Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.85 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mục lục Mục Nội dung. Trang. I. Phần mở đầu. 2. 1.1. Lý do chọn đề tài. 2. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 3. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3-4. 1.5. Đóng góp của đề tài. 4. Phần 2 – Các kết quả nghiên cứu chính. 5. 1. Cơ sở lý luận. 5. 2. Cơ sở pháp lý. 10. 3. Cơ sở thực tiển dạy học phân hóa tại trường THCS Phan Đình Phùng 10-16 – Kroong Buk – Đăk Lăk Nội dung dạy học phân hóa. 17. II. Đề xuất và tổ chức cho việc dạy học phân hóa. 22. 1. Đối tượng. 22. 2. Định hướng xây dựng. 24. 3. Nội dung dạy học tự chọn môn toán. 24. 4. Phương tiện dạy học phân hóa môn toán. 25. 5. Các điều kiện đảm bảo dạy học phân hóa môn toán có hiệu quả. 26. Phần 3 – Kết luận và kiến nghị. 27. 1. Kết luận. 27. 2. Kiến nghị. 28. Tài liệu tham khảo. 29. Phụ lục. 30. Lop6.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài này do chương trình và sách giáo khoa đổi mới môn toán ở trường Trung học cơ sở (THCS) được thực hiện đại trà trên phạm vi cả nước từ năm học 2002 – 2003. đến nay đã triển khai hoàn chỉnh từ lớp 6 đến lớp 9. Trong quá trình triển khai chương trình và sách giáo khoa mới đã khẳng định được những ưu điểm của chương trình này về chuẩn kiến thức và kỹ năng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như quá trình nhận thức của học sinh THCS. Tuy nhiên, việc dạy học chủ yếu vẫn là tính đồng loạt, bên cạnh nhữn học sinh có khả năng tiếp thu tốt vượt yêu cầu đề ra, còn có những em gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, chưa đáp ứng được chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đề tài này đối với trường THCS Phan Đình Phùng dạy học phân hóa (DHPH) môn toán là một trong những phương án để phát triễn năng lực học toán của học sinh phù hợp với khả năng nhận thức, hứng thú, sở thích, của từng học sinh có trình độ khá giỏi và cũng là phương án tối ưu để giúp các em học sinh gặp khó khăn trong quá trình nhận thức đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng, giải quyết các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như hạn chế được học sinh học yếu kém về môn toán. Nếu chỉ đạo tổ chức DHPH tốt thì sẻ góp phần thực hiện chương trình mới một cách hiệu quả đảm bảo chất lượng học môn toán nói riêng, chất lượng của học sinh THCS nói chung. Trong trường THCS Phan đình Phùng nói riêng. Do nhu cầu của phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, mông muốn con mình học giỏi môn toán và phát triển các môn năng khiếu. Sở thích cũng như khắc phục những yếu kém trong học tập. Việc tổ chức dạy thêm học thêm môn toán về một phương diện nào đó cững để đáp ứng du cầu này của PHHS. Chính vì vây việc tổ chức dạy học phân hóa toán ở trường THCS sẻ góp phần hạn chế được việc dạy thêm tràn lan hiện nay ở một số trường.. Lop6.net. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong thực tiển dạy học môn toán ở trường THCS một số giáo viên đã tổ chức các hình thức dạy học như bồi dưỡng học sinh gỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ngoại khóa môn toán . . . các hoạt động này mang tính tự phát và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của cấp trên do đó cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân hóa môn toán ở trường THCS. Để chỉ đạo một cách có hiệu quả hình thức dạy học phân hóa bộ môn toán THCS. Với lí do trên, tôi chọn đề tài “Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk”. 1.2 Mục đích nghiên cứu Bước đầu đề xuất phương pháp DHPH môn toán ở trường THCS Phan Đình Phùng huyện Krông Buk tỉnh Đăk Lăk nhằm đáp ứng do cầu bám sát và nâng cao kiến thức, phù hợp với năng lực nhận thức của từng đối tượng học sinh. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk. - Tổng quan và thực trạng DHPH ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk. - Giải pháp tổ chức dạy học môn toán cho học sinh khá, giỏi và các học sinh trung bình và yếu ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk nhằm đáp ứng nhu cầu về bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh. 1.4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Cách tiếp cận - Tiếp cận logic hệ thống: Việc nghiên cứu DHPH môn toán ở THCS theo chủ đề được xem xét trong mối liên hệ thống nhất với việc dạy học môn toán ở THCS, với việc dạy học các môn khác ở trường THCS Phan Đình Phùng.. Lop6.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tiếp cận thực tiển: Việc dạy học phân hóa cũng được nghiên cứu trên cơ sở thực tiển dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận -Phương pháp điều tra khảo sát -Phương pháp chuyên gia -Phương pháp thực nghiệm sư phạm 1.4.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi khuôn khổ đề xuất những giải pháp tổ chức DHPH môn toán ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk với yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức môn toán cho học sinh. 1.5 Đóng góp của đề tài - Đề xuất khung nội dung DHPH môn toán THCS cho học sinh khá, giỏi và yếu theo từng chủ đề, từng lớp. - Định hướng cho giáo viên về phương pháp và hình thức DHPH môn toán tại trường THCS Phan Đình Phùng. Lop6.net. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> NỘI DUNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Hoạt động phân hóa trong dạy học * Quan niệm: Phân hóa một tập hợp các đối tượng khách thể nào đó là hoạt động của chủ thể tách tập hợp các đối tượng đó thành các bộ phận nhỏ khác nhau hoặc thành các cá thể riêng biệt Mục tiêu của phân hóa là nhằm tương tác với các đối tượng khác nhau bằng các cách thức khac nhau Căn cứ của hoạt động phân hóa là sự khác biệt của các đối tượng khách thể ( Theo một dấu hiệu, một tính chất nào đó) Các dấu hiệu khác biệt để phân hóa có thể có nhiều, gắn với các khía cạnh, phương diện khác nhau. Với mỗi dấu hiệu có kiểu phân hóa tường ứng. Chẳng hạn, phân hóa học sinh theo trình độ kiến thức, ta có nhóm học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu (Dấu hiệu về học lực) Yêu cầu của dạy học phân hóa là đảm bảo việc dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh trên cơ sở đó phát huy tối đa năng lực của từng học sinh. * Chủ thể trong quá trình dạy học Trong nhà trường có hai nhân vật chính đó là: Giáo viên và học sinh. Có thể xét chủ thể là một trong hai nhân vật này Cách thứ nhất: Giáo viên là chủ thể của hoạt động phân hóa Giáo viên chủ động tách học sinh thành các nhóm khác nhau, tác động tới cá thể hoặc nhóm cá thể học sinh khác nhau bằng các cách thức khác nhau, và lại tạo ra sự khác biệt mới, với các khác biệt này, chủ thể buộc phải có những tác động khác biệt nữa tới các đối tượng khác biệt . . . đã có những công trình nghiên cứu xem xét dạy học phân hóa theo cách nhìn này (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy Tiên . . .) Cách thứ hai: Học sinh là chủ thể, lúc này học sinh chủ động phân hóa trong hoạt động học tập của chính mình. Lop6.net. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, tương tác với các đối tượng (SGK, tài liệu, các thiết bị dạy học, với bạn bè, với giáo viên) nhằm mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của học sinh trong môi trường học tập rất đa dạng: Phân tích, so sánh, đánh giá nội dung các môn học, lựa chọn môn học ưu tiên, lựa chon phương pháp học tập phù hợp, lựa chọn phương pháp tiếp cận giáo viên, nguồn học liệu, các điều kiện học tập . . .học sinh thể hiện nhu cầu phân hóa của mình bằng cách bộc lộ nhu cầu, thái độ và hành vi học tập. Việc đa dạng hóa, tăng cường các điều kiện học tập như sự đảm bảo có sự hướng dẫn của giáo viên, tài liệu học tập, thiết bị dạy học, chương trình, cơ sở giáo dục đào tạo . . . là hướng quan trọng nhằm đáp ứng hoạt động phân hóa trong học tập của học sinh Xét cho cùng hoạt động phân hóa trong dạy học phải là sự kết hợp của cả hai hoạt động: Giáo viên và học sinh Xét trên bình diện chung, có thể nêu các hình thức phân hóa phổ biến sau: - Thực hiện các chương trình dạy học khác nhau trong các hệ thống giáo dục. Khi đó học sinh sẻ chia thành các nhóm lớn, mỗi nhóm theo học một chương trình phù hợp. - Xây dựng chương trình có cùng mục tiêu tổng quát với hai khối nội dung và hoạt động chủ yếu: Bắt buộc và tự chọn. Trong thực tế, có các hình thức dạy học phân hóa: - Phân ban - Dạy học tự chọn - Phân ban kết hợp với dạy học tự chọn - Dạy học phân hóa kết hợp với dạy học tự chọn 1.2 Dạy học phân hóa DHPH là hình thức dạy học, trong đó việc phân chia học sinh thành các nhóm dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của học sinh (Trong các tiêu chí phân hóa, có những tiêu chí về nhu cầu, nguyện vọng của học sinh) và trên cơ sở đánh giá của giáo viên ( Thông qua quá trình học tập và kết quả kiểm tra định kỳ). Có một số hình thức dạy phân hóa phân biệt:. Lop6.net. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hình thức thứ nhất: Sự phân hóa diễn ra ngay trong cùng một lớp học. Ngoài những nội dung bắt buộc cho tất cả học sinh, giáo viên đưa ra danh sách một số chủ đề học, học sinh sẽ chọn (và buộc phải chọn) theo học một số chủ đề nào đó phù hợp với nhu cầu trình độ và nguyện vọng của mình. Cách làm này, giáo viên cùng một lúc thực hiện nhiều chủ đề khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau trong khi đó quỹ thời gian lại có hạn nên khả năng bao quát cũng như khả năng làm việc với các nhóm hoặc cá nhân học sinh sẽ gặp khó khăn. - Hình thức thứ hai: Phân hóa theo trình độ học sinh. Trên cơ sở chương trình và nội dung bắt buộc, căn cứ vào học lực của học sinh (thông qua các bài kiểm tra, quá trình học tập, khả năng nhận thức khả năng nhận thức,đánh giá của giáo viên . . .) mà chủ động phân chia thành các nhóm lớp học có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu. Cách này đảm bảo cho giáo viên lên lớp đồng loạt, đúng đối tượng tiết kiệm thời gian cũng như quản lý dạy học dễ dàng hơn. Nhược điểm của nó cùng một lúc các nhóm có trình độ khác nhau phải diển ra cùng một lúc nên bố trí giáo viên vào cùng một thời điểm sẽ khó khăn ( cách này chỉ phù hợp với quy mô trường nhỏ và trung bình) - Hình thức thứ ba: Học sinh đề xuất các nhu cầu học tập, bộc lộ khuynh hướng, nguyện vọng và sở thích của mình (có thể thông qua tư vấn hổ trợ của giáo viên), giáo viên tìm cách xây dựng nội dung và cách thức dạy học với các nhóm học sinh. Đây là hình thức tốt nhất, đảm bảo mục tiêu dạy học phân hóa cao nhưng đòi hỏi công tác đánh giá tư vấn học sinh tốt, đồng thời yêu cầu đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ quản lý cao, có khả thi trong điều kiện giáo dục hiện nay. 1.3 Học sinh THCS và yêu cầu dạy học phân hóa Như đã phân tích, trong quá trình giáo dục, mỗi cá nhân càng ngày càng phát triển không những có tri thức, phẩm chất đạt được mặt bằng chung của tập thể học sinh, mà còn có một số phẩm chất phát triển cao hơn, có một số nét phát triển riêng biệt. Với những đặc điểm, phẩm chất riêng, mỗi cá nhân có nhu cầu học tập riêng theo mức độ, nhịp độ, khối lượng và cách thức học tập phù hợp. Nhu cầu của học sinh được thỏa mãn khi tạo được môi trường học tập phong phú, đa dạng. Về truyền thống, có thể phân chia học sinh thành từng nhóm (lớp) cơ Lop6.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> bản theo năng lực học tập như học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình, yếu. Với từng nhóm, cần có phương thức dạy học phù hợp để đạt được hiêu quả cao nhất. Đối với học sinh THCS, ngoài những đặc điểm tâm lý của học sinh THCS (lứa tuổi 11 – 12 đến 14 – 15 là giai đoạn tuổi thiếu niên có sự đột biến trong phát triển kể cả thể chất cũng như tinh thần – Tuổi dậy thì hay còn gọi “Thời kỳ khủng hoảng”). Mặc dù hoạt động học tập chưa bằng học sinh THPT nhưng các em đã hình thành cách học, có kỹ năng kế hoạch hóa, kiến thức toán học tương đối nhiều, phân hóa trình độ bộc lộ khá rõ trong quá trình học tập. Hầu hết các em đều có nhu cầu học thêm môn toán vì là môn học quan trọng và không thể thiếu, nó không chỉ giúp các em phát triển khả năng tư duy toán học mà còn đáp ứng nhu cầu cầu của các kỳ thi, kiểm tra trong năm, thi chuyển cấp, các kỳ thi học sinh giỏi . . . Mặt khác, do đang “Thời kỳ khủng hoảng” nên có những em học sinh không chú tâm vào việc học, chán học và có những biểu hiện phá phách nên học tập giảm sút nhất là môn toán. Trong thực tiển giáo dục nhiều giáo viên đã có kinh nghiệm làm việc với các đối tượng học sinh có học lực khác nhau. Thông thường đối với học sinh yếu kém, nhu câù đòi hỏi từ giáo viên ít hơn, thụ động hơn. Nhóm học sinh giỏi có nhu cầu khá cao về mở rộng, đào sâu kiến thức. Các em tham gia tích cực các giờ học nâng cao, có xu hướng yêu cầu giáo viên nhiều hơn. Do điều kiện hạn chế, trong phạm vi đề tài này, vấn đề được nghiên cứu chỉ tập trung giải quyết tổ chức dạy học phân hóa đối với học sinh khá giỏi, HS trung bình và yếu ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk trong năm học 2008 – 2009 1.4 DHPH cho đối tượng học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và yếu 1.4.1 Đặc điểm của học sinh khá giỏi môn toán Một số đặc điểm của học sinh khá giỏi môn toán nói chung và khá giỏi môn toán THCS nói riêng đã được nhiều tác giã đề cập tới. Sau đây là một số đặc điểm chính: - Tính tò mò, ham hiểu biết, đây là đặc điểm đầu tiên mà các nhà tâm lý coi là đặc điểm điển hình của học sinh khá giỏi. Học sinh có năng khiếu môn toán sẽ cảm. Lop6.net. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> thấy thỏa mãn những nhu cầu trí tuệ của mình giống như các vận động viên thể thao đạt thành tích cao. - Sự nhạy cảm với các vấn đề, đối tượng, mối quan hệ toán học là điều kiện quan trọng cho các hoạt động tích cực sáng tạo trong môn toán, - Thích những bài học mở - Tính độc đáo của tư duy - Khả năng liên tưởng - Sự tập trung chú ý cao hơn các bạn - Trí nhớ về một số hiện tượng, sự kiện toán học Ngoài những khả năng, cần chú ý tới những khả năng sau của các em: - Khả năng vận dụng tư duy, phân tích tổng hợp, so sánh . . . khái quát hóa để tìm ra mối liên hệ mang tính quy luật của các đối tượng nào đó. - Khả năng tưởng tượng không gian - Khả năng mô hình hóa toán học - Khả năng suy luận lôgic, suy luận có lý 1.4.2 Một số đặc điểm của học sinh yếu Những học sinh yếu kém có thể nói gọn như sau: Không có hoặc rất ít những phẩm chất của học sinh giỏi nêu trên - Khả năng nhận thức hạn chế, thường xuyên không hoàn thành khối lượng kiến thức bắt buộc - Khả năng chú ý không cao - Động cơ học tập của nhiều em không đúng, hoặc không có điều kiện học tập, chán học - Hổng kiến thức từ các lớp dưới - Tư duy không có tính lôgic, trí nhớ hạn chế, khả năng tưởng tượng kém . . . -Ít tham gia vào quá trình học tập cùng với giáo viên và các bạn học sinh do tự ti hoặc không biết. 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ. Cơ sở pháp lý hay chỉ đạo dạy học trước hết phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước và trực tiếp là những văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và Đào tạo về Lop6.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> hướng dẫn dạy học tự chọn .Trên cơ sở đó căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lak về vấn đề dạy học ngoài giờ trên lớp . - Các văn bản pháp quy của nghành giáo dục và đào tạo về quản lý hoạt động dạy học: + Luật giáo dục . + Điều lệ trường THCS +Chương trình THCS-Ban hành theo quyết định số 03/2003/QĐ-BGD và ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào Tạo. + Các thông tư Số: 40/2006/QĐ-BGDĐT hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh THCS. + Thông tư 16 của Bộ Giáo Dục về chuẩn kiến thức,chuẩn kỉ năng. + Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình kế hoạch dạy học và thưc hiên. nhiệm vụ năm học 2008 -2009 của phòng Giáo dục và đào tạo huyện. KrôngBuk . +Căn cứ theo kế hoạch nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 của trường THCS Phan Đình Phùng huyện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3.1 Thực trạng dạy học phân hóa toán ở một số trường THCS năm học 2008 -2009 trên địa bàn huyện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, trao đổi với CBQL và giáo viên ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Krông Buk để tìm hiểu thực trạng DHPH môn toán THCS Mục tiêu khảo sát: Tìm hiểu thực trạng dạy học phân hóa môn toán ở một số trường THCS trên địa bàn huyện - Chọn mẫu khảo sát - Đối tượng khảo sát gồm: + Cán bộ quản lý cấp trường + Giáo viên trực tiếp tham gia dạy phân hóa - Công cụ khảo sát là phiếu hỏi. Với số lượng khảo sát như trên, số lượng phiếu hỏi dành cho các đối tượng CBQL cấp trường là 15, giáo viên là 50 Lop6.net. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Việc khảo sát được tiến hành vào cuối năm học 2008 – 2009. Kết quả phiếu thu về: Cán bộ quản lý 15 (đạt 100%) giáo viên là 50 (đạt 100%). Tổng cộng là 65 phiếu Kết quả khảo sát Sau đây là kết quả điều tra một số vấn đề cơ bản trong dạy học phân hóa môn toán ở THCS Các vấn đề cơ bản của việc DHPH môn toán được xác định là: Mục đích; quy mô, (triển khai ở những khối lớp nào và thười lượng), cách thức tổ chức (Thời điểm dạy học, lựa chọn giáo viên và học sinh, cách tổ chức lớp . . .) hình thức và biện pháp DHPH và các hình thức kiểm tra đánh giá. Để tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV về mục đích của việc dạy học phân hóa môn toán người nghiên cứu đã liệt kê ra bốn mục đích chính để người được hỏi lựa chọn, bao gồm: -Cũng cố kiến thức kỹ năng toán cho học sinh. -Phụ đạo học sinh yếu kém. -Bồi dưỡng học sinh giỏi. -Đáp ứng nhu cầu các kì thi học sinh giỏi, đồng thời để trống cho người hỏi có thể ghi rỏ ý kiến của mình nếu bốn phương án trên không phù hợp. CBQL MỤC ĐÍCH Cũng cố kiến thức kĩ năng cho HS Phụ đạo HS yếu kém Bồi dưỡng phát triển HS giỏi Đáp ứng yêu cầu các kì thi HSG. Giáo viên. Số lượng 15. %. Số lượng 50. 10. 66.6. 32. 64. 9 13 8. 60 86,6 53,3. 30 45 21. 60 90 42. %. Xem xét số lượng được trình bày trong bảng trên ta thấy nếu so sánh các câu trả lời của các nhóm thì rỏ ràng CBQL và GV có những ưu tiên khác nhau về mục đích dạy học phân hóa,tuy nhiên có những đối tượng đều được cả hai nhóm cùng quan tâm như nhau. Sau khi phân tích,xử lý các số liệu, có thể đưa ra nhận định chung về thực trạng DHPH môn toán hiện nay như sau: Lop6.net. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Về mục đích: Việc dạy học phân hóa đều hướng vào việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh khá giỏi, cũng cố kiến thức kĩ năng toán cho học sinh. Bù đắp kiến thức ( Chủ yếu theo chương trình của quy định của Bộ GD&ĐT) cho học sinh yếu kém. -Về quy mô: Việc DHPH được triển khai từ lớp 6 đến lớp 9 với thời lượng trung bình từ 2 tiết/ tuần đến 4 tiết/ tuần tăng dần từ lớp 6 đến lớp 9. -Về cách thức tổ chức: Tất cả các trường được khảo sát và lấy ý kiến đều là những trường học 1 buổi/ngày. Việc dạy học phân hóa được tiến hành chủ yếu vào các buổi còn lại trong tuần. Tất cả các trường đều dành lớp cho học sinh khá giỏi. Còn đối tượng học sinh yếu kém thì trường có, trường không. -Về phương tiện: Sách tham khảo, sách nâng cao vẩn là phương tiện dạy học chủ yếu đối với học sinh khá giỏi, SGK chủ yếu cho các học sinh yếu kém. Có một số trường đã sử dụng các phần mềm để dạy học phân hóa nhưng cũng rất hạn chế. -Về hình thức và biện pháp dạy học phân hóa: + Đối với học sinh khá giỏi: Hướng dẩn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề là biện pháp được hầu hết các giáo viên đưa ra và tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn . + Đố với học sinh yếu kém: GV chủ yếu bám sát vào nội dung kiến thức SGK để hệ thống lập lại, tập trung vào những nội dung mà các em thường mắc hoặc không hiểu, rèn luyện kĩ năng giải bài tập giúp các em đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng theo quy định. Với đối tượng này ,GV phải làm việc nhiều hơn và cũng được quan tâm hơn,chủ yếu là tổ chức phụ đạo bắt buộc ở các điểm khác nhau: ở trường, thuê địa điểm, nhà GV… + Về kiểm tra đánh giá học sinh: hai hình thức được sử dụng nhiều nhất là: Kiểm tra và cho điểm thường xuyên và tổ chức các kì thi học sinh giỏi bằng tự luận (cho học sinh khá giỏi). 3.2 Trường THCS Phan Đình Phùng huyện Krông Buk. Lop6.net. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Là một trường THCS được thành lập vào năm 1994 chịu sự quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Buk với những chức năng và nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ: thực hiện việc tổ chức giáo dục học sinh theo quy định của luật giáo dục theo điều lệ trường THCS do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. - Chức năng: + Tổ chức giáo dục trong nhà trường, đảm bảo hoạt động giáo dục diễn ra bình thường trong nhà trường tuân thủ theo luật giáo dục và các hướng dẫn của cấp quản lý giáo dục. + Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn trong hoạt động giáo dục. Thực hiện các biện pháp về tổ chức ,quản lý bộ máy, xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo hoạt động giáo dục có hiệu quả. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức của trường THCS Phan Đình Phùng - Ban giám hiệu nhà trường: Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng phụ trách chung. Hai phó hiệu trưởng mỗi người phụ trách chuyên môn và cơ sở vật chất. Trường có 20 lớp với 780 học sinh. Trong đó khối 6 có 05 lớp với 210 học sinh, khối 7 có 05 lớp với 215 học sinh, khối 8 có 05 lớp với 190 học sinh, khối 9 có 05 lớp với số lượng 165 học sinh. Giáo viên_CNV: Nhà trường có tổng số 42 cán bộ - giáo viên – CNV. Đội ngủ cán bộ giáo viên trong biên chế, hợp đồng dài hạn. Giáo viên đứng lớp được bố trí đúng chuyên môn đào tạo. Là đơn vị sự nghiệp giáo dục nằm trên địa bàn Nông trường cao su Chưkpô huyện Krông Buk dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Buk. Hoạt động chuyên môn của nhà trường được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo. Hằng năm cán bộ giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn, đáp ứng ngày càng cao trong công tác quản lý, giảng dạy.. Lop6.net. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Thường xuyên tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi do các cấp tổ chức và đạt được những kết quả khả quan * Mục tiêu dạy học phân hóa môn toán tại trường THCS Phan Đình Phùng Việc dạy học phân hóa môn toán giúp học sinh cũng cố và nâng cao toán học THCS theo yêu cầu bám sát và nâng cao nhằm: - Bù đắp kiến thức bị thiếu hụt theo chuẩn chương trình - Cũng cố, phát triển hệ thống kiến thưc, kỹ năng cơ bản - Góp phần phát triển tư duy, khả năng quan sát, dự đoán , suy luận hợp lý, phát triển trí tưởng tượng không gian. - Tăng cường khả năng thực hành, ứng dụng kiến thức toán học trong đời sống. - Bồi dưỡng lòng ham thích say mê học môn toán, bồi dưỡng tinh thần cần cù, ý chí vượt khó trong học tập, rèn luyện khả năng tự học với sự hỗ trợ của giáo viên và phụ huynh học sinh. - Đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh học sinh trên địa bàn nông trường cao su Chưkpô Huyện Krông Buk về việc dạy học phân hóa môn toán. 3.3 Nguyên tắc lựa chọn học sinh tham gia học phân hóa - Căn cứ vào kết quả học tập của năm học trước -Căn cứ vào bài kiểm tra chất lượng đầu năm nhất là đối với học sinh khối 6,qua khảo sát nhiều năm thì giữa học bạ tiểu học với trình độ thực của học sinh có sự chênh lệch khá lớn. -Căn cứ vào quá trình học tập của học sinh trên lớp,qua nhận xét của giáo viên dạy môn toán và giáo viên chủ nhiệm . Bằng những bài kiểm tra hàng tháng, giữa kỳ, cuối kỳ đánh giá kết quả học tập của học sinh mà trên cơ sở đó BGH chỉ đạo phân chia lại lớp học cho phù hợp với trình độ của các em, những em tiến bộ sẽ chuyển sang lớp khá, lớp khá sang lớp giỏi và ngược lại những em học sút hoặc không theo kịp sẽ chuyển xuống lớp có trình độ thấp hơn. Thường thì sau một học kỳ nhà trường sẽ tổ chức phân chia lại một lần.. Lop6.net. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Dựa vào những căn cứ trên Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên chủ động lựa chọn học sinh theo trình độ học thực tế của các em để tổ chức lớp. Bảng tổng hợp kết quả về học lực đầu năm học 2008- 2009 của học sinh trường THCS Phan Đình Phùng đối với môn toán ( số liệu khảo sát chất lượng đầu năm học ) Khối. Số. Học lực. HS. Giỏi. Khá. TB. Khố 6 210 54. 25,6% 105 50,4%. 42. 20%. Khối7 215 55. 25,6% 115 53,7%. 32. 14,9% 13. 5,8%. Khối8 190 46. 24,3% 75. 39,2%. 49. 21,6% 20. 10,4%. Khối9 165 64. 37,7% 83. 50,5%. 14. 8,4%. 3,3%. Cộng. 28,3% 378 48,6%. 137. 17,3% 46. 780 219. Yếu 8. 5. 4%. 5,8%. Qua bảng tổng hợp trên đã phản ánh việc học của học sinh qua từng khối lớp ,nhất là học sinh khối 7,khối 8 do có những biểu hiện chưa cố gắng học tập, có tư tưởng xả hơi, lớp 9 do áp lực thi cử nên có chú trọng vào công việc học tập hơn. 3.3.1 Hình thức tổ chức dạy học phân hóa: - Chia học sinh mỗi khối thành 2 lớp gồm: 1 lớp giỏi -khá, 1 lớp TB- yếu. - Thời gian học: 2 tiết/tuần và tiến hành cả 04 khối lớp cùng một thời gian nên thời khóa biểu phải sắp xếp lại hợp lí để giáo viên toán cùng một lúc tham gia vào việc dạy phân hóa. Ví dụ: Tiết 1,2 ngày thứ 3 thì toàn bộ khối 9 sẽ học phân hóa. - Hình thức dạy học: Chủ yếu trên lớp, ngoài ra một số tiết phải học trên máy tính. 3.3.2 Về đội ngũ: Giáo viên bộ môn toán dạy phân hóa của trường đều là giáo viên đạt chuẩn được lựa chọn kỹ càng khi được tuyển dụng nên đều có khả năng dạy phân hóa ở các trình độ và cũng chính những giáo viên này đều trực tiếp lên lớp trong các giờ chính khóa nên nắm khá chắc trình độ của từng học sinh Lop6.net. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3.3.3 Nội dung dạy học phân hóa môn toán ở TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG NỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN HÓA MÔN TOÁN KHỐI 6: Lớp Giỏi, Khá 1. Dãy số tự nhiên 2. So sánh hai lũy thừa 3. Tìm chữ số tận cùng của một lũy thừa 4. Các vấn đề nâng cao về tính chia hết, ước và bội 5. Một số dạng bài tập về số nguyên tố 6. So sánh hai số phân sô 7. Dạy các phân số viết theo quy luật 8. Một số phương pháp giải toán số học 9. Một số điểm, số đường thẳng, số đoạn thẳng 10.Tính số góc Lớp TB -Yếu 1. Một số khái niệm về tập hợp 2. Một số phép tính về số tự nhiên 3. Một số bài tập thường gặp về tính chia hết 4. Một số bài tập thường gặp về số nguyên tố và hợp số 5. Một số dạng bài tập thường gặp về ước và bội, ƯCLN, BCNN 6. Các phép tính về số nguyên 7. Các phép tính về phân số 8. Ba bài toán cơ bản về phân số 9. Vẽ và đo đoạn thẳng 10.. Một số bài tập đơn giản về trung điểm của đoạn thẳng và tia phân giác. của một góc KHỐI 7 Lớp giỏi, khá 1. Các bài toán về lũy thừa của một số hữu tỉ Lop6.net. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Các bài toán về giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ 3. Số thập phân vô hạn tuần hoàn 4. Một số bài toán về tính chất dãy tỷ số bằng nhau 5. Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận, đại lượng tỷ lệ nghịch 6. Cộng trừ đa thức 7. Nghiệm hữu tỷ của đa thức một biến 8. Dãy số cách đều 9. Các bài toán về quan hệ giữa tính vuông và tính song song 10.Các bài toán về định lý tổng ba góc trong một tam giác 11.Các trường hợp bằng nhau của một tam giác thường, tam giác vuông 12. Một số bài toán vẽ thêm hình phụ 13.Trọng tâm của tam giác 14. Đường tròn ngoại tiếp tam giác 15.Phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng 16. Phương pháp chứng minh 3 đường thẳng đồng quy Lớp TB -Yếu 1. Các phép tính về số hữu tỷ 2. Tỷ lệ thức 3. Hàm số và đồ thị 4. Thống kê 5. Biểu thức đại số 6. Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song 7. Hai tam giác bằng nhau 8. Tam giác cân và tam giác vuông 9. Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác 10. Các đường đồng quy của tam giác KHỐI 8 LỚP giỏi – khá 1. Một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử 2. Toán chia hết trong một số nguyên Lop6.net. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Giải phương trình 4. Chứng minh bất đẳng thức 5. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức 6. Vẽ đường phụ để chứng minh hình học 7. Dựng hình bằng thước và compa 8. Phương pháp tam giác đồng dạng trong chứng minh hình học 9. Phương pháp diện tích trong chứng minh hình học 10. Một số bài toán về hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều 11. Tìm giá trị lớp nhất giá trị nhỏ nhất của hình học Lớp TB – Yếu 1. Phân tích đa thức thành nhân tử 2. Phân thức đại số 3. Giải phương trình 4. Giải bài toán bằng cách lập phương trình 5. Tìm cách giải và trình bày lời giải bài toán chứng minh hình học 6. Nhận dạng tứ giác 7. Tính diện tích tam giác 8. Chứng minh hai tam giác đồng dạng 9. Một số bài toán về hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều KHỐI 9 Lớp Giỏi – Khá 1. Một số bài toán về biến đổi đồng nhất các biểu thức đại số 2. Hàm số và đồ thị 3. Một số bài toán lien quan đến phương trình bậc 2 4. Một số bài toán liên quan đến hệ thức Vi – et 5. Hệ thức phương trình hai ẩn 6. Vận dụng các hệ thức trong tam giác vuông để giải toán 7. Toán quỹ tích 8. Một số bài toán liên quan đến tứ giác nội tiết 9. Phương pháp vẽ hình tụ trong giải toán hình học Lop6.net. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Lớp TB – Yếu 1. Ôn tập bất đẳng thức, bất phương trình 2. Căn bậc 2, căn bậc 3 3. Hệ hai phương trình bậc nhât 2 ẩn 4. Hàm số y = ax2 (a # 0). Giải phương trình bậc 2 một ẩn 5. Hệ thức Vi – et. Phương trình quy về phương trình bậc 2 6. Vận dụng các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để giải toán 7. Ứng dụng các tỷ số lượng giác của góc nhọn trong giải toán và trong thực tế 8. Một số bài toán liên quan đến tiếp tuyến của đường tròn 9. Chứng minh tứ giác nội tiếp Kết quả môn toán của học sinh sau một năm tổ chức dạy học phân hóa ở trường THCS Phan Đình Phùng Khối. Số. Học lực. HS. Giỏi. Khối 6. 210. Khối 7. Khá. TB. 72. 34,4% 119. 56,8% 18. 8,8%. 215. 66. 30,6% 130. 60,3% 20. 9,1%. Khối 8. 190. 51. 27%. 46,9% 45. 23,5% 5. Khối 9. 165. 68. 41,2% 90. 54,6% 7. 4,2%. Cộng. 780. 257. 33,3% 428. 54,9% 90. 11,2% 5. 89. Yếu. 2,6%. 0,6%. Với kết quả đạt được trong năm 2008 – 2009, mặc dù kết quả học tập môn toán của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng rõ ràng tính hiệu quả của dạy học phân hóa cũng đa góp phần vào nâng cao hiệu quả học tập môn toán nói riêng và chất lượng dạy học nói chung, nhà trường đã dáp ứng được: - 100% học sinh đều được tham gia và có trách nhiệm phải tham gia ở tất cả các trình độ do nhà trường tổ chức, không coi nhẹ bất cứ trình độ nào Lop6.net. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Tất cả học sinh phân hóa đều được cư xử bình đẳng như nhau kể cả về điều kiện học tập cũng như thầy cô giáo. - Thỏa mãn được yêu cầu của các đối tượng học sinh về việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức toán học cũng như đáp ứng được yêu cầu bám sát chương trình nội dung kiến thức theo chuẩn của học sinh trung bình và yếu. . .học sinh thấy hứng thú khi tham gia những giờ học này. - Kết quả học tập của học sinh không chỉ riêng với môn toán mà các môn học khác như ngữ văn, tiếng anh, hóa học, vật lý mà nhà trường đang tổ chức dạy học phân hóa cho học sinh đều nâng lên. - Với việc tổ chức dạy học phân hóa ở trường được bố trí vào giờ chính khóa nên học sinh không phải học vào thời gian khác mà dành thời gian đó cho việc khác hoặc nếu có học cũng là tự giác, theo sở thích và nguyên vọng của từng cá nhân. - Đối với trường THCS Phan Đình Phùng không có tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan nên học sinh và phụ huynh học sinh không bị chịu áp lực của tình trạng này,một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm mà phụ huynh học sinh ở trường khác đang phải đối mặt .. Lop6.net. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×