Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đề cương Văn 8 - Văn thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.12 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>* Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh: 1. Các yêu cầu để làm bài văn thuyết minh: ? Đọc lại các VBTM và cho biết các VB ấy đã sử dụng các loại tri thức nào? Sử dụng các loại tri thức về sự vật (cây dừa), khoa học( lá cây, giun đất), lịch sử (khởi nghiã), văn hoá (Huế)... ? Công việc cần chuẩn bị đểviết bài văn thuyết minh? Quan sát: Tìm hiểu đối tượng về: Màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất... Học tập:Tìmhiểu đối tượng trong sách báo, tài liệu... - Tham quan: Tìm hiểu đối tượng bằng cách trực tiếp ghi nhớ bằng các giác quan, ghi chép những số liệu... 2. Tìm hiểu phương pháp thuyết minh: a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Mô hình: A là B Tác dụng: Giúp người đọc hiểu về đối tượng. b. Phương pháp liệt kê: Cách làm: Kể ra lần lượt các đặc điểm tính chất của sự vật theo một trình tự nào đó. - Vai trò: Giúp hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về ND được thuyết minh. c. Phương pháp nêu ví dụ: - Cách làm: Dẫn ra những ví dụ, dẫn chứng... - Tác dụng: Thuyết phục người đọc, khiến họ tin vào những điều đã thuyết minh. d. Phương pháp dùng số liệu: - Cách làm: Dùng các số liệu, con số chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức được cung cấp. - Tác dụng: Làm cho người đọc tin... e. Phương pháp so sánh: - Cách làm: So sánh hai đối tượng nhằm làm nổi bật các đặc điểm tính chất của sự vật được thuyết minh. - Tác dụng: Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy vào ND được thuyết minh. 1 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> g. Phương pháp phân loại, phân tích: - Cách làm: Chia đối tượng ra từng mặt từng vấn đề để lần lượt thuyết minh. - Tác dụng: Giúp người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống... Tóm lại: Trong thực tế, người viết văn thuyết minh thường kết hợp cả năm phương pháp một cách hợp lí, có hiệu quả. 3. Để làm một bài văn thuyết minh cần làm gì? a. Tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm tính chất. b.Tìm hiểu đối tượng qua sách báo, tài liệu. c. Trực tiếp quan sát ghi nhớ thông qua các giác quan, ấn tượng. d. Cả a,b,c. 4. Làm thế nào để viết được một bài văn TM có sức thuyết phục? Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại... b. Sử dụng phương pháp : Nêu định nghĩa, giải thích. c. Sử dụng phương pháp : Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu . d. Sử dụng phương pháp : phân tích, phân loại.. I. Dàn ý bài văn thuyết minh - Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng cuả cá nhân đối tượng nghe dược nói tới. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1.Xác định đề tài - Đề tài viết về vấn đề gì? - Đề tài đó như thế nào? - Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân... 2. Lập dàn ý Thường gồm 3 phần: A- Mở bài: - Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào…) 2 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận). - Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ). B- Thân bài: - Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không? - Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy. C- Kết bài: - Trở lại được đề tài của bài thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.. Đề 1 : Thuyết minh về cái phích nước ! Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày…… Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem). Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện 3 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu. Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách : - Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp. - Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. - Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của 4 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. - Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng. Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. * Dàn ý Đề: Thuyết minh cái phích nước (bình thuỷ). I/MB: Xác định phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình. II/TB: 1. Cấu tạo: - Hình dáng của cái phích hình trụ, cao khoảng 35cm 40cm. - Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa. - Nút phích (nắp đậy ruột phích) thường bằng bấc hoặc bằng nhựa. - Cấu tạo gồm hai phần chính: phần vỏ và phần ruột. + Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt... để bảo quản ruột phích. + Bộ phận ruột phích là phần quan trọng nhất của phích nước được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh có tráng thuỷ ngân có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng hình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. 2. Tác dụng: - Hiệu quả giữ nhiệt của phích nước: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ. 3. Sử dụng, bảo quản: - Để bảo quản phích khỏi vỡ cần để ở nơi khô ráo, tránh nóng và để xa tầm tay trẻ em đẻ tránh gây nguy hiểm. - Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu 5 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 10 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. - Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào phích nước, ta chớ rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần bằng 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ mội giới của nước. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. III/KB: Cái phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình. Đề: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam. II/TB: 1. Cấu tạo: - Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?... - Cách làm (chằm) nón: + Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm. + Xử lý lá: lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp. + Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp. + Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật). - Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)... 2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần. a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa: - Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì? 6 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD) - Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa: + Ca dao (nêu VD) + Câu hát giao duyên (nêu VD) b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay: Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó: - Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD) - Trong các lĩnh vực khác: + Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD). + Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng. + Du lịch III/KB:Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá. Đề: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. I/MB: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh. II/TB: 1. Nguồn gốc: 2. Mô tả kiểu dáng? Màu sắc? Vật liệu? Một số nhà may áo dài nổi tiếng ở Việt Nam? - Chiếc áo dài ngày xưa: có tài liệu cho rằng chiếc áo dài truyền thống là áo tứ thân (bốn tà), cổ đứng, tay dài, cửa ống tay thường rộng. Mặc dầu bị ngoại xâm và bị đô hộ lâu dài nhưng tổ tiên ta vẫn khôn khéo duy trì xã hội có kỷ cương, tôn ti trật tự. Cứ nhìn vào trang phục và màu sắc, ta có thể phân biệt được giai tầng trong xã hội. Theo sách "Vũ Trung Tuỳ Bút", học trò và thường dân khi có việc công thì mặc áo xanh lam, lúc bình thường mặc áo nâu thâm... Người giàu sang thì mặc the lục, gấm vóc, còn người nghèo khó thì vận vải thô... Vua quan thì có phẩm phục, quân lính thì có nhung phục, thường dân thì có lễ phục... 7 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Y phục là một biểu tượng của quốc gia, dân tộc. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của đất nước, chiếc áo dài cũng có nhiều thay đổi, cải tiến. - Chiếc áo dài ngày nay: + Vào khoảng thập niên 1930, nhóm văn sĩ trong Tự Lực Văn Đoàn đã chỉ xướng cuộc cải cách văn hoá, tư tưởng mới cho thế hệ trẻ. Trong nhóm này có hai hoạ sĩ du học từ Pháp về, đó là các ông Nguyễn Cát Tường và Lê Phố, dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong Hoá làm phương tiện truyền bá của nhóm. Hai hoạ sĩ đã vẽ và chỉnh trang kiểu áo dài phụ nữ gọi là áo "Le Mur Cát Tường" cổ cao, không có eo. + Một nhân vật nữ khác không thể không nhắc đến, đó là bà Trịnh Thục Oanh, một Hiệu trưởng của trường nữ Trung học Hà Nộ, đã làm thêm một cuộc cải cách táo bạo hơn, bà nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mỹ miều duyên dáng của phái nữ... 3. Áo dài trong cuộc sống cộng đồng người Việt: - Trong trường học (thơ ca, nhạc hoạ...). - Một chiếc khăn vành (mấn) có tác dụng như một "vương miện", thêm vào chiếc áo choàng bên ngoài, áo dài sẽ trở thành bộ y phục "hoàng hậu" cho cô dâu khi bước lên xe hoa... - Trong những buổi dạ tiệc, chiếc áo dài trở thành trang phục dạ hội lộng lẫy, không thua kém bất kỳ kiểu dáng thời trang nào khác... - Trong các buổi giao lưu văn hoá mang tính khu vực quốc tế như các cuộc thi thời trang, thi hoa hậu... Chiếc áo dài Việt Nam kiêu sa, duyên dáng sánh vai cùng Quốc phục của các dân tộc khác trên thế giới... III/KB: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc áo dài trong đời sống tâm hồn Việt Nam.. Chiếc Nón lá Việt Nam Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa. 8 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên). Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư... Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem 9 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc. Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình. Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón. Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ. Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó 10 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết. Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.. Em hãy thuyết minh về con vật nuôi mà em thích nhất? Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa ? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia. Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây. Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ 11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng. Chắc chẳng có em bé nào mà lại không biết đến câu hát : “Meo meo meo, rửa mặt như mèo...” hay “mèo con ra bể nước, bàn chân nó vuốt vuốt, xoa mấy sợi râu cước...”. Hình ảnh chú mèo liếm láp lòng bàn chân trước bên phải của mình cho thật sạch rồi lấy chính chân đó cọ cọ vào mặt mình đã khắc sâu vào tâm trí trẻ thơ. Một tập tính nữa mà ai cũng biết ở mèo đấy là bắt chuột. Bọn chuột xấu xí chuyên đi ăn vụng mỗi khi nghe thấy tiếng “meo meo” của mèo là hồn vía chạy đi đâu hết cả, chỉ còn biết bạt mạng chạy. Cộng thêm với đôi râu và đôi tai nhạy như ra đa mà trời đã ban cho, mèo lại càng bắt được nhiều chuột. Nghe chị mèo nói đến đây, tôi đã thấy khoái loài mèo lắm rồi, bèn giục : “Chị ơi, chị kể cho em nghe về sự sinh trưởng của mèo đi”. Chị mèo mỉm cười rồi tiếp : “Mèo con được một tháng tuổi đã được mẹ dạy cho những kỹ năng bắt chuột cơ bản như chạy, nhảy, rình mồi, vồ mồi. Trong thời kỳ này, mèo mẹ sẽ dẫn mèo con đi quanh nhà để chúng “tìm hiểu” mọi thứ. Lớn hơn một chút, khoảng từ bốn đến năm tháng tuổi là có thể tự săn mồi. Mèo từ mười đến mười hai tháng tuổi là có thể sinh sản được. Lúc này, mèo cái có bộ lông mới mượt hơn, dày hơn bình thường. Cơ thể mèo lúc này phát ra một mùi đặc biệt và có tiếng kêu khác thường để hấp dẫn các chàng mèo đực. Sau khi giao phối, mèo cái lại sống đơn độc như trước và tự nuôi con. Mỗi lứa, mèo mẹ đẻ khoảng hai đến sáu con. Mèo con mới đẻ mắt nhắm nghiền, khoảng một tuần sau mới mở mắt”. Rồi chị đố chúng tôi kể được tên thật nhiều loài mèo. Hừm, để xem nào. Mèo mun lông đen tuyền từ đầu tới gót này. Mèo mướp với bộ lông xám tro, mèo vàng lông vàng óng nữa. Có lẽ giống mèo đông 12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> đúc nhất, được nuôi phổ biến nhất là mèo tam thể. Loài này lông có màu đen, vàng, trắng pha lẫn với nhau. Nghe chúng tôi kể, chị gật gù : “Họ nhà người cũng am hiểu về họ nhà mèo ghê”. Chị còn kể cho chúng tôi về nỗi kinh hoàng của họ nhà chị. Xưa, người ta dùng ruột mèo để căng dây vợt tennis (Nói đến đây, mặt chị hơi nhăn lại). Và bây giờ người ta còn ăn thịt mèo nữa. Nghe đâu, Chính phủ đã cấm bán và ăn thịt mèo. Song mấy người bạn chị bảo ở dưới Thái Bình, số quán nhậu “tiểu hổ” vẫn ở mức hàng trăm. Và cứ mỗi ngày, lại có hơn một ngàn anh chị em cô bác mèo “ra đi” tại đây. Chị lắc đầu “Cứ đà này, chẳng mấy chốc, bọn chuột dưới đó lại nổi loạn cho xem”. Vì mèo là “khắc tinh” của chuột mà. Các bạn có muốn góp tay ngăn chặn nạn chuột không ? Hãy nuôi một chú mèo trong nhà nhé. Theo kinh nghiệm của chị mèo Thông Thái thì mèo con dưới hai tháng tuổi nên cho ở với mẹ. Khi lớn lên thì cho tập ăn cơm trộn cá, trộn thịt hoặc thậm chí cả rau nữa. Mèo là loại động vật có xuất xứ từ sa mạc nên rất ưa hơi ấm. Chính vì thế nên mèo rất hay trườn mình cọ vào chân người. Lúc đó, bạn hãy ôm mèo vào lòng, ủ ấm cho nó hoặc mang nó ra nắng sưởi ấm nhé ! Thấy chưa, mèo ta đã lim dim đôi mắt và grừ grừ khoan khoái rồi kìa. Mèo cũng rất thích chơi với các em bé từ bốn tuổi trở lên. Đây là thời kỳ hình thành nhân cách của các em nên nếu trong gia đình nuôi một chú mèo thì trẻ nhỏ sẽ sớm biết yêu động vật. Thật đáng tiếc nếu bạn bị dị ứng với lông mèo vì khi đó bạn chỉ có thể ngắm nó từ xa chứ đừng nuôi mà cũng đừng âu yếm vuốt ve nó. À, các bạn nhớ đem mèo đi tiêm phòng mỗi năm một lần và thường xuyên tắm hoặc bắt rận cho mèo nhé. Để mèo luôn khỏe mạnh và sạch sẽ mà. Ối, vì trời nắng ấm quá nên chị mèo Thông Thái đã ngủ quên mất rồi. Thôi, chúng ta sẽ để yên cho chị ấy ngủ nhé. Tôi chắc rằng lần sau chị ấy sẽ kể cho chúng ta rất nhiều chuyện thú vị về loài mèo đấy. Vì loài mèo là bạn tốt của con người mà ! Tạm biệt !. THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU DÀN Ý MB:. 13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày. - Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay. TB: * Ngoại hình: Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém. * Các bộ phận: Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối. - Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều. - Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn. - Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước. - Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi. - Da trâu mỏng và bóng láng. - Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da. * Khả năng làm việc: - Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc. * Đặc tính, cách nuôi dưỡng: - Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành. - Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con). - Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.. 14 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống. - Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày. - Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo … KB: Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế. (Sưu tầm) THUYẾT MINH VỀ CÁC LOẠI QUẠT Ở VIỆT NAM I. Mở bài - Việt Nam nằm trong vùng khí hậu ấm nóng nên nhu cầu làm mát, đặc biệt là bằng quạt là điều thường gặp ở mọi miền đất nước… II. Thân bài 1. Giới thiệu về các loại quạt ở Việt Nam a. Quạt bằng tay: giới thiệu chất liệu cấu thành, màu sắc, cách làm quạt, cách sử dụng, nơi thường sử dụng - Quạt nan: - Quạt mo: - Quạt giấy: - Quạt bằng tấm xốp: b. Quạt điện: - Liệt kê một số loại quạt chạy điện: để bàn, treo tường, quạt trần, quạt thông gió … - Cấu tạo, cơ chế hoạt động, mức độ tiện lợi so với quạt bằng tay 2. Quạt và văn hóa Việt Nam - Quạt là phương tiện biểu lộ tình nghĩa: ông, bà, cha mẹ quạt cho con cháu và ngược lại - Quạt trong văn hóa văn nghệ: đạo cụ biểu diễn, hình ảnh sử dụng trong thơ ca…. III. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa, vai trò của cái quạt trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. 15 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Văn thuyết minh về cây quạt giấy Những ngày hè oi bức, vật giúp con người xua bớt đi cái nóng khó chịu đem lại những làn gió mát mẻ chính là chúng tôi, anh em họ hàng nhà quạt. Chúng tôi có mặt ở khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc để thực hiện cái nhiệm vụ cao cả đáng tự hào ấy ! Họ hàng chúng tôi khá đông nào là: quạt mo, quạt giấy, quạt nan rồi quạt điện… Ngoài việc tạo ra những làn gió mát thì chúng tôi còn được sử dụng vào nhiều công dụng khác như trang trí, làm đồ chơi cho trẻ em, là vật làm duyên của các cô gái trong các lễ hội… Anh em chúng tôi mỗi người có một tính cách, một đặc điểm khác nhau . Anh quạt điện mạnh mẽ năng động . Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn . Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng . Còn tôi, quạt giấy thì được nhận xét là dịu dàng, thướt tha. Trong tất cả các anh em thì có lẽ quạt điện là có cấu tạo phức tạp nhất, bao gồm : - Động cơ điện. - Trục động cơ. - Cánh quạt. - Công tắc quạt. - Vỏ quạt. Nói về quạt điện thì những điều trên chỉ là bao quát thôi, chứ gia đình anh ý còn có : quạt trần, quạt treo tường, quạt để bàn… Quạt điện ra đời vào năm 1882 và Mỹ là những người đầu tiên phát minh ra anh quạt điện . Anh quạt điện đầu tiên 2 cánh được sản xuất bởi Cty Động cơ điện Croker and Curtis (C&C Company). Những cánh quạt ban đầu thường được làm bằng vải kiểu như Cối xay gió – địch thủ muôn đời của Đông Ki sốt. Nhờ sự hiện đại của nền công nghệ với đầy đủ chức năng nên anh ý rất được mọi người ưa chuộng . Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn là vật mà các bà các mẹ hay dùng để quạt cho con cháu vào những ngày hè oi ả với tất cả sự iu thương và trìu mến . Gợi lên vẻ đẹp thân thương của làng quê Việt Nam. Từ những bẹ cau khô tưởng chừng như không còn có ích lợi gì con người đã biến nó thành cô quạt mo dễ mến dùng để xua đi cái nóng khó chịu của mùa hè. Đầu tiên là một chiếc bẹ cau to đã khô, bỵ rụng xuống đất nhưng đẹp và không bị sâu, cắt phần lá đi chỉ để lại phần ôm lấy thân cau. Sau đó lấy cái cối đá đè lên, để khoảng 3-4 ngày rồi lấy ra sẽ được một tấm tầu cau phẳng phiu, tiếp đó dùng dao căt theo hình cái quạt. Để quạt không bị gãy phải gấp mép phía dưới, tức là phía tay cầm vậy là cô quạt mo nhà ta có hình dáng gần giống hình bầu dục. Đó cũng chính là sự ra đời của cô quạt mo. Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng cũng được làm = cách rất đơn giản : chỉ cần 812 thanh tre vót nhọn, giấy, kéo, keo dán thì có thể dễ dàng tạo nên em ý. Đầu tiên là xếp các thanh tre lại, thanh tre nọ chồng lên thanh kja rồi dùi một lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng = cái trục. Tách các nan ra, ướm 2 tờ giấy. 16 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> lên cắt 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan được tách đều nhau vậy là đã được một em quạt nan quạt nan. Đấy, em quạt nan ra đời như thế đấy các bạn ạ ! Còn tôi, chiếc quạt giấy, tôi tự hào vì có được vị trí trong danh sách lịch sử nghệ thuật Việt. Cội nguồn của tôi bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ cây tre thân thuộc đã tạo ra tôi, chiếc quạt giấy đơn giản và dung dị. Về mặt giá trị tôi làm mát cho con người và tôi lặng lẽ đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tôi có thể là chiếc ô che nắng, thướt tha uốn lượn cùng các cô gái quan họ giao duyên. Trong tay các thi sĩ tôi được thổi hồn thơ vào đó. Những vần thơ mượt mà, sâu lắng. từ ngàn xưa, trên các làng quê có nhiều nghệ nhân tạo ra tôi và nhièu nhất là ở vùng quê bắc bộ. Họ hàng nhà quạt chúng tôi là như thế, khá phong phú và đa dạng phải không các bạn. Chúng tôi luôn tự hào vì đã tạo được niềm vui cho con người và chúng tôi vui mừng vì được con người yêu quý, gìn giữ cho đến tận ngày nay. Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm Nón bảo hiểm thường gồm 4 phần chính như sau: _Lờp vỏ bên ngoài được làm bằng nhựa tống hợp,hình cầu phẳng,để khi va chạm lực tác động lan tỏa ra bên ngoài,không tập trung tại 1 điểm giúp làm giảm bớt lực tác động vào đầu người đeo. _Lớp nệm hấp thụ và chạm làm bằng, giúp giảm lực va chạm. _Lớp lót mỏng bằng sợi poly giúp tạo cảm giác thoải mái cho người đội. _Quai đeo giúp giữ chặt nón,sẽ phát huy tác dụng khi bị tại nạn.(các bạn có thể thêm tác dụng vào cũng được). Ngoài ra có thểm có thêm bộ phận kính bảo vệ mắt,giúp cản bụi và gió. Nón bảo hiểm ở nước ta gồm 3 loại chính sau: _Nón bảo hiểm che cả hàm:giúp bảo vệ toàn bộ phần đầu.Cò ưu điểm là giúp người đội không bị ướt khi đi lúc trời mưa.Có nhược điểm là giá thành khác cao,cồng kềnh nên hơi bất tiện khi mang theo. _Nón bảo hiểm che đầu và tai:có độ bảo vệ gần giống như loại che cả hàm nhưng có 1 khuyết điểm lớn là nếu bị té về phía trước thì trở nên vô tác dụng. _Nón bảo hiểm loại nửa đầu:chỉ bảo vệ được phần đầu.Có ưu điểm là có giá thành khá phù hợp,khá nhẹ so với các loại mũ nêu trên.Cũng như laọi nón bảo hiểm che đầu và tai,loại này nếu bị té về phía trước thì sẽ không phát huy tác dụng. Các loại nón kể trên đều có chức năng giống nhau là bảo về phần đầu không bị chấn thương khi va chạm,nhưng cấu tạo của chúng có đôi chỗ khác nhau.Do đó tùy theo sở thích,mọi người đều có thể chọn cho mình chiếc nón phù hợp.Ngày nay,ngoài những chiếc mũ bảo hiểm truyền thống,ở nước ta đã xuất hiện 1 “thế hệ” nón bảo hiểm khác.Các loại nón này về cấu tạo thì cũng không khác loại nón bảo hiểm truyền thống là bao nhưng chúng được trang trí bằng những hình ảnh. 17 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> bắt mắt,phù hợp với như cầu của thị trường và cũng là 1 giải pháp hữu hiệu cho các bạn trẻ muốn thể hiện phong cách của mình. Xét về tình hình giao thông nước ta hiện nay,chiếc mũ bảo hiểm đóng góp 1 vai trò khá quan trọng.Nước ta là 1 nước có tốc độ phát triển kinh tế thuộc loại cao trên thế giới nhưng lại có 1 hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển.Hệ thống đường sá và cầu cống đã xuống cấp khá nghiêm trọng.Ngoài ra việc đào đường để thì công các công trình thủy lợi đã vô tình để lại 1 hậu quả khá nghiêm trọng.Các công ty thì công đã cho san lấp qua loa khiến cho mặt đường gồ ghề,đôi chỗ còn thấp hơn cả mặt đường hiện tại.Điều này đã khiến cho khả năng xảy ra tai nạn giao thông tăng lên.Mặt khác,mặt đường của nước ta có 1 nhược điểm nghiêm trọng là khá trơn trượt mỗi khi bị thấm nước nên tỉ lệ xảy ra tai nạn cũng tăng lên.Do đó trong những năm gần đây,số vụ tai nạn giao thông đã tăng lên chóng mặt,chủ yếu là do xe 2 bánh gây ra.Để khắc phục tình trạng này,vào ngày 15-12-2007,chính phủ đã ban hành các quy định về việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển môtô,xe máy.Quy định này ngay sau đó đã nhận được những phản hồi tích cực và đạt được các kết quả khả quan sau 1 tháng kể từ ngày ban hảnh:số người tử vong do liên quan đến tai nạn giao thông đã giảm đi đáng kể,số người bị thương giảm gần 30%. Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích [Con lợn]. 1) Mở bài: Lợn là loài vật nuôi có ích, cho nhiều thịt và có khả năng sinh sản cao. 2) Thân bài: a. Nguồn gốc – Phân loại: Lợn là thú thuộc bộ Guốc chẵn nhưng không nhai lại, còn được gọi là heo. Lợn nhà bắt nguồn từ lợn rừng, phân bố trên khắp thế giới, được con người thuần. 18 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> hóa từ 4000 – 5000 năm trước Công nguyên. b. Đặc điểm: Lợn mắt kém, tai thính, mũi tinh, mõm hơi dài. Lông lợn thưa và khô. Lợn ăn tạp và mắn đẻ. Lợn đẻ trung bình hai lứa một năm, mỗi lứa từ 8 đến 12 con. Lợn nuôi chủ yếu để lấy thịt. Lợn Ỉ: được nuôi phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Toàn thân lợn có màu đen, chân ngắn, mõm nhọn, bụng sệ, lưng võng. Một lứa lợn đẻ rất nhiều con và rất khỏe nuôi con. Thịt của loài lợn này mềm, trắng, thơm ngon. Lợn Mường Khương: được nuôi phổ biến ở miền núi Trung du Bắc Bộ. Thân cao to, lưng phẳng, phàm ăn, chịu rét giỏi. Nhược điểm của giống lợn này là phẩm chất thịt kém, đẻ con ít và nuôi con vụng. Lợn Ba Xuyên (heo bông): màu lông lang trắng đen, thân ngắn, tai nhỏ, được nuôi nhiều ở miền Tây và miền Trung Nam Bộ. Lợn Thuộc Nhiêu: màu lông trắng tuyền hoặc có đốm đen, tai nhỏ, chân thấp, được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Lợn Yoóc Sai: có nguồn gốc từ nước Anh. Đặc điểm nổi bật là thân hình cao to, thích nghi tốt. Loài lợn này rất mắn đẻ, nuôi 6 tháng tuổi có thể đạt từ 80 đến 100 kg. Phân heo dùng làm phân bón rất tốt. 3) Kết bài: Lợn là nguồn cung thực phẩm rất quan trọng và chủ yếu của chúng ta. Lợn được thuần hóa từ lâu đời và là gia súc phù hợp với yêu cầu chăn nuôi của con người. Thuyết minh về đồ dùng học tập I. MỞ BÀI: - Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường. II. THÂN BÀI: 1. Nguồn gốc, xuất xứ: - Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. - Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 2. Cấu tạo: - Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. + Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. + Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,. 3. Quy trình làm ra chiếc cặp : - Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.. 19 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Lựa chọn chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,. + Xử lý: tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. + Khâu may: thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. + Ghép nối: ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau. 4. Cách sử dụng: - Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: + học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. + hoïc sinh nam: ñeo cheùo sang moät beân. => Thể hiện sự khí phách, năng động, nam tính. Nam sinh viên Đại học Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động + học sinh tiểu học : đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. - Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. 5. Cách bảo quản: - Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: + Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. + Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. + Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. + Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. + Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. + Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. + Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. 6. Công dụng: - Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. - Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. - Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. III. KẾT BÀI:. 20 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×