Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - THCS Tô Hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.44 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. Ngày soạn: 28/9/2009. Ngày giảng: 01/10/2009. Tiết 1. Tập làm văn: - ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ - TẠO LẬP VĂN BẢN VÀ LIÊN KẾT VĂN BẢN 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: - Ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản về thể loại văn tự sự (đặc điểm, những yêu cầu cơ bản khi làm văn tự sự); các yếu tố liên kết văn bản và các bước tạo lập văn bản. b) Về kĩ năng: - Khái quát, tổng hợp kiến thức. - Luyện tập tạo lập văn bản đảm bảo các bước theo đúng yêu cầu (Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra…). c) Về thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV (lớp 6, 7) - Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức văn tự sự ở lớp 6 và kiến thức về tạo lập văn bản (lớp 7) theo yêu cầu của GV. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: ( 1′) Kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: …../18 a) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học. b) Dạy nội dung bài mới: * Giới thiệu: (1 phút). Trong chương trình Ngữ văn 6, các em đã được học về văn tự sự, miêu tả; Liên kết, mạch lạc và các bước tạo lập văn bản ở lớp 7. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn lại để củng cố những kiến thức cơ bản trên. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. I. Nội dung. 1. Văn tự sự. ?. * Tự sự là gì?. a) Khái niệm tự sự:. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. HS GV.  Trình bày (có nhận xét, bổ sung):. - Tự thức - Tự là kể, sự là việc. cách - Như vậy tự sự là một phương thức biểu đạt theo bằng cách kể ra các sự việc theo mối quan hệ đấy. nào đấy, như quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng.. sự là một phương biểu đạt bằng kể ra các sự việc mối quan hệ nào. - Khái niệm tự sự ở đây bao gồm các nội dung trần thuật, tường thuật, kể chuyện. - Về mục đích giao tiếp, tự sự là phương thức chủ yếu để nhận thức sự vật (việc được kể ở đây bao hàm cả sự giải thích, tìm hiểu, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê). b) Yếu tố cơ bản của văn tự sự: ?. HS. * Văn bản tự sự được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? Những yếu tố đó có ý nghĩa như thế nào trong văn tự sự? - Yếu tố tạo nên văn bản tự sự: + Sự việc. + Nhân vật. - Đây là 2 yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong văn tự sự.. GV.  bổ sung và chốt nội dung: - Tự sự là "Kể chuyện" do đó yếu tố quan trọng là sự việc. Nếu không có sự việc thì không có tự sự. Do vậy muốn có tự sự, người ta phải chọn sự việc, rồi liên kết sự việc thành một chuỗi để thể hiện điều muốn nói (tức chủ đề truyện) làm cho truyện có ý nghĩa.. ? HS. - Sự việc. + Sự việc tạo nên ý nghĩa trong văn bản tự sự. + Sự việc phải được sắp xếp thành một chuỗi thống nhất để thể hiện chủ đề của truyện.. * Hãy nhớ lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, hãy liệt kê các sự việc trong câu chuyện? - Các sự việc: 1. Vua Hùng kén rể.. 2. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. 2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. 3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. 4. Sơn Tinh đến trước được vợ. 5. Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. 6. Hai bên giao chiến, Thuỷ Tinh thua rút quân về. 7. Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. GV. - Trong văn bản tự sự, ta thấy các sự việc được liên kết với nhau tạo thành một chuỗi từ sự việc mang tính khởi đầu đến sự việc mang tính phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc.. ?. Hãy sắp xếp các sự việc trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh theo bốn nội dung trên (sự việc khởi đầu, sự việc mang tính phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc). HS. - Sự việc mang tính khởi đầu: Vua Hùng kén rể. - Sự việc phát triển: Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. - Sự việc cao trào: Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. - Sự việc kết thúc: Hai bên giao chiến, Thuỷ Tinh thua rút quân về.. GV. - Như vậy các sự việc trên kết hợp với nhau theo trình tự có ý nghĩa: Sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh. - Nhân vật:. ? HS. * Nhân vật trong văn tự sự giữ vai trò gì? - Trình bày có nhận xét, bổ sung:. Là người làm ra sự - Trong văn tự sự, nhân vật là người làm ra việc đồng thời là người sự việc đồng thời là người được thể hiện, được thể hiện, được nói tới trong văn tự sự. được nói tới. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. ?. * Nhân vật tự sự thường được kể, tả qua yếu tố nào?. HS. - Nhân vật tự sự thường được kể, tả qua yếu tố: hiện thực, tưởng tượng, hoang đường kì ảo.. GV. - Ngôi kể trong văn tự sự cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng, tình cảm của người kể. (Thường kể theo ngôi thứ nhất: Người kể hiện diện và xưng tôi; ngôi thứ ba: Người kể dấu mình) c) Bố cục trong văn tự sự.. ?. HS. Bố cục của một bài văn tự sự thường có mấy phần? Nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện từng phần? - Trình bày có nhận xét, bổ sung, chốt nội dung:  Bố cục gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc. - Thân bài: Diễn biến tình tiết sự việc. - Kết bài: Kết quả sự việc, suy nghĩ.. GV. ? HS. - Như vậy, các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về văn tự sự. Muốn viết được một bài văn tự, cũng như các thể loại khác, chúng ta cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các bước tạo lập văn bản. * Em hãy nhắc lại các bước tạo lập văn 2. Quá trình tạo lập bản? văn bản: - Trình bày (có nhận xét, bổ sung và chốt nội dung): 1. Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào? 2. Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện. 4. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. đúng định hướng. 3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. 4. Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt được các yêu cầu đã nên ở trên chưa và có cần sữa chữa gì không. GV. ? HS. - Bước hoàn chỉnh văn bản (diễn đạt các ý thành một bài văn hoàn chỉnh, có nội dung, ý nghĩa trọn vẹn). Đây là một khâu rất quan trọng bằng các thao tác liên kết văn bản. * Vậy, liên kết trong văn bản là gì? Vì sao 3. Liên kết trong văn văn bản cần phải có tính liên kết? bản: - Trình bày.. - Liên kết trong văn bản là sự thống nhất về nội dung và hình thức nhằm mục đích thể hiện một chủ đề nhất định.. - Nhận xét, bổ sung.. - Liên kết là một trong những tính chất trong quan nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa, dễ hiểu. ? KH. * Để văn bản có tính liên kết cần đảm bảo * Phương tiện liên kết những điều kiện gì? trong văn bản: - Hình thức: Các câu, các đoạn cần có tính chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp, có sự kết nối liền mạch bằng các phương tiện ngôn từ thích hợp. - Nội dung: Nội dung các câu các đoạn phải gắn bó chặt chẽ với nhau, tập trung thể hiện một một chủ đề cụ thể.. GV. - Chuyển: Từ những kiến thức cơ bản trên, chúng ta sẽ cùng luyện tập. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. II. Luyện tập. (32 phút) 1. Bài tập 1: (BT1- SBT,T.8) ?BT2. * Hãy vận dung kiến thức đã học để điền các từ ngữ “tựu trường, hơn nữa, một nền giáo dục, từ giờ phút này giở đi” vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Công hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày ... ở khắp nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng ..., ... các em bắt đầu được nhận ... hoàn toàn Việt Nam”.. 1 HS. - Lên bảng lựa trọn từ thích hợp điền vào chỗ trống theo yêu cầu.. GV. - Cùng HS theo dõi, chữa bổ sung: Phải điền theo thứ tự như sau: Tựu trường vào chỗ trống thứ nhất, hơn nữa vào chỗ trống thứ hai từ giờ phút này giở đi vào chỗ trống thưa ba một nền giáo dục vào chỗ trống cuối cùng. Văn bản sẽ là: “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Công hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. 2. Bài tập 2: (SBT,T.8). HS. - Đọc: Chuyện kể rằng: Nhà thơ Nguyễn Công Trứ có lần nói với một đám học trò đi thi: “Lão có nghe lỏm được một đoạn văn của một danh nho, xin đọc cho các thầy nghe rồi nhờ các thầy giảng giải giùm cho lão nhé!” Nói rồi Nguyễn Công Trứ bèn tủm tỉm cười, ngồi trên lưng bò mà thủng thẳng đọc rằng: “Sông Nhĩ Hà sâu ba mươi sáu thước nước, chim ăn chim béo, cá không ăn cá bay về núi Hồng Sơn. Nhớ xưa: vua Thần nông giá sắt, vua Đế Thuấn canh vân. Cùng quăng, cùng quẳng, cùng quằng, tổng bất ngoại bò vàng chi liếm lá!”. Đám học trò nghe xong ai nấy đều tấm tắc khen lấy khen để, nhưng không ai hiểu nổi đoạn văn ấy có nghĩa gì, lại càng không một ai biết đoạn. 6. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. ? HS. văn ấy có nghĩa hay không? * Em hãy cho biết đoạn văn trên có nghĩa hay không? Trong các lí do dưới đây, lí do nào xác nhận đoạn văn ấy có nghĩa (hay không có nghĩa? a) Không một từ nào có nghĩa. b) Không một cụm từ nào có nghĩa. c) Không một câu nào có nghĩa. d) Có những từ, cụm từ, câu vô nghĩa. e) Các cụm từ, các câu không liên kết với nhau.. HS. - Thảo luận nhóm (2 nhóm) (trong 4 phút) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.. GV. Cùng HS theo dõi, nhận xét, chữa bổ sung: - Đoạn văn trên không có nghĩa. - Vì các cụm từ, các câu không liên kết với nhau (e) 3. Bài tập 3:. ?BT3. * Chắc em biết câu chuyện cổ tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy giúp em hiểu được điều gì cụ thể hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?. HS. - Suy nghĩ cá nhân  trình bày ý kiến.. GV. - Cùng HS nhận xét, bổ sung: Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” giúp ta hiểu rõ hơn về mối liên kết trong văn bản. Bởi vì nếu chỉ có trăm đốt thì các đốt tre phải được nối liền với nhau. Như vậy, một văn bản muốn được hiểu rõ nghĩa thì không thể nào không có liên kết. 4. Bài tập 4:. ? BT4. * Thực hiện các bước tạo lập văn bản (Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý) cho đề bài sau: Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lý thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em gặp ở trường.. HS. - Thực hiện các bước tạo lập Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. văn bản theo yêu cầu (suy nghĩ cá nhân (7') sau đó trình bày kết quả). GV. - Cùng HS nhận xét, chữa bổ sung. 1. Phân tích đề: a) Nội dung trọng tâm: - Một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường. - Bài học rút ra từ câu chuyện đã gặp. b) Xác định các yếu tố chính: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. - Trình tự: Kể cho bố mẹ nghe khi sự việc đã sảy ra (hình dung lại sự việc). - Các chi tiết chính: + Thời gian, địa điểm sảy ra câu chuyện. + Diễn biến của câu chuyện. + Kết thúc câu chuyện và những suy nghĩ của em. c) Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống. 2. Dàn bài: a) Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh kể chuyện: Khi em vừa đi học về; trong bữa cơm gia đình; khi gia đình quây quần trò chuyện,… - Đó là câu chuyện gì (về ai hoặc về cái gì) Tính chất của câu chuyện? (Câu chuyện cảm động về người thầy giáo của em; câu chuyện lí thú về một người bạn; câu chuyện hài hước về một người bạn cùng lớp; câu chuyện cảm động xen lẫn sự hài hước về những người bạn của em,…) b) Thân bài: - Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện (trong lớp; ngoài sân trường; ở vườn trường; trên đường đi học; trên đường về nhà… vào thứ hai; ngày cuối tuần,…) - Mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện: Trình bày những nhân vật của câu chuyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó. Ví dụ: Lớp em rất đoàn kết; A có hoàn cảnh gia đình khó khăn, B thì khá giả. 8. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. hơn, hai bạn chơi khá thân với nhau,… - Hoàn cảnh để các sự việc diễn ra, sự việc bắt đầu từ đâu? Ví dụ: Lớp em lao động, mỗi người được phân công một việc,… - Diễn biến của câu chuyện, những sự việc đưa đến tình huống truyện: Tình huống nảy sinh đưa đến yêu cầu về cách giải quyết của những người tham gia vào tình huống: Ví dụ: Lớp lao động xong thì phát hiện thừa ra một số dụng cụ lao động, không ai nhận; hoặc bạn A nhặt được cái ví bên đường, trong ví có rất nhiều tiền,… - Mâu thuẫn truyện lên đến cao trào như thế nào? Ví dụ: Cả lớp ngạc nhiên, lớp trưởng cũng không biết giải quyết những dụng cụ lao động thừa ra như thế nào; Hoặc có bạn bảo A mang tiền về đưa cho mẹ, A cũng xuôi xuôi,… - Mâu thuẫn được giải quyết ra sao? Thái độ của các nhân vật trong truyện? Ví dụ: Có bạn đã nhận dụng cụ lao động, các bạn người nọ lo cho người kia sợ bạn mình không mang đủ thì sẽ bị khiển trách; hoặc A quyết định đem nộp chiếc ví cùng số tiền trong đó cho các chú công an,… c) Kết bài: - Suy nghĩ của em về sự việc đã sảy ra, bài học em rút ra được từ sự việc đó (nếu có - có thể dùng lời khuyên của cha mẹ để nói lên suy nghĩ và bài học mà bản thân rút ra được). c) Củng cố, luyện tập: ( 1′) - Nhắc lại đặc điểm của văn tự sự và những yêu cầu chính khi tạo lập văn bản. d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1′) - Ôn kĩ lí thuyết văn tự sự, nắm chắc các bước tạo lập văn bản. - Kể lại chuyện cuộc chia tay của những con búp bê bằng lời văn của em (từ 5 đến 7 câu) có sự liên kết chặt chẽ. Chỉ ra mối liên kết đó. - Ôn lại toàn bộ kiến thức về từ tiếng việt: Từ ghép, từ láy, đại từ. ============================. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. Ngày soạn:13/10/2009. Ngày giảng: 15/10/2009. Tiết 2. Tiếng Việt: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT: TỪ LÁY, TỪ GHÉP, ĐẠI TỪ 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: - Nắm chắc hơn đặc điểm cấu tạo của từ ghép, từ láy. b) Về kĩ năng: - Nhận diện cụ thể và phân biệt rạch ròi hai loại từ trên. c) Về thái độ: HS có ý thức sử dụng từ Tiếng Việt. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Tài liệu liên quan; Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức cơ bản đã học trên lớp, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: ( 1′) Kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: …../18 a) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học. b) Dạy nội dung bài mới: * Giới thiệu: (1 phút). Các em đã nắm được thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy. Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng phân biệt sự khác nhau của hai loại từ này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. I. Phân biệt từ láy và từ ghép. (10 phút) ? KH. * Căn cứ vào lý thuyết đã học hãy phân biệt từ láy và từ ghép?. HS. - Trình bày.. GV. - Chia bảng thành 2 phần để HS phân biệt rõ hơn: 1. Từ láy:. 2. Từ ghép:. - Là những từ phức có sự hòa - Là những từ phức được phối âm thanh (có giá trị biểu tạo ra bằng cách ghép các trưng hóa) tiếng có quan hệ với nhau *Ví dụ: Nhấp nhô, đo đỏ. về nghĩa. * Ví dụ: Hoa hồng, xe 10. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. đạp, quần áo… - Từ láy có 2 loại: từ láy toàn - Từ ghép có 2 loại: Từ bộ và từ láy bộ phận ghép chính phụ và từ ghép - Nghĩa của từ láy: Được tạo đẳng lập. thành nhờ đặc điểm âm thanh giữa các tiếng-trong trường hợp tư láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.. - Nghĩa của từ ghép: + Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. + Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra no.ù * Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép: + Từ ghép chính phụ: . Các tiếng để tạo từ ghép không bắt buột phải cùng trường nghĩa. . Tiếng phụ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. . Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. + Từ ghép đẳng lập: . Các tiếng trong tư ghép đẳng lập hoặc đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa, hoặc cùng chỉ những sự vật, hiện tượng gần gũi nhau(cùng trường nghĩa). . Nghĩa của các tiếng dung hợp với nhau để tạo ra nghĩa của từ ghép đẳng lập. . Nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó rất đa dạng. 3. Đại từ:. ?. * Em hãy nêu ý nghĩa khái quát Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. của đại từ? - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. ?. * Đại từ thường giữ chức vụ gì - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trong câu? Cho ví dụ? trò ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, Ví dụ: động từ, tính từ. Đó là con chó của hàng xóm. Nó qua đây luôn.. GV. - Đại từ đảm nhiệm chức năng thay thế từ, ngữ khác trong các ngữ cảnh, ý nghĩa của đại từ trường được xác định. Vì vậy, nói chung là đại từ không đòi hỏi các yếu tố phụ bổ sung cho nó. Rất ít đại từ đứng làm trung tâm trong một ngữ. - Chức năng cú pháp của đại từ rất đa dạng và linh hoạt. Đặc điểm ngữ pháp của đại từ phụ thuộc vào chức năng thay thế mà nó có thể thay thế. - Trong ví dụ: Đó là con chó của hàng xóm. Nó qua đây luôn. Đại từ đó chỉ vào con chó đang có mặt ở xa chỗ người nói, đại từ nó thay cho "con chó của người hàng xóm" nói ở câu trước, đại từ đây chỉ cái vị trí mà người nói đang có mặt. Về mặt ngữ pháp, đó là chủ ngữ, nó là chủ ngữ, đây là bổ ngữ chỉ vị trí.. ?. * Đại từ được phân ra làm mấy loại? đó là những loại nào? - Đại từ có hai loại lớn: Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi. + Đại từ để trỏ: dùng để trỏ người, sự vật (gọi là đại trừ xưng hô); trỏ. 12. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. số lượng; trỏ hoạt động, tính chất sự việc. + Đại từ để hỏi: dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng, hỏi về tính chất sự việc. II. Luyện tập: ?BT1. HS. ?BT2. * Ghép một yếu tố ở cột trước 1. Bài tập 1: với một yếu tố tương thích ở cột 1. đường sau để tạo ra từ ghép chính phụ?. B, rằm. 3. tàu. C, mòn. 4. trăng. D, trẻ. 5. tay. E, hùm. 6. tôm. G, lửa -5A. -3G. -6E. -4B. * Tìm một tiếng ghép với tiếng 2. Bài tập 2: ăn cho sẵn để tạo nên từ ghép đẳng lập có nghĩa? Tiếng cần tìm ... ... ăn. GV. 2. vườn. - Ghép theo yêu cầu (có nhận xét, - 1  C chữa bổ sung) -2D. Tiếng cho sẵn. HS. A, lái. .... .... Nghĩa gợi ý - Liên quan đến sự giao tiếp. - Liên quan đến điều kiện sống, hay cách đối xử với người khác. - Liên quan đến việc đi học - chỉ gây tốn kém cho người khác, không làm ra được gì.. - Lên bảng. - Liên quan đến sự giao tiếp: ăn - Cùng HS nhận xét, chữa bổ nói. - liên quan đến điều kiện sống, hay sung. cách đối xử với người khác: ăn ở. - Liên quan đến việc đi học: ăn học. - chỉ gây tốn kém cho người khác, Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. không làm ra được gì: ăn chơi. ?BT3. * Cho biết các từ in đậm trong 3.Bài tập 3: phần trích sau đây thuộc kiểu từ láy nào? Cái ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tựu nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần cổng trường và nỗi nhớ chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. => Láy bộ phận. ?BT4 * Ghép các tiếng cho sẵn ở cột 4. Bài tập 4: đầu với các tiếng cho sẵn ở cột Tiếng thứ Tiếng thứ sau để tạo thành những từ láy. nhất hai 1. xanh A, tắn 2. khoẻ B, rãi 3. rộng C, xanh 4. tươi D, mẻ 5. mới E, khoắn HS - Lên bảng ghép theo yêu cầu (có -1C -4A -2E -5D nhận xét, chữa bổ sung) -3B c) Củng cố, luyện tập: ( 1′) - Nhắc lại đặc điểm của từ láy, từ ghép, đại từ? d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1′) - Ôn kĩ lí thuyết văn tự sự, nắm chắc các bước tạo lập văn bản. - Kể lại chuyện cuộc chia tay của những con búp bê bằng lời văn của em (từ 5 đến 7 câu) có sự liên kết chặt chẽ. Chỉ ra mối liên kết đó. - Ôn lại toàn bộ kiến thức về từ tiếng việt: Từ ghép, từ láy, đại từ. III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Ôn lại kiến thức về từ ghép, từ láy. 14. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. - Xem lại các bài tập. - Viết một đoạn văn ngắn (5  câu) có sử dụng từ láy và từ ghép. Ngày soạn: ……/9/2009 Ngày giảng: ……/9/2009 Tiết 3. Văn bản: ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: - Ôn tập, củng cố lại kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng (đặc điểm, giá trị của văn bản nhật dụng). - Nắm chắc hơn nội dung ý nghĩa của ba văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7 (Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê). b) Về kĩ năng: - Đọc diễn cảm, kể và tóm tắt văn bản. c) Về thái độ: HS có thái độ biết trân trọng tình cảm gia đình. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Tài liệu liên quan; Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Ôn lại khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6 (đặc điểm, tác dụng của văn bản nhật dụng); đọc và tóm tắt nội dung chính của ba văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 7. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: ( 1′) Kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: …../18 a) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học. b) Dạy nội dung bài mới: * Giới thiệu: (1 phút). Các em đã được học ba văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 6. Trong chương trình Ngữ văn 7, chúng ta cũng đã tìm hiểu loại văn bản này qua ba tác phẩm (Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê). Vậy để củng cố lại toàn bộ kiến thức về văn bản nhật dụng và những nội dung chính của ba văn bản đã học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. NỘI DUNG. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. I. Đặc điểm chung của văn bản nhật dụng. ? Yếu. * Trong chương trình Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7, em đã được học những văn bản nhật dụng nào? Lớp 6: - Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. - Động Phong Nha. - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Lớp 7: - Cổng trường mở ra. - Mẹ tôi. - Cuộc chia tay của những con búp bê.. ?. * Những văn bản đó đề cập tới những vấn đề gì?. HS. - Môi trường; bảo tồn di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; nhà trường, gia đình, cha mẹ, quyền trẻ em.. GV. - Đó chính là những đề tài mà văn bản nhật dụng thường đề cập tới. Có thể nói đề tài của văn bản nhật dụng rất phong phú, nó bao gồm các lĩnh vực: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống,….. GV. - Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại; - Văn bản nhật dụng cũng không chỉ kiểu văn bản. - Văn bản nhật dụng chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.. ?. HS 16. * Em hiểu thế nào là tính cập nhật ? Tính cập nhật với tính tự sự có liên quan gì với nhau? - Tính cập nhật và tính thời sự là một. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. - Tính cập nhật là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của công đồng xã hội. Tuy nhiên những văn bản nhật dụng trong chương trình đã học vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài. ?Kh. * Qua những văn bản đã học, theo em văn bản nhật dụng có những chức năng gì?. HS. - Chức năng của văn bản nhật dụng là: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá những vấn đề, …những hiện tượng đời sống con người.. ?. * Vậy theo em, văn bản nhật dụng có giá trị văn chương không?. HS. - Trình bày.. GV. - GV nhận xét, bổ sung: Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật dụng. Tuy nhiên đó vẫn là một yêu cầu quan trọng đối với văn bản nhật dụng.. ?. * Thực tế cho thấy, tác dụng của việc học văn bản nhật dụng như thế nào?. HS. - Học văn bản nhật dụng, ngoài việc mở rộng hiểu biết toàn diện còn tạo điều kiện tích cực để ta hoà nhập với đời sống cộng đồng xã hội.. ?. * Từ những vấn đề trên, em hiểu thư thế nào về văn bản nhật dụng? - Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại; - Không chỉ kiểu văn bản; - Văn bản nhật dụng chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản.. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. GV. - Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn đời sống.. ?. * Ba văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 7 đề cập tới những nội dung gì? - Nội dung: Về giáo dục, về vai trò của người phụ nữ (người mẹ), về gia đình, về quyền trẻ em.. GV. - Chúng ta sẽ cùng thực hành đọc, tóm tắt lại ba văn bản này để củng cố những kiến thức cơ bản trên. II. Luyện tập. * Đọc và tóm tắt nội dung các văn bản đã học. a) Văn bản: trường mở ra.. GV. - Hướng dẫn đọc: Đọc chậm đôi khi cần thì thầm (khi nhìn con đã ngủ) hết sức tình cảm, có khi giọng xa vắng (hồi tưởng lại khi cùng bà ngoại đi trên đường đến lớp) hơi buồn buồn (khi bà phải đứng ngoài cổng).. ?Tb,Yếu * Em hãy chọn đọc một đoạn trong văn bản theo đúng yêu cầu trên? HS. - 3, 4 học sinh đọc (tránh đọc trùng đoạn). GV. - Cùng HS lắng nghe, nhận xét sửa chữa (GV có thể đọc mẫu một đoạn).. ?. 18. * Văn bản kể về ai? Về việc gì?. HS. - Băn bản kể về tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên vào lớp một của con.. ?. * Em hãy kể tóm tắt toàn bộ nội dung của văn bản? Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. Cổng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. HS. - Kể.. GV. - Cùng HS theo dõi, tóm tắt bổ sung: Đêm trước ngày đưa con đến trường người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn đứa con ngủ say, lòng mẹ bồi hồi xúc động nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhờ về thuở ấu thơ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên ... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sự của toàn xã hội - nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng chính là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ với tương lai của đứa con.. ?. * Văn bản để cho em bài học gì? + Tình yêu thương, sâu nặng của người mẹ với con + Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.. GV. - Nêu yêu cầu đọc văn bản.. HS. - Bài văn chủ yếu miêu tả tình cảm và thái độ của người bố về lỗi lầm của đứa con. Do vậy trong khi đọc cần phải rõ ràng, diễn cảm, thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ mình.. 3 HS. - Đọc văn bản (có nhận xét, uốn nắm cách đọc). ?. * Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản?. HS. - En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương, vừa tức giận. Trong thư, bố nó về tình yêu, về sự hi sinh to lớn. b) Văn bản: trường mở ra.. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net. Cổng. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - năm học 2009 - 2010. mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách cư sử tế nhị nhưng kém kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận. ?. Văn bản là lời tâm sự của người cha với con, nhưng vì sao lại lấy nhan đề là" mẹ tôi"? Cách thể hiện này có ý nghĩa gì?. HS. - Thảo luận theo tổ (5′)  trình bày kết quả.. GV. - Cùng HS nhận xét, bổ sung: Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.. ?. * Căn cứ vào nội dung bức thư, em hãy tóm tắt thật ngắn gọn những sự kiện cụ thể trong bức thư và ý nghĩa của nó?. HS. - Sự kiện: + En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ.. + En-ri-cô ăn nói thiếu lễ + Đau lòng (và tức giận) trước cách xử sự độ với mẹ. của En-ri-cô, người bố viết thư cho con để + Đau lòng (và tức giận) trước cách xử sự của Entrách cứ và nhắc nhở. - Ý nghĩa: Qua thái độ và tình cảm của ri-cô, người bố viết thư người bố, vẻ đẹp của người mẹ được thể cho con để trách cứ và nhắc nhở. hiện nổi bật. - Qua thái độ và tình cảm của người bố, vẻ đẹp của người mẹ được thể hiện nổi bật. ?. 20. * Theo em, qua văn bản Mẹ tôi, tác giả muốn nhắc nhở ta điều gì?. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×