Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THANH TÙNG

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hùng Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào;
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, bản
luận văn này là nỗ lực và là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Thanh Tùng


i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban quản lý đào tạo, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ về mọi
mặt để tơi hồn thành Luận văn;
- Các Thầy, cơ Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn; các thầy, cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q
trình học và làm Luận văn;
- BHXH tỉnh Thái Bình, BHXH huyện Vũ Thư, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh
viện đa khoa huyện Vũ Thư, UBND huyện Vũ Thư, UBND các xã Tân Hịa, Vũ Hội,
Hịa Bình, Dũng Nghĩa, Tự Tân, Minh Quang, Thị trấn, các ông, bà trưởng thôn, chi hội
trưởng phụ nữ tại các thôn, công tác viên BHYT tại các xã đã đến điều tra số liệu cho đề
tài đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương;
- Tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Hùng Sơn - Giám đốc
Trường Nghiệp vụ Kho bạc - Kho Bạc nhà nước Việt Nam đã tận tình chỉ dẫn và giúp
đỡ tơi hồn thành Luận văn này;
- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình ln động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và nghiên cứu./.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với những giúp đỡ quý báu đó./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Thanh Tùng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................. 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 4

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của phát triển bảo hiểm y tế toàn
dân ..................................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận của phát triển bảo hiểm y tế toàn dân ........................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................................... 5

2.1.2.

Bản chất, ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển BHYT toàn dân.................. 8


2.1.3.

Đặc điểm phát triển BHYT toàn dân ................................................................. 11

2.1.4.

Nội dung phát triển BHYT toàn dân ................................................................. 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT toàn dân ...................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 27

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển BHYT tồn dân tại thành phố Hải Phịng ................... 27

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái
Bình ................................................................................................................... 27

iii


2.2.3.


Kinh nghiệm phát triển BHYT tồn dân tại huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái
Bình ................................................................................................................... 29

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển BHYT toàn dân ở huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình ........................................................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đăc điêm đia ban nghiên cưu ............................................................................ 32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 41

3.2.2.


Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 41

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin ............................................................................. 42

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin....................................................................... 42

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 44
4.1.

Thực trạng về phát triển bhyt toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình ........................................................................................................... 44

4.1.1.

Khái quát về BHXH huyện Vũ Thư .................................................................. 44

4.1.2.

Thực trạng phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình qua 3 năm (2014 - 2016) .................................................................. 49


4.1.3

Thực trạng về nhu cầu tham gia BHYT của người dân..................................... 58

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bhyt toàn dân trên địa bàn
huyện Vũ Thư .................................................................................................... 59

4.2.1.

Các yếu tố bên ngoài ......................................................................................... 59

4.2.2.

Các yếu tố bên trong.......................................................................................... 68

4.3.

Định hướng và giải pháp nhằm phát triển bhyt toàn dân trên địa bàn
huyện Vũ Thư .................................................................................................... 73

4.3.1

Định hướng........................................................................................................ 73

4.3.2.

Giải pháp ........................................................................................................... 74


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 77
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 77

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 78

iv


5.2.1.

Đối với Đảng và Nhà nước................................................................................ 78

5.2.2.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội ................................................................ 78

5.2.3.

Đối với Ngành Y tế ........................................................................................... 78

5.2.4.

Đối với Cơ quan BHXH .................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 80
Phụ lục ........................................................................................................................... 82


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASXH

Nghĩa tiếng Việt
An sinh xã hội

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phầm

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHYT TN

Bảo hiểm y tế tự nguyện


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP

Chính phủ

CSKCB

Chăm sóc khám chữa bệnh

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSYT

Cơ sở y tế

ĐVT

Đơn vị tính

HGĐ


Hộ gia đình

HS

Học sinh

KCB

Khám chữa bệnh

KT - XH

Kinh tế - xã hội



Nghị định

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TYT

Trạm y tế


TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 – 2016 ......... 34
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2014 - 2016................ 36
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của Huyện Vũ Thư năm 2016 ............................... 37
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện giai đoạn 2014 - 2016 .................. 40
Bảng 4.1. Cơ sở vật chất và trình độ chun mơn của BHXH huyện .......................... 47
Bảng 4.2. Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng đóng từ năm 2014
đến năm 2016 ............................................................................................... 50
Bảng 4.3. Tham gia BHYT HGĐ ở các địa phương trên địa bàn huyện Vũ Thư
năm 2016 ...................................................................................................... 51

Bảng 4.4. Trình độ chun mơn của cán bộ BVĐK huyện Vũ Thư năm 2016 .......... 53
Bảng 4.5. Tình hình KCB cho bệnh nhân BHYT tại BVĐK Vũ Thư.......................... 55
Bảng 4.6. Thu- chi của các nhóm đối tượng theo trách nhiệm đóng BHYT năm
2014-2016 .................................................................................................... 57
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của người dân về thủ tục tham gia BHYT tự nguyện ......... 60
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mức đóng, mức hưởng đến kết quả tham gia BHYT
HGĐ ............................................................................................................. 61
Bảng 4.9. Mức độ hiểu biết chính sách BHYT tự nguyện, BHYT hộ gia đình của
người dân ..................................................................................................... 62
Bảng 4.10. Nguồn thơng tin về chính sách BHYT người dân nhận được ...................... 64
Bảng 4.11. Nguồn thơng tin về chính sách BHYT phù hợp với người dân ................... 64
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở KCB trên địa
bàn huyện Vũ Thư........................................................................................ 66
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá về công tác phục vụ của các đại lý thu BHYT tự
nguyện nhân dân, BHYT hộ gia đình .......................................................... 68
Bảng 4.14. Thu nhập hàng tháng của người dân ảnh hưởng đến quyết định tham
gia BHYT tự nguyện .................................................................................... 69
Bảng 4.15. Trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng đến quyết định tham gia
BHYT tự nguyện nhân dân .......................................................................... 70
Bảng 4.16. Độ tuổi của người dân ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT tự
nguyện nhân dân .......................................................................................... 71

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ tổ chức hoạt động của BHXH huyện Vũ Thư ................................. 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Số người tham gia BHYT các năm 2014 - 2016 ................................. 49
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu tham gia BHYT theo trách nhiệm đóng năm 2016....................... 50
Biểu đồ 4.3. Tình hình tham gia BHYT tự nguyện qua cơng tác điều tra ..................... 58
Biểu đồ 4.4. Nhu cầu về BHYT tự nguyện của người dân qua điều tra ........................ 58

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thanh Tùng
Tên luận văn: Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh
Thái Bình
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 63 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển BHYT tồn dân tại tỉnh Thái Bình
trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy việc phát triển
BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm
nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thơng tin và phương
pháp phân tích thơng tin. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách khảo sát bằng
bảng hỏi đối với 120 hộ gia đình bằng cách phát phiếu trực tiếp. Trong 120 hộ dân, tác
giả lựa chọn 40 hộ dân ở thị trấn Vũ Thư, 40 hộ dân ở xã Hồng Phong, 40 hộ dân ở xã
Nguyên Xá theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nội dung phỏng vấn gồm: Phần1:
Thông tin chung về hộ điều tra, bao gồm: họ tên, giới tính, độ tuổi, số nhân khẩu của hộ,
thu nhập bình quân tháng của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ. Phần 2: Đánh g á của hộ
dân về công tác tuyên truyền lợi ích của người tham gia BHYT, chất lượng chăm sóc

người tham gia BHYT ở các cơ sở khám chữa bệnh, các nhân viên đại lý thu BHYT tự
nguyện tại các xã. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Thu thập qua sách, báo, các luận
văn, luận án trước, các tạp chí liên quan đến đề tài nghiên cứu, báo cáo của BHXH tỉnh
Thái Bình, UBND huyện, Phịng Thống kê, Phịng Tài chính - KH huyện, Bệnh viện Đa
khoa huyện, BHXH huyện Vũ Thư. Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được
tổng hợp và phân tích để đánh giá thực trạng cơng tác phát triển BHYT toàn dân trên
địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc
phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện thời gian tới.
Trong thời gian qua, BHXH huyện Vũ Thư đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận trong việc phát triển BHYT toàn dân như: Số lượng người dân tham gia BHYT
không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2015 tăng lên 15.716 người, tương đương tăng
11,25% so với năm 2014. Năm 2016 tăng lên 30.956 người, tương đương tăng 19,93%
so với năm 2015. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia
BHYT cũng gia tăng đáng kể về cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sỹ. Phát triển BHYT
toàn dân của huyện Vũ Thư chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức

ix


bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT; khả năng thu nhập; trình độ học vấn; độ tuổi của
người dân.
Tuy vậy cịn một số hạn chế: Thứ nhất, cơng tác thơng tin tuyên truyền về lợi ích
của người tham gia BHYT còn hạn chế, chưa đến được với nhiều người dân. Thứ hai,
Chất lượng phục vụ của đội ngũ y bác sỹ ở các cơ sở khám chữa bệnh và các nhân viên
đại lý thu BHYT tại các xã còn chưa tốt, đơi khi chưa nhiệt tình phục vụ, để người dân
phải đợi lâu khi khám chữa bệnh hoặc khi làm thủ tục mua BHYT tự nguyện.
Dựa trên phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT tồn
dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, chúng tơi đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát
triển BHYT toàn dân ở huyện Vũ Thư, các giải pháp đó bao gồm: Đẩy mạnh cơng tác

tun truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn
huyện về sự cần thiết phải tham gia BHYT; Nâng cao chất lượng KCB; Giáo dục y đức
và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của các nhân viên y tế; Giảm thủ tục
hành chính về KCB bảo hiểm y tế; Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trên địa bàn
trong q trình tổ chức thực hiện BHYT cho người dân.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thanh Tung
Thesis title: Development population health insurance in Vu Thu district,
Thai Binh province
Major: Economics Manage

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research current situation of development population health insurance in Vu
Thu district, Thai Binh province over the years; suggest the solution and
recommendation to force development population health insurance in Vu Thu district,
Thai Binh province.
The study used several methods such as selection area study and sample size;
collection information; data processing and analyzing. Primary data were collected by
survey 120 households. 120 households were divided into three communes Vu Thu,
Hong Phong, Nguyen Xa, 40 households per commune. The questionnaire includes part
1: general of the household as name, gender, old, family size, the average income per
month, education. Part 2: household’s assessment about the benefit of participating in
health insurance propaganda, quality taking care participators in health insurance in
hospitals and staffs in health insurance agencies in the commune. Secondary data were

collected from books, articles, thesis, report of Thai Binh social security, People’s
Committee of District, Statistical Department, Financial – Plan Department, District
General Hospital, Vu Thu Social Security. After data collection were summarized and
analyzed to evaluate the current situation of development health insurance population in
Vu Thu district, Thai Binh province then proposing solutions to force the development
of the health insurance population in the district in future.
Over the years, Vu Thu health insurance achieved a significant result in
development health population insurance: The people participating health insurance
keep growing over the years, in 2015 increase to 15.716 people, corresponding to
11.25% compared with 2014. In 2016 increase to 30.956 people, corresponding to
19.93% compared with 2015. Quality of healthcare service for participators health
insurance also significantly increased both infrastructure and doctor’s capacity.
Development population health insurance was affected by many factors as policies of
Party, laws of government; information and propaganda; organization of health
insurance; income, education level; old.

xi


However, there was the limitation: First, to propaganda limited benefit of
participating in health insurance, people cannot access insurance information. Second,
the quality of service of nurses and doctor hospitals and staffs in health insurance
agencies in the commune was not good, sometimes less enthusiastic service, patients
must wait a long time when medical care or procedures purchase health insurance.
Base on analysist current situation and factors affecting development population
health insurance in Vu Thu district, we suggested some solution to force development
population health insurance in Vu Thu district, solution including: Boost the
propagation and dissemination of the law to raise the awareness of the people in the
district about the necessary of health insurance; Enhance the quality of medical care;
Training medical ethics and enhancing service of nurses and doctor; Reducing

administrative procedures for examination and treatment of health insurance; Promoting
the role of the political system in the district in the process of implementation of health
insurance for civil.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sức khỏe là thứ quý nhất của mỗi con người, trong sinh hoạt hàng ngày đôi
khi con người gặp những rủi ro về bệnh tật, ốm đau, tai nạn bắt buộc phải đến các
cơ sở y tế, khi đó việc phải chi trả viện phí là một gánh nặng tài chính đối với hầu
hết những người có mức sống dưới mức khá giả. Bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời
nhằm chia sẻ của cả cộng đồng với mỗi thành viên trong xã hội khi họ không may
bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn kể cả trong trường hợp hiểm nghèo. Bên cạnh đó,
BHYT đã tạo ra nguồn tài chính cơng quan trọng cho công tác khám chữa bệnh
(KCB), cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu
cơng bằng trong chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những
chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư
cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ (Bộ Chính trị, 2005).
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một vấn đề được đề cập rất nhiều trên các phương
tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua. Vấn đề thâm hụt quỹ BHYT được coi
là chủ để chính của dư luận. Vấn đề nâng giá dịch vụ y tế đã đưa ra nhiều câu hỏi
trong dư luận như: giá dịch vụ y tế cao với những người dân nghèo có thể tiếp cận
được các dịch vụ y tế hay không? Hiện nay, người mắc bệnh ngày một gia tăng do
môi trường ô nhiễm, thực phẩm nhiều hóa chất, vi khuẩn nhờn kháng sinh. Vì vậy,
để giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh cho người dân, các cơ quan chức năng cần

tuyên truyền vận động cho từng người dân về ích lợi của BHYT để mọi người dân
đều tham gia BHYT.
Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới cơng bằng trong
chăm sóc sức khỏe, thể hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người
giầu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già;
công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế”.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới
và hồn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện
phí phù hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”.

1


Đến cuối năm 2015 cả nước có 77% dân số đã tham gia BHYT, tuy nhiên
Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ người tham gia BHYT thấp mới chỉ có 75,66% dân số
tham gia BHYT, chỉ tiêu phát triển số người tham gia BHYT đến năm 2020 đạt
90% dân số Thái Bình tham gia BHYT; Đối với địa bàn huyện Vũ Thư năm 2015
đạt tỷ lệ 75,7% dân số tham gia BHYT, mục tiêu đến năm 2020 đạt 90,2% dân số
tham gia BHYT (Chính phủ, 2016).
Để sớm đạt mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân, phát triển Quỹ BHYT bền
vững cần áp dụng các nguyên tắc cơ bản: huy động nguồn lực; tập trung quỹ chia sẻ
rủi ro; mua và thanh toán dịch vụ KCB. BHYT cần huy động nguồn lực một cách ổn
định và công bằng, đủ để cung ứng các dịch vụ cơ bản cho người dân và bảo vệ
người dân khỏi các rủi ro về tài chính khi ốm đau. Mục đích này địi hỏi phải xác
định mọi mức thích hợp và đối phó với khả năng thâm hụt quỹ BHYT. Quản lý
nguồn lực để chia sẻ rủi ro một cách công bằng với hiệu suất cao. Để thực hiện điều
này cần có cơ chế tái phân bổ điều hịa chi phí phát sinh (quản lý BHYT Việt Nam
đang có tình trạng vùng nghèo bao cấp ngược lại cho vùng giàu do cơ chế, ngân quỹ
đổ về vùng nào sử dụng nhiều hơn). Tổ chức mua và thanh toán dịch vụ y tế nhằm
mang lại kết quả tốt nhất về dịch vụ chăm sóc y tế với chi phí thấp nhất. Bên cạnh

đó, trong tổ chức và điều hành BHYT, nguyên tắc quan trọng nhất là cần tách bạch
các chức năng xây dựng chính sách, thực hiện chính sách và giám sát.
Việc phát triển người tham gia BHYT để tiến tới đạt mục tiêu Bảo hiểm y
tế toàn dân chịu tác động trực tiếp của các yếu tố: Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa phương, mức thu nhập của người dân, sự hồn thiện và tính đồng
bộ của các văn bản quy phạm pháp luật, cách thức tổ chức thực hiện, sự đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân của hệ thống khám chữa bệnh, nhận thức
của các cơ quan, tổ chức, người dân về quyền lợi, vai trò và trách nhiệm tham gia
BHYT. Để hài hòa giữa việc vừa đảm bảo ngày càng có nhiều hơn người dân
tham gia BHYT vừa cân đối được nguồn quỹ BHYT để đáp ứng cho cơng tác
khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại các cơ sở y tế đòi hỏi phải có giải
pháp đồng bộ và cụ thể, cách thức triển khai phù hợp với từng thời điểm, điều
kiện kinh tế - xã hội với sự tham gia của cả hệ thống chính trị mới đảm bảo thực
hiện hồn thành chỉ tiêu đến năm 2020 huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình có trên
90% dân số tham gia BHYT do BHXH tỉnh Thái Bình giao nhiệm vụ (BHXH
huyện Vũ Thư, 2016).

2


Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển Bảo hiểm y
tế toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình". Đây là đề tài mang
tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển BHYT tồn dân tại tỉnh Thái
Bình trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy việc
phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển BHYT tồn dân;
- Đánh giá thực trạng phát triển BHYT toàn dân tại huyện Vũ Thư, tỉnh

Thái Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển BHYT toàn dân huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình;
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển BHYT toàn dân huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhóm đối tượng đã tham gia và
chưa tham gia BHYT trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc tham gia BHYT
của các đối tượng.
- Chủ thể nghiên cứu là các hộ gia đình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Đánh giá về thực trạng triển khai bảo hiểm y tế toàn dân trên
địa bàn huyện; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT toàn dân; đề
xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển BHYT toàn dân huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình.
- Về khơng gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về quỹ BHYT tại BHXH huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, quản lý thu từ
các đại lý của UBND xã và đại lý thu của bưu điện, quản lý việc khám chữa bệnh

3


cho người có thẻ BHYT của bệnh viện và các trạm y tế xã.
- Về thời gian: Đề tài điều tra, thu thập số liệu thứ cấp có liên quan đến nội
dung nghiên cứu qua 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016. Số liệu sơ cấp được thu
thập năm 2016 và tổng hợp năm 2017.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu phải tập trung trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Thực trạng tham gia BHYT của huyện Vũ Thư như thế nào? Phát triển
BHYT toàn dân tại huyện Vũ Thư thời gian qua ra sao?
2. Nhu cầu tham gia BHYT của người dân trong huyện Vũ Thư như thế nào?
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn
huyện Vũ Thư?
4. Giải pháp nào nhằm phát triển BHYT tồn dân trong những năm tiếp theo?
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề phát triển bảo hiểm y tế tồn dân khơng phải đề tài mới, nhưng chưa
có đề tài nào thực hiện về phát triển bảo hiểm y tế tồn dân huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình.
Mục tiêu của BHXH Việt Nam đến năm 2020 có trên 90% người dân tham
gia BHYT. Do vậy, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân là một hoạt động quan
trọng để BHXH Việt Nam nói chung và BHXH huyện Vũ Thư nói riêng thực
hiện được mục tiêu trên.
Qua phân tích số liệu thứ cấp - kết quả điều tra khảo sát từ 120 hộ dân, luận
văn làm rõ thực trạng về tình hình tham gia BHYT của người dân, phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của người dân trong
điều kiện cụ thể của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tìm ra những hạn chế,
nguyên nhân của hạn chế để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển
BHYT toàn dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích
cực, phù hợp với sự thay đổi của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng cho chính quyền địa phương trong
q trình thực hiện BHYT tồn dân tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm y tế
Từ thực tế triển khai ở các nước và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, rất
nhiều khái niệm về BHYT được hình thành theo thời gian như sau:
BHYT do nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá
nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để tăng cường chất lượng trong việc khám
bệnh, chữa bệnh (Hội đồng Bộ trưởng, 1992).
BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy
động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá
nhân, để thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT khi ốm
đau. BHYT theo điều lệ này mang tính xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận,
hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh và tồn dân tham
gia (Chính phủ, 2005).
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, khơng vi mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định (Chính phủ, 2009).
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại 2 hình thức bảo hiểm y tế: BHYT bắt buộc và
BHYT tự nguyện.
- BHYT bắt buộc là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở bắt
buộc của người tham gia.
- BHYT tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở tự
nguyện của người tham gia. Từ 01/01/2015 BHYT tự nguyện đổi thành BHYT
hộ gia đình (Luật BHYT sửa đổi). Tuy nhiên, BHYT hộ gia đình vẫn phải xuất
phát từ việc người dân phải tự nguyện đóng góp tài chính để tham gia BHYT.
- Người bệnh bảo hiểm y tế là người bệnh có thẻ BHYT bắt buộc hoặc tự
nguyện, khi khám, chữa bệnh được hưởng chế độ khám chữa bệnh và thanh tốn
chi phí KCB theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5



2.1.1.2. Khái niệm về phát triển BHYT
Phát triển: Theo quan điểm triết học thì phát triển là khái niệm chỉ sự
vận động theo chiều hướng tiến lên, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ,
cái lạc hậu. Trong thế giới hiện thực, các sự vật hiện tượng đều vận động biến
đổi chuyển hóa khơng ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác. Phát triển
là khuynh hướng chung, là bản chất của sự vận động biến đổi. Muốn nhận
thức và cải tạo sự vật phải có quan điểm phát triển tức là phải xem xét sự vật,
tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sự vật theo nhu
cầu con người. Phát triển là phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Tùy
theo những lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất sự phát triển thể hiện
dưới những hình thức khác nhau. Sự phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn
thuần về lượng mà bao hàm cả sự nhảy vọt về chất. Bên cạnh đó phát triển
khơng ngoại trừ sự lặp lại thậm chí tạm thời đi xuống trong trường hợp cá
biệt, cụ thể nhưng xu hướng chung là đi lên và tiến bộ. Phát triển bao hàm sự
phủ định cái cũ và sự nảy sinh cái mới. Sự lặp lại như cái cũ nhưng trên cơ sở
cao hơn. Do đó phát triển được hình dung như là hình xốy ốc từ thấp đến cao
(Đỗ Văn Qn, 2008).
Như vậy phát triển chỉ sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Trong
nông nghiệp và nông thôn, phát triển là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản
phẩm, cân đối giữa các ngành, các vùng. Đây được xem như là một trong những
điều kiện phát triển, đi kèm với nó là yếu tố mơi trường và yếu tố xã hội nông
thôn (Đỗ Văn Quân, 2008).
Phát triển BHYT: Là sự phát triển BHYT một cách đầy đủ và toàn diện trong
hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng quỹ, mở rộng đối tượng, mở
rộng chế độ BHYT và chất lượng KCB cho đối tượng tham gia BHYT... đồng thời
tiếp tục phát triển và hồn thiện chính sách BHYT phù hợp với điều kiện cụ thể của
đất nước ở từng giai đoạn phát triển (Lưu Thị Thu Thủy, 2009).
Phát triển BHYT toàn dân tức là phát triển BHYT tự nguyện cho người

dân. Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển BHYT tự nguyện. Sở dĩ như
vậy vì mỗi người nhìn nhận vấn đề phát triển BHYT tự nguyện dưới một góc độ
khác nhau, có người chủ yếu đánh giá số người tham gia, người khác lại chủ yếu
đề cập đến yếu tố tăng trưởng quỹ. Tập trung lại, về cơ bản có 3 loại quan niệm
về phát triển BHYT tự nguyện (Lưu Viết Tĩnh, 2006).

6


Dưới góc độ quản lý đối tượng tham gia, phát triển BHYT tự nguyện là
quá trình mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao tỷ lệ dân số tham gia, tức là
chỉ đơn thuần phát triển về số lượng và tỷ lệ người tham gia (Nguyễn Minh
Hải, 2007).
Dưới góc độ quản lý quỹ, phát triển BHYT tự nguyện là quá trình bảo tồn
và tăng trưởng quỹ BHYT tự nguyện.
Dưới góc độ khác, phát triển BHYT tự nguyện là sự kết hợp giữa gia tăng
về đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT tự nguyện…
Trên thực tế, người ta thường nghĩ theo quan niệm thứ nhất, tức là đồng
nghĩa phát triển BHYT tự nguyện với việc gia tăng số người, gia tăng tỷ lệ người
tham gia. Đi vào nghiên cứu sâu hơn, dưới nhiều góc độ khác nhau, kể cả những
nội dung liên quan đến giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia, đến
chất lượng phục vụ…thì dường như các quan niệm trên phần nào cịn phiến diện.
Bởi vậy, có thể phát biểu một cách tồn diện hơn về phát triển BHYT tự nguyện,
đó là quá trình mở rộng đối tượng tham gia trên cơ sở phát triển mạng lưới cung
ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm cân đối thu - chi quỹ
BHYT tự nguyện (Lê Hoài Thu, 2007).
Phát triển BHYT toàn dân
- Theo Luật Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế toàn dân là việc các đối tượng
quy định trong Luật BHYT gồm 25 nhóm đối tượng đều tham gia BHYT. Luật
quy định từ ngày 01/01/2014 là thời điểm các đối tượng có trách nhiệm tham gia

BHYT, được gọi là lộ trình BHYT tồn dân (Chính phủ, 2013).
- Theo đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 2015 và 2020 do Bộ Y tế chủ trì: Vấn đề bao phủ BHYT tồn dân phải được tiếp
cận đầy đủ trên ba phương diện về chăm sóc sức khỏe tồn dân của Tổ chức y tế
thế giới gồm:
+ Phương diện thứ nhất: Là bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham
gia BHYT.
+ Phương diện thứ hai: Là bao phủ gói quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi
dịch vụ y tế được đảm bảo.
+ Phương diện thứ ba: Là bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm
để giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh (Chính phủ, 2013).

7


2.1.2. Bản chất, ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển BHYT toàn dân
2.1.2.1. Bản chất của bảo hiểm y tế
a. Quy luật số đông
Thông qua quy luật số đông, với việc thực hiện nghiên cứu trên một mẫu
đủ lớn có thể tính tốn được xác suất tương đối chính xác khả năng xảy ra trong
thực tế của một biến cố.
Do vậy quy luật số đông là cơ sở khoa học quan trọng của hoạt động bảo
hiểm. Quy luật này giúp cơ quan bảo hiểm xác định xác suất rủi ro nhận bảo
hiểm, tính phí và quản lý quỹ dự phòng chi trả, đồng thời cũng là điều kiện đạt
được tác dụng phân tán rủi ro.
Trong BHYT quy luật số đơng được biểu hiện số đơng bù số ít, người
khỏe hỗ trợ người yếu, người trẻ hỗ trợ người già và trẻ em (Lưu Thị Thu
Thủy, 2009).
b. Chia sẻ tổn thất
- BHYT là một cơ chế trong đó số đơng cá nhân đóng góp phí BHYT để hình
thành lên quỹ BHYT. Phí đóng góp BHYT là một khoản tiền nhỏ so với phúc lợi mà

người được BHYT nhận được và mức phí phù hợp với đóng góp của nhiều người.
- Nguyên tắc chia sẻ rủi ro dựa trên cơ sở là tất cả phần đóng góp tạo
thành quỹ BHYT để có thể đủ chi phí cho những người hưởng quyền lợi khi
xảy ra ốm đau (Lê Hoài Thu, 2007).
c. Tính bình đẳng của các rủi ro
Để đảm bảo cơng bằng về quyền lợi của mọi người khi tham gia BHYT
cần phải có những quy định về phúc lợi. Tính công bằng được thể hiện thông qua
hàng loạt các quy định về quyền lợi và trách nhiệm (Nguyễn Minh Hải, 2007).
d. Cơ sở tính phí BHYT
Phí đóng góp BHYT được tính tốn căn cứ vào tần suất KCB, tỷ lệ người
tham gia BHYT, chi phí và lãi đầu tư (Nguyễn Minh Hải, 2007).
e. Có đóng có hưởng
Đóng theo thu nhập hưởng theo thực tế khi không may bị ốm đau phải tới
các cơ sở KCB để khám và điều trị bệnh (Nguyễn Minh Hải, 2007).

8


f. Khơng hồn lại
Người tham gia BHYT nếu khơng đi khám chữa bệnh trong thời gian thẻ
có giá trị sử dụng thì khơng được hồn lại phí đã đóng (Lưu Viết Tĩnh, 2006).
2.1.2.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển BHYT toàn dân
BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trị
quan trọng khơng những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế mà còn
là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa cơng tác y tế
nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham
gia khám, chữa bệnh nhân dân.
a. BHYT góp phần phục vụ xã hội
Với mục tiêu là chính sách an sinh xã hội nên thiết yếu là phục vụ xã hội,
phục vụ người dân trong cả nước, những người có hồn cảnh khó khăn tương

thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Phát triển BHYT cho người dân tức là làm cho
người nông dân hiểu được tính nhân văn, nhân đạo, chia rẻ rủi ro với cộng đồng,
giảm bớt gánh nặng về tài chính khi khơng may gặp rủi ro, ốm đau bệnh tật. Do
đó, thu hút nơng dân tham gia BHYT tự nguyện sẽ một phần giúp giải bài toán
thoát nghèo cho người dân (Nguyễn Minh Hải, 2007).
b. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
BHYT là một chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân: BHYT sẽ đảm bảo cho những người tham gia BHYT và các thành viên
gia đình họ những khả năng để đề phịng, ngăn ngừa bệnh tật, phát hiện sớm
bệnh tật để chữa trị và khôi phục lại sức khỏe sau bệnh tật. Vì khi lâm bệnh
người bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, từ những bệnh chưa
nghiêm trọng đến những bệnh tật kinh niên, mãn tính hoặc bệnh hiểm nghèo đã
dẫn đến các khoản chi phí khám chữa bệnh cực kỳ lớn. Có những người bệnh
được sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh,
sử dụng loại thuốc đắt tiền và lưu trú dài ngày tại bệnh viện, những khoản chi phí
này khơng phải ai cũng có thể tự lo liệu được. Đối với những người bệnh có hồn
cảnh nghèo túng thì phải vay mượn để chữa bệnh sau đó trả nợ nhưng bên cạnh
đó cũng có những người khơng có khả năng vay mượn để tiếp tục chữa trị, những
người có điều kiện kinh tế khá hơn hoặc cận nghèo thì sau những đợt bệnh cũng
có thể bị đẩy vào tình cảnh nghèo khó. Đồng thời bệnh tật cũng kéo theo sự mất
mát về thu nhập do người bệnh khơng đủ sức khỏe để làm việc, từ đó đe dọa

9


đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại của người lao động, kế đến là các thành viên ăn
theo trong gia đình, cuối cùng là ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Do vậy
người ta phải đến với BHYT, BHYT phải chi trả toàn bộ hoặc từng phần
những chi phí khám chữa bệnh khổng lồ nói trên, giúp người bệnh vượt qua
cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khỏe và ổn định cuộc sống (Đỗ

Văn Qn, 2008).
c. BHYT góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội
Khi đề ra chính sách nào đó nhà nước sẽ thơng qua nó để thực hiện những
mục đích chính trị tùy theo điều kiện từng quốc gia. Vì vậy chính sách khám chữa
bệnh cho nhân dân hay chính sách BHYT là chính sách thơng qua đó được nhà
nước thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của mình. Thơng qua chính sách BHYT,
những đối tượng, người lao động gặp khó khăn như người nghèo, những người có
cơng, thân nhân sỹ quan, lực lượng vũ trang cũng nhận được phần ưu đãi (Đỗ Văn
Quân, 2008).
d. Góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế
Ngồi việc giúp nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội, BHYT
cịn góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực
y tế. Chính sách này tạo khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho y tế
đồng thời phát triển đa dạng các thành phần tham gia khám chữa bệnh. Đối
tượng tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh khơng phân biệt
trong hay ngồi cơng lập và được quỹ BHYT thanh tốn với mức phí tương
đương (Lê Hồi Thu, 2007).
e. BHYT điều tiết thu nhập
Nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro và ý tưởng nhân văn cao cả của nó đã
loại trừ mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT.
Do vậy BHYT khơng có khoản thu lợi nhuận và khơng vì mục đích lợi nhuận.
Phương thức đồn kết, tương trợ chia sẻ rủi ro phải được thực hiện bằng
sự điều tiết nhằm cân bằng mang tính xã hội. Việc lập ra quỹ khám chữa bệnh và
từng bước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia là từng bước mở rộng phạm vi
cân bằng chia sẻ rủi ro chính là quy trình phân phối lại giữa người khỏe mạnh với
người ốm đau, người trẻ với người già và đặc biệt là người giàu với người nghèo.
Do vậy đối tượng tham gia BHYT không ngừng được mở rộng, phát triển và
định hướng cho những đối tượng khác nhau, không phân biệt giữa người lao

10



động có thu nhập cao với người lao động có thu nhập thấp. Người dân có thể đề
phịng hạn chế bệnh hiểm nghèo, chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân với phương
châm “phịng bệnh hơn chữa bệnh”. Một thói quen không tốt trong cách sống và
nghĩ của người dân Việt Nam đó là chờ bệnh rồi mới chữa, cần phải thay đổi.
Xưa nay rất ít người có điều kiện để định kỳ đến kiểm tra sức khỏe, xem xét tình
hình bệnh tật mà chỉ đến khi bênh tái phát mới đến cơ sở y tế để được chữa trị.
Tham gia BHYT người dân có thể định kỳ được hưởng các chế độ chăm sóc sức
khỏe ban đầu, được kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh tật từ đó
có thể chạy chữa kịp thời mà khơng phải mất hoặc chỉ mất một phần chi phí. Do
vậy đã hạn chế các loại bệnh hiểm nghèo, tránh để bệnh tật rơi vào tình trạng
mãn tính hoặc kinh niên (Lê Hoài Thu, 2007).
g. BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sở
y tế
Trong những năm qua, nguồn thu viện phí do quỹ BHYT thanh toán
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn chi thường xuyên của các cơ sở y tế
(khoảng trên 60%). Nguồn thu này đã góp phần cho các cơ sở y tế chủ động
trong việc phục vụ người bệnh nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Vì vậy hiện
nay ngồi cơ sở y tế cơng lập ký hợp đồng với cơ quan BHYT cịn có cả các
cơ sở y tế dân lập (Đỗ Văn Quân, 2008).
2.1.3. Đặc điểm phát triển BHYT tồn dân
Từ khi Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009, việc tổ chức
triển khai thực hiện BHYT đối với đối tượng tự nguyện tham gia BHYT vẫn
khơng có sự ràng buộc điều kiện tham gia, chỉ có một số thay đổi cơ bản là nhóm
đối tượng học sinh sinh viên, đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo từ BHYT tự
nguyện chuyển sang nhóm tham gia BHYT bắt buộc. Như vậy, từ năm 2010 đối
tượng tự nguyện tham gia BHYT chỉ bao gồm người thuộc hộ gia đình làm nơng,
lâm, ngư, diêm nghiệp; thân nhân người lao động; xã viên hợp tác xã, hộ kinh
doanh cá thể. Mức đóng BHYT của đối tượng tự nguyện tham gia BHYT được

thống nhất một mức không phân biệt thành thị nông thôn, bằng 4,5% mức tiền
lương tối thiểu chung. Do mức đóng chung khơng phân biệt thành thị, nông thôn
nên người dân ở khu vực nông thôn rất khó khăn trong việc tham gia BHYT,
trong khi ngân sách Nhà nước và các tổ chức từ thiện chưa hỗ trợ; ý thức của
người dân đối với công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cịn hạn chế, trong khi đó

11


việc thu BHYT được tổ chức hàng tháng, không quy định điều kiện, do đó chỉ có
nhu cầu khám chữa bệnh, ốm đau người dân mới tham gia; việc tiếp cận dịch vụ
y tế giữa các vùng, miền cịn có sự chênh lệch khá lớn vì vậy mức đóng BHYT
cho nhân dân cần phải phân ra khu vực thành thị và nơng thơn. Để Thực hiện tốt
chính sách BHYT cho đối tượng tự nguyện nhân dân, chính là giúp người dân
sớm thụ hưởng chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, chỉ có thơng qua con
đường BHYT người dân mới thực sự được chăm sóc sức khỏe cơng bằng, hiệu
quả. Xây dựng hệ thống đội ngũ đại lý thu, cung cấp tài liệu hướng dẫn kịp thời
cho đại lý những thay đổi về cơ chế, chính sách, những quy định và yêu cầu
nghiệp vụ của ngành đề ra (Nguyễn Minh Hải, 2007).
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung, thực hiện BHYT tồn dân nói riêng
ln là nhiệm vụ có tính thường xun, lâu dài; phải kiên trì với nhiều hình thức
khác nhau, đa dạng về nội dung, có những minh chứng thực tế để người dân từ
chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và hiểu, tự giác tham gia. Đẩy mạnh
tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ khi thực hiện BHYT toàn dân trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, các cấp, các ngành và trong toàn dân; tập trung vào đối
tượng học sinh, sinh viên, người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế
tư nhân, hợp tác xã và nhân dân; tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền, đoàn thể trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính
sách BHYT (Lưu Viết Tĩnh, 2006).

Theo quy định của Luật BHYT thì có thể tạm phân thành 05 nhóm đối
tượng tham gia BHYT như sau:
- Nhóm 1: Do người lao động đóng 1,5% tiền lương, tiền cơng chủ sử
dụng lao động đóng 3% tiền lương tiền cơng.
- Nhóm 2: Do cơ quan BHYT đóng cả 4,5% mức trợ cấp BHXH hoặc
mức trợ cấp thất nghiệp.
- Nhóm 3: Do ngân sách Nhà nước đóng cả 4,5% Mức lương tối thiểu.
- Nhóm 4: Được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng (tối
thiểu là 30%).
- Nhóm 5: Đóng 100% phí BHYT (Chính phủ, 2005).
Căn cứ vào các quy định pháp luật về BHYT thì có thể thấy sự khác biệt

12


×