Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Tường THCS Chiềng Ngần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.09 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 10- NGỮ VĂN BÀI 9- 10 Kết quả cần đạt: Hiểu được thế nào là nói quá, thế nào là cách nói giảm, nói tránh. Biết nói giảm, nói tránh trong những trường hợp cần thiết. Củng cố hệ thống hoá kiến thức về các văn bản truyện kí Việt Nam Thấy được ý nghĩa bảo vệ môi trường của hành động tưởng như bình thường “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.. Ngày soạn: Tiết 37 Tiếng Việt. Ngày giảng:. NÓI QUÁ A. PHẦN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đúng Giáo dục lòng yêu Tiếng Việt II. Chuẩn bị Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV, bảng phụ ghi VD Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới. B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định:. I. Kiểm tra: 2’ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, kết hợp khi dạy bài mới. II. Bài mới. 1’ Trong chương trình ngữ văn 6- 7 các em đã được học 1 số phương pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em 1 biện pháp tu từ nữa thường được dùng trong các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao đó là nói quá. I. Nói quá và tác dụng của nói quá. 27’ GV Treo bảng phụ ghi VD SGK trang 101 1. Ví dụ Yếu Hs đọc Vd * Đêm tháng năm chưa Các em chú ý những từ ngữ được gạch chân nằm đã sáng 1. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TB. KH. GV. GV. GV. trong Vd Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”, “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” và “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” có quá sự thật không? Cách nói như vậy là quá sự thật. Bởi thực tế đêm tháng năm thời gian dù ngắn thật nhưng không thể chưa kịp nằm trời đã sáng được và ngày tháng 10 dù có có ngắn cũng không thể chưa kịp cười trời đã tối. - Cũng như vậy, công việc cày đồng vào buổi ban trưa dù rất vất vả, mồ hôi có rơi nhiều nhưng cũng không thể như mưa “ruộng cày” được. Vậy thực chất mấy câu này nói tới điều gì? - Thực chất câu tục ngữ (a) là sự đúc kết kinh nghiệm quan sát hiện tượng thiên nhiên theo từng mùa của ông cha ta xưa kia. Ông cha ta thấy thời gian đêm tháng 5 rất ngắn còn ngày tháng 5 thì rất dài, ngược lại đêm tháng 10 thì dài còn ngày tháng 10 lại rất ngắn. - Ở ví dụ (b) tác giả dân gian muốn nói công việc cày đồng (việc làm đất) là công việc rất nặng nhọc, vất vả lại phải làm vào thời điểm “ban trưa” thì sự vất vả đó càng tăng lên bội phần “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Tháng 5, tháng 10 trong câu tục ngữ này là tính theo âm lịch. Theo kiến thức địa lí các em đã học ở lớp 6 thì do nước ta nằm ở phía bắc bán cầu nên khi trái đất quay xung quanh mặt trời do quay trên trục nghiêng nên tạo ra hiện tượng mùa hè ngày dài, đêm ngắn (buổi sáng từ 5 giờ trời đã sáng, tối 18 giờ trời vẫn còn sáng). Mùa đông thì ngược lại ngày ngắn, đêm dài (sáng 6 giờ trời vẫn còn tối, chiều 17 giờ trời đã xâm xẩm). Yêu cầu học sinh quan sát bảng phụ cô có cách diễn đạt sau: a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng- Đêm tháng 5 rất ngắn Ngày tháng 10 chưa cười đã tối- Ngày tháng 10 rất ngắn b. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày- mồ hôi ướt đẫm. Cùng nói về 1 hiện tượng: đêm tháng 5 rất ngắn, ngày tháng 10 rất ngắn và cùng diễn đạt 1 sự việc: cày đồng vào buổi trưa rất vất vả nặng nhọc 2. Lop8.net. → Đêm tháng năm rất ngắn. * Ngày tháng mười chưa cười đã tối. → Ngày tháng 10 rất ngắn * Cày đồng… trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. → Mồ hôi ướt đẫm. Ai ơi… muôn phần..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> như ng ta có 2 cách diễn đạt như trên. Theo em cách diễn đạt nào hay hơn vì sao? - Cách diễn đạt như câu tục ngữ và câu ca dao hay hơn, gây ấn tượng về thời gian rất ngắn và sự GV vất vả nặng nhọc hơn. Đúng vậy nếu ta chỉ nói “Đêm tháng 5 rất ngắnngày tháng 10 rất dài” thì dù đúng với thực tế xong cách nói ấy không gây ấn tượng với người nghe nhưng khi thời gian ngắn ấy được phản ánh hành động sinh hoạt cụ thể hàng ngày của con người “nằm- cười” thì khiến người đọc, người nghe dễ dàng hình dung độ ngắn của thời gian. Bởi ngoài việc phục vụ cho yêu cầu hiệp vần của câu tục ngữ tạo nhạc điệu cho câu tục ngữ thì động từ “Nằm- cười” còn có khả năng gợi sự liên tưởng mạnh cho người đọc, người nghe. - Trong câu ca dao nếu chỉ nói “mồ hôi ướt đẫm” sẽ không gợi cho người đọc, người nghe hình dung hết sự vất vả, cực nhọc của người dân khi lao động “cày đồng” còn diễn đạt “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” sẽ có khả năng nhấn mạnh được sự vất vả, nặng nhọc của công việc “cày đồng” để góp phần làm ra hạt thóc, bát cơm dẻo thơm. Nghĩa là người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức mới làm nên hạt thóc, bát cơm. Mặt khác, khi sử dụng những từ ngữ hình ảnh như câu ca dao nó còn tạo nên sự nhịp nhàng bởi cách gieo vần trong thơ lục bát làm tăng GV thêm tính hình tượng và nhạc điệu nhẹ nhàng cho ca dao. G Cách nói như vậy câu tục ngữ ca dao gọi là nói quá. Có ý kiến cho rằng: nói quá cũng là nói khoác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? (Thảo luận 3 phút) - Không phải. Nói quá và nói khoác đều là phóng đại qui mô, mức độ, tính chất, của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau về mục đích. Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng được nói đến. Còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực để khoe khoang hoặc vui đùa (VD: chuyện quả bí to bằng cái đình làng) nhưng nếu nói TB. 3. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV khoác để khoe mẽ, hợm mình thì là không tốt. Cho nên các em cần phân biệt rõ để sử dụng cho phù hợp Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng hay sử dụng phép nói quá để làm nổi bật ý cần diễn đạt - Được sử dụng trong khẩu ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo. - Trong văn chương châm biếm, trào phúng nói quá được dùng nhiều Lỗ mũi mười tám cái lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho. - Trong thơ văn trữ tình: Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) - Nói quá còn được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao thành ngữ: TB Khỏe như voi, đẹp như tiên, thét ra lửa, mình đồng da sắt, tấc đất tấc vàng. Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta. Từ sự phát triển trên em hiểu thế nào là nói quá GV và nói quá có tác dụng gì?. 2. Bài học Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại đến mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.. Nói quá hay còn có tên là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ là một biện pháp tu từ phóng đại ở mức độ qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng. Cô giới thiệu với các em thuật ngữ này để khi các em đọc sách, nghe những tên gọi đó các em hiểu ngay đó là biện pháp tu từ nói quá mà không cảm thấy bỡ ngỡ nhầm lẫn. TB - Nói quá để nhấn mạnh sự việc, đêm tháng năm và ngày tháng 10 rất ngắn và để nhấn mạnh công việc lao động của người nông dân vất vả, nhọc nhằn. Yếu Dựa vào khái niệm hãy lấy 1 vài ví dụ về phép tu * Ghi nhớ SGK <102> từ nói quá II. Luyện tập. 15’ VD: Lời khen của cô giáo là cho nó nở từng khúc ruột. HS đọc ghi nhớ 1. Bài tập 1 Để củng cố và khắc sâu kiến thức chúng ta cùng 4. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> làm bài tập. Hs đọc yêu cầu bài tập a. sỏi đá cũng thành cơm: khẳng định niềm tin vào quá trình lao động của con người. b. đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa 2. Bài tập 2 lí gì. Không cần phải bận tậm. c. Thét ra lửa: chỉ kẻ có quyền sinh quyền sát đối với người khác. Hs đọc yêu cầu bài tập Để điền được chính xác các em cần phải hiểu đúng ý nghĩa của các thành ngữ đã cho để lựa chọn thành ngữ phù hợp điền vào chỗ trống. Cho 2 học sinh lên bảng, hs khác nhận xét. a. Chó ăn đá gà ăn sỏi 3. Bài tập 3 b. Bầm gan tím ruột c. Ruột để ngoài da d. Nở từng khúc ruột e. Vắt chân lên cổ Bài tập yêu cầu đạt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá để đặt câu đúng chúng tra cần hiểu nghĩa của các thành ngữ. Em hiểu như thế nào về các câu thành ngữ trên. - Nghiêng nước nghiêng thành: sắc đẹp lộng lẫy của người con gái khiến người ta say đắm đến mê hồn. - Dời non lấp biển: sức mạnh phi thường, khí thế hùng vĩ,việc làm cực kì vĩ đại thể hiện hoài bão lớn lao - Nghĩ nát óc: suy nghĩ rất kĩ, nghĩ mãi mà không ra. - Lấp bể vá trời: chỉ việc làm cực kì vĩ đại, lớn lao. - Mình đồng da sắt. Đặt câu với các thành ngữ trên: - Thuý Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. - Đoàn kết lá sức mạnh dời non lấp bể. - Lấp bể vá trời là công việc của thế hệ thanh niên. - Các chiến sĩ pháo binh được mênh danh là những chiến sĩ mình đồng da sắt. - Mình nghĩ nán óc mà chưa giải được bài toán 5. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ấy. Tìm năm thành ngữ so sánh có biện pháp nói quá: - Xấu như ma - Chậm như sên - Ngáy như sấm - Trơn như mỡ - Lúng túng như gà mắc tóc. III. Hướng dẫn học và làm bài 1’ - Học thuộc ghi nhớ - Nắm nội dung bài - Làm bài tập còn lại - Chuẩn bị đề cương ôn tập truyện kí Việt Nam. Ngày soạn: Tiết 38. Ngày giảng:. ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM A. PHẦN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Củng cố hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8 - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, khái quát hoá, nhận xét, kết luận trong quá trình luyện tập. - Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào. II. Chuẩn bị Thầy: nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ Trò: học bài cũ, làm đề cương ôn tập. B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP * Ổn định: I. Kiểm tra: 2’ Kiểm tra đề cương ôn tập của học sinh kết hợp trong quá trình ôn tập II. Bài mới Từ đầu năm học lớp 8 đến nay ở chương trình ngữ văn các em đã được học một số văn bản truyện kí Việt Nam. Để giúp các em củng cố và hệ thống được những kiến thức cơ bản của các văn bản ấy tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập. I. Nội dung ôn tập. 37’ GV: ở chương trình ngữ văn lớp 6, 7 các em đã được học 1 số văn bản truyện kí Việt Nam. Hs TB: Hãy kể tên 1 số văn bản truyện kí đã học đó. 6. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Các văn bản: Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) Hs Khá: Qua các văn bản đó em hiểu thế nào về thể loại truyện kí - Truyện kí chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật: truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết…) và kí (hồi ức, phóng sự, tuỳ bút…) mang yếu tố miêu tả ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả. Giáo viên: Từ đầu năm học đến nay các em đã được tìm hiểu 4 văn bản truyện kí VN trong giai đoạn văn học từ 1930- 1945 chúng ta cùng ôn tập hệ thống hoá kiến thức của 4 văn bản này. 1. Bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học Hs Tb: Em hãy kể tên các văn bản truyện kí VN đã học ở học kì lớp 8. 4 văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. 2. Giá trị văn học Hs Tb: Văn bản Tôi đi học được viết nào năm nào? Do ai sáng tác, văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hs Khá: Nêu nội dung chủ yếu và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản Tôi đi học Hs Tb: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng. Hs Giỏi: Nêu thể loại, phương thức biểu đạt, nghệ thuật và nội dung chủ yếu của văn bản “Trong lòng mẹ” Hs Tb: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” do ai sáng tác, thuộc thể loại nào, nêu phương thức biểu đạt của văn bản. Hs khá: Cho biết nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tức nước vỡ bờ” Hs Tb: văn bản Lão Hạc trích trong tác phẩm nào? Được sáng tác vào thời gian nào? Do ai sáng tác? Hs khá: Văn bản Lão Hạc thể loại nào, nêu phương thức biểu đạt, nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản là gì? Giáo viên: Sau mỗi câu trả lời của học sinh: GV nhận xét, khái quát và ghi vào bảng thống kê. Phương Nội dung chủ yếu Tên văn bản, Thể Đặc sắc nghệ thuật loại thức tên tác giả biểu đạt Những kỉ niệm trong Ngòi bút văn xuôi giàu Tôi đi học Truyện Tự sự ngắn buổi sáng về buổi tựu chất thơ, gợi dư vị trữ (1941) trường đầu tiên. Thanh Tịnh tình man mác (1911- 1988) Trong lòng Hồi kí Tự sự Nỗi đau của cậu bé Ngòi bút thấm đượm mẹ (trích: xen mồ côi và tình thương chất trữ tình, lời văn 7. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Những ngày thơ ấu (1938) Nguyên Hồng (19181982)) Tức nước vỡ Tiểu bờ (trích: Tắt thuyết đèn 1939, Ngô Tất Tố (1893-1954)). biểu cảm. yêu mẹ cháy bỏng.. tự truyện chân thành giàu sức truyền cảm.. Tự sự. Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.. Khắc hoạ nhân vật rõ nét điển hình, ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.Ngôn ngữ kể chuyện đối thoại của tác giả, người đối thoại của tác giả, người đối thoại với nhân vật rất đặc sắc. Khắc hoạ nhân vật tài tình cách dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn kết hợp tự sự, triết lí biểu cảm.. Lão Hạc Truyện Tự sự Số phận đau thương (trích Lão ngắn xen của người nông dân Hạc 1943, biểu trong xã hội cũ và Nam Cao cảm nhân phẩm cao đẹp (1915-1951)) của Lão Hạc. 3. Những điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của 3 văn bản truyện kí: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. a. Giống nhau Gv yêu cầu hs theo dõi bảng thống kê Hs Tb: Tìm điểm giống nhau về thể loại và phương thức biểu đạt của 3 văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. Đều là văn bản tự sự, là truyện kí hiện đại (được sáng tác vào thời kì 19301945) Giáo viên: Cả 3 truyện kí VN các em đã được học đều ra đời vào thời kì (19301945) 1 đặc điểm quan trọng của văn học Việt Nam thời kì này là văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá, đặc biệt là từ 1930 văn học Việt Nam thật sự bước vào quỹ đạo hiện đại. Các văn bản đều được viết bằng chữ quốc ngữ với cách viết mới mẻ đó là những truyện kí hiện đại, rất khác so với các văn bản truyện kí VN trung đại mà các em đã học ở lớp 6. Việc hiện đại hoá văn học nói chung, truyện kí nói riêng đã diễn ra từ đầu thế kỉ XX nhưng đến những năm 1930- 1945 có thể coi là đã hoàn thiện. Hs khá: Đề tài và chủ đề của 3 văn bản có đặc điểm gì chung. - Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống của những người nông dân cùng khổ và đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập - Chan chưa tinh thần nhân đạo. 8. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo viên: Cả 3 văn bản đều chan chưa tinh thần nhân đạo: yêu thương, trân trọng những tình cảm phẩm chất đẹp đẽ của con người; tố cáo những gì tàn ác, xấu xa. Hs Tb: Nêu điểm chung về mặt nghệ thuật của 3 văn bản trên. - Cả 3 văn bản đều có lối viết chân thực, gần đúng đời sống rất sinh động. Giáo viên: Cả 3 văn bản đều viết bằng bút pháp chân thực, hiện thực gần gũi với cuộc sống ngôn ngữ giản dị, cách kể chuyện và cách miêu tả: tả người, tả tâm lí rất cụ thể, hấp dẫn. Đó chính là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực VN trước cách mạng tháng Tám 1945 dòng văn học bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20 nhưng phát triển mạnh mẽ ở những năm 30, và đầu những năm 40 của thể kỉ XX, đem lại cho văn học hiện đại VN những tên tuổi và những tác phẩm kiệt xuất. Văn học hiện thực VN góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam về nhiều mặt: đề tài, chủ đềm thể loại, đến xây dựng nhân vật, ngôn ngữ. Có thể nói những điểm giống nhau của 3 văn bản trên đều là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước Cách mạng. Đồng thời cũng là những điểm khác biệt của truyện kí hiện đại và truyện kí trung đại Việt Nam. Giáo viên: Ngoài những điểm giống nhau và chúng ta vừa tìm hiểu 3 văn bản cũng có những điểm khác nhau. b. Khác nhau 3 văn bản trên có đặc điểmgì khác nhau về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật? Hs trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung vào ghi bảng. Văn bản Trong lòng mẹ Tức nước vỡ bờ Lão Hạc. Thể loại Hồi kí (trích). PT biểu đạt Tự sự (xen trữ tình) Tự sự. Nội dung chủ yếu. Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé. Tiểu Phê phán chế độ tàn ác bất thuyết nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm (trích) hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn Truyện Tự sự Số phận bi thảm của người ngắn (xen trữ nông dân cùng khổ và nhân (trích) tình) phẩm cao đẹp của họ.. Đặc điểm nghệ thuật Văn hồi kí chân thực trữ tình thiết tha. Khắc hoạ nhân vật, miêu tả hiện thực 1 cách sinh động, chân thực. Nhân vật được đào sâu tâm lí cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lí trữ tình.. II. Luyện tập. 5’ 1. Bài tập 1: Trong 3 văn bản “Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc”. Em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao? 9. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Để học sinh tự thâm nhập thật sự vào văn bản “sống” với nhân vật và câu chuyện để có rung cảm thực, từ đó giải thích được căn cứ của những xúc cảm dẫn tới sự lựa chọn của mình. - Nếu sự lựa chọn không chính xác hoặc chưa giải thích được những căn cứ cho sự lựa chọn của mình thì giáo viên khơi ngợi định hướng cho học sinh. VD: Thích nhất nhân vật “chú bé Hồng” trong văn bản “Trong lòng mẹ” bởi vì qua nhân vật này chúng ta không chỉ cảm nhận những cung bậc tâm trạng của 1 chú bé rất tin yêu mẹ mà còn hiểu cụ thể, sâu sắc những nét đặc trưng của thể văn hồi kí, thể văn đậm chất trữ tình. Qua cuộc đối thoại và những cung bậc cảm xúc của bé Hồng trước bà cô giúp chúng ta thấy được nỗi đau, thấy được 1 bản lĩnh cứng cỏi, tấm lòng thiết tha của người con rất mực thương yêu và tin tưởng mẹ. III. Hướng dẫn học ở nhà. 1’ - Nắm nội dung bài - Soạn: Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Ngày soạn: Tiết 39. Ngày giảng:. THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 A. PHẦN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện. - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì nilông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản để xuất. - Từ việc sử dụng bao bì nilông có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, 1 vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới. B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP I. Kiêm tra 3’ Kiểm tra vở soạn của học sinh 2- 3 em. Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm. II. Bài mới. 1’ Các em thân mến, hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm.Nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là rác thải, trong đó khó xử lí nhất là rác thải sinh hoạt. Trách nhiệm xử lí rác thải công nghiệp chủ yếu là của các cơ quan nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp. Rác thải sinh hoạt gắn 10. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> chặt hơn với cuộc sống của mỗi người và mỗi người cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó, cần cùng tham gia xử lí nó, cần cùng tham gai xử lí nó, chính vì vậy năm 2000 lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất dưới sự chủ trì của chính phủ Bộ khoa học Công nghệ và môi trường, 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn 1 chủ đề thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh của VN có ý nghĩa to lớn là: “Một ngày không sử dụng bao bì nilông”. I. Đọc và tìm hiểu chung. 12’ GV Nêu yêu cầu đọc 1. Đọc văn bản To, rõ ràng, đọc ở đoạn cuối cần nhấn mạnh rành rọt từng điểm kiến nghị, đoạn “Mọi người hãy …” cần thể hiện giọng điệu của một lời kêu gọi GV Đọc mẫu TB 2 học sinh đọc nối tiếp GV Nhận xét sửa lỗi Yếu Học sinh đọc chú thích SGK GV Các loại ni lông cũng như các loại nhựa có 1 đặc tính chung là khong thể phân hủy, nói 1 cách đơn giản là không thể biến đi đâu được. Không giống như chất thải và thực vật, chất dẻo không thể bị các côn trùng và các mầm sống khác phân huỷ. Nếu không bị tiêu huỷ (như đốt chẳng hạn) nó có thể tồn tại từ 20 năm đến trên 5000 năm. 2. Bố cục của văn bản KH Qua việc đọc văn bản em hãy cho biết văn bản này có thể chia làm mấy phần? Hãy chỉ ra giới hạn nội dung của từng phần? Chia làm 3 phần: - Phần 1: từ đầu đến “1 ngày không sử dụng bao ni lông” Trình bãy những nguyên nhân ra đời của bản thông điệp thông tin về ngày trái đất năm 2000 (đây là phần mở bài) - Phần 2: tiếp đến “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường” Phân tích tác hại của việc sử dụng bao ni lông từ đó nêu ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao ni lông Phần này chia làm 2 đoạn nhỏ ứng với 2 nội dung trên và 2 đoạn đó được nối liền bằng quan hệ từ “vì vậy” (Thân bài) - Phần 3: Lời kêu gọi về việc bảo vệ môi trường G đất (Kết bài) Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này? 11. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Bố cục chặt chẽ - Phần 1: chỉ có mấy dòng ngắn gọn mà đã tóm tắt được lịch sử ra đời, tôn chỉ quá trình hành động của 1 tổ chức bảo vệ môi trường cũng như lí do VN chọn năm 2000 một ngày không sử dụng bao bì. Phần 2: + Đoạn 1: từ nguyên nhân cơ bản dẫn đến hệ quả cụ thể + Đoạn 2: gắn với đoạn 1 một cách tự nhiên, hợp lí bằng quan hệ từ vì vậy. Phần 3: dùng 3 từ rất thích hợp cho 3 câu với 3 ý đã nêu trong phần thứ nhất. Đây là 1 văn bản thuyết minh trình bày theo bố cục 3 phần chặt chẽ. Vì thế chúng ta sẽ phân tích theo bố cục đã II. Phân tích văn bản nêu. 1. Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp thông tin về ngày trái đất năm 2000. 6’ - Ngày 22 tháng 4 hằng G năm được gọi là Ngày Hãy tìm những chi tiết nói về sự kiện, nguyên trái đất do 1 tổ chức bảo nhân ra đời của bản thông điệp, thông tin về vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970 ngày trái đất năm 2000. từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham KH gia tổ chức này với quy Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi kiện trên? - Cách trình bày: bằng số liệu cụ thể từ thông tin trường. khái quát; ngày 22 tháng 4 hàng năm được gọi là - Năm 2000 là năm đầu Ngày trái đất → mang tích quốc tế, đến thông tin tiên VN tham gia vào cụ thể năm 2000 là năm đầu tiên VN tham gia Ngày trái đất với chủ đề “Một ngày không dùng ngày Trái Đất mang tính chất phạm vi quốc gia. bao bì ni lông”. Theo em ngày trái đất được khởi xướng nhằm - Mục đích của việc khởi mục đích gì? Chủ đề của ngày trái đất năm xướng: ngày trái đất là nhằm bảo vệ môi trường 2000 là gì? - Chủ đề: một ngày không sử dụng bao bì ni lông. GV TB. Theo dõi từ “chúng ta đã biết” đến “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường” 12. Lop8.net. 2. Tác hại của việc dùng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?. TB. KH. G. Tìm những chi tiết nói lên tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông? - Nghệ thuật liệt kê các tác hại của việc dùng bao bì ni lông và phân tích cơ sở thực tế khoa học của những tác hại đó.. Em có nhận xét gì về cách thuyết minh này? - Cách thuyết minh mang tính chất khoa học, và tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ với những câu văn mang nội dung thông báo có tính khoa học khách quan nhưng vẫn gợi cho chúng ta những hình ảnh quen thuộc hàng ngày G ai cũng có thể trông thấy “hiện nay ở VN… sông ngòi”. Đọc những thông tin này em thấy việc sử dụng bao bì ni lông có tác hại như thế nào? - Làm ô nhiễm môi trường, gây xói mòn đất, làm chết các loài thực vật trên mặt đất, các loài sinh vật trong đất, làm phát sinh bệnh tật hiểm nghèo. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây hại “là tính không phân huỷ của Pla-xtic” (chất dẻo) còn gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử lớn gọi là Pô-li-me. Túi nilông chủ yếu được sản xuất từ TB hạt (Pô-li-e-ti-len) và nhựa tái chế có đặc tính chung là không tự phân huỷ và tồn tại từ 20 đến 5000 năm. Ngoài những tác hại mà văn bản cung cấp em thấy việc sử dụng bao bì ni lông còn có những tác hại nào nữa? GV Túi ni lông vứt bừa bãi nơi công cộng, di tích danh lam thắng cảnh làm mất mĩ quan của khu vực. 13. Lop8.net. bao bì ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng. 11’ a. Tác hại của việc dùng bao bì ni lông Sử dụng bao bì ni lông vào đất làm cản trở […] sinh trưởng của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn […] làm tắc các đường nước thải […] tăng khả năng ngập lụt […] muỗi phát sinh, lây truyền bệnh dịch […] trôi ra biển làm chết các sinh vật […] gây tác hại cho não […] nguyên nhân gây ung thư phổi […] gây ngộ độc […] khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bản thân túi ni lông qua sử dụng đã là rác thải, song cái đặc biệt của loại rác này là lại thường được để gói đựng các loại rác thải. Rác đựng trong túi ni lông buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra chất NH3 (A-mô-ni-ac) CH4 (Mê tan), H2S (Hiđrô sun fua) là những chất gây độc hại.Rác thải ni lông thường được đổ chung vào 1 chỗ với rác thải khác. Nó không tự nhiên phân hủy được, lại còn cản trở quá trình hấp thụ nhiệt và trao đổi độ ẩm trong các bãi lấp rác, 2 điều kiện trên làm rác thải khác không phân huỷ nhanh. - Mỗi năm có hơn 400000 tấn Pô-li-ê-ti-len được chôn lấp tại miền Bắc nước Mĩ, nếu không phải chôn loại rác thải này thì sẽ có thêm nhiều đất đai để canh tác. Ở Mêhicô người ta đã xác nhận 1 trong những nguyên nhân làm cho cá ở hồ nước chết nhiều là do rác thải ni lông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều. Tại vườn thú quốc gia Cô-bê ở Ấn Độ, 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách KH tham quan vứt bừa bãi, hằng năm trên Trái đất có khoảng 100000 chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông. Từ sự phân tích trên em hãy khái quát lại tác hại của việc dùng bao bì ni lông? Việc phát minh ra chất dẻo hoá học để làm ra những chiếc túi, những tấm vải, những bao bì ni lông là cả 1 thành tựu khoa học lớn của con người góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Yếu nhưng khi sử dụng 1 cách không khoa học gây TB tác hại lớn. Vậy để sửa chữa sai lầm trên chúng ta phải làm gì? Hs đọc “Vì vậy chúng ta … đối với môi trường” TB Đoạn văn trình bày nội dung gì? KH Văn bản đã đưa ra những giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông? Theo em những biện pháp trên có hợp lí không? Còn có những mặt hạn chế nào? Hãy nhận xét. - Hợp lí thiết thực hoàn toàn có thể làm được vì nó chủ yếu tác động vào ý thức của người sử dụng nó dựa trên nguyên tắc chủ động phòng tránh và thấu hiểu tác hại của bao ni lông bằng 14. Lop8.net. * Dùng bao bì ni lông bừa bãi gây ô nhiễm môi trường làm cản trở sự sống của các sinh vật và có hại cho sức khoẻ của con người.. b. Các giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. - Thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilông […] giảm thiểu chất thải ni lông. - Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. - Sử dụng các túi đựng […] bằng giấy, lá. - Nói những hiểu biết cua mình về tác hại của việc.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> nhiều cách bản thân con người phải ý thức được G đầu đủ tính nghiêm trọng… Không bỏ thói quen dễ dãi thì giải pháp trên vẫn chưa triệt để và tận gốc. Khi loài người chưa lại bỏ được thói quen sử dụng bao ni lông theo em có những biện pháp nào xử lí bao bì ni lông? Có 3 phương thức: chôn, lấp, đốt. - Đốt: tác hại lại thải ra khí độc, gây nhiễm độc khó thở… gây rối loạn chức năng và gây ung thư tái chế: gặp khó khăn: giá thành tái chế quá đắt thường gấp 20 lần giá thành sản xuất 1 bao bì KH mới. - Các côngtennơ đựng bao bì cũ để tái chế rất dễ gây ô nhiễm. Nêu ý kiến của em về cách đề ra các giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông - Xử lí bao bì ni lông là 1 vấn đề nan giải trogn khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn thói quen dùng bao bì ni lông thì chỉ có thể đề ra những biện pháp hạn chế mà văn bản đã đề xuất là hợp lí và có tính khả thi TB - Sản xuất bao bì ni lông so với bằng giấy tiết kiệm được 40% năng lượng bột giấy từ gỗ.. sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bạn bè, cộng đồng.. *Hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.. 3. Lời kêu gọi bảo vệ môi trường trái đất. 5’ - Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa. KH - Hãy bảo vệ Trái Đất Kết thúc bài viết tác giả đưa ra vấn đề gì? Chi - Hãy cùng nhau hành tiết nào thể hiện điều đó? động “Một ngày không sử dụng bao bì nilông”. Trong phần 3 của văn bản có 2 yêu cầu được nêu: nhiệm vụ chung của chúng ta. Dựa vào văn bản em hãy thuyết minh lại kiến nghị G này? - Nhiệm vụ: bảo vệ Trái Đất khỏi nguy cơ ô nhiễm và hành động cụ thể của chúng ta là 1 ngày không sử dụng bao bì ni lông. Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành TB động cụ thể được nêu sau? - Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường Trái đất là * Mọi người hãy hạn chế nhiệm vụ to lớn thường xuyên, lâu dài, còn việc dùng bao bì ni lông để hạn chế dùng bao ni lông là nhiệm vụ trước mắt. góp phần cải thiện môi Giải thích tại sao phần cuối văn bản người viết trường sống, để bảo vệ Trái Đất. lại dùng 1 loạt câu cầu khiến? GV - Để mang ý khuyên bảo nhưng cũng là yêu cầu, đề nghị của mọi người- hạn chế dùng bai nilông 15. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> để góp phần giữ gìn sự trong sạch của môi trường Trái Đất. 3 câu văn kết hợp với giọng điệu mạnh mẽ, ngân KH vang kêu gọi, động viên khích lệ thiết thực, người viết không nhắc lại chủ đề 1 cách giản đơn mà nâng cao ý nghĩa của chủ đề ấy lên 1 tầm cao hơn “Hãy quan tâm… Hãy bảo vệ Trái Đất” Sau khi tìm hiểu văn bản, em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? - Bố cục văn bản được sắp xếp chặt chẽ Phần 1: chỉ mấy dòng ngắn gọn mà tóm tắt được lịch sử ra đời, quá trình hành động của 1 tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường cũng như lí do VN chọn chủ đề cho năm 2000. GV Phần 2: Đoạn 1 đi từ nguyên nhân cơ bản đến các hệ quả cụ thể. Đoạn 2 gắn với đoạn 1 một cách tự nhiên và hợp lí bằng quan hệ từ “vì vậy”. Phần 3: Dùng 3 từ “hãy” rất thích hợp cho 3 câu ứng với 3 ý đã nêu ra trong phần thứ nhất. Bố cục chặt chẽ lôgíc, sự giải thích giản dị, sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông đã gợi cho TB chúng ta nhiều điều có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất ngôi nhàchung của chúng ta.. III. Tổng kết- Ghi nhớ. 3’ * Nội dung: từ việc phân tích tác hại của việc dùng bao bì ni lông, văn bản kêu gọi mọi người hãy hạn chế sử dụng bao ni Hãy khái quát những nét thành công về nghệ lông để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ thuật và nôi dung của văn bản. Trái Đất trong sạch. * Nghệ thuật: Cách thuyết minh bằng 1 hình thức rất trang trọng cùng với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ, đầy tính thuyết phục, bố cục chặt chẽ. Yếu * Ghi nhớ SGK <107> IV. Luyện tập 3’ Hỏi. Học sinh đọc ghi nhớ. Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào 16. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> cuộc sống, biến thành hành động cụ thể - Tuyên truyền cho mọi người thấy tác hại của bao bì nilông, vận động mọi người hạn chế không sử dụng bao bì ni lông. III. Hướng dẫn học bài ở nhà. 1’ - Nắm nội dung bài, học thuộc ghi nhớ - Soạn: Nói giảm, nói tránh - Đọc các ví dụ trong sách giáo khoa Giải nghĩa các từ - Tìm từ đồng nghĩa với từ “bầu sữa”.. Ngày soạn: Tiết 40 Tiếng Việt. in. đậm. trong. SGK. Ngày giảng:. NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH A. PHẦN CHUẨN BỊ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học. - Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cẩn thiết. - Giáo dục lòng yêu quý Tiếng Việt. II. Chuẩn bị Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới. B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP. * Ổn định: I. Kiểm tra. Câu hỏi: Thế nào là biện pháp tu từ nói quá cho ví dụ * Đáp án- biểu điểm: 6đ – Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại ở mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 17. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 4đ- VD: hs tự lấy ví dụ II. Bài mới Trong lời nói thường ngày trong thơ văn: để lời nói, các viết tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thiếu lịch sự người ta thường dùng cách nói giảm, nói tránh. Vậy thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của cách nói này ra sao? Ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay.. GV Treo bảng phụ có ghi ví dụ Yếu Hs đọc Vd yêu cầu các từ ngữ gạch chân. TB Các từ ngữ gạch chân trong các ví dụ trên có nghĩa là gì? - Các từ ngữ được gạch chân trong ví dụ đều nói tới cái chết nếu ta thay từ “chết” vào vị trí của các từ ngữ được gạch chân thì em thấy cách diễn đạt trong các VD sẽ như thế nào? Nêu nhận xét của em. VD a, Khi dùng từ chết khiến cho người đọc có cảm giác nặng nề, đau buồn, tiếc thương vô hạn. VD b, Khi thay thế từ đi bằng từ “chết” thì sẽ khiến cho người nghe, người đọc cảm thấy câu thơ mất đi sắc thái tôn kính trang trọng của người viết (Tố Hữu) đối với Bác Hồ. VD c, nếu thay từ “chẳng còn” bằng từ “chết” khiến người đọc, người nghe có cảm giác đau KH buồn. Theo em tại sao người viết người nói dùng cách diễn đạt như vậy? - Người viết, người nói dùng cách diễn đạt như vậy là để giảm tránh nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn. Ngoài những từ ngữ diễn tả cái chết như ở đoạn 3 trích trên, em thấy còn những từ ngữ nào khác nói về cái chết. - Mất, từ trần, quy tiên, qua đời, khuất núi. - Những từ này là những từ đồng nghĩa với từ chết. Từ đồng nghĩa như thế nào và tác dụng của chúng ra sao chúng ta đã học trong chương trình lớp 7. GV Yếu Treo bảng phụ có ghi VD 2 TB Hs đọc VD 18. Lop8.net. I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh 1. Ví dụ 1. a. Mang sắc thái tiếc thương vô hạn. b. Mang sắc thái trang trọng c.. - Tránh đi sự đau buồn.. Ví dụ 2.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ bầu sữa KH Đó là từ bầu vú. Theo em vì sao trong câu văn tác giả lại dùng từ ngữ “Bầu sữa” mà không dùng 1 từ ngữ khác cùng nghĩa? - Tác giả dùng từ bầu sữ trong câu này cốt để - Tránh cảm giác thô tục tránh thô tục, bên cạnh đó còn diễn đạt được sợi dây liên kết tình mẹ con là dòng sữa mẹ “Bầu sữa” thể hiện được tính mẫu tử thiêng liêng nhất trong cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa mẹ và bé GV Hồng. Nếu ta thay từ “Bầu vú” vào đoạn trích sẽ làm cho người đọc có cảm giác thô tũ đồng thời Ví dụ 3. không thể hiện rõ được dụng ý của tác giả. GV treo bảng phụ Hs đọc Vd: Con dao này lười lắm Con dao này không được chăm chỉ lắm. Đây là cách nói để thể hiện sự không hài lòng của bố mẹ về con, có ý trách con. Em hãy so sánh 2 cách nói này, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe (mà trong trường hợp này là những đứa con). Khác với cách nói thứ nhất, cách nói thứ 2 ta có thể hiểu là lời tránh, lời nhắc nhở xen lẫn sự khuyên răn nhẹ nhàng của người cha, người mẹ khiến người con từ từ nhận ra lỗi của mình và có hướng sửa chữa. Qua phân tích các ví dụ em có nhận xét gì về cách dùng nhiều từ ngữ in đậm trong VD - Trong khi nói và viết người ta có thể dùng từ ngữ khác phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp để diễn đạt 1 cách tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn ví dụ 1 tránh thô tục, thiếu lịch sự. Những từ ngữ in đậm người ta gọi là nói giảm, nói tránh. Qua việc phân tích các VD cho biết thế nào là 2. Bài học Nói giảm nói tránh là 1 nói giảm, nói tránh. biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, 19. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> thiếu lịch sự. * Ghi nhớ SGK <108> Hs đọc ghi nhớ. Đặt câu có sử dụng từ đồng nghĩa với từ chết mà có sử dụng ghép tu từ nói giảm nói tránh. - Bác ấy đã mất được hai năm. - Cụ B đã từ trần hôm qua. Từ mất là từ đồng nghĩa thuần việt, “từ trần” là từ đồng nghĩa Hán Việt, những từ này chúng ta đã học ở lớp 7 trong những bài từ đồng nghĩa. Yêu cầu về nhà xem lại. Các em theo dõi ví dụ chúng ta thấy nói giảm nói tránh theo những cách khác nhau. Cạc 1: dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt như ở trong ví dụ 1, 2 và ví dụ đã lấy. - Ở ví dụ 3 đây là 2 cách nói để cha mẹ nói về sự lười biếng của con. Cũng có khi người ta dùng cách nói thứ nhất song cũng có khi người ta dùng cách 23. Cụm từ “con dạo này không chăm chỉ lắm”, cụm từ “không được chăm chỉ lắm” là từ ngữ được dùng phủ định cụm từ trái nghĩa “lười lắm” để nhằm nhắc nhở khuyên nhủ với sắc thái nhẹ nhàng linh cảm. Với cách nói như vậy người ta gọi là cách nói phủ định từ trái nghĩa → đây là cách 2. Gv đưa ví dụ: Anh còn kém lắm Anh còn phải cố gắng hơn nữa Em hiểu được điều gì qua 2 cách diễn đạt trên. - Cách diễn đạt thứ nhất là lời chê bai, cách 2 cũng là lời chê những sắc thái nhẹ nhàng hơn cách 1. - Khi không nhất trí chê ai điều gì, không phải lúc nào người ta cũng nói thẳng ra. Bởi đôi khi nói thẳng, nói thật khiến cho người nghe, người tiếp nhận không vui, không hài lòng, người nói trở thành người bất lịch sự, khiếm nhã →vì thế có lúc người ta vẫn thường dùng cách nói vòng để đạt được mục đích giao tiếp và đây là cách nói giảm nói tránh thứ 3. Đưa ví dụ a, Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ. b, Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ. Nhận xét của em về hình thức và nội dung ý 20. Lop8.net. * Lưu ý: - Cách dùng từ đồng nghĩa đặc biệt là các từ ngữ Hán Việt.. - Dùng cách nói phủ định các từ trái nghĩa.. - Dùng cách nói vòng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×