Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu đánh giá xu thế nguyên nhân tác động của biến động nguồn nước đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh thái bình đề xuất giải pháp quản lý phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Tuấn Anh, tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là do tôi làm. Những
kết quả nghiên cứu là trung thực. Trong quá trình làm tơi có tham khảo các tài liệu liên
quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn rõ
nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Những nội dung và kết quả
trình bày trong Luận văn là trung thực, nếu vi phạm tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn Thạc sĩ với đề tài: " Nghiên cứu đánh
giá xu thế, nguyên nhân và tác động của biến động nguồn nước đến phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Thái Bình, đề xuất giải pháp quản lý, phát triển bền vững " đã được
hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ
bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp và bạn bè.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin
chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn và PGS.TS. Ngô Văn
Quận, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để
tơi hồn thiện luận văn này. Ngồi ra tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong
Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước Trường đại học
Thủy lợi, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại trường Đại học Thái Bình đã giúp


đỡ, tạo điều kiện và dành thời gian cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ln bên tơi, động viên tơi
hồn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Anh

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN .................................................. 4
1.1. Nguồn nước và biến động nguồn nước .................................................................... 4
1.1.1. Tổng quan trên thế giới ......................................................................................... 4
1.1.2. Nguồn nước ở Việt Nam ....................................................................................... 5
1.2. Tổng quan vùng nghiên cứu ..................................................................................... 9
1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 9
1.2.2. Điều kiện địa chất ................................................................................................ 10
1.2.3. Đặc điểm khí tượng ............................................................................................. 11
1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng .......................................................................................... 12
1.2.5. Đặc điểm dân cư ................................................................................................. 13

1.2.6. Hiện trạng phát triển kinh tế ................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH SỰ
BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN NƯỚC TỈNH THÁI BÌNH VÀ CÁC TÁC ĐỘNG LIÊN
QUAN ............................................................................................................................ 18
2.1. Hiện trạng nguồn nước ........................................................................................... 18
2.1.1. Nguồn nước mặt .................................................................................................. 18
2.1.2. Nguồn nước ngầm (nước dưới đất) ..................................................................... 19
2.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ........................................................................ 20
2.2.1. Khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp .......................................................... 20
2.2.2. Khai thác, sử dụng nước cho công nghiệp .......................................................... 23
2.2.3. Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt dịch vụ................................................... 24
2.3. Nguồn nước đến tỉnh Thái Bình ............................................................................. 26
2.3.1. Tổng lượng tài nguyên nước mưa ....................................................................... 26
2.3.2. Tổng lượng tài nguyên nước mặt ........................................................................ 28
2.4. Xu thế và nguyên nhân biến động nguồn nước ...................................................... 31
2.4.1. Biến động nguồn nước do biến đổi khí hậu......................................................... 31
2.4.2. Tác động của xâm nhập mặn ............................................................................... 33
2.4.3.Tác động của ô nhiễm nguồn nước ...................................................................... 34
2.4.4. Tác động của hoạt động khai thác thượng nguồn ................................................ 46
2.4.5. Tác động của biến đổi lòng dẫn ........................................................................... 47
2.5. Xu thế biến động nhu cầu sử dụng nước ................................................................ 49
2.5.1. Xu thế phát triển kinh tế xã hội ........................................................................... 49
2.5.2. Căn cứ tính tốn nhu cầu sử dụng nước hiện tại và năm 2030............................ 54
2.5.3. Xác định nhu cầu dùng nước đến năm 2030 ....................................................... 67
2.5.4. Xu thế biến động về nhu cầu sử dụng nước ....................................................... 72
2.6. Đánh giá các vấn đề nảy sinh do biến động nguồn nước ....................................... 74
2.6.1. Thiếu hụt nước cấp so với nhu cầu sử dụng nước ............................................... 74
2.6.2.. Các vấn đề và mâu thuẫn có thể nảy sinh........................................................... 75
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC PHỤC
VỤ SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH ............. 80

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................................... 80
3.1.1. Biến động về chất lượng nước ............................................................................. 80

iii


3.1.2. Biến động về số lượng nước............................................................................... 81
3.2. Giải pháp cơng trình ............................................................................................... 82
3.3. Giải pháp phi cơng trình ......................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 90
PHỤ LỤC……………………………………………………………..………............86

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính .................................................. 14
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tỉnh Thái Bình ................................................. 15
Bảng 1.3. Diện tích ni trồng thủy sản tỉnh Thái Bình ............................................... 16
Bảng 1.4. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu phân theo loại hình kinh tế .................. 17
Bảng 2.1. Hiện trạng cống lấy nước trên sơng trục chính tỉnh Thái Bình..................... 21
Bảng 2.2. Tổng hợp hiện trạng trạm bơm tưới, tưới tiêu kết hợp tỉnh Thái Bình ......... 23
Bảng 2.3: Hiện trạng khai thác nước cho cơng nghiệp tỉnh Thái Bình ......................... 24
Bảng 2.4. Tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch khu vực nông thôn ................................... 24
Bảng 2.5. Tỷ lệ khai thác nước tập trung cho sinh hoạt phân theo nguồn nước ........... 25
Bảng 2.6: Số lượng giếng khai thác nước trên khu vực tỉnh Thái Bình ........................ 25
Bảng 2.7. Tổng lượng nước trung bình năm của tỉnh Thái Bình .................................. 26
Bảng 2.8. Tổng hợp tài nguyên nước mặt do mưa sinh ra trên địa bàn tỉnh ................. 27
Bảng 2.9. Phân phối dịng chảy và tổng lượng bình qn tháng theo lưu vực.............. 27

Bảng 2.10. Các vị trí trích xuất lưu lượng dòng chảy ................................................... 28
Bảng 2.11. Tổng lượng tài nguyên nước từ các sơng chính qua địa bàn tỉnh Thái Bình29
Bảng 2.12. Phân phối dịng chảy, tổng lượng tài ngun nước từ các con sơng chính. 29
Bảng 2.13. Độ mặn trung bình (STB) tháng trên một số sơng chính tỉnh Thái Bình [4]34
Bảng 2.14. Khoảng cách xâm nhập mặn trên một số sơng chính tỉnh Thái Bình [4] ... 34
Bảng 2.15. Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt [6] ............................... 35
Bảng 2.16. Nồng độ NH4+ và PO43- trung bình tại ngã ba Phúc Khánh và sơng Long
Hầu từ năm 2014-2018 (mg/l) ....................................................................................... 36
Bảng 2.17. Hàm lượng COD và BOD5 trung bình tại ngã ba Phúc Khánh và sông Long
Hầu từ năm 2014-2018 (mg/l) ....................................................................................... 37
Bảng 2.18. Hàm lượng các chất COD, BOD5 trên sông Hồng trong năm 2018 (mg/l)38
Bảng 2.19. Hàm lượng COD, BOD5 trên sông Hóa và sơng Luộc trong năm 2018
(mg/l) ............................................................................................................................. 39
Bảng 2.20. Hàm lượng COD, BOD5 trên sông Trà Lý trong năm 2018 (mg/l) ............ 40
Bảng 2.21. Hàm lượng COD, BOD5 trên sông Kiến Giang trong năm 2018 (mg/l) .... 41
Bảng 2.22. Nồng độ các chất NH4+ , PO43- trên sông Kiến Giang năm 2018 (mg/l) .... 42
Bảng 2.23. Hàm lượng COD và BOD5 trên sông nội đồng năm 2018 (mg/l) .............. 43
Bảng 2.24. Mức độ suy giảm lượng bùn cát về các cửa sông [4] ................................. 49
Bảng 2.25. Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ................................ 51
Bảng 2.26. Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình ................................ 53
Bảng 2.27: Trạm khí tượng Thái Bình .......................................................................... 57
Bảng 2.28: Số liệu khí tượng trạm Thái Bình từ năm 1997 - 2016 [8] ......................... 58
Bảng 2.29: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng thời kỳ cơ sở năm 1986-2005 và
năm 2030 (P=85%) ........................................................................................................ 59
Bảng 2.30. Hệ số sinh lý cây trồng theo các giai đoạn phát triển ................................. 59
Bảng 2.31. Tổng hợp diện tích gieo cấy tỉnh Thái Bình đến năm 2030 ........................ 60
Bảng 2.32. Mức tưới các loại cây trồng trong khu vực ................................................. 61
Bảng 2.33. Diện tích ni trồng thủy sản đến năm 2030 .............................................. 62
Tiêu chuẩn cấp nước nuôi trồng thủy sản theo nghiên cứu của Sở Tài ngun và Mơi
trường tỉnh Thái Bình thể hiện ở bảng 2.23 [9]:............................................................ 62


v


Bảng 2.34. Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ........................... 62
Bảng 2.35. Tổng hợp đàn gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình đến năm 2030 ................... 63
Bảng 2.36. Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi [10] ......................................... 64
Bảng 2.37: Dân số các thời kỳ trong vùng nghiên cứu ................................................. 66
Bảng 2.38. Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt của tỉnh Thái Bình [11] ...................... 66
Bảng 2.39. Tiêu chuẩn cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng ............................ 67
Bảng 2.40. Dự báo nhu cầu nước tưới theo đơn vị hành chính..................................... 68
Bảng 2.41. Dự báo nhu cầu nước thủy sản theo đơn vị hành chính.............................. 69
Bảng 2.42. Dự báo nhu cầu nước chăn ni theo đơn vị hành chính ........................... 69
Bảng 2.43. Tổng nhu cầu nước cho nơng nghiệp theo đơn vị hành chính .................... 70
Bảng 2.44. Dự báo nhu cầu nước công nghiệp theo đơn vị hành chính ....................... 71
Bảng 2.45. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, dịch vụ theo đơn vị hành chính . 72
Bảng 2.46. Tổng nhu cầu nước tỉnh Thái Bình theo đơn vị hành chính ....................... 72
Bảng 2.47: Tỷ trọng nhu cầu nước tỉnh Thái Bình ....................................................... 74

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ................................................................. 10
Hình 1.2: Diện phân bố và đặc tính nước dưới đất tầng chứa Holoxen (a) và Pleistoxen
(b) vùng đồng bằng Bắc Bộ ........................................................................................... 20
Hình 2.1. Xu thế biến đổi của lượng mưa năm, mùa mưa và mùa khô tại Thái Bình [4]31
Hình 2.2. Mức độ xâm nhập mặn kịch bản hiện trạng và năm 2050 [4] ....................... 34
Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng NH4+ và PO43- tại ngã ba Phúc .................. 36
Khánh và sông Long Hầu từ năm 2014-2018 (mg/l) .................................................... 36

Hình 2.4. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD5 ngã ba Phúc Khánh và sông
Long Hầu từ năm 2014 - 2018 (mg/l) ........................................................................... 37
Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD, BOD5 trên sơng Hồng năm 2018 (mg/l)38
Hình 2.6. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD, BOD5 trên sông Luộc và sông Hóa
(mg/l) ............................................................................................................................. 39
Hình 2.7. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD, BOD5 trên sơng Trà Lý năm 2018
(mg/l) ............................................................................................................................. 40
Hình 2.8: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD, BOD5 sông Kiến Giang năm 2018 (mg/l)41
Hình 2.9. Biểu đồ biểu diễn Nồng độ các chất NH4+ , PO43- trên sông Kiến Giang
2018 (mg/l) .................................................................................................................... 42
Hình 2.10. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trên sông nội đồng năm 2018 (mg/l) .. 44
Hình 2.11. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 trên sơng nội đồng năm 2018 (mg/l) . 45
Hình 2.12. Diễn biến mực nước và lưu lượng thời kỳ mùa kiệt (tháng 1 và tháng 2 tại
Hà Nội) [4]..................................................................................................................... 48
Hình 2.13 . Diễn biến bùn cát tại một số vị trí trước và sau khi có hồ Hịa Bình [4] ... 48
Hình 2.14. Cơ cấu nhu cầu nước tỉnh Thái Bình ........................................................... 74

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

TNN

Tài nguyên nước

BĐKH

Biến đổi khí hậu


KT - XH

Kinh tế - xã hội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

KCN, CCN

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

LVS

Lưu vực sông

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng cực đoan về thời tiết đã làm thay đổi

rất lớn nguồn nước đến tại các lưu vực sông ở Việt Nam, trong đó có hệ thống sơng
Hồng - Thái Bình. Bên cạnh yếu tố tự nhiên thì việc khai thác sử dụng nguồn nước
trên dịng chính như thủy điện, khai thác khống sản, khai thác vật liệu xây dựng, v.v...
cũng gây ra nhiều tác động bất lợi cho vùng hạ du. Thực tế qua số liệu thống kê của
các cơ quan chuyên ngành cho thấy lượng nước về hạ du trong mùa khơ của hệ thống
sơng Hồng - Thái Bình có sự biến động đáng kể, trong đó sự suy giảm cả về lưu lượng
và mực nước khiến cho các hoạt động khai thác nguồn nước gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó áp lực gia tăng dân số và sự phát triển của các ngành kinh tế xã hội ở
vùng đồng bằng và ven biển khiến cho nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nảy sinh mâu
thuẫn giữa các ngành sử dụng nước và làm cho nguồn nước trên hệ thống sông có
chiều hướng suy giảm. Đồng thời ơ nhiễm mơi trường nước cũng là một trong những
hệ lụy của việc khai thác, phát triển khơng bền vững, khơng kiểm sốt được các nguồn
thải v.v...dẫn tới nguồn nước trên các dịng sơng, các hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp
nước không đảm bảo, góp phần vào việc làm suy giảm nguồn nước có thể khai thác
phục vụ các nhu cầu sử dụng ở hạ du.
Tỉnh Thái Bình là một vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều
vào nguồn nước và chất lượng nước mặt trên các hệ thống sông trong tỉnh và từ các hệ
thống thủy lợi. Hiện nay việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã có những bước đột
phá mạnh mẽ, đa dạng, trong đó phát triển cơng nghiệp, thủy sản, du lịch v.v... dần
chiếm tỷ trọng lớn hơn, cùng với sự phát triển của các đô thị, các khu vực tập trung
đông dân cư v.v... dẫn tới yêu cầu sử dụng nước ngày càng cao hơn cả về số lượng và
chất lượng nước.
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, đề tài: " Nghiên cứu đánh giá xu thế, nguyên
nhân và tác động của biến động nguồn nước đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái
Bình, đề xuất giải pháp quản lý, phát triển bền vững " là rất cần thiết, góp phần quản

1


lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn nước, phục vụ yêu cầu sản xuất nông

nghiệp và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá xu thế, nguyên nhân và tác động của biến động nguồn nước đến
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, khai thác hiệu quả và phát triển bền vững
nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nước mặt, bao gồm số lượng và chất lượng nước, sự
biến động và khả năng khai thác, sử dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Thái Bình.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận theo mục tiêu phát triển: Nghiên cứu hướng tới đánh giá sự biến động tác
động đến các mục tiêu phát triển của tỉnh Thái Bình .
- Tiếp cận hệ thống theo khơng gian và thời gian: Thái Bình là một tỉnh hạ du sơng
Hồng, sơng Thái Bình nên khi nghiên cứu biến động nguồn nước của vùng nghiên cứu
cần xem xét trên quy mơ hệ thống sơng tồn lưu vực. Biến động nguồn nước cũng
được phân tích một cách hệ thống giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Tiếp cận tổng hợp: Nguồn nước là một trong những thành phần cấu thành tài nguyên
và cơ sở phát triển cho vùng nghiên cứu tỉnh Thái Bình, cần xem xét nghiên cứu trong
một không gian phát triển tổng hợp, tác động qua lại với nhiều yếu tố khác.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: Luận văn sử dụng, kế thừa quả nghiên cứu, đề tài, dự án trên
thế giới cũng như tại Việt Nam về các vấn đề thống kê, phân tích, đánh giá tác động...
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu: Nhằm đánh giá hiện trạng, thu thập
số liệu phục vụ công tác tính tốn, đánh giá.

2



- Phương pháp thống kê phân tích: Thống kê và phân tích các số liệu đo đạc, thu thập
được để xác định nguyên nhân, xu thế biến động và các tác động đến phát triển sản
xuất, dân sinh kinh tế.
- Phương pháp ứng dụng phần mềm, cơng cụ tốn học: Luận văn sử dụng các phần
mềm và cơng cụ tốn học để tính tốn hoặc phân tích biến động của nguồn nước, nhu
cầu nước và chất lượng nước.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN
ĐỘNG NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN
1.1. Nguồn nước và biến động nguồn nước
1.1.1. Tổng quan trên thế giới
3

Nguồn nước trên bề mặt Trái Đất khoảng chừng 1454.106km , chiếm 71% bề mặt
trái đất chừng 71%. Hầu hết là nước mặn (chiếm hơn 97% tổng lượng nước gồm nước
đại dương, biển, hồ nước mặn, một phần nước ngầm). Phần nước ngọt (bao gồm cả
một phần nước ngầm và cả hơi nước) chỉ khơng đến 3%, trong đó đã gần 77% là đóng
băng ở miền cực và trong băng hà, mà khoảng 90% khối lượng băng lại ở Nam Cực,
còn phần lớn tập trung ở băng đảo Greenland. Cuối cùng chỉ còn một phần rất nhỏ
0,7% tổng lượng nước, tức khoảng 215.200 km3 có vai trị quan trọng bảo tồn sự sống
trên toàn hành tinh. Số nước ngọt này đại bộ phận thuộc về các hồ nước ngọt, ngoài ra
là các dịng chảy trong sơng, suối và khí ẩm, hơi nước trong đất, trong khí quyển.
Trong q trình tuần hồn của nước, mỗi năm mặt biển bốc hơi chừng 449.000 km3,
lục địa khoảng 71.100 km3. Hơi nước từ biển theo gió vào lục địa hàng năm gây mưa
khoảng 108.400 km3 nước. Như vậy dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm hàng năm
chảy từ lục địa ra biển khoảng 37.000 km3. So với tổng lượng nước chung trên Trái
Đất thì lượng nước này khơng đáng kể, nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng

đối với đời sống con người và các sinh vật sống trên lục địa. Đó là nguồn nước sử
dụng của con người [1] .
Nguồn nước sử dụng của con người phân bố không đều theo cả không gian và thời
gian. Theo không gian, do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, mặt đệm từng nơi mà
lượng mưa có thể rất khác nhau. Nơi mưa nhiều lượng mưa hằng năm có thể mấy ngàn
mm, nơi mưa ít chỉ vài trăm mm, thậm chí khơng mưa. Thí dụ lượng mưa năm
trung bình tại Haoai12.092 mm, Rê-uy-ni-ơng 12.000 mm, Ca-mơ-run 10.470 mm và
một số vùng xích đạo là những nơi mưa nhiều.Bốc hơi bình quân năm trên các đại
dương 930 đến 1.070 mm, trên lục địa từ 420 đến 500 mm. Như vậy, trên đại dương,
lượng bốc hơi hàng năm lớn hơn lượng nước đến 100 mm, còn trên lục địa, lượng mưa
lớn hơn lượng bốc hơi đến 250 mm.

4


Lượng nước thừa trên lục địa chính là lượng dịng chảy trên các dòng suối chảy ra đại
dương. Do mưa phân bố khơng đều mà lượng dịng chảy trên các sông suối cũng phân
6

2

6

2

bố không đều. Trong 144,5. 10 km lục địa, có 6.10 km hồn tồn khơng có dịng
chảy. Một ít ao hồ ở những vùng đó chủ yếu là do nước ngầm cung cấp nên nước
tương đối mặn.
2


Vùng dòng chảy rất nghèo chiếm khoảng 32 triệu km , trong đó châu Âu và châu Á 18
2

2

2

triệu km , châu Phi 9 triệu km , châu Úc 4 triệu km , còn lại là một số vùng châu Nam
2

Mỹ. Vùng có dịng chảy rất phong phú thuộc lưu vực của 21 con sông từ 10 vạn km
2

2

đến 1 triệu km chiếm khoảng 28,4 triệu km .
Trung bình hằng năm sông, suối đổ ra biển trên 15.500km3 nước. Khoảng 20% lượng
nước nói trên thuộc về sơng Amazon có chiều dài 7025 km với diện tích lưu vực
khoảng 7.050.000 km2. Bên cạnh đó cịn có một số con sơng khác trên thế giới như
sông Nil với chiều dài 6.671km, sông Mississipi có chiều dài 6.212 km... Một lượng
nước ngọt quan trọng được dự trữ trong các hồ lớn như hồ Viktoriino ở Châu Phi diện
tích 68.800 km2, độ sâu lớn nhất là 125m, hồ Tanganijka ở Châu Phi với diện tích
32.880km2, độ sâu lớn nhất 1.470 m, hồ Baikal Châu Á có diện tích 31.500 km2, độ
sâu lớn nhất 1.620 m. Hồ Baikal dự trữ khoảng 1/10 lượng nước ngọt trên cả hành
tinh với trữ lượng 23 tỷ m3 nước.
Theo thời gian, sự phân bố không đồng đều thể hiện đặc tính biến đổi theo mùa của
mưa và dịng chảy, đó là mùa mưa và mùa khô; hay mùa lũ và mùa kiệt. Mùa mưa, lũ
cũng là mùa nước hay gây úng. Mùa khô, kiệt cũng là mùa thiếu nước cho con người.
Mức độ phát triển kinh tế không đều trên thế giới khiến cho nhu cầu sử dụng nước
cũng không giống nhau giữa các nước, các khu vực. Vấn đề thừa nước, thiếu nước trở

thành vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của loài người hiện tại và tương lai.
1.1.2. Nguồn nước ở Việt Nam
Chế độ nước của Việt Nam có những nét riêng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa với
lượng mưa phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành dịng chảy với
mạng lưới sơng khá dày đặc. Nếu chỉ tính những sơng suối có chiều dài từ 10 km trở

5


lên và có nước chảy thường xun thì trên lãnh thổ nước ta có khoảng 2360 sơng suối
2

với mật độ trung bình khoảng 0,6 km/km . Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện về cấu trúc
địa chất, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng và khí hậu mà mạng lưới sơng suối phát triển
2

2

không đều trên lãnh thổ, từ 0,3 km/km ở vùng khô hạn đến 4 km/km ở vùng đồng
bằng sông Hồng - Thái Bình và đồng bằng sơng Cửu Long. Ở vùng núi cao, địa hình
2

chia cắt mạnh, mưa nhiều mạng lưới sông suối khá phát triển với mật độ 1-2 km/km .
Trên phần lớn lãnh thổ cịn lại có mật độ sông suối khoảng 0,5 -1 km/km2. Cứ đi dọc
bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dịng chảy của tất cả các con
sơng chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km2. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước
ta tương đối lớn, chiếm 60% so với tổng lượng nước sơng tồn quốc, riêng đối với
sông Cửu Long là 90% .
Mạng lưới sông suối ở Việt Nam phát triển khơng đồng đều trên tồn lãnh thổ. Mạng
lưới sơng suối là nơi hình thành, chun chở và tàng trữ nguồn nước sông - một phần

quan trọng nhất của tài nguyên nước - là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt và sản
xuất tạo điều kiện thuận lợi cho thuỷ điện, giao thông thuỷ , nuôi trồng thuỷ sản. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, mạng lưới sông suối phát triển
không đều có thể gây ra những khó khăn, như mạng lưới sông suối ở các vùng khô
hạn thường xảy ra hạn hán.
Hệ thống sơng ngịi của nước ta được ni dưỡng bởi nguồn nước mưa tương đối dồi
dào. Lượng mưa trung bình nhiều năm có thể đạt xấp xỉ 1960 mm tức khoảng 650
km3/năm. Miền núi mưa nhiều hơn đồng bằng và các vùng khuất gió. Sự chênh lệch
giữa vùng có lượng mưa lớn và vùng có lượng mưa nhỏ khoảng 5-6 lần. Trong khi
đó trên thế giới mức chênh lệch này có nước lên tới 40-80 lần. Sự phân bố tài nguyên
nước có liên quan chặt chẽ với sự phân bố lượng mưa. Vùng mưa lớn có dịng chảy
sơng lớn, vùng mưa nhỏ có dịng chảy sơng nhỏ xen kẽ nhau. Vùng có dịng chảy lớn
đạt trên 100 l/s/km2 và vùng có dịng chảy nhỏ 5 l/s/km2 chênh lệch nhau 20 lần.
Tổng lượng dịng chảy năm của sơng Mê Cơng bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59 %
tổng lượng dòng chảy năm của các sơng trong cả nước; sau đó đến hệ thống sông
Hồng 126,5 km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả,

6


3

Thu Bồn có tổng lượng dịng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km (2,3 - 2,6%);
các hệ thống sơng Kỳ Cùng, Thái Bình và sơng Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km

3

3

(1%); các sơng cịn lại là 94,5 km (11,1%) [1].

3

Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m /ngày, đáp ứng được
60% nhu cầu nước ngọt của đất nước. Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ
sâu từ 1 - 200 m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu 10 - 150 m, cịn ở vùng núi
đá vơi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm
thường sâu vài trăm mét, còn ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như: Hà
Tiên, Cà Mau, Bến Tre, v.v...nước ngầm thường bị nhiễm mặn, dẫn đến tình trạng
thiếu nước ngọt.
Theo báo cáo của “Chương trình Bảo vệ mơi trường quốc gia” thì tài nguyên nước
Việt Nam bao gồm nước mặt, nước dưới đất và nước biển.
+ Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỉ m3 được tập trung
chủ yếu trên 8 LVS lớn, bao gồm: LVS Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã,
Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Mê Công (Cửu Long). Tuy nhiên, khoảng
63% nguồn nước mặt của Việt Nam (tương ứng với 520 tỷ m3) có nguồn gốc ở ngồi
ranh giới quốc gia, chỉ có gần 310 tỉ m3 mỗi năm được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 80,6 tỷ m3 cho các
mục đích nơng nghiệp, sản xuất năng lượng, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động
sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
chưa hợp lý và thiếu bền vững đã và đang gây suy giảm tài nguyên nước.
+ Ước tính trữ lượng nước dưới đất trong các thành tạo chứa nước chính ở Việt Nam
khoảng 172,6 triệu m3/ngày. Tổng lượng khai thác nước dưới đất khoảng 10,53 triệu
m3/ngày, trong đó đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ là hai khu vực khai thác
nhiều nhất với tổng lượng khai thác của 2 vùng khoảng 5,87 triệu m3/ngày chiếm 55,7%
tổng lượng khai thác toàn quốc. Lượng nước khai thác tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà
Nội và Tp. Hồ Chí Minh với tổng lượng nước khai thác khoảng 2,63 triệu m3/ngày chiếm
gần 25% tổng lưu lượng khai thác toàn quốc.

7



Trong mấy thập kỷ qua, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và con người, nước dưới đất
có sự biến động khá mạnh mẽ. Do khai thác sử dụng một cách chưa hợp lý, tài nguyên
nước dưới đất đang có chiều hướng suy giảm về trữ lượng với mực nước xuống thấp.
Điển hình là vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Nam Bộ, mực nước tầng chứa nước
Pleistocene có xu hướng giảm dần tại một số vùng có hoạt động khai thác nước mạnh.
+ Chất lượng nước biển ven bờ ở Việt Nam còn khá tốt với hầu hết giá trị các thông số
đặc trưng nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ khu vực cửa sông và sự tiếp nhận
chất thải của các hoạt động phát triển kinh tế ven biển, một số vùng biển có hàm lượng
TSS (tổng lượng chất rắn lơ lửng) cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ
và dầu mỡ cũng là những vấn đề cần quan tâm đối với chất lượng nước biển ven bờ
Việt Nam trong những năm gần đây.
Nước biển khơi ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm
bởi chất hữu cơ, hàm lượng DO (lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp
của sinh vật nước) luôn đảm bảo cho vùng nước bảo tồn thủy sinh theo tiêu chuẩn
ASEAN. Hầu hết các thông số đặc trưng cho chất lượng nước biển xa bờ đều đạt
QCVN 10- MT:2015/BTNMT của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
Hiện nay, trong nước có nhiều cơng trình nghiên cứu về nguồn nước, đặc biệt là khu vực
đồng bằng Bắc Bộ và tỉnh Thái Bình. Trong đó kể đến những nghiên cứu tiêu biểu như
sau:
Đề tài “Nghiên cứu cân bằng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước sông Hồng
và các sông khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Bộ” do PTS.TS Nguyễn
Đình Thịnh (Viện Quy hoạch Thủy lợi) chủ trì đã điều tra, đánh giá, cảnh báo sự thiếu
hụt nguồn nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử
dụng có hiệu quả nguồn nước sông Hồng và các sông khác trong khu vực đồng bằng
Bắc Bộ.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ phục vụ phát triển bền
vững vùng duyên hải Bắc bộ - thí điểm tại tỉnh Thái Bình” do TS. Nguyễn Hồng
Giang chủ trì đã điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước khu vực đồng


8


bằng Bắc Bộ, trong đó thí điểm tại tỉnh Thái Bình. Đề tài chỉ ra những vấn đề khó
khăn về khai thác và quản lý nguồn nước cũng như những tác động do nguồn nước đến
phát triển kinh tế xã hội khu vực. Đồng thời đề xuất những giải pháp quản lý tổng hợp
tài nguyên đới bờ vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng.
“Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình năm 2017, đã nghiên cứu tổng
hợp các điều kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác sử dụng nước cũng như các lợi ích và
hạn chế mà nguồn nước khu vực mang lại. Trong đó có đề cập đến những biến đổi về
nguồn nước, tình trạng thiếu nước và những ảnh hưởng của nguồn nước đến phát triển
kinh tế tỉnh Thái Bình. Từ đó đề xuất các phương án quy hoạch, bảo vệ và phát triển
nguồn nước khu vực tỉnh Thái Bình hiện tại và đến tương lai năm 2030.
Vì nước là nguồn tài ngun vơ cùng quý báu nhưng không phải là vô tận. Mà hiện
nay Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước do tác động của q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, gia tăng dân số và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, trước những
diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu mà Việt Nam được xếp vào một
trong năm quốc gia có nguy cơ bị tác động mạnh mẽ. Do đó việc đánh giá tổng thể
thực trạng tài nguyên nước và những ảnh hưởng của biến động nguồn nước là một yêu
cầu cấp thiết phục vụ chiến lược dài hạn và bền vững của đất nước.
1.2. Tổng quan vùng nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Thái Bình là tỉnh đồng bằng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ được bao bọc bốn phía là
biển và sơng. Với vị trí địa lý 20,170 - 20,440 vĩ độ Bắc và 106,060 - 106,390 kinh độ
Đơng. Phía Đơng giáp với vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam
Định, phía Bắc Thái Bình giáp tỉnh Hưng Yên và Hải Dương (ngăn cách bởi sơng
Luộc), phía Đơng Bắc giáp Hải Phịng (ngăn cách bởi sơng Hóa). Chạy dọc theo chiều
từ Tây sang Đơng có chiều dài 54 km và từ Bắc xuống Nam dài 49 km.

Nằm trong vùng có lợi thế của khu tam giác kinh tế đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội- Hải
Phịng - Quảng Ninh). Có lợi thế vị trí địa lý cách Hà Nội khoảng 110 km, Hải Phòng
70 km, với một lợi thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh là tuyến đường quốc

9


lộ 10 đi qua, đây là tuyến đường huyết mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng ven
biển Bắc Bộ. Ngồi ra cịn tuyến quốc lộ 37B là tuyến đường bộ nối ba tỉnh Thái Bình,
Nam Định và Hà Nam có chiều dài tồn tuyến là 139 km.
Tỉnh được chia ra làm 8 đơn vị hành chính cấp huyện/thành phố (7 huyện và 1 thành
phố trực thuộc tỉnh) bao gồm: thành phố Thái Bình (trung tâm kinh tế và chính trị của
tỉnh), huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư, huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ,
Huyện Hưng Hà, huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy. Trong đó có hai huyện tiếp
giáp biển là Tiền Hải và Thái Thụy.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình
1.2.2. Điều kiện địa chất
Về địa chất đới bờ vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm tỉnh Thái Bình là vùng tiếp giáp
giữa hai miền địa chất: Miền Đông Bắc Bắc Bộ và Miền Tây Bắc Bắc Bộ với ranh giới
là đới khâu hay đới đứt gãy Sông Hồng. Đồng bằng Bắc Bộ phân bố trọn vẹn trong
phần đỉnh tây bắc của bồn trầm tích Kainozoi (KZ) Sông Hồng kéo dài theo hướng tây
bắc-đông nam ra biển dưới Vịnh Bắc Bộ. Ở phạm vi đất liền và ven biển chiều dày

10


trầm tích KZ đạt tới 4-5 km là nơi phân bố hầu hết các khống sản có ích như dầu khí,
than,… Địa tầng được chia ra thành: 1) Địa tầng trước Đệ Tứ là nền đá gắn kết bên
dưới; 2) Địa tầng Đệ Tứ gồm các tầng trầm tích bở rời bên trên đến bề mặt có chiều

dày 160 - 200 m bao gồm các tầng chứa nước ngầm nông.
Về kiến tạo cấu trúc bồn trầm tích Sơng Hồng là một vùng trũng kéo dài đối xứng
được khống chế bởi đứt gãy chính: Sơng Lơ và Vĩnh Ninh ở phía đơng bắc và đứt gãy
Sơng Chảy, Sơng Hồng ở phía tây nam, là một phần của đới đứt gãy Sông Hồng có
quy mơ lớn hành tinh kéo dài từ Tây Tạng (Trung Quốc) qua Lào Cai tới Biển Đông ở
kinh độ 109 oĐ.
1.2.3. Đặc điểm khí tượng
Khí hậu của và tỉnh Thái Bình nằm trong vùng khí hậu dun hải nhiệt đới gió mùa.
Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, gió mùa đơng nam từ tháng 6 đến tháng 10.
Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, gió mùa
đơng Bắc, thời tiết lạnh, khơ hanh, ít mưa.
Các yếu tố khí hậu cũng biến đổi theo mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước tưới
cho cây trồng. Mùa mưa: Lượng mưa chiếm 80 - 85% tổng lượng cả năm. Mưa không
đều tập trung vào một số trận lớn gây úng lụt. Mùa khô: Lượng mưa chỉ chiếm 15 20% tổng lượng cả năm, là mùa gây tái nhiễm mặn cho đất và nguồn nước tưới.
Chế độ mưa (trung bình 149,7 mm) thuộc loại trung bình trên tồn quốc và được phân
hóa ra hai mùa khác nhau. Mùa mưa khu vực Thái Bình trùng với mùa hoạt động của
gió mùa mùa hè và thịnh hành là gió Đơng Nam. Số ngày mưa năm ở đây dao động
trong khoảng 117 - 153 ngày và phân bố tương đối đều trong năm, chỉ có 3 tháng 11,
12 và 1 có dưới 10 ngày mưa/tháng do ảnh hưởng của kiểu thời tiết khô hanh rất đặc
trưng của miền Bắc nước ta. Hầu hết các tháng cịn lại trong năm đều có số ngày mưa
dao động trong khoảng 10 - 20 ngày/tháng, trong đó tháng 8 hoặc 9 có nhiều ngày
mưa nhất trong năm, đạt khoảng 14 - 20 ngày.
Vào mùa mưa, lượng mưa đạt trung bình trong khoảng 124,2mm/tháng, tập trung từ
tháng 5 đến tháng 10 (mưa lớn tập trung tháng 9 - 10), chiếm 84 - 92% tổng lượng
mưa toàn năm. Thời gian này thường trùng với hiện tượng bão lụt, kết hợp với lượng

11


mưa lũ từ thượng nguồn đổ về qua hai hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, ảnh

hưởng rất lớn đến ni trồng thủy sản như: làm ngọt hóa các đầm nuôi, tăng độ đục
trong ao, giảm giá trị pH, giảm lượng ơ xy hịa tan, kéo theo nhiều chất bẩn có chứa
mầm bệnh, v.v...
Mùa khơ lượng mưa chỉ đạt 15,8 - 43,4 mm, tập trung vào các tháng còn lại trong
năm (tháng 11 - tháng 4 năm sau), kết hợp với lượng nước ở thượng nguồn bị chặn lại
do giữ nước trên các hồ chứa phục vụ thủy lợi; làm cho lưu lượng nước đổ xuống
thượng nguồn bị giảm mạnh. Dẫn đến sự xâm thực của nước lợ từ ngoài biển vào sâu
trong đất liền qua các hệ thống sông (từ 10 - 20 km), độ xâm thực này đối với các
sơng là khác nhau: đối với sơng Hóa độ muối vào sâu hơn rất nhiều so với sông Trà
Lý, sông Lân, riêng sông Hồng khả năng xâm thực nước mặn vào trong nội đồng
vùng huyện Kiến Xương là tương đối lớn.
Độ ẩm khơng khí trung bình năm khoảng 85,2% và khơng có sự thay đổi độ ẩm nhiều
qua các tháng trong năm. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, nhưng nhiệt độ, số giờ nắng
cao dẫn đến khả năng bốc hơi mạnh, do vật độ ẩm tương đối ổn định.
Mùa gió Đơng Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1; trong các tháng 12, 1 là gió mùa
lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô. Trên biển, gió hướng Đơng Bắc chiếm ưu thế
tuyệt đối, với tần suất khoảng 70%. Ở bờ biển, tùy theo hình thái địa hình mà hướng
gió thịnh hành có thể là Đơng Bắc hoặc Bắc. Tần suất tổng cộng của các hướng có
thành phần Bắc chiếm khoảng 50 ÷ 60%, thấp hơn so với ở vùng biển khơi. Trong thời
kỳ này gió hướng Đông cũng thường xuất hiện với tần suất 20 ÷ 30%. Từ tháng 2 đến
tháng 4 là thời kỳ suy thối của các luồng gió từ phương Bắc, đồng thời gió Đơng phát
triển mạnh và trở nên thống trị. Ở vùng Thái Bình, gió Đơng đã trở nên thịnh hành từ
tháng 2. Tần suất gió Đơng trong các tháng 2, 3, 4 lên đến 50 ÷ 60%; hướng gió Bắc
vẫn cịn chiếm tỷ lệ khoảng 15 ÷ 25%.
1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Là vùng đất phù sa trẻ được bồi đắp, thuộc đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng trực
tiếp của thuỷ triều. Đất đai hầu hết là mặn do nước biển. Trong đó có các loại đất: mặn
trung tính, mặn phèn, phèn mặn. Mức độ mặn tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, địa hình, thổ

12



nhưỡng, nguồn nước và hệ thống thuỷ lợi. Giới hạn các vùng đất nhiễm mặn rất khác
nhau, có nơi giới hạn đất không bị nhiễm mặn (với độ mặn trung bình) chỉ cách biển
15 - 20km, có nơi giới hạn đó kéo dài 40 - 50km.
Độ phì trong đất tương đối cao, có tiềm năng phát triển kinh tế lớn hơn so với các
vùng đất khác. Đất ven biển vùng đồng bằng sơng Hồng được chia thành 05 nhóm với
19 loại đất như sau:
+ Nhóm đất cát có diện tích 6.115,8 ha với 03 loại đất
+ Nhóm đất mặn có diện tích 70.007,5 ha với 03 loại đất
+ Nhóm đất phèn có diện tích 38.699,6 ha với 04 loại đất
+ Nhóm đất phù sa có diện tích 57.348,9 ha với 06 loại đất
+ Nhóm đất xám có diện tích 4.892,2 ha với 03 loại đất
Nhóm đất phù sa có chất lượng tốt nhất trong số các nhóm đất trong vùng, tuy nhiên
độ phì nhiêu của nhúm đất này cũng chỉ đạt mức trung bình đến khá. Cần sử dụng triệt
để nhóm đất phù sa cho sản xuất nơng nghiệp.
Đất có vấn đề bao gồm các nhóm: đất cát, mặn và phèn chiếm tới 44,74% diện tích tự
nhiên của vùng. Trong đó đất mặn sú vẹt đước, đất mặn nhiều, đất phèn và đất cát
(7.2006,1 ha, chiếm 26,45% diện tích đất tự nhiên) có nhiều hạn chế đối với cây trồng
nơng nghiệp. Khi sử dụng các nhóm đất này chú ý các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Thổ nhưỡng ở các huyện ven biển Thái Bình có các loại đất chính sau: đất mặn, đất
mặn ít, đất ít phèn, mặn ít, đất phù sa màu nâu vàng nhạt khơng được bồi, đất phù sa
glây mạnh, úng nước, đất phù sa màu xám nhạt không được bồi, đất phù sa.
1.2.5. Đặc điểm dân cư
Dân số Thái Bình tính đến năm 2016 là 1.789.942 người trong đó dân số trung bình
phân theo thành thị là 187.864 người; nông thôn là 1.602.078 người. Mật độ dân số
trung bình là 1.128 người/km2 (trong đó mật độ cao nhất tại thành phố Thái Bình là
2.745 người/km2). Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số tăng từ 8,8‰ (2015) lên 9,0‰
(2016). Số người trong độ tuổi lao động: 1.104,72 nghìn người trong đó lao động nữ
chiếm 52,38%.


13


Phân bố dân cư tỉnh Thái Bình theo đơn vị hành chính thể hiện ở bảng 1.1 [2]:
Bảng 1.1. Phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính
TT

Đơn vị hành chính

Diện tích
(km2)

1
2
3
4
5
6
7
8

Toàn tỉnh
Thành phố Thái Bình
Huyện Quỳnh Phụ
Huyện Hưng Hà
Huyện Đông Hưng
Huyện Thái Thụy
Huyện Tiền Hải
Huyện Kiến Xương

Huyện Vũ Thư

1.586,3
68,1
210,0
210,3
199,3
268,4
231,3
202
196,9

Dân số
trung bình
(người)
1.789.942
186.844
232.035
248.873
233.191
248.975
209.487
212.142
218.395

Mật độ dân số
(người/km2)
1.128
2.745
1.105

1.183
1.170
927
906
1.050
1.109

1.2.6. Hiện trạng phát triển kinh tế
1.2.6.1. Nông nghiệp
Năm 2016, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 25.432 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm
2015. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 225.148 ha, giảm 0,41% so với
năm 2015. Trong đó diện tích lúa đơng xn là 79,7 nghìn ha, giảm 0,4%; diện tích lúa
mùa là 80.4 ha giảm 0,6%.
Tình hình chăn ni phát triển ổn định. Tổng đàn trâu, bị ước 48.431 nghìn con tăng
trên 1,6% so với năm trước. Chăn ni trâu, bị chủ yếu vẫn tập trung tại các hộ nhỏ để
cung cấp thịt cho thị trường, tuy nhiên xu hướng đang phát triển tại một số hộ nuôi
quy mô đầu con nhiều như ở huyện Kiến Xương, Vũ Thư… đặc biệt công ty TNHH
MTV chăn nuôi Việt Hùng thuộc tập đồn Hịa Phát với hình thức nhập bị trưởng
thành về nuôi trong khoảng thời gian từ 2,5 đến 3 tháng với số lượng lớn, đạt trọng
lượng chênh lệch từ 100 - 120 kg/con mới xuất bán đã góp phần làm tăng sản lượng
cũng như giá trị của ngành chăn ni.
Tổng đàn lợn hiện có 1.048 nghìn con, tăng 0,09% so với năm 2015. Sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng đạt 201.649 tấn, tăng 3,6% so với năm 2015. Tổng số gia cầm ước
đạt 12.208 nghìn con, tăng 3,7% so với năm 2015. Trong đó số lượng gà ước đạt 8.846
nghìn con tăng 3,5%; vịt, ngan, ngỗng ước đạt 3.152 nghìn con tăng 4,3% so với cùng

14


kỳ năm 2015. Sản lượng thịt gia cầm giết bán ước đạt 47.520 tấn, tăng 5,4% so với

năm 2015.
Việc tăng cường đầu tư hạ tầng kĩ thuật cho nông nghiệp trong những năm qua đã tạo
điều kiện cho sản xuất vụ đơng được duy trì và phát triển theo hướng nâng cao chất
lượng và giá trị thu nhập. Sản xuất cây vụ đông và cây màu tuy bị giảm về diện tích
(do ảnh hưởng của thiên tai và thực hiện chỉnh trang đồng ruộng xây dựng nông thôn
mới, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đất ở dân cư) nhưng tỉnh đã kịp thời ban
hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất những cây màu có giá trị kinh tế cao
(như khoai tây, bí xanh, dưa các loại v.v…) nên giá trị vẫn tăng khá. Trong nông
nghiệp trồng trọt vẫn là ngành chính chiếm 47,69%, chăn ni chiếm 45,15%, dịch vụ
và các hoạt động khác chiếm 7,16%. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tỉnh Thái Bình thể
hiện ở bảng 1.2 [2]:
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình
Đơn vị: triệu đồng
TT Đơn vị hành chính
1 TP. Thái Bình

2012

2013

2014

2015

2016

781.736

773.292


795.503

794.495

862.194

2 Huyện Quỳnh Phụ

3.396.097

3.305.370

3.546.933

3.751.774

3.936.929

3 Huyện Hưng Hà

3.319.695

3.175.909

3.370.930

3.551.841

3.737.684


4 Huyện Đông Hưng

3.134.811

2.992.857

3.278.209

3.381.586

3.576.050

5 Huyện Thái Thụy

3.234.747

3.115.511

3.530.856

3.649.423

3.862.114

6 Huyện Tiền Hải

2.556.855

2.514.959


2.728.884

2.940.017

3.049.853

7 Huyện Kiến Xương

2.719.694

2.560.000

2.813.695

2.905.826

3.082.507

8 Huyện Vũ Thư

2.975.291

2.903.140

3.035.412

3.107.224

3.325.631


Toàn tỉnh

22.118.927 21.341.038 23.100.422 24.082.185 25.432.962

* Thủy sản
Thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, năm 2016 giá trị sản xuất thủy
sản của tỉnh đạt 8.596,4 tỷ đồng tăng 10,5% so với năm 2015. Sản lượng khai thác
thủy sản đạt 198,4 nghìn tấn, trong đó: sản lượng cá đạt 88,1 nghìn tấn tăng 4,8%; sản
lượng tơm đạt 4,5 nghìn tấn tăng 7,1%; sản lượng các loại thủy sản khác đạt 105,5
nghìn tấn tăng 11,7% so với năm 2016.
Trong những năm gần đây Thái Bình đã và đang chuyển đổi một số lớn diện tích làm

15


muối trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tại các huyện Thái
Thụy, Tiền Hải. Tính đến 2016 diện tích ni trồng thủy sản của tỉnh là 14.845 ha.
Diện tích ni trồng thủy sản tỉnh Thái Bình thể hiện ở bảng 1.3 [2]:
Bảng 1.3. Diện tích ni trồng thủy sản tỉnh Thái Bình
Đơn vị: ha
Đơn vị hành chính

2012

2013

2014

2015


2016

TP. Thái Bình

431

423

400

384

376

Huyện Quỳnh Phụ

1.040

1.040

1.043

1.043

1.049

Huyện Hưng Hà

1.422


1.377

1.350

1.351

1.351

Huyện Đơng Hưng

876

870

861

862

896

Huyện Thái Thụy

3.685

4.056

3.732

3.845


3.870

Huyện Tiền Hải

4.531

4.839

5.135

4.663

4.753

934

1.014

1.014

1.027

1.029

1.515

1.500

1.512


1.514

1.521

14.434

15.119

15.047

14.689

14.845

Huyện Kiến Xương
Huyện Vũ Thư
Tổng

Trong 14.845 ha nuôi trồng thủy sản, cá vẫn là loại thủy sản dược ưu tiên
(8.821 ha) do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mơ hình ni cá lồng tiếp tục được phát
triển và nhân rộng. Sản phẩm chính là cá diêu hồng, cá chép, cá lăng…
1.2.6.2. Công nghiệp - Xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 ước đạt 50.324 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm
2015. Trong đó kinh tế nhà nước ước đạt 3.487 tỷ đồng, tăng 80%; kinh tế ngoài nhà
nước ước đạt 34.888 tỷ đồng, tăng 10,5%; kinh tế vốn đầu tư nước ngoài ước đạt
11.949 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2015.
Hoạt động của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp ổn định và khá; đến nay
có 137/159 dự án đi vào hoạt động; giá trị sản xuất chiếm 40% giá trị sản xuất cơng
nghiệp tồn tỉnh. Nghề và làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển với tổng 247
làng nghề được công nhận. Tổng hợp các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Thái

Bình thể hiện ở bảng 1.4 [2]:

16


Bảng 1.4. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu phân theo loại hình kinh tế
Đơn vị
Sản phẩm
2012
2013
2014
2015
2016
tính
Khí đốt
3.438
3.080
1.690
16.799 38.930
1000 m3
Muối

1000 tấn

1,2

Thịt đơng lạnh

Tấn


1.704

Tấn

Nước mắm

1000 lít

Bia các loại

1000 lít

Nước khống

1,2

1,5

1,6

1.019

1.409

2.614

2.737

2.129


2.173

2.834

4.556

6.337

4.019

4.128

4.376

4.469

4.857

104.574 116.110 100.500

98.693

104.678

1000 lít

31.010

35.723


23.750

21.394

21.394

Sợi đay

Tấn

6.285

8.245

8.666

8.529

9.125

Khăn tay các loại

Tấn

25.717

29.478

35.176


57.703

63.459

Quần áo may sẵn

1000 cái

53.902

67.377

79.062

92.679

94.521

Giày dép da

1000 đôi

1.169

1.421

1.693

2.028


2.819

Sứ dân dụng

1000 cái

12.124

16.298

19.066

26.903

29.825

Gạch ốp lát

1000 m2

11.828

12.794

13.571

13.542

17.756


Thủy sản đông lạnh

Gạch đất nung

1,0

1000 viên 561.173 531.198 479.077 505.233 492.255

Xi măng các loại

1000 tấn

32

26,7

24,4

26

25.5

Nông cụ cầm tay

1000 cái

3.592

4.995


5.352

8.104

9.215

Nước máy

1000 m3

17.593

21.215

20.626

26.838

33.186

1.2.6.3. Thương mại dịch vụ
Công tác khuyến thương, xúc tiến thương mại và quản lý thị trường được quan tâm chỉ
đạo thực hiện tốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 27.831 tỷ đồng tăng 13%; kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 1.303 triệu USD tăng 2,1%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt
1.178 triệu USD tăng 2,4% so với năm 2015. Dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thơng
trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường; tổng lượng khách du lịch ước
đạt 748,6 nghìn lượt người, trong đó khách quốc tế ước đạt 54,9 nghìn lượt người.

17



×