Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.27 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Trong các nhà trường quân sự, hệ thống các mơn học có vai trị quan
trọng hàng đầu trong việc xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin, lý tưởng
cách mạng và bản lĩnh chính trị cho học viên - những sĩ quan, cán bộ quân đội
tương lai. KHXHNV là các khoa học nghiên cứu về xã hội, về con người vừa
có tính khoa học vừa có tính cách mạng cao. Nó khơng chỉ là các khoa học
giải thích thế giới mà nó cịn là các khoa học nhằm cải tạo thế giới. Nội dung
các môn KHXHNV vừa mang tính lý luận, tính tư tưởng, tính giai cấp đồng
thời mang tính khái qt, trừu tượng cao và có mối quan hệ hữu cơ với đời
sống chính trị - xã hội, với những vấn đề thời sự.
Nội dung các môn KHXHNV cịn có những mơn học phản ánh những
hoạt động lý luận, tư tưởng trên lĩnh vực quân sự như: Học thuyết về chiến
tranh và quân đội, học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kinh tế quân
sự, tâm lý học quân sự, giáo dục học quân sự v.v… Điều này, đòi hỏi cả người
dạy và người học phải biết kế thừa những tinh hoa lý luận, cập nhật những
thành tựu khoa học hiện đại, vừa phải nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo
trong việc hoàn thiện, phát triển nội dung các môn KHXHNV ở nhà trường
quân sự.
Từ đặc điểm chung và đặc điểm nội dung đã nêu trên, các phương pháp
dạy học KHXHNV phải là các phương pháp nhằm hình thành có hiệu quả thế
giới quan, phương pháp luận, niềm tin khoa học, nhằm phát triển được tư duy
biện chứng, tư duy lý luận, tư duy sáng tạo cho người học, đặc biệt là tư duy
của đội ngũ chính ủy, chính trị viên tương lai.
Trên cơ sở nhận thức rõ những đặc điểm về xu thế tích cực hố hoạt
đọng nhận thức, về hệ phương pháp dạy học tích cực và những đặc điểm dạy
học KHXHNV ở các nhà trường quân sự, chúng ta có thể rút ra kết luận: Sự
vận dụng xu thế tích cực hố và các phương pháp dạy học tích cực trong dạy
học KHXHNV là hồn tồn cần thiết và màn tính khả thi cao, vì:

1



- Các PPDH tích cực rất phù hợp với đặc điểm và đáp ứng được yêu
cầu dạy học KHXHNV là luôn phải gắn liền với việc giải quyết những vấn đề
phức tạp, mâu thuẫn của cuộc sống.
- Các PPDH tích cực cũng đáp ứng với yêu cầu đổi mới cách dạy, cách
học đặc thù của các môn lý luận, trừu tượng, đặc biệt là yêu cầu phải loại trừ
cách dạy học "dội một chiều", "áp đặt" và cách học thuộc lịng, thụ động ghi
nhớ máy móc đang tồn đọng trong thực tế dạy học ở các nhà trường quân sự.
- Các PPDH tích cực được sử dụng sẽ rất phù hợp với đối tượng dạy
học của chúng ta những nhân cách đã và đang trưởng thành, có những vốn
sống, kinh nghiệm, có trình độ tư duy tổng hợp phát triển nhất định.
Dưới đây tôi xin đề xuất một số PPDH tích cực có thể vận dụng được
trong hình thức bài giảng KHXHNV ở các nhà trường quân sự hiện nay.
Một là, vận dụng kiểu phương pháp dạy học nêu vấn đề trong bài giảng
KHXHNV.
Dạy học nêu vấn đề với tư cách là một PPDH tích cực cịn có sự nhận
thức chưa thực sự thống nhất, thậm chí rất khác nhau về tính xác thực và khả
năng vận dụng nó trong thực tiễn dạy học.
Hiểu một cách chung nhất, có thể xem đây là một kiểu PPDH tích cực,
dựa trên việc nêu lên và giải quyết các vấn đề học tập trong sự tương tác giữa
người dạy và người học. Cần thống nhất quan niệm.
Các thành tố cơ bản của dạy học nêu vấn đề bao gồm: Vấn đề học tập;
câu hỏi vấn đề; nhiệm vụ vấn đề và tình huống có vấn đề.
Muốn xuất hiện tình huống có vấn đề thì vấn đề học tập (câu hỏi,
nhiệm vụ vấn đề) đặt ra phải chứa đựng khó khăn nhất định, người học có thể
giải quyết được trên cơ sở kiến thức đã có và sự tìm tịi cách thứ giải quyết
mới, lúc đó xuất hiện trạng thái tâm lý hứng thú, sẵn sàng tham gia giải quyết
vấn đề. Nêu vấn đề nêu ra q dễ hoặc q khó thì đều khơng xuất hiện tình
huống có vấn đề. Để thực hành dạy học nêu vấn đề cần có sự chuẩn bị cơng
2



phu từ việc xác định mục đích, yêu cầu dạy học, nghiên cứu nội dung bài
giảng đến việc tìm hiểu đối tượng, chuẩn bị giáo án, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ
thuật cần thiết… Song, công việc quan trọng nhất là phát hiện, xây dựng được
các vấn đề học tập làm cơ sở cho việc tạo ra tình huống có vấn đề trong buổi
học. Muốn vậy phải xây dựng vấn đề học tập chứa đựng mâu thuẫn giữa lý
luận và thực tiễn. Thực chất của cách thức này là đặt người học đứng trước
các hiện tượng, sự kiện của đời sống đòi hỏi họ phải vận dụng kiến thức lý
luận để giải thích bản chất của các hiện tượng, sự kiện đó; xây dựng vấn đề
học tập chứa đựng các mâu thuẫn nội tại của bài học. Hình thành vấn đề học
tập từ những tư tưởng, quan niệm, phạm trù lý luận… tưởng chừng như đối
lập, mâu thuẫn ở ngay trong nội dung của bài học đòi hỏi người học phải luận
giải, chứng minh sự chính xác, đúng đắn của các vấn đề đó. Xây dựng vấn đề
học tập chứa đựng mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức của người học và trình
độ khoa học hiện đại, giữa quan niệm thông thường và quan niệm khoa học.
Xây dựng vấn đề học tập chứa đựng mâu thuẫn giữa các ý kiến khác nhau.
Vấn đề học tập, được hình thành từ những nhận định, quan điểm, ý kiến
khác nhau, trái ngược nhau trong học tập, yêu cầu người học phải làm rõ để đi
đến một kết luận đúng đắn. Kiểu vấn đề này sẽ dẫn đến "tình huống xung
đột". Xây dựng vấn đề học tập mang tính chất phản bác. Hình thành vấn đề
học tập từ việc người dạy đưa ra các quan điểm sai lạc, phản động đề nghị
người học chứng minh tính chất phản khoa học, giả dối của các quan điểm đó.
Kiểu vấn đề này sẽ tạo ra "tình huống phản bác". Xây dựng vấn đề học tập
mang tính chất đóng vai. Đặt người học vào một cương vị đóng một vài nào
đó (một quân nhân, một cán bộ chính trị, một nhà giáo dục, nhà quản lý…) để
giải quyết một vấn đề, một tình huống đặt ra. Kiểu vấn đề này sẽ tạo ra "tình
huống đóng vai".
Trên đây là một số cách thức cơ bản để xây dựng các vấn đề học tập.
Cần chú ý, vấn đề học tập thường thể hiện ở hai cấp độ: các vấn đề học tập cơ

bản . Các vấn đề đó được nêu ra và giải quyết như thế nào trong một bài

3


giảng? Dưới đây tơi xin giới thiệu về trình độ vận dụng và quy trình của một
bài giảng nêu vấn đề. Về trình độ vận dụng. Một bài giảng nêu vấn đề có thể
được tiến hành ở 2 trình độ: trình bày nêu vấn đề và tìm tịi một phần.
Về quy trình tiến hành một bài giảng nêu vấn đề cần phải đi theo các
bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Nêu vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề.
- Bước 2: Phân tích tình huống, xây dựng giả thuyết.
- Bước 3: Giải quyết vấn đề.
- Bước 4: Đánh giá, kết luận.
Bên cạnh việc tiến hành một bài giảng kiểu nêu vấn đề, cịn có thể sử
dụng các phương pháp kích thích nhận thức nhằm hoạt động hố người học
trong quá trình dạy học.
Hai là, vận dụng các PPDH kích thích tính tích cực nhận thức trong bài
giảng KHXHNV
PPDH kích thích tính tích cực nhận thức là tổng hợp các cách thức dạy
học nhằm trực tiếp kích thích, duy trì trạng thái tư duy tích cực của người
học trong q trình dạy học. Mỗi PPDH đều có chức năng động viên nhận
thức nhất định, do vậy đều chứa đựng trong đó có các thủ pháp kích thích
nhận thức. Song các PPDH kích thích nhận thức có chức năng chủ yếu là
động viên tính tích cực, các thao tác, thủ pháp của chúng đều hướng vào
kích thích nhận thức.
- Nếu xem dạy học nêu vấn đề là một phương pháp mang tính chất
khái qt, phức tạp, thì có thể xem các PPDH kích thích nhận thức là các
phương pháp cụ thể nhằm tạo ra các tình huống nhận thức, giải quyết các
vấn đề học tập.

- Các nhà sư phạm, các nhà nghiên cứu đã và đang đề xuất nhiều PPDH
kích thích tính tích cực nhận thức khác nhau: Tấn cơng trí não (Brain
Storming), Thảo luận nhóm (Buzz section), Nghiên cứu trường hợp (Case
Study), Toạ đàm (Colioquy), Tiểu ban (Committee), Biểu diễn
(Demontration), Đóng vai (Role playing), Kịch ngăn (Skit)… Trong các giáo
4


trình Giáo dục học quân sự những năm gần đây cũng đã đưa ra một số
phương pháp như: Khởi động trí tuệ, Đối thoại - tranh luận, Đóng vai nhận
thức, Graph dạy học, Trắc nghiệm sư phạm (Test), Hợp tác…
Trên đây là một số đề xuất cụ thể vận dụng vào việc đổi mới phương
pháp dạy học các môn KHXHNV ở Học viện Chính trị qn sự góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ chính ủy, chính trị viên đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Để thực hiện được điều đó địi hỏi các nhà trường qn đội nói chung,
Học viện Chính trị quân sự nói riêng phải có sự kết hợp đồng bộ, hệ thống,
bám sát thực tiễn hoạt động quân sự ở các đơn vị cơ sở và thực tiễn nhà
trường để chủ động vận dụng phù hợp từng năm học, từng khoá học, cho từng
đối tượng đào tạo cụ thể.
Quá trình vận dụng các phương pháp dạy học một cách hệ thống, có
hiệu quả địi hỏi hoạt động sáng tạo hàng ngày của cả đội ngũ nhà giáo quân
đội nói riêng, các tổ chức cơ sở đảng và các cơ quan chuyên trách cũng như
sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị quản lý học viên. Đội ngũ nhà giáo ở Học
viện phải nỗ lực hơn nữa, tích cực chủ động nghiên cứu lý luận, rèn luyện tay
nghề, am hiểu cả khoa học lẫn nghệ thuật sư phạm; phải có lịng u nghề,
tinh thần cao thượng, sự nỗ lực không biết mệt mỏi để giải quyết một cách
sáng tạo những vấn đề sư phạm trong quá trình dạy học KHXHNV ở các nhà
trường quân sự hiện nay.


5


6



×