Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và hướng dẫn học sinh THCS làm bài tập vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.51 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. MỞ ĐẦU I.. Lý do chọn đề tài : Trong quá trình dạy học vật lý thì bài tập vật lý được hiểu là một vấn đề. được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận logic của những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật, các phương pháp vật lý. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với học sinh. Sự tư duy một cách tích cực luôn luôn là việc vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. Trong quá trình dạy học môn vật lý, các bài tập vật lý có tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy học theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công trong công tác dạy học theo phương pháp đổi mới. §èi víi häc sinh trung học cơ sở, vấn đề giải và chữa các bài tập gặp không ít khó khăn vì học sinh không nắm vững lí thuyết và kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí. Vì vậy các em giải một cách mò mẫm, không có định hướng rõ ràng, áp dụng công thức máy móc và nhiều khi không giải được. Có thể có nhiều nguyên nhân: — Học sinh chưa có phương pháp khoa học để giải bài tập vật lí. — Chưa xác định được mục tiêu giải bài tập là tìm ra từ câu hỏi, điều kiện của bài toán, xem xét các hiện tượng vật lí nêu trong bài tập để từ đó nắm vững bản chất vật lí, tiếp theo xác định được mỗi liên hệ cái đã cho và cái phải tìm. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân loại và hướng dẫn học sinh THCS làm bài tập vật lý’’để làm đề tài nghiên cứu.. 1. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II.. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu: — Hướng dẫn học sinh phân loại các dạng bài tập vật lý — Giúp học sinh biết cách suy luận logic khi đứng trước một bài tập hay một. hiện tượng vật lý, để giải được bài tập một cách đúng đắn nhất. 2. Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau : — Phương pháp điều tra giáo dục. — Phương pháp quan sát sư phạm — Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. — Phương pháp mô tả. 3. Giới hạn của đề tài: Học sinh trường THCS Nguyễn Văn Đừng. III . Kế hoạch thực hiện: Đề tài thực hiện từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012.. 2. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. PHẦN NỘI DUNG I.. Cơ sở lý luận Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm nhằm. đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan, thói quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế. Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác định kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ thể hoá nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm. Đối với môn vật lý ở trường trung học cơ sở, bài tập vật lý đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt động dạy học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lý sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, những hiện tượng vật lý. Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh phân tích, tổng hợp khái quát hoá....để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận.... Nên bài tập vật lý gây hứng thú học tập cho học sinh.. 3. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II.. Cơ sở thực tiển Phần lớn học sinh của trường THCS Nguyễn Văn Đừng là học sinh thuộc. vùng sâu, gia đình của các em đa số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên các em ít có cơ hội tiếp xúc nhiều với sách báo, tài liệu tham khảo. Phần nữa, gia đình thiếu quan tâm đến việc học của con em và bản thân một số học sinh chưa có nhận thức đúng về mục đích học tập. Hiện nay nhà trường và học sinh có đầy đủ phương tiện để học tập nhưng khả năng tính toán, đặc biệt việc giải bài tập vật lý còn rất yếu, cũng như khả năng lập luận để trả lời câu hỏi, giải thích hiện tượng vật lý còn thiếu sót, chưa chặt chẽ. Thiết nghĩ đây là đề tài nghiên cứu rất chính đáng nó đáp ứng nhu cầu rất cần thiết cho mục tiêu giáo dục trong thời đại hiện nay.. III. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý tại trường THCS Nguyễn Văn Đừng 1. Thuận lợi. — Trường được sự quan tâm của các ngành các cấp, được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ. Hiện có 13 phòng học bộ môn, trong đó có 10 phòng khá hoàn thiện. Giáo viên học sinh được dạy và học theo mô hình phòng hoc bộ môn. Phòng học sạch sẽ đúng qui cách, có đồ dùng đầy đủ cho các khối lớp. — Đa số học sinh đều có sách giáo khoa, sách bài tập. 2. Khó khăn  Về học sinh: Chưa nắm vững kiến thúc vật lý, do có nhiều dạng bài tập nhưng không có điều kiện giải bài tập nhiều trên lớp. — Chưa biết vận dụng lý thuyết để giải nhiều dạng bài toán khác nhau. — Kỹ năng biến đổi, tính toán, giải toán của đa số học sinh còn yếu.  Về giáo viên: Không có nhiều thời gian giải bài tập trên lớp.  Về phân phối chương trình Số tiết giải bài tập trên lớp quá ít, không giúp cho học sinh rèn luyện được trí tưởng tượng và kĩ năng giải bài tập vật lý .. 4. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Về kỹ năng : Học sinh biết tiến hành các thí nghiệm kiểm tra hay thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kiến thức, vận dụng được các công thức để giải bài tập.Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy môn vật lý giáo viên luôn sử dụng phương pháp chia nhóm, học sinh thảo luận và tìm ra kết quả. Giáo viên thường kết luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm. Do đó việc giảng dạy vật lý nhất là bài tập sẽ không đạt được kết quả cao. Vì trong lớp sẽ có nhiều đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy cũng khác nhau. Đối với học sinh yếu, kém hay trung bình, không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi, các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề. Nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất, thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc phân loại và hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lý thì học sinh sẽ đoán mò không nắm vững được kiến thức trong chương.. IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề Có thể có nhiều cách phân loại bài tập vật lí. Người ta có thể phân ra theo nhiều loại bài tập Cơ- Nhiệt- Điện… Nhưng có rất nhiều bài tập có cả Cơ, nhiệt, điện,…thì ta gọi là bài tập tổng hợp, bài tập có nội dung lịch sử, nội dung thực tế, có bài lại giống như một câu hỏi không có số liệu cụ thể. Tuy nhiên ta vẫn căn cứ vào dấu hiệu của từng loại, ý nghĩa vai trò của từng loại để xếp thành các dạng bài tập sau. 1. Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi: Đó là những bài tập vật lý mà khi giải học sinh không cần tính toán hay chỉ làm những phép toán đơn giản có thể nhẩm được. Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều bài tập tính toán có thể giải được phải thông qua những bài tập định tính....Vì vậy việc luyện tập, đào sâu kiến thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được bắt đầu. 5. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo hứng thú học tập của học sinh. Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi học sinh phải phân tích được bản chất của các hiện tượng vật lý. Với các bài tập định tính ta có thể chia ra là hai loại: Loại bài tập định tính đơn giản và loại bài tập định tính phức tạp.  Loại bài tập định tính đơn giản: — Giải bài tập định tính đơn giản học sinh chỉ cần vận dụng một hai khái niệm hay định luật đã học là có thể giải quyết được dạng bài tập này nên dùng để củng cố, khắc sâu khái niện hay định luật như các ví dụ sau : Ví dụ1: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Tìm giá trị của góc tới. A. 200 B. 800 C. 400 D. 600 Hãy chọn đáp án Đúng. Với câu hỏi này học sinh khi nắm vững định luật phản xạ ánh sáng sẽ dễ dàng trả lời được. + (Đáp án A là đúng ) Ví dụ 2: Treo một vật vào lò xo. Vì sao vật đứng yên? A.Vì vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi B. Vì vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. C. Vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực đàn hồi. D. Vì không có lực nào tác dụng lên vật. Hãy chọn đáp án Đúng. + ( Đáp án đúng là C) Ví dụ 3: Định luật Jun-lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành : A. Cơ năng. B. Năng lượng ánh sáng. C. Hoá năng. D. Nhiệt năng. Hãy chọn đáp án đúng ?. 6. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Với bài tập này giáo viên nên đưa ngay sau khi học sinh học xong định luật Jun-lenxơ. + (Đáp án D là đúng ) Ví dụ 4: Muốn đo khối lượng riêng của một hòn bi thủy tinh ta dùng những dụng cụ gi? A. Chỉ cân dùng một cái cân B. Chỉ cần dùng một lực kế C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ D. Chỉ cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ Hãy chọn đáp án đúng ? + (Đáp án D là đúng )  Dạng bài tập định tính phức tạp : Đối với các bài tập dạng định tính phức tạp thì việc giải các bài tập này là giải một chuỗi các câu hỏi định tính. Những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải dựa vào việc vận dụng một định luật vật lý, một tính chất vật lý nào đó. Khi giải các bài tập định tính phức tạp này ta thường phân tích ra ba giai đoạn : + Phân tích điều kiện câu hỏi. + Phân tích các hiện tượng vật lý mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với định luật vật lý, định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất vật lý liên quan. + Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải. Ví dụ 1: Có hai dây dẫn một bằng đồng, một bằng nhôm, cùng chiều dài và cùng tiết diện ở cùng một điều kiện. Hỏi nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì khi có dòng điện đi qua, nhiệt lượng toả ra ở dây nào là lớn hơn? + Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy vận dụng các kiến thức đã học trong chương để giải quyết, nên giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ và giải quyết lần lượt : + Giáo viên có thể hướng bằng cách đưa ra một số câu hỏi sau : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. - GV : Yêu cầu học sinh nhắc lại định - HS : Học sinh phải nêu được định luật luật Jun-lenxơ, công thức.. Jun-lenxơ. 7. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Q=I2 R t - GV : Ta có thể nói gì về thời gian - HS: Thời gian dòng điện chạy qua hai dòng điện chạy qua hai dây dẫn?. dây dẫn là như nhau.. - GV : Ta có thể nói gì về cường độ - HS : Vì nối tiếp nên cường độ dòng dòng điện qua hai dây dẫn.. điện qua dây đồng và dây nhôm và bằng nhau.. - GV : Điện trở của hai dây này như thế - HS: Điện trở hai dâynày tỉ lệ thuận với nào ? Chúng phụ thuộc vào yếu tố nào?. chiều dài tỉ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc bản chất dây dẫn và nhiệt độ.. - GV: So sánh chiều dài hai dây, tiết - HS : bằng nhau diện của hai dây. - GV: Nhiệt độ hai dây trước khi mắc - HS : bằng nhau vào mạch ? - GV : So sánh điện trở xuất của nhôm - HS:. nhôm >đồng. và đồng. + Trên đây là một số câu hỏi gợi ý phân tích giúp các đối tượng học sinh yếu, trung bình, có thể tìm ra câu trả lời giải nhanh chóng và dễ hiểu sau đó giáo viên có thể đưa ra câu hỏi mang tính tổng hợp. GV: Dây nào có điện trở lớn hơn : HS : Dây nhôm GV : Dây nào có nhiệt lượng toả ra lớn hơn khi có dòng điện chạy qua ? HS: Dây nhôm vì cùng cường độ dòng điện, trong cùng một khoảng thời gian nên nhiệt lượng toả ra nhiều hơn ở dây có điện trở lớn hơn. + Trên cơ sở đó ta có thể dần dần trang bị cho học sinh phương pháp suy nghĩ logic và lập luận có căn cứ. 2. Dạng bài tập tính toán : - Đó là dạng bài tập muốn giải đựơc phải thực hiện một loạt các phép tính . - Để làm tốt loại bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề, tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ mới (nếu có), nắm vững các dữ kiện đâu là ẩn số phải tìm.. 8. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Phân tích nội dung bài tập, làm sáng tỏ bản chất vật lý của các hiện tượng mô tả trong bài tập. - Xác định phương pháp giải và vạch ra kế hoạch giải bài tập. Ví dụ 1: Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397g và thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/ m3 + Hướng dẫn học sinh ghi cho biết : Cho biết. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. m= 397g. -GV: Bài toán cần tìm gì?. -HS:Tìm khối lượng riêng (D). -GV: Tính khối lượng riêng. -HS: D= m/v. = 0,397kg V= 320cm3. của sữa bằng công thức nào?. = 0,000320m3. - GV: Đơn vị tính có phù hợp. Hỏi. chưa? Khi tóm tắt cần phải. D=?. làm gi ?. -HS: Đổi đơn vị m = 397/1000 = 0,397kg v = 320/1000000 = 0,000320m3. - GV: Hãy áp dụng để tìm D. -HS: D = m /v= 0,397 kg/ 0,000320m3. = 120,6kg/ m3. Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ . Trong đó R1=5. Khi đóng khoá K,vôn kế chỉ 6V, Ampe kế chỉ 0,5A. a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch? b. Tính điện trở R2?. 9. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> R2. R1. V A K A. B. Cho biết. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. R1=5. -GV: Mạch điện trên cho chúng ta -HS:R1=5, UV=6V,IA=0,5A,R1nt. UV=6V. biết những gì?. R2. IA=0,5A R1nt R2. -GV: Ta có thể tính điện trở toàn mạch AB như thế nào?. a,RAB?. -HS: áp dụng định luật ôm: I=  RAB=. b,R2=? -GV: Ta có thể tính điện trở R2 như thế nào ?. U I. =. U R. 6  12 () 0,5. - HS: Vận dụng công thức tính điện trở tương đương của mạch nối tiếp ta có: Rtđ=R1+R2 =>R2=Rtđ-R1 R2=12-5=7 . Ví dụ 3: Đặt vật AB cao 12cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính 24cm thì thu được một ảnh thật cao 4cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và tính tiêu cự của thấu kính. *Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán , sau đó tổng hợp lại rồi giải - Để hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu bài toán phải cho HS đọc kỷ đề ,ghi tóm tắt sau đó vẽ hình.. 10. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cho biết:. B. I. TK hội tụ A. AB = 12cm; OA = 24cm. • F. •O. A'B' = 4cm(ảnh thật) OA' = ? OF = OF' = ? -Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: *Muốn tính OA' ta cần xét các yếu tố nào? (  OAB ~  OA'B')  OA' =...... *Muốn tính OF' = f ta phải xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau? (  OIF' ~  A'B'F') *OI như thế nào với AB; F'A' = ? -Hướng dẫn HS giải theo cách tổng hợp lại: Tìm OA'  F'A'  OI  OF' ; GIải: *Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính hội tụ là:  OAB ~  OA'B' suy ra. AB OA A' B '.OA 4.24   OA'    8(cm) A' B ' OA' AB 12. *Tiêu cự của thấu kính:  OIF' ~  A'B'F' . OI OF' OF'   . Do OI = AB nên: A' B ' F' A OA'-OF'. AB OF' 12 OF'     OF'  f  6(cm) A' B ' OA'-OF' 4 8 - OF'. ĐS:. 11. Lop8.net. OA’ = 8cm, OF = 6cm. F' A'. •. B'.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Dạng bài tập thí nghiệm: Là dạng bài tập mà trong khi giải phải tiến hành thí nghiệm, những quan sát hoặc kiểm chứng cho lời giải lý thuyết hoặc tìm số liệu, dữ kiện dùng cho việc giải bài tập. Thí nghiệm có thể do giáo viên làm biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện làm. Các thí nghiệm có thể mang tính chất nghiên cứu khảo sát, tìm hiểu một khía cạnh mới của kiến thức đã học hoặc nghiệm lại các vấn đề đã được rút ra từ lý thuyết. Bài tập thí ngiệm có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, gây hứng thú, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, kích thích tính tích cực, tự lập, rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Để học sinh dễ dàng thực hiện được các loại bài tập thí nghiệm thì thường các bài toán thí nghiệm vật lí phải xây dựng bằng những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, dễ làm. Mức độ chính xác về định lượng cũng vừa phải. Ví dụ 1: Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy, các vụn nilông quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra hay không? Sau đó dùng miếng vải khô cọ xát vào thước nhựa. Đưa thước đã cọ xát lại gần các vụn giấy và nilông, quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra hay không? -HS: Thước nhựa hút các vụn giấy, nilông. -GV: Yêu cầu từng học sinh làm thí nghiệm, đây là loại thí nghiệm đơn giản học sinh có thể thực hiện dể dàng và nhanh chóng đưa ra kết quả. Ví dụ 2: Để xây dựng công thức tính công suất điện giáo viên có thể tiến hành thí nghiệm, học sinh quan sát và rút ra công thức. -GV: Mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ. -HS: Học sinh quan sát sơ đồ. -GV: Vônkế đo hiệu điện thế ở đâu? -GV: Số chỉ của Ampe kế cho ta biết điều gì?. 12. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> K. A. X. V. + Sau đó giáo viên làm thí nghiệm với hai bóng đèn 6V-5W và 6V-3W. Lần 1: Làm với bóng đèn 6V-5W, đóng khoá K đèn sáng, điều chỉnh biến trở để Vônkế có chỉ số 6V, đọc kết quả của Ampekế. Lần 2: Làm với bóng đèn 6V-3W tiến hành tương tự đọc số chỉ của Ampekế. Ta có kết quả trong bảng sau: Số liệu. Số ghi trên bóng đèn Cường độ dòng Công suất (W. Hiệu điện thế (V). điện đo được (A). Lần thí nghiệm Lần 1 Lần 2. 5 3. 6 6. 0,82 0,51. -HS: tính tích U.I đối với mỗi bóng đèn sau đó so sánh tích này với công suất định mức ghi trên bóng đèn. -GV: hướng dẫn học sinh bỏ qua sai số do phép đo để rút ra công thức : P=U.I 4. Bài tập vui: Giờ bài tập dể trở thành khô khan, mệt mỏi, gây nhiều ức chế cho học sinh, khi phải sử dụng nhiều những số liệu và phép toán. Ví dụ1: Tại sao chim đậu trên đường dây điện cao thế lại không bị điện giật? GV : Lý do chim không bị giật là do nó đậu cả hai chân trên cùng một dây điện.). Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. Nói cách khác, mức độ thuận lợi để dòng điện “chảy” qua cơ thể của chim là kém hơn rất nhiều so với việc “chảy” qua sợi dây điện làm bằng hợp kim. Do vậy, điện sẽ không đi qua người chim và chim sẽ không bị giật.. 13. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Loại bài kích thích tính tò mò, hiếu kỳ của học sinh. Ví dụ 2 : Tại sao con người chịu nóng ở 600C trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ? GV: Vì ở nhiệt độ cao trong không khí, cơ thể người đổ mồ hôi và bốc hơi trên da , khi đó nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảm nên da không bị bỏng. Trong nước nóng không thể có sự bay hơi, qua đó không có sự giảm nhiệt độ của da nên da bị bỏng. 5. Bài tập có nội dung thực tế: Là loại bài tập có liên quan trực tiếp tới đời sống thực tế, kĩ thuật, sản xuất, các hiện tượng thiên nhiên và đặc biệt là thực tế lao động, sinh hoạt hàng ngày (mà học sinh thường gặp). Ví dụ: Khi thầy giáo giảng bài trên lớp, âm thanh do thầy giáo phát ra đã truyền từ môi trường nào đến tai học sinh. GV: Môi trường truyền âm là không khí, khi nói chuyện, khi giảng bài, âm thanh đã được không khí truyền từ thầy giáo đến tai học sinh. Bài tập này giáo viên cho học sinh thực hiện ngay khi học xong bài môi trường truyền âm. 6. Bài tập có tính nghịch lý, nguỵ biện, bài tập tính lịch sử: Các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, các trường hợp thường gặp trong đời sống kĩ thuật đều tuân theo quy luật khoa học và giải thích theo tri thức vật lí đã biết. Tất nhiên có rất nhiều hiện tượng, sự kiện để giải thích chi tiết, cặn kẽ lại không đơn giản. Thoạt nhìn có thể giải thích sai, lí luận không chặt chẽ, tưởng đúng mà hoá sai, có mâu thuẫn, phải lý luận và hiểu sâu hơn mới giải thích đúng. Tất nhiên tạo cho học sinh hứng thú tìm tòi khoa học đó là những nghịch lý nguỵ biện, như: Buổi sáng nhìn mặt lớn hơn buổi trưa, hoặc viên sỏi rơi nhanh hơn lông ngỗng vì nó nặng hơn,... Các câu trả lời của học sinh cho thầy, cô thường phạm sai lầm tinh vi rất khó nhận thấy, việc phát sinh sai lầm thường nổ ra các cuộc tranh luận sôi. 14. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> nổi, hứng thú, bổ ích hợp với "lẽ thông thường" nhưng lại mâu thuẫn với kiến thức vật lí. Ví Dụ: Nhà bác học Vật Lý nào đưa ra lý thuyết với nội dung Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời đầu tiên ? Đó là nhà Bác học Copernic ( Người Ba Lan : 1473 – 1543 ) với thuyết nhật tâm vào 1530. Nội dung : -. Mặt Trời bất động là trung tâm của vũ trụ.. -. Trái Đất quay quanh Mặt Trời như các hành tinh khác.. -. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất .. -. Các vì sao nằm bất động trên mặt cầu rất xa.. -. Quỹ đạo các hành tinh là đường tròn.. V. Hiệu quả áp dụng — Giúp học sinh cũng cố và nắm vững kiến thức hơn sau mỗi bài học — Biết và thực hiện được nhiều dạng bài tập vận dụng khác nhau trong sách giáo khoa và sách bài tập. Trong quá trình nghiên cứu đề tài: phân loại và hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý ,bản thân đã áp dụng và thực hiện cụ thể cho đối tượng là học sinh khối 7 của trường. Kết quả đạt được như sau: Chất lượng môn vật lý 7 tháng 9 + 10. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. 7a1. Số bài kiểm tra 33. 2. 6,1. 7. 21,2. 15. 45,4. 8. 24,2. 2. 6.1. 7a2. 33. 3. 9,1. 8. 24,2. 11. 33,4. 8. 24,2. 3. 9,1. 7a3. 35. 4. 11,4. 9. 25,7. 13. 37,1. 7. 20. 2. 5,7. 7a4. 33. 3. 9,1. 6. 18,1. 15. 45,4. 6. 18,1. 3. 9,1. Số liệu Lớp. Giỏi. Trung bình. Khá. 15. Lop8.net. Yếu. Kém.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chất lượng môn vật lý 7 Học kỳ I Số liệu Lớp. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. 7A1. Tổng số học sinh 33. 4. 12,1. 18. 54,5. 11. 33,4. 0. 0. 0. 0. 7A2. 33. 6. 18,2. 16. 48,. 11. 33,4. 0. 0. 0. 0. 7A3. 35. 5. 14,3. 16. 45,7. 14. 40. 0. 0. 0. 0. 7A4. 33. 8. 24,2. 18. 54,6. 7. 21,2. 0. 0. 0. 0. Giỏi. Trung bình. Khá. 16. Lop8.net. Yếu. Kém.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> C. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài công tác Bài tập vật lí giúp các em hiểu, khắc sâu thêm phần lý thuyết và đặc biệt giúp học sinh có phương pháp giải bài tập. Biết vận dụng kiến thức vật lí để giải quyết các nhiệm vụ học tập và những vấn đề thực tế của đời sống. Bài tập vật lí giúp các em hiểu sâu hơn những quy luật vật lí, những hiện tượng vật lí, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt tự giải quyết những tình huống cụ thể khác nhau để từ đó hoàn thiện về mặt nhận thức và tích luỹ thành vốn riêng của mình. Muốn làm được được bài tập vật lí, phải biết vận dụng các thao tác tư duy, biết phân loại các dạng bài tập khác nhau so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá... Để xác định bản chất vật lí trên cơ sở đó chọn ra các công thức thích hợp cho từng bài tập cụ thể. Vì thế bài tập vật lí còn là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo, tính tự lực trong suy luận. Bài tập vật lí là hình thức củng cố, ôn tập, mở rộng hoặc đi sâu vào các trường hợp riêng lẻ của định luật. Khi làm bài tập, học sinh bắt buộc phải nhớ lại kiến thức đã học và vận dụng, đào sâu kiến thức, do vậy, đứng về mặt điều khiển hoạt động nhận thức thì đây là phương tiện tự kiểm tra kiến thức kỷ năng của học sinh. Trong việc giải bài tập nếu học sinh tự giác, say mê tìm tòi thì nó có tác dụng rèn luyện cho các em những đức tính tốt như tinh thần tự lập, vượt khó, tính cẩn thận, tính kiên trì và đặc biệt tạo niềm vui trí tuệ trong học tập.. II. Khả năng áp dụng Đề tài phân loại và hướng dẫn học sinh THCS làm bài tập vật lý đã có hiệu quả trong đơn vị, cụ thể là học sinh khối 7 trường THCS Nguyễn Văn Đừng, có thể áp dụng đối với các đối tượng khác.. 17. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> III. Bài học kinh nghiệm. Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: — Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài tập đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn vật lý. — Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp phân loại và giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người giáo viên. — Các em hứng thú hơn trong học tập, tiếp thu nhanh hơn, năng động hơn, khắc sâu được kiến thức, nâng cao năng lực tự học, phát triển tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức và yêu thích bộ môn, giải được nhiều dạng bài tập hơn — Hình thành thói quen học tập tích cực, tự giác sáng tạo Tuy còn 1 số hạn chế như sau: Trong lớp còn 1 số ít học sinh chưa thực sự tích cực học tập, có thể do hoàn cảnh gia đình không có điều kiện. Thời gian tiết học chưa đáp ứng để quan tâm đến từng học sinh giúp đỡ uốn nắn các em kịp thời.. IV.Một số kiến nghị: Việc dạy học môn vật lý trong trường phổ thông là rất quan trọng, giúp các em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc sống. Vì vậy giáo viên giảng dạy môn vật lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. Để giúp HS hứng thú và đạt kết quả tốt trong việc giải bài tập vật lý, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lô gích nhằm động não cho HS phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt. Những tiết lý thuyết, thực hành cũng như tiết bài tập GV phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo ý định của GV, có như vậy giáo viên mới cảm thấy thoải mái trong giờ giải và sửa các bài tập vật lý từ đó khắc sâu được kiến thức và phương pháp giải bài tập của HS.. 18. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thường xuyên nhắc nhở các em yếu, động viên, biểu dương các em khá giỏi, cập nhật vào sổ theo dõi và kết hợp với GV chủ nhiệm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, kiểm tra thường xuyên vở bài tập vào đầu giờ trong mỗi tiết học, làm như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập. Đối với một số HS chậm tiến bộ thì phải thông qua GVCN kết hợp với gia đình để giúp các em học tốt hơn. Từ đó gây sự đam mê, hứng thú học hỏi bộ môn vật lý. Qua năm tháng áp dụng việc phân loại và hướng dẫn học sinh giải bài tập ở trên tôi nhận thấy HS say mê, hứng thú và đã đạt hiệu quả cao trong giải bài tập nhất là bài tập vật lý. Trên đây là một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân, dù sao nó cũng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường chúng tôi.. Phong Mỹ, Ngày 05 tháng 03 năm 2012 Người viết Giáo viên vật lý. Nguyễn Thị Hồng Lựu. 19. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> MỤC LỤC A.. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 I.. Lý do chọn đề tài : ...................................................................................................1. II.. Mục đích và phương pháp nghiên cứu ....................................................................2 1.. Mục đích nghiên cứu: ..........................................................................................2. 2.. Phương pháp nghiên cứu : ...................................................................................2. 3.. Giới hạn của đề tài ...............................................................................................2. III . Kế hoạch thực hiện: ....................................................................................... 2 B.. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................3 I.. Cơ sở lý luận............................................................................................................3. II.. Cơ sở thực tiển.........................................................................................................4. III. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý tại trường THCS Nguyễn Văn Đừng .............................................................................................................4 1.. Thuận lợi. .............................................................................................................4. 2.. Khó khăn..............................................................................................................4. IV.. V. C.. Các biện pháp giải quyết vấn đề..............................................................................5. 1.. Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi: .........................................................5. 2.. Dạng bài tập tính toán :........................................................................................8. 3.. Dạng bài tập thí nghiệm:....................................................................................12. 4.. Bài tập vui:.........................................................................................................13. 5.. Bài tập có nội dung thực tế: ...............................................................................14. 6.. Bài tập có tính nghịch lý, nguỵ biện, bài tập tính lịch sử: .................................14 Hiệu quả áp dụng...................................................................................................15. KẾT LUẬN ..................................................................................................................17 I.. Ý Nghĩa của đề tài công tác...................................................................................17. 20. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×