Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học lịch sử dễ nhớ và phân biệt được sự kiện lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG. Người thực hiện Chức vụ Đơn vị công tác. : Nguyễn Thị Phước Nhiều : Giáo viên : Trường THCS Gáo Giồng. Gmail Điện thoại. : : 01666494780 NĂM HỌC: 2011-2012. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI -Trãi qua một thời gian dài chúng ta đã được triển khai, tập huấn và thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với việc sử dụng triệt để đồ dùng trực quan và sử dụng Bản đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của Bộ đặt ra. Thực tế thì ở các trường THCS chúng ta đã làm được điều đó. Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày một số giải pháp giúp học sinh học lịch sử dễ nhớ và phân biệt được sự kiện lịch sử. -Lịch sử là một môn học đặc thù, kiến thức lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, chính vì thế nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ vận dụng nó vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Nói cách khác đó cũng là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử, nhưng tránh hiện đại hóa lịch sử. Muốn làm điều này không phải đơn giản, hiện nay giáo viên chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện trực quan như tranh ảnh, bản đồ, chính vì những lẽ đó nên hiệu quả của các tiết dạy chưa cao, thậm chí các em học sinh cảm thấy không hứng thú khi tìm hiểu môn lịch sử. Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động bằng phương tiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Tuy nhiên các đồ dùng trực quan truyền thống hiện nay còn rất nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bộ môn và yêu cầu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, trong lúc đó công nghệ thông tin và các phương tiện kĩ thuật hiện đại đang tỏ ra có ưu thế vượt trội. Vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Bản đồ tư duy và kết hợp với các tư liệu lịch sử như thế nào để mang lại hiệu quả cao là điều mà chúng ta cần quan tâm để giúp cho học sinh yêu thích và hứng thú hơn trong việc học môn Lịch sử. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài này. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: -Nhằm giúp cho học sinh biết và vận dụng được một số giải pháp để các em học lịch sử dễ nhớ và phân biệt được sự kiện lịch sử, từ đó các em sẽ yêu thích và học tốt hơn bộ môn này. -Nhằm trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân để cùng đồng nghiệp có những cách dạy hiệu quả để khôi phục lại đúng vai trò và vị trí của bộ môn lịch sử.. 1 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Phương pháp nghiên cứu -Giới thiệu, cung cấp một số thủ thuật để các em áp dụng đồng thời hướng dẫn các em biết lựa chọn những cách học thực sự phù hợp với bản thân. -Quan sát, so sánh tinh thần, thái độ học tập cũng như so sánh về chất lượng học tập của các em qua hai thời điểm trước và sau khi thực hiện việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Bản đồ tư duy và kết hợp với các tư liệu lịch sử có liên quan. III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI -Từ mục đích nêu trên nên giới hạn của đề tài chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu và tìm ra những giải pháp thật tốt nhằm giúp cho học sinh học lịch sử một cách dễ nhớ và có thể phân biệt được sự kiện lịch sử một cách dễ dàng. -Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp từ 6,7,8,9 ở Trường trung học cơ sở Gáo Giồng. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN -Hai tuần đầu năm bản thân đã tiến hành thử nghiệm, trong quá trình giảng dạy thường sử dụng những phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, tường thuật, trình bày, miêu tả…đảm bảo truyền tải đủ tất cả mọi thông tin có trong sách giáo khoa, đủ kiến thức với phương pháp phù hợp. -Sau đó bản thân đã bắt đầu vận dụng việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên soạn giảng giáo án power-point, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, sưu tầm những đoạn phim tư liệu, những câu chuyện, những câu thơ hoặc những câu nói gắn liền với sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử để áp dụng cho việc giảng dạy của mình. -Sau thời gian thực hiện, bản thân đã đối chiếu với kết quả giảng dạy trước đó, thì quả thật đã mang lại hiệu quả đáng phấn khởi.. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN -Luật giáo dục năm 2005 (điều 3) qui định “phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. -Bản chất của việc học là nghe ->biết, thấy –>biết, đọc -> biết, thực hành -> biết. Do đó những thông tin mà người học nghe, thấy, đọc càng sinh động thì càng dễ nhớ. -Danh ngôn có câu “Nếu chúng ta bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ trả lời bằng đại bác” đó là một qui luật tất yếu, nếu như chúng ta 2 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> quay lưng lại với quá khứ thì chắc chắn chúng ta sẽ không có một tương lai tốt. -Để xã hội có cái nhìn thỏa đáng đối với môn lịch sử và để cho các em học sinh yêu thích môn học này thì trước hết ngay ở trường phổ thông chúng ta phải nâng cao chất lượng bộ môn này. Để nâng cao được chất lượng bộ môn này thì cần phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học đồng thời áp dụng triệt để những phương tiện dạy học mà Bộ giáo dục đã cung cấp, triển khai và tập huấn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN -Từ cơ sở lí luận nêu trên và xuất phát từ thực tiễn ở trường, hơn nữa mỗi môn học lại có đặc thù riêng. Với môn lịch sử thì việc áp dụng những phương pháp cho phù hợp với đặc trưng bộ môn là một điều cấp thiết. -Vì thực tế không phải là học sinh không thích học môn lịch sử, nhưng gì các em sợ là do nội dung bài ghi quá dài không thể nhớ hết nổi. -Mặc khác phần lớn giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp một cách triệt để, chỉ có những tiết dự giờ, thao giảng thì giáo viên mới đầu tư soạn giảng chu đáo, chính vì vậy ở những tiết dạy bình thường chưa thực sự thu hút được học sinh. -Thế nên việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin để làm cho tiết học sinh động hơn, sử dụng bản đồ tư duy để giúp học sinh sơ đồ hóa kiến thức, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phim ảnh tư liệu hay những đoạn thơ, câu nói để giảng dạy thì chắc hẳn một điều là học sinh sẽ rất thích học lịch sử và không còn ngán ngại vì lượng kiến thức quá nhiều và những tiết học như thế chắc chắn sẽ sinh động và học sinh sẽ rất hứng thú, tích cực. III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN: 1. Thực trạng: -Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diến ra trước mắt mình. Bên cạnh đó khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng: những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. 3 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -Thực tế là hiện tại ở một số trường THCS chưa có trang bị đầy đủ máy móc, phương tiện dạy học hiện đại theo yêu cầu của thời đại, một số cán bộ giáo viên còn hạn chế về mặt tin học nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư soạn giảng bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Một số giáo viên còn quá lạm dụng máy để trình chiếu quá nhiều kênh thông tin nhất là tranh ảnh làm loãng nội dung bài học, phân tán sự chú ý của các em, một số tiết thì giáo viên trình chiếu tất cả nội dung đã soạn giảng lên màn hình, phông màu chưa thật sự phù hợp. -Bên cạnh việc đồ dùng trực quan còn hạn chế thì việc sơ đồ hóa kiến thức cũng ít được giáo viên sử dụng. Thêm vào đó, nội dung bài học thì được giáo viên cho ghi thành một bài dài như là một bài văn, không thể nhớ hết nổi, thế nên các em rất sợ môn lịch sử mặc dù rất thích học. -Mặc khác một số giáo viên chưa có sự đầu tư sưu tầm những hình ảnh, những câu chuyện kể lịch sử, những câu nói hay những đoạn thơ… có liên quan đến nội dung bài học để minh họa, dẫn chứng cho bài học thêm phong phú, hấp dẫn vì thế không thể thu hút được các em. 2. Những mâu thuẫn: -Thực tế là trong những tiết dạy lịch sử các em cũng rất thích học, tham gia phát biểu tích cực và các em cũng hiểu bài ngay tại lớp .Nhưng khi về nhà đến tiết sau khi kiểm tra bài cũ thì các em không thể tái hiện lại được những kiến thức mà giáo viên đã cho các em ghi vào vỡ ở tiết học trước vì quá dài và nhiều chi tiết. Vì thế các em cảm thấy sợ học môn này. -Mặc khác phần lớn giáo viên chưa áp dụng triệt để các phương tiện dạy học và chưa có giải pháp thiết thực để giúp học sinh nắm được sự kiện lịch sử một cách nhanh chóng và dễ dàng. IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Biện pháp thứ nhất: Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin: -Từ những khó khăn thực tế, việc dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp tích cực, là hướng đi kịp thời để giải quyết những khó khăn nêu trên. -Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993: con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì học thấy và nghe, và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật hiện tượng một cách đồng thời. Trên cơ sở này và quá trình giảng dạy thực tế ở trường phổ thông chúng ta có thể thấy việc dạy học lịch sử chỉ với phương tiện truyền thống như bảng đen phấn trắng và lời nói của thầy với một ít phương tiện dạy học mang tính tĩnh thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên. Trong khi đó nếu học sinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động có màu sắc phù hợp kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng 4 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ghi nhớ của các em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em đã tiếp thu được. Rõ ràng, việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều phương tiện truyền thông sẽ giúp cho người học tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn. Sẽ càng hiệu quả, sinh động và thu hút học sinh hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả.. -Theo kinh nghiệm bản thân đã từng áp dụng cách để dạy lịch sử bằng giáo án điện tử như sau: + Đầu tiên giáo viên nên tạo ra động cơ học tập cho học sinh bằng những câu nói của các danh nhân, hoặc đưa ra một nhận định về mục đích của việc học lịch sử để gây sự hứng thú cho học sinh ở màn hình chờ. + Khâu kiểm tra kiến thức cũ: cần nêu câu hỏi và có phương án trả lời để học sinh quan sát và ghi nhớ kiến thức cũ. + Ở khâu bài mới: giáo viên nên cho hiển thị từng phần, từng mục giống như trong quá trình giảng dạy bằng bảng đen. Ở mỗi phần, mỗi nội dung cần tạo các slides liên kết với nhau cho phù hợp đồng thời tạo hiệu ứng khi cần thiết. Khi dạy bằng máy vẫn áp dụng nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan là nêu vấn đề trước khi cho học sinh xem phim hoặc sơ đồ, bản đồ…. Trên cơ sở đó giúp học sinh khai thác và rút ra kết luận. Nếu làm ngược lại thì những tư liệu mà chúng ta đưa ra chỉ mang tính chất minh họa, không đem lại hiệu quả 5 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cho bài học. Khi sử dụng những đồ dùng trực quan tĩnh thì cần kết hợp với lời nói của giáo viên đi liền với các hiệu ứng để cho kênh âm thanh và kênh hình ảnh luôn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. + Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng những câu hỏi trắc nghiệm hoặc sử dụng lược đồ để học sinh trình bày lại (nếu bài có diễn biến trận đánh…) + Phần dặn dò, chuẩn bị bài mới: giáo viên phải đặt ra yêu cầu và hướng dẫn các em cách giải quyết để về nhà chuẩn bị cho tiết học sắp tới. -Cụ thể như khi chúng ta dạy bài 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945 thuộc môn Lịch sử 9, ở phần I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG DƯƠNG: Nếu chúng ta chỉ nói cho học sinh biết thủ đoạn của Pháp và Nhật cùng bóc lột nhân dân Đông Dương nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng làm cho nhân dân ta lâm vào cảnh một cổ hai tròng, dẫn đến nạn đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945, rồi sau đó hỏi học sinh để giáo dục cho các em thì sẽ không hay và hấp dẫn bằng việc chúng ta chiếu một đoạn phim tư liệu về hình ảnh người nông dân Việt Nam với thân hình ốm yếu gầy còm bị Pháp bắt kéo cày thay trâu hay những hình ảnh người chết la liệt vì đói cùng với hình ảnh xương người chết từ các hố chôn tập thể. Vậy khi các em xem xong đoạn phim và hình ảnh đó thì chắc chắn một điều là các em sẽ tự rút ra được nhận xét cho bản thân mình đó là sự căm thù Pháp-Nhật, sự đồng cảm thương yêu người nông dân và lên án chiến tranh, yêu chuộng hòa bình… Những điều mà các em tự suy nghĩ để phát biểu cộng với những hình ảnh trực quan sống động mà các em nhìn thấy thì nhất định các em sẽ nhớ rất kĩ và lâu hơn.. Nông dân kéo cày thay trâu trước cách mạng tháng Tám. 6 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hình ảnh người nông dân bị chết đói. Xương người chết đói được cải táng từ những hố chôn tập thể. -Hoặc khi chúng ta dạy những bài có tường thuật diễn biến thì với các lược đồ chỉ mang tính chất tĩnh sẽ không thu hút và không đem lại hiệu quả cao bằng cách chúng ta tạo những hiệu ứng phù hợp. Ví dụ như khi chúng ta dạy Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ thuộc lịch sử 7, ở mục 1: Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ: khi tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh, khi chúng ta sử dụng lược đồ kết hợp với việc tạo hiệu ứng các hướng mũi tên phù hợp và hướng dẫn các em cách trình bày cụ thể thì sẽ thu hút sự chú ý của các em, giúp các em tiếp thu nhanh và đem lại hiệu quả cao hơn là khi chúng ta sử dụng lược đồ mang tính chất tĩnh.. 7 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ĐÔNG ĐÔ THÀNH ĐA BANG. THÀNH TÂY ĐÔ. CHÚ GIẢI Căn cứ của quân ta Hướng tiến công của giặc Đường rút lui của quân ta. HÀ TĨNH. Lược đồ cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh. 2.Biện pháp thứ hai: Dạy học có sử dụng Bản đồ tư duy: -Bản đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được nhiều người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác. -So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp Bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau: + Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. + Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. 8 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. + Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. + Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ. + Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. + Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. + Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. -Việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử hiện nay là một trong những yêu cầu bức thiết và đem lại hiệu quả cao. Vì thực tế với lượng kiến thức khá nhiều, nhiều sự kiện và ngày, tháng, năm như môn lịch sử thì việc sơ đồ hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy sẽ giúp cho các em dễ nắm sự kiện và có thể nhớ được sự kiện lâu hơn. Ví dụ: khi dạy bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT, thuộc lịch sử 9. Chúng ta có thể sử dụng Bản đồ tư duy như sau:. 3. Biện pháp thứ ba: Sử dụng những đoạn phim tư liệu, những hình ảnh, những câu chuyện kể, những câu nói, những câu thơ-đoạn thơ: -Thực tế như chúng ta đã biết phương châm: “trăm nghe không bằng một thấy” và sẽ càng hiệu quả hơn khi chúng ta kết hợp cả hai hình thức này đồng thời trong cùng một lúc. -Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải chịu khó sưu tầm các tư liệu lịch sử.Tùy ở khả năng của mỗi người mà chúng ta có thể sử dụng các tư liệu một cách linh hoạt, sáng tạo và phù hợp đối với từng 9 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> nội dung bài học. Sự kết hợp nhuần nhuyễn cả hai hình thức nghe và thấy đối với các tư liệu lịch sử trong dạy học sẽ gây hứng thú và lôi cuốn sự theo dõi chú ý của các em. Ví dụ: khi chúng ta dạy về phần IV: MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC, thuộc lịch sử 7. Khi nói về nhân vật Nguyễn Trãi, ngoài việc giới thiệu chân dung Nguyễn Trãi thì cần kể câu chuyện về cái chết của vua Lê Thái Tông ở Lệ chi viên đã dẫn đến cái chết oan của dòng tộc Nguyễn Trãi là cả 3 họ đều bị tru di.. Chân dung Nguyễn Trãi. -Hay khi dạy bài 24:CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873, thuộc lịch sử 8, ở phần II.CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873, Phần 1: Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam kì: khi nói đến chiến công của Nguyễn Trung Trực thì cần nhắc đến 2 câu thơ sau: Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần Còn khi nói đến cái chết của Nguyễn Trung Trực thì gắn liền với câu nói của ông “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.. 10 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Chân dung Nguyễn Trung Trực. -Hoặc khi dạy bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954), ở phần 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954). Sau khi trình bày phần diễn biến và kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xong, chúng ta có thể đọc đoạn thơ trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu nói về sự kiện lịch sử vĩ đại này:. Lá cờ chiến thắng tung bay trên nắp hầm Tướng Đờ Ca-xtơ-ri. 11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. ………………………………… Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện ………. Có thể cung cấp thêm tên và hình ảnh một số anh hùng đã hi sinh trong trận chiến này để khắc sâu thêm kiến thức cho các em như Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai hay Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng….. Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo. 12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG -Qua quan sát việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Bản đồ tư duy đồng thời kết hợp với những câu chuyện kể, những câu nói hoặc những câu thơ thì ở những tiết học đó học sinh rất hứng thú, tích cực và 13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> tiết học rất sinh động, học sinh nắm được bài ngay tại lớp và khi về nhà các em học bài dễ thuộc và khi đến lớp kiểm tra bài cũ các em có thể tái hiện lại kiến thức một cách dễ dàng. -Qua việc dạy học có sử dụng những giải pháp nêu trên, ngoài việc giúp các em học bài nhanh nhớ, dễ hiểu nhớ lâu thì còn giúp cho các em phân biệt được sự kiện lịch sử một cách chính xác vì mỗi một nhận vật, mỗi sự kiện đều gắn liền với một tư liệu lịch sử khác nhau.. C. KẾT LUẬN: I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC -Qua thực hiện đề tài, bản thân nhận thấy học sinh có những biến chuyển tích cực, các em cảm thấy có hứng thú và thích học môn lịch sử hơn. Mặc khác việc áp dụng những giải pháp nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy của bản thân là giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng, các em nắm nội dung nhanh và nhớ lâu hơn vì thế tiết học diễn ra hết sức nhẹ nhàng, hiệu quả. Giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái. -Thật vậy, nếu ở mỗi tiết dạy chúng ta đều có thể sử dụng một hay nhiều giải pháp nêu trên thì nhất định sẽ thu hút được sự chú ý tham gia học tập của các em một cách tích cực và hiệu quả, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong trường phổ thông hiện nay. II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG -Có thể áp dụng đại trà ở tất cả các khối lớp mà mình phụ trách. Tùy đặc điểm tình hình của từng lớp và từng đối tượng học sinh mà chúng ta có thể lựa chọn một hay nhiều giải pháp cho phù hợp để giúp các em nắm bài nhanh và nhớ lâu hơn, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Các em sẽ hứng thú và yêu thích hơn môn học này. -Theo kinh nghiệm bản thân, việc dạy học lịch sử trong giai đoạn hiện nay thì không thể thiếu một trong những giải pháp nêu trên, nếu một tiết học lịch sử chỉ sử dụng bản đồ, lược đồ mang tính chất tĩnh với những lời thuyết giảng của giáo viên hoặc với những câu hỏi nêu vấn đề để học sinh trả lời rồi cho các em ghi nội dung bài học thì sẽ làm cho các em nhàm chán, các em sẽ ngán ngại và không thích học lịch sử. -Từ đó có thể khẳng định một điều là các giải pháp nêu trên thật hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài trên bản thân nhận thấy: -Trong thời đại công nghệ thông tin mà nếu như chúng ta không tiếp cận và theo kịp thì sẽ lạc hậu và trong giai đoạn hiện nay việc giảng dạy bằng lời nói khô khan với những hình ảnh mang tính chất tĩnh thì sẽ không mang lại hiệu quả cao. 14 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng bản đồ tư duy và các tư liệu lịch sử có liên quan đối với môn lịch sử bước đầu đã thu được những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên không có một phương pháp và phương tiện nào là vạn năng cả, mỗi phương pháp, phương tiện đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì thế với sự sáng tạo, linh hoạt và khéo léo của mỗi giáo viên tôi tin chắc rằng chúng ta có thể tự lựa chọn cho mình một phương pháp và phương tiện thật tối ưu để giúp cho quá trình giảng dạy của bản thân ngày càng có hiệu quả cao hơn, nâng chất lượng bộ môn lịch sử ngày càng cao và ngày càng thu hút nhiều hơn các em học bộ môn này, vì đây là cái gốc, cái rễ của dân tộc, Lịch sử là nguồn cội của dân tộc. Qua quan sát thực tế ở những tiết dạy này thì thường xuyên có khoảng 100% học sinh trả lời đúng các câu hỏi bài tập, khoảng 80% học sinh có thể trình bày lại diễn biến của các cuộc kháng chiến một cách dễ dàng, 100% học sinh cảm thấy có hứng thú khi được học theo mô hình này. -Thực tế, nếu mỗi giáo viên chúng ta biết cách lựa chọn và áp dụng có hiệu quả những giải pháp nêu trên đồng thời kết hợp với việc dựa vào đặc điểm của từng đối tượng học sinh, từng nội dung bài học mà áp dụng các phương pháp cho phù hợp thì nhất định sẽ thu hút được sự tham gia học tập của các em, giờ học sẽ sinh động và hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ -Nên cung cấp những đĩa phim tư liệu lịch sử để hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên. -Nên tạo điều kiện để giáo viên được dự các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên có cơ hội trau dồi tay nghề, nâng cao năng lực giảng dạy. -Một số trường cần đầu tư trang bị cơ sở vật chất để hỗ trợ tốt hơn cho việc giảng dạy của giáo viên theo phướng hướng hiện đại. * Trên đây là một số giải pháp về việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng bản đồ tư duy và kết hợp với việc sử dụng các phim ảnh tư liệu lịch sử, những câu chuyện kể, những câu thơ-đoạn thơ hay những câu nói của các danh nhân vào việc dạy học lịch sử, xin được chia sẻ cùng với quý đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng, tạo hứng thú và thu hút học sinh trong việc dạy học lịch sử. NGƯỜI VIẾT. Nguyễn Thị Phước Nhiều 15 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Liên (chủ biên) Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông NXB ĐHSP 2005. 2. Nguyễn Thị Côi, các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB, ĐHSP, 2006. 3. Bản đồ tư duy trong công việc:Mindmaps at work/Tony Buzan;New Thinking group dịch. Hà Nội: Lao động Xã hội.2011-252tr.21 cm 4. Các hình ảnh tư liệu lịch sử trang trang website của BGD-ĐT.. 16 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài: .........................................................................1 II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: .......................................1 III. Giới hạn của đề tài: ....................................................................2 IV. Kế hoạch thực hiện: ...................................................................2 B. PHẦN NỘI DUNG: ...........................................................................2 I. Cơ sở lý luận: ................................................................................2 II. Cở sở thực tiễn: ...........................................................................3 III. Thực trạng và những mâu thuẫn: ...............................................3 IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề: ...............................................4 V. Hiệu quả áp dụng: .....................................................................13 C. KẾT LUẬN: .....................................................................................14 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác: ...........................................14 II. Khả năng áp dụng: ....................................................................14 III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển: ..................................14 IV. Đề xuất, kiến nghị: ...................................................................15. 17 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×