Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường THCS Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.23 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. Ng÷ v¨n : Bµi 1 Kết quả cần đạt. - Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng, bánh Giầy trong bài học. Kể được hai truyện này. - Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở bậc tiểu học. -Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản. Ngày soạn:25/9/2008. ngµy giảng6c: thø…/…../…../. Tiết 1. Văn bản:. Con rång ch¸u tiªn (Truyền thuyết) A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đó là: Giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện. - Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án. - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. B. Phần thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: (1phút) - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6c : + Lớp 6e: I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh (vở soạn). - Nhắc nhở ý thức học tập bộ môn và hướng dẫn học sinh soạn bài. II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1phút) - Đã bao giờ các em đặt câu hỏi. Dân tộc ta có nguồn gốc từ đâu chưa ? Mỗi chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có cách lí giải riêng về nguồn gốc của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân 1. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. tộc Việt chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm: “Con Rồng, cháu Tiên”. Vậy câu chuyện này được cha ông ta kể lại như thế nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 7 phút) HS - Đọc chú thích * trong sách giáo khoa. 1. Định nghĩa về ? KH * Căn cứ vào chú thích *, Em hiểu truyền thuyết truyền thuyết: là gì? HS - Trình bày (có nhận xét, bổ sung). * Truyền thuyết: là GV → Ngoài những kiến thức được cung cấp trong loại truyện dân gian sách giáo khoa, nhấn mạnh thêm cho học sinh kể về các nhân vật và thấy rõ: sự kiện có liên quan - Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân đến lịch sử thời quá vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu khứ. Chính vì vậy mà truyền thuyết có cơ sở lịch tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể sử, cốt lõi sự thật lịch sử. Cơ sở lịch sử có thể hiểu là những sự kiện nhân hiện thái độ và cách vật lịch sử liên quan đến tác phẩm. Còn cốt lõi sự đánh giá của nhân thật lịch sử là những sự kiện nhân vật lịch sử quan dân đối với các sự trọng nhất, chủ yếu nhất mà tác phẩm phản ánh kiện và nhân vật lịch hoặc làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm. Ví dụ, sử được kể. sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Việt và nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt là có thật; sự sùng bái tổ tiên, tín ngưỡng đặc sắc của nhân dân ta cũng đã có từ thời cổ. Đó là những cốt lõi sự thật lịch sử của các truyền thuyền Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Một điều mà các em cần lưu ý ở đây là cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử trong các truyền thuyết chỉ là cái nền, cái “phông” cho các tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, được kì ảo hoá, lí tưởng hoá nhân vật và sự kiện, làm tăng chất thơ cho các truyện. - Tuy nhiên truyền thuyết không phải là lịch sử, bởi đây là truyện là tác phẩm nghệ thuật dân gian. Nó thường có yếu tố “lí tưởng hoá”, và yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử như: Suy tôn nguồn gốc, ý thức về sức mạnh cộng đồng của người Việt... - Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Chất thần thoại thể hiện, chẳng hạn, ở sự nhận thức hư ảo về con người, tự nhiên 2. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. GV. GV. GV HS ? TB HS. ? KH HS. ? TB HS GV. HS. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. (Con Rồng cháu Tiên; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) hoặc về mô hình thế giới (trời tròn, đất vuông: Bánh chưng, bánh giầy),...Nhưng những yếu tố thần thoại ấy đã được lịch sử hoá. Và những đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện trong truyện Con Rồng cháu Tiên như thế 2. Đọc và kể tóm tắt nào? Chúng ta cùng tiếp cận văn bản qua phần 2 văn bản: GV nêu yêu cầu đọc: - Khi đọc và kể, các em cần chú ý thể hiện thật rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng. Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Giọng của Âu Cơ: Lo lắng, than thở; giọng Long Quân: Tình cảm, ân cần chậm rãi. GV đọc mẫu một lần. - Gọi HS đọc (có nhận xét uốn nắn). Theo em,văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Cho biết nội dung của mỗi đoạn? - Văn bản được liên kết bởi ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến “Long Trang” → Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đoạn 2: Tiếp đến “Lên đường” → Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đoạn 3: Phần còn lại → Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hãy quan sát các đoạn và nêu sự việc chính được kể trong văn bản? - Truyện có 5 sự việc chính sau: + Lạc Long Quân nòi rồng, sống ở dưới nước, tài giỏi, hay giúp dân. + Lạc Long Quân gặp Âu Cơ vốn là Tiên ở chốn non cao, trở thành vợ chồng sống ở cung điện Long Trang. + Âu Cơ có mang, sinh một trăm trứng nở ra một trăm con, con nào cũng đẹp, khoẻ mạnh như thần. + Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương. + Người con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang → Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam. H·y kÓ tãm t¾t nd truyÖn b»ng lêi v¨n cña em? - L¹c Qu©n trong khi lªn c¹n gióp d©n diÖt trõ yªu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ thuộc dòng thần Nông sau đó Âu Cơ có mang sinh ra cái bọc tr¨m trøng, në ra Mét vÞ thÇn nßi rång tªn lµ L¹c Long mét tr¨m con trai. Nh­ng Long Qu©n vèn 3. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. ? TB ? TB HS. ? KH HS. GV. ? TB HS GV. ? TB HS. ? TB HS. GV. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. quen ở dưới nước, nên đã cùng Âu Cơ chia năn mươi người con theo cha xuống biển ,năm mươi người con theo mẹ lên núi, hẹn khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai ®­îc gäi lµ Lang, con g¸i ®­îc gäi lµ MÞ Nương, cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng. Mười mấy đời nên ngôi đều lấy hiệu là Hùng Vương. Do tích này mà về sau người Việt Nam đều tự hào lµ con ch¸u Vua Hïng, cã nguån gèc lµ con Rång ch¸u Tiªn. Theo em t¸c gi¶ d©n gian kÓ c©u truyÖn theo tr×nh tù nµo ? - Theo tr×nh tù kh«ng gian, thêi gian sù viÖc nµo s¶y ra trước kể trước, sự việc nào sảy ra sau kể sau. TruyÖn gồm nh÷ng nh©n vËt nµo ? ai lµ nh©n vËt chÝnh? - Truyện có các nhân vật : LLQ, ÂC, 100 người con. LLQ vµ ¢u cã lµ hai nh©n vËt chÝnh. Mét c©u truyÖn bao giê còng ®­îc kÕt cÊu theo trình tự nhất định, có cốt truyện, có nhân vật. Điều nµy c¸c em sÏ hiÓu râ h¬n ë kiÓu vb’ tù sù trong tiÕt tËp lµm v¨n sau. Chuyển: Để hiểu râ nội dung ý nghĩa của văn bản, chóng ta cïng t×m hiểu cụ thể trong phần phÇn tÝch văn bản. - Đọc đoạn 1: từ đầu đến “ Long Trang”. Em hãy nhắc lại nội dung của đoạn vừa đọc? → - Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ Lạc Long Quân được giới thiệu qua những chi tiết, hình ảnh nào? - [...] Có một vị thần, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở. Cách giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân có gì đáng chú ý? - Cách giới thiệu thật ngắn gọn, cụ thể về nguồn gốc, hình dáng, sức khoẻ, tài năng, tính cách của Lạc Long Quân. Đặc biệt là về nguồn gốc và hình 10. Lop8.net. II. Phân tích văn bản. (22 phút) 1. Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ:. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. ?Giỏi dáng của Lạc Long Quân thật kì lạ (nòi rồng, con trai thần Long Nữ); về sức khoẻ, tài năng cũng rất phi thường (diệt trừ yêu quái, giúp dân) HS - Theo trí tưởng tượng của dân gian, rồng là một loài vật có hình dáng rất kì lạ: mình rắn, đầu sư tử, chân đại bàng. Theo quan niệm phương đông, rồng là loài vật đứng đầu tứ linh (long -rồng, li – kì lân, quy - rùa, phượng) tức là đứng đầu bốn con vật được coi là linh thiêng. Rồng còn là biểu tượng của vua chúa, nói lên sự tôn quý, là biểu hiện của sự đẹp đẽ, hào hùng. Nh÷ng chi tiÕt miªu t¶ nh©n vËt trªn cã hay gÆp trong GV c/s đời thường của con người không? vì sao? - Là truyện đời xưa, được kể lại bằng cảm quan thần thoại. Ông cha ta đã tưởng tượng ra những chi tiết kì ảo kh«ng cã trong ®/s thùc, khiÕn cho nh©n vËt thªm huyền ảo, lung linh : họ không phải là người thường mà là những vị thần mang nét phi thường, xuất chúng. Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về nhân vật Lạc Long Quân? - Trình bày. LLQ có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, Cã tµi n¨ng xuÊt chóng cña mét vÞ thÇn gÇn gòi vµ yêu thương dân lành. LLQ là nhân vật thực hiện sự mơ ước vĩ đại của dân tộc ta. GV  Chốt Hãy tìm những chi tiết giới thiệu về Âu Cơ? - Nàng Âu Cơ thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Qua chi tiết giới thiệu trên, em thấy thấy Âu cơ là người như thế nào? - Cũng như cách giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân, Âu Cơ cũng có vẻ đẹp cao quý (giống tiên dòng thần nông), có nhan sắc, phong cách sinh GV hoạt lịch lãm, yêu thiên nhiên (Nghe tiếng vùng đất lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm). Vậy theo em, tại sao người xưa lại chọn hai cái tên Lạc Long Quân và Âu Cơ mà không phải là những cái tên khác? - Lạc Long Quân và Âu Cơ, Âu - Lạc hai cái tên đầu của hai tộc người cổ, tiền thân của người Âu Lạc sau này. Sự kết duyên giữa hai người, có HS nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hoà hợp → thể hiện sự suy tôn nguồn gốc cao quý 11. Lop8.net. - Lạc Long Quân có vẻ đẹp cao quý. Tài năng vẹn toàn, lập nên nhiều kỳ tích.. - Nàng Âu Cơ đẹp dịu dàng, trong sáng tâm hồn thơ mộng.. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. ? TB HS. ? KH HS ? KH HS. ? KH HS. GV. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. của dân tộc, hay nói cách khác: dân tộc ta có nguồn gốc cao quý và thiêng liêng. - Có thể nói, trí tưởng tượng của nhân dân ta thật kì diệu dã thêu dệt những chi tiết có thật trở thành huyền thoại. Lạc là Lạc Việt, còn Âu là Âu Việt, * Dân tộc ta có theo tục truyền thì đây là hai tộc người cổ, tiền nguồn gốc cao quý thân của người Âu Lạc sau này. Như Vậy, cuội và thiêng liêng. nguồn của dân tộc Việt chúng ta chính là sự kết hợp giữa những nét tinh tuý nhất của người Lạc Việt (hoá thân trong hình tượng Lạc Long Quân) và những nét đẹp đẽ nhất của người Âu Việt (hoá thân trong hình tượng Âu Cơ). Còn gì đáng tự hào hơn khi tổ tiên chúng ta là những người thế. Điều này không chỉ thể hiện sự suy tôn nguồn gốc, tôn thờ tổ tiên mà còn thể hiện ý thức sâu sắc về vẻ đẹp cao quý của giống nòi mà trong thực tế cuộc sống, người Việt Nam luôn đề cao. Cách đây hơn một nghìn năm, khi bọn phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta hay cách nay hơn một trăm năm, thực dân Pháp biến nước ta thành một nước thuộc địa, để biện bạch cho dã tâm xâm lược, chúng thường gọi người Việt Nam chúng ta là man di, mọi dợ, và chúng có xứ mệnh bảo hộ, khai hoá văn minh. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên như một nguồn mạch của truyền thống yêu nước chạy suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Ngay từ đầu câu chuyện ta đã bắt gặp nhiều chi tiết tưởng tưởng tượng kì ảo, hấp dẫn người đọc đó là yếu tố đặc trưng của vb’ tự sự. Chuyển: Lạc Long Quân và Âu Cơ có vẻ đẹp cao quý từ những chi tiết kì lạ phi thường, hai nhân vật kết duyên với nhau tiếp tục đem đến cho người đọc những điều kì lạ khác. Vậy những điều kì lạ ấy là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu tiếp → - Đọc đoạn 2. Em hãy tìm những chi tiết kể về việc sinh nở của nàng Âu Cơ? - Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Em có nhận xét gì về những chi tiết trên? - Đó là những chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Em hiểu thế nào là tưởng tượng, kì ảo? 12. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. - Trong truyện dân gian, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo luôn gắn bó mật thiết với nhau. Tưởng tượng, kì ảo có nhiều nghĩa, ở đây ta hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định. Theo em, những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trên có ý nghĩa gì trong việc giới thiệu việc sinh nở của nàng Âu Cơ? - Dân gian xây dựng chi tiết kì lạ hoang đường, Âu Cơ sinh ra một trăm trứng, nở ra một trăm con. Hình ảnh trăm trứng là một hình ảnh độc đáo, nhấn mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung GV một lòng mẹ, chung một trí tuệ của cha. - Có thể nói, bọc trăm trứng còn có ngụ ý sâu xa đó là dân tộc Việt Nam cùng sinh ra trong một bọc do một mẹ sinh ra, cùng nòi giống, tổ tiên, là con cháu của những vị thần đẹp nhất, lập nên kì tích phi thường nhất. Nhưng điều quan trọng hơn cả là GV trong chi tiết hoang đường, kì ảo đó chính là ý thức sâu sắc về sức mạnh đoàn kết cộng đồng của dân tộc. Điều này đã in sâu vào tâm thức người Việt. Bởi vậy, mỗi khi nước nhà gặp phải hoạ ngoại xâm, vấn đề đoàn kết dân tộc có ý nghĩa then chốt quyết mọi định thắng lợi. ? TB - Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, trước hàng triệu người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ HS Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Giữa đại lễ Người bỗng dừng lại hỏi: “Tôi nói , đồng bào nghe rõ không?”. Sau giây phút ? KH sững sờ, hàng vạn con người Việt Nam đồng thanh hô “có!”. Bao người đã dưng dưng nước HS mắt khi hiểu được ý nghĩa sâu xa trong câu hỏi của người. Hai tiếng đồng bào thật thiêng liêng, cao quý. hai tiếng ấy đã gắn kết con người với con người, lãnh tụ với nhân dân, quá khứ với hiện tại. “Đồng bào” có nghĩa là cùng chung một bọc. Dù đã đi khắp bốn phương trời, học thêm bao điều GV mới lạ, Bác Hồ vẫn không quên gốc gác tổ tiên, đã gợi đúng sợi dây nhạy cảm thiêng liêng nhất của người Việt. Không có chi tiết nàng Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, hẳn ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ nghèo nàn đi biết bao nhiêu. Đó chính là ý thức về sức mạnh cộng đồng, là tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” đã trở thành lẽ sống của nhân dân ta: 13. Lop8.net. 2. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. a) Việc sinh con của Âu Cơ.. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. HS ? TB HS. ? KH HS. ? KH HS GV. ? HS HS ? KH. HS. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Người Việt ta đã nghĩ như thế và cũng đã sống như thế, suốt bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước cho đến tận ngày nay và mãi mãi về sau. → Tóm lại, hình ảnh bọc trăm trứng mang một ý nghĩa sâu sắc, đó là mọi người trên đất nước ta đều là anh em ruột thịt, cùng chung một cha mẹ sinh ra. LLQ vµ ¢u C¬ gÆp nhau vµ yªu nhau råi trë thµnh vî chång chung sèng víi nhau gîi cho em suy nghÜ g× vÒ sự phát triển của chế độ xã hội lúc bấy giờ ? - Điều đó phản ánh sự phát triển của xã hội lúc bÊy giê : chuyÓn tõ giai ®o¹n quÇn h«n sang giai đoạn vợ chồng, gia đình của người Việt cổ. - Cuộc sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ tưởng chừng như không có gì có thể thay đổi, nhưng vì thói quen sống của mỗi người khác nhau, họ đành phải chia tay mỗi người một phương, Chúng ta hãy tìm hiểu sự việc này → Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào? và để làm gì? - Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đem năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Theo em, vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng và xuống biển như vậy? nhằm mục đích gì ? - Việc chia con rất có lí, cân đối hài hoà. Rừng núi là quê mẹ, biển là quê cha, các con ở hai bên nội ngoại cân bằng. Hơn nữa , đặc điểm địa lí nước ta rộng lớn, nhiều rừng và biển, nên việc chia con còn thể hiện s ự ph át tri ển mở rộng lãnh thổ, khẳng định đất nước thống nhất không có sự giàng buộc nhau, cùng một nòi giống yêu thương giúp đõ nhau. phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và cai quản đất đai của cha ông ta ngay từ thời kì mở nước. → Như vậy, việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ chính là thể hiện ý nguyện phát triển dân tộc và đoàn kết thống nhất trong sự nghiệp mở nước vĩ đại của cha ông ta.. 14. Lop8.net. - Mọi người trên đất nước ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra.. b) Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.. - Thực hiện ý nguyện phát triển dân tộc và đoàn kết thống nhất trong sự nghiệp mở nước vĩ đại của cha ông ta. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. 2. Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu - Đọc đoạn cuối. Câu chuyện kết thúc bằng cách nào? Tìm những Cơ. chi tiết cụ thể kể về sự việc đó? - Câu chuyện kết thúc bằng cách kể về sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, Đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi[...] Việc kết thúc câu chuyện như vậy có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc? - Suy tôn Vua Hùng - Suy tôn Vua Hùng và giải thích nguồn gốc dân và giải thích nguồn tộc: Dân tộc ta có từ lâu đời, trải qua các triều đại gốc dân tộc. Hùng Vương. Phong Châu là đất tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và bền vững. III. Tổng kết ghi * Em hãy tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật và nhớ. ( 3 Phút) nội dung của truyện Con Rồng cháu Tiên? - Trình bày - Nhận xét và khái quát nội dung → - Truyện Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. IV. Luyện tập. * Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu tiên. (5 phút) - Kể (có nhận xét đánh giá) * Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên? Sự giống nhau đó khẳng định điều gì? - Người Mường có truyện: Quả trứng to nở ra con người, Người Khơ Mú có truyện: Quả bầu mẹ,... - Sự giống nhau: Đã khẳng định sự gần gũi về cội nguồn, sự giao lưu về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. 15. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút). - Về nhà tập kể lại câu chuyện và phân tích nội dung (chú ý những chi tiết tưởng tượng, kì ảo và ý nghĩa của những chi tiết đó). - Tìm những địa điểm từng là thủ đô của nước Việt (Phong Châu, Cổ Loa, Hoa L­) - Tìm những tên nước VN qua các thời kì (VD: Văn Lang, Âu Lạc) - Soạn bài Bành chưng, bánh giầy (đọc kĩ văn bản, nắm chắc nội dung câu chuyện, kể tóm tắt các sự việc chính; trả lời các câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa (T.12). ============================================ Ngày soạn:08/9/2007. Ngày giảng:12/9/2007. Tiết 2. Văn bản:. BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY (Truyền thuyết) (Tự học có hướng dẫn) A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đó là: Giải thích nguồn gốc của hai loại bánh, ca ngợi Lang Liêu, đề cao nghề nông. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện. - Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án. - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. B. Phần thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: (1phút) - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6 A: + Lớp 6 B: I. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) * Câu hỏi: 1. Kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên. 2. Câu chuyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật và nội dung? * Yêu cầu: - HS kể đúng theo yêu cầu ( 5 điểm). - Về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của truyện: + Nghệ thuật: Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng,...) (2.5 điểm). 16. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. + Nội dung: Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt (2.5 điểm). II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1phút) Hằng năm, mỗi khi xuân về tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng - từ niềm ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hoá cổ truyền , độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. Đây là truyền thuyết về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng và phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hoá đậm ®à bản sắc, phong vị dân tộc. Mời các em tìm hiểu kĩ hơn truyền thuyết này trong tiết tự học có hướng dẫn. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. GV. GV HS ? KH HS. ? TB HS ? KH. NỘI DUNG. I. Đọc và tìm hiểu chung. (6 phút). 1. Đọc và kể:. Hướng dẫn đọc: - Đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn mạnh các chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Chú ý lời nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu, giọng âm vang, xa vắng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc, khoẻ. → Đọc mẫu một lần. - Đọc (có nhận xét uốn nắn). Theo em, truyện Bánh chưng, bánh giầy có mấy sự việc chính, đó là những sự việc nào? - Truyện có những sự việc chính sau: 1. Vua Hùng lúc về già muốn chọn người nối ngôi . 2. Vua có hai mươi người con, không biết chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố. 3. Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua cha. 4 . Lang Liêu - con thứ mười tám là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để làm lễ cúng Tiên vương. 5. Thần mách bảo Lang Liêu lấy gạo làm bánh. 6. Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất cùng Tiên vương. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua. Em hãy kể lại câu chuyện theo những sự việc trên? Hùng Vương có tới 20 người con. Lúc về già để chọn người nối ngôi, nhà vua ra điều kiện: Không nhất thiết phải là con trưởng, ai làm vừa ý vua trong lễ tiên Vương 2. Tỡm hiểu bố cục văn bản. sÏ ®uîc vua truyÒn ng«i cho. C¸c lang qu©n ®ua nhau làm lễ thật hậu, chỉ có Lang Liêu, người con trai thư mười tám là buồn vì mẹ bị ghẻ lạnh và đã mất. Không như các Lang khác có thể sai người đi tìm của quí trên 17. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. HS GV HS ? TB HS ? TB GV. GV. ? KH HS. GV. GV. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. rừng, dưới biển, Lang Liêu chỉ quen việc trồng khoai, trồng lúa và chàng lại nghĩ lúa tầm thường quá! Một ®em chµng n»m m¬ thÊy thÇn vµ ®­îc thÇn gîi ý, chµng lµm mét lo¹i b¸nh h×nh vu«ng, mét lo¹i b¸nh hình tròn để dâng vua. Vua rất vừa ý chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất và Tiên vương.vua họp mọi người lại, đặt tên bánh là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh trưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đấy, bánh trưng bánh giầy là hương vị không thể thiếu trong ngày tết. GV nhận xét, uốn nắn. Truyện Bánh chưng, bánh giầy có thể chia thành mấy đoạn? Cho biết nội dung của mỗi đoạn? - Chuyện Bánh chưng, bánh giầy chia làm ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến “ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám” → Vua Hùng ngỏ ý chọn người nối ngôi. Đoạn 2: Tiếp đến “nặn hình tròn” → Cuộc đua tài dâng lễ của các lang. Đoạn 3: Phần còn lại → Kết quả cuộc thi tài. - Giải nghĩa cỏc từ Tượng, hậu, tổ tiên, Sơn hào hải vị ? - Tượng : có nghĩa là hình dạng, trong bài (tượng trời, tượng đất nghĩa là gợi hình dáng của trời, đất). - HËu : (dµy) kh¸c víi hËu (sau) : cç thËt hËu. - Tổ tiên : tiên (trước) khác với tiên (tiên phật), Tiên Vương - S¬n hµo h¶i vÞ : Thµnh ng÷ H¸n ViÖt cã nghÜa lµ nh÷ng mãn ¨n ngon, quý hiÕm chÕ biÕn tõ s¶n vËt ë nói, biÓn. Chuyển: Để hiểu rõ nội dung ý nghĩa của văn bản, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần phân tích. Đọc đoạn 1: từ đầu đến “có Tiên vương chứng giám”. Em hãy nhắc lại nội dung của đoạn vừa đọc? Vua Hùng chọn người nối ngôi → Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Điều kiện và hình thức thực hiện ra làm sao? - Hoàn cảnh truyền ngôi: Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, [...] Giặc ngoài đã dẹp yên[...] thiên hạ được hưởng thái bình. - Điều kiện: Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. - Hình thức thực hiện: Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho[...] Em có suy nghĩ gì về điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương? - Điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng 18. Lop8.net. II. Phân tích văn bản. (22 phút). 1. Vua Hùng ngỏ ý chọn người nối ngôi.. - Người nối ngôi vua phải là người có thực tài, có chí khí, tiếp tục được ý chí, sự nghiệp của vua cha.. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. ? TB HS. ? KH HS GV. GV. ? TB HS. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. Vương không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước (chỉ truyền ngôi cho con trưởng); chú trọng người tài giỏi (nối chí vua). - Điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: Chỉ truyền cho con trưởng. Chú trọng tài, trí hơn là trưởng, thứ. Quan trọng nhất là người sẽ nối ngôi phải là người có thực tài, có chí khí, tiếp tục được ý chí, sự nghiệp của vua cha. Đó là quyết tâm đời đời giữ nước và dựng nước được thể hiện tập trung ở vua - người thay mặt trời cai quản muôn dân, trăm họ, nối tiếp phát triển dòng họ Hùng. Hơn nữa chọn lễ, trổ tài là một việc làm rất có ý nghĩa bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta, mặt khác là mạch nối để câu chuyện phát triển. - Chuyển: Để được chọn nối ngôi vua cha, các lang đã trổ tài như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu cuộc đua tài cña các lang trong phần thứ hai → Hãy kể tóm tắt việc làm của các lang? - Các ông lang ai cũng thích ngôi báu về mình, sai người lên rừng, xuống biển tìm của quý, đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi, quanh năm đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, nhìn quanh cũng chỉ có lúa khoai. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá! Một đêm Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương, chàng nghe theo, lấy gạo làm thành hai thứ bánh, một hình vuông và một hình tròn. Căn cứ vào nội dung vừa kể, em thấy các lang đã làm gì? vì sao họ lại làm như vậy? + Các Lang: Đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. + Họ đã suy nghĩ một cách đơn giản, đó là: Đã dâng lễ vật lên vua, nhất là cúng tiên vương thì phải có sơn hào hải vị. (Họ đã không hiểu ý vua).. 2. Cuộc đua tài dâng lễ vật: a) Các Lang:. - Suy nghĩ đơn giản nên đã làm lễ cúng Tiên vương bằng những sơn hào hải vị.. Trong số các lang, Lang Liêu là người buồn nhất vì chàng là người thiệt thòi nhất so với những anh em khác, trong nhà chỉ có lúa với khoai biết lấy gì làm lễ bây giờ? Chính lúc Lang Liêu đang lo buồn, lúng ? KH túng ®­îc sự mách bảo của thần làm cho câu chuyÖn trở nên lí thú hơn. Chúng ta hãy cũng xem Lang Liêu thể hiện tài năng của mình như thế nào? HS → b) Lang Liêu: Vậy thần đã mách bảo Lang Liêu những gì? tìm những chi tiết thể hiện điều đó? 19. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. ? TB HS. ? KH HS. GV HS ? HS. HS. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. - Trong giấc mơ của mình, Lang Liêu thấy thần hiện lên, nói cho chàng rõ giá trị của lúa gạo đối với đời sống con người: Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho Lang Liêu hoặc không làm giúp lễ vật cho Lang Liêu? - Đó là lời mách bảo rất khôn ngoan, mách bảo đó tạo điều kiện cho Lang Liêu đoán dược ý vua cha. - Thần không mách bảo cách thức làm bánh, cũng không làm giúp chính là để Lang Liêu bộc lộ trí tuệ, khả năng và việc giành được quyền kế vị vua cha là xứng đáng. Sau khi được thần mách bảo, Lang Liêu đã làm b¸nh như thế nào? - Sau khi được thần mách bảo, Lang Liêu đã “ngẫm nghĩ” và tạo ra hai loại bánh khác nhau từ gạo nếp đã được lựa chọn kĩ: [...] Chọn thứ gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên giã nhuyễn, nặn hình tròn. Qua cách làm bánh của Lang Liêu, em thấy Lang Liêu là người như thế nào? - Lang Liêu thật sự là người thông minh, tháo vát - Thông minh, tháo làm được hai nên đã làm được hai loại bánh độc đáo để lễ Tiên vát, loại bánh độc đáo để vương. lễ Tiên vương. Vậy kết quả cuộc thi như thế nào, chúng ta cùng 3. Kết quả cuộc thi. tìm hiểu tiếp phần 3 → - Đọc đoạn cuối và chia lớp làm hai nhóm thảo luận hai câu hỏi sau: 1. Vì sao vua Hùng không chú ý đến những món “sơn hào hải vị, nem công chả phượng” mà chú ý đến chồng bánh của Lang Liêu? Vì sao vua không chọn ngay mà còn ngẫm nghĩ? 2. Lang Liêu được chọn nối ngôi, ông đã làm vừa ý vua, nối được chí vua. Vậy ý vua, chí vua là gì? → Suy nghĩ, thảo luận (5 phút) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận (có nhận xét, bổ 20. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. ? KH HS. GV. ? TB HS GV. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. sung): 1) - Những món sơn hào hải vị vua chỉ xem qua, có lẽ vì những món đó không hợp ý vua. Vua chú ý đến bánh của Lang Liêu vì nó là thứ “lạ nhất”, được làm từ nhiên liệu quen thuộc nhất, bình thường nhất. - Vua không chọn ngay mà ngẫm nghĩ rất lâu vì vua thận trọng. Tại sao Lang Liêu lại làm bánh hình tròn, bánh hình vuông? Tại sao một loại bánh để trần còn loại bánh kia thì gói? Chắc là vua phải nghĩ thật kĩ để “chọn” đúng người làm vừa ý, và cao hơn nữa là nối được chí vua. 2) Lang Liêu được chọn nối ngôi, ông đã làm vừa ý vua, nối được chí vua. Như vậy ta có thể hiểu ý vua chính là phải biết quý trọng hạt gạo, coi trọng việc đồng áng, bởi nghề nông là gốc của nước, làm cho dân được ấm no. Chí vua là muốn nước được thái bình, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. mà muốn thế thì người làm vua phải hiểu nghề nông, trọng nghề nông, phải có chí tuệ hơn người. Ý và chí vua là vậy. Trong lời giải thích của vua Hùng về hai loại bánh, em hiểu thêm điều gì về Lang Liêu? Lang Liêu được chọn nối ngôi có xứng đáng không? - Lang Liêu đã dùng lúa gạo để làm hai loại bánh lạ ai cũng tấm tắc khen ngon. Trong lời giải thích của vua Hùng, ta thấy Lang Liêu không những tháo vát mà còn rất trí tuệ. Trong khi làm bánh, ông đã nghĩ đến ý nghĩa tượng trưng của từng loại. Ở đây có cả một quan niệm triết học thể hiện trong món ăn “Trời hình tròn, đất hình vuông”(theo quan niệm của người xưa). Hình dáng bánh chưng bánh giầy con chứa đựng cả tấm lòng, tâm tình của con cháu tôn công lao của cha mẹ tổ tiên như trời, như đất. Bánh chưng, bánh giầy vui lòng hiếu dưỡng, ấm tình cảm của con người. Chúng ta thấy Lang Liêu được chọn nối ngôi là hoàn toàn xứng đáng. - Kết luận: Lang Liêu - một người tài năng, thông minh, hiếu thảo, yêu lao động, yêu nghề nông, biết trân trọng sản phẩm của nghề nông nên đã được chọn nối ngôi vua thật xứng đáng.. - Lang Liêu - một người tài năng, thông minh, hiếu thảo, yêu lao động, yêu nghề nông, biết trân trọng sản phẩm của nghề nông nên đã được chọn kế vị.. Hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và III. Tổng kết ghi nhớ. nội dung của truyện Bánh chưng, bánh giầy? - Trình bày. ( 3 Phút) - Khái quát và chốt ý → 21. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. - Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều chi tiết tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được ? TB nối ngôi vua,...). - Truyện vừa giải HS thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với ?Giỏi thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện thái độ thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta. Qua câu chuyện, theo em, tục làm bánh chưng, IV. Luyện tập. (6 phút) bánh giầy ngày tết của dân tộc ta có từ khi nào? Ý nghĩa của phong tục này là gì? - Tục làm bánh chưng, bánh giầy có từ khi Lang Liêu nối ngôi vua. - Ý Nghĩa của phong tục này chính là đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp, đề cao sản phẩm nông nghiệp... * Bánh chưng, bánh giầy cũng là truyền thuyết về thời đại Hùng Vương. So với Con Rồng cháu Tiên, em thấy tỉ lệ giữa yếu tố hoang đường và sự thật lịch sử ở truyện này có gì khác? Thử giải tích theo suy nghĩ của em? - Truyện chỉ có một chi tiết hoang đường, là việc thần báo mộng, giúp Lang Liêu. còn tất cả đều là sự việc đời thường gắn với lịch sử thời đại Hùng Vương. Đây là một truyền thuyết. Người xưa dùng để giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết ở nước ta. Truyện đã nâng vị trí hai loại bánh đặc sản này thành hồn thiêng dân tộc, hương vị đất nước, như lời giải thích, đặt và tên của vua Hùng: Bánh hình tròn là tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ 22. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau...Trong hai thứ bánh có cả vũ trụ, trời đất, cầm thú, cỏ cây, lại có cả tình người đùm bọc lẫn nhau. Cả hương vị quê hương, đất nước, hồn thiêng dân tộc, ý chí cha ông như vẫn còn đọng lại trong câu chuyện dồi dào ý nghĩa này. nguồn gốc của hai thứ bánh đã cho ta hiểu thêm vẻ đẹp của cội nguồn dân tộc. III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút). - Về nhà tập kể lại câu chuyện và phân tích nội dung của truyện. - Về nhà viết một đoạn văn (khoảng 8 → 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lang Liêu. (Khi nêu cảm nghĩ các em cần lưu ý: Cảm nghĩ phải gắn với cuộc đời, phẩm chất của nhân vật; cảm nghĩ phải chân thực, tránh sáo rỗng. Cần nêu cảm nghĩ về các chi tiết sau: + Trong các con vua, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. + Lang Liêu là người có tài đức hơn hẳn các Lang khác. + Hình ảnh Lang Liêu gắn với nguồn gốc Bánh chưng, bánh giầy, thể hiện rõ sự đề cao nghề nông và việc thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Sâu xa hơn, hình ảnh Lang Liêu phản ánh sự tìm tòi sáng tạo và những thành quả của nhân dân trong quá trình xây dựng nền văn hoá dân tộc). - Đọc và chuẩn bị bài Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (đọc kĩ bài, trả lời các câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa (phần I, II sgk trang 13, 14). =========================================== Ngày soạn:09/9/2007. Ngày giảng:14/9/2007. Tiết 3. Tiếng Việt:. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là từ đơn và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt, cụ thể là: + Khái niệm về từ. + Đơn vị cấu tạo từ (tiếng). + Các kiểu cấu tạo từ (Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy). - Rèn luyện kĩ năng nhận diện (xác định) từ và sử dụng từ khi nói và viết. II. Chuẩn bị: 23. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án. - Học sinh: Đọc kĩ bài và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. B. Phần thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: (1phút) - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6 :....../ + Lớp 6 :...../ I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh → Giáo viên nhận xét và hướng dẫn các em học tập phân môn tiếng Việt. II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1phút) Ở Tiểu học, các em đã được làm quen với các đơn vị ngôn ngữ đó là từ và câu. Trong chương trình Ngữ văn 6, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những đơn vị ngôn ngữ này. Vậy, từ là gì? Từ tiếng Việt có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. GV. HS ? TB. ? KH HS. GV. - Ghi ví dụ trong sách giáo khoa lên bảng: Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở. (Con Rồng cháu Tiên) Học sinh đọc ví dụ. * Trong câu văn trên có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ? - Trong câu văn trên có 12 tiếng nhưng chỉ có 9 từ (Mỗi từ được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo): Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở. * Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? - Khi đọc hoặc nói, mỗi tiếng chỉ phát ra một hơi, nghe thành một tiếng, tạo ra một thanh điệu nhất định. Ví dụ, đọc câu trên ta nghe được 12 tiếng. - Từ là những tiếng có nghĩa dùng để tạo câu (9 từ trong ví dụ trên kết hợp với nhau để tạo nên một câu - một đơn vị trong văn bản Con Rồng cháu tiên. - Trong chữ nôm cũng như trong chữ Quốc ngữ, mỗi tiếng được viết rời ra thành một chữ. Trong ví dụ trên có 12 tiếng được viết thành 12 chữ, hay trong câu tục ngữ sau đây có 7 tiếng được viết thành 7 chữ: 24. Lop8.net. I. Từ là gì? (10 phút). 1. Ví dụ:. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. “Con hơn cha là nhà có phúc” Mỗi chữ của ngôn ngữ Việt lại được tạo nên bằng một số con chữ nhất định, có chữ còn phải kèm theo các dấu (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã) (Ví dụ: Chữ nhà, gồm 3 con chữ n / h / a và dấu huyền tạo thành). Vì thế khi viết cần đảm bảo số con chữ và dấu trong từng chữ. Trong bản nháp có thể viết tắt, nhưng trong các bài tập, bài văn, các em phải viết đúng chính tả. - Phần lớn các tiếng trong tiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa. Ví dụ: xe, máy, áo, ăn, chạy, đi, xanh, đỏ,... Đa số các tiếng có nghĩa có thể dùng độc lập để tạo câu, khi đó chúng là các từ đơn. Một số tiếng có nghĩa không dùng độc lập để tạo câu, chỉ dùng để cấu tạo từ, như tiếng thuỷ (có nghĩa là “nước”) trong thuỷ thủ, thuỷ triều,...Những tiếng không có nghĩa hoặc đã mất nghĩa được dùng gắn chặt với những tiếng khác trong từ, tạo nghĩa cho từ. Ví dụ: dưa hấu, trồng trọt, đo đỏ, chùa chiền,... ? TB * Vậy theo em, khi nào một tiếng được coi là một từ? Cho ví dụ minh hoạ? GV - Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. Ví dụ: Các từ mưa, nắng, gió. → Câu: Hôm qua, trời mưa to. ? TB * qua phân tích ví dụ, em hiểu tiếng là gì? Từ là gì? HS - Trình bày (có nhận xét, bổ sung). GV - Khái quát và chốt ý →. GV. HS ? TB HS GV. 2. Bài học: - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.. - Ghi ví dụ trong sách giáo khoa lên bảng: II. Từ đơn và Từ / đấy, / nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt / chăn từ phức. (12 nuôi / và / có / tuc / ngày / tết / làm / bánh chưng / bánh phút) 1. Ví dụ: giầy. (Bánh chưng, bánh giầy) - Đọc ví dụ. * Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các từ trong câu trên vào bảng phân loại sau: - Lên bảng điền từ theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung). - Nhận xét, chữa hoàn chỉnh: Kiểu cấu tạo từ Từ đơn. Ví dụ Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, 25. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường THCS Nguyễn Trãi. Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 6. và,có, tục, ngày, tết, làm Từ ghép Từ phức Từ láy. chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy Trồng trọt. ? KH * Căn cứ vào bảng phân loại, em có nhận xét gì về cấu HS tạo của từ đơn và từ phức? - Từ đơn chỉ có một tiếng. ? TB - Từ phức có hai tiếng. * Cô giáo có các từ: xinh tươi, sạch sành sanh.Em hãy xác định những từ trên thuộc loại từ nào? - Các từ trên thuộc từ phức: xinh tươi, là từ ghép, sạch ?Giỏi sành sanh là từ láy * Phân tích nghĩa và mối quan hệ các tiếng trong các từ HS ghép và từ láy trên? - Xinh: Có hình dáng và những đường nét rất dễ coi, ưa nhìn. - Tươi: (Nét mặt) có biểu hiện vui vẻ, phấn khởi. → xinh tươi: (cùng trường nghĩa, có mối quan hệ với nhau về mặt nghĩa) xinh và tươi tắn, có sức sống. - sạch: hết đi tất cả, không còn chút nào - sành sanh: ( hai từ mờ nghĩa) - sạch sành sanh: (3 tiếng này có mỗi quan hệ với nhau về mặt âm thanh, lặp lại một bộ phận nào đó có thể là phần phụ âm, có thể là phần vần, tạo nên sự hài hoà về âm điệu) chỉ mức độ rất sạch, không còn vương một ? KH chút gì cả. * Như vậy cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và HS khác nhau? - Giống nhau: Đều là từ phức được cấu tạo từ hai hoặc nhiều tiếng trở lên. - Khác nhau: + Từ ghép: Các tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa. ? TB + Từ láy: Có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Qua phân tích, em hiểu thế nào là từ đơn, thế nào là từ 2. Bài học: - Từ chỉ phức? Trong từ phức, từ ghép và từ láy có đặc điểm gì? HS - Trình bày. gồm một tiếng là từ đơn. Từ - Khái quát và chốt ý → gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức. - Từ phức được tạo ra bằng cách 26. Lop8.net. NguyÔn ThÞ HuyÒn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×