dự toán chi từ cơ sở tuy
mất công, thời gian kéo dài nhưng giúp nắm được nội dung công việc, đồng thời
thuận lợi khi truyền đạt các chủ trương, chính sách, chế độ, các giải pháp tăng
cường cơng tác quản lý tài chính. Cũng là dịp để các đơn vị nắm được yêu cầu, nội
dung về hoạt động ngân sách trong năm tới. Cấp trên nắm được nội dung yêu cầu
cảu cấp dưới; cấp dưới hiểu được nội dung quản lý của cấp trên thì việc triển khai
thực hiện dự tốn dễ dàng hơn.
 Chấp hành ngân sách xã
a. Mục tiêu, yêu cầu
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài
chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách
năm trở thành hiện thực. Do đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm kiểm
tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế-tài chính
của Nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn.
Đối với công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu cốt yếu
có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết
quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng
có biến thành hiện thực hay khơng là tuỳ thuộc vào khâu chấp hành ngân sách. Hơn
nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện
khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.
Yêu cầu đầu tiên của chấp hành ngân sách là phải bảo đảm rằng ngân sách
sẽ được thực hiện tuân theo những điều mà pháp luật cho phép, cả về khía cạnh tài
chính cũng như chính sách trong dự tốn ngân sách. Tuy nhiên, q trình chấp
hành ngân sách không đơn giản chỉ là bảo đảm sự tuân thủ dự toán ngân sách bởi

12



lẽ kể cả khi có dự báo tốt, những thay đổi không lường trước trong môi trường
kinh tế vĩ mô vẫn có thể xảy ra trong năm và cần được phản ánh trong quá trình
điều hành ngân sách.
Điều chỉnh việc thực thi ngân sách cho phù hợp với những thay đổi quan
trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm
tránh gián đoạn hoặc giảm số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra cần giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để
bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước và sử dụng một cách
hiệu quả những nguồn lực tài chính khan hiếm.
b. Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách
UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ
và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.
Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực
tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân
hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ
chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào
KBNN. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, cũng phải tuân
thủ nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa
KBNN, được phép để tại xã sử dụng và định kỳ là thủ tục thu, chi ngân sách qua
KBNN.
Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo
niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.
Các khoản thu NSNN bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi
ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch tốn thu NSNN.
Các khoản thu khơng đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các
khoản thu đã tập trung vào NSNN nhưng được miễn giảm hoặc hồn trả, thì KBNN
hồn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thơng báo theo dự
tốn từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng
kinh phí Ngân sách xã, kế tốn NSX chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách
huyện đảm bảo nhu cầu chi.

13


c. Nội dung tổ chức chấp hành chi ngân sách xã
Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ
trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong q
trình thanh tốn, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh tốn về cơ bản theo nguyên tắc
chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Với đặc điểm riêng của ngân sách xã như đã nêu ở trên, UBND xã tiến hành
mở tài khoản tại kho bạc nhà nước huyện, thực hiện giao dịch như một đơn vị dự
toán với chủ tài khoản là chủ tịch UBND xã và kế toán là Trưởng ban tài chính xã.
Kế tốn xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân bổ chi
tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực hiện chi trả
cho các hoạt động theo dự toán. Đối với các đơn vị trực thuộc xã (Ban công an, ban
chỉ huy quân sự, các đồn thể xã,…) khơng phải mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước
mà thực hiện các giao dịch thu chi quan tài khoản của xã. Đối với các đơn vị khơng
sử dụng kinh phí thường xun từ ngân sách xã (trạm y tế, các trường học trên địa
bàn xã,…) không phải mở tài khoản riêng sử dụng ngân sách xã mà được ngân sách
xã thực hiện chi trực tiếp cho các chứng từ phát sinh, hoặc ngân sách xã hỗ trợ cho
các đơn vị ( bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi đơn vị).
Kế toán xã cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị,
và trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành các
khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên
môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm.

Trường hợp khơng đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ tự
ưu tiên. Trước hết là các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải trả đầy
đủ, kịp thời;
Tiếp đến là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp không thể trì
hỗn được;
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ
phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế
độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong
phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm
về quyết định của mình trước pháp luật.

14


×