Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu GIÁO ÁN MT TUẦN 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.77 KB, 10 trang )

Giáo án Mĩ thuật TUẦN 15
LỚP 1
Bài 15: VẼ CÂY
I. Mục tiêu:
1. HS nhận biết hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà.
2. Biết cách vẽ cây, vẽ nhà.
3. Vẽ được bức tranh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, ảnh về 1 số loại cây và nhà khác nhau.
Hình minh họa cách vẽ cây và nhà.
Bài vẽ cây và nhà của HS cũ.
HS: Vỡ + chì + màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
+ Em hãy kể tên 1 số loại cây mà em biết.
+ GV giới thiệu 1 số loại cây và nhà trong tranh.
+ Em hãy gọi đúng tên của cây.
+ Cây có hình dáng ntn?
+ Màu sắc của cây ntn?
+ Các cây trên có hoa hay quả?
+ Cây gồm có những bộ phận nào?
- GV tóm lại: Có nhiều loại cây khác nhau. Mỗi
cây có hình dáng, đặt điểm riêng của nó…
- GV giới thiệu tranh vẽ nhà.
* Hoạt động 2: Cách vẽ cây:


- GV treo hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn.
+ Vẽ thân cây, cành cây.
+ Vẽ vòm lá, (tán lá).
+ Vẽ chi tiết (hoa, quả).
+ Chọn và vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt.
- GV hướng dẫn cách vẽ nhà.
- GV vẽ mẫu cây và nhà ở bảng.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ cây, nhà của HS cũ.
- GV yêu cầu HS vẽ tranh cây và nhà theo ý
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
+ HS quan sát, theo dõi GV
hướng dẫn.
- HS quan sát
- HS quan sát GV vẽ mẫu.
- HS quan sát, tham khảo.
- HS thực hành.
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 15
thích.
- GV theo dõi gợi ý HS chọn vẽ những loại cây
gì, gợi ý cách vẽ cây và nhà.
- Vẽ cây với nhiều kiểu dáng khác nhau. Vẽ
thành hàng cây của vườn cây theo ý thích cao
thấp khác nhau …
- Vẽ màu khác nhau, phong phú có đậm nhạt,
tươi sáng.

- Gọi ý HS vẽ theo sự quan sát ở thiên nhiên cho
tranh sinh động hơn.
- Gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm 1 số bài gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS trình bày sản phẩm
-HS nhận xét về hình dáng, màu
sắc của cây.
Phân loại bài.
- Lựa chọn bài đẹp nhất
4. Dặn dò: Tập vẽ 1 số loại cây và nhà
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 15
LỚP 2
Bài 15: VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CỐC
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu đặc điểm, hình dáng 1 số loại cốc.
2. Biết cách vẽ cái cốc.
3. Vẽ được cái cốc theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Vài cái cốc có hình dáng màu sắc chất liệu khác nhau.
Hình gợi ý cách vẽ cái cốc.
Bài vẽ cái cốc của HS cũ.
HS: Vỡ + chì + màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.

b. Vào bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
+ GV giới thiệu 1 số loại cốc khác nhau.
+ Em có nhận xét gì về các loại cốc?
+ Em hãy mô tả hình dáng, màu sắc mỗi loại
cốc?
+ Cốc thường được làm = chất liệu gì?
+ Cái cốc có những bộ phận nào?
+ Cái cốc được vẽ = những nét nào?
+ Theo em, em sẽ chọn vẽ cái cốc nào? Hãy
miêu tả hình dáng và đặc điểm của nó?
* Hoạt động 2: Cách vẽ cái cốc:
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn.
- Yêu cầu HS chọn cái cốc để vẽ, quan sát kỹ
hình dáng, đặc điểm màu sắc của nó.
+ Phát khung hình chung (hcn đúng)
+ Xác định vị trí miệng, đáy, tay cầm ...
+ Phát nét thẳng hình dáng chung của cái cốc, rồi
vẽ nét cong.
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình.
+ Trang trí, vẽ màu theo ý thích.
- GV vẽ mẫu ở bảng.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- HS quan sát.
+ Khác nhau về hình dáng, màu
sắc, chất liệu …
+ HS miêu tả theo cảm nhận
- HS quan sát theo dõi GV
hướng dẫn.

- HS quan sát
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 15
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ cái cốc của HS cũ.
- GV yêu cầu HS chọn vẽ 1 cái cốc vào vở.
- GV theo dõi gợi ý cách vẽ, nhắc HS vẽ vừa
phần giấy không quá to cũng không quá nhỏ,
không lệnh về 1 phía.
- Gợi ý HS trang trí ở miệng, thân, đáy có thể
bằng đường diềm, hoạ tiết, hoa, lá …
- Nhắc HS vừa vẽ vừa quan sát so sánh với mẫu
để bài vẽ gần gống mẫu.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm 1 số bài, gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát, tham khảo.
- HS thực hành.
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét về bố cục, hình
dáng, màu sắc của cái cốc .
- Phân loại bài.
- Lựa chọn bài đẹp nhất
4. Dặn dò: Chuẩn bị đất nặn cho bài sau.
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Giáo án Mĩ thuật TUẦN 15
LỚP 3
Bài 15: NẶN CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật.
- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.

II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh về các con vật.
Một số con vật đã nặn. Hình gợi ý cách nặn con vật.
Đất nặn và một số dụng cụ khác.
- HS: Vỡ + đất nặn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3.Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b.Vào bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu tranh ảnh một số con vật.
+ Em hãy gọi tên các con vật ở trong tranh?
+ Hãy mô tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của
con vật?
- Gv bổ sung.
+ Con vật gồm có những bộ phận nào?
+ Em hãy kể thêm tên một số con vật mà em
biết?
+ Em thích con vật nào nhất?
+ Em sẽ chọn con vật nào để nặn? Hãy mô tả
những đặc điểm riêng của con vật đó?
* Hoạt động 2: Cách nặn con vật
- Gv hình gợi ý cách nặn và hướng dẫn nặn con
vật theo các bước sau:
+ Nặn các bộ phận chính đầu, mình trước.
+ Nặn các bộ phận khác như chân, đuôi, tai sau.
+ Dùng tăm gắn dính các bộ phận lại với nhau và

tạo dáng con vật cho sinh động.
- Gv: Có thể nặn con vật từ một thỏi đất và nặn
thêm các chi tiết khác.
- GV nặn mẫu
- Hs quan sát.
- HS lắng nghe
+ Hs lựa chọn con vật mình thích
+ Hs phát biểu tự do.
+ Hs chú ý theo dõi GV hướng
dẫn cách nặn.
+ Hs chú ý Gv nặn mẫu.
Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Tiểu học Lê Văn Tám

×