Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ QUỲNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Vịng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng sử dụng trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Vũ Thị Quỳnh

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học, ngoài
sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân trong và
ngồi trường.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy cô giáo trong bộ
môn Quy hoạch đất đai, khoa Quản lý đất đai cùng các thầy cô giáo trong Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ tôi trong q trình học tập tại trường.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS Nguyễn
Thị Vịng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND huyện Đông Anh,
UBND các xã và nhân dân trong huyện đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành nội dung
đề tài này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vũ Thị Quỳnh


ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ vii
Danh mục hình ................................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ ix
Thesis abstract................................................................................................................... xi
Phần 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................... 3

1.2.1.

Mục đích .............................................................................................................. 3

1.2.2.


Yêu cầu ................................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về nông thôn, nông thôn mới ........................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm về nông thôn và xây dựng nông thôn mới .............................. 4

2.1.2.

Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nước ta .................................................. 6

2.1.3.

Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ................................. 6


2.1.4.

Vai trị, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã
hội ...................................................................................................................... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nơng thơn mới.......................... 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên thế giới và
Việt Nam............................................................................................................ 16

2.2.1.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ................. 16

2.2.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .............. 24

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 29
3.1.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 29

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh .................................. 29
iii


3.1.2.

Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
huyện Đơng Anh ................................................................................................ 29

3.1.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 02
xã trên địa bàn huyện Đông Anh ....................................................................... 29

3.1.4.

Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Đông Anh ......................................................................................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 30

3.2.1.

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ..................................... 30

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 30


3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................. 31

3.2.4.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................. 31

3.2.5.

Phương pháp so sánh ......................................................................................... 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 32
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh ................... 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 32

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên ........................................................................................ 35

4.1.3.

Thực trạng mơi trường ....................................................................................... 38


4.2.

Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới huyện Đơng
Anh giai đoạn 2011-2016 .................................................................................. 41

4.2.1.

Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Đông
Anh giai đoạn 2011-2016 .................................................................................. 41

4.2.2.

Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực từ năm 2011 đến nay ........................ 52

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Uy
Nỗ và xã Dục Tú ................................................................................................ 54

4.3.1.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Uy
Nỗ ...................................................................................................................... 54

4.3.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dục
Tú ....................................................................................................................... 71

4.3.3.


Tổng hợp ý kiến của cán bộ và nhân dân trong đánh giá việc thực hiện
xây dựng nông thôn mới tại xã Uy Nỗ và xã Dục Tú........................................ 82

4.4.

Đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Đông Anh .......................................................................................................... 84

iv


4.4.1.

Đề xuất các giải pháp hồn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở
các xã trong huyện ............................................................................................. 84

4.4.2.

Đề xuất các giải pháp duy trì và tiếp tục thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện ................................... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 91
5.1.

Kết luận.............................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 92


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 93
Phụ lục ........................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

HĐND


Hội đồng Nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nơng thơn

RAT

Rau an tồn


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNMT

Tài nguyên và môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.


Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất xã Uy Nỗ giai đoạn 2011-2016 ............................................ 58

Bảng 4.2.

Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm xã ............................ 61

Bảng 4.3.

Kế hoạch và dự trù kinh phí đầu tư đường giao thông trên địa bàn
xã Uy Nỗ ..................................................................................................... 62

Bảng 4.4.

Kết quả thực hiện phương án QH SDĐ đến năm 2016 xã Uy Nỗ .............. 64

Bảng 4.5.

Kết quả thực hiện một số cơng trình trong đề án xây dựng nông
thôn mới xã Uy Nỗ ..................................................................................... 66

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Uy Nỗ............................... 69

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện phương án QH SDĐ đến năm 2016 xã Dục Tú............. 75

Bảng 4.8.


Kết quả thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Dục Tú ............................. 77

Bảng 4.9.

Kết quả thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng xã Dục Tú giai đoạn
2011-2016 ................................................................................................... 78

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện một số cơng trình trong đề án xây dựng nông thôn
mới xã Dục Tú ............................................................................................ 80
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá hiệu quả hoạt động của Tiểu ban quản lý
xây dựng NTM ............................................................................................ 82
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến về sự tham gia đóng góp của người dân cho
chương trình xây dựng NTM ...................................................................... 82
Bảng 4.13. Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng nhà văn hóa và đường dân
sinh .............................................................................................................. 83

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính - quy hoạch huyện Đơng Anh đến năm 2020. ................. 33
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất huyện Đơng Anh năm 2016 .............................. 34

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Quỳnh
Tên Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2016.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn huyện.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:
Thu thập các tài liệu, số liệu bản đồ, báo cáo từ các cơ quan nhà nước, các cơ sở,
các phòng ban trong huyện (phòng Tài ngun và Mơi trường, phịng Quản lý đơ thị,
phịng Tài chính - Kế hoạch, phịng Kinh tế, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất)...
để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn 02 xã:

Xã Uy Nỗ đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Xã Dục Tú chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Điều tra 60 hộ dân và 20 cán bộ trong 2 xã nghiên cứu (Uy Nỗ và Dục Tú). Phương pháp xử lý và phân tích số liệu;
- Phương pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn 2 xã Uy Nỗ và

Dục Tú của huyện Đơng Anh.
Đề xuất các giải pháp để hồn thành các tiêu chí chưa đạt và các giải pháp nâng
cao hiệu quả xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đông Anh.

ix


Kết luận và kiến nghị:
Qua việc đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ta thấy được những thuận lợ , khó khăn và bất cập
trong q trình thực h ện. Để duy trì các mục t êu quốc g a về NTM theo kế hoạch đề ra
và hồn thành các t êu chí ở tất cả các xã trên địa bàn huyện cần thực h ện đồng thờ các
nhóm giải pháp về: Xây dựng kế hoạch đầu tư theo giai đoạn, tăng cường công tác
tuyên truyền, các giải pháp về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, giải pháp
huy động và sử dụng nguồn vốn...
Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, xây dựng nông
thôn mới của huyện Đông Anh hiện gặp nhiều khó khăn về nguồn lực. Đề nghị Chính
phủ, Thành phố quan tâm, tăng mức hỗ trợ kinh phí để huyện có đủ nguồn lực củng cố,
duy trì, nâng cao chất lượng huyện nơng thơn mới.
Đề nghị Chính phủ, Thành phố chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng
đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết, nhất là trong các lĩnh vực: thủ tục thanh
quyết tốn kinh phí thực hiện các dự án xây dựng nông thôn mới; thủ tục tổ chức đấu
giá quyền sử dụng đất xen kẹt trong nông thôn.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Thi Quynh
Thesis title: “Assessment on the implementation of review of new rural construction

planning in Dong Anh district, Hanoi City".
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organigation: Vietnam National University of Agriculture.
Research objectives:
- To assess the implementation of review of new rural construction planning in
Dong Anh district, Hanoi City in the period 2011-2016.
- To propose some solutions to implement the criteria for new rural construction
as planned.
- To propose some solutions to maintain and continue implementing the planning
of new rural construction in the period 2016-2020 in the district.
Research Methodology
- Method of investigation and secondary data and document collection.
Collection of materials, map data and reports from state agencies, departments and
divisions of the district (Department of Natural Resources and Environment, Department
of Urban Management, Department of Finance –Planning; Department of Economics;
Office for Land Use Right Registration) ... as a basis for researching the topic.
- Method of selecting study site
Select 2 communes:
Uy No Commune has been recognized as a standardized new rural commune.
Duc Tu commune has not been recognized as a standardized new rural commune.
- Method of primary data collection:
Investigating 60 households and 20 staff in 2 researched communes (Uy No and
Duc Tu).
- Methods of data processing and analysis;
- Methods of comparison.
Research results:
- Evaluating the implementation of criteria for new rural construction in Dong

Anh district, Hanoi city.

xi


- Evaluating of the implementation results of the new rural planning in the two
communes Uy No and Duc Tu in Dong Anh district.
- Proposing solutions to fulfill the uncompleted criteria and solutions to maintain
and continue implementing the planning of new rural construction in Dong Anh district
in the period of 2016-2020.
Conclusions and recommendations:
By evaluating the current state of rural construction planning in Dong Anh
district, Hanoi city, we can see advantages, disadvantages and inadequacies during the
implementation process. In order to maintain the national targets for new rural as
planned and to fulfill the criteria in all communes in the district, it is necessary to
simultaneously implement the following solutions: building the investment plan in
periods, strengthening propaganda and solutions for agricultural development and rural
construction; solutions to mobilize and use the capital...
Investment in countryside infrastructure, production development and new rural
construction in Dong Anh district are facing many difficulties in terms of resources. It’s
necessary to ask the Government’s and City’s concern to raise the level of funding
support so that the district has sufficient resources to consolidate, maintain and improve
the quality of new rural in the district.
Proposing the Government and the City to guide to strengthen the administrative
reform in the direction of simplifying the procedures and shortening the settlement time,
especially in the following areas: quick procedures for fund payment and settlement for
implementation of new rural construction projects; The auction organization procedure
for use rights of land interlocked in the rural.

xii



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn
70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nơng nghiệp nơng thơn đã, đang
và sẽ cịn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trị quyết định đối với việc ổn định
kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới
ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng
hiện đại”.
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới chung của đất nước, nông
nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của
nông dân được cải thiện, bộ mặt nơng thơn đã có nhiều biến đổi tích cực. Tuy
nhiên chính sách mới của Đảng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả với phát triển
nơng thơn, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn
những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ.
Trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 05/08/2008 của BCH Trung ương Đảng khố X, cơng tác quy
hoạch xây dựng NTM là cơng cuộc mang tính tiền đề, có tầm quan trọng trước
mắt cũng như lâu dài đối với việc xây dựng NTM. Đây là nội dung giúp hoạch
định phát triển các không gian trên địa bàn xã một cách toàn diện, đáp ứng tốt
các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về xây dựng tam nơng: “Nơng nghiệp, nông
dân, nông thôn, đặc biệt là việc xây dựng nông nghiệp, nông thôn”. Nội dung của
công tác lập quy hoạch xây dựng NTM liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây
dựng, quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. Trong giai đoạn trước
mắt, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, là cơ sở cho việc lập các Đề án
xây dựng NTM theo 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM do Chính phủ ban

hành. Về mặt lâu dài, công tác quy hoạch là cơ sở hoạch định đường lối trong
xây dựng phát triển nông thôn theo đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá X.

1


Đông Anh là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, đã bắt đầu triển
khai chương trình xây dựng NTM từ năm 2011, đến nay 100% số xã trên địa
bàn huyện đã hồn thành cơng tác lập quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng đề
án và triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Nhìn chung, các đồ án
quy hoạch xây dựng NTM đã đáp ứng được yêu cầu là cơ sở cho việc xây
dựng các Đề án xây dựng NTM xã trong giai đoạn trước mắt. Phục vụ tốt
cho công tác xây dựng NTM của huyện Đơng Anh theo Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, việc xây
dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch ở một số địa phương còn bất
cập, chưa sát với thực tế, Quy hoạch xây dựng xã nơng thơn mới thường
thiếu tính liên kết vùng trong các quy haochj sản xuất nông nghiệp, dịch vụ
du lịch, xây dựng hạ tầng khung, xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị,
công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp...
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của thành uỷ Hà
Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông
dân giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các
huyện tiến hành rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới
của xã đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của huyện và thành phố; tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đảm bảo
đúng quy định.
Từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, được
sự phân công của khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới
sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của PGS. TS. Nguyễn Thị Vòng - Giảng

viên bộ môn Quy hoạch đất đai - Khoa Quản lý đất đai, tơi thực hiện đề tài:
“Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội”.
Huyện Đông Anh đã triển khai chương trình xây dựng NTM từ năm 2011.
Đến nay tất cả các xã trong huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch và đang
triển khai thực hiện quy hoạch. Sau 06 năm triển khai thực hiện, cơ bản Huyện đã
đạt được mục đích, yêu cầu của Chương trình xây dựng nơng thơn mới: huyện đã
có 21/23 xã đạt chuẩn nơng thơn mới hồn thành 19 tiêu chí, 2 xã hồn thành
15/19 tiêu chí (UBND huyện Đơng Anh, 2016). Tháng 10/2016, UBND huyện
Đông Anh đã được Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định cơng nhận huyện đạt
chuẩn Nơng thôn mới.
2


1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội theo Quyết định 491/QĐ-TTg về việc
ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới nhằm tìm ra những tồn tại trong
quá trình thực hiện từ 2011-2016.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn huyện.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được đúng tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn
mới tại huyện Đơng Anh; đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới ở 2 xã đại diện trên địa bàn huyện.
- Các số liệu điều tra thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách
quan việc thực hiện cơng tác xây dựng chương trình nơng thơn mới tại huyện.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Vấn đề thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Việc thực hiện Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở 2 xã đại diện tại
huyện Đông Anh theo các loại quy hoạch sau:
i) Quy hoạch sử dụng đất;
ii) Quy hoạch vùng sản xuất;
iii) Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đông Anhthành phố Hà Nội và 2 xã Uy Nỗ, Dục Tú.
- Phạm vi về nội dung và thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới tại huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến nay.
+ Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 02 xã: Uy Nỗ
và Dục Tú - huyện Đông Anh từ năm 2011 đến nay.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN, NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm về nông thôn và xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1. Nông thôn
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thơn…Trong tâm
thức người Việt, đó là một mơi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước
cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp
nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt.
Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh giới lãnh thổ tự
nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế, có
ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một khơng gian khép kín thống nhất. Làng xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán, văn hoá, là một
đơn vị tự trị về chính trị. Trong lịch sử, làng - xã là đơn vị hành chính cơ sở. Tuy
nhiên làng - xã cũng có những biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ, nhưng nhìn

chung cho đến trước năm 1945, qua các biến động, làng vẫn giữ được những cấu
trúc truyền thống cơ bản. Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói
cách khác, Làng Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Làng - xã đã từng đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển đất
nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn hố, ni dưỡng ngun khí của dân tộc
trước các nguy cơ đồng hố, nơ dịch. Những giá trị nói trên của làng ln ln
cần thiết cho phát triển đất nước, cần và sẽ được tiếp tục trong mơ hình nơng
thơn mới. Nhưng tính khép kín, tính tự cung tự cấp của mơ hình làng truyền
thống rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. (Tạp
chí Cộng sản, 2008).
Đến nay, khái niệm nơng thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy
ban nhân dân xã".
Nơng thơn chính là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và
mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác; phân biệt với đô thị.
4


2.1.1.2. Nông thôn mới
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
NTM giai đoạn 2010 - 2020. Tại Quyết định này, mục tiêu chung của Chương
trình được xác định là: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từng
bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản

sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được
giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao; theo định hướng XHCN”.
Như vậy, nơng thơn mới có thể khái qt theo 5 nội dung cơ bản: Thứ
nhất, đó là làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải
phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống vật chất và
tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hóa
dân tộc được giữ gìn; Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
2.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch
vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nơng thơn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà
là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
Do đó, có thể quan niệm: “Mơ hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu
trúc tạo thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng
so với mơ hình nơng thơn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”. (Phan Xuân Sơn,
Nguyễn Cảnh, 2009).

5


2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi
căn bản. Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như
xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn, xây dựng đời sống văn hố ở khu
dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới
trong phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với
các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xố đói giảm nghèo, cải
thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nơng thơn. Các chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc tự
cấp sang nền nông nghịêp hàng hố.
Những thành tựu đạt được trong phát triển nơng nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn
những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như:
Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát.
Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cịn lạc hậu khơng đáp ứng được
yêu cầu phát triển lâu dài.
Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp.
Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa – môi trường – giáo dục – y tế.
Thứ năm: Hệ thống chính trị cịn yếu (nhất là trình độ và năng lực điều hành).
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của
Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai
đoạn này là xây dựng mơ hình nơng thơn mới đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới. ().
2.1.3. Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,
ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn, Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết

định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

6


Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010-2020 đã
đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng NTM như sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát huy vai trị chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa phương là
chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có
mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nơng thơn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các
quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền xây dựng.
- Cơng khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự
án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trị làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp ủy
đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề
án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội
vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.
2.1.3.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm
tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất,
văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nơng thơn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ
tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào điều
kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả
năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nơng thơn
mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây
dựng nơng thôn mới bao gồm:
7


- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các
khu dân cư mới.
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
Hồn thiện đường giao thơng đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông
trên địa bàn xã; hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt
và sản xuất trên địa bàn xã; hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hóa thể thao; hệ thống cơng trình phục vụ chuẩn hóa y tế, giáo dục trên
địa bàn xã. (Chính phủ, 2010).
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
+ Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp.
+ Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp.
- Giảm nghèo và an sinh xã hội.

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn.
+ Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nơng thơn.
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn.
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn.
- Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thông nông thôn: Thực
hiện thông tin, truyền thông đáp ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.
8


+ Xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước
trong thơn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã.
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn.
+ Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng
u cầu xây dựng nơng thơn mới.
+ Ban hành chính sách khuyến khích thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ
tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn.
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nơng thơn. (Chính phủ, 2010).
2.1.3.3. Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 5 nhóm tiêu chí với 19
tiêu chí cụ thể.
Ngày 21/08/2009, Bộ NN & PTNT ban hành Thông tư số 54/2009/TT BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm (xem phụ lục 1).
Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí).
+ Quy hoạch.
Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí).
+ Giao thơng;
+ Thủy lợi;
+ Điện;
+ Trường học;
+ Cơ sở vật chất văn hóa;
+ Chợ;
+ Bưu điện;
+ Nhà ở dân cư.
Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí).
+ Thu nhập;
9


+ Tỷ lệ hộ nghèo;
+ Cơ cấu lao động;
+ Hình thức tổ chức sản xuất.
Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - mơi trường (có 04 tiêu chí)
+ Giáo dục;
+ Y tế;
+ Văn hóa;
+ Mơi trường.
Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).
+ Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh;
+ An ninh, trật tự xã hội.
2.1.4. Vai trị, ý nghĩa của xây dựng nơng thơn mới trong phát triển kinh tế xã hội
2.1.4.1. Về kinh tế

Nơng thơn có nền sản xuất hàng hố mở, hướng đến thị trường và giao lưu,
hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nơng thơn phải hiện đại, tạo
điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân
hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.
Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các
hợp tác xã theo mơ hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát
triển ngành nghề ở nơng thơn.
Sản xuất hàng hố có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng
vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất,
chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng
nhiều lao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
2.1.4.2. Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương
ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tơn
trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
10


Phát huy tối đa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tơn trọng hoạt động của các hội,
đồn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào
xây dựng nông thôn mới.
2.1.4.3. Về văn hóa - xã hội
Xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư, giúp nhau xố đói giảm nghèo,
vươn lên làm giàu chính đáng. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nông dân, cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe con người, phát triển
sự nghiệp cơng ích, bảo đảm trật tự trị an, phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm an
sinh xã hội và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở nông thôn đúng như mục

tiêu của Đảng là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng,
văn minh.
2.1.4.4. Về con người

Xây dựng hình mẫu người nơng dân sản xuất hàng hố khá giả, giàu
có; kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các
dịng họ, gia đình.
Người nơng dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đưa nông dân vào sản xuất hàng hóa,
doanh nhân hóa nơng dân, doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư, thị trường
hóa nông thôn.
2.1.4.5. Về môi trường

Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng
đầu nguồn, chống ơ nhiễm nguồn nước, mơi trường khơng khí và chất thải từ các
khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nơng thơn mới
2.1.5.1. Yếu tố nội lực

- Các yếu tố nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
+ Cơ cấu đất đai: ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách dồn
điền đổi thửa, cơng tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng gây ảnh hưởng tới
công tác quy hoạch, gây ảnh hưởng đồng bộ tới việc hoàn thiện các tiêu chí
xây dựng NTM.
+ Nguồn lao động: có vai trị lớn trong q trình thực hiện xây dựng NTM.
Góp phần đẩy nhanh hồn thành tiêu chí. Địa phương có nguồn lao động dồi dào

11



tham gia vào xây dựng NTM thì sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí do khơng phải
th từ bên ngồi, hơn nữa tạo nên sự đoàn kết trong dân, cùng nhau đóng góp
xây dựng NTM.
+ Nguồn vốn: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của mô hình.
Nguồn vốn đáp ứng được cho cơng tác thực hiện xây dựng góp phần hồn thiện
các tiêu chí do đây là yếu tố tiên quyết. Nguồn kinh phí này được đầu tư từ nhiều
nguồn như ngân sách của nhà nước, của thành phố, huyện và của xã; sự đóng góp
của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn và đặc biệt là nguồn huy động
từ trong dân. Nguồn vốn tự lực của địa phương thường là nguồn thu từ các hoạt
động đấu giá đất, cho thuê đất trên địa bàn hay bán đất giãn dân. Để xây dựng
NTM có hiệu quả và đúng tiến độ thì cần các cơ chế đặc thù đẩy mạnh sự tham
gia, đóng góp của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp, tăng cường nguồn vốn
ngân sách, giải ngân hợp lý.
- Sự tham gia của các tác nhân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới:
+ Sự tham gia của quần chúng là yếu tố chủ yếu, là một trong những thành
tố chính của sự phát triển cộng đồng trong thời gian gần đây. Sự tham gia của
quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương, tổ chức
và tận dụng năng lực, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển.
Nó giúp xác định nhu cầu của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát
triển để đáp ứng những nhu cầu này. Hơn nữa, quần chúng là đối tượng hưởng
lợi chính, trực tiếp của mơ hình NTM.
+ Đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng, đóng vai trị quyết định đến chất
lượng, hiệu quả của công tác thực hiện xây dựng NTM. “Cán bộ là gốc của mọi
việc”, do đó năng lực quản lý, điều hành thực hiện xây dựng NTM cũng như
năng lực chuyên môn của từng cán bộ cơ sở ảnh hưởng tới mức độ hồn thiện
các tiêu chí. Cán bộ có năng lực tốt, chun mơn giỏi sẽ đưa ra được các mục
tiêu, nội dung thực hiện phù hợp, tạo động lực phấn đấu hồn thiện các tiêu chí
và ngược lại sẽ làm mất lịng tin của nhân dân.
+ Trình độ học vấn, chuyên môn của hộ, sự phát triển của kinh tế hộ, sự
nhận thức về vai trò, ý nghĩa của chương trình đối với địa phương ảnh hưởng

trực tiếp đến các hình thức tham gia và mức độ tham gia xây dựng NTM của địa
phương. Các hình thức tham gia là: có quyền được biết một cách tường tận, rõ
ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ. Được tham
12


×