Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XN QUYỀN

KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH GIA LÂM

Ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VİỆN NÔNG NGHİỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi nội
dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực khách quan
và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tôi cũng xin cam kết rằng, mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản
luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Quyền

i


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình nghiên cứu và học tập tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, tơi đã
hồn thành luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Kế toán với đề tài: “Kiểm soát nội
bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm”.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô trong Bộ mơn Kế tốn tài chính,
Khoa Kế tốn & Quản trị Kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, tơi
xin bầy tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thủy đã dành nhiều tâm
huyết, tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Phịng ban cùng tồn thể cán bộ
nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Gia Lâm đã tạo
điều kiệp giúp đỡ tơi nhiệt tình trong q trình hồn thiện đề tài khoa học nghiên cứu
của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Quyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ và hình .................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về Kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thương mại ...................... 4

2.1.1.

Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................ 4

2.1.2.


Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương
mại .................................................................................................................... 10

2.1.3.

Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thương mại ........................................................................................................ 17

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cơng tác kiểm sốt hoạt động cho vay ........ 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn về kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân .................................................................................................................. 28

2.2.1.

Thực trạng kiểm soát nội bộ cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân
hàng thương mại hiện nay ................................................................................ 28

2.2.2.

Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ cho vay khách hàng cá nhân tại một số
chi nhánh ngân hàng ......................................................................................... 29

iii



2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng BIDV – Chi
nhánh Gia Lâm ................................................................................................. 33

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 35
3.1.

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Gia Lâm ................................................................................................. 35

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm ....................................................................... 35

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy ................................................................................ 36

3.1.3.

Cơ cấu lao động tại chi nhánh .......................................................................... 40

3.1.4.

Kết quả hoạt động ............................................................................................. 41

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 46

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 47
4.1.

Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm ...................................... 47

4.1.1.

Đặc điểm khách hàng cá nhân .......................................................................... 47

4.1.2.

Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm ....................................................... 48

4.1.3.


Tình hình cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm........................................................................ 50

4.2.

Thực trạng KSNB hoạt động cho vay KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN tại
BIDV chi nhánh Gia Lâm ................................................................................. 54

4.2.1.

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Gia Lâm ............. 54

4.2.2.

Các hoạt động kiểm soát đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia
Lâm ................................................................................................................... 58

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm .............................................. 76

4.3.1.

Quy trình chính sách chung của BIDV ............................................................. 76

4.3.2.


Năng lực đội ngũ cán bộ ................................................................................... 77

iv


4.3.3.

Công nghệ ......................................................................................................... 79

4.3.4.

Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi nhánh ............................................................... 80

4.3.5.

Yếu tố từ phía khách hàng ................................................................................ 81

4.4.

Đề xuất giải pháp HỒN THIỆN cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh gia lâm ................................ 82

4.4.1.

Nhận xét kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân .................................................................................................................. 82

4.4.2.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sốt nội bộ trong q

trình cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Gia Lâm ..................... 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CIC

Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam


KHCN

Khách hàng cá nhân

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PC

Pháp chế

PGD

Phòng giao dịch




Quyết định

QHKH

Quản hệ khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

QTTD

Quản trị tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMCP

Thương mại cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động tại Chi nhánh ..................................................................... 40
Bảng 3.2. Kết quả huy động vốn từ năm 2016 đến hết năm 2018 ............................... 42
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng tại giai đoạn 2016 – 2018..................... 43
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động giai đoạn 2016 – 2018 ................................................... 44
Bảng 4.1. Số lượng khách hàng tại BIDV Chi nhánh Gia Lâm ................................... 47
Bảng 4.2. Số lượng khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Gia Lâm ...................... 48
Bảng 4.3. Cơ cấu dư nợ BIDV Chi nhánh Gia Lâm..................................................... 50
Bảng 4.4. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm giai đoạn 2016 – 2018 .................... 51
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhóm nợ dư nợ bán lẻ giai đoạn 2016 đến 2018................................. 53
Bảng 4.6. Bảng tổng kết nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Gia
Lâm 2016 đến 2018 ..................................................................................... 58
Bảng 4.7. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động tiếp nhận hồ sơ ...................... 61
Bảng 4.8. Rủi ro và thủ tục kiểm sốt trong hoạt động thẩm định tín dụng................. 61
Bảng 4.9. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động phê duyệt tín dụng ................. 63
Bảng 4.10. Tỷ lệ khách hàng phát sinh rủi ro trong quá trình thẩm định ....................... 64
Bảng 4.11. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động ký kết hợp đồng ..................... 65
Bảng 4.12. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động giải ngân ................................ 66
Bảng 4.13. Báo cáo tình hình kiểm sốt hồ sơ tại bộ phận QTTD ................................. 67
Bảng 4.14. Báo cáo thống kê các lỗi phát sinh trong quá trình giải ngân ...................... 68
Bảng 4.15. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động sau giải ngân .......................... 71
Bảng 4.16. Thống kê chi tiết các đợt kiểm tra tại BIDV Gia Lâm ................................. 72
Bảng 4.17. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động thu nợ ..................................... 74
Bảng 4.18. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động tất toán khoản vay ................. 75
Bảng 4.19. Đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ ...................................................... 75

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.


Kết quả khảo sát mức độ ảnh huởng của quy trình, chính sách
chung của BIDV đến cho vay KHCN ..................................................... 76

Biểu đồ 4.2.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của năng lực
cán bộ đối với KSNB hoạt động cho vay KHCN ................................... 78

Biểu đồ 4.3.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ về mức độ ảnh hưởng
của yếu tố khách hàng đối với KSNB hoạt động cho vay KHCN .......... 81

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1. Quy trình nhận dạng rủi ro .............................................................................. 8
Sơ đồ 4.1. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ ........................................................................ 54
Sơ đồ 4.2. Quy trình kiểm sốt trước cho vay KHCN tại BIDV Gia Lâm ..................... 59
Sơ đồ 4.3. Quy tình giải ngân khoản vay tại BIDV Gia Lâm ......................................... 66
Hình 2.1. Cơ cấu hệ thống kiểm sốt nội bộ ..................................................................... 7
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV Chi nhánh Gia Lâm ........................................ 37

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Quyền

Tên Luận văn: “Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Gia Lâm”.
Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và hoạt động cho vay nói chung
là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các
hoạt động của ngân hàng. Các rủi ro này luôn hiện hữu trong hoạt động cho vay gây ra các
rủi ro mất vốn gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Để có thể phát hiện sớm và giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm đã xây dựng và vận hành
hệ thống kiểm soát nội bộ trong các khâu của hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo hạn chế
và ngăn ngừa rủi ro nói chung và hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân nói riêng trong mơi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt, với mức độ cạnh
tranh cao, diễn biến thị trường phức tạp và đảm bảo phát triển theo định hướng ngân
hàng bán lẻ, việc nghiên cứu hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn chủ đề nghiên cứu “Kiểm soát
nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm” cho chủ đề Luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là hệ thống hóa các vấn đề lý luận và
thực tiễn về kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mại; đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia
Lâm và phân tích các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất các giải pháp hồn
thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm.
Nghiên cứu đã bàn luận về cơ sở lý luận của KSNB, HTKSNB, … hoạt động cho

vay khách hàng cá nhân dựa trên các nội dung: các khái niệm kiểm soát, kiểm soát nội
bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ; các nội dung, nguyên tắc của kiểm soát nội bộ hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân…. và vận dụng nó vào nghiên cứu kiểm sốt nội bộ hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Gia Lâm.

x


Để phân tích số liệu, đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như
thống kê mơ tả, phương pháp so sánh…
Kết quả đã nghiên cứu được đặc điểm địa bàn nghiên cứu; thực trạng kiểm soát
nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm; phân tích được các rủi ro trong quy trình cho vay; tìm
ra được những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh. Kết quả phân tích đã chỉ ra được
một số tồn tại trong kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi
nhánh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết hợp với kết quả phỏng vấn các đối tượng có
liên quan, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Gia Lâm: (i) Nhóm giải pháp về nhân lực: nâng cao chất lượng nhân lực, tăng
cường đào tạo đội ngũ nhân viên; (ii) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy: thành lập bộ
phận KSNB riêng biệt, tăng cường số lượng cán bộ tại phịng QTTD; (iii) Nhóm giải
pháp về kiểm tra, kiểm sốt: thận trọng trong cơng tác thẩm định trước khi cho vay, bảo
đảm công tác KSNB dược thực hiện thường xuyên và liên tục , tăng cường hoạt động
kiểm tra giám sát đối với khách hang,xây dựng quy chế xử phạt khi phát hiện vi phạm
quy định về KSNB; (iii) Tăng cường hiệu quả và phát triển hệ thống công nghệ thông

tin;…(iv) quy định mức cho vay đối với khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng tín
dụng;… đưa ra những kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm nâng cao cơng tác kiểm sốt nội bộ quy trình bán
hàng tại Chi nhánh, góp phần thúc đẩy sự phát triển, giảm thiểu các rủi ro và giúp cho
chi nhánh Gia Lâm đạt được các mục tiêu đề ra.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Xuan Quyen
Thesis title: " Internal control of lending activities to individual customers at Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Gia Lam Branch ".
Major: Accounting

Code: 8340301

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Lending to individual customers in particular and lending activities in general
are profitable activities, but also contain the most risks in banking activities. These risks
are always present in lending activities, causing the risk of capital loss affecting the
profitability and business goals of the bank.
In order to detect early and minimize risks that may arise, Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Gia Lam Branch has
built and operated an internal control system in all stages of its operations. However, in
order to ensure the limitation and prevention of risks in general and limit the risks in
lending activities to individual customers in particular in an increasingly fierce business
environment, with a high level of competition, With complicated market changes and
retail-oriented development, it is essential to research and improve the internal control
system for individual lending to individual customers

Stemming from the above problem, I chose the topic of "Internal control of lending
activities to individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam - Gia Lam Branch" for the topic of my thesis report.
The main research objectives of the thesis are to Systematize theoretical and
practical issues on internal control of lending activities to individual customers at
commercial banks; assess the status of internal control of lending activities to individual
customers at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of
Vietnam - Gia Lam Branch and analyze the causes and influencing factors; thereby
proposing solutions to improve the effectiveness of the internal control of lending
activities to individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam - Gia Lam Branch.
The study discussed the theoretical basis of internal control systems, internal
control systems, ... individual customer lending activities based on the following
concepts: control, internal control, internal control system; contents, principles of
internal control of lending activities to individual customers…. and apply it to research
on internal control of lending activities to individual customers at Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Gia Lam Branch.

xii


Research area at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development
of Vietnam - Gia Lam Branch address at 741 Nguyen Duc Thuan Street, Dang Xa
Commune, Gia Lam District, Hanoi City, Vietnam
For the analysis of data, the subject used data analysis methods such as
descriptive statistics, comparative methods …
The results have studied the characteristics of the study area; the situation of
internal control of lending activities to individual customers at Joint Stock Commercial
Bank for Investment and Development of Vietnam - Gia Lam Branch; analyze risks in
the lending process; find out the causes and factors affecting the internal control of

lending activities to individual customers at the Branch; analyze the factors affecting
internal control lending to individual customers at the branch. The analysis showed
some shortcomings in the internal control of lending activities to individual customers
at the branch. Based on the analysis of the current situation, combined with the results
of interviews with related subjects, the analysis of factors affecting the internal control
of individual customer lending activities.
Proposing some solutions to improve the internal control of lending activities to
individual customers at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development
of Vietnam - Gia Lam Branch: (i) Solutions for human resources: improve the quality of
human resources, enhance training of staff; (ii) Completing the organizational structure:
establishing a separate internal control department, increasing the number of staff at the
Credit Administration Division; (iii) Group of solutions on inspection and control: being
prudent in the appraisal before lending, ensuring that the internal control activities are
regularly and continuously implemented, strengthening the supervision and supervision
of customers. cave, building sanctions regulations when detecting violations of
regulations on internal control; (iii) Enhance the efficiency and development of
information technology systems; ... (iv) regulate lending rates to customers based on
credit rating results; ... make recommendations to the First Joint Stock Commercial
Bank Investment and Development of Vietnam, the State Bank of Vietnam aims to
improve the internal control of sales processes at the Branch, contributing to promoting
the development, reducing risks and helping Gia Lam branch Achieve the set goals.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu hướng tự do hóa, tồn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng
tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng; cùng với việc mở cửa thị
trường tài chính, sự xuất hiện của các ngân hàng có vốn đầu tư, cơng nghệ hiện

đại, trình độ quản lý tiên tiến là những thách thức lớn cho các ngân hàng trong
nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh
giữa các ngân hàng lớn hơn cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Rủi ro
hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng muốn có lợi
nhuận thì phải chấp nhận rủi ro, có nghĩa là phải sống chung cùng với những
rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu
nhập cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Để ngăn ngừa rủi ro, nhất là
trong giai đoạn hiện nay với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường tồn cầu,
áp lực suy thối và những khó khan nhiều chiều từ nền kinh tế, các Ngân hàng
Thương mại (NHTM) cần phải có hệ thống Kiểm sốt nội bộ (KSNB) vững
mạnh. Khi đã thiết lập được một hệ thống KSNB vững mạnh, đó chính là một
trong những “rào cản” giúp góp phần hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hạn chế các tổn thất và kiểm sốt được
q trình kinh doanh, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một trong những hoạt động
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì sự phức tạp của nó: Số lượng khách hàng lớn, đa
dạng về ngành nghề kinh tế của khách hàng,... Với trọng tâm định hướng phát
triển trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất, trước những biến đổi không ngừng
của thị trường tài chính, u cầu đối với kiểm sốt hoạt động cho vay bán lẻ
ngày càng nâng cao, các NHTM cần có giải pháp nâng cao chất lượng và hồn
thiện cơng tác KSNB hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để đáp ứng được
yêu cầu trước sự biến đổi không ngừng của thị trường, đảm bảo chiến lược
kinh doanh đi đúng hướng, tối ưu hóa được lợi nhuận, hạn chế được các rủi ro
có thể xảy. Khi hoạt động KSNB được triển khai tốt và phù hợp sẽ giúp phát
hiện sớm các rủi ro cũng như hạn chế được các tổn thất có thể xảy ra khi có
rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

1



Nhận thức được vai trò quan trọng của KSNB đối với hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân, ban lãnh đạo BIDV nói chung và BIDV – chi nhánh Gia
Lâm nói riêng đã rất quan tâm đến q trình KSNB đối với mảng hoạt động này.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế tại BIDV – Chi nhánh Gia Lâm vẫn
còn một số hạn chế như: chỉ được thực hiện theo đợt thường kỳ, không cập nhật
được thường xuyên các sai sót xảy ra trong q trình cho vay, hoạt động kiểm
sốt sau cho vay cịn bị bng lỏng quản lý…; và loại hình cho vay khách hàng
cá nhân hiện tại cũng đang biến đổi khơng ngừng chính vì vậy cần thường xuyên,
tăng cường các biện pháp thực hiện cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động
này tại chi nhánh. Để có thể đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng công tác KSNB đối với hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại BIDV chi nhánh Gia Lâm, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Gia Lâm. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội
bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về KSNB hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng.
Phân tích thực trạng KSNB hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSNB đối với hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Gia Lâm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Q trình kiểm sốt nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm. Cụ thể:

2


Chu trình cho vay và thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Chi nhánh.
Quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại Chi nhánh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về Kiểm soát quy trình cho vay
khách hàng cá nhân tại BIDV CN Gia Lâm trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018.
- Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Gia Lâm.
- Nội dung: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và quá trình thực hiện cơng
tác kiểm sốt nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm trong giai đoạn 2016 – 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1.1. Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.1.1. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ
a. Khái niệm hệ thống kiểm sốt nội bộ
Đã có rất nhiều nhiều tổ chức cá nhân đưa ra định nghĩa khác nhau về hệ
thống kiểm soát nội bộ. Theo COSO - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia về chống

gian lận của Hoa Kỳ (1992), hệ thống kiểm sốt nội bộ “là một q trình do con
người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được
thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện các mục tiêu: Báo
cáo tài chính đáng tin cậy; Các luật lệ và quy định được tuân thủ; Hoạt động
hữu hiệu và hiệu quả”. Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ được cấu thành bởi
05 thành phần, gồm: mơi trường kiểm sốt; đánh giá rủi ro; các hoạt động kiểm
sốt; thơng tin và truyền thơng, giám sát.
Tiếp cận dưới giác độ của kế toán, Hội đồng Liên hiệp các nhà kế toán
Malaysia (MACPA) và Viện kế toán Malaysia (MIA) lại thể hiện cách hiểu về hệ
thống kiểm soát nội bộ trong hướng dẫn của họ (2012) như sau: “Hệ thống kiểm
soát nội bộ là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủ tục do Ban quản trị
của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mục tiêu của Ban quản
trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh doanh trong trật tự và có hiệu
quả bao gồm: tuyệt đối tuân theo đường lối của Ban quản trị, bảo vệ tài sản,
ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm, đảm bảo tính chính xác, tồn hiện số
liệu hạch tốn, xử lý kịp thời và đáng tin cậy số liệu thơng tin tài chính. Phạm vi
của hệ thống kiểm sốt nội bộ cịn vượt ra ngồi những vấn đề có liên quan trực
tiếp với chức năng của hệ thống kế toán. Mọi nguyên lý riêng của hệ thống kiểm
soát nội bộ được xem như hoạt động của hệ thống và được hiểu là Kiểm soát nội
bộ”.( Study materials - Leave a comment, 2012).
Hiện tại, Ở Việt Nam khi đề cập đến hệ thống kiểm sốt nội bộ, tác giả
Vương Đình Huệ (2004) đã định nghĩa “Hệ thống KSNB là toàn bộ các chính
sách, các bước kiểm sốt và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm quản lý và
điều hành các hoạt động của đơn vị. Các bước kiểm soát là các biện pháp

4


được tiến hành để xem xét và khẳng định các biện pháp quản lý khác có được
tiến hành hiệu quả và thích hợp hay khơng”.(Giáo trình kiểm tốn)

Nhìn chung, các khái niệm đều chỉ ra và nhấn mạnh tới việc tổ chức hệ
thống kiểm soát tuân thủ pháp luật, đảm bảo tin cậy cáo cáo tài chính, với các
thủ tục và chính sách được thiết lập chặt chẽ đồng bộ với các mục tiêu của doanh
nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tại chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát
nội bộ (VSA 400), ban hành theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21
tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hệ thống KSNB được định
nghĩa như sau: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm
soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị
tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm sốt, ngăn ngừa và pháp
hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý
và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị” (Bộ Tài chính, 2001).
Theo thơng tư 13/2018/TT-NHNN – Quy định về hệ thống kiểm soát nội
bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hệ thống KSNB
được định nghĩa như sau: “Hệ thống kiểm sốt nội bộ là tập hợp các cơ chế chính
sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các
tổ chức tín dụng, thơng tư này và các quy định của pháp luật có luên quan và
được tổ chức thực hiện nhằm kiểm sốt, phịng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi
ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của
quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
và kiểm toán nội bộ” (Ngân hàng nhà nước, 2018).
Hệ thống KSNB hữu hiệu là nhân tố then chốt của một hệ thống quản trị
hiệu quả trong doanh nghiệp nói chung là hệ thống ngân hàng nói riêng, nó ảnh
hưởng trực tiếp tới việc thành hay bại của một doanh nghiệp. Trong mỗi khoảng
thời gian khác nhau thì hệ thống KSNB lại cần có sự thay đổi phù hợp để đảm
bảo mục tiêu của tổ chức trong từng thời kỳ. Chính vì vậy, lãnh đạo của các đơn
vị ln ln phải rà soát, đánh giá rủi ro và liên tục hồn thiện hệ thống KSNB
thì mới đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và an toàn hệ thống.
b. Khái niệm kiểm soát nội bộ

Khái niệm kiểm soát nội bộ cũng đã được Ngân hàng Nhà nước đề cập tại

5


thơng tư 13, cụ thể như sau: “Kiểm sốt nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với
các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ,
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm sốt nhằm kiểm sốt xung đột lợi
ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định
của pháp luật”.
2.1.1.2. Vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ
Hệ thống KSNB là một trong những hệ thống quan trọng quyết định tới sự
thành hay bại của một tổ chức. Hệ thống này thể hiện rõ ràng vai trị của nó đối
với chức năng quản lý nói chung, đối với các nhà quản lý nói riêng. Theo tác giả
Bùi Bằng Đồn (2014), vai trị đó được thể hiện qua một số nội dung sau:
“Trước hết, nó thể hiện vai trị của kiểm sốt trong quản lý. Vai trị kiểm
soát nội bộ trước hết được thể hiện qua sự đảm bảo các hoạt động của đơn vị đều
được phát hiện rủi ro một cách kịp thời và toàn diện, đưa ra được các giải pháp
để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho từng hoạt động, từng quy trình, nghiệp vụ.
Thứ hai, kiểm soát nội bộ đảm bảo rằng mọi hoạt động của từng bộ phận,
đơn vị cá nhân đều được xác lập một cách rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi trên cơ
sở thực hiện phân cấp, phân quyền và ủy quyền một cách khoa học và phù hợp.
Thứ ba, kiểm soát nội bộ đảm bảo rằng mọi hoạt động đều được xác lập các
cơ chế, quy trình, thủ tục kiểm sốt phù hợp nên có thể ngăn ngừa được sai phạm,
gian lận, rủi ro xẩy ra, hoặc hạn chế thấp nhất về thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.
Thứ tư, kiểm soát nội bộ được thiết lập sẽ luôn đưa đến ý thức cho mọi
người rằng hoạt động của mình ln ln đang được kiểm sốt bởi một hệ thống
các công cụ khác nhau nên phải hành động với một ý thức cao nhất.
Thứ năm, kiểm soát nội bộ có tác động hồn thiện mơi trường hoạt động,

thay đổi ý thức tư duy từ người lãnh đạo đến từng thành viên, xây dựng được mối
đoàn kết, thống nhất trong tổ chức và tạo dựng nét văn hóa riêng để giữ gìn
truyền thống và bản sắc của mỗi đơn vị, tổ chức.
Thứ sáu, kiểm hoát nội bộ được thiết lập và phát huy hiệu quả sẽ đảm bảo
mọi hoạt động đều đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất trên cơ sở nâng cao
được hiệu lực quản lý đối với tất cả các bộ phận, thành viên, quy trình, nghiệp vụ
trong đơn vị tổ chức.
Ngồi ra, hệ thống KSNB hiệu quả sẽ tạo niền tin cho các nhà đầu tư, các

6


chủ sở hữu cơng ty… thơng qua nó, các nhà đầu tư đánh giá được phần nào mức
độ an toàn của khoản đâu từ. Mặt khác, các kiểm toán viên khi kiểm toán một tổ
chức cũng dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá một phần, giảm bớt
khối lượng công việc, giúp giảm thời gian làm việc cũng như chi phí phát sinh.”
Như vậy, KSNB là mơt chức năng thường xuyên quan trọng của nhà quản
lý, nó là hệ khung xương khơng thể thiếu trong q trình hình thành, tồn tại và
phát triển bền vững của một đơn vị tổ chức.
2.1.1.3. Các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB
Hệ thống kiểm sốt nội bộ là cơng cụ để thực hiện chức năng KSNB trong
quản lý của tổ chức với những khung mẫu, thủ tục, chính sách quy trình được
thiết lập. Chính vì vậy đa số các nghiên cứu đi đến thống nhất chung về cấu
thành của HTKSNB có ba bộ phận: mơi trường kiểm sốt; hệ thống kế toán và
thủ tục kiểm soát. Các bộ phận của hệ thống KSNB như sau:

Hình 2.1. Cơ cấu hệ thống kiểm sốt nội bộ
Nguồn: Bùi Đằng Đồn (2014)

Mơi trường kiểm sốt

Đây là yếu tố mà trong đó hệ thống KSNB được triển khai, vận hành và
chịu chi phối. Các yếu tố này tạo ra mơi trường kiểm sốt, trong đó có sự khẳng
định rằng tồn bộ các thành viên trong tổ chức có nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của hệ thống KSNB hay không.
Căn cứ vào đặc điểm của từng tổ chức mà mơi trường kiểm sốt khác
nhau, nó phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề, quan điểm, triết lý và phong cách
điều hành khác nhau của nhà quản lý; nó thể hiện ở cơ cấu tổ chức phản ánh việc
phân chia quyền lực, trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn của từng phòng ban, thành
viên và sự liên kết chia sẻ thông tin lẫn nhau của các phịng ban trong tổ chức đó;

7


nó thể hiện ở chính sách nguồn nhân lực, quy chế, chế tài của tổ chức, đây là văn
hóa doanh nghiệp mang thơng điệp rõ ràng về tính trính trực, hành vi đạo đức
của ban lãnh đạo và của toàn thể các nhân viên phịng ban trong tổ chức; ngồi
ra, mơi trường kiểm sốt cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, các nhân
tố này nằm ngoài kiểm soát của các nhà quản lý nhưng ảnh hưởng rất lớn tới hệ
thống KSNB như luật, chính sách, thể chế…. pháp luật thay đổi.
Nhận dạng và đánh giá rủi ro
Trong mọi lĩnh vực trong mọi hoạt động với mọi điều kiện ln ln rình
rập vơ vàn những rủi ro, hoạt động tín dụng trong ngân hàng là một lĩnh vực có
rất nhiều các rủi ro tiềm ẩn và hiện hữu. Rủi ro có thể xuất phát từ bản thân nội
tại trong doanh nghiệp hoặc xuất phát từ môi trường bên ngồi doanh nghiệp,
chính vì vậy các nhà quản lý phải ln ln nhận thức đúng được vai trị của
nhận dạng và đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra được cách phịng ngừa, ngăn chặn có
hiệu quả giúp tổ chức phát triển bền vững.

Sơ đồ 2.1. Quy trình nhận dạng rủi ro
Nguồn: Bùi Bằng Đồn (2014)


Rủi ro có thể phát sinh từ các yếu tố bên trong như sự buông lỏng quản lý,
hệ thống chính sách quy trình, trang thiết bị lạc hậu, việc khơng tn thủ quy
trình nghiệp vụ của nhân viên tại các bộ phận,..
Rủi ro cũng có thể phát sinh từ các yếu tố bên ngoài như: rủi ro về sự ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế, rủi ro về sự thay đổi chính sách, pháp luật gây
những ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.

8


Các hoạt động kiểm soát
Đây là những biện pháp, quy trình thủ tục nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rủi
ro tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức đạt được mục tiêu đề ra và hạn chế
các tổn thất có thể phát sinh đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động.
Hoạt động kiểm soát tương đối khác nhau, nó rất đa dạng và phong phú
tùy thuộc vào đặc điểm của từng tổ chức. Mỗi môi trường quản lý lại có các hình
thức hoạt động kiểm sốt khác nhau như kiểm soát theo chiều dọc, kiểm soát
theo chiều ngang, kiểm soát chéo, kiểm soát lồng gép đan xen vào nhau trong
một cơ chế nhất định.
Hoạt động kiểm soát phải đảm bảo các chính sách và thủ tục phải được gắn
kết chặt chẽ với nhau chỉ thị của ban lãnh đạo tổ chức được thực hiện, nó thể hiện:
Thứ nhất ở sự phân chia trách nhiệm của các bộ phận trong tổ chức nhằm
thực hiện việc kiểm soát chéo lẫn nhau;
Thứ hai là để thơng tin chính xác, tin cậy thì cần thực hiện nhiều hoạt
động kiểm sốt nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn các
nghiệp vụ, trong đó kiểm sốt chặt chẽ hệ thống chứng từ, sổ sách và việc phê
chuẩn các loại nghiệp vụ phải đúng đắn;
Thứ ba là bảo vệ tài sản (kiểm soát vật chất): Việc so sánh, đối chiều giữa
số sách kế tốn và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải được thực hiện

thường xuyên hoặc theo định kỳ. Các nguyên nhân của các tồn tại cần xác định
rõ và từ đó phát hiện những yếu kém tồn tại trong tổ chức. Hoạt động này thực
hiện cho các loại sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉ đã được đánh số thứ tự
trước nhưng chưa sử dụng, hạn chế các nhân viên không phận sự tiếp cận phần
mềm, tài sản của tổ chức…
Thứ tư là việc phân tích rà sốt, xem xét, kiểm tra so sánh lại những
nghiệp vụ, công việc phát sinh thực tế so với sổ sách kế toán ghi chép, với kế
hoạch và dự toán… của kỳ trước, so sánh kỳ trước với kỳ này. Tổ chức phải
thường xuyên rà soát để phát hiện những sai phạm phát sinh nhằm có thể hạn
chế, thay đổi kịp thời chiến lược, cơ cấu bộ máy, cơ chế chính sách nhằm đảm
bảo tổ chức phát triển đúng múc đích.
Các hoạt động kiểm sốt cũng phải ln ln được đánh giá lại và tổ chức
hồn thiện liên tục để phát huy được hiệu quả của nó, đảm bảo tính minh bạch và
phát huy tối đa tính hiệu quả.

9


Hệ thống thông tin truyền thông
Thông tin là nhu cầu không thể thiếu được trong công tác quản lý và điều
hành của tổ chức, để đáp ứng nhu cầu người sử dụng, thơng tin phải đảm bảo tính
chính xác, kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy. Thông tin cung cấp phải đảm bảo tính
cơng khai, minh bạch, đúng người, đúng thẩm quyền. Sự che dấu hay bưng bít
thơng tin dẫn đến việc khó có thể phát hiện ra các sai sót trọng yếu là yếu tố rủi
ro lớn gây ra những hậu quả khơng thể kiểm sốt được.
Hệ thống giám sát và kiểm tra
Có nhiều phương pháp để thực hiện hệ thống giám sát và kiểm tra. Đây là
quá trình người quản lý đánh giá lại hiệu quả của HTKSNB, xác định việc kiểm
sốt nội bộ có được thực thi theo đúng quy trình, chính sách, thủ tục… đã xây
dựng hay khơng và xác định hệ thống này có cần phải sửa đổi, thay thế hay hồn

thiện hay khơng trong từng thời kỳ.
Việc thực hiện công tác giám sát và kiểm tra tạo ra tâm lý cho mọi người
luôn luôn nhận thức rằng tất cả các hoạt động của mình đều bị kiểm sốt một
cách chặt chẽ, sẽ hạn chế được những sai sót, gian lận và làm cho hiệu quả hoạt
động của tổ chức sẽ cao hơn.
Công tác kiểm tra giám sát giúp phát hiện ra những sai sót, những nguy cơ
lợi ích nhóm, những nguy cơ thơng đồng, gian lận trong quản lý và hoạt động…
phát hiện những thay đổi của môi trường để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp
nhằm đạt được hiệu quả tối đa và mục tiêu chung của tổ chức. Việc kiểm tra
giám sát được thực hiện thường xuyên liên tục, sẽ làm cho tổ chức được phát
triển bền vững.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thương mại
2.1.2.1. Khái niệm
a. Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo cách tiếp cận trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân
hàng cung cấp thì “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tổ chức tài
chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tiết
kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất
kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế”.

10


Tại Việt Nam, theo khoản 3 điều 4 luật các tổ chức tín dụng năm 2010:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế
tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ

bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra,
NHTM cịn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản
phẩm dịch vụ của xã hội.
b. Khái niệm cho vay
Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ta có các khái niệm như sau:
Tín dụng là một loại giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho
vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh
nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay
sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm
hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh tốn.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa
thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó
khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng.
c. Bản chất khoản vay khách hàng cá nhân
Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho
các khách hàng là cá nhân: Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển

11



×