Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật qua thực tiễn tại thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.39 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒNG VIỆT THẮNG

PH¸P LT VỊ CH¡M SãC SøC KHáE cho NG¦êI KHUỸT TËT
qua THùC TIễN TạI THàNH PHố HảI PHòNG

LUN VN THC S LUT HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒNG VIỆT THẮNG

PH¸P LT VỊ CH¡M SãC SøC KHáE cho NG¦êI KHUỸT TËT
qua THùC TIễN TạI THàNH PHố HảI PHòNG
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo
độ tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho
tơi có thể bảo vệ luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hồng Việt Thắng


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Đại học Quốc gia Hà
Nội đã cung cấp những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em
hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ và nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, tiến sĩ Đỗ Thị Dung - người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Em xin cảm ơn Trung tâm Giám định Y khoa thành phố Hải Phịng và
Trung tâm cơng tác xã hội thành phố Hải Phòng đã giúp em thu thập số liệu
trên địa bàn. Trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan nơi em công
tác, gia đình, người thân và tất cả bạn bè - những người ln động viên và
giúp đỡ em hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2021


Học viên

Hoàng Việt Thắng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHĂM
SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH....................................... 7
1.1.

Một số vấn đề lý luận về pháp luật chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời khuyết tật.................................................................................. 7

1.1.1. Khái quát chung về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật ............. 7
1.1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ......... 13
1.2.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chăm sóc sức
khỏe ngƣời khuyết tật ...................................................................... 23

1.2.1. Quy định về chăm sóc sức khỏe ban đầu ........................................... 23
1.2.2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh ................................................... 24

1.2.3. Quy định về phục hồi chức năng........................................................ 25
1.2.4. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật ............................................................................................ 27
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CHĂM SÓC
SỨC KHỎE NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ..................................................................................... 32
2.1.

Khái quát về thành phố Hải Phịng và tình hình NKT ở thành
phố Hải Phòng .................................................................................. 32


2.1.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng .................................................... 32
2.1.2. Tình hình người khuyết tật ở thành phố Hải Phịng ........................... 35
2.2.

Kết quả đạt đƣợc trong thực hiện pháp luật CSSK NKT tại
thành phố Hải Phòng ....................................................................... 38

2.2.1. Về thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật ........ 38
2.2.2. Về thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật ................ 44
2.2.3. Về thực hiện chỉnh hình phục hồi chức năng ..................................... 44
2.2.4. Thực hiện xử lý vi phạm trong chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật ............................................................................................ 45
2.3.

Một số vấn đề còn tồn tại trong thực hiện pháp luật CSSK
NKT tại thành phố Hải Phòng và nguyên nhân ............................ 47


2.3.1. Một số tồn tại trong thực hiện pháp luật CSSK NKT tại thành
phố Hải Phòng .................................................................................... 47
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện pháp luật CSSK
NKT tại thành phố Hải Phòng ............................................................ 48
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CHĂM
SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG .................................................... 52
3.1.

u cầu hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật chăm sóc sức khỏe ngƣời khuyết tật ............................. 52

3.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật CSSK NKT ..................... 55

3.3.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về chăm sóc sức khỏe ngƣời khuyết tật .................................. 57

Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASXH

An sinh xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

HĐND

Hội đồng nhân dân

ILO

International Labour Oganization

NKT

Người khuyết tật

PHCN

Phục hồi chức năng

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu
Bảng 2.1
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Các lĩnh vực y tế NKT cần được chăm sóc

35

Những hỗ trợ người khuyết tật nhận được khi đi
khám chữa bệnh tại bệnh viện

36

Người khuyết tật đi phục hồi chức năng ở các
cơ sở y tế

37


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội, bởi vậy mà vấn
đề làm thế nào để có một sức khỏe tốt, khơng có bệnh tật, đảm bảo sống lâu,
sống khỏe, sống có ích cho xã hội là mong muốn của tất cả mọi người. Vì thế
mà nhu cầu CSSK là nhu cầu quan trọng và tất yếu của con người, điều đó
càng cần được quan tâm với đối NKT. Do NKT là những người có những
khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần nên những khiếm khuyết này gây
ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chăm sóc cho bản
thân mình so với người bình thường. Cần phải tạo điều kiện để họ vượt qua
những khó khăn về tật hay bệnh mới có thể giúp họ hướng tới những cơ hội
khác một cách lâu dài. Chính vì vậy, việc CSSK cho NKT là vấn đề cần được
quan tâm trong xã hội ngày nay.
CSSK cho NKT mang một truyền thống nhân đạo to lớn. NKT luôn
nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (tháng 6 năm 1991) đã khẳng định
“Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa
bệnh… Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao
động và mồ côi”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ “Từng
bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân theo phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ
xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người
gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp
với quá trình đổi mới và cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội”.

1


Luật NKT năm 2010 thể hiện bước tiến quan trọng trong việc cung cấp

khung pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền của NKT. Đặc biệt là quyền lợi về
CSSK được quy định tại chương III của luật này. Sau hơn mười năm thực
hiện, những quy định của Luật NKT đã dần dần đi vào cuộc sống, giúp đỡ
NKT có được sự quan tâm và CSSK bước đầu cũng như tạo cho họ những
điều kiện để tiếp thu những phương pháp CSSK hiện đại, góp phần ổn định
sức khỏe của NKT.
Tuy nhiên, vấn đề CSSK NKT cịn tồn tại khơng ít hạn chế do
những quy định của pháp luật còn chồng chéo nhau và chưa cụ thể nên
việc thực hiện đang cịn gặp nhiều khó khăn. Các quy định về pháp luật
CSSK đối với NKT còn nằm rải rác trong nhiều văn bản luật khác, quy
định mang tính chung chung, chưa có các biện pháp CSSK phù hợp với
từng đối tượng khuyết tật.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm cơng nghiệp, cảng
biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn
hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải
Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội
và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại
I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tổng
dân số ở Hải Phòng thời điểm hiện tại là khoảng hơn 2,1 triệu dân, trong đó
NKT là 38.073 người tức chiếm khoảng hơn 1,9%. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên
cùng với xu hướng già hóa dân số.
Nhằm khắc phục quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật một cách có hệ thống, hiệu
quả, em chọn đề tài “Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
qua thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” nhằm đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ
sung một số quy định về pháp luật CSSK NKT và giải pháp nhằm nâng cao

2



hiệu quả thực hiện pháp luật CSSK NKT tại thành phố Hải Phòng theo
hướng phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước trong bối
cảnh hội nhập hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
CSSK cho NKT đã được nhiều nhà khoa học, luật gia, học viên… quan
tâm nghiên cứu. Đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến
vấn đề này. Cụ thể:
- Giáo trình Luật NKT năm 2011 của Trường đại học Luật Hà Nội do
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí chủ biên;
- Luận án, luận văn: Các luận án, luận văn đề cập đến nội dung pháp
luật về CSSK cho NKT. Đó là Luận án tiến sỹ Luật học “Pháp luật về quyền
của NKT ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác
giả Nguyễn Thị Báo 2009 Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 2009; Luận văn thạc sĩ luật học đề tài “Bảo vệ quyền của NKT
trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Hà
Thị Lan khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014; Luận văn thạc sỹ
Luật học “Pháp luật về việc làm cho NKT” của Hồ Thị Trâm năm 2013;
Đồng thời, đến thời điểm này chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về pháp luật CSSK đối với NKT và thực tiễn thực hiện tại
Thành phố Hải Phòng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm nghiên cứu một số vấn đề
lý luận về pháp luật CSSK NKT. Trên cơ sở quan điểm về lý luận được
nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích thực trạng pháp luật về pháp luật
CSSK NKT theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện
pháp luật CSSK NKT tại thành phố Hải Phịng. Thơng qua việc đánh giá
những điểm bất cập của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về pháp

3



luật CSSK NKT tại thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất giải pháp sửa
đổi, bổ sung một số quy định về pháp luật CSSK NKT và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật CSSK NKT tại thành phố Hải Phòng
theo hướng phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước trong
bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Một là, nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật CSSK
NKT. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về pháp luật CSSK NKT.
Hai là, nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật CSSK
NKT tại thành phố Hải Phòng. Từ đó, rút ra những nhận xét về ưu điểm cũng
như những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình
thực hiện pháp luật CSSK NKT ở thành phố Hải Phòng.
Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật CSSK NKT
và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật CSSK NKT tại thành phố
Hải Phòng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về pháp luật CSSK NKT Việt Nam dựa trên các
quy định của Luật NKT Việt Nam năm 2010 và các luật khác có liên quan
như Luật người cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật bảo vệ sức khỏe
nhân dân, Luật bảo hiểm y tế…
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn
thực hiện pháp luật về CSSK đối với NKT tại thành phố Hải Phòng.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật từ năm 2011 cho đến nay.
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi
thành phố Hải Phòng.


4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các
vấn đề pháp luật về CSSK cho NKT ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện pháp
luật CSSK cho NKT tại thành phố Hải Phòng. Đồng thời luận văn cũng dựa
trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách, pháp luật CSSK cho
NKT ở Việt Nam hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp phân tích,
chứng minh, tổng hợp, so sánh, so sánh luật học, lịch sử, tổng kết thực tiễn,
đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa, dự báo khoa học. Các phương pháp này có
thể được sử dụng riêng rẽ, có thể được sử dụng kết hợp tùy từng nội dung
nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm rõ hơn một số vấn đề lý luận như: khái niệm CSSK cho
NKT, ý nghĩa của CSSK cho NKT; khái niệm, nguyên tắc, nội dung điều
chỉnh pháp luật về CSSK cho NKT. Đồng thời luận văn phân tích, đánh giá
quy định của pháp luật hiện hành về CSSK cho NKT cũng như thực tiễn thực
hiện pháp luật CSSK cho NKT trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chỉ ra
những bất cập trong quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật CSSK cho
NKT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Luận văn đưa ra được một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
CSSK cho NKT tại thành phố Hải Phòng.
Với ý nghĩa khoa học này, tác giả hy vọng luận văn là tài liệu tham
khảo hữu ích đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện và giải
quyết chế độ CSSK cho NKT cũng như những người nghiên cứu, học tập về
pháp luật NKT nói chung, pháp luật CSSK cho NKT nói riêng. Từ đó, nhằm
đảm bảo hơn quyền, lợi ích của NKT khi hưởng quyền CSSK, thực hiện mục

đích Luật NKT mà Nhà nước đã đặt ra.

5


7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Chương 2. Thực tiễn thực hiện pháp luật chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật tại thành phố Hải Phịng.
Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật từ thực tiễn tại thành
phố Hải Phòng.

6


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHĂM SÓC
SỨC KHỎE NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời khuyết tật
1.1.1. Khái quát chung về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người khuyết tật
Khái niệm người khuyết tật:
Có nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu khác nhau về NKT. Theo
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 định nghĩa:

NKT bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất,
tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản
khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn
của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 1 Cơng ước số 159 của ILO về phục hồi
chức năng lao động và việc làm của NKT năm 1983 quy định:
NKT dung để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm không
phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm
sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm
thần được thừa nhận.
Trước khi Luật NKT năm 2010 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam nhìn
nhận NKT dưới góc độ “Người tàn tật”. Theo quy định của Pháp lệnh Người
tàn tật năm 1998, “người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là
người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu
hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến

7


cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. Kế thừa các quy định
của Pháp lệnh người tàn tật năm 1998, ngày 17/06/2010, Quốc hội Việt Nam
đã thông qua Luật NKT, có hiệu lực từ 01/01/2011 chính thức sử dụng khái
niệm NKT thay cho khái niệm người tàn tật, phù hợp với khái niệm và xu
hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định tại khoản 1
điều 2 luật này, “NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Như vậy, dựa theo định nghĩa về
NKT theo Luật NKT, ta thấy:
Thứ nhất, thuật ngữ “người tàn tật” đã được thay thế bằng thuật ngữ
“NKT”. Đánh giá về mặt ngơn ngữ thì thuật ngữ “người tàn tật” nghe có vẻ

mang lại cảm giác nặng nề hơn thuật ngữ “NKT”, tuy nhiên thì xét về mặt bản
chất thì hai thuật ngữ này dường như đồng nhất. Sự thay đổi thuật ngữ này,
như đã nói ở trên, mặc dù khơng thay đổi bản chất nhưng có vẻ nó cũng có tác
động nhất định tới nhận thức của những người xung quanh.
Thứ hai, những NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật. Theo cách
hiểu này thì NKT bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị
khiếm khuyết di bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh… Như vậy, luật
NKT Việt Nam đã đưa ra khái niệm NKT dựa vào mơ hình xã hội, tuy nhiên
cịn chung chung so với khái niệm trong Cơng ước về quyền của NKT.
Thứ ba, NKT gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày như lao
động, sinh hoạt và học tập. Có thể thấy, cả trong định nghĩa “người tàn tật” và
“NKT”, các hoạt động “gặp khó khăn” của NKT dường như bị giới hạn trong
các hoạt động “lao động, sinh hoạt, học tập”. Như vậy, có thể thấy các hoạt
động “lao động, sinh hoạt, học tập” nhìn chung đã bao quát đầy đủ các hoạt

8


động của NKT gặp khó khăn, nhưng trên thực tế, NKT gặp khó khăn trên tất
cả các lĩnh vực đời sống của xã hội chứ không chỉ riêng các hoạt động này.
Khái niệm NKT trong Luật NKT đã có bước phát triển mới, tiếp cận
với quan niệm thông thường và chuẩn mực quốc tế về NKT (Công ước Quốc
Tế Về Quyền Của Người Khuyết Tật 2006) mà Việt Nam đã ký kết. Việc sử
dụng từ ngữ “NKT” như vậy nhằm đảm bảo tính nhân văn, khơng gây mặc
cảm, tránh sự phân biệt kỳ thị đối với NKT, đồng thời hàm chứa được đầy đủ
hơn đối tượng áp dụng và phù hợp hơn với luật pháp quốc tế.
Đặc điểm của người khuyết tật:
- Về sức khỏe, NKT là những người bị khiếm khuyết một hay nhiều
bộ phận cơ thể, hoặc có những rối loạn sinh lý, tâm lý hay một chức năng

nào đó. Sức khỏe của lao động khuyết tật kém hơn lao động bình thường,
khả năng chống lại dịch bệnh thấp, là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong
giao tiếp và vận động. Đây là một trong những đối tượng cần được Nhà
nước và người sử dụng lao động quan tâm nhiều hơn. Một thực tế khác
không thể phủ nhận là sự đa dạng của khuyết tật với những nguyên nhân
hình thành khác nhau (do bẩm sinh, do bệnh tật, do tai nạn, do chiến
tranh…), những dạng khuyết tật khác nhau (khuyết tật vận động, khuyết tật
cảm giác, khuyết tật trí tuệ…) và những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chính
điểm này địi hỏi pháp luật cũng như chính sách về NKT phải có sự chuyên
biệt phù hợp với từng dạng khuyết tật.
- Về tâm lý, phần lớn NKT đều có mặc cảm về tật nguyền, tự ti, sống
cuộc sống bi quan, cô lập với mọi người và thế giới xung quanh. Họ cho rằng
mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên thường có tâm lý chán nản, thái
độ bất cần vì có cố gắng nỗ lực cũng khó được ghi nhận. Ở những người mà
khuyết tật nhìn thấy được, chẳng hạn như khuyết chi, họ có các biểu hiện tâm
lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm

9


khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn.Họ thường mang tâm lý trốn tránh và
sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ
ở chỗ đơng người. Họ cảm thấy mình là người thừa, khơng cịn có ích cho xã
hội, thậm chí cảm thấy bị Nhà nước bỏ rơi. Vì vậy một bộ phận không nhỏ
NKT mang tâm lý căm ghét chế độ, căm hận cuộc sống hoặc có xu hướng
sống thu mình, khơng quan tâm tới mọi hoạt động xung quanh. Do có cuộc
sống khó khăn hơn bình thường và tâm lý cùng điều kiện khác mà một số
lượng không nhỏ NKT khơng gia đình, khơng có nơi để làm chỗ dựa nên rất
cần Nhà nước có những chính sách hỗ trợ riêng cho họ, những con người kém
phần may mắn ngoài những trợ cấp về vật chất khi cần thiết. Chính những

chính sách phù hợp này sẽ tạo cho NKT cơ hội để hòa nhập cộng đồng, thuận
lợi trong việc tìm kiếm việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và hơn cả là
giải phóng sự ức chế về mặt tâm lý cho họ.
- Về hoạt động xã hội, xuất phát từ những đặc thù về tâm lý, NKT được
xếp vào đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nhóm dễ bị tổn thương, là
những người yếu thế trong xã hội, họ tham gia hoạt động xã hội rất hạn chế.
Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho NKT trong việc
tham gia các hoạt động xã hội. Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn
do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với NKT. Trong cộng đồng nhiều người
có suy nghĩ coi NKT là “đáng thương”, khơng có cuộc sống “bình thường”, là
“gánh nặng” của xã hội…
- Về nhận thức pháp luật: NKT là đối tượng chịu sự kỳ thị, phân biệt
đối xử từ xã hội. Nguyên nhân do nhiều người không hề biết đến quy định của
pháp luật về người khuyết tật. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử diễn ra ở nhiều lĩnh
vực: Gia đình, nơi làm việc, giáo dục, hơn nhân gia đình, tham gia hoạt động
xã hội, thậm chí xuất phát từ chính bản thân NKT.

10


1.1.1.2. Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và ý nghĩa của chính sách
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã
hội chứ khơng chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh hay thương tật.
Đối với NKT, do có những đặc trưng về tình trạng bênh, tật, nên với
họ, khó có thể đạt được những trạng thái thoải mái với tiêu chuẩn của người
bình thường. Bởi lẽ, mong muốn lớn nhất của họ có lẽ là được khơi phục, hỗ
trợ khơi phúc hoặc được thực hiện những kĩ năng để ổn định sức khỏe, có thể
tự thực hiện được những hoạt động sinh hoạt, phục vụ cho chính bản thân, gia

đình và xã hội, nhằm tiến đến hòa nhập cộng đồng. Vì thế, sức khỏe của NKT
là tình trạng ổn định toàn diện về thể chất, tâm thần, xã hội. Theo đó, việc
CSSK của NKT cần quan tâm hợp lý đến cả ba mặt: Sức khỏe thể chất, sức
khỏe tâm thần và sức khỏe xã hội.
Điều này đã được chứng minh trong các công ước của WHO cũng như
pháp luật các nước, trong đó có Việt Nam đã đặt ra 5 quan điểm cơ bản, chủ
yếu chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe con người, trong đó có NKT, chẳng
hạn như: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; đổi
mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển;
thực hiện chăm sóc sức khỏe tồn diện; xã hội hóa các hoạt động chăm sóc
sức khỏe; phát triển nhân lực y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe. Từ đó, chăm
sóc sức khỏe NKT bao gồm chăm sóc y tế, chăm sóc ngồi y tế. Sự chăm sóc
này được hiểu trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa các yếu tố
môi trường bên ngồi (thức ăn, nước uống…) với yếu tố mơi trường bên trong
(di truyền, gen…); giữa các hoạt động đề phòng sự phát sinh ra bệnh tật, phát
hiện sớm bệnh tật đến việc điều trị kịp thời, phục hồi sức khỏe cho NKT.

11


Ý nghĩa của chính sách chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Ý nghĩa xã hội và nhân văn: Là sự chia sẻ, cảm thông của cộng đồng
xã hội với rủi ro của NKT. Chế độ này còn thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc
giữa con người với con người. Sự giúp đỡ về các điều kiện vật chất hay tinh
thần trong quá trình CSSK ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, PHCN... nhằm
đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của mọi NKT. Từ đó giúp họ
khắc phục các bất lợi, khó khăn từ khuyết tật, vượt qua những mặc cảm, tự ti
về ngại hình, về khiếm khuyết để vươn lên khẳng định bản thân, hòa nhập
với cộng đồng.
Ý nghĩa pháp lý: Thể hiện quyền được CSSK của con người nói

chung, đặc biệt là NKT và trách nhiệm của cộng đồng. Quyền của NKT đã
được quy định trong Tuyên ngôn chung về quyền con người của Liên hợp
quốc. Đồng thời, được quy định trong Hiến pháp và luật chuyên ngành, pháp
luật NKT đã tạo cơ sở để NKT thực hiện quyền được CSSK. Vấn đề này
hiện nay được quy định cụ thể hơn trong Luật NKT năm 2010. Luật này
được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho NKT được thực hiện các
quyền của họ, đặc biệt là quyền được CSSK trên thực tế. Bên cạnh đó, pháp
luật quy định trách nhiệm của Nhà nước, các ban ngành y tế, cộng đồng xã
hội trong việc CSSK NKT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và cong
bằng xã hội trong các hoạt động này.
Ý nghĩa kinh tế: Tạo điều kiện cho NKT có điều kiện tham gia vào các
hoạt động lao động, hoạt động việc làm để sống độc lập, đảm bảo thực hiện
các quyền của công dân. Khi sức khỏe được đảm bảo, NKT sẽ tìm kiếm việc
làm, tham gia lao động để có thu nhập nhằm ni sống bản thân và gia đình.
NKT nếu được CSSK phù hợp, hiệu quả, đúng phương pháp thì NKT cũng là
một trong những nguồn nhân lực tiềm tàng cho nhân loại và đất nước như
những người bình thường khác. Những NKT có lịng tận tụy, trung thành và ý

12


chí vươn lên trong cuộc sống, trong cơng việc. Sự phấn đấu, nỗ lực của họ là
động lực mạnh mẽ để giúp các thành viên khác trong xã hội cũng cố gắng
vươn lên. Khi có sức khỏe, NKT sẽ có cơ hội để nghiên cứu chế tạo ra nhiều
đồ dùng cần thiết, tạo công ăn việc làm cho những NKT khác. Qua đó góp
phần xây dựng và phát triển đất nước.
1.1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
1.1.2.1. Khái niệm pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Trong hệ thống các chế độ đối với NKT, chế độ CSSK là chế độ quan
trọng. Do vấn đề NKT được pháp luật quốc tế mới đề cập tới vào những năm

cuối thế kỷ XX, nên từ đó, cũng như các chế độ khác (chế độ giáo dục, dạy
nghề, việc làm, bảo trợ xã hội, văn hóa, thể thao…), chế độ về CSSK NKT
cũng mới được quan tâm điều chỉnh. Lần đầu tiên, năm 1989, trong Công ước
về quyền trẻ em, Tổ chức Liên hợp quốc quy định vấn đề bảo vệ quyền của
trẻ em khuyết tật, trong đó có quyền được CSSK (Điều 23). Sau đó, năm
1991, Liên hợp quốc thơng qua văn kiện về Các nguyên tắc bảo vệ người bị
bệnh tâm thần và tăng cường CSSK tâm thần. Đến năm 2006, Đại hội đồng
Liên hợp quốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng của việc khẳng định quyền
NKT nói chung, quyền được bảo vệ và CSSK nói riêng bằng việc thơng qua
Cơng ước quốc tế về quyền NKT. Tại Cơng ước này, ngồi việc đưa ra các
định nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc thống nhất nhận thức về NKT, quy
định các nguyên tắc chỉ đạo chung, công ước đã liệt kê các quyền con người
có ý nghĩa quan trọng với NKT, trong đó có quyền được CSSK quy định tại
các Điều 25 (Y tế), Điều 26 (Hỗ trợ chức năng và PHCN).
NKT mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong xã hội nhưng họ là một bộ
phận dân cư cấu thành nên cộng đồng xã hội. Trong suốt một thời gian dài,
người ta vẫn cho rằng tình trạng bất lợi, thiệt thịi của NKT là hậu quả khơng
tránh khỏi của sự sút kém về tinh thần, thể chất của NKT. Đến nay, cùng với

13


sự thay đổi của cộng đồng quốc tế trong nhận thức và hành động về vấn đề
này, hệ thống pháp luật có những quy định tương thích có hiệu lực cao để
đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NKT dưới góc độ quyền con
người. Điều này thể hiện một chân lý đơn giản nhưng quan trọng rằng người
nào cũng là con người và họ phải được tôn trọng, bình đẳng như nhau. Tương
ứng với các quyền của từng cá nhân, cần phải có trách nhiệm bảo vệ, tơn
trọng và thực thi các quyền con người. Do đó việc tiếp cận nội dung pháp lý
liên quan đến NKT cần được giải quyết hài hòa trong mối tương quan về

quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, về phương diện lý luận và từ quan điểm
tiếp cận so sánh có thể xem xét khái niệm luật NKT dưới góc độ đặc thù của
đối tượng là NKT.
NKT – trước hết là một con người, nhưng so với những người bình
thường họ có những khiếm khuyết cơ thể riêng biệt. Do đó, pháp luật về
CSSK cho NKT vừa đảm bảo cái chung đồng thời chứa đựng cái riêng. Đối
với NKT, do có những đặc trưng về tình trạng bệnh, tật, nên với họ, khó có
thể đạt được những trạng thái thoải mái với tiêu chuẩn của người bình
thường. Bởi lẽ, mong muốn lớn nhất của họ có lẽ là được khơi phục, hỗ trợ
khôi phục hoặc được thực hiện những kĩ năng để ổn định sức khỏe, có thể tự
thực hiện được những hoạt động sinh hoạt, phục vụ cho chính bản thân, gia
đình và xã hội, nhằm tiến đến hịa nhập cộng đồng. Vì thế, sức khỏe của
NKT là tình trạng ổn định toàn diện về thể chất, tâm thần, xã hội. Theo đó,
việc CSSK của NKT cần quan tâm hợp lý đến cả ba mặt: Sức khỏe thể chất,
sức khỏe tâm thần và sức khỏe xã hội. Theo nghĩa chung, pháp luật về
CSSK cho NKT bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội nhằm đảm bảo cho NKT được tiếp cận đầy đủ dịch vụ y tế,
giúp NKT đạt được trạng thái thoải mái tồn diện nhằm bảo đảm cuộc sống
bình thường của họ trong môi trường cộng đồng. Như vậy, pháp luật về

14


CSSK cho NKT theo nghĩa chung là một lĩnh vực pháp luật bao gồm các
quy phạm được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật
khác nhau (Hiến pháp, hành chính, dân sự, hơn nhân gia đình, lao động, an
sinh xã hội, tài chính, hình sự…) điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan
đến quyền được CSSK của NKT với tư cách là các quyền con người. Theo
nghĩa riêng, pháp luật về CSSK cho NKT bao gồm các quy phạm nhằm điều
chỉnh các quan hệ trực tiếp làm phát sinh cũng như cách thức thực thi và

đảm bảo các quyền và trách nhiệm cụ thể về CSSK của NKT. Cụ thể đó là
các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự CSSK cho NKT.
Như vậy, có thể khái niệm pháp luật CSSK cho NKT như sau: “Pháp luật
CSSK cho NKT là tổng thể những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình CSSK cho
NKT, đảm bảo cho NKT được tiếp cận đầy đủ dịch vụ y tế, nhằm giúp NKT đạt
được trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội”.
1.1.2.2. Nguyên tắc pháp luật về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
Hoạt động CSSK NKT khác với việc CSSK người khơng khuyết tật.
Chính sự thiếu hụt, bất thường về bộ phận hoặc chức năng nào đó của cơ thể
đã cản trở NKT thực hiện vai trị, nhiệm vụ của mình, trong khi đó những
người khác cùng tuổi, giới tính, hồn cảnh có thể thực hiện được, cho nên
việc CSSK cho NKT rất khó khăn và phức tạp. Ngoài rào cản lớn nhất là sự
kỳ thị của xã hội và cộng đồng, thì tâm lý mặc cảm, tự ti, bi quan của NKT
trong quá trình khám, chữa bệnh cũng làm ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc
sức khỏe. Bản thân NKT ln bị ám ảnh bởi bệnh, tật, ln coi mình là gánh
nặng của gia đình, xã hội, vì thế thường ít có sự hợp tác đầy đủ trong quá
trình tư vấn hay chữa trị. Vì thế, hoạt động CSSK NKT ln được cộng đồng
xã hội quan tâm và được thực hiện bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau
để mang lại hiệu quả cao nhất có thể.

15


Hoạt động CSSK NKT được thực hiện ở tầm vĩ mô như: lồng ghép
các yêu cầu CSSK NKT trong các chính sách về kinh tế – xã hội, các
chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Ở
tầm vi mơ, CSSK NKT được thực hiện đồng bộ các hoạt động về chăm sóc y
tế và các hoạt động chăm sóc ngồi y tế. Thực hiện đa dạng các loại hình,

các cơ sở CSSK. Khai thác các nguồn đầu tư khác để tăng cường công tác
CSSK NKT như: bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ hoặc các sản
phẩm bảo hiểm khác. Đặc biệt chú trọng các hoạt động giúp đỡ NKT tham
gia hội nhập xã hội như: giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, cải thiện
nhà ở, phương tiện giao thông…
Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
Các nguyên nhân gây ra khuyết tật vô cùng đa dạng nên dẫn đến các
dạng tật và mức độ khuyết tật khơng giống nhau, trong khi đó NKT lại có
hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, nhu cầu CSSK… khác nhau. Vì thế, để
đáp ứng nhu cầu cần thiết của NKT cũng như đảm bảo mục đích CSSK toàn
diện, pháp luật về CSSK NKT quy định các “kênh” khác nhau để thực hiện
hoạt động này. Xuất phát từ chức năng xã hội của mình, Nhà nước thống nhất
quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn về CSSK NKT. Hàng năm, nhà
nước bố trí ngân sách để thực hiện chế độ CSSK NKT. Ngoài ra, nhà nước
khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ
thuật, vật chất để thực hiện hoạt động CSSK khuyết tật, đồng thời quy định
trách nhiệm của gia đình NKT thực hiện các biện pháp giáo dục sức khỏe,
ngăn ngừa và giảm thiểu khuyết tật, khuyến khích sự vươn lên của chính bản
thân NKT. Hiện nay, các hoạt động CSSK NKT mang tính tồn cầu, mở rộng
ra phạm vi khu vực và thế giới, được chính phủ các nước, các tổ chức liên
chính phủ, tổ chức phi chính phủ đặc biệt quan tâm.

16


Ưu tiên hợp lý trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
Ưu tiên trong CSSK NKT là nhằm giúp NKT có đủ điều kiện để tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản, thiết yếu theo nhu cầu khuyết tật của
mình. Dựa vào mức độ khuyết tật cũng như đặc điểm đặc thù của NKT mà
pháp luật quy định đối tượng ưu tiên trong lĩnh vực này gồm: NKT đặc biệt

nặng, NKT nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết
tật có thai, người khuyết tật có cơng với cách mạng. Chế độ ưu tiên trong
CSSK được thực hiện bằng các hình thức khác nhau như: miễn phí, giảm phí,
ưu tiên về thứ tự khám bệnh, cấp thuốc… Đối với trường hợp bắt buộc phải
chữa bệnh như người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có
ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác thì ngồi các chế
độ trên cịn được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong
thời gian điều trị bắt buộc.
Ưu tiên trong CSSK NKT cịn thể hiện sự cơng bằng xã hội. Bởi cơng
bằng khơng có nghĩa là cung cấp các dịch vụ CSSK đồng đều cho mọi NKT,
mà trước hết và cần thiết phải ưu tiên cho trường hợp NKT rơi vào hồn
cảnh mà bản thân họ khơng tự giải quyết được hoặc thực sự khó khăn khi
giải quyết nó.
1.1.2.3. Nội dung pháp luật chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Khái niệm “chăm sóc sức khỏe ban đầu” do Hội nghị sức khỏe thế giới
họp tại Alma – Ata nước Cộng hòa Kajacstan năm 1978 định nghĩa:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc thiết yếu, dựa trên
những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và
từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông
qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp
nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được.

17


×