Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.97 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2011 TẬP ĐỌC. Tuần 4. Tiết 6: NGƯỜI ĂN XIN I.MỤC TIÊU -Học sinh đọc lưu loát, rành mạch tòan bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu. -Giọng đọc nhẹ nhàng, bươc đầu thể hiện cảm xúc , tân trạng của nhân vật trong câu chuyện. -Hiểu ND : ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .(trả lời được câu hỏi1,2,3) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ sgk. -Bảng phụ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: Thư thăm bạn GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi: - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Những câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm và an ủi Hồng? - Nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư GV nhận xét & chấm điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc. GV giúp HS chia đoạn bàitập đọc -Bài này chia làm mấy đoạn + Đoạn 1: từ đầu ………… xin cứu giúp + Đoạn 2: tiếp theo ……… không có gì cho ông cả + Đoạn 3: phần còn lại GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) Lượt đọc thứ 1: + GV chú ý nhắc HS nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm (chấm lửng): Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại … để thể hiện sự ngậm ngùi, xót thương. + Đọc đúng những câu có dấu chấm cảm Chao ôi ! Cảnh nghèo đói …… biết nhường nào ! (đọc như một lời than) Cháu ơi, cảm ơn cháu ! ……… đã cho lão rồi (lời cảm ơn chân thành, xúc động) + Đọc phân biệt lời nhân vật: lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão; lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm các từ: + lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. + khẳn đặc: bị mất giọng, nói gần như không ra tiếng Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài GV đọc diễn cảm cả bài GV đọc giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài GV yêu cầu HS đọc thầm bài và thảo luận theo nhóm. N1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? GV nhận xét & chốt ý. Ý đoạn 1: Hình dáng ông lão ăn xin. N2: Hành động & lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? GV nhận xét & chốt ý. Ý đoạn 2: Tình cảm của cậu bé đối với ông lão. N3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? N4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? Ý đoạn 3:Tình cảm của ông lão đối với cậu bé. GV giảng thêm: Cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng nhân hậu. Ông lão không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hai hoàn cảnh khác xa nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau những điều tốt đẹp. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của truyện này. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn để các em tìm giọng đọc & thể hiện giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn: GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tôi chẳng biết làm cách nào…… nhận được chút gì của ông lão) GV sửa lỗi cho các em 3. Củng cố Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. 4. Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tập kể lại câu chuyện trên. Chuẩn bị bài: Một người chính trực -------------------------------------------------------. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. KHOA HỌC Tiết 5 :VAI TRÒ CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. Mục tiêu. - Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá trứng ,tôm, cua...) chất béo ( dầu, mỡ, bơ..) - Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể. - Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo. - Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. - Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A, D, E, K. * GD:( Liên hệ bộ phận) -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. - DKHTDH: Cá nhân, nhóm, lớp. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ: + Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. 2, Dạy bài mới. 2.1, Giới thiệu bài: Vai trò của chất đạm và chất béo. 2.2, Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo. * MT: Nói tên và vai trò của các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo. - Yêu cầu quan sát hình vẽ trang 12, 13 sgk. - Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm 2: nêu tên thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. + Nói tên thức ăn giàu chất đạm có trong hình trang 12? + Kể tên những thức ăn giàu chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn ? + Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm? + Nói tên thức ăn chứa nhiều chất béo ở hình trang 13 ? + Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất béo mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn ? + Nêu vai trò của nhóm thức ăn nhiều chất béo ? - G.v kết luận: Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể. Chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa chua, pho mát, đậu, lạc, vừng. Chất béo rất giàu năng lợng và giúp cơ thể hấp thụ các loại vi ta min A,D,E,K. Thức ăn giàu chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như đậu nành, lạc, vừng. 2.3, Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. MT: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. - Tổ chức cho hs làm việc với VBT.. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. - Kết luận: Các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. * Chúng ta phải làm gì để có nguồn thức ăn đó? 3, Củng cố, dặn dò: + Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Vai trò của vi-ta-min, chất xơ và chất khoáng (skg- 14) ------------------------------------------------------TOÁN Tiết 14: Dãy số tự nhiên I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên. - Nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. - HS làm bài 1,2,3,4a. II. Đồ dùng dạy học : -Vẽ sẵn tia số như sgk. - HTDH: Cá nhân, nhóm, lớp. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1, Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết: 19 005 130 7 508 004 - Kiểm tra vở bài tập của h.s. - Nhận xét. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: 2.2, Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: - Lấy ví dụ một vài số đã học. - G.v: Các số đó là các số tự nhiên. - Kể thêm một vài số tự nhiên khác. - G.v nêu ra một vài số không phải là số tự nhiên. - HD Hs viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn: 0; 1; 2; 3; 4; 5; ...; 100; .... - G.v: Tất cả các số tự nhiên viết theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên. - Nhận biết dãy số tự nhiên. - G.v giới thiệu tia số biểu diễn các số tự nhiên. - Điểm gốc của tia số biểu diễn số nào? - Cách biểu diễn các số tự nhiên trên tia số. 2.3, Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 2.4, Luyện tập: Bài 1(19): Viết số tự nhiên của mỗi số sau vào ô trống. - VD : 6 ; 7. 29 ; 30 99 ; 100 - Muốn tìm số tự nhiên liền sau của một số tự nhiên ta làm như thế nào? - Chữa bài, nhận xét. Bài 2 (19): Viết số tự nhiên liền trước của mỗi số sau: Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. - VD : 6 + 1 = 7. 7 là số tự nhiên liền sau của 6. - Cách tìm số tự nhiên liền trước? - Chữa bài, nhận xét. Bài 3(19): Viết số tự nhiên vào chỗ trống để có 3 số tự nhiên liên tiếp. - VD : 4 ; 5 ; 6. 896 ; 987 ; 988. Cách tìm số trong dãy: 5+1=6 896 + 1 = 897. hoặc : 988 - 1 = 987 - Chữa bài, nhận xét. Bài 4(19): Viết số tự nhiên thích hợp vào chỗ chấm trong mỗi dãy số sau. -Yêu cầu h.s nhận xét dãy số trước khi điền - Chữa bài, nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò. - Trong dãy số tự nhiên hai số liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân(SGK-20) ------------------------------------------------------KỂ CHUYỆN Tiết 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kể được câu chuyện(mẩu chuỵên, đọan truyện) đã nghe , đã đọc có nhân vật,có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK). - Lời kể rành mạch rõ ràng bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sưu tầm các chuyện nói về lòng nhân hậu. - Bảng phụ viết phần gợi ý 3 sgk. - HTDH : Cá nhân, nhóm, lớp. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1, Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc. - Nhận xét đánh giá. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: - H.s giới thiệu những câu chuyện đã chuẩn bị. 2.2, Hướng dẫn kể chuyện: a, Tìm hiểu đề bài: - G.v ghi đề bài trên bảng. - Gợi ý h.s xác định trọng tâm của đề. - Yêu cầu đọc phần gợi ý sgk. + Lòng nhân hậu đợc biểu hiện như thế nào? Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. + Lấy ví dụ một truyện nói về lòng nhân hậu? + Em đã sưu tầm câu chuyện của mình ở đâu? - Gv nhắc Hs: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ trong SGK giúp các em biết biểu hiện của lòng nhân hậu. Nếu các em kể 1 trong những câu chuyện đó điểm sẽ không cao như em tự tìm được. - Gv dán bảng dàn bài kể chuyện. - Nhắc HS: + Trớc khi kể em cần giới thiệu truyện của mình. + Kể chuyện phải có đầu, có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. +Những truyện dài các em có thể kể 1 đoạn. b, Kể chuyện trong nhóm: -Tổ chức cho h.s kể chuyện theo nhóm 4. - G.v gợi ý câu hỏi cho h.s thảo luận sau khi kể. - Gv theo dõi, giúp đỡ. c, Tổ chức cho h.s thi kể chuyện: - G.v đa ra các tiêu chuẩn đánh giá: + Nội dung đúng chủ đề: 4 điểm. + Truyện ngoài sgk: 1 điểm. + Cách kể hay, giọng kể hấp dẫn, cử chỉ điệu bộ thể hiện rõ: 3 điểm. + Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện: 1 điểm. + Trả lời đợc câu hỏi hoặc đặt đợc câu hỏi cho bạn: 1 điểm. - G.v hớng dẫn h.s nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất. - Nhận xét, tuyên dương h.s. 3, Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Bài học hôm nay các em kể theo nội dung gì? - Kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Một nhà thơ chân chính (40). -------------------------------------------------------. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. Thứ ba, ngày 13 tháng 9 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I.MỤC TIÊU ; -Nhận biết hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt; ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau(từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). -Bước đầu phân biệt từ ghép và từ láy đơn giản(BT1) ; tìm được từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho.(BT2). -Sử dụng các loại từ để đặt câu . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ –giấy khổ to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Nhận xét -Gọi 1 em đọc nhận xét SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (3 phút ) TLCH. +Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ? +((Truyện cổ )) có nghĩa là gì? +Từ phức nào do những tiếng có âm , vần gạp lại nhau tạo thành? -GV rút ra kết luận. -Gọi HS đọc ghi nhớ. +Thế nào là từ ghép ? Từ láy? Cho ví dụ? 2.Hoạt động 2; Luyện tập Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập -Thảo luận nhóm đôi. -Từng cặp Hs trao đổi làm bài. -1 số Hs lên bảng làm. +Nhận xét, sửa bài . Từ ghép : ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ, dẻo dai, vững chắc, thanh cao. Từ láy; nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. Bài 2: gọi HS đọc yêu cầu bài . -Thảo luận nhóm 4. -GV phát tấm bảng kẻ cho các nhóm.. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. Từ ghép. Từ láy. a.Ngay b.Thẳng c.Thật -Các nhóm làm bài và ghi vào bảng. -Đại diện 3 nhóm đính kết quả lên bảng trình bày. -GV nhận xét –tuyện dương. 3.Hoạt động3 : Củng cố – Dặn dò +Từ láy là gì?. +Từ ghép là gì. -2 dãy thi đua tìm từ ghép, từ láy. Nhận xét – tuyên dương. -Học thuộc ghi nhớ . -tìm hiểu từ ghép, từ láy và đặt câu . -Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy. ------------------------------------------------------TẬP LÀM VĂN Tiết 6: VIẾT THƯ I. Mục đích - yêu cầu. - Hs nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.(ND ghi nhớ) - Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III). * Kĩ năng sống: -Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp. -Tìm kiếm và xử lí thông tin -Tư duy sáng tạo * Phương pháp sử dụng: -Động não -Thảo luận nhóm - Đóng vai (đọc theo vai) II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết phần ghi nhớ. - Bảng lớp viết sẵn đề bài phần luyện tập. - HTDH: Cá nhân, nhóm, lớp. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1, Kiểm tra bài cũ - Đọc bài tập đọc: Thư thăm bạn. + Phần đầu và cuối thư cho ta biết điều gì? 2, Dạy học bài mới Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. 2.1, Giới thiệu bài: Viết thư. 2.2, Phần nhận xét: - Yêu cầu Hs đọc bài Thư thăm bạn – sgk trang 25. + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Theo em ngời ta viết th để làm gì? + Đầu thư bạn Lương viết gì? +Lương hỏi thăm (và chia buồn) tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào? + Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì? + Theo em nội dung bức thư cần có những gì? +Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc của một bức thư? 2.3, Ghi nhớ sgk.(34) 2.4, Luyện tập: a, Tìm hiểu đề: - Gv gạch chân các từ : trường khác, để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em. - Tổ chức cho h. s thảo luận theo các nội dung: + Đề bài yêu cầu viết thư cho ai? + Mục đích viết thư là gì? + Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? + Cần hỏi thăm bạn những gì? + Em cần kể cho bạn nghe những gì? + Em nên chúc, hứa hẹn điều gì với bạn? b, Thực hành viết th: - Yêu cầu dựa vào gợi ý để viết. - Gọi Hs trình bày miệng giàn ý. - Gọi Hs đọc thư mình viết. - Nhận xét đánh giá. 3, Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau:Cốt truyện(42) ------------------------------------------------------TOÁN Tiết 15: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I.MỤC TIÊU: -Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. -Biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ: Dãy số tự nhiên Nêu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên? -GV nhận xét 2. Bài mới: Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A.  Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = ……. Chục 10 chục = …….. trăm ….. trăm = …….. 1 nghìn 1.Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?) HS làm bài tập 10 đơn vị = 1 Chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 2.GV chốt Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân 2. Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? 3. Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) 4. GV nêu: chỉ với 10 chữ số 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9. ta có thể viết được mọi số tự nhiên 5. Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại) Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại. GV đọc số yêu cầu HS viết bảng con. HS viết bảng con + 1 HS lên bảng lớp viết: + Hai nghìn không trăm linh năm. + Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm tám mươi ba. Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. 6. GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở nháp – đổi chéo vở kiểm tra nhau. GV kiểm tra một số cặp – nhận xét. Bài tập 2: Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. Viết mỗi số dưới dạng tổng GV lưu ý HS trường hợp số có chứa chữ số 0 HS đọc yêu cầu bài -nêu lại mẫu và làm bài vào vở. 387 = 300 + 80 + 7 873 = 800 + 70 + 3. 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8 10 837 = 10 000 + 800 + 30 +7. GV chấm một số vở – nhận xét. Bài tập 3: Bài tập yêu cầu ta làm gì? Giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số phụ thuộc vào đâu? GV treo bảng phụ –tổ chức cho HS thi đua. Số. 45. 57. 561. 5824. 5842769. Giá trị chữ số 5. 5. 50. 500. 5000. 5000000. GV cùng HS cả lớp sửa bài nhận xét. 3. Củng cố Thế nào là hệ thập phân? Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi? Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào đâu ? 4. Dặn dò: 7. Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên ------------------------------------------------------Thứ tư, ngày 14 tháng 9 năm 2011 TẬP ĐỌC Tiết 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU -Đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu trong bài - Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đọan trong bài -Hiểu ND :Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(trả lời đượccác câu hỏi SGK). * kĩ năng sống: -Xác định giá trị Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. -Tự nhận thức về bản thân -Tư duy phê phán * Phương pháp sử dụng: -Trải nghiệm -Thảo luận nhóm -Đóng vai (đọc theo vai) II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh học bài đọc SGK. - Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động1. Hướng dẫn luyện đọc * GV chia đoạn yêu cầu HS đọc. + GV kết hợp cho HS luyện đọc 1 số từ khó trong bài: di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu. Nghỉ hơi đúng nhanh giữa các cụm từ: “Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được”. + GV kết hợp giải nghĩa từ từ khó cuối bài. Gọi 1 HS đọc phần chú giải cuối bài. Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động2: Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi. Sau đó GV Đoạn này kể chuyện gì ? N1 : Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? Đoạn 1 kể về điều gì? N2 : Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? Đoạn 2 cho ta biết về điều gì? N3 : Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? N4: Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? Đoạn 3 ý nói gì? Yêu cầu cả lớp đọc bài và trả lời. ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành GV cùng HS các nhóm khác nhận xét- bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ.. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. Truyện này ca ngợi ai ? ca ngợi về điều gì? Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa. Hoạt động3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.“Một hôm … tiến cử Trần Trung Tá .” + GV đọc mẫu Từng cặp HS luyện đọc -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS luyện đọc theo lối phân vai + GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. Củng cố: Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? Dặn dò: Nhận xét tiết học.. Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam.. ------------------------------------------------------CHÍNH TẢ TiẾT 4: (nhớ viết) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I.MỤC TIÊU: -HS nhớ viết đúng, trình bày bài chính tả đẹp, các dòng thơ lục bát(10 dòng đầu đoạn từ ((tôi yêu truyện cổ….nhận mặt ông cha của mình)) trong bài thơ (( truyện cổ nước mình))). -Hs khá giỏi có thể viết 14 dòng thơ đầu. -Làm đúng bài tập 2a hoặc b( chính tả phân biệt r/d/gi) -Luyện tính cẩn thận , nhớ viết ,ngồi đúng tư thế khi viết bài . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . -Bảng phụ – bảng con. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1,Hoạt động 1; Hướng dẫn Hs nhớ – viết chính tả -1 Hs đọc bài viết, lớp theo dõi SGK- TLCH: +Bài thơ thuộc thể thơ gì? Cách trình bày NTN? +Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ tích nước mình? +Qua câu truyện cổ , cha ông muốn khuyên con cháu điều gì? +GV đọc từng câu và nêu từ khó -Yêu cầu HS viết vào bảng con : truyện, sâu xa, gặp hiền, rặng dừa, soi, thiết tha, nhận mặt. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. -Gọi HS đọc lại các từ khó trên bảng. -HS đọc thuộc lòng đoạn viết. Nhắc nhở tư thế HS ngồi viết . -HS nhớ viết bài thơ vào vở . +GV đọc cho HS soát bài. -Thống kê lỗi. +Chấm điểm – Sửa lỗi sai phổ biến. 2 Hoạt động 2: Luyện tập. -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2a SGK/38 -Thảo luận nhóm đôi. -Gv đính nội dung Bt lên bảng, 1 số Hs lên điền. -Nhận xét, chốt lại : …nồm nam cơn gió,… gió đưa tiếng sáo…, gió nâng cánh diềuGọi Hs đọc lại đoạn văn. 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò Trò chơi: Hai dãy thi đua tiếp sức (2 Phút) +tìm từ có vần ân, âng Nhận xét – tuyên dương -Sửa lỗi sai, mỗi lỗi 1 dòng . -Chuẩn bị bài : những hạt thóc giống. ------------------------------------------------------TOÁN TIẾT 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU: -Bước đầu hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống II. DỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bảng phụ –bảng con. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Hoạt động 1: So sánh các số tự nhiên. -HS hoạt động nối tiếp. GV Ghi bảng 100 và 98 ; 4 578 và 6 325 ; 456 và 231. -HS so sánh các cặp số trên +Hai số tự nhiên bất kỳ ta luôn xác định được điều gì? 2.Hoạt động 2: So sánh 2 số tự nhiên bất kì. +Hãy so sánh 2 số : 100 và 99 Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. +Số 99 có mấy chữ số ? số 100 có mấy chữ số ? +GV ghi bảng các cặp số : 123 và 456 7891 và 7578 -Yêu cầu HS so sánh các cặp số . +Em có nhận xét gì về số các chữ số của mỗi số trên? 3.Hoạt động 3: so sánh 2 số trong dãy số tự nhiên và tia số. +Hãy nêu dãy số tự nhiên? +So sánh 5 và 7.? -Yêu cầu Hs Lên bảng vẽ tia số .. 1. 2. 3. 4. 5. 6. -Yêu cầu HS so sánh 2 và 6 4.Hoạt động 4: xếp thứ tự các số tự nhiên +GV ghi bảng: 7 698 ; 7 968 ; 7 896 ;7 869. -+Trong các số trên số nào lớn nhất ? số nào bé nhất ? 5 Hoạt động 5: Luyện tập ; Bài 1(cột 1): Điền dấu > , <, = -Gọi 1 em đọc yêu cầu bài. -2 em lên bảng làm - cả lớp làm bảng con . -Nhận xét kết quả đúng. 1234>999. (cột 2 hs khá giỏi). 35784<35790. 8754<87540. 92501>92410. 39680=39000+680. 17600=17000+600. Bài 2a,c: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. * Hoạt động nhóm 2: (3 phút) -Đại diện nhóm nêu kết quả . a- 8 136, 8 316, 8 163 b- 5724, 5742, 5740 (HS khá giỏi) c- 63 841, 64 813, 64 831 + Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm gì ? Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. +Thi đua Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. -Hs hai dãy thi đua lên viết. -Gv nhận xét kết quả. a-1984, 1978, 1952, 1942. b-1890;1945; 1954; 1969. (HS khá giỏi) 6.Hoạt động 6: củng cố- Dặn dò: +Muốn so sánh 2 số tự nhiên với nhau ta làm như thế nào ?+Nêu cách sếp các số tự nhiên theo thứ tự ? -Học thuộc ghi nhớ.. -Chuẩn bị bài : luyện tập. ------------------------------------------------------------------KHOA HỌC Tiết 6: Vai trò của vi- ta- min,chất khoáng và chất xơ I. Mục tiêu: - HS kể tên thức ăn có nhiều chất khoáng, chất xơ và vi- ta- min.( cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau).Chất khoáng:thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm.Chất xơ: Các loại rau. -Nêu đợc vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể. + Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, biết sử dụng hợp lí các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. II.Chuẩn bị: Phiếu ghi tên thức ăn. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Kể tên các loại thức ăn có nhiều chất đạm, chất béo? - Nêu vai trò của chất đạm, chất béo? B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra. b, Nội dung chính: HĐ1 :Tìm hiểu các thức ăn có nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. GV cho HS quan sát tranh SGK/tr 14, nói về thức ăn hàng ngày các em thường dùng và thi kể tên một số vi ta min và chất khoáng có trong thức ăn hàng ngày. - Các loại vi-ta-min, chất xơ, khoáng chất có nguồn gốc từ đâu? - Phân loại các thức ăn trên thành hai nhóm : Nhóm có nguồn gốc từ động vật, nhóm có nguồn gốc từ thực vật. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng, vi- ta- min, chất xơ. GV cho HS làm việc theo cặp, thảo luận,TLCH. - Nêu vai trò của chất khoáng, vi ta min và chất xơ? GV kết luận : Thông tin cần biết /tr14. GV cho HS liên hệ chế độ dinh dưỡng hợp lí các loại thức ăn và dưỡng chất. C. Củng cố, dặn dò: - Nêu vai trò của chất khoáng, vi-ta-min, chất xơ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: Vai trò của chất đạm và chất béo.(tiếp). Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. MĨ THUẬT Tieát 3 : Veõ tranh : ĐỀ TAØI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC I. Muïc tieâu : - HS Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vaät quen thuoäc. - HS bieát caùch veõ vaø veõ tranh veà con vaät, veõ maøu theo yù thích. - HS yêu mến con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi. II. Chuaån bò : 1. Giaùo vieân :. - Tranh, aûnh moät soá con vaät. - Hình gợi ý cách vẽ trong bộ ĐDDH. 2. Hoïc sinh :. - Vở tập vẽ ; tranh ảnh các con vật. - Hoäp maøu, buùt chì.. III. Các hoạt động dạy – học : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV cho HS xem tranh, aûnh, vaø ñaët caùc caâu hoûi : + Teân con vaät. + Hình daùng, maøu saéc cuûa con vaät. + Ñaëc ñieåm noåi baät cuûa con vaät. + Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em nào còn biết những con vật nào nữa ? Em thích con vaät naøo nhaát ? Vì sao ? + Em seõ veõ con vaät naøo ? + Hay mieu ta hình dang, ñac ñiem va mau sac cua con vat em ñònh ve. * Hoạt động 2 : Các vẽ con vật. - GV dùng tranh ảnh (ĐDDH) để gợi ý HS cách vẽ con vật theo các bước : + Veõ phaùc hình daùng chung cuûa con vaät. + Veõ caùc boä phaän, caùc chi tieát cho roõ ñaëc ñieåm. + Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho đẹp. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. - Có thể vẽ thêm những hình ảnh khác như : mèo mẹ, mèo con ; gà mẹ, gà con hoặc cảnh vật như cây, nhà, … * Hoạt động 3 : Thực hành - GV yeâu caàu : + Nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật định vẽ. + Suy nghĩ cach sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy. + Vẽ theo cách đã được hướng dẫn. + Có thể vẽ một con vật hoặc vẽ nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật cho tranh vui tươi, sinh động hơn. + Cách vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung. - HS làm bài, GV đến từng bàn để quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để HS nhận xét về : + Caùch choïn con vaät. + Caùch saép xeáp hình veõ. + Hình daùng con vaät. + Caùc hình aûnh phuï. + Caùch veõ maøu. - GV gợi ý HS xếp loại các bài vẽ và khen gợi những HS có bài vẽ đẹp. *. Daën doø : - HS quan saùt con vaät trong cuoäc soáng haøng ngaøy vaø tìm ñaëc ñieåm veà hình daùng, maøu saéc cuûa chuùng. - Söu taàm hoïa tieát trang trí daân toäc. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: -Qua luyện tập bước đầu nắm hai lọai từ ghép(có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)-BT1,BT2 Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. -Bước đầu nắm 3 nhóm từ láy(giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm và vần)BT 3 II.CHUẨN BỊ: -. Từ điển HS để HS tra cứu Bút dạ & phiếu khổ to viết sẵn 2 bảng phân loại của BT2, 3 để HS các nhóm làm bài. -. VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm vào VBT - HS thi đua sửa bài trên bảng - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng + Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp + Từ bánh rán có nghĩa phân loại Bài tập 2: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - HS đọc yêu cầu bài tập - GV: Muốn làm được bài này, phải biết từ ghép có hai loại: + Từ ghép có nghĩa phân loại + Từ ghép có nghĩa tổng hợp - GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2, 3 Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng ------------------------------------------------------LỊCH SỬ TIẾT 4: NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU. * Sau bài học HS nắm được: +Sơ lược cuộc khág chiến chống Triệu Đà của nhân dân Au Lạc: -Triệu Đà nhiều lần sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được chiến thắng; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phòng GD&ĐT Hòa Thành ---------------------------------------------------------Trường TH Trường Đông A. * Hs khá giỏi biết: -Những đặc điểm giống nhau của người Lạc Việt và nguời Au Việt. -So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Au Lạc. -Biết sự phát triển về quân sự của nươc Au Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa) II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -Các hình SGK. -4 phiếu thảo luận. -Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ . III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY-HỌC .Hoạt động1: Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt *làm việc cá nhân. -Yêu cầu HS đọc SGK. +Người Âu Việt sống ở đâu? +Đời sống của họ có những điểm gì giống với người Lạc Việt. +Người Âu Việt và người Lac Việt sống với nhau như thế nào? -GV nhận xét, chốt lại: Người Au Việt sinh sống ở mạn Tây Bắc cuả nước Văn Lang, cuộc sống của họ có nhiều nét tương đồng với cuộc sống của người Lạc Việt, người Au Việt và người Lạc Việt hoà hợp với nhau c.Hoạt động 2: Sự ra đời của nước Âu Lạc. *Thảo luận nhóm 4 -Gv phát phiếu thảo luận. 1/Vì sao người Lạc Việt và người Au Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước? -Yêu cầu các nhóm thảo luận và đánh dấu (+ ) vào trước ý trả lời đúng nhất. Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng. Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm. Vì họ sống gần nhau. 2/Ai là người có sông hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Au Việt? ( …………….) 3/ Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì ? đóng đô ở đâu? ( Nước…………. Đóng đô ở…………………..) -Các nhóm tiến hành thảo luận. -Đại diện 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. -GV nhận xét và kết luận. 3.Hoạt động3:Những thành tựu của người dân Âu Lạc. Giáo viên: Trần Thị Nhôm Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×