Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒNG MINH NAM

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngơ Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày 04 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Đồng Minh Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá
nhân, tập thể trong và ngoài Học viện.
Trước tiên, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Ngô Thị
Thuận. Người đã dành nhiều thời gian và cơng sức trực tiếp hướng dẫn tơi suốt q
trình thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc chọn đề tài, thiết lập bảng câu hỏi cho tới
những công việc cuối cùng để hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Học viện nông nghiệp Việt Nam
đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt hai năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức ủy ban
nhân dân huyện Lạng Giang, Chi cục thống kê huyện Lạng Giang và các xã Quang
Thịnh, Tân Thịnh và Nghĩa Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi về mặt tinh thần cũng
như những góp ý bổ ích để tơi có thể hồn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong luận văn này vẫn không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót nhất định. Kính mong q thầy giáo, cơ giáo, bạn bè tiếp tục đóng
góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 04 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Đồng Minh Nam


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

ix

Danh mục sơ đồ


ix

Danh mục hộp

ix

Trích yếu luận văn

x

Thesis abstract

xii

Phần 1. Mở đầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1.

Mục tiêu chung

2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu

3


1.4.

Những đóng góp mới của luận văn

4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam

5

2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam

5

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan

5

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cam

8

2.1.3.


Ý nghĩa của phát triển sản xuất cam

13

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cam

15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam

21

2.2.

Cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ cam

25

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới

25

2.2.2.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trong nước

27

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện
Lạng Giang

34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

36

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên

36


3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

38

3.1.3.

Kết quả phát triển kinh tế

41

3.1.4.

Đánh giá chung

42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm

44


3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin

44

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin

46

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu

47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

49

4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang

49

4.1.1.


Quy hoạch vùng sản xuất cam

49

4.1.2.

Các hình thức tổ chức sản xuất cam

54

4.1.3.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật

61

4.1.4.

Tiêu thụ sản phẩm

65

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam

67

4.1.6.


Đánh giá tình hình phát triển sản xuất cam ở huyện Lạng Giang

74

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng
Giang

76

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên

76

4.2.2.

Năng lực của chủ thể sản xuất

77

4.2.3.

Sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên ngành

80

4.2.4.


Quản lý thị trường

86

4.3.

Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang

87

4.3.1.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất cam ở huyện Lạng Giang

87

4.3.2.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực

89

4.3.3.

Nâng cao năng lực cho người sản xuất

91

iv



4.3.4.

Tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản xuất và tiêu
thụ cam

92

4.3.5.

Tăng cường công tác khuyến nơng

93

4.3.6.

Hồn thiện việc thực hiện các cơ chế chính sách

94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị

96

5.1.

Kết luận

96


5.2.

Kiến nghị

97

5.2.1.

Đối với nhà nước

97

5.2.2.

Đối với tỉnh Bắc Giang

97

Tài liệu tham khảo

98

Phụ lục

101

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CSHT

Cơ sở hạ tầng

GAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

HTX

Hợp tác xã

HTXDVNN


Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KH

Kế hoạch

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Số lượng

TH

Thực hiện


TL

Tỉ lệ

UBND

Ủy ban nhân dân

VIETGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm



Xã Đoài

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng phân bón giai đoạn kinh doanh theo năng suất cam ......................... 17
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng trên thế giới 2014 - 2016 ............. 25
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2014, 2016 ....... 27
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam quýt trong nước giai đoạn 2014 - 2016 ................. 28
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2016.................................... 29

Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Lạng Giang năm 2016 .......................................... 38
Bảng 3.2

Tình hình lao động, nhân khẩu huyện Lạng Giang giai đoạn 2014-2016 ........ 40

Bảng 3.3

Tình hình phát triển kinh tế huyện Lạng Giang giai đoạn 2014 - 2016 ....... 41

Bảng 3.4. Tình hình đất đai, nhân khẩu các xã điều tra ............................................... 44
Bảng 3.5. Nguồn thông tin thứ cấp............................................................................... 45
Bảng 3.6. Nguồn thu thập số liệu thông tin sơ cấp....................................................... 46
Bảng 4.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất cam huyện Lạng Giang ......... 51
Bảng 4.2. Thực trạng nguồn sử dụng đất của hộ và trang trại trong sản xuất cam
năm 2016 ...................................................................................................... 52
Bảng 4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất cam của ............................................ 54
Bảng 4.4. Số hộ, trang trại và diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Lạng Giang ........... 55
Bảng 4.5. Tài sản của hộ và trang trại sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang ........ 56
Bảng 4.6. Thực trạng đầu tư vốn cho sản xuất cam của hộ và trang trại trên địa
bàn huyện Lạng Giang ................................................................................. 57
Bảng 4.7. Thực trạng liên kết sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang giai
đoạn 2014 - 2016 ......................................................................................... 59
Bảng 4.8. Các hình thức liên kết trong sản xuất cam của hộ và trang trại trên địa
bàn huyện Lạng Giang ................................................................................. 59
Bảng 4.9. Thực trạng liên kết trong tiêu thụ cam của hộ và trang trại trên địa bàn
huyện Lạng Giang ........................................................................................ 61
Bảng 4.10. Nguồn mua giống cam của hộ và trang trại trên địa bàn huyện
Lạng Giang .................................................................................................. 62
Bảng 4.11. Nguồn mua thuốc BVTV và phân bón của hộ và trang trại trồng cam
trên địa bàn huyện Lạng Giang .................................................................... 63

Bảng 4.12. Chi phí đầu tư KTCB cho 1 ha cam của hộ và trang trại trên địa bàn
huyện Lạng Giang ........................................................................................ 64

vii


Bảng 4.13. Diện tích, sản lượng cam tồn huyện trong 3 năm 2014 - 2016 .................. 68
Bảng 4.14. Kết quả sản xuất cam tại 3 xã điều tra giai đoạn 2014 – 2016 .................... 69
Bảng 4.15. Khối lượng cam tiêu thụ huyện Lạng Giang................................................ 71
Bảng 4.16. Đầu tư chi phí bình quân 1ha cam thời kỳ sản xuất kinh doanh của hộ
và trang trại trên địa bàn huyện Lạng Giang................................................ 72
Bảng 4.17. Kết quả, hiệu quả sản xuất cam trên 1ha trong 1 năm thời kỳ kinh
doanh của các hình thức tổ ........................................................................... 73
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến của hộ và trang trại trồng cam về ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên đến sản xuất cam ở huyện Lạng Giang .................................. 76
Bảng 4.19. Thông tin về các chủ hộ, trang trại điều tra năm 2016 ................................ 78
Bảng 4.20. Khó khăn trong vay vốn cho sản xuất cam năm 2016 ................................. 79
Bảng 4.21. Tập huấn kỹ thuật cho sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang ......... 80
Bảng 4.22. Tình hình tham gia các hoạt động khuyến nơng trong sản xuất cam của các
hộ, trang trại điều tra trên địa bàn huyện Lạng Giang năm 2016....................... 81
Bảng 4.23. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật của cơ sở điều tra trong sản xuất
cam năm 2016 .............................................................................................. 83
Bảng 4.24. Bảng so sánh kết quả sản xuất cam giữa hộ tham gia tập huấn với hộ
không tham gia tập huấn .............................................................................. 83
Bảng 4.25. Mức độ nhận biết về khu quy hoạch vùng sản xuất cam của các hộ,
trang trại điều tra trên địa bàn huyện Lạng Giang năm 2016 ...................... 84

viii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tình hình tiêu thụ cam theo thị trường năm 2016 ...................................... 65

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ cam trên địa bàn huyện Lạng Giang ................................. 66

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ xã về công tác xây dựng khu quy hoạch ........................ 50
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ trực tiếp hướng dẫn về công tác khuyến nông phát
triển sản xuất cam huyện Lạng Giang năm 2016....................................... 81

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đồng Minh Nam
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất giải
pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang góp phần bảo tồn và nâng
cao kết quả, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam trong thời gian sắp tới.
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu, khai thác thơng tin từ 67 hộ gia đình, 23 trang trại
sản xuất cùng với 10 cán bộ liên quan đến công tác phát triển sản xuất tại 3 xã: Tân
Thịnh, Quang Thịnh và Nghĩa Hòa hiện nay, các số liệu được thu thập trong khoảng
thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, (số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2012 – 2016; số
liệu sơ cấp thu thập năm 2016, 2017).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, huyện Lạng Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển một số loại cam như cam sành Bố Hạ, Cam đường canh, Cam xã Đoài…
Trước năm 2014 sản xuất cam của huyện hầu như do nông dân sản xuất tự phát, manh
mún nhỏ lẻ. Từ năm 2014 huyện đã quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, diện tích
cam quy hoạch năm 2016 là 1.100 ha. Ngoài hộ sản xuất cam đơn lẻ, nhiều trang trại
sản xuất Cam được hình thành. Các hộ và trạng trại chú ý áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới
về giống, phân bón, chăm sóc và phịng trừ dịch bệnh. Sản lượng cam sản xuất ra chủ
yếu tiêu thụ ở các tỉnh trong nước theo 3 kênh tiêu thụ với các tác nhân tham gia chính
như hộ thu gom, bán bn, bán lẻ… Sản xuất cam trên địa bàn huyện ngày càng tạo thu
nhập ổn định cho người dân, mang lại hiệu quả xã hội và môi trường tốt hơn, bên cạnh
những mặt đạt được thì sản xuất cam trên địa bàn cịn gặp một số hạn chế như: kinh
nghiệm và kỹ thuật của người dân còn nhiều hạn chế trong sản xuất Cam; việc tiêu thụ
sản lượng cam thu được còn phụ thuộc vào thương lái, trên địa bàn chưa có cơ sở trực
tiếp thu mua để xử lý; lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp giảm, do trên địa bàn
huyện đang phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ….
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất cam trên địa bàn là: yếu tố
về tự nhiên, năng lực của chủ thể sản xuất, thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành,
thị trường tiêu thụ cam còn gặp nhiều hạn chế cũng như phải chịu ảnh hưởng của thị
trường chung “được mùa thì mất giá”.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất cam của huyện Lạng Giang nghiên cứu đề ra các

x


giải pháp: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu quy hoạch vùng sản xuất cam hàng hóa trên
tồn địa bàn, tăng cường sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ các cây kém hiệu quả sang
cây cam, đẩy mạnh các dự án xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản
xuất cam, thực hiện xây dựng cơ sở chế biến cam trên địa bàn, tăng cường hỗ trợ về mọi
mặt cho bà con sản xuất. Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các
vùng với nhau, đẩy mạnh công tác hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ sản xuất, đồng thời

tăng cường sự liên kết trong sản xuất giữa các hộ với nhau, giữa các hộ và doanh
nghiệp, công ty. Tiến tới nâng cao hiệu quả sản xuất cam trên địa bàn. Muốn làm được
điều này cần phải tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của địa phường, tăng
cường cử các cán bộ, kỹ sư về nông nghiệp đi học hỏi kinh nghiệm ở các địa phường
khác, trau dồi kiến thức về sản xuất cam, học tập các mơ hình hiệu quả để áp dụng cho
địa phương; tăng cường đào tạo, hướng dẫn cho người sản xuất cam trên địa bàn về các
hoạt động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phải thực hiện một cách đồng bộ, theo
thống kê đầy đủ, tránh bỏ sót; tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về sản xuất, ban
hành những chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất cây cam trên địa bàn.
Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, cũng như tỉnh Bắc
Giang nhằm hỗ trợ phát triển cam tốt nhất trên địa bàn huyện Lạng Giang trong thời
gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dong Minh Nam
Thesis title: Development of Orange production in Lang Giang district, Bac Giang
province
Major: Economics Manage

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study focusses on research and assessment current situation, factors affecting
development of orange in Lang Giang district, Bac Giang province. Therefore,
suggestion solutions develop orange in Lang Giang district which contributes to
conserve and boost result, efficiency in orange production in the future.

Materials and Methods
The study concentrated on analysis information form 67 households, 23 farms and 10
officers who related to orange development activities in three communes: Tan Thinh,
Quang Thinh and Nghia Hoa. Data were collected from 2012 to 2016 (secondary data
from 2012 to 2016, primary data were collected in two years 2016 and 2017).
Main findings and conclusions
The study results show that, Lang Giang district has nature condition adaptation to
develop oranges like Bo Ha, Duong Canh, Xa Doai… Before 2014, orange production
almost was spontaneity from farmers with small scale. From 2014, the district has been
planning concentration production area, orange area planning in 2016 was 1600 ha.
Without small orange producer, many orange farms were established. Households and
farms were interested in application new progressive technology such as seed, fertilizer,
taking care and pest control. Orange yield dominantly supply in the province following
three channels with the main actors were collectors, wholesalers, retailers. Orange
production generated sustainable income for producer and had social and environmental
efficiency. Beside the gain, orange production existed several limitations: experience
and technical of producers were weakness; orange selling depends on middle mans, the
district had not direction outlets; agriculture labor force was decrease due to
development of industrial, commercial and service.
The main factor affecting orange production in the district was: nature condition,
capacity of producer, lacking support from government, orange market limitation and
affected by global market “good harvest, bad price”.

xii


To enhance orange production in Lang Giang district, the study recommended
solution: Force speed of planning master commercial orange production area in whole
the district, strengthen the shift of production structure from inefficiency crop to orange,
boost construction projects and develop infrastructure for orange production, establish

orange manufacturing in the district, enhance support all aspect for producers. Enhance
learning, exchange of production experience between regions, force the technical
instructions activities for producers, while enhancing the links between producers
together, among households and businesses or the company. The aim was improvement
the efficiency of orange production in the district. The result above became the fact
needing: positively boost using efficiency resources of the local, enchantingly sent
staffs, engineers to training at the other local, learn knowledge of orange production,
learn experience from affective models to apply for Lang Giang; enhance training,
instruction for orange producer about new technology and must implement
simultaneously; comprehensive management activities in production, promulgation
support policies to develop orange production.
The study also suggested recommendations for Government, Bac Giang local leader
to support orange production development in Lang Giang district in the future.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cam là lồi cây ăn quả cùng họ với bưởi, nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ
mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Lồi cam là
một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi và quýt. Đây là cây
nhỏ cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-5 cm.
Cam bắt nguồn từ Đơng Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam
Trung Quốc (Vũ Công Hậu, 2000).
Theo SELF NutritionData, 180 gam cam ở dạng đồ tráng miệng nguyên
chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người trong một
ngày. Cam cũng chứa vitamin A, canxi và chất xơ. Vỏ cam dày lớp màu trắng
của nó được gọi là trần bì là một vị thuốc Nam dùng chữa ho.
Trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, nằm ven triền sơng

Thương có một vùng đất bãi phì nhiêu được phù sa bồi đắp, cho một chất đất thật
phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển một số giống cam quý, đặc sản như cam
sành Bố Hạ, cam Đường Canh, cam Vinh, cam Xã Đoài.
Sau 1954, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thành lập các nông, lâm
trường quốc doanh ở miền bắc nhằm khai thác các vùng đất hoang vào sản
xuất nông nghiệp. Năm 1967 Bộ trưởng Bộ nội vụ ký Quyết định số 88-NV
phê chuẩn thành lập 2 thị trấn nông trường trên địa bàn tỉnh Hà Bắc (nay là
tỉnh Bắc Giang) trong đó có Thị trấn Nơng trường cam Bố Hạ đóng trên địa
bàn huyện Lạng Giang chuyên sản xuất cam sành, có thương hiệu đặc trưng,
giống cam quý, thơm ngon bổ dưỡng. Đến năm 2007, Chính phủ ban hành
Nghị định số 118/2007/NĐ-CP về việc giải thể Thị trấn Nông trường Cam Bố
Hạ, huyện Lạng Giang; tồn bộ diện tích đất sản xuất được giao khốn cho
nơng dân và bàn giao địa giới hành chính về xã Quang Thịnh, huyện Lạng
Giang quản lý; từ đó diện tích trồng Cam giảm, giống Cam bị mai một dần
(Chính phủ, 2007).
Qua khảo sát, sản lượng Cam trên địa bàn chưa đáp ứng được với nhu cầu
tiêu thụ của nhân dân trong vùng; các tư thương, hộ kinh doanh tại các chợ trong
huyện Lạng Giang như chợ Bằng (xã Nghĩa Hịa), chợ Kép (xã Tân Thịnh) chợ
Vơi (thị trấn Vôi) chợ Triển (xã Mỹ Thái)... đều phải nhập một lượng lớn Cam có

1


nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc về, mặc dù giá thành sản phẩm thấp hơn
nhưng chất lượng chưa được kiểm định nên tâm lý người tiêu dùng không yên
tâm. Người dân sẵn sàng lựa chọn các sản phẩm Cam có nguồn gốc rõ ràng, được
trồng trong nước theo tiêu chuẩn kỹ thuật, có chất lượng tốt hơn như Cam Vinh,
Cam Xã Đoài, Cam Bố Hạ...
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang từng bước phát triển. Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh

đạo toàn diện trên tất cả các mặt, trong đó ưu tiên thực hiện mục tiêu mở rộng
diện tích cây ăn quả các loại. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạng Giang lần
thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định mục tiêu, nhiệm vụ mở rộng diện tích
trồng cây ăn quả, xây dựng Đề án khơi phục vùng trồng cây Cam Bố Hạ. Để thực
hiện nhiệm vụ trên, huyện đã mời các nhà khoa học khảo sát, thu thập lại giống
Cam; tuyên truyền vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng Cam, tăng cường
các biện pháp chăm sóc cây cam theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, xây dựng mơ hình trang trại trồng cam với quy mô lớn theo hướng sản xuất
hàng hóa để nâng cao thu nhập cho người dân.
Song, do Lạng Giang là huyện nông thôn miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang,
đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ
nhu cầu dân sinh, văn hoá xã hội và cho sản xuất còn yếu kém. Việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến chưa được đầu tư, áp dụng
nhiều vào sản xuất, nên diện tích trồng cam chưa mở rộng, năng suất và chất
lượng chưa cao và không bền vững.
Các nghiên cứu trước đây về phát triển sản xuất cam đã có như Lê Hồng
Ngọc (2015); Đồng Chí Linh (2012)... nhưng được thực hiện ở Hịa Bình, Nghệ
An..., chứ trên địa bàn huyện Lạng Giang, chưa có nghiên cứu nào.
Nhằm góp phần vào cơng tác khơi phục, mở rộng và phát triển sản xuất
cam của huyện thời gian tới, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển
sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp phát triển
sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang góp phần bảo tồn và nâng cao kết
quả, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam.

2



1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất cam;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam trên địa
bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển sản xuất cam
trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về các hoạt động
phát triển sản xuất cam, được thể hiện ở các đối tượng khảo sát sau:
Hộ nông dân, trang trại trồng cam với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm. Hợp tác xã, dịch vụ, các hộ kinh doanh có liên quan đến phát triển sản
xuất, tiêu thụ cam.
Giống và quy trình kỹ thuật trong sản xuất cam.
Các cơ quan chuyển giao khoa học kỹ thuật (khuyến nông; quản lý ngành
nông nghiệp, các Viện nghiên cứu; Trường, Trung tâm chuyển giao TBKT...)
Các cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển sản xuất cam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về mặt không gian: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi huyện Lạng
Giang. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số xã đại diện nằm
trong vùng cam như: Xã Tân Thịnh, Quang Thịnh, Nghĩa Hòa.
* Về mặt thời gian
- Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2010
đến năm 2015, đặc biệt 3 năm gần đây.
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập năm 2015
và 2016.
- Các giải pháp đề xuất đến 2020- 2025.

* Về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng,

3


giải pháp phát triển sản xuất Cam; các giống cam trên địa bàn huyện.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cở lý luận về phát triển sản xuất
cam. Đồng thời đã làm rõ được các nội dung, các bước trong việc quy hoạch
vùng sản xuất cam, các hình thức tổ chức sản xuất cam, tiến bộ khoa học kỹ
thuật, các kênh tiêu thụ sản phẩm và đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế trong sản
xuất cam.
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn
huyện Lạng Giang. Qua đó cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang. Đây là nguồn tham khảo
cho các nghiên cứu tiếp theo về phát triển sản xuất cam.
Nghiên cứu cũng đưa ra được 6 nhóm giải pháp cơ bản, mang tính thực
tiễn cao để thúc đẩy phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CAM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin có
đề cập: Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng
đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn

(Nguyễn Viết Thơng, 2010).
Theo Raaman Weitz cho rằng: Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội (Tổng cục thống kê, 1996).
Với Ngân hàng thế giới thì khái niệm phát triển với ý nghĩa là: Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố
niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước và
cộng đồng (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).
Theo cuốn sách mơ hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn
bền vững, phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật
chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển kinh tế cùng
với những thay đổi về chất của nền kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ. và
những thay đổi về chất của nền kinh tế (Đặng Trung Thuận và Trương Quang
Hải, 1999).
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó
là sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia (Trần Quốc Tuấn, 2013).
Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể
hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu đều

5


thoả mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có mơi
trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được

đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực, khơng có chiến tranh. Nói cách khác
phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các
chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về cơ
hội; đảm bảo các quyền về chính trị và cơng dân là những mục tiêu rộng hơn của
phát triển.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm? (C.Mác and Ph.Ăngghen, 1995).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải
hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì
người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản
xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của
con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người (Trần Đăng Khoa, 2010).
* Phát triển sản xuất:
Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể
hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau: Phát triển sản xuất là
quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất,

thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất

6


lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con
người. Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
Thứ nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
q trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người. Phát triển
sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia
trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trị quan trọng hơn nữa khi nhu cầu
về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện nay
với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm (Trần Đăng Khoa, 2010).
2.1.1.3. Khái niệm phát triển sản xuất cam
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mơ sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ
cấu các mặt hàng (Trần Quốc Tuấn, 2013).
Phát triển sản xuất bao gồm hai khía cạnh: Phát triển theo chiều rộng như
việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải
tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn
kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu
tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của
sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong
nước tương lai hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao
động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thối các nguồn tài
ngun, đảm bảo phát triển bền vững (Nguyễn Đăng Thực, 2009).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tạo ra sự tăng trưởng
và tích luỹ từ nơng nghiệp nơng thơn; góp phần ổn định chính trị - xã hội, nâng

cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân nơng thơn nói chung và trực tiếp giải
quyết tại chỗ vấn đề đói nghèo, giảm nghèo nhanh, thiết thực và hiệu quả (Đào
Thị Mỹ Dung, 2012).
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần lưu ý
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; đảm bảo tính cân đối hài hồ
giữa trồng trọt và chăn ni, hình thành các vùng sản xuất hàng hố tập trung.
Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những thành tựu
khoa học trong sản xuất cây ăn quả đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu

7


cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng ngoại tệ lớn cho
đất nước. Theo cá nhân tôi, phát triển về sản xuất cam là quá trình chọn lọc,
nghiên cứu kỹ càng để nhằm mục đích nâng cao chất lượng giống, chất lượng
chăm sóc và đưa ra được chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất với chi phí và giá
thành phải chăng, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Qua đó cũng với
mục đích nâng cao đời sống cho người trồng cam, cải thiện nền kinh tế của vùng,
miền (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Tóm lại, phát triển sản xuất cam là sự nghiên cứu có kế hoạch, mang tính
chất lâu dài nhằm tăng lên về diện tích, sản lượng cam, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sản xuất, những mặt còn hạn chế trong sản xuất từ đó áp dụng các tiến
bộ khoa học – kỹ thuật, các loại giống mới phù hợp hơn, cải cách các chính sách,
tăng cường cơng tác khuyến nơng để tác động vào chu trình sản xuất, nhằm nâng
cao hiệu quả chăm sóc và hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để
đạt kết quả, hiệu quả sản xuất cao nhất.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cam
a. Đặc điểm sinh học của cây cam
Cây cam là cây trồng cạn, có tính chịu hạn cao, có thể trồng trên những
diện tích khơng thể trồng cây lương thực; với kỹ thuật canh tác hiện nay cây cam

có thể trồng trên diện tích đất dốc vẫn có thể phát triển bình thường.
* Về giống: Kỹ thuật trồng cam cũng lắm công phu, một lão nông trồng cam
kể: với người trồng cam, điều quan tâm đầu tiên là khâu chọn giống cam. Giống
cam được chọn lọc tự nhiên qua nhiều thế hệ. Người trồng cam thường chọn
những cây sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt, không bệnh vàng lá để
nhân giống. Nhân giống thì bằng phương pháp chiết cành chứ chẳng ai gieo bằng
hạt cả.
Trên địa bàn huyện Lạng Giang có nhiều loại giống cam, nhưng có lẽ loại
nhiều người biết đến nhất là cam sành Bố Hạ. Đây giống cam số 1 của đất nước,
đã từng nổi tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu quốc gia được tổ chức ở cố đô
Huế, đã từng một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc, là loại cam thường
chín rộ vào dịp Tết Nguyên Đán, quả màu vàng nâu tươi, hình cầu dẹt, tròn trịa,
đẹp mắt, cùi dày, da hơi sần. Tuỳ theo sự chăm bón và mức độ lâu năm của cây
mà hàng năm, một cây cam có thể cho từ 50 đến 200 quả. Sự hấp dẫn đặc biệt
của loại cam này là mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, tép to mọng nước, ruột

8


vàng đỏ, hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Nhưng đến ngày nay một vùng cam quý
đang dần mai một và có nguy cơ chìm vào lãng qn.
Cam Vinh là tên của một loại trái cây được gắn chỉ dẫn địa lý với địa
danh Vinh (Nghệ An) được bà con lấy giống đưa về trồng tại huyện Lạng Giang,
Bắc Giang. Giống Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của
cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng
da cam. Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam. Cam
chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm tới tết nguyên đán. Cam Vinh thường được dùng để
ăn miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu.
Phần hạt cam cũng được dùng để làm nước gội đầu (Viện Khoa học Nơng nghiệp
Việt Nam, 2014).

Cam Xã Đồi là một đặc sản của xã Nghi Diên (tên nơm là xã Đồi),
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cũng được bà con lấy giống đưa về trồng tại huyện
Lạng Giang, Bắc Giang. Cam Xã Đoài được thu hoạch vào dịp gần Tết. Giống
Cam xã Đồi có hai loại: là giống cam hình quả giống quả nhót và cam hình quả
bầu. Quả cam Xã Đồi không quá to mà trọng lượng chỉ 4-5 quả/1kg, màu vỏ
vàng óng. Các nhà khoa học đã phân tích trên vỏ cam có nhiều túi tinh dầu nên
khi bóc vỏ có mùi thơm đặc trưng. Người bóc quả cam Xã Đồi sau khi bóc dù
đã rửa tay, mùi tinh dầu đó vẫn để lại ở tay. Khi bổ quả cam Xã Đồi có màu mật
ong rừng, ăn có vị ngọt mát, tan nhanh trong miệng, ăn xong vị ngọt đó được lưu
lại trong cổ họng người ăn. Nhiều người ví von vị ngọt đó là "ngọt có hậu" (Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014).
Cam Đường Canh là một giống quýt nhưng từ lâu nhân dân ta vẫn quen
gọi là cam. Cam Đường Canh được trồng ở hầu khắp các địa phương trong nước,
có nơi gọi là cam giấy vì có vỏ mỏng và dai. Tên giống được gọi theo tên địa
phương nơi trồng và chọn lọc. Cam Đường Canh là loại cây sinh trưởng khoẻ, ít
gai hoặc khơng có gai, cây phân cành mạnh, cành nhỏ, có dạng hình lá to hoặc lá
nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đi lá nhọn và dài, gần
như khơng có eo lá; cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m, ra hoa tháng 2-3, thu hoạch
tháng 11-12. Quả hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu
đỏ gấc; giống chín sớm có màu vàng đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng.
Thịt quả mọng nước, ít hạt vách múi hơi dai, ít xơ bã, ngọt mát nếu là giống chín
muộn, giống chín sớm có vị ngọt đậm. Cam Đường Canh là giống có năng suất
cao, trọng lượng trung bình 80 gr–120 gr/quả, thích nghi rộng, trồng được trên núi

9


cao, vùng đồng bằng. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt. Nếu trồng mật độ
dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha (Thơng tin khoa
học cơng nghệ, 2016).

* Chọn đất trồng: Nhìn chung các loại đất trên địa bàn huyện Lạng Giang
khá thích hợp cho phát triển sản xuất cam. Đất trồng cam phải là đất mầu mỡ tơi
xốp, không nấm bệnh, thoát nước tốt song cũng gần nguồn nước để tưới khi cần.
Hố trồng cam thường được đào sâu từ 0,8 đến 1,0m, đường kính của hố từ 1,5
đến 2m. Sau đó, hố được phơi nắng, rắc vơi bột, đổ rác mùn, phân chuồng hoai
mục, lấp đất cho đầy hố rồi hạ cây vào mùa xuân (Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, 2014). Thiết lập vườn cam trên đất dốc cần tạo các băng, luống bậc
thang rộng từ 3-5 m theo đường đồng mức.
* Kỹ thuật chăm sóc: Cây cam được theo dõi, chăm sóc thường xuyên vun
xới, bắt sâu nhổ cỏ, chú ý từng chùm hoa, tán lá. Tuỳ theo độ lớn của từng cây
mà để số quả đậu cho phù hợp để thúc đạm, bổ sung lân hoặc kali. Thu hoạch
cam bao giờ cũng dùng kéo cắt kết hợp với tỉa, xén cành luôn chứ không ai hái
quả bằng bẻ tay hoặc vặt để lại cuống trên cây. Quả hái xong được lau sạch, phân
loại, nhúng cuống vào nước vơi rồi xếp lên cát hoặc sọt để nơi thống mát là có
thể bảo quản được rất lâu. Cứ mỗi vụ thu hoạch cam người trồng cam lại tổng vệ
sinh cho cây, bới xung quanh các gốc cam cho tới rễ con, rồi bón vào gốc: khơ
giầu lạc, nước ốc, hến ngâm thối… rồi lại phủ đất lên để bổ sung dinh dưỡng cho
cây đợi mùa hái quả năm sau (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014).
b. Đặc điểm kinh tế
* Giá trị kinh tế: Cây cam có chu kỳ sản xuất dài, chỉ trồng một lần, đời
sống cơ thể kéo dài và thu hoạch nhiều năm với năng suất cao, giá trị hơn nhiều
so với các loại quả khác. Trong khi đó đầu tư cho cây cam khơng cao, ít sâu
bệnh, độ rủi ro thấp so với các loại cây trồng khác, chính vì vậy cây cam được
đánh giá cao, được lựa chọn đưa vào sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng
hiện nay (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014).
* Giá trị sử dụng: Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước.
Vỏ cam dày có vị đắng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút
nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí
trong một số món ăn. Lớp ngồi cùng của vỏ có thể được dùng làm “zest” để
thêm hương vị cam vào thức ăn (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014).


10


Nước cam hay nước cam vắt, nước cam vắt là một loại thứ uống phổ biến
được làm từ cam bằng cách triết xuất nước từ trái cam tươi. Nước cam có chứa
flavonoid có lợi cho sức khỏe và là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa
hesperidin. Đồng thời trong nước cam cịn chứa nhiều vitamin C, có tác dụng
tăng cường đề kháng, chống mệt mỏi. Nước cam thường có sự thay đổi giữa màu
cam và màu vàng. Trong nước cam có chứa đường, acid hữu cơ, tinh
dầu gồm isoamylic, geraniol, teryrineol… nước cam có vị ngọt, chua, tính mật,
có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu. Là nước giải
khát bổ dưỡng, ngồi ra uống nhiều nước cam cịn giúp tóc khỏe. Các chuyên gia
sức khỏe ở Anh cho rằng chỉ cần uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp cải
thiện làn da, tóc và móng tay vì cam chứa nhiều vitamin C, kali và axít folic.
Vitamin C cần thiết trong quá trình sản sinh ra collagen cùng với siêu dưỡng
chất lutein, những chất trì hỗn q trình lão hóa da. Sắc tố vàng trong cam có
liên quan tới việc giảm tổn hại ở da do ánh nắng mặt trời gây ra, đồng thời được
cho cải thiện độ đàn hồi của da (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014).
Dầu cam, được chế biến bằng cách ép vỏ. Nó được dùng làm gia vị trong
thực phẩm và làm hương vị trong nước hoa. Dầu cam có khoảng 90% dLimonene, một dung mơi dùng trong nhiều hóa chất dùng trong gia đình, cùng
với dầu chanh dùng để làm chất tẩy dầu mỡ và tẩy rửa nói chung. Chất tẩy rửa từ
tinh chất cam hiệu quả, thân thiện với môi trường, và ít độc hại hơn sản phẩm cất
từ dầu mỏ, đồng thời có mùi dễ chịu hơn (Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt
Nam, 2014).
Cam thường được chọn làm quà biếu cho khách, đồ tráng miệng trong
các bữa tiệc, đồ thờ cúng trong dịp lễ tết. Hơn nữa, cam thường thu hoạch vào
dịp giáp Tết Nguyên đán.
* Đặc điểm sản xuất: Một vườn cam được coi là năng suất, chất lượng,
phải đạt 250 -300 tấn quả/ha, cam đều quả, mã vàng đỏ, không nấm bệnh (Viện

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014).
Chọn cây giống: Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh. Ở đồng bằng nên
trồng giống mắt cam ghép trên gốc cam. Vùng đồi trung du chọn giống mắt cam
ghép trên gốc bưởi, vì rễ bưởi khỏe, ăn sâu, chống chịu ngoại cảnh khắc nghiệt
tốt hơn (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014).
Trồng và chăm sóc: Yêu cầu đất trồng có tầng canh tác dày, thành phần
cơ giới nặng, tưới tiêu chủ động. Thời vụ trồng: Tháng 2 - 4.

11


×