Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

PHAN MỸ TRÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THƯƠNG TÍN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

PHAN MỸ TRÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THƯƠNG TÍN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT


TP. Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn này chính là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập của
chính tơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn khoa học PGS. Ts Phan Thị
Bích Nguyệt. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và nguồn gốc rõ ràng,
tin cậy.
Học viên

Phan Mỹ Trân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .........................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu đề tài .....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
1.5 Kết cấu luận văn ................................................................................................3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN .....5

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................5
2.2 Bộ máy tổ chức của Vietbank ...........................................................................5
2.3 Tình hình hoạt động và hệ thống của Ngân hàng ..............................................6
2.4 Hệ thống công nghệ thông tin ...........................................................................8
2.5 Các vấn đề cịn tồn đọng trong cơng tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân
hàng Vietbank...........................................................................................................8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................12


Chương 3: THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN .................................13
3.1 Tổng quan về rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại ..............................13
3.1.1

Khái niệm rủi ro hoạt động ........................................................................13

3.1.2

Phân loại rủi ro hoạt động ..........................................................................13

3.1.3

Nguyên nhân rủi ro hoạt động ...................................................................13

3.1.4

Hậu quả của rủi ro hoạt động .....................................................................15

3.1.5


Tầm quan trọng của rủi ro hoạt động và mục đích của quản trị rủi ro hoạt

động

...................................................................................................................16

3.1.6

Đo lường rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ........16

3.2 Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ...17
3.2.1

Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng

Vietbank ..................................................................................................................17
3.2.2

Các quy định liên quan quản lý rủi ro hoạt động tại Vietbank và thực trạng

quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng...................................................................20
3.2.2.1

Khẩu vị rủi ro và hạn mức rủi ro về tổn thất tài chính ..........................20

3.2.2.2

Khẩu vị rủi ro và hạn mức về tổn thất phi tài chính ..............................21

3.2.2.3


Thực trạng triển khai thực hiện chính sách rủi ro hoạt động và tuân thủ

hạn mức tại ngân hàng Việt Nam Thương Tín .......................................................22
3.2.3

Các lỗi nghiệp vụ phát sinh được quy định tại VietBank ..........................29

3.2.4

Thực trạng Kết quả kiểm tra của Kiểm toán nội bộ ..................................36

3.2.5

Thực trạng Kết quả giám sát từ xa .............................................................40

3.2.6

Thực trạng Kết quả giám sát tuân thủ về Phòng chống rửa tiền (PCRT) ..40

3.2.7

Thực trạng tổn thất do rủi ro hoạt động theo 06 nhóm hoạt động kinh

doanh

...................................................................................................................41


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................46

Chương 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG VIETBANK ...............................47
4.1 Đánh giá thực trạng rủi ro và xác lập mục tiêu nghiên cứu về rủi ro hoạt động
tại Ngân hàng VietBank. ........................................................................................47
4.2 Phân tích một số tình huống tiêu biểu về rủi ro hoạt động tại Vietbank. ........48
4.2.1

Tình huống liên quan tuân thủ quy định về thực hiện dịch vụ theo yêu cầu

của khách hàng. .......................................................................................................48
4.2.2

Tình huống quản lý và sử dụng quyền truy cập hệ thống Corebanking ....51

4.2.3

Tình huống liên quan đến lỗ hổng tính năng hệ thống Corebanking mới. 54

4.3 Đánh giá chung về rủi ro hoạt động tại ngân hàng Vietbank ..........................56
4.3.1

Về con người: ............................................................................................56

4.3.2

Về hệ thống cơng nghệ ..............................................................................58

4.3.3

Về quy trình ...............................................................................................59


4.3.4

Về văn hóa quản trị rủi ro ..........................................................................60

4.3.5

Hoạt động kiểm tra, giám sát .....................................................................60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................61
Chương 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỂ GIẢM THIỂU
RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM THƯƠNG TÍN ...........................................................................................62
5.1 Định hướng đối với quản trị rủi ro hoạt động tại Vietbank..............................62
5.2. Giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt
Nam Thương Tín. ...................................................................................................62
5.2.1

Yếu tố con người .......................................................................................62

5.2.2

Yếu tố hệ thống cơng nghệ thông tin .........................................................64


5.2.3

Yếu tố quy chế, quy trình nghiệp vụ .........................................................65

5.2.4


Giải pháp chủ động xử lý linh hoạt, có hiệu quả các tình huống do các sự

kiện bên ngồi tác động ..........................................................................................67
5.3. Hạn chế của đề tài và kết luận .........................................................................68
5.3.1

Hạn chế ......................................................................................................68

5.3.2

Kết luận ......................................................................................................68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIÊT TẮT
VIETBANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
KTNB : Kiểm tốn nội bộ
P.QLRRVH : Phịng Quản lý rủi ro hoạt động.
TSĐB : Tài sản đảm bảo
BĐS : Bất động sản
ĐVKD : Đơn vị kinh doanh
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước.
CNTT : Công nghệ thông tin
GDV: Giao dịch viên
CKS: Cấp kiểm soát
KSV: Kiểm soát viên



DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3.1: NGUYÊN NHÂN RỦI RO HOẠT ĐỘNG ...........................................13
BẢNG 3.2: QUY ĐỊNH HẠN MỨC TỔN THẤT PHI TÀI CHÍNH ......................21
BẢNG 3.3: CHI PHÍ BẢO HIỂM THỰC TẾ PHÁT SINH ....................................25
BẢNG 3.4: TỔNG LỖI TÁC NGHIỆP PHÁT HIỆN VÀ TỔN THẤT TỪ NĂM
2016 ĐẾN 2019.........................................................................................................28
BẢNG 3.5 :TÌNH HÌNH LỖI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TỪ 2016 ĐẾN NĂM 2019
TẠI VIETBANK. ......................................................................................................37
BẢNG 3.6: NHÓM LỖI NGHIỆP VỤ VẬN HÀNH GIAO DỊCH VÀ NGÂN QUỸ
...................................................................................................................................39
BẢNG 3.7 PHÂN TÍCH RỦI RO HOẠT ĐỘNG THEO 06 LĨNH VỰC HOẠT
ĐỘNG TRONG KỲ BÁO CÁO ...............................................................................42

DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐƯỢC PHÂN TÁCH TRÁCH
NHIỆM ......................................................................................................................17
HÌNH 4.1: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN ...........................47


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) cịn
tồn đọng nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó việc nghiên cứu tìm ra giải pháp hạn
chế rủi ro hoạt động là đang vấn đề cấp bách cần được chú trọng, quan tâm hàng đầu
của ngân hàng. Vì vậy tơi đã thực hiện đề tài luận văn nghiên cứu “Quản trị rủi ro
hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín”.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa vào thực trạng rủi ro
hoạt động tại ngân hàng từ đó chọn lọc một vài tình huống điển hình và đi sâu phân

tích để tìm ra nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động và tìm giải pháp
hồn thiện quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng VietBank.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro
hoạt động tại Ngân hàng Vietbank bao gồm: con người, hệ thống cơng nghệ thơng
tin và quy trình quy định tại ngân hàng. Luận văn đóng góp thêm cơ sở lý thuyết và
thực tiễn cho các nhà quản trị ngân hàng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động.
Từ khóa: Ngân hàng, quản trị rủi ro hoạt động.


ABSTRACT
Currently, Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (VietBank) has
many issues that need attention. The research to find solutions to limit operational
risks is an urgent issue that needs the attention of the bank. So I have done a research
paper "Operational Risks Management at the Joint Stock Commercial Bank of
Vietnam Thuong Tin."
The article used qualitative research methods, based on operational risks at the
bank and selected a few typical situations analyzed to find out factors affecting
operational risk and find perfect solutions to manage risks at VietBank.
Research results have shown important factors affecting operational risks at
Vietbank, including people, information technology systems, and banking
regulations. The research paper contributes a more theoretical and practical basis for
bank managers to improve the efficiency of operational risk management.


1

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Lý do nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, ngành dịch vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng về quy

mô và các sản phẩm dịch vụ, bên cạnh các giải pháp giúp ngân hàng thu hút được nhiều
khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ tốt giúp cho lợi nhuận tổ chức gia tăng, khía cạnh
kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro tổn thất cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy
nhiên, đa phần các cơng trình tập trung vào quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng, rủi
ro thanh khoản, mà bỏ qua một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là quản trị rủi ro
hoạt động. Rủi ro hoạt động là loại rủi ro đã tồn tại từ lâu, bao gồm nhiều mảng khác nhau
tuy nhiên nó lại được ít các NHTM chun biệt hóa để phòng ngừa kịp thời, các ngân
hàng đa phần quan trị đến vấn đề kiểm soát sau và số tiền tổn thất sau thu hồi của rủi ro
hoạt động tác động lên ngân hàng. Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các
hành vi gian lận, lừa đảo, cướp bóc chiếm đoạt ngày càng bùng phát và tinh vi hơn, hơn
nữa nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 có quá nhiều vấn đề đáng lo
ngại, trong khi nhận thức về rủi ro, tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ của nhân viên chưa
thực sự nâng cao. Tôi nhận thấy rủi ro hoạt động đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại
đối với ngân hàng, chính vì vậy, tơi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng
thương mại Cổ phần Việt Nam Thương tín (VIETBANK)” làm đề tài cho việc thực hiện
luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. Tơi sử dụng mơ hình nghiên cứu định tính đối với một
ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đang trên đà phát triển như VietBank nhằm tìm ra nhân tố
ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động và đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát trước và ngăn chặn
kịp thời rủi ro, hướng đến một ngân hàng đủ chuẩn mực, bền vững và tạo điều kiện phát
triển trong quá trình hội nhập.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro hoạt động tại ngân hàng để hoàn thiện hướng quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng.


2

Từ đó đề xuất giải pháp để giảm các yếu tố làm tác động đến rủi ro ngân hàng. Có tính
mới trong giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động, đảm bảo đề xuất
xuất phát từ cơ sở lý luận, từ thực trạng VietBank. Đó là đề xuất được định hướng quản

trị rủi ro và khung quản lý rủi ro, văn hóa rủi ro tại VietBank.
Để làm rõ được các mục tiêu đề ra, luận văn cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu
sau:
Câu hỏi 1: Tầm quan trọng của rủi ro hoạt động và những vấn đề nào còn tồn đọng ảnh
hưởng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng ?
Câu hỏi 2: Nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động tại Ngân hàng VietBank?
Câu hỏi 3: Đánh giá nguyên nhân, thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Việt Nam Thương tín từ đó xác định được vấn đề nào cần chú trọng trong
việc quản trị rủi ro hoạt động tại Vietbank ?
Câu hỏi 4: Xác định những giải pháp nào giúp hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương tín?
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Thương tín
Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Thương tín giai đoạn từ 2016- Qúy 2/2020
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính với các kỹ thuật như:
Nghiên cứu tình huống: dựa vào thực trạng về rủi ro hoạt động của Ngân hàng từ đó
chọn lọc một vài tình huống điển hình và đi sâu phân tích để tìm ra được nguyên nhân và
rút ra được bài học chung từ nghiên cứu các tình huống.
Phương pháp thống kê mơ tả: xử lý các nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo
tài chính thường niên, các số liệu tại các Phòng ban của VietBank, số liệu từ các nguồn
tin đáng tin cậy như Tổng cục thống kê, NHNN Việt Nam,…
Phương pháp phân tích so sánh:


3

Phương pháp chung được thực hiện xuyên suốt luận văn là kết hợp các phương pháp

nghiên cứu tình huống, thống kê, so sánh, phân tích,… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn
tại VietBank nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng
thời tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hồn
thiện giải pháp quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng VietBank.
1.5 Kết cấu luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
Tín.
Chương 4: Đánh giá thực trạng và nghiên cứu tình huống rủi ro hoạt động tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thương Tín
Chương 5: Giải pháp và kế hoạch thực hiện để giảm thiểu rủi ro hoạt động tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thương Tín.


4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn giới thiệu đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thương Tín”, bài viết sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu định tính với kỹ thuật
nghiên cứu tình huống, kết hợp thống kê, so sánh và phân tích để tìm ra được nhân tố ảnh
hưởng nhiều đến tình hình rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín,
từ đó hình thành các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động. Kết quả của
đề tài sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc đưa ra các chính sách
quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng.


5

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank) là một ngân hàng
trẻ, được thành lập từ năm 2007 tại số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc
Trăng. Sau 13 năm hoạt động, vốn điều lệ Vietbank hiện nay tăng lên đến 4.190 tỷ đồng,
gấp hơn 20 lần so với ngày đầu thành lập (200 tỷ đồng), tổng tài sản đạt 68 nghìn tỷ đồng,
huy động tăng đạt 55 nghìn tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 40 nghìn tỷ đồng .
Hiện nay, Vietbank mở thêm 18 chi nhánh phòng giao dịch nâng tổng số điểm giao
dịch trên toàn quốc của ngân hàng lên 113 điểm giao dịch tại khắp các vùng kinh tế trọng
điểm trên toàn quốc (11 tỉnh thành trên toàn quốc).
Năm 2018, sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua phương án “Cơ cấu
lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”, Tính đến thời điểm hiện tại, Vietbank là
một trong số 14 ngân hàng đã được NHNN chấp thuận áp dụng thông tư 41 trước thời
hạn.
Ngân hàng đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCom thành công. Và cũng trong
năm này, Vietbank được Forbes Việt Nam vinh danh trong Top “100 công ty đại chúng
lớn nhất”.
Theo Thơng tư 41, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) của Vietbank tại thời điểm
30/5/2020 cao hơn mức quy định của thông tư này.
2.2 Bộ máy tổ chức của Vietbank
Bộ máy điều hành của Vietbank gồm 1 Tổng giám đốc (TGĐ) và 7 Phó Tổng giám
đốc (P.TGĐ) điều hành từng khu vực và từng mảng nghiệp vụ khác nhau, cơ chế điều
hành được xây dựng tại Vietbank dựa trên các tiêu chí:
Thống nhất về tổ chức: mỗi cấp thực thi các chính sách, chế độ được tổ chức thực hiện
thơng suốt trong tồn hệ thống Vietbank.
Tập trung về quản lý: quản lý chịu sự kiểm soát tập trung từ Hội sở của Vietbank với
trách nhiệm cao nhất là Tổng giám đốc, mơ hình quản lý theo chiều dọc trong các hoạt
động của Vietbank.


6


Phân cấp điều hành: Tổng giám đốc điều hành hoạt động của Ngân hàng thông qua cơ
chế phân quyền, ủy quyền cho cấp quản lý trung gian.
2.3 Tình hình hoạt động và hệ thống của Ngân hàng
BẢNG 2.1 :Tình hình hoạt động của Ngân hàng VietBank
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Quý 2/2020

Kết quả kinh doanh
Thu nhập lãi
thuần

773,184

1,044,458

1,215,929

318,463

Chi phí hoạt động


799,283

872,878

1,076,884

537,872

Tổng TNTT

263,053

400,992

612,974

287,798

Tổng LNST

262,455

321,984

485,650

229,365

LNST của CĐ
Ngân hàng mẹ


262,455

321,984

485,650

229,365

41,533,542

51,672,039

68,928,115

146,032,469

4,109,331

7,344,368

7,939,208

15,258,028

Cho vay khách
hàng

28,469,284


35,186,646

40,574,424

84,243,555

Nợ phải trả

38,204,267

47,165,259

63,909,731

135,604,296

Cân đối kế toán
Tổng tài sản
Tiền, vàng gửi và
cho vay các
TCTD


7

Chỉ tiêu
Tiền gửi và vay
các TCTD

2017


2018

2019

Quý 2/2020

6,236,158

5,059,706

10,371,598

18,422,788

31,302,611

39,855,470

49,446,570

107,440,309

Vốn và các quỹ

3,329,275

4,506,780

5,018,384


10,428,173

Vốn của TCTD

3,249,000

4,104,521

4,190,199

8,380,398

Lợi nhuận chưa
phân phối

416

275,652

628,730

1,665,283

808

784

1,159


1,198

10,247.00

10,980.00

11,976

12,504

0

0

14.24

9.77

ROEA

8.21

8.22

10.2

0.89

ROAA


0.67

0.69

0.81

0.06

Tiền gửi của
khách hàng

Chỉ số tài chính
EPS
BVPS cơ bản
P/E cơ bản

(Nguồn: )
Nhìn chung, Về kết quả kinh doanh, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng qua các
năm 2017-2019, tuy nhiên ở 2 quý đầu năm 2020 thu nhập giảm đáng kể so với cùng kì
năm trước, do tình hình kinh tế bất ổn những tháng đầu năm 2020 kéo theo tình hình dịch
bệnh Covid 19 có nhiều diễn biến phức tạp làm thu nhập của ngân hàng giảm đáng kể,


8

điều này không chỉ ảnh hưởng mỗi ngân hàng Vietbank mà nó cịn là bức tranh bao trùm
tồn bộ nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Về cân đối kế toán, các chỉ tiêu tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay của Ngân hàng
Vietbank đều tăng, cụ thể: Tính đến Qúy 2/2020, tổng tài sản của Vietbank 146,032 tỷ
đồng, chủ yếu từ tiền gửi khách hàng.

Về các chỉ số tài chính: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 3.36% so với cùng kỳ
năm trước, Gía trị sổ sách của cổ phần (BVPS) cũng tăng 4.22%. Các chỉ số PE, ROE,
ROA do thu nhập lãi thuần giảm mạnh nên dẫn theo các chỉ số liên quan đến lợi nhuận
giảm so với cùng kì năm trước.
2.4 Hệ thống cơng nghệ thơng tin
Ngày 16.09.2019, Vietbank đã hồn tất và chính thức đưa vào vận hành hệ thống Core
Banking (FBE) mới. Điều này đem lại sự thay đổi đối với các hệ thống trụ cột của
Vietbank, bao gồm:
- Hệ thống liên quan khách hàng và các kênh phân phối
- Hệ thống thẩm định, phê duyệt và quản lý tín dụng
- Hệ thống công nghệ thông tin
- Hệ thống quản lý rủi ro
- Hệ thống ngân hàng số
2.5 Các vấn đề cịn tồn đọng trong cơng tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân
hàng Vietbank.
Các sai phạm trong hoạt động ngân hàng, gian lận nội bộ, rủi ro ảnh hưởng đến
uy tín và hình ảnh của Ngân hàng Vietbank.
Gian lận và các rủi ro không chỉ là vấn đề xuất phát từ cấp nhân viên, mà còn là trách
nhiệm của các cấp quản lý, trách nhiệm ban điều hành do đã nới lỏng cảnh giác và chưa
có sự chặt chẽ trong vấn đề quản trị rủi ro dẫn đến phát sinh các sự việc không mong
muốn làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Vietbank trong mắt khách hàng.


9

Nhân viên cần được tăng cường đào tạo về mặt nghiệp vụ, hướng dẫn sâu và thao tác
trên CoreBanking mới cũng như nâng cao kiến thức về an toàn bảo mật hệ thống công
nghệ thông tin để giảm thiểu được rủi ro tác nghiệp, rủi ro hạch toán trên hệ thống.
Hệ thống công nghệ thông tin
Việc triển khai Corebanking mới đem lại diện mạo mới và đáp ứng được yêu cầu trong

thời buổi công nghệ số 4.0. Tuy nhiên cũng khơng ít thách thức và rủi ro tiềm ẩn do môi
trường hệ thống giao diện khá mới mẻ gây nhiều bỡ ngỡ cho nhân viên dẫn đến các vấn
đề sai sót hạch tốn lên hệ thống và một số tính năng mới chưa được tích hợp đưa vào sử
dụng một cách tồn diện. Hệ thống mới Golive cịn một vài điểm bất cập phải phụ thuộc
vào đối tác Finastra do một số vấn đề chưa thống nhất về bản quyền. Gây khó khăn cho
việc quản lý số liệu và quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng.
Thiếu hụt nhân sự có kinh nghiệm và chun mơn
Ngân hàng ln mở rộng tìm kiếm nhân sự có chất lượng cao, u cầu nhiều kinh
nghiệm và phải nắm nhiều kiến thức liên quan đến vấn đề tài chính, cơng nghệ, ngoại
ngữ... tuy nhiên điều mà các ứng viên quan tâm là lương thưởng và môi trường làm việc
chuyên nghiệp hay không ? Do trong thời buổi kinh tế khó khăn và ảnh hưởng bởi dịch
bệnh phức tạp, chi phí ngân hàng tăng và lợi nhuận giảm, các cấp lãnh đạo ngân hàng yêu
cầu cắt giảm tối đa các chi phí trong ngân hàng bao gồm lương thưởng của nhân viên. Do
đó việc yêu cầu nhân sự chất lượng cao nhưng mức lương không tương xứng khiến nhân
viên không nhiệt huyết và gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Hơn nữa một số mảng nghiệp
vụ mới phát triển như Dịch vụ ngân hàng số, các dự án liên quan đến rủi ro (Rủi ro hoạt
động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản ...) cần tuyển nhân sự có kinh nghiệm và chun
mơn cao, gây nên vấn đề khan hiếm nhân sự, đến khi dự án đã vào giai đoạn gấp rút tuyển
các ứng viên đại học mới ra trường để đào tạo, gây mất nhiều thời gian và tiềm ẩn rủi ro
do những nhân sự mới này chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn.
Sức ép cạnh tranh và mở rộng thị phần
Hiện nay các ngân hàng đều tập trung đầu tư công nghệ và sản phẩm dịch vụ nhằm thu
hút được sự quan tâm của khách hàng. Dưới sức ép của các Ngân hàng lớn (Vietcombank,


10

BIDV, VietinBank, AgriBank...) và các ngân hàng đã quá thành công trong việc tiên
phong công nghệ và dịch vụ chăm sóc khách hàng như VP Bank, TP Bank, SacomBank...
Ngân hàng Vietbank cần thực sự nghiêm túc và đầu tư nhiều công nghệ cũng như nâng

cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm để có thể thu hút được khách hàng,
cạnh tranh với các ngân hàng khác trong bối cảnh hiện nay.
Tình hình tội phạm cũng như ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài đến ngân hàng.
Tình hình tội phạm: Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, cộng thêm ảnh
hưởng từ dịch Covid 19 khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều cá nhân mất việc cuộc
sống túng quẫn dẫn đến các hành vi phạm tội ( điển hình là vụ cướp của cựu Tổng giám
đốc doanh nghiệp cầm súng xông vào cướp 942 triệu đồng ngày 27/07/2020 tại Ngân
hàng BIDV), Ngân hàng cần nâng cao cảnh giác. Các đối tượng tháo thiết bị tại các máy
ATM, sử dụng thẻ giả để rút tiền, đánh cắp thông tin khách hàng.... các thủ đoạn ngày
càng tinh vi, các tội phạm lừa đảo ngày càng tăng, gây áp lực ngân hàng cần phải có chính
sách phịng ngừa rủi ro và nâng cao cảnh giác.
Sự gia tăng của nhóm tội phạm lừa đảo mang tính chất xun quốc gia.Mặc dù đã được
truyên truyền phổ biến nhiều tới tồn bộ người dân, tuy nhiên nhóm tội phạm này vẫn
hoạt động. Nhóm tội phạm sử dụng thiết bị viễn thông công nghệ cao, gọi qua internet,
sử dụng các phần mềm giả số điện thoại của cơ quan pháp luật Việt Nam, giả danh là
Công An, Viện Kiểm sát, Nhân viên Ngân hàng… để gọi điện và đưa ra nhiều lý do khác
nhau đe dọa nạn nhân, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản bọn chúng nhằm chiếm đoạt tài
sản.
Nhóm tội phạm trộm, cướp tiền tại ngân hàng. Các vụ việc hình sự liên quan đến an
tồn kho quỹ; kẻ gian đột nhập vào phòng giao dịch vủa ngân hàng để trộm cắp tài sản,
cướp tiền ngân hàng.
Công tác quản lý tài liệu và đào tạo tại Vietbank
Một số bất cập tra cứu văn bản trên hệ thống tra cứu thông tin nội bộ Vbportal vẫn
chưa được khắc phục. Nhiều văn bản còn hiệu lực chưa được upload hết lên hệ thống tra
cứu thơng tin Vbportal gây khó khăn cho cán bộ nhân viên, nhất là đối với nhân viên mới,
cần tra cứu và đọc thêm nhiều tài liệu về quy trình và quy định của Vietbank.


11


Các phụ lục của văn bản đính kèm khơng hiển thị lên cùng với văn bản khi được tra
cứu và phải tra cứu riêng điều này gây khó khăn cho người đọc.
Việc mô tả văn bản tại Vbportal không đồng nhất dẫn đến người dùng khó tra cứu.
Việc sắp xếp lưu trữ văn bản trên các thư mục chưa khoa học, các thư mục tương tự cây
thư mục trên trang Lotus tuy nhiên việc xây dựng cây thư mục này đã từ lâu, khơng cịn
phù hợp với hiện tại dẫn đến việc lưu trữ không đồng nhất, văn bản thuộc nhóm này lưu
nhóm khác.
Cơng tác đào tạo cịn khá ít, cần thường xuyên mở lớp giảng dạy và thi kiểm tra định
kỳ, để tăng ý thức tìm hiểu và trau đồi các quy định Vietbank nhằm hạn chế rủi ro hoạt
động.
Nhìn chung các vấn đề cần phải quan tâm tại ngân hàng VietBank đều là những vấn
đề mang tính cấp thiết nhằm giúp ngân hàng tăng huy động, tăng cho vay, tăng chất lượng
dịch vụ, hạn chế được những rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng. Đặc biệt vấn đề rủi ro
hoạt động, do ngân hàng Vietbank là một ngân hàng đang phát triển còn nhiều mảng
chưa được nghiên cứu chuyên sâu và chưa đưa vào hoạt động tác nghiệp một cách chun
mơn hóa do một số mảng ngân hàng chưa đủ tiềm lực cũng như còn thiếu nhân sự phụ
trách, nên việc tìm ra giải pháp hạn chế và ngăn ngừa các vấn đề rủi ro là việc khá quan
trọng đối với ngân hàng Vietbank.
Rủi ro hoạt động là một trong những rủi ro trọng yếu mà Vietbank đã xác định cần
phải tập trung quản lý.
Trên bối cảnh đó, Khối Quản lý rủi ro Vietbank được thành lập vào ngày 7/9/2013,
cùng với sự thay đổi mơ hình tổ chức hoạt động của VietBank đến nay. Khối đã xây dựng
một số các dự án như phần mềm Phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và Phòng chống
gian lận với các cấu phần Lọc danh sách khách hàng (WLF), Nhận biết khách hàng (KYC)
được tích hợp vào hệ thống Core Banking mới, dự án Basel II… hiện tại quy trình và một
số quy định về quản lý rủi ro vận hành đã ban hành trên toàn hệ thống nhằm chuẩn hóa
việc quản lý rủi ro hoạt động:
Quyết định số 14/2019 quy định cách thức quản lý rủi ro bao gồm các loại rủi ro cần
phải tập trung quản lý, khẩu vị rủi ro, nguyên tắc quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức để quản



12

lý rủi ro, chiến lược để quản lý rủi ro, phương thức quản lý rủi ro và trách nhiệm của các
cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình quản lý rủi ro.
Năm 2019 ban hành Bộ tiêu chí xác định mức độ rủi ro, mức độ trọng yếu của các hoạt
động, quy trình, bộ phận để Ban Kiểm tốn xem xét các yếu tố khi đưa ra lựa chọn đối
tượng kiểm toán và tần suất thực hiện kiểm toán.
Dù quản trị rủi ro hoạt động đã được chuẩn mực hóa bằng những quy trình, quy định,
các bộ tiêu chí được ban hành, nhưng vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn, do Khối QLRR cịn
thiếu nhân sự về cơng tác quản trị rủi ro hoạt động, việc tính tốn các chỉ số chưa phản
ánh được hết các khía cạnh quản trị rủi ro hoạt động, đặc biệt là về nhận thức rủi ro của
nhân viên còn chênh lệch khác nhau khá nhiều. 6 tháng đầu năm 2020, trên toàn hệ thống
có 32 trường hợp bị sa thải, 43 trường hợp bị kỷ luật dành cho các cấp từ nhân viên đến
lãnh đạo, trong đó liên quan đến huy động vốn 35%, kho quỹ 15%, liên quan đến cho
vay và thẩm định hồ sơ khách hàng 50%, tỷ lệ này đáng báo động. Điều này cảnh báo
rằng: tình trạng rủi ro hoạt động không chỉ dừng ở nguy cơ tổn thất mà còn ảnh hưởng
đến ngân hàng nếu như tiếp tục gia tăng. Do đó Ngân hàng VietBank cần phải chú trọng
hơn nữa việc tìm ra các khoảng trống, các khía cạnh cịn khuyết trong cơng tác quản trị
rủi ro hoạt động, và hơn nữa việc tìm kiếm giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại ngân
hàng là vấn đề hàng đầu cần được quan tâm nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn trình bày lịch sử hình thành và tình hình hoạt động tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thương Tín. Một số vấn đề cần quan tâm tồn tại ở hệ thống ngân hàng,
vấn đề về rủi ro hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết, từ đó lựa
chọn vấn đề quản lý rủi ro hoạt động để nghiên cứu nhân tố quan trọng ảnh hưởng và tìm
giải pháp để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng .


13


Chương 3: THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
3.1 Tổng quan về rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại
3.1.1 Khái niệm rủi ro hoạt động
Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel:
“Rủi ro hoạt động (RRHĐ) được định nghĩa là rủi ro xảy ra tổn thất do thiếu hoặc do
lỗi của quy trình nội bộ, con người, hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài.”
Định nghĩa nâng cấp hơn
“RRHĐ là khả năng xảy ra lỗi, sai sót (bao gồm cả cấu phần pháp lý) liên quan đến
nhân viên, các đặc điểm của hợp đồng, thỏa thuận, văn bản, giấy tờ, hồ sơ, công nghệ, lỗi
hạ tầng và thảm họa, tác động từ bên ngoài và các mối quan hệ khách hàng.”
3.1.2 Phân loại rủi ro hoạt động
Dựa vào nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động nên người ta phân ra các loại hoạt động sau:
Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ; Rủi ro do cán bộ ngân hàng; Rủi ro từ tác động
bên ngoài; Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin; Rủi ro do các nguyên nhân khác.
3.1.3 Nguyên nhân rủi ro hoạt động
BẢNG 3.1: NGUYÊN NHÂN RỦI RO HOẠT ĐỘNG
Yếu tố

Nội dung
Bao gồm: gian lận; vi phạm lao động; các hoạt động không được

Con người

phép; mất hoặc thiếu nhân sự chủ chốt; đào tạo khơng đủ; thiếu sự
giám sát.
Bao gồm: lỗi, sai sót thanh tốn, quyết tốn; hồ sơ, chứng từ, giấy

Quy trình


tờ, văn bản cố tình được lập khơng phù hợp với quy trình, lỗi trong
các mơ hình và quy trình định giá/đánh giá; lỗi quản lý dự án; báo
cáo nội bộ/ bên ngoài; bán hàng (sai).


14

Yếu tố

Nội dung
Bao gồm: sai sót trong q trình xây dựng và triển khai áp dụng

Hệ thống

các hệ thống cũng như lỗi của chính các hệ thống; khơng đủ nguồn
lực.
Bao gồm: tội phạm từ bên ngoài, rủi ro thuê ngoài; thảm họa tự

Sự kiện

nhiên và các thảm họa khác; rủi ro từ cơ quan quản lý nhà nước;

bên ngoài

rủi ro chính trị; lỗi của phương tiện dịch vụ/hệ thống phụ trợ, cạnh
tranh.

 Các loại nguyên nhân rủi ro hoạt động theo Basel
Gian lận nội bộ: là nguyên nhân dẫn đến tổn thất do hành động cố ý lừa gạt, gian lận,

biển thủ, tham ô tài sản hoặc lách luật, lách chính sách của ngân hàng, loại trừ các trường
hợp phân biệt đối xử: làm giả, ví dụ: ngụy tạo sổ sách, chứng từ, ghi chép. Ăn trộm, ví
dụ: tàn sản vật lý, thiết bị máy tính, thiết bị nghe/nhìn, tiền mặt, tài liệu, v.v…biển thủ,
tham ô. Mua bán thông tin nội bộ.
Gian lận bên ngoài: Là nguyên nhân dẫn đến tổn thất do hành động cố ý lừa gạt, gian
lận, biển thủ, tham ô tài sản hoặc lách luật do bên thứ ba thực hiện. Hối lộ/ đút lót, gỉa
mạo chữ ký, chứng từ, đơn xin cấp tín dụng, v.v…Rửa tiền, thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ (thẻ
tín dụng giả). Séc giả mạo, chữ ký, chứng thực, chứng minh thư, séc bị trộm, séc đã bị
chỉnh sửa. Séc giả, tín phiếu giả.
Thơng lệ làm việc và an tồn lao động: Là nguyên nhân dẫn đến tổn thất do phát sinh
từ các hành động thiếu nhất quán với luật hay thỏa thuận về sử dụng nhân lực, an toàn lao
động, sức khỏe, từ việc chi trả các khoản đền bù tai nạn, thương tật cá nhân hoặc từ sự
phân tập/ phân biệt đối xử. Chấn thương liên quan đến trách nhiệm, nhiệm vụ thường
ngày (ví dụ: chấn thương do các hoạt động lặp đi lặp lại). Tai nạn (không liên quan đến
hoạt động thường ngày). Vấn đề nhân sự liên quan đến thanh tốn đền bù.
Khách hàng, Sản phẩm và Thơng lệ kinh doanh: là nguyên nhân dẫn đến tổn thất do
phát sinh từ các lỗi, sai sót vơ ý hoặc sơ ý, lơ đễnh khi thực hiện các nghĩa vụ nghề nghiệp


×