Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.4 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN VIẾT BẢNG. NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH I. Hoàn cảnh ra đời và những điểm cần lưu ý về tập thơ 1. Hoàn cảnh ra đời a. Bối cảnh lịch sử b. Thời gian sáng tác c. Mục đích sáng tác 2. Những điểm cần lưu ý: a. Thể loại b. Quá trình sáng tác: c. Cấu trúc tập thơ (SGK) d. Đề tài: (SGK) II. Giá trị của tập thơ 1. Giá trị nội dung a. Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa (giá trị hiện thực) * Hiện thực phản ánh - Bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc + nhiều tệ nạn + đày đoạ con người một cách vô nhân đạo - Một phần xã hội Trung Quốc những năm 1942 – 1943 + đời sống của nhân dân (ấm no/ khó khăn) + những bất công, ngang trái trong xã hội * Bút pháp phản ánh - Tả thực ( VD: , Cơm tù) - Châm biếm với nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau b. Bức chân dung tự họa Hồ Chí Minh * Một tấm gương chiến sĩ Cách mạng với nghị lực phi thường và lòng yêu nước thiết tha. 2 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> =>. Bậc đại dũng Chất thép trong thơ Bác. * Một trí tuệ tuyệt vời, một tâm hồn nghệ sĩ và một trái tim đầy tình nhân đạo - Trí tuệ tuyệt vời: + nắm vững quy luật đấu tranh cách mạng. => bậc đại trí. + khái quát quy luật từ những bài học cuộc sống đời thường - Tâm hồn nghệ sĩ: tình yêu thiên nhiên - Trái tim nhân đạo + quan tâm chu đáo đến đời sống cụ thể của mọi người + xúc động trước những cảnh ngộ thương tâm + coi những số phận khốn cùng là bè bạn. Bậc đại nhân => Chất tình trong thơ. B + tình thương dành cho cả những vật vô tri =>. chân dung bậc đại trí, đại nhân, đại dũng sự hoà quyện chất thép và chất tình. 2. Giá trị nghệ thuật - Tập thơ là sự kết hợp của những yếu tố tưởng như trái ngược nhưng lại rất thống nhất: + Chất thép và chất tình + Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại - Bút pháp đa dạng linh hoạt: III. Tổng kết 1.. Giá trị nội dung. 2.. Giá trị nghệ thuật. 3 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỌC VĂN: TIẾT 93 Người soạn: Nguyễn Ngọc Anh Ngày soạn: 5/3/2010. NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH A.. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:. 1. Về kiến thức - Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của “Nhật ký trong tù”, từ đó rút ra những kết luận về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. - Hiểu được những giá trị nội dung cơ bản, đặc biệt là bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. - Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh thể hiện trong tập thơ 2. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích chứng minh và tổng hợp vấn đề. - Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm . 3. Về thái độ Bồi đắp lòng kính yêu lãnh tụ cách mạng của dân tộc. B. Phương tiện, phương pháp dạy học 1. Phương pháp dạy học Kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề 2. Phương tiện dạy học - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Tài liệu tham khảo: + Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 2, Nguyễn Văn Đường (CB), NXB Hà Nội, 2009 +“Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa thông tin. + “Nhật ký trong tù và những lời bình”, nhiều tác giả, NXB Văn hóa thông tin, 1997. C. Yêu cầu học sinh chuẩn bị - Đọc trước bài ở nhà và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.. 4 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hoàn thành phiếu học tập được giao theo từng nhóm D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong quá trình dạy bài mới kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS 3. Giới thiệu bài mới Nhắc tới Hồ Chí Minh là nhắc tới một con người vĩ đại, vị lãnh tụ thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc, Người đã “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”. Nhưng không chỉ có vậy, Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Thực ra sinh thời Người không nhận mình là nhà văn nhưng quả thực Người đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương phong phú và giàu giá trị. Trong số đó ta không thể không nhắc tới “Nhật ký trong tù” - tập thơ bằng chữ Hán viết trong cảnh lao tù, được đánh giá là “viên ngọc quý mà Bác vô tình đánh rơi trong kho tàng văn học Việt Nam”. 4. Dạy bài mới Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm I. Hoàn cảnh ra đời và những điểm cần lưu ý hiểu hoàn cảnh ra đời và những về tập thơ điểm cần lưu ý về tập thơ. 1. Hoàn cảnh ra đời. - GV yêu cầu HS đọc mục I – a. Bối cảnh lịch sử SGK tr 66. - Ngày 13-8-1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, với. - GV hỏi: Em hãy cho biết trong danh nghĩa là người đại diện của Việt Nam độc mục trong mục này, SGK đã cung lập đồng minh (Việt Minh) và Phân bộ quốc tế cấp cho chúng ta những nét chính chống xâm lược của Việt Nam, Bác Hồ sang nào về hoàn cảnh ra đời tập thơ Trung Hoa để gặp nhà đương cục Quốc dân “Nhật ký trong tù” (NKTT). đảng, nhưng thật ra là đi gặp Trung ương Đảng. - HS trả lời. Cộng sản Trung Quốc.. - GV lưu ý những điểm trọng tâm - Ngày 27 – 8 – 1942, trên đường đi công tác,. 5 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. cần nhớ:. vừa tới xã Túc Vinh, thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh. + Về chuyến công tác bí mật sang Quảng Tây thì Hồ Chí Minh bị chính quyền Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc Tưởng Giới Thạch Trung Quốc bắt giữ vì bị tình +Về khoảng thời gian bị tù đày – nghi là “Hán gian”. Chúng giam cầm và đày đọa cũng là khoảng thời gian sáng tác Người rất dã man trong 13 tháng, giải qua giải lại tập thơ;. gần 18 nhà giam của 13 huyện. + Về mục đích sáng tác tập thơ. b. Thời gian sáng tác: 29 -8 – 1942 đến 10 – 9 – 1943. c. Mục đích sáng tác. - GV giảng thêm: Từ mục đích sáng tác tập thơ giúp HS thấy được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh (nhấn mạnh mục đích bày tỏ ý chí và trang trải nỗi lòng). - GV tổng kết, khẳng định: Tất cả những điểm trên đã cho thấy, hoàn cảnh ra đời tập thơ “NKTT” là một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Trong thời gian bị cầm tù, đặc biệt là 4 tháng đầu, hoàn toàn không có điều kiện hoạt động Cách mạng, Hồ Chí Minh đành làm thơ để giải trí đồng thời để tỏ ý chí và trang trải nỗi lòng: Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Nói như Đặng Thai Mai: sự ra đời của “NTTT” như một câu chuyện vạn bất đắc dĩ → Quan điểm sáng tác Hồ Chí Minh: Suy đến cùng, hành vi sáng tác văn chương cũng chính là một phương tiện phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng (trong trường hợp này, thơ là liều thuốc di dưỡng, củng cố tinh thần Cách mạng của Hồ Chí Minh).  Hoàn cảnh ra đời tập thơ hết sức đặc biệt. - GV hỏi: Em hãy lý giải vì sao 2. Những điểm cần lưu ý: tác phẩm lại được gọi là “Ngục a. Thể loại - Tên: Ngục trung nhật ký. 6 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. trung nhật ký”, đồng thời lại được → Đây thực chất là một cuốn nhật ký bởi nó coi là tập thơ tứ tuyệt. được viết hàng ngày, trong thời gian bị tù đày,. - HS trả lời. ghi lại những sự việc và tâm tình của người viết. - GV nhận xét, chốt ý. một cách chân thực để cho chính tác giả đọc - Nhưng đặc biệt là ở chỗ tập nhật ký này lại được viết dưới hình thức thơ bằng chữ Hán + 126 bài tứ tuyệt + 8 bài thể thơ khác → Có thể coi đây là tập thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. - GV hỏi: Bốn tháng cực khổ nhất là bốn tháng sáng tác nhiều nhất. Chín tháng sau, sinh hoạt đỡ khổ hơn lại là thời gian sáng tác rất ít. Vì sao vậy? - GV hướng dẫn ngắn gọn. Bốn tháng đầu, hoàn toàn không. b. Quá trình sáng tác: - Số lượng bài: 134 bài (sau này, năm 1960 trong lần dịch in đầu tiên có đưa thêm vào bài “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra tù tập leo núi) ) + 4 tháng đầu: 103 bài + 9 tháng sau: 31 bài. có điều kiện hoạt động Cách Như vậy, bốn tháng cực khổ nhất lại là bốn tháng mạng nên buồn bực quá , Người sáng tác nhiều nhất. dồn hết vào thơ cho khuây khoả. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn Người phải chịu đoà đày nhiều nhất cả thể xác lẫn tinh thần, vì vậy nhu cầu bộc bạch càng lớn hơn bao giờ hết. Nhưng đến chín tháng sau, khi nhà cầm quyền Trung Quốc biết người bị giam giữ là lãnh tụ cách mạng VN, Hồ. 7 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. Chí Minh được chuyển sang một chế độ nhà lao khác. Lúc này đã có điều kiện chuẩn bị cho Cách mạng, Người dồn sức cho điều đó hơn là làm thơ ngâm ngợi - GV lưu ý HS tự đọc phần nói về c. Cấu trúc tập thơ (SGK) cấu trúc tập thơ và đề tài của tập d. Đề tài: (SGK) thơ, trong đó đáng chú ý là 2 đề tài: + Phê phán những hiện tượng ngang trái trong xã hội và nhà tù Trung Quốc + Những nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ. 8 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm II. Giá trị của tập thơ hiểu những giá trị về nội dung và. 1. Giá trị nội dung. nghệ thuật của tập thơ (phần a. Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung trọng tâm). Hoa (giá trị hiện thực). - GV chuyển ý: Như vừa phân * Hiện thực phản ánh: tích, “NKTT” là một tập nhật ký - Bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Quốc dân bằng thơ với những ghi chép đảng Trung Quốc: hàng ngày về những điều mắt Dẫn chứng: thấy tai nghe trong nhà tù và trên + Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc đường chuyển lao của người tù Giải nguời cảnh trưởng kiếm ăn quanh Cách mạng Hồ Chí Minh. Bởi (Lai Ttân) + Hút thuốc nơi này cấm gắt gao, vậy nó đã cung cấp cho độc giả Thuốc anh nó tịch, bỏ vào bao; một bức tranh hiện thực toàn Nó thì kéo tẩu tha hồ hút, diện, sâu sắc về chế độ nhà tù và Anh hút, còng đây, tay ghé vào. một phần xã hội Trung Hoa lúc (Cấm hút thuốc) + Thổi một nồi cơm, trả sáu hào, bấy giờ - GV hỏi: Lấy một số dẫn chứng Nước sôi mỗi chậu, một đồng trao; Một đồng của đáng sáu hào chỉ, và cho biết bộ mặt đen tối của chế Giá cả trong tù định rõ sao! độ nhà tù Quốc dân đảng Trung ( Tiền công) Quốc biểu hiện trong tập thơ như → Nhà tù là nơi hội tụ của những tệ nạn (đánh thế nào? (Qua việc phân tích khái bạc, buôn bán, hối lộ…). “NKTT” đã cho thấy sự quát các dẫn chứng rút ra các tha hoá đến cùng cực của bộ máy quản lý nhà tù + Không rau, không muối, canh không có, nhận xét) Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là; Có kẻ đem cơm còn chắc dạ, Không người lo bữa đói kêu cha ( Cơm tù) + “Dữ tựa hung thần miệng chực nhai. 9 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt Đêm đêm há hốc nuốt chân người Mọi người bị nuốt chân bên phải Co duỗi còn chân bên trái thôi” (Cái cùm) → Nhà tù cũng là nơi đày đoạ con người (tù nhân) một cách tàn bạo, vô nhân đạo. - GV hỏi: Mặc dù sống trong tù - Một phần xã hội Trung Quốc những năm 1942 ngục, Hồ Chí Minh vẫn phản ánh 1943 trung thực một phần đời sống của Trên đường chuyển lao, HCM đã quan sát khung xã hội Trung Hoa. Em hãy tìm cảnh xã hội Trung Hoa và phản ánh trung thành hiện thực ấy trong tập Nhật ký của mình: một số bài thơ làm dẫn chứng? + Tới đây khi lúa còn con gái, Gặt hái hôm nay quá nửa rồi; Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Đồng quê vang dậy tiếng ca vui. (Cảnh đồng nội) + Vùng đây tuy rộng, đất khô cằn, Vì thế nhân dân kiệm lại cần; Nghe nói xuân nay trời đại hạn, Mười phần thu hoạch chỉ đôi phần (Long An – Đồng Chính) + “Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi Phu đường vất vả lắm ai ơi Ngựa xe hành khách thường qua lại Biết cảm ơn anh được mấy người” (Phu làm đường) → Phản ảnh đời sống của nhân dân lao động: lúc ấm no, yên bình, lúc khó khăn thiếu thốn, cực. 10 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt nhọc, vất vả. - GV giảng giải, thuyết trình về * Bút pháp phản ánh: bút pháp phản ánh hiện thực của - Tả thực ( VD: , Cơm tù) Hồ Chí Minh trong tập thơ. - Châm biếm với nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau VD: + thẳng thừng bốp chát: Cấm hút thuốc, tiền công, + giễu cợt nhẹ nhàng: Lai Tân + Mỉa mai chua chát: Cái cùm. - GV chốt ý. * Tiểu kết: Với nghệ thuật châm biếm sâu sắc và - GV chuyển ý: Bên cạnh việc sự quan sát tinh tế, Hồ Chí Minh đã tái hiện một phản ánh hiện thực, một nội dung cách chân thực bộ mặt nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa. Đây chính là giá trị hiện thực sâu sắc, được coi là quan trọng nhất của thể hiện tính hướng ngoại của tập thơ tập thơ “NKTT” đó chính là còn cho ta hiểu về tác giả - một nhân cách hội tụ được cả phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ và tâm hồn lãng mạn của một nghệ sĩ tài hoa và bao trùm tất cả là một trái tim nhân ái bao la, trải tình yêu thương cho nhân loại - GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho từng nhóm từ buổi trước: Nhóm 1,2 ( Phiếu học tập số 1) Nhiệm vụ: NKTT thể hiện bức chân dung tự họa của HCM - một người chiến sĩ cộng sản vĩ đại.. b. Bức chân dung tự họa Hồ Chí Minh (phần trọng tâm) * Một tấm gương chiến sĩ Cách mạng với nghị lực phi thường và lòng yêu nước thiết tha - Một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại. 11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. Em hãy tìm và phân tích một số bài thơ (1 đến 2 bài tiêu biểu trong số các dẫn chứng tìm được) trong tập NKTT để chứng minh. Nhóm 3,4 ( Phiếu học tập số 2) Nhiệm vụ: NKTT thể hiện bức chân dung tự họa của HCM – một trí tuệ tuyệt vời, một tâm hồn nghệ sĩ và một trái tim đầy tình nhân đạo. Em hãy tìm và phân tích một số bài thơ trong tập NKTT để chứng minh. ( Trong mỗi phiếu học tập đều có câu hỏi hướng dẫn HS cụ thể) - GV yêu cầu 2 trong 4 nhóm tìm hiểu 2 vấn đề khác nhau cử đại diện lần lượt trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến, đặt thêm câu hỏi cho bạn nếu cần thiết. - GV nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu hoặc phân tích chưa kỹ. Trong quá trình HS trình bày, GV có thể linh hoạt hỏi một số câu hỏi phụ để làm rõ vấn đề ( Kể tên một số bài thơ khác, phân tích cụ thể một bài thơ để thấy rõ luận điểm vừa trình bày). + Vượt lên cảnh lao tù tăm tối, vượt lên những đau đớn thể xác, Hồ Chí Minh luôn thể hiện một ý chí kiên định, sắt đá với sự nghiệp Cách mạng Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao Tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, của cách mạng nên Bác Hồ đã vượt qua gian khổ, khắc nghiệt chốn lao tù. Bác coi lao tù chính trị là nơi thử thách dũng khí của người cộng sản. Kẻ thù có thể giam cầm được thân thể Bác, nhưng chúng không sao có thể giam cầm được tinh thần Bác + Nói về nỗi khổ cực của mình với một giọng cười hóm hỉnh, trào lộng DC: Bốn tháng rồi + Hơn thế Người còn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung tự tại, một tâm hồn thanh thoát, tươi tắn, trẻ trung Trong tù không rượu cũng không hoa … Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Hay: Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh .. Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh Chỉ có con người với nghị lực tinh thần vĩ đại. 12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt chiến thắng hoàn cảnh và vượt lên trên hoàn cảnh như Hồ Chí Minh mới có thể tìm được cảm hứng lãng mạn trong chốn buồng giam chật hẹp tăm tối - Một tâm hồn yêu nước thiết tha và khát khao tự do Tổ quốc là hình ảnh luôn thường trực trong tâm trí Bác . Tổ quốc đây chính là nhân dân lao động, là đất nước đang đau thương đòi giải phóng Cảm động biết bao khi chúng ta được đọc bài thơ này: Một canh …hai canh…lại ba canh Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Không ngủ được) Sao vàng ở đây chính là hình ảnh tổ quốc, của đất nước. Bác trằn trọc băn khoăn biết bao đêm trường vì tổ quốc. Vừa chợp mắt, hình ảnh thân thương ấy lại hiện về. Và hạnh phúc cho nhân dân, độc lập tự do cho Tổ quốc chính là khát vọng nhất, lớn lao trong suốt cả cuộc đời của Bác  Đây chính là biểu hiện của bậc đại dũng trong con người Hồ Chí Minh. Đồng thời thể hiện chất thép trong thơ Bác * Một trí tuệ tuyệt vời, một tâm hồn nghệ sĩ và một trái tim đầy tình nhân đạo - Trí tuệ tuyệt vời: Đối với Hồ Chí Minh, trí là nắm vững chủ nghĩa. 13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt Mác Lê nin, do đó hiểu được quy luật tất yếu của lịch sử: chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nhất định sẽ bị diệt vong, còn sự nghiệp cách mạng nhất định sẽ thành công. Người luôn rút ra những bài học về đấu tranh Cách mạng từ những quy luật thông thường nhất trong đời sống VD: + Bài “Trời hửng” Bác mượn một quy luật của tự nhiên để nói lên quy luật tất thắng của cách mạng. + Bài “Học đánh cờ”, thể hiện trí tuệ sáng suốt sắc sảo của một nhà chiến lược, chiến thuật thiên tài, đặc biệt là trong nghệ thuật nắm bắt thời cơ. => “NKTT” còn cho thấy biểu hiện của một bậc đại trí trong con người Hồ Chí Minh - Tâm hồn nghệ sĩ: Thể hiện ở sự nhạy cảm, khả năng nắm bắt tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên: VD: + “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” (Chiều tối) +Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu ( Trung thu) +“Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài Trong ngục giờ đây còn tối mịt Ánh hồng trước mắt đã bừng soi”. 14 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt (Buổi sớm) → Đọc “Nhật ký trong tù” chúng ta luôn luôn có cái cảm giác khoan khoái là mình đang gặp một nghệ sĩ. Tình cảm thiên nhiên dạt dào lai láng trong tập thơ. - Trái tim đầy tinh nhân đạo + Trong Nhật ký trong tù, có nhiều bài đề tài dường như vụn vặt, nói về sinh hoạt hàng ngày của người tù: cảnh chia nước, nghiện thuốc lá, cháo hoa muối trắng, đau bụng... Nhưng chính những cái vụn vặt ấy lại có ý nghĩa lớn; nó chứng tỏ tinh thần nhân đạo chân chính ở người viết, quan tâm chu đáo đến đời sống cụ thể của mọi người, hầu như không bỏ sót điều gì. + Hồ Chí Minh dễ xúc động trước những cảnh ngộ thương tâm của con người, sẵn sàng chia sẻ với mọi nỗi khổ đau của người xung quanh: cháu bé bị giam, người phu đường, một người tù chết, cảnh mất mùa… Ví dụ: Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi, Phu đường vất vả lắm ai ơi! Ngựa xe, hành khách thường qua lại, Biết cảm ơn anh được mấy người? (Phu làm đường) Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi, Lên lầu ai đó ngóng trông nhau. (Bạn tù thổi sáo) Các bài khác: Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm. 15 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt chồng, Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng, Long An – Đồng Chính… + HCM coi những số phận khốn cùng là bè bạn (nạn hữu), và như người “cùng hội cùng thuyền” (đồng chu cộng tế), Người tin tưởng vào bản chất lương thiện trong họ: Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp Viết thay báo cáo dám từu nan (Viết hộ báo cáo cho các bạn tù) + Trân trọng với cả những người vẫn giữ được lòng nhân ái trong hàng ngũ kẻ cai trị (sở trưởng Long An họ Lưu, tiên sinh họ Quách, trường ban họ Mạc): “Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp Dốc túi mua cơm giúp phạm nhân Đêm đến cởi thừng cho họ ngủ Chẳng dùng quyền thế chỉ dùng ân” (Trưởng ban họ Mạc) + Tình thương dành cho cả những vật vô tri gắn bó với mình. Ví dụ: Rụng mất một chiếc răng, Cột cây số, Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta… Có một câu thơ của Tố Hữu đã nói lên niềm xúc động kính yêu vị cha già dân tộc, con người có trái tim nhân ái, bao la: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người” => Bức chân dung của Hồ Chí Minh là bức chân dung của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng mà trong đó đại nhân chính là cái gốc, là cơ sở. Đồng thời ta thấy được sự hoà quyện tuyệt vời giữa chất thép và chất tình trong thơ Bác. Chính nội. 16 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt dung này đã làm nên tính hướng nội của một cuốn nhật ký trữ tình 2. Giá trị nghệ thuật - Căn cứ vào mục đích sáng tác của Hồ Chí. - GV nhắc lại mục đích sáng tác của Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định giá trị của tập thơ: - GV hỏi: Em hãy cho biết những mặt đối lập trong phong cách thơ HCM? Những mặt đó độc lập, tách biệt hay nằm trong một chỉnh thể, thống nhất - HS trả lời. Minh, cùng với những giá trị mà tác phẩm để lại, có thể nói rằng đây là một tác phẩm lớn mà tác giả vô tình đánh rơi trong kho tàng văn học - Tập thơ là sự kết hợp của những yếu tố tưởng như trái ngược nhưng lại rất thống nhất: + Chất thép và chất tình: tinh thần thép kiên cường đi liền với một chất thơ trữ tình đằm thắm. Bản chất chiến sĩ lồng vào hình tượng thi sĩ. Ví dụ: bài “Giải đi sớm” Đúng như nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nhận định: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. - GV hỏi: Em hiểu thế nào là màu sắc cổ điển, thế nào là tinh thần hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Hãy lấy dẫn chứng chứng minh thơ Bác có sự kết hợp hài hoà giữa 2 yếu tố đó - HS trả lời:. + Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại Màu sắc cổ điển:  Về đề tài: thường hướng về thiên nhiên là chủ đạo (Thơ xưa yêu cảnh…)  Về bút pháp: chấm phá cốt ghi lấy hồn tạo vật.  Về nhân vật trữ tình: phong thái ung dung, nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên. Tinh thần hiện đại: Cảnh vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai.  Nhân vật trữ tình làm chủ thiên nhiên,. 17 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. luôn đứng ở trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Trong thơ Hồ Chí Minh có sự tồn tại song hành của cả hai yếu tố trên. Ví dụ: Chiều tối, Giải đi sớm, Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây… Chẳng hạn bài Chiều tối: hình ảnh cánh chim, chòm mây, thời gian chiều tối là những thi liệu ước lệ, truyền thống trong thơ ca cổ (màu sắc cổ điển) nhưng những hình ảnh đó không tĩnh tại mà vận động và gắn với cuộc sống thực (chất hiện đại) - Tác giả sử dụng kết hợp bút pháp đa dạng linh - GV thuyết trình bổ sung một số hoạt: tả thực và trữ tình, lãng mạn và hiện thực… đặc điểm khác thể hiện tính đa Nghệ thuật trào lộng có đủ sắc thái: tự trào nhẹ dạng, phong phú về nghệ thuật nhàng, hóm hỉnh, châm biếm sắc sảo… → “NKTT” là một tập thơ phong phú, đa dạng của tập thơ độc đáo mà rất hài hoà, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. 18 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hoạt động của GV và HS. Kiến thức cần đạt. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS III. Tổng kết tổng kết bài học. Vị trí: NKTT là một tập thơ có vị trí đặc biệt - GV yêu cầu HS rút ra những kết trong sự nghiệp văn học của HCM nói riêng và luận cần nhớ về tập thơ “NKTT” kho tàng văn học VN nói chung. - Giá trị nội dung: NKTT phản ánh bức tranh đen tối của nhà tù và xã hội Trung Quốc. Đồng thời thể hiện bức chân dung tự họa của HCM – một nhân cách vĩ đại kết hợp hài hòa giữa phẩm chất chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. - Giá trị nghệ thuật: NKTT thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của HCM với sự kết hợp hài hoà giữa những yếu tố trái ngược, đối lập. 5. Củng cố dặn dò GV yêu cầu HS về nhà: + Làm bài tập nâng cao SGK trang 73 + Soạn bài “Chiều tối”. 19 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GIÁO ÁN VIẾT BẢNG CHIỀU TỐI (Mộ) Hồ Chí Minh I. Tìm hiểu chung về bài thơ 1. Hoàn cảnh ra đời - Bài thơ số 31 - Gợi cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo 2. Nhan đề bài thơ - Cổ điển - Nằm trong hệ thống nhan đề thời gian trong NKTT 3. Thể thơ và bố cục - Thể thơ: tứ tuyệt - Bố cục: 2 phần. 2 câu đầu 2 câu cuối. 4. Đối chiếu bản dịch và phiên âm - “Chòm mây” – “Cô vân” → chưa lột tá được từ “cô” (cô lẻ) thiếu tính đăng đối với “quyện điểu” - “Trôi nhẹ” – “mạn mạn” → không diễn tả được trạng thái lững lờ mất đi âm điệu tạo nên bởi từ láy - “cô em” – “sơn thôn thiếu nữ: sắc thái bông đùa, không hợp văn cảnh - Thừa từ “tối” II. Phân tích 2. Hai câu đầu * Bức tranh thiên nhiên - Hình ảnh: + Cánh chim mỏi mệt tìm chốn ngủ + Mây lững lờ trôi - Nghệ thuật: chấm phá. 20 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Thi liệu cổ điển nhưng mang hơi thở hiện đại, gắn với cuộc sống thực * Tâm cảnh: - Tâm trạng mệt mỏi, cô đơn - Tình yêu thiên nhiên của tác giả Tiểu kết: 3. Hai câu cuối * Bức tranh cuộc sống - Thay đổi điểm nhìn: cao, xa → thấp, gần; thiên nhiên → con người - Hình ảnh + thiếu nữ xay ngô: cuộc sống yên ả, thanh bình, no ấm + lò than rực hồng: ấm áp, tươi vui → bức tranh tươi vui, ấm áp, khoẻ khoắn - Nghệ thuật: + điệp ngữ vắt dòng: ma bao túc – bao túc ma hoàn + lấy sang tả tối + nhãn tự: chữ “hồng” => sự vận động của cảm hứng thơ: hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai Tiểu kết: * Tâm trạng chủ thể trữ tình - Tươi vui, hứng khởi → nét đẹp tâm hồn người chiến sĩ CM Hồ Chí Minh: lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung. 21 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×