Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.35 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HỒNG NAM

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC
NHÂN TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
ĐẦU TƢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HỒNG NAM

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC
NHÂN TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
ĐẦU TƢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chun ngành: Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình giao thơng
Mã số: 60.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHÂU TRƢỜNG LINH
TS. NGUYỄN VĂN CHÂU

Đà Nẵng – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những nội dung trong luận văn là nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
c

luận văn

Nguyễn Hồng Nam


NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG GIAI
ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Hồng Nam
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Cơng trình Giao thơng
Mã số: 60.58.02.05 Khóa: K31 Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông là rất cần thiết cho phát triển của đất nƣớc.
Tuy nhiên, hiện nay q trình đầu tƣ xây dựng cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hƣởng xấu đến
chất lƣợng, kéo dài thời gian hồn thành dự án, thậm chí dự án bị thất bại sau một thời gian
thực hiện. Ở Đà Nẵng vấn đề quản lý rủi ro trong xây dựng nói chung và trong xây dựng các

cơng trình giao thông chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống.
- Luận văn tập trung nghiên cứu tổng quan về lý thuyết rủi ro và quản lý rủi ro trong dự án đầu
tƣ xây dựng cơng trình. Xác định đƣợc danh sách các nhân tố rủi ro đang thực tế tồn tại trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông. Nghiên cứu phân tích,
đánh giá, xếp hạng, phân nhóm và đặt tên nhóm các nhân tố rủi ro. Từ đó, đƣa ra các giải pháp tổng
thể để ứng phó, hạn chế tác động xấu từ các ảnh hƣởng của các nhân tố rủi ro chính đến giai đoạn
chuẩn bị đầu tƣ xây dựng các dự án hạ tầng giao thông, đảm bảo dự án đƣợc triển khai thực hiện
đúng tiến độ, chất lƣợng. Áp dụng kết quả nghiên cứu để phân tích, đánh giá một dự án thực tế tại
thành phố Đà Nẵng. Bài báo “Nhận dạng các nhân tố rủi ro của các dự án hạ tầng giao thông trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ” của tác giả đã phản ánh các vấn đề đã nghiên cứu.
Từ khóa - rủi ro; quản lý rủi ro; nhân tố rủi ro; chuẩn bị đầu tƣ; giải pháp ứng phó.
RESEARCH, ANALYZE, EVALUATE RISK FACTORS DURING
THE INVESTMENT PREPARATION STAGE FOR TRANSPORT
INFRASTRUCTURE INVESTMENT AND CONSTRUCTION PROJECTS
IN DA NANG CITY
Abstract - The investment in the construction of transport infrastructure is very necessary for
the development of the country. However, at present, the construction investment process has
many potential risks that may adversely affect the quality, prolong the completion time of the
project, even the project fails after a period of implementation. In Da Nang city, the problem of
risk management in construction in general and in the construction of traffic works in particular
has not been investigated in a systematic way.
- Thesis focuses on the study of risk theories and management in investment projects on
construction of works. Identify the list of risk factors that are currently in existence during the
preparation of investment for investment and transport infrastructure construction projects .
Research, analyze, evaluate, rank, group, and name groups of risk factors. From this point of
view, to work out comprehensive solutions to mitigate the negative impacts from the impacts of
major risk factors on the preparation of investment for investment and transport infrastructure
construction projects and guarantee that the project is implemented on schedule, quality. Apply
research results to analyze and evaluate a real project in Da Nang city. The article “ Identifying
the risk factors of transportation infacture project in the investment preparation phase” by the

refletion of the researcher.
Key words: risk, risk management, risk factors, preparation of investment, response solution


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 2
6. Kết quả (đóng góp) của nghiên cứu .......................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠNG TRÌNH ........................................................................................ 4
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DAĐT XÂY DỰNG VÀ QLDA ĐTXD .......................... 4
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................. 4
1.1.3. Quản lý dự án ...................................................................................... 5
1.2. KHÁI NIỆM VÀ PLRR ................................................................................. 7
1.2.1. Khái niệm RR ...................................................................................... 7
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu RR ....................................................................... 9
1.2.3. Phân loại RR ....................................................................................... 9
1.2.4. QLRR dự án đầu tƣ ........................................................................... 12

1.3. NỘI DUNG QLRR DỰ ÁN ĐẦU TƢ ........................................................ 13
1.3.1. Lập kế hoạch QLRR ......................................................................... 13
1.3.2. Nhận dạng rủi ro (NDRR)................................................................. 14
1.3.3. Đo lƣờng và đánh giá rủi ro (ĐL & ĐGRR) ..................................... 16
1.3.4. Ứng phó (xử lý) RR .......................................................................... 22
1.3.5. Kiểm sốt và phịng ngừa RR ........................................................... 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 26


CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG
GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................... 27
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................. 27
2.2. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG .................................................. 27
2.2.1. Hiện trạng chung ............................................................................... 27
2.2.2. Đƣờng bộ........................................................................................... 28
2.2.3. Đƣờng sắt .......................................................................................... 28
2.2.4. Đƣờng thủy ....................................................................................... 28
2.2.5. Đƣờng hàng không ............................................................................ 29
2.3. QUY HOẠCH CHUNG ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN NĂM
2050 ..................................................................................................................... 29
2.3.1. Mục tiêu phát triển ............................................................................ 29
2.3.2. Định hƣớng phát triển không gian đô thị .......................................... 29
2.3.3. Định hƣớng phát triển hệ thống các trung tâm chuyên ngành .......... 31
2.3.4. Định hƣớng không gian phát triển công nghiệp ............................... 32
2.3.5. Định hƣớng đầu mối hạ tầng kỹ thuật............................................... 32
2.3.6. Định hƣớng phát triển giao thông ..................................................... 33
2.3.7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020 ............................................................................................................. 34
2.3.8. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 - 2020 ................ 34
2.3.9. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................. 35
2.4. CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÃ VÀ ĐANG ĐƢỢC ĐTXD
TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG ......................................................................... 37
2.5. MỘT SỐ DỰ ÁN GẶP KHÓ KHĂN, RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG ........................................ 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 41
CHƢƠNG 3. NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ
RỦI RO TRONG BƢỚC CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG .......................................................................................................... 42
3.1. NHẬN DẠNG CÁC NTRR TRONG BƢỚC CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐTXD CÁC DỰ ÁN HTGT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................... 42
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC NTRR ............................................................................... 42
3.2.1. Thảo luận nhóm ................................................................................ 42


3.2.2. Xác định các NTRR........................................................................... 42
3.3. XÂY DỰNG BCH CHÍNH THỨC VÀ KHẢO SÁT ĐẠI TRÀ XÁC ĐỊNH
CÁC NTRR ......................................................................................................... 43
3.4 THU THẬP DỮ LIỆU .................................................................................. 45
3.4.1 Xác định kích cỡ mẫu ....................................................................... 45
3.4.2 Cách thức thu thập dữ liệu ................................................................. 46
3.5 Phân tích và chọn lọc dữ liệu ................................................................ 46
3.6. Phân tích xếp hạng các NTRR ............................................................ 47
3.7. ĐẶC ĐIỂM NGƢỜI TRẢ LỜI ........................................................... 53
3.7.1 Số năm kinh nghiệm .......................................................................... 53
3.7.2 Chức vụ cơng tác ................................................................................ 53
3.7.3 Trình độ học vấn ................................................................................ 54
3.7.4 Vai trò trong dự án ............................................................................. 54

3.8 PHÂN NHÓM, ĐÁNH GIÁ CÁC NTRR .................................................... 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 59
CHƢƠNG 4. ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA XÂY DỰNG
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC NHĨM NHÂN TỐ RỦI RO
CHÍNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN Q TRÌNH ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÁC DỰ
ÁN HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
............................................................................................................................. 60
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ............. 60
4.2. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC NHÓM NTRR ............................... 60
4.3. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN ĐTXD DỰ ÁN CẦU RỒNG (GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
ĐẦU TƢ) ............................................................................................................. 67
4.3.1. Các nhân tố chính liên quan đến CĐT/ Ban QLDA ............................ 67
4.3.2. Các nhân tố chính liên quan đến DAĐT ............................................. 67
4.3.3. Các nhân tố chính liên quan đến đơn vị lập dự án ............................... 67
4.3.4. Các nhân tố chính liên quan đến đơn vị thẩm tra dự án ....................... 68
4.3.5. Các nhân tố chính liên quan đến tài chính ........................................... 68
4.3.6. Các nhân tố chính liên quan đến tình hình chính trị - xã hội - văn hóa 69
4.3.7. Các nhân tố chính liên quan đến điều kiện tự nhiên - môi trƣờng........ 69
4.3.8. Các nhân tố chính liên quan đến quy trình, quy phạm, kỹ thuật công
nghệ ..................................................................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................... 71
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

QLDA
XDCT
CTXD
HTGT
BCH
LTRR
QLRR
PTRR
NDRR
NTRR
KSRR
PLRR
RRBĐ
RRBĐ
DMRR

Viết đầy đủ
Quản lý dự án
Xây dựng cơng trình
Cơng trình xây dựng
Hạ tầng giao thông
Bảng câu hỏi
Lý thuyết rủi ro
Quản lý rủi ro
Phân tích rủi ro
Nhận dạng rủi ro
Nhân tố rủi ro
Kiểm soát rủi ro
Phân loại rủi ro
Rủi ro bất định

Rủi ro bất định
Danh mục rủi ro

Viết tắt
TVGS
TVTK
CĐT
NTTC
TKKT
BVTC
SXKD
PTĐT
PTĐL
ĐGRR
PBRR
RRTT
RRST
PTRRĐT
PTRRĐL

Viết đầy đủ
Tƣ vấn giám sát
Tƣ vấn thiết kế
Chủ đầu tƣ
Nhà thầu thi công
Thiết kế kỹ thuật
Bản vẽ thi cơng
Sản xuất kinh doanh
Phân tích định tính
Phân tích định lƣợng

Đánh giá rủi ro
Phân bổ rủi ro
Rủi ro thuần túy
Rủi ro suy tính
Phân tích rủi ro định tính
Phân tích rủi ro định lƣợng

ĐL &
ĐGRR

Đo lƣờng và đánh giá rủi ro

MTXSRR

Ma trận xác suất rủi ro

XLRR
DAĐT
ĐTXD
RR

Xử lý rủi ro
Dự án đầu tƣ
Đầu tƣ xây dựng
Rủi ro

CLSLRR
DFID
GPMB
PPP


APM

Hiệp hội quản lý dự án

WSDOT

Chất lƣợng số liệu rủi ro
Bộ phát triển Vƣơng Quốc Anh
Giải phóng mặt bằng
Quan hệ đối tác công tƣ
Bộ Giao thông vận tải bang
Washington - USA


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
1.1
1.2
1.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

3.9
3.10
4.1

Tên bảng

Trang

Bảng đăng kí RR
Ma trận xác suất xảy ra rủi ro và tác động của nó
Phạm vi dự tốn chi phí cơng trình thu thập thông qua phỏng vấn
Số mẫu và biến trong một vài nghiên cứu
Kết quả xếp hạng tất cả các NTRR
Kết quả xếp hạng các NTRR theo NTTC
Kết quả xếp hạng các NTRR theo Đơn vị tƣ vấn
Kết quả xếp hạng các NTRR theo CĐT/Ban QLDA
Bảng tổng hợp số năm kinh nghiệm của ngƣời trả lời
Bảng tổng hợp ngƣời trả lời theo chức vụ công tác
Bảng tổng hợp ngƣời trả lời theo trình độ học vấn
Bảng tổng hợp ngƣời trả lời theo vai trị trong dự án
Bảng phân nhóm các NTRR
Bảng tổng hợp các giải pháp ứng phó RR

15
18
19
45
49
52
52

52
53
53
54
54
55
62


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu
hình
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Tên hình
Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả
Phân loại RR theo PGS.TS. Lê Kiều

Sơ đồ quá trình QLRR
Phân phối xác suất tam giác và phân phối xác suất Beta
Quy hoạch định hƣớng phát triển không gian đô thị
Quy hoạch định hƣớng giao thơng
Quy trình thu thập dữ liệu bằng BCH
Quy trình thiết kế BCH
Phân loại ngƣời trả lời theo kinh nghiệm làm việc
Phân loại ngƣời trả lời theo địa vị cơng tác
Phân loại ngƣời trả lời theo trình độ học vấn
Phân loại ngƣời trả lời theo vai trò trong dự án
T lệ thành phần các nhóm nhân tố rủi ro

Trang
7
12
13
20
30
33
43
44
53
54
54
55
58


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Số hiệu
phụ lục

Tên phụ lục

Trang

1

Bảng tổng hợp các nhân tố rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ
các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.

PL

2

Thông tin nhóm chuyên gia Đà Nẵng tham gia nghiên cứu.

PL

3
4

Các nhân tố rủi ro sau khi thông qua thảo luận với nhóm chuyên gia

PL

Phiếu khảo sát đại trà (gửi và nhận kết quả qua email) nhận dạng
các nhân tố rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ các dự án đầu tƣ

xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Giới thiệu tổng quan về cầu Rồng

PL

Giới thiệu tổng quan về cầu Trần Thị Lý.

PL

Giới thiệu tổng quan về đƣờng vành đai phía tây đoạn từ quốc lộ
14B đến đƣờng Hồ Chí Minh.
Bảng tổng hợp các giải pháp ứng phó rủi ro đối với từng nhóm rủi
ro đã phân nhóm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ các dự án đầu tƣ
xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Phiếu khảo sát chuyên gia các giải pháp ứng phó rủi ro đối với
từng nhóm rủi ro đã phân nhóm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ
các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
Bài báo “Nhận dạng các nhân tố rủi ro của các dự án hạ tầng giao
thông trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ”, đăng trên tạp chí Giao
thơng Vận tải, tháng 6/2017

PL

5
6
7
8

9


10

PL

PL

PL

PL


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ sở hạ tầng đóng một vai trị rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của đất nƣớc. Sự phát triển cơ sở hạ tầng giúp nâng cao mức sống của xã hội thông
qua việc mang lại những sản phẩm, dịch vụ công cộng tốt hơn. Đồng thời, cơ sở hạ
tầng góp phần quan trọng cho sự tăng trƣởng kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng,
củng cố vị trí cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trƣờng quốc tế. Vì vậy, tất cả các
quốc gia đều có nhu cầu đầu tƣ để phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của
nƣớc mình.
Tuy nhiên việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình cầu đƣờng là một
cơng việc khơng hề đơn giản vì yêu cầu nguồn vốn đầu tƣ lớn, thời gian thực hiện dài,
thƣờng từ 10 đến 20 năm, quá trình thực hiện lại chịu ảnh hƣởng của rất nhiều các điều
kiện khác nhau nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên, pháp luật, cơng nghệ, ....Vì vậy
sự thay đổi và điều chỉnh trong quá trình thực hiện và QLDA là một thực tế.
Trong những năm qua đầu tƣ phát triển ở Việt Nam đã tăng nhanh cả về quy mơ,
lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi của tồn xã hội. Tuy nhiên việc nhận dạng, đánh giá,

kiểm soát nhằm hạn chế tác động xấu từ các ảnh hƣởng nêu trên tới dự án chƣa đƣợc
chúng ta chú trọng đúng mức, mang tính đối phó, bị động. Chính các tác động do sự
biến đổi từ môi trƣờng xung quanh và việc phải điều chỉnh từ nội tại dự án dẫn tới phải
thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản đƣợc dự tính ban đầu và làm thay đổi hiệu quả đầu tƣ dự
án. RR xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản: yếu tố gây ra RR và đối tƣợng
chịu tác động ảnh hƣởng của RR.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản thành một nƣớc công nghiệp
theo hƣớng hiện đại không dễ đạt đƣợc nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng của ta cịn
q yếu kém, khơng đáp ứng kịp tốc độ phát triển. Cơ sở hạ tầng là xƣơng sống của
nền kinh tế quốc gia, để phát triển kinh tế tốt chúng ta cần phải có một cơ sở hạ tầng
tƣơng xứng với tầm vóc của nền kinh tế đó. Nhƣ vậy việc ĐTXD là rất cần thiết cho
phát triển, tuy nhiên nhƣ đã phân tích hiện nay quá trình ĐTXD cịn tiềm ẩn nhiều RR
gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng, kéo dài thời gian hoàn thành dự án, thậm chí dự án
bị thất bại sau một thời gian thực hiện. Mặc dù vậy ở Đà Nẵng vấn đề QLRR trong xây
dựng nói chung và trong xây dựng các cơng trình cầu đƣờng nói riêng chƣa đƣợc
nghiên cứu một cách hệ thống. Đề tài “Nghiên cứu phân tích, đ nh
c c NTRR
tron
a đoạn chuẩn bị đầu tư c c DAĐ xây dựng HTGT trên địa bàn Thành
phố Đà Nẵng” sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu về QLRR tại Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng qt:
Nghiên cứu phân tích, đánh giá và có giải pháp quản lý, KSRR trong các dự án
ĐTXD HTGT nhằm chủ động đối phó và hạn chế tác động xấu từ các ảnh hƣởng của


2
các NTRR tới dự án, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, đảm bảo dự án đƣợc triển
khai thực hiện đúng tiến độ, mang lại uy tín và lợi ích kinh tế cho các bên liên quan
nói riêng và lợi ích cho đất nƣớc nói chung.

2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tổng quan về RR và QLRR ở trên thế giới và Việt Nam trong dự án ĐTXD
cơng trình.
- Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng ĐTXD các dự án HTGT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- Nhận dạng các NTRR trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ các dự án HTGT.
- Phân tích, đánh giá xếp hạng và phân nhóm các NTRR trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tƣ các dự án HTGT.
- Xây dựng các giải pháp ứng phó đối với các NTRR chính ảnh hƣởng đến q
trình ĐTXD các dự án HTGT.
- Ứng dụng các giải pháp ứng phó để phân tích một dự án cụ thể đã triển khai
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào vấn đề nhận dạng, phân tích, đánh giá, xếp hạng phân
nhóm các NTRR trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ các dự án HTGT tại thành phố Đà
Nẵng trên góc nhìn của các bên liên quan đến dự án.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các dự án HTGT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu thu thập từ các
chuyên gia có kinh nghiệm trên 5 năm và có trình độ từ đại học trở lên. Luận văn chỉ
xem xét những mặt tiêu cực của RR, những mặt tích cực của RR sẽ đƣợc xem là cơ hội
hoặc thắng lợi của các bên liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và điều tra thực tế, sử dụng phƣơng pháp
chuyên gia, áp dụng lý thuyết xác suất thống kê để phân tích dữ liệu.
Nghiên cứu, khảo sát nhận dạng các NTRR trong quá trình ĐTXD các dự án
HTGT trên địa bàn Tp Đà Nẵng.
Sử dụng BCH để lấy ý kiến chuyên gia về việc nhận dạng các NTRR, mức độ
xuất hiện của các nhân tố và đánh giá mức độ tác động của chúng đến quá trình ĐTXD
các dự án HTGT trên địa bàn Tp Đà Nẵng.
Phân loại, đánh giá và phân nhóm có hệ thống các NTRR này. Từ đó, đề xuất các

giải pháp để ứng phó với chúng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ dự án.
6. Kết quả (đóng góp) của nghiên cứu
* Về mặt thực tiễn:
- Giúp cho các bên liên quan đến dự án nhận dạng, phân tích, đánh giá nhanh các
NTRR trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ dự án. Từ đó giúp họ đƣa ra những giải pháp tối


3
ƣu nhằm loại trừ, giảm thiểu, chia sẻ, chuyển giao hoặc chấp nhận RR để nâng cao
hiệu quả dự án.
- Giúp cho các cán bộ QLDA có góc nhìn mới, quan niệm mới về QLRR trong
các dự án xây dựng HTGT. Giúp họ dự đoán và quan sát tốt hơn về những khó khăn
tiềm tàng, những RR và sự khơng chắc chắn trong dự án mà họ đang thực hiện để từ
đó có giải pháp ứng phó tốt hơn.
* Về mặt khoa học:
- Luận văn nghiên cứu tổng quan về lý thuyết RR và QLRR trong dự án ĐTXD
cơng trình.
- Luận văn xác định đƣợc danh sách các NTRR đang thực tế tồn tại trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tƣ các dự án ĐTXD HTGT.
- Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá, xếp hạng, phân nhóm và đặt tên nhóm các
NTRR.
- Đƣa ra các giải pháp tổng thể để ứng phó đối với các NTRR chính ảnh hƣởng
đến giai đoạn chuẩn bị ĐTXD các dự án HTGT.
- Áp dụng kết quả nghiên cứu để phân tích, đánh giá một dự án thực tế tại thành
phố Đà Nẵng.


4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DAĐT XÂY DỰNG VÀ QLDA ĐTXD
1.1.1. Khái niệm
- “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm tập hợp các hoạt động có phối hợp và
đƣợc kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, đƣợc tiến hành để đạt đƣợc một mục
tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí
và nguồn lực” (Theo ISO 9000-2000).
- “Dự án ĐTXD là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo CTXD nhằm phát triển,
duy trì, nâng cao chất lƣợng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi
phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị DAĐT xây dựng, dự án đƣợc thể hiện thông qua
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD, Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD hoặc Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD” [1].
Dự án xây dựng thông thƣờng gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ
sở. Nội dung phần thuyết minh DAĐT XDCT bao gồm:
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ, đánh giá nhu cầu thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm,
hình thức đầu tƣ, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất...
- Mô tả quy mơ, diện tích XDCT, các hạng mục cơng trình, phƣơng án kỹ
thuật, công nghệ và công suất...
- Các phƣơng án, giải pháp thực hiện, phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định
cƣ, phân đoạn thực hiện...
- Đánh giá tác động mơi trƣờng, giải pháp phịng chống cháy nổ, các u cầu
về an ninh, quốc phòng...
- Tổng mức đầu tƣ của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phƣơng án hồn
trả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội của dự án.
1.1.2. Đặc điểm
Dự án là một tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm

hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực
trong bối cảnh không chắc chắn.
- Tổng thể các hoạt động: Dự án bao gồm nhiều công việc mà tất cả đều phải kết
thúc bằng một sản phẩm giao nộp - sản phẩm, kế hoạch, báo cáo, hồ sơ tài liệu mà


5
muốn có đều địi hỏi những quyết định, điều hồ các mặt yêu cầu, các chi phí và sự
chấp nhận RR.
- Các cơng việc lệ thuộc vào nhau: Vì tất cả đều đáp ứng một mối quan tâm là sự
thành cơng của dự án và do đó tất cả chỉ cịn là những đóng góp cho một hệ thống rộng
lớn. Sự sắp xếp công việc trong dự án phải tôn trọng một lơgíc về thời gian.
- Theo Luật đầu tƣ năm 2014: “DAĐT là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc
dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tƣ kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng
thời gian xác định”.
DAĐT cịn có thể xem xét từ nhiều góc độ:
+ Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt đƣợc những kết quả
và thực hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.
+ Xét trên góc độ quản lý: DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tƣ, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
+ Trên góc độ kế hoạch hóa: DAĐT là một cơng cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của
một công cuộc đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển
KT-XH, là tiền đề để ra các quyết định đầu tƣ và tài trợ vốn.
+ Xét về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết,
đƣợc bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo
mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục
tiêu nhất định trong tƣơng lai.
1.1.3. Quản lý dự án
a. Khái niệm QLDA

“QLDA là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá
trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm
vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lƣợng sản
phẩm dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép” [14].
+ Chủ thể của QLDA chính là ngƣời QLDA.
+ Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi công việc của dự án. Những cơng
việc này tạo thành q trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này
đƣợc gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.
+ Mục đích của QLDA là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm cuối
cùng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý khơng phải là
mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
+ Chức năng của QLDA có thể khái qt thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án.
- QLDA là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với tất cả
giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án.


6
Quản lý phạm vi dự án: khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc
của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy
hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án …
Quản lý thời gian dự án: là q trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo
chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra.
Quản lý chi phí dự án: là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm
bảo hồn thành dự án mà chi phí khơng vƣợt quá mức trù bị ban đầu.
Quản lý chất lượng dự án: là q trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án
nhằm đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng mà khách hàng đặt ra.
Quản lý nguồn nhân lực: là phƣơng pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm
bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi ngƣời trong dự án và tận
dụng nó một cách có hiệu quả nhất.

Quản lý việc trao đổi thông tin dự án: là biện pháp quản lý mang tính hệ thống
nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết
cho việc thực hiện dự án cũng nhƣ việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án.
QLRR trong dự án: Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những NTRR mà chúng ta
không lƣờng trƣớc đƣợc. QLRR là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận
dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố
bất lợi không xác định cho dự án.
Quản lý việc thu mua của dự án: là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm
sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua đƣợc từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án.
Quản lý việc giao nhận dự án: Đây là một nội dung QLDA mới mà Hiệp hội các
nhà QLDA trên thế giới đƣa ra dựa vào tình hình phát triển của QLDA. Một số dự án
tƣơng đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc
cùng với sự chuyển giao kết quả.
b. Mục tiêu QLDA
Mục tiêu cơ bản của QLDA nói chung là hồn thành các cơng việc dự án theo
đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lƣợng, trong phạm vi ngân sách
đƣợc duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép.
Nói chung, chi phí của dự án tăng lên khi chất lƣợng hồn thành cơng việc, thời
gian kéo dài thêm và phạm vi dự án đƣợc mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị
kéo dài, gặp trƣờng hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số
khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc
kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo…
làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí.
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hồn thiện cơng việc có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các
thời kỳ đối với cùng một dự án, nhƣng nói chung, đạt đƣợc kết quả tốt đối với mục
tiêu này thƣờng phải “hi sinh” một hoặc hai mục tiêu kia.


7

Thành quả
Yêu cầu về
thành quả
Mục tiêu
Chi phí
Thời hạn
quy định

Ngân sách
cho phép
Thời gian

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả
1.2. KHÁI NIỆM VÀ PLRR
1.2.1. Khái niệm RR
Trong cuộc sống tất cả chúng ta đều phải đƣơng đầu với RR, đó là điều khơng
thể tránh khỏi. RR có thể đƣợc hiểu là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của đối
tƣợng sử dụng và gây ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, tiền của, thậm chí đến
cả tính mạng của con ngƣời, và làm ảnh hƣởng đến hoạt động của con ngƣời chúng ta.
Có những RR do bản thân hoạt động của con ngƣời gây ra nhƣ RR tai nạn, RR do trình
độ chun mơn, quản lý, trình độ kinh doanh yếu kém, có những RR do những kỹ
thuật và thiết bị lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao hoặc
có những RR do tiến bộ khoa học gây ra nhƣ RR hao mịn vơ hình quá lớn (nhập các
thiết bị rất tiên tiến của thế giới vào trong nƣớc khơng có điều kiện sử dụng, hoặc sử
dụng với một thời gian ngắn), không kịp thu hồi vốn đầu tƣ trong trang thiết bị máy
móc vào tài sản cố định. Các RR này thƣờng xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất đặc biệt
nhƣ trong lĩnh vực sản xuất xây dựng.
Theo Frank Knight [22], một nhà khoa học, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ, trong tác
phẩm "RR, Sự không chắc chắn và Lợi nhuận" (Risk, Uncertainty, and Profit,1921) đã
có những đóng góp quan trọng về phƣơng pháp luận vào kinh tế cũng nhƣ đối với việc

định nghĩa và giải thích chi phí xã hội. Có thể xem ông là một trong những nhà khoa
học hiện đại đầu tiên nghiên cứu sâu về RR bất định. Mục tiêu cơ bản của ơng là giải
thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dƣới dạng một hàm số của RR bất định.
Từ một số dẫn chứng trên cho thấy có rất nhiều khái niệm khác nhau về RR
nhƣng có thể xếp thành 2 nhóm nhƣ sau:
Nhóm thứ nhất - RR là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhƣng có thể đo
lƣờng đƣợc bằng xác suất nhƣ Frank Knight, "RR là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc";
hoặc theo Irving Pfeffer "RR là những ngẫu nhiên có thể đo lƣờng đƣợc bằng xác
suất."
Nhóm thứ hai - định nghĩa RR với sự chú trọng đến kết quả mà không chú ý đến
xác suất xảy ra nhƣ Allam Willet: "RR là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất


8
hiện một biến cố không mong đợi." Theo A. HrThur Williams, "RR là sự biến động
tiềm ẩn ở kết quả." Theo Georges Hirsch, khái niệm RR gắn liền với khả năng xảy ra
của một số biến cố không lƣờng trƣớc hay đúng hơn là một biến cố mà ta hoàn tồn
khơng chắc chắn (xác suất xảy ra <1); nói cách khác, RR ứng với khả năng có sai lệch
giữa một bên là những gì xảy ra trong thực tế và một bên là những gì đƣợc dự kiến từ
trƣớc mà sai lệch này lớn đến mức khó có thể chấp nhận đƣợc.
Từ các khái niệm nêu trên có thể định nghĩa tổng quát về RR nhƣ sau:
RR là tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên tác động lên sự vật, hiện tượng làm
thay đổi kết quả của sự vật hiện tượng (theo chiều hướng bất lợi) và những tác động
ngẫu nhiên đó có thể đo lường được bằng xác suất.
Trong lĩnh vực ĐTXD cơ bản nói chung và XDCT đƣờng bộ nói riêng, các RR
thƣờng xuyên xuất hiện trong hầu hết quá trình thực hiện đầu tƣ. Dự án đƣờng bộ có
đặc điểm là quy mơ xây dựng, vốn đầu tƣ, vật tƣ thiết bị và lao động lớn, thời gian thi
công kéo dài và diễn ra trên nhiều vùng địa lý khác nhau, điều kiện địa hình, địa chất
thủy văn, điều kiện mơi trƣờng khí hậu, thời tiết và cả điều kiện kinh tế - xã hội - dân
cƣ khác nhau (ví dụ nhƣ tuyến đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng tuần tra biên giới, ...), thời

gian vận hành và khai thác dài nên RR có thể xảy ra do cơng trình khơng khả thi (nhƣ
thiếu vốn, khơng giải phóng đƣợc mặt bằng, ...), khơng đạt đƣợc mục đích, u cầu
ban đầu của dự án, RR có thể là điều kiện bất khả kháng do điều kiện tự nhiên nhƣ sụt
trƣợt đất, bão, lũ, lụt, động đất, sóng thần,...
Theo thống kê ban đầu GS. Nguyễn Viết Trung và TS. Đinh Công Tâm [19], với
các CTXD cầu đƣờng ở Việt Nam có tới 70 - 80% sự cố cơng trình là do lỗi thiết kế,
trong đó tới 50% là do cơng tác khảo sát không kỹ; 20 - 30% là do lỗi của thiếu kiến
thức ở khâu thiết kế và thẩm định thiết kế; 20% sự cố có liên quan đến lỗi do thi cơng
và giám sát thi cơng.
Từ góc độ QLDA, Hiệp hội QLDA của Anh Quốc (Association for Project
Management) [23] và Viện QLDA Hoa kỳ (Project Management Institute) [24] đƣa ra
định nghĩa "RR là các sự kiện không chắc chắn xảy ra có thể ảnh hưởng đến mục tiêu
của dự án nếu nó xảy ra."
Tuy nhiên, RR trong QLDA có thể đo lƣờng trên cơ sở tần suất xuất hiện của
hiện tƣợng đấy trong quá khứ. RR khác với bất trắc. Bất trắc là tình huống RR trong
đó khơng thể xác định đƣợc xác suất xuất hiện của sự kiện.
RR sẽ ảnh hƣởng đến thành công của dự án thể hiện qua tác động đến các tiêu
chí của dự án nhƣ các yêu cầu về thời gian, chi phí, và chất lƣợng. Hầu hết các RR đều
có thể xác định đƣợc thông qua kinh nghiệm và kỹ năng. Đặc điểm trong ngành xây
dựng luôn tồn tại các RR cố hữu bởi vì dự án thƣờng ít khi lặp lại, đa dạng phong phú,
quy mô dự án lớn, thời gian thi công kéo dài, và thƣờng xuyên gặp các trƣờng hợp
phức tạp. Do vậy, thực hiện QLRR là một trong các điều kiện tiên quyết để dự án đạt
đƣợc các mục tiêu đề ra.


9
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu RR
Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào RR của dự án xây dựng. Nghiên cứu của
Dang và các tác giả (2017) [26] đã tổng quan khá nhiều nghiên cứu trƣớc đây. Chẳng
hạn nhƣ, các NTRR của cac dự án xây dựng đƣợc xác định bởi Ismail và các tác giả

(2008) [27], Rezakhani (2012) [28]. RR đƣợc xác định, phân loại và đánh giá cho dự
án cao tầng bởi San Santoso et al. (2003) [29]. Các mơ hình ĐGRR đƣợc phát triển bởi
Zavadskas và các tác giả (2010) [30], Subramanyan và các tác giả (2012) [31], và
Hsueh và các tác giả (2007) [32].
Đặc biệt, một số nghiên cứu tập trung vào RR của dự án giao thông. Creedy và
các tác giả (2010) [33] đã đánh giá các yếu tố nguy cơ dẫn đến vƣợt chi phí trong dự
án xây dựng đƣờng cao tốc. Mousavi và các tác giả (2011) [34] đã xếp loại RR cho các
dự án đƣờng cao tốc. Tran và Molenaar (2014) [35] đã khảo sát tác động của RR đối
với việc lựa chọn thiết kế và xây dựng cho các dự án đƣờng cao tốc.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về QLRR trong lĩnh vực xây dựng cịn khá mới mẻ.
Hiện nay có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề QLRR trong
QLDA XDCT nhƣng chƣa đƣợc xem xét một cách chi tiết, kỹ lƣỡng mà chỉ dừng lại ở
mức độ khái niệm chung chung. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng chƣa đi sâu
nghiên cứu chi tiết cụ thể từng vấn đề để các nhà QLDA có thể ứng dụng trong q
trình QLDA của mình. Có thể sơ lƣợc nghiên cứu về RR và QLRR trong các dự án
XDCT ở Việt Nam nhƣ sau: Lê Văn Long (2006) [13] trình bày một số vấn đề về
QLRR trong DAĐT XDCT, đồng thời nêu lên một số vấn đề cần thực hiện để QLRR
các DAĐT XDCT. Trịnh Thùy Anh (2006) [5] tiếp tục nghiên cứu một số giải pháp
QLRR trong các dự án XDCT giao thông ở Việt Nam. Nguyễn Quốc Tuấn và cộng sự
(2006) [20] đã áp dụng mô phỏng Monte-Carlo để phân tích RR chi phí của dự án xây
dựng trong giai đoạn thi công. Phạm Đắc Thành và cộng sự (2009) [16] đã khảo sát
mơ hình tốn học của chuỗi Markov để mơ hình hóa các q trình ngẫu nhiên, từ đó
ứng dụng để mơ hình hóa bài toán QLRR DAĐT xây dựng. Nguyễn Viết Trung và
Đinh Cơng Tâm (2011) nghiên cứu phân tích và QLRR kỹ thuật trong xây dựng cầu
[19].
1.2.3. Phân loại RR
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra RR. Việc nhận thức rõ đƣợc ngun nhân, và
tìm ra các biện pháp đối phó thích ứng kịp thời sẽ làm giảm mức độ RR cho DAĐT;
đặc biệt trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và giám sát yêu cầu
phải nhận biết chính xác những nguyên nhân tiềm tàng RR, giữ một mức độ an toàn

nhất định sẽ làm giảm đƣợc RR.
Các hậu quả thƣờng gặp các RR trong ngành xây dựng là mất uy tín, giảm sút
nhân sự giỏi, thiệt hại thu nhập, các tai nạn lao động, sự cố cơng trình, giảm chất lƣợng
XDCT, vận hành kém, phá sản, ....


10
Do vậy, yêu cầu phải nhận biết và QLRR một cách hiệu quả, ngƣời ta thƣờng
phân loại các RR theo mục đích sử dụng trong phân tích các hoạt động đầu tƣ. Các RR
đƣợc phân loại theo các cách nhƣ sau:
i. Về tính chất khách quan của RR: rủi ro thuần túy (RRTT) và rủi ro suy tính
(suy đốn)(RRST) (Pure risk and Speculative risk)
- RRTT: là RR dẫn đến mất mát tổn thất và khơng có cơ hội kiếm lời, ví dụ nhƣ
tài sản bị phá hủy. Loại RR này thƣờng dẫn đến hậu quả mất mát thiệt hại ít hoặc
nhiều về vật chất tài sản hoặc tính mạng con ngƣời của cơng trình dự án. Hơn nữa là
cơng trình có thể bị phá hủy tài sản. Một số ví dụ của loại RRTT là do hỏa hoạn, hạn
hán, lũ lụt, động đất, sóng thần,... Biện pháp đối phó với RR này là bảo hiểm.
- RRST: là RR do ảnh hƣởng của những ngun nhân khó dự đốn, phạm vi ảnh
hƣởng rất rộng. Loại RR này tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất song song với một cơ
hội kiếm lời, nó liên quan đến quyết định lựa chọn của con ngƣời. Ví dụ, RR do thay
đổi giá cả, bất ổn chính trị,... Đặc điểm cơ bản của loại RR này là khơng đƣợc bảo
hiểm nhƣng có thể đối phó bằng biện pháp rào chắn (hedging).
Việc phân chia RRTT và RRST có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn biện
pháp đối phó, phịng tránh RR; tuy nhiên trong thực tế ranh giới giữa hai loại này còn
mơ hồ vì trong hầu hết RR đều chứa cả hai yếu tố này. Trong thực tế, con ngƣời
thƣờng dễ dàng chấp nhận RRST nhƣng hầu nhƣ khơng có ai sẵn sàng chấp nhận
RRTT.
ii. Về hậu quả để lại cho các hoạt động của con người: RR số đơng (RR tồn
cục, RR cơ bản) và RR bộ phận (RR riêng biệt).
- RR số đông: là các RR gây ra các tổn thất khách quan theo nguồn gốc RR và

theo kết quả gây ra. Các RR này không phải do con ngƣời gây ra nhƣng hậu quả của
nó lại ảnh hƣởng đến số đông con ngƣời trong xã hội, chẳng hạn RR do chiến tranh,
lạm phát, thất nghiệp, động đất, lũ lụt,...
- RR bộ phận: là các RR xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân và
có tác động đến một nhóm ngƣời nhất định, chẳng hạn RR do tai nạn (tai nạn giao
thông, hỏa hoạn, ...), hoặc do thiếu thận trọng khi làm việc cũng nhƣ cuộc sống (mất
trộm),...
Việc phân loại RR theo hậu quả để lại rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội,
nó liên quan đến việc nên hay không nên chia sẻ RR trong cộng đồng xã hội. Nếu một
RR bộ phận xảy ra, các tổ chức hay cá nhân khác có thể giúp đỡ bằng những khoản
đóng góp vào các quỹ trợ giúp nhằm chia sẻ bớt những RR nhƣng khi RR số đơng xảy
ra thì việc chia sẻ RR bằng cách trên là khơng có tác dụng. Tuy nhiên việc phân chia
RR bộ phận và RR số đông cũng chƣa thống nhất vì các quan niệm khác nhau về
khung cảnh xã hội và sự thay đổi của khoa học kỹ thuật. Ví dụ nhƣ RR do lũ lụt tại
một quốc gia là RR số đông nhƣng lại là bộ phận nếu xét trên phạm vi toàn thế giới.


11
iii. Về nguồn gốc phát sinh RR: RR do các hiện tượng tự nhiên, do môi trường
vật chất, và do các môi trường phi vật chất khác.
- RR do các hiện tƣợng tự nhiên (nƣớc lũ, nắng nóng, sóng thần, ...): đây là
nguồn rủi do cơ bản dẫn đến các RRTT và để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho con
ngƣời. Việc nhận biết các RR này tƣơng đối đơn giản nhƣng việc đánh giá khả năng
xảy ra và mức độ ảnh hƣởng thì lại rất phức tạp do chúng không phụ thuộc nhiều vào
con ngƣời, việc đánh giá chủ yếu dựa vào mức độ hiểu biết và khả năng kiểm soát của
con ngƣời đối với các hiện tƣợng tự nhiên.
- RR do mơi trƣờng vật chất: ví dụ nhƣ do hỏa hoạn, bất cẩn, cháy nổ.
- RR do các môi trƣờng phi vật chất khác: môi trƣờng phi vật chất là các mơi
trƣờng kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, hoặc môi trƣờng hoạt động của các tổ chức.
Đây là nơi phát sinh rất nhiều RR trong cuộc sống. Đƣờng lối chính sách của ngƣời

lãnh đạo quốc gia có ảnh hƣởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của các tổ
chức kinh tế (nhƣ ban hành các chính sách kinh tế, ƣu tiên loại hình sản xuất, chính
sách thuế, t lệ lãi suất tín dụng, giá cả bất ổn, ...). Q trình hoạt động của các tổ chức
có thể làm phát sinh nhiều RR và bất trắc. RR này có thể kéo theo các RR khác, chẳng
hạn RR do mơi trƣờng chính trị bất ổn dẫn đến RR về mặt kinh tế (hàng hóa đắt đỏ,
sản xuất đình đốn, ...) và sau đấy là RR về mặt xã hội (t lệ thất nghiệp tăng, đình
cơng, bãi cơng, biểu tình, ...). Việc nhận biết và đánh giá RR này rất khó khăn, phụ
thuộc chủ yếu vào trình độ của các nhà phân tích RR.
Các tổn thất phát sinh từ các nguồn RR là rất nhiều và rất đa dạng. Một số tổn
thất có thể phát sinh từ cả hai nguồn khác nhau, chẳng hạn nhƣ sập cầu có thể do sai
sót trong lúc thi cơng hoặc do xe tải quá nặng trên cầu khi khai thác. Việc phân loại
RR theo nguồn phát sinh giúp cho các nhà QLRR tránh bỏ sót các thơng tin khi phân
tích đồng thời giúp cho việc lựa chọn các biện pháp phòng chống RR sau này.
iv. Theo khả năng khống chế của con người: RR có thể khống chế và RR khơng
thể khống chế.
Một số loại RR khi xảy ra con ngƣời không thể chống đỡ nổi nhƣ thiên tai, địch
họa, .... Tuy nhiên hầu hết các RR con ngƣời có thể chống đỡ hoặc có những biện pháp
nhằm hạn chế đƣợc thiệt hại nếu có những nghiên cứu dự đốn đƣợc khả năng và mức
độ xảy ra.
v. Theo phạm vi xuất hiện RR: gồm có RR chung và RR cụ thể.
- RR chung là các RR gắn chặt với mơi trƣờng chính trị, kinh tế và pháp luật. Các
RR chính trị gồm có RR về hệ thống chính trị, RR chính sách thuế, RR do cơ chế quản
lý cấp vĩ mô, RR về chế độ độc quyền, .... Các RR thƣơng mại quốc gia gồm có RR do
lạm phát, do thay đổi t lệ lãi suất, do sản phẩm hàng hóa mất giá, do chính sách ngoại
hối, ... Các RR gắn với mơi trƣờng pháp luật quốc gia gồm có RR do thay đổi chính
sách pháp luật và quy định, RR việc thi hành pháp luật, RR do trì hỗn bồi thƣờng.


12
- RR cụ thể là các RR gắn liền với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể hoặc

lĩnh vực hoạt động khác, chẳng hạn RR theo các giai đoạn của quá trình ĐTXD, RR
đối với việc thực hiện và hồn thành kế hoạch, các RR trong vận hành.
Tóm lại, tùy theo tính chất đặc thù cơng việc mà chúng ta có thể phân loại RR
theo các cách khác nhau nhƣ trên. Mỗi cách phân loại phù hợp với từng mục đích sử
dụng khác nhau. Nhà phân tích RR phải biết vận dụng cho từng trƣờng hợp cụ thể sao
cho có thể đƣa ra những biện pháp quản lý để đối phó hạn chế RR tốt nhất. Có thể tóm
tắt các cách phân loại RR nhƣ hình 1.1 dƣới đây.

Hình 1.2. Phân loại RR theo PGS.TS. Lê Kiều [11]
1.2.4. QLRR dự án đầu tƣ
a. Khái niệm về QLRR
Theo PGS.TS. Lê Kiều [11], Quản trị RR đƣợc định nghĩa là một sự cố gắng có
tổ chức để nhận ra và lƣợng hóa các khả năng xảy ra RR, đồng thời đề xuất các kế
hoạch nhằm loại trừ hoặc giảm bớt các hậu quả mà RR có thể gây ra. Cụ thể hơn, Ben
Obinero Uwakweh nêu rõ quản trị RR là một quá trình các bƣớc đi đƣợc xác định kỹ
lƣỡng, hỗ trợ tốt hơn quá trình đƣa ra quyết định cho công tác thực hiện nghiên cứu
RR và các tác động nhằm giảm thiểu các hậu quả mà RR có thể gây ra.
Theo Hiệp hội QLDA Anh Quốc (APM) [23], quản trị RR đƣợc định nghĩa là
"một q trình có tổ chức cho phép các RR riêng lẻ và RR chung của dự án được hiểu
và quản lý một cách chủ động, tối ưu hóa thành cơng của dự án bằng cách giảm thiểu
thiệt hại và phát huy tối đa các cơ hội."


13
b. Biện pháp các tổ chức thường thực hiện để đề phòng RR
- Mua bảo hiểm nhằm chuyển RR (nếu có) sang các hãng bảo hiểm. Theo
phƣơng pháp này, việc đối phó với các RR mang tính chất bị động, vì việc bảo hiểm
chỉ có hiệu quả khi RR đã xảy ra.
- Trái lại với cách trên, ở đây quản trị RR bằng cách tiếp cận với các RR mang
tính tích cực, đó là chủ động dự kiến trƣớc những mất mát có thể xảy ra và tìm cách

giảm nhẹ hậu quả của chúng. Vậy bảo hiểm khơng cịn là phƣơng pháp duy nhất để
hạn chế RR mà chỉ là một trong những phƣơng pháp quan trọng và có hiệu quả để bù
lại phần kinh phí do bị mất mát trong trƣờng hợp có RR xảy ra.
Những RR xảy ra trong xây dựng các cơng trình đƣờng bộ do ngun nhân khách
quan hay chủ quan đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, các tổ chức
(doanh nghiệp) và xã hội. Luật xây dựng [1] cũng mới chỉ nói đến sự cố cơng trình
(Điều 119 Sự cố cơng trình) chứ chƣa đặt vấn đề quản trị RR cơng trình.
1.3. NỘI DUNG QLRR DỰ ÁN ĐẦU TƢ
QLRR gồm các tiến trình hoạch định QLRR, NDRR, phân tích ĐGRR, phát triển
kế hoạch đối phó, giám sát và KSRR một cách liên tục.
Xây dựng kế hoạch
quản lý rủi ro

Nhận diện rủi ro
Đo lƣờng và đánh
giá rủi ro (định
tính, định lƣợng)

Giám sát và kiểm
sốt rủi ro

Lập kế hoạch ứng
phó rủi ro
Hình 1.3. Sơ đồ quá trình QLRR

1.3.1. Lập kế hoạch QLRR
Kế hoạch QLRR là q trình có hệ thống các quyết định làm thế nào để tiếp cận,
đặt kế hoạch và thực hiện các hoạt động QLRR trong suốt vòng đời dự án. Nó đƣợc
thiết kế để tối đa hóa kết quả có lợi của những cơ hội và giảm thiểu hoặc loại bỏ các
hậu quả của các sự kiện nguy cơ bất lợi.

Trong lập kế hoạch RR, cần phải có thêm kế hoạch dự phòng, kế hoạch rút lui,
quỹ dự phòng:
+ Kế hoạch dự phịng (đối phó những bất ngờ) là những hoạt động xác định trƣớc
mà thành viên của dự án sẽ thực hiện nếu một sự kiện RR xuất hiện.
+ Kế hoạch rút lui đƣợc thực hiện cho những RR có tác động lớn tới những yêu
cầu mục tiêu của dự án.
+ Quỹ dự phòng hay tiền trợ cấp đƣợc giữ bởi nhà tài trợ và dùng giảm nhẹ chi
phí hay RR lịch biểu nếu có sự thay đổi về phạm vi hay chất lƣợng.


14
Kế hoạch QLRR khơng chi tiết hố các phƣơng án đối phó RR riêng rẽ mà đề
cập các vấn đề sau:
- Các RR đƣợc xác định nhƣ thế nào.
- Các phân tích định tính đƣợc thực hiện nhƣ thế nào.
- Các phân tích định lƣợng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào.
- Hoạch định ứng phó RR nhƣ thế nào.
- Các RR sẽ đƣợc giám sát, kiểm soát ra sao.
- Các hoạt động quản trị RR thƣờng xuyên sẽ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào trong
suốt chu kỳ sống của dự án.
1.3.2. Nhận dạng rủi ro (NDRR)
RR có thể xuất hiện do các điều kiện: đã biết; biết và không biết; không biết.
- Các điều kiện đã biết: ngƣời ta đã nhận biết đƣợc và nó phải đƣợc tính đến
trƣớc một cách rõ ràng. Các RR này có thể nhận ra đƣợc bằng cách xem xét cẩn thận
các hồ sơ hợp đồng và quy mơ cơng việc của dự án. Ví dụ năng lực vận chuyển của
đƣờng vào bị hạn chế do tắc nghẽn tại công trƣờng.
- Các điều kiện đã biết và khơng biết (biết có thể xảy ra nhƣng khơng biết nó xảy
ra lúc nào): loại này khơng thƣờng xuyên xảy ra tức là loại RR này xuất hiện ít (rất ít)
nhƣng tác động lại rất lớn, ví dụ nhƣ điều kiện thời tiết cực kỳ xấu - một trận bão rất
lớn, động đất, sóng thần.

- Các điều kiện không biết trƣớc: các loại RR không thể nhận biết trƣớc đƣợc.
Song các số liệu cũ ở các cơng trình tƣơng tự trong một vùng địa lý tƣơng tự cũng có
thể cho ta các chỉ dẫn và thơng qua xác định cẩn thận, t mỉ các điều kiện đã biết và
khơng biết có thể loại đi nhiều các yếu tố khơng biết.
Nhƣ vậy NDRR là q trình xác định liên tục và có hệ thống các RR của dự án.
Các hoạt động NDRR nhằm thu thập các thông tin đầy đủ về nguồn RR, các yếu tố
hiểm họa và nguy cơ RR để từ đó đƣa ra một danh sách các RR mà dự án phải chịu.
Danh sách này càng đầy đủ và hệ thống bao nhiêu thì càng giúp cho q trình QLRR
hiệu quả bấy nhiêu.
Thơng thƣờng một nhà QLRR thƣờng khó có thể xác định hết tất cả các loại RR
của dự án nên khơng thể có biện pháp quản lý đối với các RR chƣa đƣợc nhận dạng
(phát hiện), có nghĩa là đã vơ tình giữ lại các RR này. Vì vậy cơng tác nhận dạng và
lựa chọn một phƣơng pháp NDRR đã áp dụng hiệu quả nhƣ phƣơng pháp "Bảng liệt
kê" hay "Bảng đăng ký rủi ro", phƣơng pháp "Lƣu đồ", phƣơng pháp "Thanh tra hiện
trƣờng", .... trong đó phƣơng pháp "Bảng liệt kê" tỏ ra đơn giản và đã đƣợc một số tổ
chức QLRR trên thế giới áp dụng nhiều.


×