1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU
NHẬP THẤP TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH HẬU GIANG
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
MS: 858.03.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ TRUNG THÀNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của
cá nhân tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỹ cơng trình nào.
Tác giả luận văn
Huỳnh Nhã Phương
i
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô
trong Khoa Công nghệ và Quản lý xây dựng, Trường đại học Thủy Lợi đã truyền đạt
cho em kiến thức trong suốt quá trình học cao học tại nhà trường. Ngoài ra tác giả cảm
ơn lãnh đạo các phòng ban thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả tìm hiểu số liệu phục vụ cho việc làm đề tài luận văn. Đặc biệt, tác giả gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy PGS. TS. Lê Trung Thành, người thầy giáo đã cho
tác giả nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận
văn này.
Thời gian làm luận văn 6 tháng chưa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm của tác giả
còn hạn chế nên chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cơ giáo và đồng nghiệp. Đó là sự giúp đỡ quý
báu để tác giả cố gắng hoàn thiện hơn nữa trong q trình nghiên cứu và cơng tác sau
này.
Trân trọng cảm ơn !
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH NHÀ Ở
CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP .................................................................................. 3
1.1 Một số khái niệm về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ................................ 3
1.1.1 Quản lý chất lượng ................................................................................................. 3
1.1.2 Quản lý chất lượng CTXD ..................................................................................... 6
1.1.3 Hệ thống QLCL trong xây dựng .......................................................................... 12
1.2 Thực trạng cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng hiện nay .................. 17
1.3 Những vấn đề chung về nhà ở cho người thu nhập thấp và dự án đầu tư xây dựng
nhà ở cho người có thu nhập thấp ................................................................................. 18
1.3.1 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ....................... 18
1.3.2 Các nghiên cứu trước đây liên quan tới chất lượng xây dựng nhà ở cho người có
thu nhập thấp ................................................................................................................. 19
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH NHÀ
Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP ............................................................................ 28
2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất cơng trình xây dựng ................................................ 28
2.1.1 Cơ sở pháp lý về pháp luật ................................................................................... 28
2.1.2 Một số nội dung và u cầu về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ............ 39
2.1.3 Các mơ hình quản lý chất lượng cơng trình ......................................................... 43
2.1.4 Các chủ thể tham gia cơng tác quản lý chất lượng xây dựng cơng trình ............. 45
2.2 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nhà ở cho người thu nhập
thấp ................................................................................................................................ 50
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà ở cho người thu nhập thấp và
phương pháp đánh giá ................................................................................................... 52
2.3.1 Các yếu tố khách quan .......................................................................................... 52
2.3.2 Các yếu tố chủ quan ............................................................................................. 53
2.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng trình nhà ở cho người thu nhập thấp ................ 56
2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng ................................................................................ 56
iii
2.4.2 Đánh giá chất lượng xây dựng theo hệ thống tiêu chí QLCL .............................. 58
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG .................................................................................... 62
3.1 Quá trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hậu Giang trong thời gian
gần đây .......................................................................................................................... 62
3.1.1 Khái qt lịch sử phát triển hình thành và cơng cụ quản lý nhà nước về quản lý
chất lượng nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ...................... 62
3.1.2 Hoạt động đầu tư và xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại tỉnh Hậu
Giang của các doanh nghiệp bất động sản .................................................................... 71
3.1.3 Thực trạng nhà ở cho người thu nhập thấp ở tỉnh Hậu Giang hiện nay ............... 72
3.2 Định hướng đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang trong giai đoạn 2020 - 2025................................................................................ 75
3.3 Phân tích và đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình nhà ở
cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .................................................. 76
3.3.1 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình nhà ở cho người
thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.................................................................... 76
3.3.2 Đánh giá chung về những kết quả đã đạt được và những tồn tại hạn chế trong
công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang .................................................................................................. 92
3.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng dự án nhà ở
cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ................................................ 106
3.4.1 Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng nhà ở cho
người thu nhập thấp ..................................................................................................... 107
3.4.2 Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động xây lắp của nhà thầu thi công ............. 110
3.4.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư ........................................ 117
3.4.4 Hoàn thiện chế tài xử phạt .................................................................................. 122
3.4.5 Quy định, hướng dẫn chi tiết và cụ thể về công tác giám sát xã hội về chất lượng
cơng trình xây dựng ..................................................................................................... 124
3.4.6 Giải pháp về kỹ thuật công nghệ, vật liệu, hạ tầng ............................................ 125
iv
3.4.7 Giải pháp về thiết kế ........................................................................................... 127
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 134
v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của QLCL .................................................................. 6
Hình 1.2 Mơ hình hóa khái niệm QLCL xây dựng ......................................................... 7
Hình 1.3 Quản lý chất lượng theo kiểu đảm bảo chất lượng ........................................ 11
Hình 1.4. Mơ hình đảm bảo chất lượng ........................................................................ 11
Hình 1.5 Mơ hình kiểm sốt chất lượng tồn diện ........................................................ 12
Hình 1.6 Chu trình vịng quay Deming – PDCA .......................................................... 14
Hình 1.7 Dự án Khu dân cư xuống cấp nghiêm trọng người dân nơm nớp lo sợ [18] . 18
Hình 1.8 Nguyên nhân khách quan và chủ quan về quản lý hoạt động xây dựng [19] 22
Hình 1.9 Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội [20]................................ 24
Hình 2.1 Các bước trong quản lý chất lượng cơng trình ............................................... 40
Hình 2.2 Mơ hình QLCL xây dựng tại Việt Nam ......................................................... 45
Hình 2.3 Phương thức quản lý Nhà nước về CLCTXD ................................................ 50
Hình 3.1 Nhà ở chia theo năm sử dụng ......................................................................... 64
Hình 3.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở, khơng có nhà ở chia theo thành thị/nơng thơn ................. 65
Hình 3.3 Tỷ trọng số hộ có nhà ở chia theo loại nhà ở thành thị .................................. 74
Hình 3.4 Tỷ trọng số hộ có nhà ở chia theo loại nhà ở nơng thơn ................................ 74
Hình 3.5 Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu dân cư ấp 3, xã Vĩnh Viễn, huyện
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ............................................................................................. 76
Hình 3.6 Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại phường V, thành phố Vị Thanh ......... 77
Hình 3.7 Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại xã Tân Phú Thạnh, ............................. 78
Hình 3.8 Sơ đồ minh họa về thực trạng chất lượng của nhà ở thu nhập thấp ............... 79
Hình 3.9 Nền gạch bị vỡ nứt tốc, tường bị bong tróc gây nguy hiểm ......................... 82
Hình 3.10 Chất lượng thi công nền không tốt gây ảnh hưởng tới nứt, lún cơng trình .. 83
Hình 3.11 Chất lượng thi công nền không tốt gây ảnh hưởng tới nứt, lún cơng trình .. 83
Hình 3.12 Những vết nứt ngang, xiên thiếu an tồn cho người sử dụng. ..................... 84
Hình 3.13 Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại phường V, thành phố Vị Thanh ....... 84
Hình 3.14 Vết nứt nhà ở khu A thuộc Dự án nhà ở thu nhập thấp tại huyện Long Mỹ 86
Hình 3.15 Ống nước thải bị hỏng và chảy thẳng ra ngoài hành lang tịa nhà ............... 87
Hình 3.16 Hộp kỹ thuật để bảo vệ dây điện, đường dẫn nước bị hỏng ......................... 87
vi
Hình 3.17 Hệ thống cung cấp và xử lý nước thải chung cư .......................................... 89
Hình 3.18 Sơ đồ nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý chất lượng. .......... 93
Hình 3.19 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng dự án
nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ...................................106
Hình 3.20 Sơ đồ Giải pháp nâng cao năng lực xây lắp của nhà thầu thi cơng ............110
Hình 3.21 Sơ đồ Áp dụng quy trình quản lý chất lượng ............................................. 113
Hình 3.22 Sơ đồ Đào tạo nhân lực ..............................................................................114
Hình 3.23 Sơ đồ Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư ......................117
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các ký hiệu được biểu diễn trong lưu đồ ....................................................... 16
Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác thi công và nghiệm thu .................... 37
Bảng 2.2 Danh mục các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cơ bản...................................... 57
Bảng 3.1 Nhà ở chia theo năm sử dụng và thành thị - nông thôn, 2009 ....................... 63
Bảng 3.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở, khơng có nhà ở chi theo thành thị/nơng thơn .................. 64
Bảng 3.3 Số lượng và tỷ trọng số hộ có nhà ở chia theo loại nhà ................................. 73
Bảng 3.4 Thống kê tình hình chậm tiến độ các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang .......................................................................................... 90
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
CĐT
Chủ đầu tư
QLCL
Quản lý chất lượng
CTXD
Cơng trình xây dựng
CLCT
Chất lượng cơng trình
DAĐT
Dự án đầu tư
DA
Dự án
ĐT
Đô thị
NSNN
Ngân sách nhà nước
QLĐT
Quản lý đô thị
TNT
Thu nhập thấp
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCT
Xây dựng cơng trình
BQLDA
Ban Quản lý dự án
NTTC
Nhà thầu thi công
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ hơn 10 năm nay, cùng với công cuộc đối với chủ trương và chính sách của Đảng
và nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể xây dựng nhà ở, đã được
triển khai ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, việc chăm lo, tạo điều kiện cho
người thu nhập thấp để họ có được nhà ở vẫn là bài tốn hết sức khó khăn đã đặt ra mà
chưa có lời giải đáp đúng đắn. Vấn đề đáp ứng đấy đủ nhu cầu nhà ở cho một đô thị
đang đặt ra cho các nhà quản lý đô thị phải đứng trước những thử thách, những khó
khăn phức tạp. Nhiều hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh trong lĩnh vực nhà ở:
Việc làm, thu nhập, lối sống, tệ nạn xã hội, chất lượng nhà ở… Những hiện tượng đó
gây khơng ít khó khăn trong vấn đề quản lý nhà nước. Để giải quyết được các vấn đề
này và trước hết là giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp, song song đó việc
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng cho người thu nhập thấp cũng khơng kém phần
quan trọng, vì vậy việc nghiên cứu đề tài "Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất
lượng cơng trình nhà ở cho người thu nhập thấp tại Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang” là
rất cần thiết trong cơng tác xây dựng hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp của Sở
Xây dựng tỉnh Hậu Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Công tác quản lý chất lượng cơng trình dân dụng nhà ở cho người thu
nhập thấp trên địa bàn do Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang quản lý.
1
- Thời gian thu thập số liệu: từ năm 2013 đến năm 2018 (năm năm trở lại đây).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phân tích định tính kết hợp định lượng, phương
pháp điều tra, thu thập dữ liệu, tiếp cận hệ thống, thống kê, phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là so sánh trên cơ sở thông tin thực tiễn thu thập thống kê, tổng hợp, phân tích
và đánh giá.
5. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý của đề tài
+ Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài: dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về công tác
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng kết hợp với các văn bản của nhà nước về quản
lý chất lượng cơng trình xây dựng.
+ Cơ sở thực tiễn của đề tài: dựa trên thực trạng cơng tác quản lý chất lượng cơng trình
nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
6. Kết quả đạt được
+ Làm rõ các cơ sở lý luận về quản lý chất lượng cơng trình nhà ở cho người thu nhập
thấp.
+ Phân tích thực trạng về cơng tác quản lý chất lượng cơng trình nhà ở cho người thu
nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Sở Xây dựng tỉnh quản lý. Tổng kết các
thành tựu, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng trong cơng tác quản lý chất lượng cơng
trình nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng cơng trình nhà ở
cho người thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP
1.1 Một số khái niệm về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
1.1.1 Quản lý chất lượng
1.1.1.1 Khái niệm về QLCL
Theo định nghĩa của bộ tiêu chuẩn ISO [1] thì “QLCL là tập hợp các hoạt động có
chức năng quản lý chung nhằm xác định và thực hiện chính sách chất lượng”
Hay một cách hiểu khác, QLCL là việc đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc
phải làm và những việc quan trọng, đạt được mục tiêu chung. QLCL được áp dụng
trong hầu hết các ngành công nghiệp, áp dụng trên nguyên tắc đúng người, đúng việc
và có hiệu quả. Khơng chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ
chức, từ quy mơ lớn đến quy mơ nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay
khơng thì QLCL ln là việc cần thiết.
1.1.1.2 Ngun tắc của QLCL
Theo định nghĩa [2] do Bộ Khoa học và Cơng nghệ cơng bố có 7 ngun tắc QLCL:
Ngun tắc 1: Hướng vào khách hàng
Trọng tâm chính của QLCL là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và phấn đấu vượt
xa hơn mong đợi của khách hàng.
Thành công bền vững đạt được khi một tổ chức thu hút và giữ được lòng tin của khách
hàng và các bên quan tâm liên quan khác. Mọi khía cạnh trong việc tương tác với
khách hàng đều mang lại cơ hội tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Việc hiểu nhu
cầu và mong đợi hiện tại và tương lai của khách hàng và các bên quan tâm khác đóng
góp cho sự thành công bền vững của tổ chức.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
3
Người lãnh đạo ở tất cả các cấp thiết lập sự thống nhất trong mục đích và định hướng
và tạo ra các điều kiện theo đó mọi người cùng tham gia vào việc đạt được mục tiêu
chất lượng của tổ chức.
Việc tạo được sự thống nhất trong mục đích và định hướng và sự tham gia của mọi
người giúp tổ chức hài hịa chiến lược, chính sách, q trình và nguồn lực để đạt được
các mục tiêu của mình.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Nhân sự có năng lực, quyền hạn và được tham gia ở tất cả các cấp trong tổ chức là
điều thiết yếu để nâng cao năng lực của tổ chức trong việc tạo dựng và chuyển giao giá
trị.
Để quản lý tổ chức một cách hiệu lực và hiệu quả, điều quan trọng là phải tôn trọng và
lôi kéo mọi người ở tất cả các cấp. Việc thừa nhận, trao quyền và phát huy năng lực
giúp thúc đẩy sự tham gia của mọi người vào việc đạt được các mục tiêu chất lượng
của tổ chức.
Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo quá trình
Các kết quả ổn định và có thể dự báo đạt được một cách hiệu lực và hiệu quả hơn khi
các hoạt động được hiểu và quản lý theo các q trình có liên quan đến nhau, vận hành
trong một hệ thống gắn kết.
Hệ thống QLCL bao gồm các q trình có liên quan đến nhau. Hiểu được cách thức hệ
thống này tạo ra các kết quả giúp tổ chức tối ưu hóa hệ thống và kết quả thực hiện hệ
thống.
Nguyên tắc 5: Cải tiến
Các tổ chức thành công đều tập trung liên tục vào việc cải tiến.
Cải tiến là việc thiết yếu đối với tổ chức để duy trì các mức kết quả thực hiện hiện tại,
để ứng phó với những thay đổi trong điều kiện nội bộ và bên ngoài và để tạo ra các cơ
hội mới
4
Nguyên tắc 6: Ra quyết định dựa trên bằng chứng
Các quyết định dựa trên phân tích và đánh giá dữ liệu và thơng tin sẽ có khả năng cao
hơn trong việc tạo ra các kết quả dự kiến.
Ra quyết định có thể là một q trình phức tạp và ln có sự khơng chắc chắn nhất
định. Q trình này thường bao gồm nhiều loại hình và nguồn đầu vào cũng như việc
diễn giải chúng và có thể mang tính chủ quan. Quan trọng là phải hiểu các mối quan
hệ nguyên nhân và kết quả và các hệ quả tiềm ẩn ngồi dự kiến. Phân tích sự kiện,
bằng chứng và dữ liệu mang lại tính khách quan cao hơn và sự tự tin trong việc ra
quyết định.
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ
Để thành công bền vững, tổ chức quản lý các mối quan hệ của mình với các bên quan
tâm liên quan, ví dụ như nhà cung cấp.
Các bên quan tâm liên quan ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của tổ chức. Thành cơng
bền vững có khả năng đạt được cao hơn nếu tổ chức quản lý các mối quan hệ với tất cả
các bên quan tâm của mình để tối ưu tác động của họ tới kết quả thực hiện của tổ chứ.
Việc quản lý mối quan hệ với mạng lưới nhà cung cấp và đối tác của tổ chức là đặc
biệt quan trọng.
1.1.1.3 Các giai đoạn phát triển của QLCL
Có 5 giai đoạn phát triển của QLCL:
1) Kiểm tra chất lượng: Phân loại sẩn phẩm tốt và xấu
2) Kiểm soát chất lượng: tạo ra sản phẩm thỏa mãn khách hàng bằng cách kiểm sốt
các q trình 4M và 1I.
- 4M: Man (con người), Machine (máy móc), Material (nguyên vật liệu), Methol
(phương pháp)
- 1I: Information (thông tin)
5
3) Đảm bảo chất lượng: Tiến từ sản phẩm thỏa mãn khách hàng lên đến tạo ra niềm tin
cho khách hàng
4) QLCL: Đạt được chất lượng và hợp lý hóa chi phí
5) QLCL tồn diện: Lấy con người làm trung tâm để tạo ra chất lượng
Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của QLCL
1.1.2 Quản lý chất lượng CTXD
1.1.2.1 Khái niệm về QLCL CTXD
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố
có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản
lý một cách đúng đắn các yếu tố này. QLCL xây dựng là một khía cạnh của chức năng
quản lý và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động QLCL trong lĩnh vực xây dựng
được gọi là QLCL xây dựng.
Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về QLCL xây dựng:
- Theo GOST 15467-70: QLCL xây dựng là đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu
của sản phẩm xây dựng khi quy hoạch, thiết kế, thi công, vận hành khai thác. Điều này
được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động tới các
nhân tố chất lượng, chi phí.
- Theo A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: QLCL xây
dựng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự
6
phối hợp của những đơn vị khác nhau để duy trì và tàng cường CLXD trong các tổ
chức quản lý, quy hoạch, thiết kế, thi công, vận hành khai thác...sao cho đảm bảo có
hiệu quả nhất, thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.
- Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: QLCL xây dựng là hệ
thống các phương pháp tạo nên sản phẩm xây dựng có chất lượng cao thỏa mãn yêu
cầu của người tiêu dùng.
- Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực QLCL
của Nhật Bản đưa ra định nghĩa QLCL có nghĩa là: nghiên cứu triển khai, thiết kế, thi
cơng và bảo trì cơng trình có chất lượng, kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng.
- Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa QLCL: là
một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc triển khai tất cả các thành phần
của một kế hoạch chất lượng.
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: QLCL xây dựng là một hoạt
động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách
nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống
chất lượng.
QLCL: quản lý chất lượng
CSCL: chính sách chất lượng
HTCL: hệ thống chất lượng
KSCL: kiểm soát chất lượng
ĐBCLT: đảm bảo chất lượng
bên trong
ĐBCLN: đảm bảo chất lượng
bên ngồi
Hình 1.2 Mơ hình hóa khái niệm QLCL xây dựng
7
Như vậy, tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về QLCL xây dựng, song nhìn
chung chúng có những điểm giống nhau như:
- Mục tiêu trực tiếp của QLCL là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp
với nhu cầu thị trường với chi phí hợp lý.
- Thực chất của QLCL là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: hoạch
định, tổ chức, kiểm sốt và điều chỉnh. Nói cách khác, QLCL gắn liền với chất lượng
của quản lý.
- QLCL là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ
thuật, xã hội). QLCL là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội,
trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp.
1.1.2.2 Các phương thức QLCL xây dựng
* Phương thức kiểm tra chất lượng (Inpection)
Một phương thức đảm bảo CLXD phù hợp với qui định là kiểm tra các sản phẩm và
chi tiết bộ phận, nhằm sàng lọc và loại bỏ các chi tiết, bộ phận không đảm bảo tiêu
chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Đây chính là phương thức kiểm tra chất lượng. Theo bộ
tiêu chuẩn ISO 9000 thì “Kiểm tra CLXD là các hoạt động như thẩm tra, thẩm định,
thử nghiệm hoặc kiểm định một hay nhiều đặc tính chất lượng và so sánh kết quả với
yêu cầu quy định nhằm xác định sự không phù hợp về CLXD”
Như vậy, kiểm tra chỉ góp một phần trong QLCL xây dựng, ngăn chặn được một số
khiếm khuyết về CLXD. Điều đó có nghĩa là chất lượng khơng được tạo dựng nên qua
kiểm tra. Ngoài ra, để đảm bảo CLXD phù hợp qui định bằng cách kiểm tra cần phải
thỏa mãn những điều kiện sau:
- Công việc kiểm tra cần được tiến hành đúng quy định.
- Chi phí cho sự kiểm tra phải ít hơn chi phí tổn thất do khuyết tật và những thiệt hại
do ảnh hưởng của khuyết tật.
- Quá trình kiểm tra khơng được ảnh hưởng đến chất lượng.
* Phương thức kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control)
8
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để
đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng, phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới q
trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm sốt này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm
khuyết tật.
Muốn QLCL xây dựng cần phải kiểm soát được 5 điều kiện cơ bản sau đây:
- Kiểm soát con người: Tất cả mọi người, từ lãnh đạo cấp cao nhất tới nhân viên
thường phải: Được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao; đủ kinh nghiệm để sử
dụng các phương pháp, qui trình cũng như biết sử dụng các trang thiết bị, phương tiện;
hiểu biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với CLXD; có đầy đủ những tài
liệu, hướng dẫn cơng việc cần thiết và có đủ phương tiện để tiến hành cơng việc; có đủ
mọi điều kiện cần thiết khác để cơng việc có thể đạt được chất lượng như mong
muốn...
- Kiểm soát phương pháp và quá trình: Phương pháp và quá trình phải phù hợp nghĩa
là bằng phương pháp và quá trình chắc chắn sản phẩm được tạo ra sẽ đạt được những
yêu cầu đề ra.
- Kiểm soát việc cung ứng các yếu tố đầu vào: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải
được lựa chọn. Nguyên liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và trong q
trình bảo quản...
- Kiểm sốt trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm: Các loại thiết bị này phải
phù hợp với mục đích sử dụng. Đảm bảo được yêu cầu như: Hoạt động tốt; Đảm bảo
các u cầu kỹ thuật; An tồn đối với cơng nhán vận hành; Không gây ô nhiễm môi
trường, sạch sẽ...
- Kiểm sốt thơng tin: Mọi thơng tin phải được người có thẩm quyền kiểm tra và duyệt
ban hành. Thông tin phải cập nhật và được chuyển đến những chỗ cần thiết để sử
dụng...
9
Cần lưu ý rằng kiểm soát chất lượng phải tiến hành song song với kiểm tra chất lượng
vì nó buộc sản phẩm làm ra phải được một mức chất lượng nhất định và ngăn ngừa bớt
những sai sót có thể xảy ra. Nói cách khác là kiểm sốt chất lượng phải gồm cả chiến
lược kiểm tra chất lượng. Giữa kiểm tra và kiểm sốt chất lượng có điểm khác nhau cơ
bản. Kiểm tra là sự so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế với những yêu cầu chất
lượng đặt ra. Kiểm sốt là hoạt động bao qt hơn, tồn diện hơn. Nó bao gồm các
hoạt động thẩm tra, giám sát trong suốt q trình thiết kế, thi cơng, để so sánh, đánh
giá chất lượng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
* Phương pháp đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance)
Chất lượng phải hướng tới sự thỏa mãn khách hàng. Nói chung khách hàng đến với
nhà cung cấp để thực hiện các hợp đồng mua bán, dựa trên hai yếu tố: giá cả (bao gồm
cả giá mua, chi phí sử dụng, giá bán lại sau khi sử dụng...) và sự tín nhiệm đối với
người cung cấp.
Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định
để đem lại lòng tin về CLXD và thỏa mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng.
Để có thể đảm bảo chất lượng người cung cấp phải xây dựng một hệ thống đảm bảo
chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, đồng thời làm thế nào để chứng tỏ cho khách hàng
biết điều đó. Đó chính là nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng.
Quan điểm đảm bảo chất lượng được áp dụng đầu tiên trong những ngành cơng nghiệp
địi hỏi độ tin cậy cao, sau đó phát triển rộng sang ngành xây dựng... Cách thức QLCL
theo kiểu đảm bảo chất lượng được thực hiện dựa trên hai yếu tố: Phải chứng minh
được việc thực hiện kiểm soát chất lượng và đưa ra được những bằng chứng về việc
kiểm soát ấy.
10
Hình 1.3 Quản lý chất lượng theo kiểu đảm bảo chất lượng
Tùy theo mức độ phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phức tạo của cơng trình xây
dựng mà việc đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có nhiều hay ít văn bản. Mức độ tối
thiểu cần đạt được gồm những văn bản như ghi trong sơ đồ trên. Khi đánh giá, khách
hàng sẽ xem xét các văn bản tài liệu này và xem nó là cơ sở ban đầu để khách hàng đặt
niềm tin vào nhà xây dựng.
Hình 1.4. Mơ hình đảm bảo chất lượng
11
* Phương pháp kiểm sốt chất lượng tồn diện – TQC (Total Quality Control)
Kiểm sốt chất lượng tồn diện là sự huy động nỗ lực của mọi chủ thể thực hiện các
q trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối
đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Hình 1.5 Mơ hình kiểm sốt chất lượng toàn diện
1.1.3 Hệ thống QLCL trong xây dựng
1.1.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống QLCL trong xây dựng
Hiện nay, với sự cạnh tranh mạnh mẽ và trong quá trình tồn cầu hố, những u cầu
hội nhập và sự cạnh tranh đã đặt ra cho các tổ chức áp lực phải ln ln tìm ra những
điểm mới, những phương pháp hiệu quả để tạo ra cho mình những sự khác biệt, tạo ra
ưu thế cạnh tranh cao hơn. Các đối tượng khách hàng ngày càng trở nên phức tạp và
khó tính; họ được cung cấp nhiều thơng tin hơn, và sự mong đợi của họ đối với hàng
hoá và dịch vụ cũng ngày một cao hơn. Đối với bất kỳ tổ chức nào, cách duy nhất để
giữ được khách hàng chính là việc cam kết với vấn đề chất lượng. Trong thực tế, bất
kỳ tổ chức nào, dù trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay xây dựng, đều có
thể đảm bảo được sự phát triển vững bền trong tương lai thông qua việc áp dụng hệ
thống QLCL.
12
Hiện đang tồn tại nhiều hệ thống QLCL, nhưng trong xây dựng có 2 loại hệ thống
QLCL chính là: hệ thống QLCL theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và hệ thống QLCL toàn
diện – TMQ (Total Quality Management)
* Hệ thống QLCL theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, có tên đầy đủ: The International Organization for Standardization. Thành viên của ISO là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của
khoảng 180 nước trên thế giới, ISO là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào
năm 1946 và chính thức hoạt động từ 23/02/1947 có trụ sở chính tại Geneve – Thụy
Sĩ. Vào năm 1970, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc chính thức đề nghị ISO thành lập một
ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành đảm bảo
chất lượng. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO.
Một hệ thống QLCL bao gồm các hoạt động theo đó tổ chức nhận biết các mục tiêu
của mình và xác định các quá trình và nguồn lực cần thiết để đạt được kết quả mong
muốn
Hệ thống QLCL quản lý các quá trình tương tác và các nguồn lực để mang lại giá trị
và thu được các kết quả cho các bên quan tâm liên quan; giúp lãnh đạo cao nhất tối ưu
hóa việc sử dụng nguồn lực có tính đến các hệ quả dài hạn và ngắn hạn của các quyết
định của mình; đưa ra các phương thức nhận biết các hành động nhằm giải quyết các
hệ quả dự kiến, ngoài dự kiến khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Chu trình PDCA có thể được áp dụng cho tất cả các quá trình và tổng thể hệ thống
QLCL
13