Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THÁI SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ
MA TRƯỜNG NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THÁI SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ THƠ
MA TRƯỜNG NGUN
Chun ngành: Ngơn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Thông

THÁI NGUYÊN - 2016





LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa
từng cơng bố ở bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

Đào Thái Sơn

Xác nhận

Xác nhận

của khoa chuyên môn

của người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Tạ Văn Thông

i


LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Văn Thơng,
thầy đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Ma Trường Nguyên đã cung cấp những
tư liệu trong quá trình thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Đào Thái Sơn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 8
1.1. Các khái niệm chung .................................................................................... 8
1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ....................... 8

1.1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ ............................................... 11
1.1.3. Các khái niệm về nghĩa, trường từ vựng, thể, vần, nhịp , dòng, khổ,
đoạn, tiêu đề và biểu tượng................................................................................ 19
1.2. Nhà thơ Ma Trường Nguyên – cuộc đời, con người và sự nghiệp
sáng tác. ............................................................................................................. 33
1.2.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 33

iii


1.2.2. Quá trình hoạt động văn học ................................................................... 34
1.2.3. Thơ Ma Trường Nguyên.......................................................................... 36
1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT
HÌNH THỨC............................................................................................................ 39
2.1. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong thơ Ma Trường Nguyên .................. 39
2.1.1. Đặc điểm về thể thơ ................................................................................. 39
2.1.2. Đặc điểm về vần thơ ................................................................................ 48
2.1.3. Đặc điểm về nhịp thơ............................................................................... 59
2.2. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ............................................................... 63
2.2.1. Đặc điểm về tiêu đề ................................................................................. 63
2.2.2. Đặc điểm về dòng thơ .............................................................................. 64
2.2.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ ................................................................ 66
2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 68
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT
TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA .................................................................................... 70
3.1. Một số trường từ vựng - ngữ nghĩa nổi bật ................................................ 70
3.1.1. Quê hương và cảnh sắc thiên nhiên ........................................................... 70
3.1.2. Con người và những mối quan hệ xã hội ................................................... 76
3.1.3. Những vật dụng trong đời sống hàng ngày ............................................. 78

3.1.4. Chiến tranh và khơng khí chiến đấu trong những ngày gian khổ. ............ 81
3.2. Một số biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp ............................................... 84

iv


3.2.1. Khái quát về các biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp trong thơ
Ma Trường Nguyên............................................................................................. 84
3.2.2. Biểu tượng “hoa” ..................................................................................... 85
3.2.3. Biểu tượng “núi”...................................................................................... 89
3.2.4. Biểu tượng “dịng sơng” .......................................................................... 92
3.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 95
KẾT LUẬN............................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 100
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lần xuất hiện các thể thơ .............................................................. 39
Bảng 2.2. Bảng phân loại thể thơ 7 chữ, 8 chữ ................................................. 46
Bảng 2.3. Vần trong các thể thơ ........................................................................ 48
Bảng 2.4. Các loại vần xét theo vị trí gieo vần và mức độ hồ âm ................... 49
Bảng 2.5. Các loại vần trong thơ Ma Trường Nguyên xét theo
thanh điệu........................................................................................................... 56
Bảng 2.6. Bảng thống kê một số loại nhịp thường gặp trong thơ
Ma Trường Nguyên ........................................................................................... 59
Bảng 2.7. Số lượng chữ trong tiêu đề thơ.......................................................... 63
Bảng 2.8. Số lượng dòng trong thơ ..................................................................... 64

Bảng 2.9. Số lượng khổ thơ .................................................................................. 66
Bảng 3.1. Số lần xuất hiện của các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu thị
cảnh vật quê hương ............................................................................................ 70
Bảng 3.2. Số lần xuất hiện các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện
thiên nhiên ........................................................................................................ 73
Bảng 3.3. Con người và những mối quan hệ xã hội ............................................... 76
Bảng 3.4. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ đồ vật trong thơ ............................. 79
Bảng 3.5. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ chiến tranh trong thơ ...................... 81
Bảng 3.6. Các biểu tượng thường gặp trong thơ ..................................................... 84
Bảng 3.7. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘hoa“ trong thơ Ma
Trường Nguyên.................................................................................................. 86
Bảng 3.8. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘núi“ trong thơ ............ 89
Bảng 3.9. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘dịng sơng“ ................ 92

vi


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật nói chung, ngơn ngữ thơ nói riêng
là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại.
Trong những năm gần đây, thơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn
ngơn ngữ học để chỉ ra các quy luật, ngôn từ trong tác phẩm. Có thể khẳng
định: Việc tìm hiểu ngơn ngữ thơ dưới góc nhìn ngơn ngữ học giúp người đọc
nhận ra phong cách nghệ thuật và ý đồ của tác giả trong việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật của tác phẩm qua hình thức ngơn từ. Nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên là một trong những đề tài nằm trong hướng
đi cần thiết đó.
1.2. Ma Trường Nguyên là một nhà thơ người dân tộc thiểu số (Tày),

sinh ra và lớn lên ở “thủ đơ gió ngàn”- mảnh đất “địa linh nhân kiệt” trong cuộc
kháng chiến 9 năm trường kì anh dũng của dân tộc ta. Chính quê hương ATK
(Định Hóa, Thái Nguyên) với cảnh sắc nên thơ, trữ tình và những người dân
chân chất, mộc mạc, đằm thắm nhưng dũng cảm, kiên cường đã thổi vào tâm
hồn ơng chất men say và cái nhìn sắc sảo trước hiện thực của văn chương. Để
rồi như các nhà văn đồng nghiệp cùng thời với ơng nhận xét, thì “Ma Trường
Nguyên, cần mẫn viết như một chú ong thợ”. Ông đã cho ra đời 16 tập thơ,
trường ca, kí và tiểu thuyết, trong đó có nhiều tác phẩm viết về đề tài miền núi.
Đã có nhiều bài viết về tác giả Ma Trường Nguyên và các tác phẩm của ông
trên các báo Văn nghệ, tạp chí Văn học và một số bài viết trong sách, báo chí
Trung ương, địa phương..., song hầu hết mới đi vào một vài khía cạnh chung về
phương diện nội dung và chủ đề tư tưởng. Đặc điểm ngôn ngữ thơ của Ma
Trường Nguyên hầu như vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đó chính là những lí do để đề tài: “Đặc điểm ngơn ngữ thơ Ma Trường
Nguyên" được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này.
1


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ngôn ngữ từ xưa đến nay là chất liệu không thể thiếu của văn
chương, là một trong những yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sự sáng tạo tác
phẩm văn chương nói chung. Bùi Minh Tốn cho rằng: “Dường như mối quan
hệ giữa ngơn ngữ và văn chương như là hai lĩnh vực trong nền văn hố dân
tộc, trong đó ngơn ngữ vừa là một thành tố của văn hoá, vừa là một phương
tiện (chất liệu) của văn hoá (bao gồm văn chương) nhưng chưa được quan tâm
đúng mức”[33; tr 56].
Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua mặt ngôn ngữ của
các tác phẩm, khơng chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều
chỉ có thể được biểu đạt qua ngơn ngữ, mà cịn vì sáng tạo ngơn ngữ là một
trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần khơng nhỏ trong sự đóng

góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Nhận thức được ý
nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ca, cho đến nay nhiều nhà
ngơn ngữ học đã quan tâm tìm hiểu vấn đề này khi nghiên cứu ngơn ngữ trong thơ
nói chung và của thơ tiếng Việt nói riêng. Có thể kể đến một số cơng trình sau:
- Mai Ngọc Chừ (1990), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
- Hữu Đạt (1993), Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Viện HLKH Nga, Viện
ngôn ngữ học, Mockva. 243 tr (bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga).
- Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.
- Roman Jakobson (2008), Thi học và Ngữ học (Trần Duy Châu biên
khảo), Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.
- Bùi Mình Tốn (2012, Ngơn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
...

2


Các tác phẩm này khi viết về ngôn ngữ trong sự tương tác với văn chương
dường như đều đã đưa ra những ý kiến về việc ngôn ngữ thể loại thơ phải phục
tùng nguyên tắc cấu tạo tác phẩm trữ tình. Nó phải giúp cho việc bộc lộ cảm
xúc trực tiếp được dễ tiếp nhận hơn. Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến sự giao
thoa giữa các thể loại. Và, khơng chỉ làm rõ quan điểm của mình bằng những
câu thơ, bài thơ cụ thể, các tác giả cịn đưa ra nhiều sơ đồ giúp người đọc có
được cái nhìn khái qt. Tiêu biểu như cơng trình Ngơn ngữ thơ của Nguyễn
Phan Cảnh đã vận dụng lí thuyết về thi pháp học của Jakobson để nghiên cứu
đặc trưng của ngôn ngữ thơ trong mối quan hệ với ngôn ngữ văn xi và đưa ra
lối phân tích thơ căn cứ vào hai thao tác cơ bản trong hoạt động ngơn ngữ là
lựa chọn và kết hợp.
Theo ơng, ngun lí của văn xuôi là “nhằm vào việc miêu tả bức tranh

hiện thực, văn xuôi làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp” [2; tr 51] cịn
trong thơ, “tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây
dựng các thơng báo” [2; tr 52]. Vì thế, với văn xi “lặp lại là điều tối
kị”trong khi đó “chính cái điều văn xi rất kị ấy lại là thủ pháp làm việc của
thơ” [2; tr 52].
Lịch sử nghiên cứu văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch sử
của nghiên cứu ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là
kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn.
Sự thay đổi văn học cũng đi liền với sự thay đổi của ngôn ngữ văn học, và qua
đó phản ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hóa
tinh thần và các giá trị của quan niệm thẩm mĩ.
2.2. Ma Trường Nguyên là một nghệ sĩ đa tài. Ơng khơng chỉ làm thơ,
viết văn mà cịn viết tiểu luận, phê bình. Ơng bắt đầu bằng sáng tác thơ, rồi sau
viết văn xuôi. Tác giả tâm sự rất hồn nhiên: “Cái gì mà thơ khơng nói được thì
tơi nói trong tiểu thuyết; và ngược lại, cái gì khơng nói được trong tiểu thuyết
tơi nói trong thơ”.

3


Qua lời tự bạch trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (Nxb Hội nhà
văn, 1997), Ma Trường Nguyên viết: “ Tôi sống thật như tôi. Tôi tự nhủ không
phải viết như thế nào? mà sống thế nào để viết”[19; tr 74]. Sống thật để viết thật.
Viết từ cái tâm hồn khơng có chút giả dối. Chỗ mạnh và cái hay của tác phẩm
Ma Trường Nguyên phần lớn là ở chỗ đó.
Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về Ma Trường Nguyên với những tâm
sự chân thật. Trung Trung Đỉnh cho đó là “Người đốt lửa bằng trái tim” với
“dáng vẻ chân tình đến thật thà và hiền lành”. Ngô Quang Miện sau khi đọc
xong thơ Ma Trường Nguyên đã cảm nhận: “Bắt gặp cái mộc mạc, hồn nhiên
của những con người sống giữa thiên nhiên. Những câu thơ khơng khắc họa,

khơng xốy sâu nhưng để lại cái gì đó như một hương cây cỏ nguyên sơ, giữa
một bầu khơng khí ban mai trong trẻo”. Phạm Tiến Duật cho đó là “tâm hồn
nhiều say đắm”. Hồ Thủy Giang gọi đó là “một trái tim thức cùng năm tháng”
và “hiền lành một cách bẩm sinh”. Nguyễn Đức Thiện cho rằng Ma Trường
Nguyên “nói năng chất phác, thật thà của người Tày gốc”, và “chất rừng núi,
chất dân tộc đã được thể hiện sâu sắc không chỉ ở tả cảnh, tả người mà nó cịn
đậm đà trong tình cảm”….
Có thể nói, những lời nhận xét về Ma Trường Nguyên và các tác phẩm
của ơng đã giúp ta hình dung được phần nào phong cách và quan niệm về văn
chương của ông, Đó đều là những cảm nhận gần với những gì độc giả bắt gặp
trong con người và thơ Ma Trường Nguyên.
Thực hiện đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên”, tác giả
luận văn hi vọng sẽ có những đóng góp mới, bù đắp vào những khoảng thiếu hụt
trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về ngơn ngữ thơ Ma Trường Nguyên nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tác phẩm của Ma Trường Nguyên rất đa dạng về thể loại và đề tài,
Đó là các thể loại như thơ, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình…Có thể tìm hiểu về

4


sự nghiệp văn chương của ơng dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên luận
văn này chỉ tập trung tìm hiểu về ngôn ngữ (chất liệu văn chương) trong thơ
của ông.
Tư liệu khảo sát gồm 5 tập thơ, trong đó bao gồm 182 bài thơ viết bằng
tiếng Việt. Cụ thể đó là 5 tập thơ:
Trái tim khơng ngủ (thơ), Hội Văn nghệ Bắc Thái, 1988;
Câu hát vắt qua vai (thơ) Hội Văn nghệ Thái Nguyên, 2005;
Cây nêu (thơ), NXB Hội nhà văn, 2006;

Bắc cầu vồng thăm nhau (thơ) NXB Hội nhi hay biểu
tượng từng đoạn, từng câu thì đó đều là những chất xúc tác vừa tạo nên âm
hưởng, vừa tạo nên ý nghĩa cho toàn bộ bài thơ. Trong các khái niệm vê biểu
tượng thường gặp, luận văn đã cố gắng đưa vào áp dụng khái niệm có tính ứng
dụng thiết thực nhất, vì vậy, biểu tượng trong luận văn này sẽ được thể hiện
thông qua số lần xuất hiện và cách thức tác giả nhấn mạnh vào các biểu tượng
trong ý nghĩa của toàn bộ bài thơ.
Các biểu tượng ngôn ngữ học thường được Ma Trường Nguyên sử dụng
nhiều nhất là: núi, hoa và dịng sơng.
3.2.2. Biểu tượng “hoa”
Hoa, tự ngàn xưa, luôn là biểu tượng của cái đẹp, của sự sống căng đầy nhựa
khí. Mỗi nền văn hố, mỗi dân tộc, mỗi con người đều “kí thác” ở mỗi lồi hoa
những ẩn ngữ văn hố khác nhau. Vì lẽ đó, nó “mang vác” trong mình mỗi thứ
ngơn ngữ không giống nhau.
Khảo sát qua 6 tập thơ của Ma Trường Nguyên kết quả là: có 56 từ (tiếng)
hoa được nhắc đến, những từ này có thể dùng độc lập hoặc được dùng để cấu
tạo từ, trong đó có đa dạng rất nhiều lồi, trạng thái, tính chất... của hoa như:
màu hoa, nụ hoa, bóng hoa, hoa khế, hoa sen, hoa dâm bụt, hoa dại... Các bài
thơ có tiêu đề về hoa cũng chiếm số lượng tương đối trong thơ ông: Hoa đào và
thi sĩ, Sắc vàng hoa hồ điệp, Màu hoa soi tím, Tìm về thời hoa dại, Dưới tán
hoa trạng nguyên…

85


Có thể hình dung được được dạng thức, đặc điểm mà biểu tượng hoa được
nhắc đến trong thơ Ma Trường Nguyên theo bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3.7. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘hoa“ trong thơ
Ma Trường Nguyên
STT


Từ ngữ

1

hoa dại

Ví dụ
Cây hoa dại e ấp mừng
Nụ cười nở bừng chúm chím

Số lần xuất hiện
5

Ngẩn ngơ hoa đào nở
2

hoa đào

Kề cận cửa sổ nhà
Xuân về bông dấu nụ

5

Chúm chím mỉm cười mơ
3

hoa nở

4


màu hoa

Cây phượng già bờ sông
Một mùa hè hoa nở
Màu hoa tung ánh lửa
Như tim người xa nhớ

4

3

Di trên đường phố Nam Ninh
5

mùa hoa

Gặp mùa hoa bằng lăng tím

3

ngát
6

hoa đỏ

7

hoa rừng


8

hoa phượng

9

hoa hồng

Dưới tán hoa đỏ chói
Em khơng nói lặng nhìn
Vẫn mơ về rừng hoa dại
Nhớ em bông hoa rừng xanh
Cũng mùa hè ấy xa
Cây phượng hoa vân nở
Tơi tình cờ gặp gỡ
Với em dưới bóng hồng

86

3

3

2

2


10


11

hoa

Hoa trạng nguyên đỏ chói

trạng nguyên

Rạo rực ngõ nhà em

hoa

Dọc trên đường phố Nam Ninh

bằng lăng

Bằng lăng rụng tràn tím lối

1

1

Hoa trong thơ Ma Trường Nguyên xuất hiện với hai ý nghĩa, thứ nhất: Với
tính chất là dấu hiệu của thực vật đến kì sinh trưởng dồi dào, hoa trước hết là
“hiện thân của sự sống”. Với thuộc tính đẹp điển hình, hoa là biểu tượng của
cái đẹp, của trạng thái “thiên đường mặt đất”. Thứ hai, với tính chất không bền
vững, mau nở, nhanh tàn, hoa trở thành biểu tượng về người con người đặc biệt
là người phụ nữ mong manh, yếu đuối, về cuộc đời trơi nổi... chính vì thế,
nghiên cứu biểu tượng hoa trong thơ Ma Trường Nguyên sẽ đi theo hai hướng
này là chính.

Đầu tiên, biểu tượng "hoa" như một ý nghĩa của thiên nhiên, đây cũng là ý
nghĩa chính của biểu tượng hoa trong thơ Ma Trường Nguyên. Trong 56 trường
hợp được khảo sát có 45 trường hợp quy chiếu của hoa là thiên nhiên. Hoa trong
hình ảnh thiên nhiên của thơ ơng ln ln rạng rỡ, khoe sắc, khoe hương…
“ Con chim đánh rơi tiếng hót vào lịng
Nên tiếng hát em cứ trong veo dịu ngọt
Hoa trên rừng nhờ má em khoe sắc
Nở hắt ánh tươi rực rỡ chói bừng.”
(Tiếng hát mặt trời mọc)
Trong thơ Ma Trường Nguyên, "hoa" là hiện thân của sự sống, nhưng đó
khơng phải là một mầm sống cơ lập. Sự sống của hoa cịn tốt lên từ sợi dây kết
nối với các thực thể xung quanh, với vạn vật rất đỗi quen thân. “Hoa” đi với
“nước” (Hoa mọc rung rinh nước), với lửa (Màu hoa tung ánh lửa), với rừng
(Hoa trên rừng nhờ má em khoe sắc) v.v… trong những biến thể kết hợp cân
87


xứng, hài hồ. “Hoa” đặt trong trường liên tưởng đó lại càng được tôn thêm
cảm thức thực vật ngập tràn sự sống.
Biểu tượng thứ hai về ý nghĩa của hoa trong thơ Ma Trường Nguyên là
biểu tượng về hoa với tình u, hoa mau nở và nhanh tàn nên cịn là biểu tượng
cho tính phù du của cuộc đời cũng như đặc tính thoảng qua của cái đẹp, hay
những sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, trong thơ Ma Trường Nguyên cũng vậy,
dù chỉ có 11 lần hoa mang ý nghĩa tượng trưng cho cuộc đời, cho tình yêu trong
tổng số 56 lần biểu tượng hoa được nhắc đến nhưng những ý nghĩa này mang lại
nhiều sắc thái biểu cảm hơn cho biểu tượng hoa trong thơ Ma Trường Nguyên.
Dù có là trạng thái khi tình cảm đó thăng hoa, rực rỡ nhất.
Sáng anh đến vịm trời đầy sắc tím
Hay tình em quyến luyến nở thành hoa
(Bốn bài thơ hoa)

Thậm chí cả những hình ảnh chia ly, xa rời…hình ảnh của hoa cũng
khơng thể thiếu, thậm chí nó cịn tơ đậm thêm phần rõ nét hơn cho nỗi buồn, nỗi
sầu của người ở lại.
Tìm về hoa dại trên đồi
Mất em rồi hoa cũng mất
Ở đâu, đời này mặt đất
Con người và giấc mơ hoa
(Tìm về thời hoa dại)
Như vậy, có thể thấy “hoa” là một yếu tố không thể thiếu trong con mắt
một người yêu cái đẹp như Ma Trường Nguyên, hoa mang nhiều biểu tượng và
ý nghĩa cũng như sắc thái rất riêng biệt và được nhà thơ tận dụng triệt để trong
sáng tác của mình. Chính từ cảm hứng yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp kết hợp với
hình ảnh giàu tính biểu đạt mà trong thơ Ma Trương Nguyên biểu tượng “hoa”
luôn luôn ngập tràn hương sắc và thấm đượm những tầng nghĩa văn hoá sâu xa.
88


3.2.3. Biểu tượng “núi”
Có thể hình dung được dạng thức, đặc điểm mà biểu tượng núi được
nhắc đến trong thơ Ma Trường Nguyên theo bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3.8. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘núi“ trong thơ
STT

Từ ngữ

1

đỉnh núi

Ví dụ


Số lần
xuất hiện

Đẹp mối tình sang đỉnh núi gương trăng
Ta cùng soi để chung tuần trăng mật

8

Bên nhau như sông núi
2

sông núi

3

ngọn núi

4

miền núi

5

núi rừng

6

tổ núi


Dưới trời cao thẳm xanh

3

Ngọn núi chắn mặt cao hơn
Che khuất mặt em đẹp đẽ

3

Lộc xuân người miền núi
Ăn một chút lấy may

2

Tay vung gươm lóa nắng trời
Đầu thù rụng xuống hoa tươi núi rừng

2

Con chim về tổ núi
Đã hót ấm trời xa

2

Cây cịn chạm chóp núi
7

chóp núi

8


ngõ núi

9

lũng núi





Quả cịn chạm đỉnh mây

2

Anh về đến ngõ núi mường
Qn bó củi trên vai đang vác

1

Hú vang… lũng núi quạnh cơi
Có em dắt ra đồng ruộng


1


89



Núi là một biểu tượng có nhiều ý nghĩa văn hóa - thẩm mỹ độc đáo. Hình
ảnh núi vừa là tượng trưng cho vẻ đẹp phồn sinh của thiên nhiên,vừa là biểu
hiện của ý nghĩa tình cảm, tình yêu trong cuộc sống (sơn thủy hữu tình).Trong
thơ Ma Trường Nguyên, núi trở thành một chất liệu đặc biệt của nhiều người
đọc bởi nó khơng đơn thuần là những biểu tượng đẹp mà là một cấu tứ khá thú
vị trong lối thơ của tác giả này. Núi khơng những gắn bó với tuổi thơ của một
người, với tuổi tác của một cộng đồng mà đã nhanh chóng chuyển hố thành
hai nhân vật trữ tình ln được nhắc đến.
Khảo sát qua 6 tập thơ của Ma Trường Nguyên kết quả là: có 55 từ
(tiếng) núi được nhắc đến, những từ này có thể dùng độc lập hoặc được dùng
để cấu tạo từ trong đó có rất nhiều dạng thức và đặc điểm của núi như: đỉnh
núi, tổ núi, hoa núi, rừng núi, thung núi, lũng núi, núi chiều, bóng núi, chóp
núi, dãy núi... Có thể thấy núi như là linh hồn, là chất liệu quan trọng được nhà
thơ Ma Trường Nguyên thường xuyên sử dụng và xoay quanh biểu tượng này.
Điều này càng được khẳng định khi nhà thơ sử dụng nhiều từ núi trong tiêu đề
bài thơ (Con về quê núi, Dáng núi anh hùng, Bên nhau như sông núi…) và tiêu
đề một tập thơ (Mở núi).
Có thể thấy, trong hoạt động sáng tạo của mình, Ma Trường Ngun ln
có ý thức tìm về thiên nhiên, hướng tới khơng gian thiên nhiên đẹp, trong sạch
và thuần khiết để nuôi dưỡng, thanh tẩy hồn mình trước những xơ bồ, hỗn tạp
của đời sống. Cho nên nói đến núi trong thơ ơng, đầu tiên là nói đến một hình
ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp phồn sinh của thiên nhiên, đời sống.
Câu hát vướng vào núi chiều
Núi ngây trong mây bọc
(Câu hát vắt qua vai)
Trong quan niệm xưa nay, núi luôn được xem là yếu tố tĩnh, cố định,
nhưng khi bước vào thế giới thơ Ma Trường Ngun, nó khơng cịn được hình
90



dung như một sự vật bất động, vô tri vô giác nữa, ngược lại như một sinh thể
luôn chuyển động, ln “hồi sinh”, “tái sinh”, và mang hơi thở, bóng dáng,
nhịp sống vốn chỉ có ở con người như:
Núi buồn mây quấn khăn tang
Giọt sương lã chã lệ tràn trắng rơi
(Mẹ về trời đất tận cùng)
Và:
Mặc cho núi đứng ngất ngây
Mặc cho chim rừng ngơ ngác
(Câu hát vắt qua vai)
Chính nhờ vào cách ngắt nhịp thơ hết sức đa dạng, linh hoạt, cùng với
biểu tượng núi được sử dụng vô cùng sinh động, uyển chuyển khiến câu thơ trở
nên “phóng túng”, xuất hiện như một tất yếu, thể hiện sự chuyển động liên tục,
mạnh mẽ của mọi sự vật và sự cuộn xiết của mạch cảm xúc. Núi trong thơ Ma
Trường Nguyên không đơn thuần là những biểu tượng đẹp mà là một cấu tứ
khá thú vị trong lối thơ của tác giả này. Núi khơng những gắn bó với tuổi thơ
của một người, với tuổi tác của một cộng đồng mà đã nhanh chóng chuyển hố
thành nhân vật trữ tình ln được nhắc đến.
Như vậy, trong thơ Ma Trường Nguyên, núi là một biểu tượng có nhiều
ý nghĩa văn hóa - thẩm mỹ độc đáo. Nó vừa là tượng trưng cho vẻ đẹp phồn
sinh của thiên nhiên, đời sống, vừa là biểu hiện của hình tượng nhân vật trữ
tình trong thơ. Nhưng hơn hết bằng/qua núi ta sẽ khám phá được những phẩm
tính đặc thù của cái tơi thi nhân. Là một nhà thơ có ý thức sáng tạo, cách tân và
làm việc khơng ngừng, Ma Trường Ngun chính là một người “gieo hạt giống
mới” đầy cần mẫn và hiệu quả trên cánh đồng thi ca Việt Nam hiện đại.

91


3.2.4. Biểu tượng “sơng”

Có thể hình dung được dạng thức, đặc điểm mà biểu tượng dịng sơng
được nhắc đến trong thơ Ma Trường Nguyên theo bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3.9. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘dịng sơng“
STT

Từ ngữ

1

dịng sơng

Ví dụ
Mà nắng dịng sơng mở
Vào lịng người bâng khng

Số lần
xuất hiện
14

Sơng giấu mình đi trong đêm
2

sơng

Hiện thành tiếng sóng

9

Vọng hai bờ núi sáng đèn trăng


3

Con sơng óng ả nghiêng
con sơng

4

đoạn sơng

5

bến sơng

6

miền sơng





Theo chiều ngân câu hát
Một đoạn sơng bến lở
In cát dấu chân nhịa
Biết là bến sông trong
Nước đã ngầu lên lũ
Cất gọi cùng nhau thương nặng trong lịng
Đến miền sơng chung tình câu hát

7


6

3

1


Trong văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng, dịng sơng được gợi
nhắc bình dị, trong trẻo, hiền hịa. Nói đến sơng là nói về tình u q hương, đất
nước, nói đến sơng là nói đến những hình ảnh sóng đơi như sơng với cầu, sơng với
bến, từ đó giúp ta liên tưởng đến nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau. Biểu tượng

92


dịng sơng vì thế là đề tài quen thuộc, quyến luyến bước chân của nhiều nhà văn,
nhà thơ, trong đó khơng thể thiếu dịng sơng trong thơ Ma Trường Ngun.
Qua thống kê cho thấy có 40 lần từ (tiếng) dịng sông được xuất hiện trong
6 tập thơ đã khảo sát của nhà thơ Ma Trường Nguyên, dù số lượng chưa phải là
nhiều nhất nhưng biểu tượng dịng sơng cũng đã nằm trong số những hình ảnh
được tác giả phác họa nhiều lần trong thơ của mình. Điều đó chứng tỏ dịng sơng
chiếm một vị trí quan trọng trong cảm hứng sáng tác của Ma Trường Ngun.
Hình ảnh dịng sơng thường được nhắc đến trong thơ Ma Trường Nguyên là hình
ảnh của dịng sơng q rất đỗi bình dị, hài hịa nhưng đâu đó chính dịng sơng
q ấy của Ma Trường Nguyên thi thoảng cũng rạo rực, sâu lắng, dạt dào giống
như cảm xúc của con người vậy. Hình ảnh dịng sơng trong thơ Ma Trường
Ngun có sự kết hợp rất đa dạng và phong phú với những hình ảnh biểu tượng
khác tạo nên những hình ảnh biểu đạt với nhiều cảm xúc khác nhau: với bến
(Biết là bến sông trong), với trăng (Sông trở trăn đi xa), với hoa (Những mùa

hoa ven sông)… Cũng giống như biểu tượng về hoa, biểu tượng dịng sơng theo
J. E. Cirlot: “Dịng sơng là một biểu tượng lưỡng nghĩa bởi vì nó tương ứng với
quyền năng sáng tạo của cả tự nhiên lẫn thời gian. Một mặt, nó biểu thị cho sự
màu mỡ và việc tưới tiêu đều đặn cho đất đai; và mặt khác nó biểu trưng cho
dịng thời gian bất khả qui hồi và hệ quả dẫn đến, nó biểu trưng cho cái ý
nghĩa về sự mất mát và lãng quên”.[4; tr 30]
Trong thơ Ma Trường Nguyên ta cũng bắt gặp hai ý nghĩa này của dịng sơng.
Đầu tiên, dịng sơng biểu tượng cho sự màu mỡ và việc tưới tiêu đều đặn
của đất đai cũng như biểu tượng của dòng chảy hiền hịa, hay gắn liền với hình
ảnh làng q (dịng sơng, bến nước, con đị). Trong thơ Ma Trường Ngun ý
nghĩa của hình ảnh này xuất hiện 35 lần trong tổng số 40 lần (chiếm 87,5%), vì
thế có thể nói dịng sơng trong thơ Ma Trường Ngun chủ yếu nhắc tới yếu tố
hiện thực, gắn liền với biểu tượng làng quê bình dị, chân thực.

93


Chẳng hạn như:
Biết dịng sơng đã trơi
Nước ngầu qua mùa lũ
(Bên sơng bóng ám)
Hay:
Con sơng óng ả nghiêng
Theo chiều ngân câu hát
Loang dải xanh ánh bạc
Cuồn cuộn trôi mênh mông
(Tiếng hát dịng sơng)
Hình ảnh dịng sơng hiền hịa, thân thuộc, giản dị có lẽ là hình ảnh gợi nhớ
trong kí ức của nhà thơ Ma Trường Nguyên rất nhiều kỉ niệm, chính bởi thế mà
biểu tượng dịng sơng trong thơ Ma Trường Nguyên thường mang lại hình ảnh

này cho người đọc, cũng bởi chính hình ảnh này rất giống với phong cách thơ
Ma Trường Nguyên, chẳng triết lý sâu xa, cũng khơng gồng lên cường điệu, hình
ảnh ấy hiện lên một cách rất hiện thực và hài hòa, cho nên có thể nói biểu tượng
dịng sơng q này như một phần biểu tượng thơ Ma Trường Nguyên vậy, giản
dị, thật thà nhưng có sức hút mãnh liệt, khiến người đọc thiết tha, say đắm.
Ý nghĩa biểu tượng thứ hai mà dịng sơng khắc họa nên trong thơ Ma
Trường Ngun là ý nghĩa biểu trưng cho dòng thời gian bất khả qui hồi và hệ
quả dẫn đến, nó biểu trưng cho cái ý nghĩa về sự mất mát và lãng quên. Có thể
thấy với ý nghĩa này số lượng xuất hiện không nhiều chỉ 5 trong tổng số 40 lần
(chiếm 12,5%), nhưng nó lại mang lại sự tương phản, sự khác biệt và những
tầng ý nghĩa sâu sắc hơn trong thơ Ma Trường Nguyên.
Giống như câu thơ thể hiện sự mất mát dưới đây:
Dịng sơng dâng lên âu yếm bãi bờ
Khi lui rồi mới biết mình phía dưới
(Em cứ đến và em đừng có đến)
94


Rõ ràng việc đưa hình ảnh dịng sơng và bãi bờ vào câu thơ này mang lại
một ý ghĩa tượng trưng vô cùng độc đáo và sự diễn tả rất thú vị, ý nghĩa của cả
bài thơ như được mở ra và tạo nên sự thu hút hơn rất nhiều,rõ ràng hình ảnh
dịng sơng đã ở một khía cạnh khác, khía cạnh của sự diễn tả tâm hồn, sự day
dứt và mất mát thơng qua những dịng thơ đầy say đắm.
Hay như câu thơ:
Nước dịng sơng e ấp ngập ngừng
Sóng đánh trong lòng sâu hồi hộp
(Gặp lại tuổi xuân em)
Rõ ràng đây khơng thể là dịng sơng bình thường được, dịng sơng mà biết
đến cả “e ấp”, “ngại ngùng” hay phải chăng đó là sự diễn tả chính tâm tư, tình
cảm của nhân vật nhờ dịng sơng nói hộ lịng mình?. Chính hình ảnh dịng sơng

với ý nghĩa khơng chân thực, khơng phải dịng sơng q đầy thơ mộng này của
Ma Trường Nguyên mà chúng ta mới thấy được hình ảnh biểu đạt sâu rộng và
sức ảnh hưởng mạnh mẽ của biểu tượng dịng sơng trong thơ ơng, dù ít nhưng nó
mang lại tính biểu tượng rất cao và góp phần làm cho biểu tượng ý nghĩa trong
thơ Ma Trường Nguyên thêm phần phong phú và thú vị.
3.3. Tiểu kết
Ở chương này tập trung nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa trong thơ Ma
Trường Nguyên, trước hết là về trường từ vựng. Có thể nói, trường từ vựng
trong thơ Ma Trường Nguyên có nhiều nét đặc trưng gần gũi với cách nghĩ,
cách nói của quần chúng, nhân dân. Qua số lượng các trường từ vựng được đưa
vào chúng ta thấy được một bức tranh đầy sinh động với đầy đủ những đặc tính
và tính chất của sự vật, hiện tượng được nhắc tới. Với số lượng và phương pháp
sử dụng trường từ vựng trong thơ khá lớn có thể thấy Ma Trường Ngun có
một vốn ngơn ngữ, vốn văn hóa rất rộng, cùng với tình yêu quê hương, dân tộc

95


×