Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Đề và đáp án Văn 7 HK I 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.27 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (2 điểm):
a/ Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan được làm theo thể thơ
gì? Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ.
b/ So sánh sự khác nhau về nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ
Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).
Câu 2 (2 điểm):
a/ Thế nào là đại từ?
b/ Nghĩa của đại từ “mình” trong hai ví dụ sau đây có gì khác nhau?
- Cậu giúp mình với nhé!
- Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Câu 3 (6 điểm): Cảm nghĩ của em về một người thân.
………………………………………………..
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (2 điểm):
a/ Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan được làm theo thể thơ
gì? Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ.
b/ So sánh sự khác nhau về nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ
Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).
Câu 2 (2 điểm):
a/ Thế nào là đại từ?
b/ Nghĩa của đại từ “mình” trong hai ví dụ sau đây có gì khác nhau?
- Cậu giúp mình với nhé!
- Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Câu 3 (6 điểm): Cảm nghĩ của em về một người thân.


………………………………………………..
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 7

Câu 1 (2 điểm):
a/ Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật (0,5 đ)
- Nội dung: Bài thơ QĐNgang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng
mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể
hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. (0,5 đ)
b/ So sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta”:
- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo Ngang: (0,5đ)
+ Chỉ số ít: là tác giả với nỗi niềm buồn thương của chính mình.
+ Sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước non nước bao la.
- “ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến: (0,5đ)
+ Chỉ số nhiều: là chủ và khách, là tác giả với người bạn.
+ Sự chan hòa, sẻ chia ấm áp của tình bạn thắm thiết, tuy hai mà một.
Câu 2 (2 điểm):
a/ Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong
một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. (1đ)
b/ Nghĩa của đại từ mình khác nhau: (1đ)
- Trong câu “Cậu giúp mình với nhé!”: mình có nghĩa là tôi (ngôi 1).
- Trong câu ca dao: mình có thể là em, anh, bạn... (ngôi 2).
Câu 3 (6 điểm):
I. Yêu cầu chung:
1. Về kỹ năng: Học sinh biết viết biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả nhằm
gây hứng thú cho người đọc trong từng sự việc của câu chuyện, biết đưa yếu tố có
ý nghĩa “đáng nhớ”. Biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc. Hành văn, diễn đạt

trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính
tả, ngữ pháp, dùng từ.
2. Về nội dung: Đối tượng là người thân mà em yêu quí, phải làm rõ những
tình cảm sâu sắc của em với người thân.
II. Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đạt (dàn bài gợi ý):
1. Mở bài: Giới thiệu người thân và tình cảm của em đối với người ấy.
2. Thân bài: - Những suy nghĩ về người thân.
- Vị trí của người thân trong gia đình và đối với bản thân em.
- Tình cảm của em đối với người thân, kỉ niệm sâu sắc nhất với người thân.
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với người thân.
III. Chấm điểm: Tùy mức độ bài làm của HS giáo viên chấm điểm hợp lí.
……………………………………………….

×