Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.29 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Trưng Vương. Tiết: 10 Ngày dạy:. Giáo án: Sinh học 6. SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (TÍCH HỢP). 1. MỤC TIÊU a- Kiến thức: - Học sinh biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây. - Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan. - Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào? - Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra. b- Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thao tác, bước tiến hành thí nghiệm. - Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên. c- Thái độ: - Nước, muối khoáng, các vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với thực vật nói riêng và tự nhiên nói chung Giáo dục HS ý thức bảo vệ một số động vật trong đất Bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, chống rửa trôi. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên. 2. CHUẨN BỊ: a- Giáo viên: - Tranh hình 11.1 SGK. b- Học sinh: - Kết quả của các mẫu thí nghiệm ở nhà. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Hoạt động nhóm nhỏ + Vấn đáp tìm tòi. 4. TIẾN TRÌNH: 1). Tổ chức ổn định : nắm sĩ số lớp, vệ sinh. 2). Kiểm tra bài cũ : - Trình bày cấu tạo miền hút của rễ? (10đ) + Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. (4đ) + Vỏ cấu tạo gồm biểu bì và thịt vỏ.(3đ) + Trụ giữa gồm bó mạch (có 2 loại bó mạch là mạch rây và mạch gỗ) và ruột.(3đ) - Nêu chức năng chính của từng bộ phận của miền hút? (10đ) + Biểu bì: Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ. (1đ) + Lông hút: Hút nước và muối khoáng hoà tan. (2đ) + Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. (2đ) + Mạch rây: Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. (2đ) + Mạch gỗ: Chuyễn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá. (2đ) + Ruột: Chứa chất dự trữ. (1đ). GVBM: Nguyễn Lê Minh Quân. Lop6.netTrang:. 27. Năm học: 2010-2011.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Trưng Vương. Giáo án: Sinh học 6. 3). Giảng bài mới : Hoạt động GV Hoạt động 1: nhu cầu nước của cây. + Mục tiêu: Thấy được nước rất cần cho cây nhưng tuỳ từng loại cây và giai đoạn phát triển. * Thí nghiệm 1:. Nội dung I) CÂY CẦN NƯỚC VÀ CÁC LOẠI MUỐI KHOÁNG. 1/ Nhu cầu cần nước của cây:. - GV: cho HS nghiên cứu SGK. + Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm SGK chú ý tới: điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm. + Thảo luận theo 2 câu hỏi mục thứ nhất. + HS hoạt động nhóm. + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi lại nội dung cần đạt được: đó là cây cần nước như thế nào và dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước. - GV: bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm, hướng dẫn động viên nhóm HS yếu. + Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Sau khi HS đã trình bày kết quả, GV thông báo kết quả của nhóm nếu cần. * Thí nghiệm 2: - GV: cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân rau ở nhà. + Các nhóm báo cáo đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm. - GV cho HS nghiên cứu SGK.. - Nước rất cần cho cây, nhưng cần + HS đọc mục SGK trang 35, thảo luận theo 2 câu hỏi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, ở mục thứ 2 SGK trang 35, đưa ra ý kiến thống nhất. các bộ phân khác nhau của cây. - GV: lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước. - GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận. + HS đưa được ý kiến: nước cần cho cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây cần lượng nước khác nhau. + HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: nhu cầu muối khoáng của cây. + Mục tiêu: HS thấy được cây rất cần 3 loại muối khoáng chính: Đạm, lân, kali.. 2) Nhu cầu muối khoáng của cây:. * Thí nghiệm 3: - GV: treo tranh hình 11.1, cho HS đọc thí nghiệm 3 SGK trang 35. + HS đọc SGK kết hợp quan sát tranh và bảng số liệu ở GVBM: Nguyễn Lê Minh Quân. Lop6.netTrang:. 28. Năm học: 2010-2011.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THCS Trưng Vương. Giáo án: Sinh học 6. SGK trang 36, trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3. - GV: hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm: thí nghiệm gồm các bước: + Mục đích thí nghiệm. + Đối tượng thí nghiệm. + Tiến hành: điều kiện và kết quả. + Mục đích thí nghiệm: xem nhu cầu muối đạm của cây. + HS trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của GV. + 1 hoặc 2 HS trình bày thí nghiệm.. - Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng - GV: nhận xét, bổ sung cho các nhóm vì đây là thí hoà tan trong đất. Cây cần 3 loại nghiệm đầu tiên các em tập thiết kế. muối khoáng chính là: đạm, lân, kali. - GV: cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục . + HS đọc mục trả lời câu hỏi, ghi vào vở. + 1 vài HS đọc lại câu trả lời. - GV: nhận xét, đánh giá điểm cho HS. 4). Củng cố luyện tập: - HS trả lời 3 câu hỏi SGK. 5). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Đọc mục: “Em có biết”, xem lại bài: Cấu tạo miền hút của rễ. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ----------------. GVBM: Nguyễn Lê Minh Quân. Lop6.netTrang:. 29. Năm học: 2010-2011.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>