Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án Hóa học 10 - Học kì II - Tiết 37: Khái quát nhóm Halogen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.96 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 10/1/2009 Ngày dạy: A1. A2. A3. A4. A5. A6. A7. A8. A9. Chương 5. NHÓM HALOGEN Tiết 37. KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN I. MUÏC TIEÂU BAØI HOÏC 1. Kiến thức HS biết:  Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn. HS hiểu:  Tính chất hoá học cơ bản của nhóm halogen và tính oxi hoá mạnh do lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen có 7 electron (ns2np5). Nên khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1 electron tạo thành ion halogenua để có cấu hình electron bền vững tương tự khí hiếm (ns2np6).  Nguyên nhân làm cho tính oxi hoá của các halogen giảm dần khi đi từ flo đến iot.  Vì sao nguyên tố flo chỉ có số oxi hoá -1, trong khi đó các nguyên tố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. 2. Kĩ năng  Giải thích tính oxi hoá mạnh của các halogen dựa trên cấu hình electron nguyên tử của chúng. 3. Thái độ - tình cảm  Giáo dục ý thức sai mê học tập môn hoá học, ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng 11 SGK HS: Đọc trước bài IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp Lớp. A1. A2. A3. A4. A5. A6. A7. A8. A9. Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong bài mới) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1 GV: Cho học sinh xem trên bảng tuần hoàn các ngyuên tố hoá học cho biết:  Tên các nguyên tố thuộc nhóm halogen. . Chúng thuộc nhóm nào? trong các chu kì chúng thuộc vị trí nào? GV: Thông báo cho học sinh biết nguyên tố atatin không nghiên cứu ở đây mà được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ. Phạm Tuấn Nghĩa. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn HS: Dựa vào bảng tuần hoàn trả lời các yêu cầu của giáo viên:  Nhóm halogen gồm các nguyên tố: flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I) và atatin (A).  Chúng thuộc nhóm VIIA và ở cuối các chu kì và ở trước các nguyên tố khí hiếm.. Giáo án 10 cơ bản Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 2 GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử: F, Cl, Br, I. Từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm e lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen.. GV: Biểu diễn liên kết trong phân tử X2 . . :X . + . . .X :. →. . . . . . :X : X : hay X – X hoặc X2. Hoạt động 3 GV: Yêu cầu học sinh dựa vào bảng 11 SGK “ Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen” để học sinh nhận xét về sự biến đổi tính chất vật lí, độ âm điện khi đi từ flo đến iot.. GV: Giải thích vì sao mà F chỉ có số oxi hoá là 1 còn Cl, Br, I ngoài số oxi hoá -1 còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7. Hoạt động 4 GV: Yêu cầu học sinh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng để giải thích vì sao các halogen giống nhau vể tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. - Yêu càu HS nêu một số tính chất cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen.. II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử HS: Lên bảng viết cấu hình e của nguyên tử các ngyên tố nhóm halogen. 2 5 : 2s22p5 9F 17 Cl : 3s 3p 2 5 : 5s25p5 35 Br : 4s 4p 53 I Nhận xét  Lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7e, nằm ở hai phân lớp: phân lớp s có 2e, phân lớp p có 5e (ns2np5).  Khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1e tạo thành ion halogenua, để có cấu hình electron tương tự khí hiếm (ns2np6). Do đó, tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh.  III. Sự biến đổi tính chất 1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất HS: Nhận xét  Trạng thái tập hợp: khí → lỏng → rắn.  Màu sắc: đậm dần.  Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: tăng dần. 2. Sự biến đổi độ âm điện - Độ âm điện lớn giảm dần từ F đến I. 2. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất  HS: Vì lớp ngoài cùng có cấu tạo tượng tự nhau (ns2np5) nên các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành.  HS: Nghiên cứu SGK trả lời. 4. Củng cố: GV: Củng cố bài bằng cách đặc câu hỏi để học sinh trả lời: - Nguyên nhân dẫn đế tính oxi hóa mạnh của các halogen ? - Nguyên nhân các halogen có tính oxi hóa giảm dần từ flo đế iot ? - Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hóa học 5. Dặn dò: Về học bài và làm các bài tập 1 đến 8 SGK trang 96. Nghiên cứu trước bài « Clo ». Phạm Tuấn Nghĩa. Giáo án 10 cơ bản Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×