Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TUN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG
CÁC LÀNG NGHỀ GỐM SỨ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các
số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng
trong bất kỳ khóa luận, luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc và
trích dẫn đầy đủ.
Hà nội, ngày

tháng 8 năm 2017



Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin được bầy tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường - Khoa Kinh tế
& PTNT Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo Học viện Nơng Nghiệp Việt
Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT đã trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng
kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới tập thể các đồng chílãnh đạo Huyện
ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm và các phòng, ban, ngành có liên quan; Đảng ủyHĐND - UBND xã Bát Tràng, Kim Lan cùng các hộ dân tại các làng nghề Bát Tràng,
Giang Cao, Kim Lan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong qua trình nghiên
cứu tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã
ln giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng 8 năm 2017

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tuyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

1.5.

Kết cấu nội dung luận văn .................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất trong
các làng nghề gốm sứ ......................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của lao động làng nghề ..................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm sản xuất sản phẩm gốm sứ................................................................ 10

2.1.3.


Quản lý và sử lao động trong các làng nghề gốm sứ ........................................ 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao động làng nghề gốm sứ .... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng lao động trong các làng nghề của
một số nước trên thế giới và ở Việt Nam ......................................................... 22

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý và sử dụng lao động làng nghề của một số nước trên
thế giới .............................................................................................................. 22

2.2.2.

Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng lao trong các làng nghề ở Việt Nam ....... 28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37

iii


3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 46

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 46

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 46

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin ............................................................................ 47

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 47


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: ........................................................................... 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 49
4.1.

Khái quát về tình hình lao động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề
gốm sứ ở huyện Gia Lâm ................................................................................. 49

4.1.1.

Khái quát tình hình phát triển các làng nghề gốm sứ ....................................... 49

4.1.2.

Khái quát tình hình lao động tại các làng nghề gốm sứ.................................... 51

4.2.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng lao động tại các cơ sở điều tra .....52

4.2.1.

Tình hình cơ bản của các đối tượng điều tra .................................................... 52

4.2.2.

Thực trạng quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất trong các

làng nghề gốm sứ .............................................................................................. 55

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao động của các
cơ sở sản xuất trongcác làng nghề gốm sứ ....................................................... 69

4.3.1.

Ảnh hưởng của quy mô sản xuất ...................................................................... 69

4.3.2.

Năng lực quản lý của chủ cơ sở sản xuất.......................................................... 70

4.3.3.

Những yếu tố thuộc về bản thân người lao động .............................................. 71

4.3.4.

Cơng nghệ sản xuất........................................................................................... 72

4.3.5.

Ảnh hưởng của tính thời vụ trong sản xuất nơng nghiệp ................................. 73

4.3.6.

Các chính sách của Nhà nước và địa phương ................................................... 73


4.3.7.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý và sử
dụng lao động ở các làng nghề gốm sứ huyện Gia Lâm................................... 74

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý lao động trong các cơ sở sản
xuất gốm sứ ở huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội ............................................ 75

4.4.1.

Định hướng tăng cường quản lý lao động trong các làng nghề sản xuất
gốm sứ huyện Gia Lâm..................................................................................... 75

iv


4.4.2.

Giải pháp tăng cường quản lý lao động trong các cơ sở sản xuất gốm sứ ở
huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội .................................................................... 76

Phần 5. Kết luận kiên nghị ........................................................................................... 82
5.1

Kết luận............................................................................................................. 82

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CNH - HĐH

: Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa


CNH

: Cơng nghiệp hóa

CTXH

: Chính trị xã hội

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐLĐ

: Hợp đồng lao động

HĐND

: Hội đồng nhân dân



: Lao động

NLĐ

: Người lao động

SXKD


: Sản xuất kinh doanh

TM

: Thương mại

TMDV

: Thương mại dịch vụ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TQ

: Trung quốc

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


UBND

: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 ................... 40

Bảng 3.2.

Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 ................ 42

Bảng 3.3.

Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2016 ................................... 44

Bảng 3.4.

Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 –
2016 ........................................................................................................... 45

Bảng 3.5.


Lượng mẫu điều tra .................................................................................... 47

Bảng 4.1.

Số lượng cơ sở sản xuất và giá trị sản phẩm của các làng nghề gốm sứ
huyện Gia Lâm........................................................................................... 50

Bảng 4.2.

Số lao động sản xuất kinh doanh gốm sứ trong các làng nghề .................. 51

Bảng 4.3.

Tổng hợp thông tin về chủ của các cơ sở điều tra ..................................... 53

Bảng 4.4.

Tổng hợp thông tin về người lao động được điều tra ................................ 54

Bảng 4.5.

Nhu cầu tuyển lao động tại các cơ sở điều tra ........................................... 55

Bảng 4.6.

Tình hình tuyển lao động tại các cơ sở điều tra ......................................... 56

Bảng 4.7.


Ý kiến đánh giá của người lao động về công tác tuyển dụng lao động
tại các cơ sở điều tra .................................................................................. 58

Bảng 4.8.

Tình hình đào tạo nghề ở các cơ sở và người lao động được điều tra ....... 59

Bảng 4.9.

Ý kiến đánh giá của người lao động về công tác đào tạo nghề tại các
cơ sở sản xuất............................................................................................. 60

Bảng 4.10. Cách tính lương và trả lương cho người lao động tại các cơ sở điều tra ... 62
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của người lao động về tiền lương và các chế độ phúc
lợi ở các cơ sở sản xuất gốm sứ ................................................................. 64
Bảng 4.12. Tình hình ký kết hợp đồng lao động tại các cơ sở sản xuất ....................... 65
Bảng 4.13. Tình hình đăng ký tạm trú và trang bị bảo hộ lao động của người lao
động tại các cơ sở sản xuất ........................................................................ 66
Bảng 4.14. Thời gian làm việc của người lao động tại các cơ sở điều tra ................... 68
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của người lao động về tình hình sử dụng lao động
trong các cơ sở điều tra (%) ....................................................................... 68
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến quản lý lao động tại các cơ sở
điều tra ....................................................................................................... 70
Bảng 4.17. Ma trận SWOT trong quản lý và sử dụng lao động ở các làng nghề
gốm sứ........................................................................................................ 74

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm ................................................................ 37

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Văn Tuyên
2. Tên luận văn: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở sản
xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm - Thành Phố Hà Nội”.
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Sản xuất gốm sứ là một nghề truyền thống lâu đời ở huyện Gia Lâm Hà Nội với
những làng nghề gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng, Giang Cao. Nghề sản xuất gốm sứ đã
thu hút một lực lượng lao động lớn làm việc trong các cơ sở sản xuất. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại các làng nghề
gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý
và sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất gốm sứ trong thời gian tới. Ngoài các số
liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh, về tình hình
lao động trong các làng nghề gốm sứ, nghiên cứu đã tiến hành điều tra phỏng vấn 20
chủ cơ sở sản xuất và 60 người lao động trong các cơ sở sản xuất này ở 3 làng nghề
gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm là Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan. Phương pháp
thống kê mô tả, phân tích so sánh và phân tích SWOT là những phương pháp chủ yếu
được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện có trên 1.300 cơ sở sản xuất gốm sứ trong các
làng nghề ở huyện Gia Lâm, tạo công ăn việc làm cho 6.200 lao động địa phương và các
vùng lân cận. Các cơ sở sản xuất gốm sứ trong các làng nghề đã triển khai thực hiện khá
tốt công tác quản lý và sử dụng lao động, từ dự báo nhu cầu sử dụng lao động, đến

tuyển dụng, bố trí cơng việc, đào tạo và chi trả thù lao cho người lao động. Đa số người
lao động có những đánh giá tích cực về công tác trả công trả lương, về thời gian làm
việc, về công tác đào tạo… đặc biệt là lao động ở các cơ sở sản xuất có quy mơ lớn.
Mặc dù vậy kết quả nghiên cứu cũng cho thấy công tác quản lý và sử dụng lao động tại
các cơ sở sản xuất gốm sứ còn một số hạn chế. Đó là việc chính quyền địa phương chưa
phối hợp chặt chẽ với các cơ sở để quản lý lao động tại địa phương; chủ các cơ sở sản
xuất kinh doanh – những người trực tiếp quản lý lao động có trình độ, năng lực quản lý
chưa cao; trình độ và ý thức của người lao động chưa cao; việc ký kết hợp đồng lao
động giữa chủ cơ sở sản xuất và người lao động chưa được chú ý, đặc biệt là ở các cơ sở
sản xuất vừa và nhỏ. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo nghề vẫn theo hình thức truyền
thống cầm tay chỉ việc, vừa học vừa làm là chủ yếu mặc dù địa phương có tổ chức các
lớp đào tạo nghề nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được người lao động đến tham gia.

ix


Công tác quản lý lao động ở làng nghề gốm sứ huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố như quy mô sản xuất của cơ sở, năng lực quản lý của chủ cơ sở, các
yếu tố thuộc về bản thân người lao động (như trình độ chun mơn, ý thức), tính thời vụ
trong sản xuất nơng nghiệp và các chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương.
Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý lao động tại
các làng nghề gốm sứ huyện Gia Lâm như nâng cao năng lực quản lý của các chủ cơ sở
sản xuất gốm sứ, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chun mơn và ý thức của người
lao động, xây dựng chính sách tiền lương và chế độ phúc lợi xã hội hợp lý cho người
lao động; khuyến khích ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản giữa chủ cơ sở sản xuất
với người lao động; đăng ký tình hình lao động với địa phương, tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát, xây dựng các chính sách phát triển làng nghề, hỗ trợ người lao động.

x



THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyễn Văn Tuyên
2. Thesis title: “The evaluation of the labor management and labor utilization of the
production facilities at the ceramic villages in Gia Lam district, Hanoi”.
3. Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

4. Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Ceramic production is a traditional handicraft in Gia Lam district, Hanoi with
well-known ceramic villages such as Bat Trang and Giang Cao. The ceramic handicraft
has attracted a large number of labors working in the production facilities. This research
was carried out in order to evaluate the current management and utilization of labor at
the ceramic villages in Gia Lam, thereby proposing some solutions for strengthening the
management and utilization of labor in the ceramic production facilities in the
forthcoming time. Apart from the secondary data collected from business reports
(income statements) and reports of the current employment at the ceramic villages, the
study carried out interviews with 20 owners of production facilities and 60 workers in
those production facilities at 3 ceramic villages in Gia Lam, namely Bat Trang, Giang
Cao, and Kim Lan. Descriptive statistics, comparative method and SWOT analysis are
the main methods employed in the research.
The research findings show that there were over 1,300 ceramic production
facilities at the craft villages in Gia Lam district, creating job opportunities for a total of
6200 laborers in the local and surrounding areas. The ceramic production facilities at
the studied villages carried out fairly well the management and utilization of labor, from
forecasting labor demand to recruitment, work assignment, training and wage payment
for the laborers. The majority of the employed laborers, especially laborers at large
production facilities, positively evaluated wage payment, working time, and training,
etc. However, there were also some limitations of the labor management and utilization

in the ceramic production facilities, as follows: The local authorities have not
collaborated closely with the production facilities in managing local labor; the owners
of the production facilities – the direct labor managers possessed inappropriate
education levels and capabilities; the capabilities and awareness of the laborers were not
substantial; contract signing between the facility owner and laborer has not been paid
much attention, especially at the small and medium facilities. Moreover, the training
was still mainly in the traditional form of hands-on learning, learning and working
simultaneously; even though there were a number of vocational training classes held in
the district, the number of many participants was fairly small.

xi


The labor management at the ceramic villages in Gia Lam was influenced by a
number of factors such as the production scales of the facilities, the management
abilities of the owners, the factors related to the laborers themselves (such as their
capabilities and awareness), the seasonality of agricultural production and the current
policies of the government and local authorities.
Some recommendations can be put forward in order to improve labor
management at ceramic villages within Gia Lam district, such as: improve the
management ability of the ceramic production facility owners, enhance training to
improve workers’ capabilities and awareness, develop reasonable wage and social
welfare policies for laborers; encourage the signing of written contracts between facility
owner and the laborer; report the labor utilization status with the local agencies;
enhance the investigation, examination and development of policies for craft village
development and supporting laborers.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Làng nghề ở Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn. Theo báo
cáo của Hiệp hội làng nghề (2013) thì Việt Nam có khoảng gần 3.350 làng nghề,
trong đó Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất (1.350 làng nghề). Phát
triển làng nghề đã góp phần khơng nhỏ trong giải quyết việc làm và tạo thu nhập
cho người lao động nông thơn trong những lúc nơng nhàn, duy trì bản sắc văn hóa
của nhiều vừng miền trong cả nước, giảm bớt áp lực di cư lao động từ nông thôn ra
thành thị. Tuy nhiên sự phát triển các làng nghề ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại
như vấn đề quản lý và sử dụng lao động, tình hình ơ nhiễm mơi trường, vấn đề tiêu
thụ sản phẩm…. Trong đó, quản lý và sử dụng lao động trong các làng nghề là vấn
đề rất được chú ý do rất nhiều các cơ sở có sử dụng lao động đều chưa ký hợp
đồng bằng văn bản với người lao động, nhiều cơ sở sử dụng lao động không tuân
thủ các quy định của Bộ Luật lao động, công tác đào tạo nghề, đảm bảo an tồn lao
động ít được các cơ sở sử dụng lao động trong các làng nghề quan tâm, vấn đề chi
trả thù lao lao động còn nhiều bất cập…
Gia Lâm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình phát triển. Theo thống kê, tồn
huyện Gia Lâm hiện có 07 làng nghề, trong đó có những làng nghề khá nổi tiếng
như các làng nghề gốm sứ, giầy da, dược liệu, quỳ vàng, đặc biệt là làng nghề gốm
sứ Bát Tràng với tuổi đời rên 800 năm. Có thể nói làng nghề gốm sứ Bát Tràng là
một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội nói riêng và của cả
nước nói chung với nhiều sản phẩm gốm sứ phong phú và đa dạng (UBND xã
Bát Tràng, 2015). Sự phát triển của làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã góp phần
khơng nhỏ trong việc thúc đẩy cả một vùng sản xuất gốm sứ trong đó có các làng
nghề gốm sứ trên địa bàn huyện như làng nghề gốm sứ Giang Cao, Kim Lan...
Sự phát triển của các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm khơng
những góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người

dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà cịn tạo việc làm cho lực lượng lao động
trong chính các làng nghề này và thu hút nhiều lao động từ các địa phương lân

1


cận (UBND huyện Gia Lâm, 2016). Do đó, cơng tác quản lý lao động ở đây trở
thành vấn đề quan trọng và cần thiết, phải có sự kết hợp giữa cơ sở làm nghề và
chính quyền địa phương. Tổ chức quản lý lao động ở các cơ sở phải tiến hành từ
lúc tuyển dụng lao động đến tổ chức sản xuất, trả công cho người lao động. Đối
với các cơ sở, tổ chức quản lý lao động tốt giúp tạo nguồn lao động có trình độ,
chất lượng, tay nghề tốt, thuận lợi cho việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất
ở cơ sở, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tạo ra năng suất lao
động vượt trội, sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Về mặt xã hội,
quản lý lao động tốt sẽ tạo môi trường xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo
giúp cho người lao động yên tâm sống và làm việc. Tuy nhiên, công tác quản lý
lao động trong các làng nghề này còn nhiều bất cập do nhận thức của người lao
động và sử dụng lao động cịn hạn chế. Nhiều lao động khơng ký kết hợp đồng
lao động với các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, không đăng ký hộ khẩu, nhiều
quyền lợi của người lao động khơng được đảm bảo... Trong khi đó các chủ cơ sở
sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn trong quản lý và sử dụng lao động do người
lao động có thể tự ý bỏ việc, trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế
hiệu quả sử dụng lao động chưa cao ... Làm thế nào để tăng cường quản lý và sử
dụng lao động làm việc trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn Huyện là vấn đề
đang được chính quyền các cấp quan tâm. Chính vì thế chúng tơi đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu:“Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở
sản xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm-Thành Phố
Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở
sản xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở sản
xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng lao động
của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở
sản xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm;

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý và sử dụng lao động
của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý và sử dụng lao
động của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất trong các
làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Người sử dụng lao động và người lao động trong các làng nghề gốm sứ
huyện Gia Lâm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề quản lý và sử dụng lao động
trong các cơ sở sản xuất gốm sứ có thuê lao động.


-

Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại các làng nghề trên địa
bàn huyện Gia Lâm- Hà Nội.

-

Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp trong nghiên cứu được thu thập từ 2013
đến 2016 và số liệu điều tra năm 2016-2017.

1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về quản
lý, lao động, quản lý và sử dụng lao động và các vấn đề liên quan việc phát triển
sản xuất gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về làng nghề, lao động làng nghề, đặc điểm lao động làng nghề và các nội
dung quản lý và sử dụng lao động làng nghề nói chung và một số đặc điểm về
quản lý và sử dụng lao động tại các làng nghề gốm sứ nói riêng.
- Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng phong phú về
cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất trong các làng
nghề gốm sứ. Trên cơ sở lý luận kết hợp với kết quả nghiên cứu tại các làng nghề
gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đề tài đã làm rõ được thực trạng các yếu tố
ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất. Đồng
thời cũng đánh giá được những thuận lợi khó khăn trong q trình quản lý sử
dụng lao động; đây là cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện

3


có hiệu quả cơng tác quản lý sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất tại các làng

nghề gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG CÁC LÀNG NGHỀ GỐM SỨ
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của lao động làng nghề
2.1.1.1. Khái niệm về lao động và lao động làng nghề
a. Lao động và các khái niệm có liên quan
- Lao động: Theo Bộ Luật lao động của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 18 tháng 6 năm 1994 thì Lao động là hoạt động quan
trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã
hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát
triển của đất nước. Do đó, khi nói đến quản lý và sử dụng lao động cũng chính
là nói đến quản lý và sử dụng con người trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Lao động luôn được diễn ra theo một quá trình. Quá trình lao động là tổng thể
những hành động của con người để hồn thành một cơng việc nhất định. Quá
trình lao động là hiện tượng kinh tế xã hội vì thế, nó ln được xem xét trên hai
mặt vật chất và xã hội.
+ Về mặt vật chất: Quá trình lao động dưới bất kì hình thái kinh tế xã hội
nào muốn tiến hành được đều phải gồm ba yếu tố: Bản thân lao động - Đối

tượng lao động - Công cụ lao động.
+ Về mặt xã hội: Quá trình lao động được thể hiện ở sự phát sinh những
mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau. Chính nhờ những mối
quan hệ đó, con người đã lao động cải tạo giới tự nhiên một cách có hiệu quả,
đồng thời có điều kiện ngày càng thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu khác nhau của
mình. Những mối quan hệ phức tạp, đan xen, bện quyện vào nhau đó hình
thành tính tập thể, tính xã hội của lao động.
- Người lao động: là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có
giao kết hợp đồng lao động.
- Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao
động (nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55) đang có
việc làm hoặc khơng có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm

5


việc (Nguyễn Mậu Dũng và cs., 2011). Lực lượng lao động được thể hiện ở hai
mặt chất lượng và số lượng:
+Về mặt số lượng :Theo Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt
Nam, số lượng lao động là tòan bộ số người nằm trong độ tuổi lao động quy
định. Tuổi lao động quy định là đủ 15-60 tuổi đối với nam và đủ 15-55 tuổi đối
với nữ. Những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm các đối tượng từ
đủ 15-60 tuổi đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, những
người mất khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật.
+Về mặt chất lượng: Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản
thân người lao động thể hiện ở sức khỏe, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa,
nhận thức hiểu biết khoa học kĩ thuật và trình độ kinh tế tổ chức.
- Sức lao động là phạm trù chỉ khả năng lao động của con người, là tập
hợp thể lực và trí lực của con người vận dụng trong quá trình lao động. Theo
C.Mác: sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất

và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con nguời đang sống, nó được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó (Trần
Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008).
- Lao động nơng thơn: là tồn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo
ra sản phẩm của những người sống ở nơng thơn. Do đó, lao động nơng thơn bao
gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ ở
nông thôn …
- Việc làm: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp
luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi
người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà
nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội (Điều 13 – Bộ Luật lao động).
- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoặc cá
nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có th mướn, sử dụng và trả
cơng lao động.
b. Làng nghề và đặc điểm của làng nghề
Theo Trần Quốc Vượng và cs. (1996) thì làng nghề là một làng tuy vẫn cịn
trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ khác
như đan lát, gốm sứ, làm tương... Song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với
một tầng lớp thợ thủ cơng chun nghiệp hay bán chun nghiệp, có phường (cơ

6


cấu tổ chức), có ơng trùm, ơng cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có
quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ cơng,
những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan
hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và
tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngồi. Theo Trần Minh
Yến (2003) thì làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu

thành bởi hai yếu tố “làng” và “nghề” tồn tại trong một khơng gian địa lý nhất
định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính,
giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Theo thơng tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2006) quy định nội dung và các
tiêu chí cơng nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thì
làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau. Theo thơng tư này thì làng nghề là làng (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ
trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) Hoạt động sản
xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị cơng nhận;
(3) Các thành viên trong làng nghề đều chấp hành tốt chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
- Lao động làng nghề là những người lao động tham gia sản xuất ra những
sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương đó.
Lao động làng nghề nói chung hiện nay chia ra 2 nhóm rõ rệt:
 Nhóm lao động khơng thường xun: thiếu kỹ năng, làm những công
việc đơn giản, không hoặc ít có đào tạo bài bản.
 Lao động thường xuyên, kỹ năng cao, thường làm việc ở những cơ sở
hoặc doanh nghiệp làm hàng mỹ nghệ cao cấp.
2.1.1.2. Đặc điểm của lao động làng nghề
Sản phẩm của các làng nghề muốn tạo nên sự khác biệt, đặc trưng phải
dựa vào sự sáng tạo của người lao động. Mặc dù hiện nay việc sử dụng máy
móc khá phổ biến ở các làng nghề nhưng lao động sống là yếu tố không thể
thiếu. Lao động làm việc trong các làng nghề có những đặc điểm riêng biệt như:

7



- Sử dụng lao động thủ cơng là chính. Lao động trong làng nghề có nhiều
loại hình và nhiều trình độ khác nhau. Trong đó, nghệ nhân đóng vai trị quan
trọng, được coi là nịng cốt của q trình sản xuất và sáng tạo sản phẩm. Người
thợ thủ công trước hết là người nông dân. Làng nghề tồn tại ở nơng thơn, gắn bó
chặt chẽ với nơng nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông
thôn sau đó các ngành nghề thủ cơng nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi
nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong
các làng nghề đan xen lẫn nhau. Có thể lúc này người lao động làm nghề nhưng ở
thời điểm khác họ lại làm công việc của nhà nông. Lao động làng nghề đôi khi
tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn (Mai Thế Hởn, 2013).
- Người thợ nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc
thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân để làm ra sản phẩm. Trước
kia, do trình độ khoa học và cơng nghệ chưa phát triển thì hầu hết các cơng đoạn
trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát
triển của khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào
nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động
thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số cơng đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải
duy trì kỹ thuật lao động thủ cơng tinh xảo.
- Lao động được học nghề chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong
các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Tuy
nhiên, hiện nay đã có sự kết hợp phương thức đào tạo nghề mới, mở các trường
đào tạo nghề đồng thời vừa học vừa làm có sự truyền nghề của nghệ nhân, thợ cả
đối với thợ phụ, thợ học việc.
- Trình độ học vấn thấp làm hạn chế việc sử dụng thiết bị, công nghệ cao
vào sản xuất. Hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo sản phẩm mới. Tính kỷ luật lao
động, tác phong làm việc chưa nhanh nhẹn.
2.1.1.3. Vai trò của lao động làng nghề
Quá trình CNH đã khiến nhiều người dân ở nơng thơn khơng cịn đất sản
xuất, do đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi để xây dựng các khu cơng
nghiệp. Vì thế, để đảm bảo đời sống cho người dân nông thôn, công tác đào tạo

nghề cho người lao động là việc làm ý nghĩa và hết sức cấp bách, đặc biệt đối với
những người lao động lớn tuổi, không thể xin vào các KCN để làm việc. Với
những địa phương có nghề, phát triển làng nghề tạo việc làm cho người lao động

8


không chỉ làm giảm áp lực tăng dân số ở các thành phố mà còn giảm các tệ nạn
xã hội và các vấn đề an sinh khác; ngồi ra cịn bảo tồn và phát triển nghề truyền
thống. Người lao động trong các làng nghề có vai trị to lớn:
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Lao động là yếu tố đầu vào
khơng thể thiếu của q trình sản xuất, đặc biệt đối với nghề truyền thống. Lao
động là nhân tố chính tạo ra các sản phẩm có giá trị, tạo nên sự khác biệt của sản
phẩm. Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế thông qua tiền lương và mức chi tiêu của
người lao động. Khi tiền công của người lao động tăng chứng tỏ chi phí sản xuất
tăng, phản ánh khả năng sản xuất tăng. Đồng thời, khi mức tiền cơng tăng lên
làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động tăng, do đó, khả năng chi
tiêu của người tiêu dùng ở các làng nghề cũng tăng lên (Vũ Văn Đơng, 2010).
- Góp phần xóa đói giảm nghèo: Lao động tham gia vào các làng nghề sẽ
giảm áp lực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời giảm bớt
lượng lao động di cư lên thành phố làm việc. Mức thu nhập của người lao động
tại các làng nghề hiện nay tương đối ổn định, đảm bảo được nhu cầu của người
dân nông thôn.
Tỷ lệ thất nghiệp cao là gánh nặng cho nền kinh tế, là nguyên nhân dẫn
đến sự chậm tăng trưởng của nền kinh tế làm chậm q trình xố đói giảm nghèo.
Do vậy, việc phát triển các làng nghề là cách giải quyết hợp lý, sẽ tận dụng được
nguồn tài nguyên, lao động địa phương với chi phí thấp. Bên cạnh việc tạo việc
làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn, phát triển làng nghề ở
nông thôn sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, lao động phụ
như người già, trẻ em, người khuyết tật ... góp phần trong việc xố đói giảm

nghèo của địa phương.
- Đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống làng nghề:
Hầu hết các làng nghề có khởi nguồn sáng tạo từ cư dân địa phương nên trong
các sản phẩm làng nghề từ kiểu dáng, mẫu mã đều có dấu ấn riêng về bản sắc
văn hoá của từng địa phương. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống
gắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính
nghệ thuật cao, trong đó thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Để
làm ra những sản phẩm như vậy không thể thiếu bàn tay tài hoa của những
người thợ. Do vậy, sự tham gia của lao động làng nghề góp phần bảo tồn và
phát triển các làng nghề, bảo tồn những nét độc đáo của bản sắc dân tộc (Dương
Thế Phượng, 2001).

9


2.1.2. Đặc điểm sản xuất sản phẩm gốm sứ
Công nghệ sản xuất sản phẩm gốm sứ tuy có khác nhau ở mỗi cơ sở sản
xuất, nhưng đều gồm những công đoạn chung. Sự khác nhau về công nghệ chủ
yếu được phân biệt ở khâu nung sản phẩm. Hiện có 3 loại nung được các doanh
nghiệp sử dụng là lò thủ cơng truyền thống, lị tuynel và lị gas con thoi. Trong
đó các hộ gia đình chủ yếu sử dụng lị thủ cơng truyền thống. Các doanh nghiệp
có quy mơ nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng lò gas con thoi. Các doanh nghiệp lớn sử
dụng lị tuynel. Quy trình sản xuất sản phẩm gốm sứ bao gồm:
a. Quy trình chế biến nguyên liệu
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu gồm có cao lanh, đá trường thạch,
đất sét trắng. Các nguyên liệu này được phối chế theo tỷ lệ nhất định, phù hợp
với nhiệt độ nung theo yêu cầu sản xuất sản phẩm. Sau khi được phối chế,
nguyên liệu được đưa vào bình nghiền bi có cơng suất từ 8-12 tấn/mẻ và nghiền
trong 48 giờ. Nguyên liệu sau khi nghiền được đưa qua bộ phận múc lọc để loại
bỏ tạp chất và những hạt có kích thước lớn. Q trình ủ có tác dụng làm tăng độ

dẻo của nguyên liệu, dễ tạo hình trong quá trình sản xuất.
- Tạo hình: đất dẻo trước khi đưa vào tạo hình sẽ được đưa qua máy luyện
và hút chânkhông lần hai và được đùn ra với các kích thước có đường kính khác
nhau tùy thuộcvào loại sản phẩm. Có nhiều phương pháp tạo hình sản phẩm như
phương pháp đổ rót, phương pháp đắp nặn.... Chọn cách tạo hìnhnào tùy theo
loại sản phẩm và trình độ công nghệ của cơ sở sản xuất.
- Chế biến men: Men gốm sứ là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15 –
0,4 mm phủ lên bề mặt của sản phẩm. Lớp thủy tinh này hình thành trong q
trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng.
Thành phần của men bao gồm nhiều oxit hoặc muối kim loại khác nhau, hàm
lượng của chúng tạo màu đậm, nhạt khác nhau do đó tạo màu sắc cho sản phẩm là
bí quyết công nghệ của các nhà sản xuất gốm sứ. Men gốm sứ là một hệ phức tạp
gồm nhiều oxit như: Li2O, Na2O, K2O, PbO, CaO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3…
được đưa vào dưới các dạng sau: nguyên liệu dẻo gồm có cao lanh, đất sét, bột
talc, betonit…; nguyên liệu không dẻo dưới dạng khống gồm có trường thạch,
đơlơmít, đá vơi ...; ngun liệu khơng dẻo dưới dạng hóa chất cơng nghiệp:
BaCO3, Na2CO3, K2CO3, borax, oxit boric, Cr2O3, ZnO… hoặc các loại frit.

10


- Trang trí và tráng men: để nâng cao tính nghệ thuật cho sản phẩm, người
thợ gốm sứ dùng bút lông vẽ màu lên sản phẩm với đủ loại hoa văn. Người thợ
phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hịa với dáng gốm, các trang trí
họa tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là một tác
phẩm. Một cách trang trí khác là hình in sẵn trên giấy decal. Sản phẩm mộc sau
khi đã hoàn chỉnh được lau cho sạch bụi được đem tráng men hoặc nung sơ bộ ở
nhiệt độ thấp rồi mới tráng men. Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun
men, dội men lên bề mặt các sản phẩm mộc cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm
nhỏ. Sau khi tráng men, người thợ kiểm tra kỹ từng sản phẩm để xem có chỗ nào

khuyết men thì bổ sung và cạo bỏ những chỗ thừa trước khi đưa vào lị nung.
b. Quy trình sản xuất gốm sứ
Đất dẻo trước khi đưa vào tạo hình sẽ được đưa qua máy luyện và hút chân
không lần hai và được đùn ra với các kích thước có đường kính khác nhau tuỳ thuộc
vào sản phẩm sản xuất. Sau đó được đưa qua bàn cắt và đưa vào máy ép lăn, sản
phẩm tạo hình được đưa qua buồng sấy. Tiếp theo, sản phẩm được đưa qua các công
đoạn: sửa, chuốt hàng, nung sơ (nhiệt độ nung là 700Co), trang trí sản phẩm, làm
men, cắt chân men, nung men. Sản phẩm ra lò sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng
sản phẩm (KCS) phân loại chất lượng, mài chân, đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ.
Quy trình nung đốt trong lị thủ cơng truyền thống (lị hộp)
+ Q trình chuẩn bị: Sản phẩm trước khi nung được đặt vào trong các
bao nung bằng Samốt. Khi xếp vào trong lò, nhiên liệu than và bao nung sản
phẩm được xếp xen kẽ. Q trình chồng lị là một q trình lao động nặng nhọc
với hàng chục tấn hàng được đưa lên cao từ 6 - 7m. Kỹ thuật xếp lò do những
người thợ giàu kinh nghiệm thực hiện. Trong quá trình nung đốt, người thợ
không điều khiển được nhiệt lượng cung cấp cho lị nung, mơi trường nung
khơng sạch điều đó dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất khơng
cao. Theo tính tốn, tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi nung bằng lị thủ cơng truyền
thống là 65 - 75% (hàng gốm sứ dân dụng - hàng chợ).
+ Quá trình nung đốt: Cơng đoạn nung đốt là cơng đoạn tiêu hao năng
lượng chủ yếu. Quá trình nung gồm 3 giai đoạn giai đoạn sấy, Giai đoạn nung
(nhiệt độ từ 200 – 1.200Co), Giai đoạn làm nguội.
+ Những hạn chế của lị thủ cơng truyền thống đốt than: Cơng việc xếp
sản phẩm vào lò và ra lò rất nặng nhọc, tốn nhiều lao động. Suất tiêu hao nhiên

11


liệu cao. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm thấp. Chất lượng sản phẩm không cao. Chỉ nung
được trong môi trường oxy hố, khơng nung được trong mơi trường khử. Khơng

điều chỉnh được nhiệt độ theo ý muốn trong quá trình nung. Hàm lượng tro xỉ
thải lớn từ 33 - 40%. Gây ô nhiễm môi trường do phát thải nhiều loại khí thải
trong q trình nung như khí CO, CO2, SO2.
- Quy trình nung đốt bằng lo gas con thoi:
Các cơng đoạn làm tương tự như lị thủ cơng truyền thống. Lò gas con thoi
được trang bị các tấm kê nung bằng vật liệu chịu nhiệt cao. Cơng đoạn chồng xếp
lị theo trình tự: từng lớp sản phẩm trên mặt xe, lớp nọ cách lớp kia bằng các trụ
kê giữa các tấm kê, sản phẩm được xếp ở dạng như các giá hàng. Lúc xếp sản
phẩm, xe nung để ở ngoài. Khi xếp đủ sản phẩm, đủ chiều cao, xe được đẩy vào
buồng lị. Sau khi kiểm tra an tồn, thợ lò bắt đầu châm lửa một số bép phun để
dấm sấy (chú ý chưa vội đóng cửa lị để tránh nổ khi lượng gas trong lò cao)
khoảng 2 - 3 giờ hoặc dài hơn tuỳ theo sản phẩm dày mỏng, to nhỏ (độ đặc của
lò). Khi đạt được nhiệt độ sấy như u cầu thì châm lửa tồn bộ bép và điều
chỉnh áp theo quy định từng giai đoạn. Nâng nhiệt theo quy trình đường cong
nung, đồng hồ báo tới nhiệt thiêu kết, tuỳ theo chủng loại sản phẩm mà điều
chỉnh áp để bảo ôn dài hay ngắn, nhằm làm cho sản phẩm kết khối tối ưu.
- Quy trình lị tuynel: Lị tuynel có dạng đường hầm thẳng, có chế độ
làm việc liên tục và sử dụng các dạng nhiên liệu khác nhau. Sản phẩm nung
được đặt trên các toa xe gòong chuyển động ngược chiều với chiều chuyển
động của khí nóng. Lị có kích cỡ rất khác nhau, dài từ 25 – 150m. Lị có
những bộ phận hồi lưu và trộn khí, tránh sự phân lớp khí làm nhiệt độ lị
khơng đồng đều. Lị được chia làm 3 vùng: vùng đốt nóng, vùng nung và vùng
sấy. Khơng khí lạnh dần được làm nóng lên sau khi làm nguội sản phẩm và
được chuyển sang vùng nung tham gia quá trình cháy. Khơng khí nóng được
chuyển sang vùng nung làm chín sản phẩm và chuyển sang vùng sấy để sấy
khô sản phẩm mộc trước khi chuyển sang vùng nung. Khói lị được thải ra
ngồi qua ống khói nhờ quạt hút. Sự tuần hồn của khí thải cho phép tạo ra
chế độ nhiệt và chế độ ẩm dịu hơn làm cho nhiệt độ đồng đều trên tiết diện lò,
giảm tác hại của khơng khí lạnh lọt vào.
Nhiên liệu được nạp qua vịi phun nếu sử dụng nhiên liệu lỏng thường là

dầu FO. Với lị tuynel dễ dàng có khả năng chuyển sang nhiên liệu gas.

12


×