Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Lớp 1 - Tuần 13,14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.12 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. TUẦN 13 Ngày soạn: 27/11/ 2009 Ngày giảng: Thứ hai 30/11/ 2009 ĐẠO ĐỨC: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (T2) A. YÊU CẦU: - Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kỳ, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam. - Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ, nón, đứng nghiêm mắt nhìn Quốc kì - Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần - Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 01 lá cờ Việt Nam , Bài hát “Lá cờ Việt Nam” - Bút màu, giấy vẽ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Khi chào cần phải như thế nào? - Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ? 2. Dạy - học bài mới. * Khởi động .Cả lớp hát bài “Lá cờ Việt Nam” * Hoạt động 1: Học sinh tập chào cờ. - Giáo viên làm mẫu. - Đại diện mỗi tổ 1 em lên chào cờ trước lớp. - Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét. - Cả lớp đứng chào cờ theo hiệu lệnh của giáo viên. * Hoạt động 2: Thi chào cờ giữa các tổ. - Giáo viên phổ biến yêu cầu cuộc thi. - Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng - Cả lớp và giáo viên theo dõi, bình chọn. * Hoạt động 3: Vẽ và tô màu quốc kì. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh vẽ và tô màu lá quốc kì. - Học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình. - Nhận xét, tuyên dương. - Học sinh đọc đồng thanh 2 câu thơ theo hướng dẫn của giáo viên. * Kết luận chung. * Hoạt động 4: Dặn dò: - Học thuộc bài và thực hiện tốt bài học. _______________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 51: ÔN TẬP A. YÊU CẦU: - Đọc và viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng n, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51 - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 44 đến bài 51 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chia phần B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng ôn tập trong sách giáo khoa - Tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng - Tranh minh họa truyện kể: ''Chia phần'' C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: T1: cuộn dây, T2: ý muốn, T3: con lươn. - 1 HS lên bảng viết: vườn nhãn. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. 2. Dạy - học bài mới: TIẾT 1 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên hỏi: + Tuần qua chúng ta đã được học những vần gì mới ? - Học sinh trả lời, giáo viên ghi bảng - Các học sinh khác bổ sung - Giáo viên treo bảng ôn lên bảng, học sinh kiểm tra bổ sung *Hoạt động 2: Ôn tập a. Ôn các vần vừa học - Học sinh lên bảng, chỉ các chữ vừa học trong tuần - Giáo viên đọc vần, học sinh chỉ chữ - Học sinh tự chỉ chữ và đọc vần - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh b. Ghép chữ và vần thành tiếng - Học sinh đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn - Học sinh đọc bảng ôn theo: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa cách đọc cho học sinh c. Đọc từ ngữ ứng dụng - GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản. - Học sinh đọc các từ ngữ: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Giáo viên giải thích và đọc mẫu - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại d. Tập viết các từ ngữ ứng dụng - Học sinh viết trong vở tập viết từ: cuồn cuộn theo mẫu - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh. - Giáo viên chấm, nhận xét Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. TIẾT 2 *Hoạt động 1: Luyện đọc Luyện đọc - Học sinh lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn - Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc đoạn thơ ứng dụng - Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ cho HS quan sát và hỏi: + Tranh vẽ cảnh gì? - Học sinh đọc câu ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại *Hoạt động 2: Luyện viết - Học sinh viết tiếp các từ còn lại theo mẫu trong vở tập viết - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Giáo viên chấm, nhận xét *Hoạt động 3: Kể chuyện ''Chia phần'' - Học sinh đọc tên câu chuyện, giáo viên dẫn dắt vào câu chuyện - Giáo viên kể lại câu chuyện có kèm theo tranh minh họa - Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài - HS đại diện các nhóm lên thi kể, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên chỉ bảng ôn , học sinh theo dõi đọc theo - Học sinh tìm vần vừa học - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 52. - Nhận xét giờ học. __________________________________________________________ Ngày soạn: 29/11/ 2009 Ngày giảng: Thứ tư 02/12/ 2009 TOÁN: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7 A. YÊU CẦU: - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 7; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh - Các hình vẽ trong sách giáo khoa C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng 4+3= 5+2= 6+1= - Cả lớp làm bảng con: 2+5= 7+0= 2. Dạy - học bài mới: Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. *Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 7 a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng: 7 - 1 = 6và 7 - 6 = 1 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu: + Có 7 hình tam giác, bớt1 hình tam giác. Hỏi còn lại bao nhiêu hình tam giác + Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán - Gọi học sinh nêu câu trả lời: "7 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn 6 hình tam giác'' - Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên - Giáo viên: 7 bớt 1 còn mấy ? - Học sinh: 6  gọi học sinh nhắc lại - GV: Ta có thể làm phép tính gì? (trừ ) - HS nêu phép tính, GV viết bảng: 7 - 1 = 6 - GV cho HS đọc ''Bảy trừ một bằng sáu '' Tương tự như trên với phép tính: 7 - 6 = 1 b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 7 - 2 = 5, 7 - 5 = 2, 7 - 3 = 4, 7 - 4 = 73(Tương tự như trên) c. Giáo viên cho HS học thuộc: 7-1=6 7-6=1 7-2=5 7-5=2 7-3=4 7-4=3 - Gọi học sinh đọc lại các phép tính trên theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp *Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( Hoạt động cá nhân ) - Học sinh nêu yêu cầu của bài toán - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính Bài 2: ( Hoạt động nhóm ) - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau. - Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính - Học sinh và giáo viên nhận xét . Bài 3: Trò chơi "Tiếp sức" - Cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS lên chơi. - Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi. - HS các nhóm lên thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn mình. - HS và GV nhận xét tính điểm thi đua. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: ( Hoạt động nhóm ) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm 2, đọc bài toán và viết phép tính vào ô trống Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS lên bảng viết phép tính. - GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai ) 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học - Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập. - Nhận xét giờ học. ____________________________ TIẾNG VIỆT:. BÀI 53: ĂNG - ÂNG. A. YÊU CẦU: - Đọc được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng; từ và các câu ứng dụng - Viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Luyện nói từ 2 - 4 theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: T1: con ong, T2: vòng tròn, T3: cây thông. - 1 HS lên bảng viết từ: công viên - 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Sóng nối sóng Mãi không thôi Sóng sóng sóng Đến chân trời - GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS và ghi điểm. 2. Dạy - học bài mới: TIẾT 1 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: ăng, âng. - Giáo viên viết lên bảng: ăng - âng. - Học sinh đọc theo giáo viên: ăng, âng. *Hoạt động 2: Dạy vần  ăng a. Nhận diện vần: - Học sinh ghép vần ăng trên đồ dùng và trả lời câu hỏi: + Vần ăng có mấy âm, đó là những âm nào ? - So sánh ăng với ăn +Giống: đều bắt đầu bằng ă. + Khác: ăng kết thúc bằng ng, ăn bắt đầu bằng n. b. Đánh vần:  Vần Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Giáo viên phát âm mẫu: ăng - Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Hướng dẫn học sinh đánh vần á - ngờ - ăng. - Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Tiếng khóa, từ ngữ khóa: - Giáo viên viết bảng măng và đọc măng - Học sinh đọc măng và trả lời câu hỏi + Vị trí các chữ và vần trong tiếng măng viết như thế nào ? - Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: ă - ngờ - ăng mờ - ăng - măng măng tre. - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh c. Viết:  Vần đứng riêng - Giáo viên viết mẫu: ăng, vừa viết vừa nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: ăng. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm  Viết tiếng và từ ngữ - Giáo viên viết mẫu: măng và nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: măng. - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh  âng (Dạy tương tự như ăng) - Giáo viên: vần âng được tạo nên từ â và ng - Học sinh thảo luận: So sánh âng với ăng. + Giống: kết thúc bằng ng + Khác: âng bắt đầu bằng â, ăng bắt đầu bằng ă. - Đánh vần: â - ngờ - âng tờ -âng -tâng - huyền - tầng nhà tầng.. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : rặng dừa phẳng lặng - Giáo viên giải thích các từ ngữ trên Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. vầng trăng nâng niu Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại TIẾT 2 *Hoạt động 1: Luyện đọc Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - Học sinh lần lượt phát âm: ăng, măng, măng tre và âng, tầng, nhà tầng. - Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng: - Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng - Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng *Hoạt động 2: Luyện viết - Học sinh lần lượt viết vào vở: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm - Giáo viên chấm, nhận xét *Hoạt động 3: Luyện nói - Học sinh đọc tên bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ. - Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: + Trong tranh vẽ gì, vẽ những ai? + Em bé trong tranhđang làm gì? + Bố mẹ em thường khuyên em những điều gì? + Những lời khuyên ấy có tác dụng như thế nào đối với trẻ con? + Em có làm theo những lời khuyên của bố mẹ không? + Khi làm đúng theo lời khuyên của bố me, em cảm thấy thế nào + Muốn trở thành con ngoan thì em phải làm gì? Trò chơi 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo - Học sinh tìm vần vừa học - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 54. - Nhận xét giờ học _______________________________ TN&XH: CÔNG VIỆC Ở NHÀ A. YÊU CẦU: - Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong bài 13 SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Vì sao phải yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà mình? - Nhận xét. 2. Dạy - học bài mới. * Hoạt động 1: Quan sát hình - Mục tiêu: Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình. - Cách tiến hành. Bước 1: HS làm việc theo cặp, quan sát các hình ở trang 28, nói về nội dung từng hình. Bước 2: - Đại diện các nhóm trả lời. - Giáo viên kết luận. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Mục tiêu: HS biết kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình. - Cách tiến hành. Bước 1: HS làm việc theo cặp: yêu cầu các em tập nêu câu hỏi và trả lời các câu hỏi ở trang 28 SGK. - HS làm việc theo nhóm 2 em: Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình cho bạn nghe. Bước 2: một vài học sinh nói trước lớp - Em cảm thấy thế nào khi đã làm được những việc có ích cho gia đình? - Giáo viên kết luận. * Hoạt động 3: Quan sát hình - Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm, dọn dẹp. - Cách tiến hành. Bước 1: - HS quan sát trang 29 SGK và trả lời câu hỏi . - Hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau của 2 hình ở trang 29 SGK. - Nói xem em thích căn phòng nào ? Tại sao? - Để có được nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, em phải làm gì giúp bố mẹ? - Học sinh làm việc theo cặp. Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày. - Giáo viên kết luận. * Hoạt động 4:Dặn dò: - Thực hiện tốt bài vừa học - Nhận xét tiết học _________________________________ THỦ CÔNG: CÁC QUY ƯỚC VỀ GẤP GIẤY. VÀ GẤP HÌNH A. YÊU CẦU: - Biết ký hiệu, quy ước về gấp giấy Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Bước đầu gấp được giấy theo ký hiệu, quy ước B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên chuẩn bị hình mẫu và các ký hiệu. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ký hiệu đường giữa hình: - Ký hiệu đường kẻ ngang - Đường kẻ dọc. 2. Ký hiệu đường gấp giữa: (---------------------) 3. ký hiệu đường dấu gấp vào: - Cho hs quan sát hình vẽ. 4. Ký hiệu dấu gấp ngược ra sau: - Học sinh nhìn vào tranh và đọc lại các ký hiệu. - Đọc được tên đường gấp khúc. - Giáo viên nhận xét - tuyên dương. *. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị giấy để hôm sau gấp các đoạn thẳng. _________________________________________________________ Ngày soạn: 30/11/ 2009 Ngày giảng: Thứ năm 03/12/ 2009 thÓ dôc: THÓ DôC RÌN LUYÖN TTCB - TRß CH¥I. VËN §éNG A. YÊU CẦU: - Biết cách thực hiện tư thế đứng đưa một chân ra sau (mũi bàn chân chạm mặt đất), hai tay giơ cao thẳng hướng. - Làm quen với tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông - Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng theo luật của trò chơi. B. ĐỊA ĐIỂM: - Sân trường. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Phần mở đầu: - Tập họp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu. - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - Chẹy nhẹ nhành thành vòng tròn. 2. Phần cơ bản. - Đứng kiễng gót, 2 tay chống hông, 1-2 lần. + Đứng đưa hai tay ra trước, 2 tay chống hông. + Đứng đưa một chân ra sau, 2 tay giơ cao thẳng hướng 3-5 lần. + Học sinh luyện tập theo nhóm, tổ. - Các tổ lên thực hiện.- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn. - Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức” 3. Phần kết thúc. Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Học sinh đi thường theo nhịp 2 hàng dọc và hát. - Học sinh chơi trò chơi hồi tỉnh “Trời ơi, đất ta”. - Nhận xét giờ học ______________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 54: UNG - ƯNG A. YÊU CẦU: - Đọc được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu; các từ và câu ứng dụng - Viết được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu. - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: T1: rặng dừa, T2: phẳng lặng, T3: vầng trăng. - 1 HS lên bảng viết: nâng niu. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào. - GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS và ghi điểm. 2. Dạy - học bài mới: TIẾT 1 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: ung, ưng - Giáo viên viết lên bảng: ung - ưng. - Học sinh đọc theo giáo viên: ung, ưng. *Hoạt động 2: Dạy vần  ung a. Nhận diện vần: - Học sinh ghép vần ung trên đồ dùng và trả lời câu hỏi: + Vần ung có mấy âm, đó là những âm nào ? - So sánh ung với ong: + Giống: đều kết thúc đầu bằng ng. + Khác: ung bắt đầu bằng u, ong bắt đầu bằng o. b. Đánh vần:  Vần - Giáo viên phát âm mẫu: ung - Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Hướng dẫn học sinh đánh vần: u - ngờ - ung - Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Tiếng khóa, từ ngữ khóa: - Giáo viên viết bảng súng và đọc súng. Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Học sinh đọc súng và trả lời câu hỏi: + Vị trí các chữ và vần trong tiếng súng viết như thế nào ? - Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: u - ngờ - ung sờ - ung - sung - sắc - súng bông súng. - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh c. Viết:  Vần đứng riêng - Giáo viên viết mẫu: ung, vừa viết vừa nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: ung - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm  Viết tiếng và từ ngữ - Giáo viên viết mẫu: súng và nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: súng. - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh  ưng (Dạy tương tự như ung) - Giáo viên: vần ưng được tạo nên từ ư và ng. - Học sinh thảo luận: So sánh ưng với ung. + Giống: kết thúc bằng ng. + Khác: ưng bắt đầu bằng ư, ung bắt đầu bằng u. - Đánh vần: ư - ngờ - ưng sờ - ưng - sưng - huyền - sừng. sừng hươu.. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : cây sung củ gừng trung thu vui mừng - Giáo viên giải thích các từ ngữ trên - Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại TIẾT 2 *Hoạt động 1: Luyện đọc Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - HS lần lượt phát âm: ung, súng, bông súng và ưng, sừng, sừng hươu. - Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng: Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng - Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng *Hoạt động 2: Luyện viết - Học sinh lần lượt viết vào vở: ung, ưng, bông súng, sừng hươu. - Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm - Giáo viên chấm, nhận xét *Hoạt động 3: Luyện nói - Học sinh đọc tên bài luyện nói: Rừng, thung lũng, suối, đèo. - Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: + Bức tranh vẽ gì? + Trong rừng thường có gì? + Em thích nhất con vật gì ở trong rừng? + Thung lũng, suối, đèo ở đâu không có? + Lớp nình có ai được đi píc - níc ở rừng chưa? + Em đã được vào rừng, qua suối bao giờ chưa? + Chúng ta có cần phải bảo vệ rừng không? + Để bảo vệ rừng chúng ta cần phải làm gì? Trò chơi 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo - Học sinh tìm vần vừa học - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 55. - Nhận xét giờ học ______________________________ TOÁN: LUYỆN TẬP A. YÊU CẦU: - Thực hiện đuợc phép trừ trong phạm vi 7 - HS say mê, tự giác tính toán. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng con, PBT C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng làm 7 - 3 - 1 = 7-4-2= - 1 học sinh đọc công thức trừ trong phạm vi 7. 2. Dạy - học bài mới: *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: ( Làm việc cá nhân ) - Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. 7-5+1=. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu - Lưu ý học sinh viết các số thẳng hàng - Gọi học sinh chữa bài - Học sinh khác nhận xét Bài 2: ( Hoạt động nhóm ) - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài (tính) - HS nêu lại cách tính rồi làm bài - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Học sinh đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau - Gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét chung Bài 4: ( Hoạt động cả lớp ) - Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét - GV nhận xét chung Bài 5: ( Hoạt động nhóm ) - Học sinh nêu yêu cầu của bài toán - Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi rồi nêu bài toán - Học sinh viết phép tính ứng với tình huống trong tranh - Gọi học sinh lên bảng chữa bài - Học sinh và giáo viên nhận xét *Hoạt động 2: Trò chơi ''Làm tính tiếp sức'' ( Bài 3 ) - Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi - Học sinh thực hiện trò chơi - Học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn lại bài đã học và làm bài tập trong vở bài tập - Nhận xét giờ học. _______________________________________________________ Ngày soạn: 01/12/ 2009 Ngày giảng: Thứ sáu 4/12/ 2009 TOÁN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8 A. YÊU CẦU: - Thuộc bảng cộng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh - Các hình vẽ trong sách giáo khoa C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng: 5+2= 6+1= 7-2= - Cả lớp làm bảng con: 7+0= 7-0= 2. Dạy - học bài mới: Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. *Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 8 a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng: 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu: + Có 7 hình vuông, thêm 1 hình vuông nữa. Hỏi có bao nhiêu hình vuông? + Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán - Gọi HS nêu câu trả lời: "7 hình vuông thêm 1 hình vuông được 8 HV ”. - Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên - Giáo viên: 7 thêm 1 bằng mấy ? - Học sinh: 8  gọi học sinh nhắc lại - GV: Ta có thể làm phép tính gì? - HS nêu phép tính, GV viết bảng: 7 + 1 = 8 - GV cho HS đọc ''Bảy cộng một bằng tám '' * Tương tự như trên với phép tính: 1 + 7 = 8 + Em có nhận xét gì về 2 phép tính: 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8 ? HS: Đều có kết quả bằng 8. - GV: Như vậy 7 + 1 cũng bằng 1 + 7 b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 6 + 2 = 8, 2 + 6 = 8, 5 + 3 = 8, 3 + 5 = 8, 4 + 4 = 8 (Tương tự như trên) c. Giáo viên cho HS học thuộc: 7 + 1 = 8 1+7=8 6+2=8 2+6=8 5+3=8 3+5=8 4+4=8 4+4=8 - Gọi học sinh đọc lại các phép tính trên theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp *Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( Hoạt động cá nhân ) - Học sinh nêu yêu cầu của bài toán - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính Bài 2: ( Hoạt động nhóm ) - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau. - Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính - Học sinh và giáo viên nhận xét . Bài 3: Trò chơi "Tiếp sức" - Cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS lên chơi. - Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi. - HS các nhóm lên thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn mình. - HS và GV nhận xét tính điểm thi đua. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: ( Hoạt động nhóm ) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - HS thảo luận nhóm 2, đọc bài toán và viết phép tính vào ô trống - Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS lên bảng viết phép tính. - GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai ) 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học - Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập. - Nhận xét giờ học. _____________________________ TẬP VIẾT: TẬP VIẾT TUẦN 11 A. YÊU CẦU: - Viết đúng, đẹp các từ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. - HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu - Vở tập viết của học sinh . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: chú cừu, sáo sậu, thợ hàn. 2. Dạy - học bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu - Cho học sinh đọc lại các từ cần viết + Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ? *Hoạt động 2: Luyện viết  Học sinh luyện viết trên bảng con - Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc. - Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh  Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết. - Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. - Giáo viên chấm và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần. - Nhận xét giờ học. ____________________________ TẬP VIẾT: TẬP VIẾT TUẦN 12 A. YÊU CẦU: - Viết đúng các từ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng... kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu - Vở tập viết của học sinh . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con các từ: cá biển, cuộn dây, yên ngựa. 2. Dạy - học bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu. - Cho học sinh đọc lại các từ cần viết + Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ? + Khi viết chúng ta phải ngồi như thế nào? *Hoạt động 2: Luyện viết  Học sinh luyện viết trên bảng con - Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc - Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh  Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết. - HS lấy vở đặt lên bàn và ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài - Giáo viên viết mẫu từng dòng - HS viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm - HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau, nhận xét bài của nhau - Giáo viên chấm và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần. - Nhận xét giờ học. Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. _________________________________ SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP A. YÊU CẦU: - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần - Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Đánh giá tuần qua: Ưu: - Thực hiện tốt các nề nếp - Đi học đều và đúng giờ - Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ, gọn gàng - Tích cực và sôi nổi trong các giờ học: Khuyết: - Nghỉ học không lí do: - Quên đồ dùng học tập - Hay nói chuyện trong giờ học: 2. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm trên. - Đi học đều và đúng giờ . Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. TUẦN 14 Ngày soạn: 4/12/ 2009 Ngày giảng: Thứ hai 7/12/ 2009 ĐẠO ĐỨC:. ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ. A. YÊU CẦU: - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ - Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ - Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ - Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Điều 28 công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Bài hát “Tới lớp, tới trường” C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Khi chào cờ cần phải như thế nào? Vì sao? 2. Dạy - học bài mới. *Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận nhóm. - Giáo viên giới thiệu tranh BT 1. - Học sinh làmviệc theo nhóm 2 người. - Học sinh trình bày kết hợp với chỉ tranh. - Giáo viên hỏi: + Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ? + Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen ? Vi sao ? - Giáo viên kết luận. *Hoạt động 2: HS đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học” - Học sinh hoạt động nhóm 2 người, đóng 2 nhân vật trong tình huống. + Các nhóm chuẩnt bị đóng vai . + Học sinh đóng vai trước lớp. + HS nhận xét và thảo luận: Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói gì ?Vì sao ? *Hoạt động 3: Học sinh liên hệ - Bạn nào trong lớp mình luôn đi học đúng giờ? - Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ . - Giáo viên kết luận: Được đi học đúng giờ là quyền lợi của trẻ em ? Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình. - Để đi học đúng giờ cần phải: + Chuẩn bị quần áo, sách cở đầy đủ từ tối hôm trước. + Không thức khuya. + Để đồng hồ báo thức nhờ bố mẹ gọi để dậy đúng giờ. * Dặn dò: - Thực hiện tốt điều vừa học. _______________________________ Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. TIẾNG VIỆT :. Giáo án Lớp 1. BÀI 55: ENG - IÊNG. A. YÊU CẦU: - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, chiêng - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói - Bộ ghép chữ tiếng Việt C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng. - 1 HS đọc câu đố: Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng. 2. Dạy - học bài mới: TIẾT 1 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: eng, iêng. - Giáo viên viết lên bảng: eng - iêng. - Học sinh đọc theo giáo viên: eng, iêng. *Hoạt động 2: Dạy vần  eng a. Nhận diện vần: - Học sinh ghép vần eng trên đồ dùng và trả lời câu hỏi: + Vần eng có mấy âm, đó là những âm nào ? - So sánh eng với ong: +Giống: kết thúc bằng ng. + Khác: eng bắt đầu bằng e, ong bắt đầu bằng o. b. Đánh vần:  Vần - Giáo viên phát âm mẫu: eng - Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Hướng dẫn học sinh đánh vần e - ngờ - eng. - Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Tiếng khóa, từ ngữ khóa: - Giáo viên viết bảng kẻng và đọc kẻng. - Học sinh đọc kẻng và trả lời câu hỏi: + Vị trí các chữ và vần trong tiếng kẻng viết như thế nào ? - Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: e - ngờ - eng xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường tiểu học Trần Văn Ơn. Giáo án Lớp 1. lưỡi xẻng. - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh  iêng (Dạy tương tự như eng) - Giáo viên: vần iêng được tạo nên từ iê và ng - Học sinh thảo luận: So sánh iêng với eng + Giống: kết thúc bằng ng + Khác: iêng bắt đâ bằng iê, eng bắt đầu bằng e. - Đánh vần: iê - ngờ - iêng chờ - iêng - chiêng trống, chiêng. c. Viết:  Vần đứng riêng - Giáo viên viết mẫu: eng, vừa viết vừa nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: eng - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm  Viết tiếng và từ ngữ - Giáo viên viết mẫu: kẻng và nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: kẻng. - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng: cái kẻng củ riềng xà beng bay liệng - Giáo viên giải thích các từ ngữ trên - Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại TIẾT 2 *Hoạt động 1: Luyện đọc Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - HS lần lượt phát âm: eng, xẻng, lưỡi xẻng và iêng, chiêng,trống chiêng - Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng: - Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng - Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Mai. Nàm hoüc 2009 - 2010. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×