Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hội khuyến học thành phố hạ long tỉnh quảng ninh từ năm 2004 đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 115 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THU HÀ

HỘI KHUYẾN HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THU HÀ

HỘI KHUYẾN HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2018
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thị Hải Yến



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và trích dẫn nguồn tài liệu rõ ràng.
Thái nguyên, tháng 08 năm 2019
Người thực hiện
Nguyễn Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình sau đại học và viết luận văn thạc sĩ, trước tiên, tôi
xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất của mình đến các thầy cơ giáo trong
khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi những
kiến thức quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nghiêm Thị Hải Yến - người đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt
thời gian hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn Hội Khuyến học Tỉnh Quảng Ninh, Hội Khuyến học thành phố
Hạ Long, Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, Thư viện tỉnh Quảng Ninh
và các sở ban ngành liên quan đã tích cực giúp đỡ, cung cấp cho tơi những thơng tin

cần thiết để hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đã khích lệ, động viên giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Luận văn là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học của tơi, nên
khơng khỏi có những hạn chế, do đó tơi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy
cô.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH ............. v
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ........................................... 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 5
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 6
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ SỰ THÀNH

LẬP HỘI KHUYẾN HỌC ......................................................................................... 8
1.1. Vài nét về thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ................................................... 8
1.2. Quá trình thành lập Hội Khuyến học thành phố Hạ Long ................................... 13
1.2.1.Cơ sở hình thành Hội khuyến học ..................................................................... 13
1.2.2. Hội khuyến học thành phố Hạ Long ................................................................. 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 29
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC THÀNH PHỐ HẠ
LONG TỈNH QUẢNG NINH (2004 - 2018) ........................................................... 30
2.1. Chủ trương, nhiệm vụ và kế hoạch hành động của Hội khuyến học thành phố
Hạ Long giai đoạn 2004 - 2018 .................................................................................. 30
2.2. Hoạt động khuyến học ở các phường, tổ nhân dân trên địa bàn thành phố Hạ
Long ............................................................................................................................ 37
2.3. Hoạt động khuyến học trong các cơ quan, doanh nghiệp và các trường học ...... 51
2.4. Hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng tiến tới xây dựng xã hội học
tập ............................................................................................................................... 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 70
Chương 3: NHẬN XÉT VỀ HỘI KHUYẾN HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................... 71
3.1. Vai trò của Hội Khuyến học đối với phát triển của thành phố Hạ Long ............. 71
3.1.1. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của thành phố Hạ Long ................................... 71
3.1.2. Phát hiện, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài phục vụ cho công cuộc đổi mới của
thành phố, của đất nước .............................................................................................. 78
3.2. Những thành tựu và khó khăn trong quá trình hoạt động của Hội khuyến học
thành phố Hạ Long ..................................................................................................... 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 91

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 94
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH

:

Ban chấp hành

DHHH

:

Dòng họ hiếu học


GD-ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GĐHH

:

Gia đình hiếu học

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

LĐ-TBXH

:

Lao động và thương binh xã hội

TH

:

Tiểu học


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TTGDTX

:

Trung tâm giáo dục thường xuyên

TTHTCĐ

:

Trung tâm học tập cộng đồng

UBND

:

Ủy ban nhân dân


XHHT

:

Xã hội học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng nguồn quỹ Khuyến học thành phố Hạ Long từ năm 2010 -2015 ..... 34
Bảng 2.2. Thống kê số chi hội khuyến học, hội viên khuyến học ở TP Hạ Long ...... 38
Bảng 2.3: Số gia đình hiếu học, dịng họ hiếu học TP Hạ Long (2007 - 2018) ......... 50
Bảng 3.1: Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế của thành phố Hạ
Long 2010-2018 ........................................................................................ 73
Bảng 3.2: Kết quả bồi dưỡng TTHTCĐ thành phố Hạ Long từ 2010-2015 ............. 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống
hiếu học, đó là một truyền thống vơ cùng quý báu được hun đúc qua hàng nghìn năm
lịch sử. Nhờ truyền thống ấy, mà trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, luôn xuất hiện
những hiền tài, những danh nhân kiệt xuất làm rạng rỡ non sông đất nước.

Trong lịch sử nước nhà, những người học rộng, tài cao luôn được tôn vinh và
coi trọng, được tạo điều kiện phát huy hết tài năng để phục vụ đất nước, các vương
triều phong kiến đã sớm nhận ra rằng, nhân tài luôn gắn với vận mệnh của quốc gia,
của dân tộc. Các đời vua hiền đã luôn tâm niệm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, là
nguồn gốc sự hưng thịnh của đất nước.
Từ ngày có Đảng, nhất là từ khi cách mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền
về tay nhân dân, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã chú trọng nâng cao dân trí, dân chủ,
dân sinh. Bác coi chống giặc dốt cũng khẩn thiết như chống đói, chống giặc ngoại xâm.
Trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, trước lúc đi xa Bác Hồ chỉ
có một ham muốn “Ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân tộc
được hoàn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Bác mong muốn “Dân tộc ta là một dân tộc thông thái”. Trong Thư gửi học sinh trong
ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945,
Bác viết: “Non sơng Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng chính là
nhờ một phần lớn cơng học tập của các em” [54, tr.33]. Bác gửi trọn niềm tin tương
lai đất nước gắn liền với sự học hành của thế hệ trẻ. Thể hiện niềm yêu mến, tin tưởng
vào khả năng và vai trò to lớn của các em trong công cuộc xây dựng đất nước giàu
mạnh. Sau này, bác lại nêu một triết lý sâu sắc hơn “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [39, tr.284].
Trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay, nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đầu tư, khuyến khích, phát triển
giáo dục và đào tạo. Một trong những biện pháp được Đảng và Nhà nước quan tâm đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




là khuyến khích, động viên và tạo điều kiện phát triển rộng rãi hoạt động học tập cho

mọi người.
Nằm ở phía Đơng Bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh có vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh. Thành phố Hạ Long là trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế văn hóa của tỉnh, là vùng đất ẩn chứa nhiều tiềm năng
cho phát triển kinh tế - xã hội. Để khai thác những tiềm năng, có lợi thế riêng, nhanh
chóng hội nhập với các địa phương trên cả nước, các nước trong khu vực quốc tế, thành
phố Hạ Long cần có nguồn nhân lực có tri thức mang trong mình tình u quê hương,
đất nước nồng nàn hết lòng phấn đấu cho sự hùng cường của dân tộc.
Tỉnh Quảng Ninh đã và đang có nhiều chính sách đầu tư, quan tâm đến sự nghiệp
giáo dục, không ngừng đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội
học tập. Thành phố Hạ Long đi đầu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, tạo ra nguồn
nhân lực có chất lượng cao góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạ
Long đã trở thành điểm sáng, là nơi khởi phát những ý tưởng sáng tạo đột phá, luôn đi
đầu và đón trước những xu thế phát triển tồn cầu hiện nay.
Công tác Khuyến học là vấn đề quan trọng được thành phố Hạ Long quan tâm
đặc biệt và ưu tiên hàng đầu nhằm khuyến khích, động viên người tài giỏi, những người
có chí hướng, tâm huyết và có khả năng đẩy nhanh sự nghiệp phát triển quê hương. Là
động lực tạo nên thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, thế hệ kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, làm sáng rõ về quá trình hoạt động của Hội Khuyến
học thành phố Hạ Long từ năm 2004 đến năm 2018 là một việc làm cần thiết nhằm góp
phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho lịch sử địa phương. Qua đó, tác giả
muốn khẳng định vai trị của Hội Khuyến học trong nền giáo dục, kinh tế - xã hội của
thành phố, nhằm xây dựng Hạ Long đạt chuẩn tỉnh văn minh, hiện đại.
Với lý do, tôi quyết định chọn đề tài: “Hội Khuyến học thành phố Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2004 đến năm 2018” để thực hiện luận văn Thạc sĩ Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu của mình, trước tiên tơi đã tiến hành
khảo cứu các cơng trình khoa học đã được cơng bố liên quan trực tiếp đến nội dung và
hướng nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở tìm hiểu nguồn tài liệu, vấn đề khuyến học


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đã được một số tác giả nghiên cứu qua các bài viết. Trong đó kể đến các cơng trình sau:
Năm 1998, nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản cuốn sách, Việc đào tạo và
sử dụng quan lại triều Nguyễn từ 1802 đến 1804 của tác giả Lê Thị Thanh Hịa. Nội
dung cuốn sách đề cập về chính sách giáo dục và sử dụng người tài dưới triều Nguyễn.
Năm 2000, nhà xuất Văn hóa thơng tin đã giới thiệu bạn đọc cuốn sách, Văn bia
Quốc Tử Giám do tác giả Đỗ Văn Ninh biên soạn, giới thiệu phần dịch của các văn bia
tiến sĩ còn được lưu giữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội. Qua cuốn sách này,
ngồi thơng tin về những người đỗ tiến sĩ, trạng ngun, người đọc cịn thấy được cách
thức khuyến khích, trọng dụng người tài trong lịch sử phong kiến.
Năm 2004, nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đã in cuốn sách, Khuyến
học của tác giả Fukuzaoa Yukichi với nội dung về chính sách Khuyến học, cũng như
cơng tác xây dựng tổ chức khuyến học, vai trò, ý nghĩa của hoạt động này.
Năm 2006, nhà xuất bản Giáo dục giới thiệu bạn đọc cuốn sách, Lịch sử giáo
dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 của tác giả Nguyễn Đăng Tiến.
Nội dung cuốn sách cung cấp cho người đọc tình hình giáo dục nước nhà trước Cách
mạng, truyền thống hiếu học của dân tộc và khái quát đơi nét về hình thức khuyến khích
người hiền tài.
Năm 2006, nhà xuất bản Văn học in ấn cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư, phản
ánh lịch sử Nho học trong đó đề cập đến những hình thức Khuyến học, khuyến tài
nhưng chưa đi sâu.
Những tác phẩm của Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước mang
tính định hướng việc khuyến khích, động viên học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân
dân không ngừng học tập.
Năm 1993, nhà xuất bản Lao động xã hội xuất bản cuốn sách, Quảng Ninh đất

và người của tác giả Nguyễn Hồng Quân chủ biên, đã có một phần giới thiệu về con
người Hạ Long hiếu học, kiên cường trong lịch sử.
Năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xuất bản cuốn Địa chí Quảng
Ninh tập I, II, III. Có một phần giới thiệu về lĩnh vực giáo dục của tỉnh Quảng Ninh, đề
cập đến truyền thống hiếu học của nhân dân trong tỉnh.
Năm 2013, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách, Lịch sử Đảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




bộ thành phố Hạ Long 1930-2010. Cuốn sách có một mục giới thiệu về vùng đất con
người và truyền thống. Đây là cơng trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ nên lĩnh vực giáo
dục không được đề cập nhiều
Năm 2013, nhà xuất bản Xã hội đã xuất bản cuốn, Văn hóa Hạ Long trên vùng
đất Quảng Ninh do tác giả Trần Trọng Hà chủ biên. Nội dung cuốn sách khái quát sơ
lược về văn hóa giáo dục thành phố.
Báo Quảng Ninh từ năm 2004 đến 2018, số bài báo phản ánh về hoạt động Hội
Khuyến học có thể kể đến như:
“Chuyện một gia đình văn hóa kiểu mẫu” của nhà báo Hoàng Nhi đăng trên báo
Quảng Ninh hàng tuần số 285 (ngày 1/7/2007), tác giả giới thiệu gia đình bác Hà Quang
Hợp tổ 2, khu 8 phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long có đơng con cháu, ai cũng ngoan
ngỗn, học giỏi, thành đạt.
“Điểm sáng phong trào Khuyến học khuyến tài” của tác giả Minh Thu đăng trên
báo Quảng Ninh hàng tuần số 7097 (ngày 28/10/2008), khẳng định vai trò của hoạt động
Khuyến học trong sự phát triển xã hội. Để lan tỏa phong trào, hội khuyến học đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động tham gia công tác khuyến học.
“Bí quyết từ Khuyến học” của tác giả Minh Hà đăng trên báo Quảng Ninh hàng
ngày số 8292 (ngày 12/9/2012), bài viết trình bày hoạt động khuyến học khuyến tài tại

trường Tiểu học Hạ Long, thành phố Hạ Long, có tác dụng thúc đẩy phong trào học
tập của các em học sinh.
“Niềm đam mê sáng tạo ở Chuyên Hạ Long” của tác giả Như Hoa đăng trên báo
Quảng Ninh hàng ngày số 8769 (ngày 4/4/2014), viết về sự say mê học tập, tự học,
nghiên cứu khoa học của các em học sinh trường Chuyên Hạ Long.
“Những gia đình hiếu học tiêu biểu” tác giả Lan Anh viết đăng trên báo Quảng
Ninh hàng ngày số 9384 (ngày 6/4/2016), giới thiệu một số gương điển hình gia đình
hiếu học, dù kinh tế khó khăn nhưng các gia đình quyết tâm ni con ăn học thành tài.
Tuy nhiên, trên cơ sở tìm hiểu về các cơng trình khoa học, các ấn phẩm đã được
cơng bố có nội dung liên quan đến vấn đề luận văn lựa chọn nghiên cứu, tôi thấy rằng:
Thứ nhất, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện về hoạt động khuyến học khuyến tài ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Thứ hai, số tài liệu tham khảo đã được in ấn, xuất bản khơng nhiều, nội dung tản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mạn vì thế để hồn thành luận văn, tác giả xác định khai thác chủ yếu tài liệu lưu trữ tại
thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và tài liệu điền dã do tác giả trực tiếp thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hội Khuyến học là tổ chức xã hội của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
- Về thời gian : Phạm vi nghiên cứu của đề tài trong thời gian 15 năm từ năm
2004 - 2018 trên địa bàn thành phố Hạ Long. Năm 2004 là mốc hội Khuyến học tỉnh
Quảng Ninh được thành lập.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài

- Nguyên nhân ra đời của hội khuyến học ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Hoạt động của hội khuyến học và xây dựng xã hội học tập từ năm 2004 đến
năm 2018.
- Vai trò của hội khuyến học thành phố Hạ Long đối với sự phát triển giáo dục,
kinh tế - xã hội
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Tài liệu thành văn: Các cơng trình khoa học như sách, báo, tạp chí, luận văn đã
được công bố liên quan đến nghiên cứu luận văn.
Tài liệu lưu trữ: Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX,
X, XI; các Chỉ thị và Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề xã hội hóa giáo dục
và các vấn đề liên quan đến khuyến học. Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của UBND
tỉnh Quảng Ninh, Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh, được lưu trữ tại văn phòng Tỉnh
ủy.
Báo cáo tổng kết, hướng dẫn của UBND thành phố, phòng giáo dục và đào tạo
thành phố Hạ Long về hoạt động khuyến học lưu tại văn phòng Hội Khuyến học thành
phố.
Báo cáo về khuyến học và xây dựng xã hội học tập ở các phường, tổ, khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




phố, gia đình dịng họ trong thành phố Hạ Long lưu tại văn phòng Hội Khuyến học
thành phố.
Tư liệu điền dã: Kết quả thực địa và phỏng vấn nhân chứng thuộc Hội Khuyến
học tổ khu phố trên địa bàn thành phố Hạ Long.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic,

là hai phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu đề tài:
Phương pháp lịch sử: Trong quá trình nghiên cứu về Hội Khuyến học thành phố
Hạ Long, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử nhằm phân tích, đánh giá về hoạt
động của Hội Khuyến học thành phố theo logic thời gian.
Phương pháp logic: Tác giả nghiên cứu về hoạt động của Hội Khuyến học thành
phố Hạ Long từ năm 2004 đến năm 2018. Trên cơ sở phân tích thực tiễn dựa trên nguồn
tài liệu khoa học, tác giả khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và đề xuất
phương hướng trong quá trình hoạt động và phát triển của Hội Khuyến học thành phố
Phương pháp điền dã:
Tác giả đã lập phiếu điều tra, lấy ý kiến của các thành viên thuộc thuộc Hội
Khuyến học thành phố để thấy được hoạt động hiệu quả các kế hoạch đã triển khai ở
Hội Khuyến học các cấp.
Thực hiện phỏng vấn nhân chứng.
Ngồi ra, tác giả cịn kết hợp các phương pháp khác như: Phương pháp tổng hợp
và xử lý tài liệu thống kê, phương pháp phân tích để thấy được quá trình hình thành và
phát triển của hội khuyến học; Mối liên hệ giữa hội khuyến học với các ban ngành, đồn
thể. Tìm ra vai trị của hoạt động khuyến học với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong sự
phát triển xã hội ở thời kỳ đổi mới, để rút ra nhận xét, kết luận.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể về hoạt động
khuyến học của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là kênh thông tin đóng góp đề xuất những
giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh của hội khuyến học khuyến tài phát triển
trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




- Luận văn là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử địa phương.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục luận văn gồm
3 chương:
Chương 1. Khái quát về thành phố Hạ Long và sự thành lập Hội Khuyến học.
Chương 2. Hoạt động của Hội Khuyến học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
(2004 - 2018)
Chương 3. Nhận xét về Hội Khuyến học ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ SỰ THÀNH LẬP
HỘI KHUYẾN HỌC
1.1. Vài nét về thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Hạ Long là trung tâm tỉnh Quảng Ninh, có vi trí địa lý từ 20°40’ đến
21°02’ vĩ độ bắc và từ 106°55’ đến 107°13’kinh độ đông. Thành phố nằm gần hai đô
thị lớn nhất miền Bắc là thủ đơ Hà Nội (165km), Hải Phịng (70 km). Phía đơng Hạ
Long tiếp giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp
huyện Hồnh Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long.
Người tiền sử đã xuất hiện trên Vịnh Hạ Long từ rất lâu. Qua nhiều năm khảo
cổ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang
tên Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long trên khu vực vịnh cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực
lân cận một thời từng là cái nôi văn hóa của nhân loại.
Vùng đất trung tâm của thành phố ngày nay, xưa kia chỉ là một làng chài ven
biển với các hịn đảo nhỏ có những bụi gai đan xen vì vậy có tên cũ là Hịn Gai - hòn
đảo nhiều cây gai. Sau ngày thực dân Pháp chiếm đóng và mở mỏ khai thác than, phố
Hịn Gai hình thành, do một quan bang người Việt cai quản, nhưng thực quyền đều

nằm trong tay viên Đại úy người Pháp.
Ngày 19/7/1946, tạm lập tại tỉnh Quảng Yên một khu Đặc biệt gọi là Khu đặc
biệt Hòn Gai.
Tháng 3/1947, Trung ương quyết định hợp nhất Khu đặc biệt Hòn Gai với
Quảng Yên thành tỉnh Quảng Hồng.
Ngày 30/10/1963, hợp nhất tỉnh Hải Ninh và Khu Quảng Hồng, lấy tên là tỉnh
Quảng Ninh (theo Nghị quyết của Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 7)
Ngày 27/12/1993, thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh trên
cơ sở thị xã Hồng Gai. (theo Nghị định số 102/NĐ-CP của Chính phủ)
Thành phố Hạ Long có diện tích hơn 650 km², trong đó diện tích đất tự nhiên là
271,95 km². Địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu
đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải
đảo. Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đơng bắc chiếm 70% diện tích đất của thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh
cao nhất là 504m; vùng ven biển ở phía nam có quốc lộ 18A; vùng hải đảo là toàn bộ
vùng vịnh. Thành phố trải dài và chia làm hai khu vực chính: phía đơng và phía tây
ngăn cách bởi eo biển Cửa Lục là cầu Bãi Cháy - một trong năm cây cầu dây văng một
mặt phẳng có khẩu độ lớn nhất thế giới. Bãi Cháy xưa cũng là một hòn đảo nay có
đường biển nối với các phường phía tây. Đảo Tuần Châu nằm trong Vịnh Hạ Long có
đơng dân cư cũng đã có đường lối với đất liền. Phía đơng thành phố là trung tâm chính
trị, hành chính, thương mại và công nghiệp khai thác than của tỉnh và thành phố. Phía
tây là trung tâm du lịch, dịch vụ; có khu cơng nghiệp đóng tàu, khu sản xuất vật liệu,
cảng biển với công suất lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia.
Hạ Long thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 23,7 °C. Lượng mưa trung bình 1.832 mm, phân bố không đều

giữa mùa hè và mùa đông, lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 khoảng 350mm.
Do nằm trong vùng biển có hàng nghìn hịn đảo đá lớn, nhỏ bao bọc, nên ở đây ít chịu
ảnh hưởng của những cơn bão lớn, cấp lớn nhất có sức gió cấp 9-10.
Hạ Long cịn nổi tiếng với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, đặc biệt là
than. Người dân Quảng Ninh ai cũng thuộc câu ca:
“Hồng Gai than lắm, cá nhiều
Bao nhiêu bể, núi, bấy nhiêu bạc vàng”
Tài nguyên rừng Vịnh Hạ Long phong phú, đa dạng gồm các loài ngập mặn, các
loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi
hoặc mọc ở hang hay khe đá. Trong đó có các lồi thực vật đặc hữu, như thiên tuế, cọ,
khổ cử đại nhung, móng tai, ngũ gia bì, hài vệ nữ hoa vàng.
Thành phố Hạ Long nằm trong khu vực có trữ lượng than lớn nhất Việt Nam.
Các mỏ than phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và Đơng Bắc trên địa bàn phường
Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu và Hà Phong. Ngoài ra, than còn phân bố trên
địa bàn các phường Việt Hưng, Đại Yên, Cao Thắng. Tổng trữ lượng than hiện nay
ước tính khoảng 592 triệu tấn, trong đó 270 triệu tấn nằm ở vị trí thuận lợi cho khai
thác, chiếm khoảng một nửa trữ lượng than có vị trí tốt của Việt Nam [17, tr.18].
Ngoài than, thành phố Hạ Long cịn có các nguồn khống sản khác, trong đó nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




nhất là đá vôi. Đá vôi phần lớn nằm trên các đảo và dưới dạng các nền đá mới với trữ
lượng khoảng 1,3 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở địa bàn phường Hà Phong và phường Đại
Yên. Hạ Long cịn có trữ lượng đất sét khoảng 41,5 triệu m3 phân bố chủ yếu ở phường
Giếng Đáy và Hà Khẩu với chất lượng tốt dùng để sản xuất xi măng, gạch và ngói.
Các sơng chính chảy qua địa phận thành phố có sơng Diễn Vọng, Vũ Oai, Hốt,
Man, Trới và đều đổ vào vịnh Cửa Lục, rồi chảy ra Vịnh Hạ Long. Sông và suối ở đây

đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Chế độ thủy triều của vùng biển Hạ Long,
chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ. Nhiệt độ nước biển ở lớp
bề mặt trung bình 18 °C đến 30,8°C, độ mặn nước biển trung bình 21,6%. Tài nguyên
nước của thành phố tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập với tổng dung tích gần 110
triệu m3(thời điểm đo tháng 8/2010), hồ Khe Cá tại phường Hà Tu. Đây là nguồn cung
cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước sinh hoạt cho phía đơng
thành phố là từ đập Diễn Vọng và hồ Hịa Bình, phía tây thành phố là đập Thác Nhịng
trên sơng Trới. Ngồi ra, cịn có các hồ điều hịa tạo cảnh quan cho thành phố như Yết
Kiêu, Ao Cá - Kênh Đồng,…
Thành phố Hạ Long nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, bao gồm 1.969 hịn đảo
lớn nhỏ với tổng diện tích 1.553 km2, từ trên cao nhìn xuống Vịnh Hạ Long như một
bức tranh thủy mạc khổng lồ vơ cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt
mỹ, tài hoa của tạo hóa, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng trở
thành những tác phẩm điêu khắc, hội họa hồn mỹ với mn hình dáng vẻ u kiều,
hùng vĩ, tiêu biểu như hòn Rồng, hòn Trống Mái…. Tiềm ẩn trong các đảo đá ấy là
những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng
Sốt…Đây thực sự là những lâu đài của tạo hóa giữa chốn trần gian được đại thi hào
dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Vịnh Hạ Long
với các giá trị thẩm mỹ và địa chất tồn cầu, Hạ Long cịn mang trong mình nhiều
danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa. Đây chính là nguồn tài nguyên quan
trọng để thành phố bên bờ di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới phát triển du lịch và
thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với thành phố biển xinh đẹp này.
Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới với các giá trị thẩm mỹ nổi bật mang tầm vóc quốc tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai được công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới với các giá trị địa chất, địa mạo
Tháng 7 năm 2003, Vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới
xếp hạng là một trong 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới
Năm 2011, vịnh Hạ Long được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên
mới của thế giới
Ngoài ra, theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, Vịnh Hạ
Long chứa đựng nhiều giá trị sinh học, lịch sử văn hóa.
Với diện tích đất bãi triều lớn ở Cửa Lục và Yên Cư, khu vực quanh đảo Tuần
Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản, như tôm,
cá, ngọc trai, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngồi ra, vịnh Hạ Long là một
vịnh kín với nhiều loài rắn biển, 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 lồi
giáp xác, trong đó có nhiều loài mang giá trị kinh tế cao như cá thu, tôm, mực, ngọc
trai, bào ngư và hàu. Các rạn san hô trong vịnh cũng rất phong phú với 117 loại san hơ
thuộc 40 họ và 12 nhóm khác nhau cùng sinh sống. Vì vậy, vùng biển ngồi khơi của
Vịnh Hạ Long là một trong 4 ngư truờng lớn của Việt Nam.
Ngoài Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch quan trọng nhất, thành phố cịn có
các nguồn tài ngun văn hóa và du lịch khác. Ba tài sản văn hóa vật thể quan trọng
của thành phố Hạ Long là quần thể núi Bài Thơ, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
và chùa Lơi Âm. Những tài sản văn hóa này được khách du lịch trong nước biết đến
rộng rãi.
Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ,
Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Khai thác than được xem một thế mạnh
của thành phố với nhiều mỏ lớn như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, lượng than
khai thác mỗi năm ước đạt trên 10 triệu tấn. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng
tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh cơng nghiệp
đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản.
Thành phố Hạ Long là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và
vùng Đông Bắc Tổ quốc với hệ thống giao thơng đường bộ có chất lượng, hạ tầng kỹ
thuật tương đối đồng bộ, khá hoàn chỉnh, như: quốc lộ 18A đi Cẩm Phả, các huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




miền Đơng và một phía đi Hải Dương, Bắc Ninh; quốc lộ 10 đi Hải Phịng, Thái Bình,
Nam Định. Quốc lộ 279 từ Bắc Giang qua Hoành Bồ, đến Hạ Long…Hệ thống cảng,
bến tàu du lịch có khả năng đón nhận các loại tàu nội địa, tàu viễn dương có trọng tải
lớn. Có một số bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thủy phi cơ.
Với vị trí địa lý thuận lợi, thành phố Hạ Long sở hữu nguồn tài nguyên phong
phú, đa dạng, nên từ lâu đã có con người cư trú. Theo xác định của các nhà khảo cổ
học, thì nơi đây vào thời đại đá mới cách ngày nay từ 3.000 đến 5.000 năm, đã có một
nền văn hóa tiền sử - Văn hóa Hạ Long. Trước Văn hóa Hạ Long, nhiều di chỉ lại chứng
tỏ có người ở sớm hơn, tiêu biểu là di chỉ Soi Nhụ. Lớp cư dân tạo lập nên những nền
văn hóa ấy có thể coi là lớp cư dân bản địa, một bộ phận của người Việt cổ. Ngoài
những người Việt cổ, vùng này, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, luôn là địa bàn hấp
dẫn, thu hút người dân thuộc các tộc người khác nhau từ nhiều miền đất khác nhau đến
làm ăn sinh sống.
Hạ Long là địa phương có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, ngoài dân
tộc Kinh chiếm đa số, cịn có 15 dân tộc khác gồm: Tày, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán
Dìu, Mường, Thái, Nùng, Hán, Thổ, PaKo, Sán Chỉ, Thái Thổ, Thanh Y, H Mông với
830 nhân khẩu sống chủ yếu ở các phường Hà Phong, Đại Yên, Việt Hưng, Hà Khánh.
Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn được tạo điều kiện ổn định. Dân số
của thành phố Hạ Long tính đến năm 2013 là 229.300 người. Thêm vào đó, do số
lượng lớn gồm lao động nhập cư, khách du lịch, sinh viên đang theo học tại các cơ sở
đào tạo trên địa bàn thành phố, dân số thực tế của Hạ Long cao hơn so với dân số
trung bình theo báo cáo khoảng 130 nghìn người, trong đó gồm khoảng 60 nghìn
người là lao động. Trong năm 2013, mật độ dân số Hạ Long là xấp xỉ 870 người/km2
là địa bàn có dân số lớn nhất của tỉnh Quảng. Đặc biệt, ở các phường thuộc phía Đơng
của Thành phố như Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Cao Thắng và Yết Kiêu [17, tr.180].

Sở hữu cơ cấu dân số trẻ, là cơ hội lớn để Hạ Long có thể đáp ứng một cách đầy đủ
những nhu cầu cần thiết về nhân lực cho quá trình phát triển của mình. Với sự hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các thề hệ trẻ của thành phố có
thêm nhiều cơ hội để có thể học hỏi, giao lưu và phát triển những kỹ năng của mình
ở mức cao nhất có thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Có thể thấy, Hạ Long có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên phong phú.
Trong tất cả các nguồn tài nguyên đó, Vịnh Hạ Long rõ ràng là nguồn tài nguyên nổi
bật nhất, nguồn tài nguyên chính hỗ trợ ngành du lịch. Trong tương lai, Hạ Long sớm
trở thành một trong những trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tồn diện, hiện
đại, bền vững ở trong nước và khu vực.
1.2. Quá trình thành lập Hội Khuyến học thành phố Hạ Long
1.2.1.Cơ sở hình thành Hội khuyến học
“Quảng Ninh có thể coi là một trong những mảnh đất kỳ lạ của hành tinh, một
sản phẩm có một khơng hai vừa là tạo hóa, vừa là của con người. Nơi đây, những bờ
cát, những con sóng đều thấm đượm những hạnh lạc và ưu tư, những nước mắt và nụ
cười, những giọt mồ hôi và máu đỏ của bao nhiêu con người” [36, tr.1].
Quảng Ninh với những con người kiên cường, dũng cảm, bất khuất, giàu tình
nhân ái đã không ngừng phát huy truyền thống của dân tộc, viết nên những trang sử vẻ
vang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đó là niềm tự hào và
cũng là truyền thống tốt đẹp của quê hương. Thành phố Hạ Long lại là nơi có nhiều lợi
thế nhất của tỉnh, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Gắn liền
với sự phát triển trên, ngành giáo dục và đào tạo đã có những thành tựu lớn trong sự
nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Trong một kỳ thi đình năm 1374 - đời Trần Dụ Tông, Đông Triều đã giành được

2 trong 3 vị trí “Tam khơi” của cả nước (1 Thám hoa, 1 Bảng nhãn). Lê Hiến Phủ đỗ
Bảng nhãn, Trần Đình Sâm đỗ Thám hoa.
Thời Lê, nhất là thời vua Lê Thánh Tông, vùng An Bang phát triển hưng thịnh,
nhiều người đỗ đạt cao. Ví như Nguyễn Vũ (tức Nguyễn Dao) người làng Phúc Đa
(Đông Triều) đỗ Tiến sĩ khoa Quý Dậu (1453), Vũ Phi Hổ người làng Cư Xá (Tựa Xá
- Hoành Bồ) đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1511), Phạm Đốc Hải (Tiên Yên) cả hai bố con
đỗ Tiến sĩ năm 1538. Yên Hưng là nơi có nhiều người học cao và đỗ đạt dưới thời nhà
Nguyễn.
Đến thời thuộc Pháp, cùng với sự hình thành khu cơng nghiệp mỏ thì giáo dục
cũng phải phát triển, song thực dân Pháp đã thực hiện ở đây một chính sách ngu dân
rất triệt để. Vùng mỏ với mơ hình cơng trường thủ cơng thời trung cổ, với đánh đập và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




cúp phạt, đã thành một “địa ngục trần gian”, người phu mỏ suốt đời mù chữ. Pháp
thống trị cả vùng mỏ Hịn Gai, Cẩm Phả, ng Bí và cả tỉnh Hải Ninh khơng có nổi
một lớp ở bậc tiểu học, người dân không thực hiện được khát vọng học của mình đã
phải thốt lên:
“Thân mình dốt nát đã xong
Muốn con được học mà khơng có trường”
(Ca dao vùng mỏ)
Chỉ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự nghiệp giáo dục mới được chú ý.
Khi tình hình chính trị - xã hội còn chưa ổn định, kinh tế và đời sống cịn rất gieo neo,
phong trào tồn dân đi học đã diễn ra. Cuộc kháng chiến trường kỳ, từ vùng căn cứ du
kích đến vùng tạm bị địch chiếm đóng, các lớp bình dân học vụ vẫn liên tiếp được tổ
chức.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gặp nhiều khó khăn, gian

khổ nhân dân Quảng Ninh vừa chống giặc ngoại xâm, song cũng luôn quan tâm đến đến
giáo dục. Từ năm học 1965-1966 tỉnh đã mở lớp chuyên tốn ở Đơng Triều, năm 1990
thành lập trường cấp III chuyên tỉnh (nay là trường Chuyên Hạ Long), chứng tỏ các cấp
ủy, chính quyền sớm nhận thức được việc đào tạo nhân tài cho địa phương.
Như vậy, trước ngày giải phóng Quảng Ninh là một vùng giáo dục rất chậm phát
triển, đến khi hịa bình lập lại tồn dân lại nơ nức đi học. Sự nghiệp giáo dục tuy có
những bước gập ghềnh, những năm khủng hoảng kinh tế - xã hội, song nhìn chung đã
liên tục phát triển. Các ngành học, các cấp học đã đi từ thấp đến cao từ hẹp đến rộng,
ngày càng phát triển vững chắc và trải qua non nửa thế kỷ đã xoá được nạn mù chữ,
nhiều thị xã, thị trấn phổ cập được trung học cơ sở, hàng chục trường cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp và hàng chục trường dạy nghề cùng với hàng chục lớp đại học mở tại
địa phương đã tạo nên một hiệu quả to lớn: mặt bằng dân trí được nâng cao, hàng vạn
người lao động có kỹ thuật cùng hàng nghìn người được đào tạo ở trình độ đại học hàng
năm đã tạo nên một nguồn nhân lực sung sức, nối tiếp các thế hệ của tỉnh.
Trong thành quả chung của cách mạng, thành tựu giáo dục là sự tự hào. Vùng
Đông Bắc xưa tăm tối, nay thành tựu đó được khẳng định. Với xu thế tồn cầu hóa diễn
ra mạnh mẽ, nhận thức được sứ mệnh phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó, thành phố Hạ Long đã
đặt quyết tâm cao, ưu tiên các nguồn lực để tập trung đầu tư cho hạ tầng giáo dục, quyết
tâm tạo chuyển biến căn bản về công tác giáo dục và đào tạo như: ưu tiên đặc biệt cho
hạ tầng giáo dục, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng, đào tạo các thế hệ
trẻ có đủ tâm - tầm - tài cho thành phố nói riêng và đất nước nói chung.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, trong q trình phát triển của nền giáo dục cách
mạng, sự nghiệp giáo dục Quảng Ninh có nhiều nội dung đặc biệt và mang tính đặc

thù. Đó là sự nghiệp giáo dục ở miền núi, ở hải đảo và ở các làng chài lênh đênh trên
biển, ở vùng đồng bào dân tộc Hoa. Sự phát triển giáo dục luôn chênh lệch giữa các
vùng cũng là một tình trạng cố hữu. Đây là áp lực và thách thức rất lớn của ngành giáo
dục tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng.
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cùng những khó khăn chung về kinh tế
- xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục của nước nhà thời kỳ đó cũng đối diện với
nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, với bản lĩnh trí tuệ của mình, Đảng và Nhà nước
ta đã vững vàng trèo lái con thuyền cách mạng vượt qua những khó khăn, thử thách.
Tháng 12/ 1986, Đại hội VI của Đảng quyết định đường lối đổi mới toàn diện.
Đổi mới về kinh tế được thực hiện song song với đổi mới trên các mặt khác như hành
chính, chính trị, văn hóa, giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
lần thứ 2 (khóaVIII) và Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IX) khẳng định: “ Cùng với
khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [71, tr.107].
Giáo dục - đào tạo là chìa khóa để tiếp thu khoa học công nghệ là động lực để
phát triển kinh tế - xã hội. Để giáo dục và đào tạo phát triển, cần thay đổi tư duy giáo
dục, các quan điểm, đường lối, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp
dạy học, phát huy tính tích cực và năng lực tự học của học sinh,… nhằm hoàn thành sứ
mệnh đào tạo nguồn nhân lực, phát triển tự do và toàn diện con người, đưa đất nước
từng bước phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luồng gió đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI nhanh chóng được quán triệt
triển khai, làm thay đổi sâu sắc các mặt hoạt động trong công tác giáo dục. Tạo bước
phát triển vững chắc, làm nền tảng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




dưỡng nhân tài.

Đầu năm 1995, trước yêu cầu chấn hưng nền giáo dục, Đảng chủ trương “huy
động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng
nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước…”. Ý tưởng về việc thành lập một tổ chức
xã hội có chức năng hỗ trợ các hoạt động dạy và học trong hệ thống giáo dục học
đường, vận động người dân đi học để nâng cao dân trí, phát triển sản xuất… đã chín
muồi. Ban vận động thành lập một Hội có chức năng hỗ trợ và khuyến khích phát triển
giáo dục đã hình thành và hoạt động.
Ngày 30/4/1995, Ban Vận động gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ xin
phép thành lập Hội Khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam.
Ngày 29/2/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 122/TTg, duyệt y
việc thành lập Hội Khuyến khích và Hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội
Khuyến học Việt Nam).
Ngày 2/10/1996, Đại hội thành lập Hội Khuyến học Việt Nam đã được tổ chức
tại Hà Nội. Hội Khuyến học Việt Nam, là tổ chức xã hội tự nguyện của những người
tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học góp phần xây dựng cả nước trở thành
một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế. Hội
Khuyến học có nhiệm vụ chính là:
Làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã
hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường. Vận động nhân dân
tích cực học tập, học tập suốt đời, quan tâm đến những người nghèo, người khuyết tật
khơng có điều kiện học tập và những người có năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, nâng
cao trình độ chun mơn, nghề nghiệp để góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Liên kết, vận động mọi gia đình và tổ chức xã hội, cùng các cơ sở giáo dục và
đào tạo góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với các thầy cô giáo,
thực hiện sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo quy định của pháp luật về giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




×