Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tài liệu bồi dưỡng sử dụng phương pháp dạy học và giáo ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 68 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>NGÂN HÀNG THẾ GIỚI </b>

<b>DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT </b>



<b>TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG </b>



<b>SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT </b>


<b>TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC </b>



<b>Mơn Lịch sử và Địa lí </b>


(Mơ–đun 2.6)



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
<b>TÁC GIẢ TÀI LIỆU </b>


<b>1. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trường ĐHSP Hà Nội. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3
<b>MỤC LỤC </b>


<b>A. MỤC TIÊU ... 5 </b>


<b>B. NỘI DUNG CHÍNH ... 5 </b>


<b>C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG ... 5 </b>


<b>D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DH ... 5 </b>


<b>PHẦN I. DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ... 6 </b>


<b>CHƯƠNG 1. PP DH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN PC VÀ NL HS ... 6 </b>



Chủ đề 1. Một số PP DH tích cực ... 7


Chủ đề 2. Một số PP DH đặc thù của Lịch sử ... 14


Chủ đề 3. Một số PP DH đặc thù của Địa lí ... 22


<b>CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LỰA CHỌN, SỬ DỤNG PP VÀ KĨ THUẬT DH PHÁT TRIỂN NL HS </b>
<b>QUA DH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ... 31 </b>


Chủ đề 1. Quy trình lựa chọn, sử dụng PP và kĩ thuật DH phát triển NL HS qua DH môn Lịch sử và Địa lí ... 31


Chủ đề 2. Quy trình thiết kế tổ chức hoạt động DH nhằm phát triển PC, NL HS tiểu học qua môn Lịch sử và
Địa lí ... 39


Hướng dẫn tổ chức hoạt động chương 2 ... 45


<b>Phần 2: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC ... 48 </b>


Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 4 ... 48


Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 5 ... 58


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4
<b>CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>


Chương trình: CT
Dạy học: DH
Giáo viên: GV
Giáo dục phổ thông: GDPT



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5
<b>A. MỤC TIÊU </b>


1. Phân tích được những vấn đề chung về PP, kĩ thuật DH và GD phát triển PC,
NL HS tiểu học.


2. Lựa chọn, sử dụng được các PP, kĩ thuật DH, GD phù hợp ở tiểu học nhằm
phát triển PC, NL HS qua môn Lịch sử và Địa lí trong CT GDPT 2018; lựa
chọn, xây dựng được các chiến lược DH, GD hiệu quả phù hợp với đối tượng
HS tiểu học.


<b>B. NỘI DUNG CHÍNH </b>


<b>Phần 1. DH phát triển PC, NL HS tiểu học qua mơn Lịch sử và Địa lí </b>
<b>Chương 1. PP DH mơn Lịch sử và Địa lí phát triển PC, NL HS </b>


Chương 2. Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP, kĩ thuật DH môn Lịch
sử và Địa lí.


<b>Phần 2. Giáo án minh hoạ DH phát triển NL HS tiểu học </b>
Giáo án minh họa lớp 1: Tây Nguyên


Giáo án minh họa lớp 2: Đất nước Việt Nam
<b>C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG </b>


Bồi dưỡng tập trung (trước khi bồi dưỡng tập trung học viên tự nghiên cứu qua
hệ thống LMS).


<b>D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DH </b>



1. Tài liệu chính: CT GDPT 2018; Tài liệu bồi dưỡng “Sử dụng PPDH và GD
phát triển PC, NL HS tiểu học” mơn Lịch sử và Địa lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6
<b>PHẦN I. DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MƠN LỊCH SỬ VÀ </b>


<b>ĐỊA LÍ </b>


<b>CHƯƠNG 1. PP DH MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN PC VÀ </b>
<b>NL HS </b>


<b> MỤC TIÊU </b>


Sau khi học chương này, học viên có thể:


– Trình bày được một số PP DH tích cực trong mơn Lịch sử và Địa lí, PP DH
đặc thù của Lịch sử và PP DH đặc thù của Địa lí nhằm phát triển PC, NL HS.


– Sử dụng được các PP DH tích cực, PP DH đặc thù của Lịch sử và PP DH đặc
thù của Địa lí vào thiết kế một chủ đề/bài học nhằm hình thành và phát triển PC, NL
HS.


<b> NỘI DUNG </b>


Chủ đề 1 Một số PP DH tích cực


Chủ đề 2 Một số PP DH đặc thù của Lịch sử
Chủ đề 3 Một số PP DH đặc thù của Địa lí



<b>THƠNG TIN CƠ BẢN </b>


Theo CT môn học (2018), PP GD môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học được thực
hiện theo các định hướng chung sau:


– Đề cao vai trò chủ thể học tập của HS, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo; tập trung rèn luyện NL tự học, bồi dưỡng PP học tập để HS có thể tiếp tục tìm
hiểu, mở rộng vốn văn hố cần thiết cho bản thân; rèn luyện KN vận dụng KT vào
thực tiễn.


– Vận dụng các PP, kĩ thuật DH một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục
tiêu, nội dung GD, đối tượng HS và điều kiện cụ thể. Kết hợp các PP DH truyền
thống (thuyết trình, đàm thoại,...) với PP DH tích cực (thảo luận, tranh luận, đóng vai,
dự án,...). Chú trọng các PP DH có tính đặc trưng cho mơn học.


– Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị DH trong đó chú trọng các loại hình:
mơ hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;
bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,...; phim video; các phiếu học tập có các
nguồn sử liệu; phần mềm DH,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7
<b>Chủ đề 1. Một số PP DH tích cực </b>


Trong những năm gần đây, có khá nhiều PP DH tích cực đã được vận dụng và
triển khai thực hiện DH các môn học ở trường phổ thông Việt Nam. Sau đây xin đề
cập một số PP DH khá hữu hiệu với mơn Lịch sử và Địa lí nhằm tạo các cơ hội phát
triển PC và NL cho HS.


<b>1. DH hợp tác </b>



<i>GV đọc thơng tin cơ bản về PPDH theo nhóm tại Phụ lục: Một số PP, kĩ thuật </i>
<i><b>dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô–đun 2.0 </b></i>


<i><b>Một số kĩ thuật DH hợp tác </b></i>


<i>1.1. Kĩ thuật khăn trải bàn </i>


<i>GV đọc thông tin cơ bản về kĩ thuật khăn trải bàn tại Phụ lục: Một số PP, kĩ </i>
<i><b>thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô–đun 2.0 </b></i>


<i>2.2. Kĩ thuật mảnh ghép </i>


<i>GV đọc thông tin cơ bản về kĩ thuật mảnh ghép tại Phụ lục: Một số PP, kĩ thuật </i>
<i><b>dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mơ–đun 2.0 </b></i>


<i><b>Ví dụ minh họa </b></i>


<i><b>Mạch nội dung “Nam Bộ” (Lớp 4) </b></i>


Ví dụ: Để tổ chức cho HS tìm hiểu về vấn đề khai thác thế mạnh ở Nam Bộ, GV
có thể sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và kỹ thuật các mảnh ghép
để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh một cách hiệu quả.


Vòng 1 (nhóm chuyên sâu):


Làm việc chung cả lớp, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (dựa trên 3 thế mạnh
của vùng), giao nhiệm vụ cho mỡi nhóm tìm hiểu về một thế mạnh của vùng:


– Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất lúa.



– Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động ni trồng và đánh bắt thủy sản.
– Nhóm 3: Tìm hiểu về hoạt động cơng nghiệp.


Trong trường hợp lớp có đơng học sinh thì có thể chia thành 6 nhóm (2 nhóm
tìm hiểu về một thế mạnh của vùng như trên).


Vòng 2 (nhóm mảnh ghép):


GV yêu cầu HS thành lập 3 nhóm mới (nhóm gồm các thành viên đại diện cho
mỗi thế mạnh của vùng ở vòng 1). Vòng này cả 3 nhóm đều cùng một nhiệm vụ là
tìm hiểu chung về 3 thế mạnh của vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8
<b>2. DH dự án </b>


<i>GV đọc thông tin cơ bản về PPDH dự án tại Phụ lục: Một số PP, kĩ thuật dạy </i>
<i><b>học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mơ–đun 2.0 </b></i>


<i><b>Ví dụ minh họa </b></i>


<i><b>Chủ đề: “Thăng Long – Hà Nội” thuộc mạch nội dung “Đồng bằng Bắc Bộ” </b></i>
<i><b>(Lớp 4). </b></i>


– Bước 1: Lập kế hoạch


GV cùng HS lập kế hoạch thực hiện dự án: Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Thăng
Long – Hà Nội. Để lập kế hoạch thực hiện dự án, HS có thể xây dựng sơ đồ tư duy
nhằm xác định các câu hỏi đặt ra về lịch sử, văn hóa Thăng Long – Hà Nội.


+ Tên gọi Thăng Long có từ bao giờ? Những tên gọi khác của Thăng Long – Hà


Nội.


+ Thăng Long – Hà Nội đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?


+ Những câu chuyện lịch sử – văn hóa liên quan đến Thăng Long – Hà Nội.
Sau khi đã xác định được những câu hỏi cần trả lời, HS cần có bảng phân cơng
nhiệm vụ cụ thể, GV cùng giúp HS hoàn thành nhiệm vụ này.


Tên thành viên Nhiệm vụ Thời hạn hoàn thành Dự kiến sản phẩm


– Bước 2: Thực hiện dự án


Các thành viên đã được phân công nhiệm vụ thực hiện việc thu thập tài liệu, xử
lí thơng tin và hồn thành nhiệm vụ được giao.


– Bước 3: Tổng hợp kết quả


+ Nhóm HS tập hợp sản phẩm các thành viên để hồn thiện sản phẩm của nhóm.
+ Báo cáo sản phẩm trước lớp.


+ HS các nhóm khác nhận xét, đánh giá; GV giúp HS hoàn thiện những nội
dung còn thiếu.


<b>3. DH phát hiện và giải quyết vấn đề </b>


<i>GV đọc thông tin cơ bản về PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề tại Phụ lục: </i>
<i>Một số PP, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mơ–đun </i>
<b>2.0 </b>


<i><b>Ví dụ minh họa </b></i>



<i><b>Chủ đề: “Thăng Long – Hà Nội” thuộc mạch nội dung “Đồng bằng Bắc Bộ” </b></i>
<i><b>(Lớp 4) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9
<i>– GV cho HS đọc một đoạn trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và yêu cầu HS </i>
<i>trả lời câu hỏi: Đặc điểm tự nhiên của Thăng Long được phản ánh như thế nào trong </i>
<i>Chiếu dời đô? </i>


– GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn HS tìm những từ
nói về đặc điểm tự nhiên của Thăng Long và nêu ý nghĩa của những từ đó.


<i>– HS trình bày những đặc điểm tự nhiên của Thăng Long qua Chiếu dời đô, như: </i>
trung tâm của đất trời, có núi và sơng, đất rộng và bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác.


– GV nhận xét, chuẩn KT cho HS.
<b>4. DH tình huống </b>


<i>GV đọc thơng tin cơ bản về PPDH tình huống tại Phụ lục: Một số PP, kĩ thuật </i>
<i><b>dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mơ–đun 2.0 </b></i>


<i><b>Ví dụ minh họa </b></i>


<i><b>Mạch nội dung “Địa phương em” (Lớp 4) </b></i>


Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng phổ
biến ở địa phương em. Em hãy đưa ra thơng điệp bằng hình ảnh hoặc bằng lời để
nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng để bảo vệ môi trường.


<i>Rác trên đường phố </i>



<i>Rác ở công viên </i>


<i>Rác trên vỉa hè </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10


<i>Rác ở sân vận động </i> <i>Rác ở bãi biển </i>


<b>5. DH thực địa </b>


<i><b>5.1. Khái niệm/bản chất </b></i>


Bài học mơn Lịch sử và Địa lí được tiến hành không chỉ ở trên lớp mà còn được
tiến hành tại thực địa, nơi xảy ra các sự kiện, hiện tượng lịch sử, địa lí, trong nhà bảo
tàng (bảo tàng lịch sử, bảo tàng tự nhiên), cơ sở sản xuất, sự kiện văn hóa... Bài học
tại thực địa khác với hoạt động ngoại khóa tại thực địa, nó được thực hiện theo nội
dung được quy định trong CT học, là bài học nội khóa và việc học tập bài học này là
bắt buộc với toàn bộ HS.


<i><b>5.2. Tác dụng </b></i>


– Bài học thực địa có ý nghĩa lớn đối với việc GD và phát triển HS, giúp nâng
cao hiểu biết về KT lịch sử, địa lí, văn hóa và GD, tình u q hương đất nước.


– Đa dạng hóa hoạt động nhận thức và gây hứng thú học tập cho HS thông qua
thực hiện DH gắn với thực tế, gắn với đời sống. Biết áp dụng các KT đã học vào
trong thực tiễn một cách nhanh chóng.


– Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thơng tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ


đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí.


– Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện
tượng địa lí,... Đề xuất được ý tưởng về sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hố,...


<i><b>5.3. Quy trình thực hiện </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11
Bài học ở thực địa/bảo tàng (lịch sử, tự nhiên), việc tổ chức, hướng dẫn có thể
GV hoặc cán bộ của bảo tàng thực hiện. Trong trường hợp bài học do cán bộ bảo tàng
hướng dẫn, GV giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức để buổi học thực hiện đúng mục tiêu bài
học.


Bài học do GV đảm nhận, quy trình tiến hành có thể như sau:
<i>* Bước 1: Chuẩn bị cho bài học tại bảo tàng, thực địa </i>


– HS:


+ Sưu tầm các tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung bài học dưới sự hướng
dẫn của GV (thông qua sách báo, Internet, hỏi người lớn,…)


+ HS tự đánh giá, phân tích các tài liệu sưu tầm được.
– GV:


+ Đọc và nghiên cứu trước các tài liệu có liên quan đến di tích lịch sử, cảnh
quan, hiện tượng địa lí, các hiện vật ở bảo tàng có liên quan đến nội dung bài học;


+ Xác định mục tiêu bài học phù hợp với HS; khảo sát mong muốn của HS liên
quan đến bài học khi tiến hành bài học ở bảo tàng, di tích lịch sử; cảnh quan, hiện


tượng địa lí.


+ Liên hệ với cán bộ phụ trách ở di tích lịch sử, khu vực cảnh quan, cơ sở sản
xuất, bảo tàng để có sự phối hợp phù hợp;


<i>* Bước 2: Tổ chức hoạt động </i>


– Ổn định tổ chức lớp học, nêu lại yêu cầu khi tham gia giờ học ở bảo tàng, di
tích lịch sử, cơ sở sản xuất, thực địa;


– Nêu câu hỏi, vấn đề để khởi động trước khi vào bài học: GV có thể sử dụng
các hiện vật, chứng tích tại bảo tàng, thực địa để đặt câu hỏi, nêu vấn đề. Nội dung
câu hỏi về KT của HS, kinh nghiệm của HS liên quan đến bài học; GV dẫn dắt vào
bài mới trên cơ sở câu hỏi, vấn đề khởi động trước bài học.


– Tổ chức hoạt động học tập: GV cần kết hợp khéo léo, hợp lí các biện pháp:
+ Kết hợp huy động KT cũ, KT mới đã chuẩn bị trước của HS với trao đổi, thảo
luận để tìm hiểu nhanh các KT của bài học ít hoặc khơng được phản ảnh bởi các
chứng tích, hiện vật ở bảo tàng, di tích lịch sử, thực địa.


+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc hướng dẫn HS quan sát các chứng tích, hiện
vật ở bảo tàng, di tích lịch sử, cảnh quan địa lí với HS trao đổi, thảo luận để làm rõ
KT bài học trên cơ sở hướng dẫn của GV.


+ Kết hợp giữa việc hướng dẫn HS quan sát các chứng tích, hiện vật tại di sản
với việc trình bày, thuyết minh của GV.


+ Cần gắn nội dung bài học với lịch sử địa phương, địa lí nơi tổ chức tiến hành
bài học (nếu ở thực địa).



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12
– Kết thúc bài học, GV có thể đưa ra những câu hỏi thảo luận nhóm để kiểm tra
hoạt động nhận thức của HS và HS báo cáo kết quả; hoặc HS báo cáo kết quả dựa
trên yêu cầu của GV khi tiến hành bài học; hoặc GV nêu bài tập vận dụng để HS
hoàn thiện sau bài học.


– Các hoạt động cụ thể có thể tiến hành:


+ Tổ chức thảo luận, chia sẻ trong nhóm, các nhóm trong lớp về những thông tin
thu thập được;


+ So sánh, liên hệ, đánh giá các nguồn thông tin khác nhau (phát triển NL tìm
tịi, khám phá; NL giao tiếp; tư duy phản biện);


– Mỗi HS viết thu hoạch, cảm nhận riêng và báo cáo.


<i><b>5.4. Một số lưu ý </b></i>


– Chọn vấn đề và địa điểm phù hợp với nội dung (lịch sử, địa lí đất nước hoặc
lịch sử, địa lí địa phương), số tiết học, điều kiện tiến hành. Với những địa phương và
khu vực lân cận có di tích, cảnh quan, lễ hội, cơ sở kinh tế về những sự kiện lớn trong
CT lịch sử dân tộc, địa lí đất nước (chiến thắng Điện Biên Phủ ở Điện Biên, lễ hội
Đền Hùng), còn với những địa phương khơng có những di tích gắn với sự kiện lịch sử
lớn của dân tộc thì tiến hành bài học thực địa về lịch sử, địa lí địa phương.


– Chuẩn bị nội dung bài học cần kết hợp với việc bổ sung các tài liệu địa
phương, tư liệu hiện vật có ở địa phương hoặc khu di tích;


Bài học lịch sử ở bảo tàng hoặc nhà truyền thống diễn ra không phải ở nơi đã
từng xảy ra sự kiện mà là nơi trưng bày những vật thực, hình ảnh về sự kiện lịch sử.


Do đó, HS được trực quan sinh động các hiện vật lịch sử, đồ phục chế, gây được cảm
xúc mạnh mẽ đối với HS về sự kiện đang học.


– Các điều kiện đảm bảo để bài học tại thực địa, nhà bảo tàng hoặc nhà truyền
thống đạt hiệu quả:


+ Chuẩn bị trước cho HS về tư tưởng và KT chuyên môn: thông báo cho HS về
mục tiêu bài học, địa điểm và nội dung sự kiện, hiện tượng đã xảy ra, chuẩn bị các đồ
dùng cần thiết và nội quy học tập;


+ Chuẩn bị kĩ về chuyên môn (có thể do GV đảm nhiệm hoặc nhân viên bảo
tàng hay hướng dẫn tham quan đảm nhiệm với sự trao đổi chuyên môn của GV);


+ Xác định mối quan hệ giữa nội dung bài giảng với các di tích, hiện vật được
trình bày (KT của bài, hay dẫn chứng cho KT của bài);


+ Phát triển KN quan sát, NL tư duy của HS;


+ Tổ chức để HS phát triển NL tự học trong và sau bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13
KT, KN liên quan đến bài học. Lưu ý nếu hướng dẫn viên tiến hành lên lớp, GV cần
trao đổi để hướng dẫn viên hiểu được những KT trọng tâm cần truyền đạt và những
hoạt động cần tổ chức cho HS để đạt được mục đích của bài. GV chốt lại những nội
dung KT cốt lõi của bài học; yêu cầu HS làm thu hoạch hoặc kiểm tra – đánh giá về
kết quả học tập của HS.


<i><b>5.5. Ví dụ minh họa </b></i>


<b>Chủ đề: “Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954” thuộc mạch nội dung “Xây </b>


<b>dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam” (Lớp 5) </b>


Khi DH chủ đề “Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954” với các yêu cầu cần đạt
về diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ và các tấm gương anh hùng trong
chiến dịch này. Bài học có thể được tổ chức tại Bảo tàng cách mạng. Việc thực hiện
giờ học lịch sử tại bảo tàng được thực hiện với nội dung và các bước như sau:


<i>* Bước 1: Chuẩn bị cho bài học tại bảo tàng cách mạng </i>
– HS:


+ Sưu tầm các tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung bài học dưới sự hướng
dẫn của GV (thông qua sách báo, Internet, hỏi người lớn,…): HS có thể tìm hiểu các
thơng tin về chiến dịch Điện Biên Phủ với nguồn tư liệu do cá nhân, người thân...sưu
tầm được.


+ HS tự đánh giá, phân tích các tài liệu sưu tầm được: bước đầu hiểu được các
nội dung tư liệu này.


– GV:


+ Đọc và nghiên cứu trước các tài liệu có liên quan đến các tư liệu, hiện vật
(hiện vật thật và tái chế) liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ tại bảo tàng dự định
sẽ tổ chức bài học.


+ Xác định mục tiêu bài học phù hợp với HS;


+ Liên hệ với cán bộ phụ trách ở bảo tàng để có sự phối hợp phù hợp;
<i>* Bước 2: Tổ chức hoạt động </i>


– Ổn định tổ chức lớp học, nêu lại yêu cầu khi tham gia giờ học ở bảo tàng, di


tích lịch sử, cơ sở sản xuất, thực địa.


DH ở bào tàng, trên cơ sở kế hoạch bài học đã được xây dựng, GV có thể lựa
chọn một trong hai cách:


<i>+ GV giảng dạy bình thường tại một phòng riêng của Bảo tàng theo kế hoạch </i>
như DH trên lớp. Sau khi thực hiện xong bài học, GV hướng dẫn HS tham quan các
hiện vật có liên quan đến bài giảng. Qua đó, giúp HS có biểu tượng LS cụ thể về các
sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến bài học. Qua đó, tác động đến tư tưởng, tình
cảm, tạo xúc cảm LS cho HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14
đồ dùng trực quan.


GV có thể sử dụng các hiện vật của bảo tàng để tổ chức hoạt động DH. Ví dụ,
đối với nội dung về công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, GV có thể chia
HS thành các nhóm với nhiệm vụ quan sát tranh, ảnh, thơng tin...có tại bảo tàng về
cơng tác chuẩn bị. Sau đó, các nhóm sẽ thảo luận và báo cáo kết quả quan sát, nhận
định của nhóm mình.


Hoặc, đối với nội dung về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của chiến dịch, cũng với
tư liệu tại bảo tàng, GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, hiện vật, thông tin về các anh
hùng đó rồi báo cáo kết quả trước lớp.


Tổ chức hoạt động học tập: GV cần kết hợp khéo léo, hợp lí các biện pháp:
– Kết hợp huy động KT cũ, KT mới đã chuẩn bị trước của HS với trao đổi, thảo
luận để tìm hiểu nhanh các KT của bài học ít hoặc không được phản ảnh bởi các
chứng tích, hiện vật ở bảo tàng.


– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc hướng dẫn HS quan sát các chứng tích, hiện


vật ở bảo tàng với HS trao đổi, thảo luận để làm rõ KT bài học trên cơ sở hướng dẫn
của GV.


– Kết hợp giữa việc hướng dẫn HS quan sát các chứng tích, hiện vật tại di sản
với việc trình bày, thuyết minh của GV.


<i>* Bước 3: Báo cáo kết quả sau khi học tập </i>
Các hoạt động cụ thể có thể tiến hành:


– Tổ chức thảo luận, chia sẻ trong nhóm, các nhóm trong lớp về những thơng tin
thu thập được;


– So sánh, liên hệ, đánh giá các nguồn thơng tin khác nhau (phát triển NL tìm
tòi, khám phá; NL giao tiếp; tư duy phản biện).


– Mỗi HS viết thu hoạch, cảm nhận riêng và báo cáo.


<b>Chủ đề 2. Một số PP DH đặc thù của Lịch sử </b>


<b>1. PP kể chuyện </b>


<i><b>1.1. Khái niệm/bản chất </b></i>


PP kể chuyện là PP dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và
truyền cảm hứng đến người nghe về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử, một phát
minh hay một vùng đất,… để qua đó hình thành biểu tượng hoặc một khái niệm.


Các hình thức kể chuyện:


– GV trực tiếp kể chuyện, thơng qua đó cung cấp thơng tin bài học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15
chủ yếu của bài học lịch sử hoặc đọc thêm tài liệu.


– Kể chuyện kết hợp với các phương tiện nghe nhìn, dưới dạng dẫn chuyện hoặc
thuyết minh.


– Kể chuyện có thể xen kẽ với các nội dung khoa học khi HS đang tìm hiểu các
chủ đề mơn học.


<i><b>1.2. Tác dụng </b></i>


PP kể chuyện có vai trị quan trọng đối với việc DH các tri thức lịch sử.


– Giúp nội dung lịch sử được truyền tải thông qua các câu chuyện, giúp hình
thành biểu tượng hoặc khái niệm dễ dàng cho HS.


– Làm cho các khái niệm xa lạ cũng có thể trở nên gần gũi, dễ hiểu với HS, nhất
là HS tiểu học.


– Kể chuyện tạo nên bức tranh sinh động về quá khứ, các vùng đất, về các nhân
vật, các sự kiện lịch sử (chuyện về Trần Quốc Toản, chuyện về Hội nghị Diên
Hồng,…).


– Kể chuyện tạo ra niềm tin vào chân – thiện – mĩ, vào sức mạnh vô hạn của con
người trong cuộc sống, trong cải tạo thế giới.


– Kể chuyện chính là tái sinh văn bản, là sự “sao chép sáng tạo” giúp phát triển
trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của HS.



– Kể chuyện còn rèn cho HS tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngơn ngữ
của mình, vì vậy, góp phần phát triển ở HS các KN sử dụng ngôn ngữ: nghe, đọc, nói,
kể,…


– Kể chuyện cũng giúp cho giờ học trở nên sinh động, lôi cuốn, HS sẽ tiếp thu bài,
hình thành biểu tượng và ghi nhớ tốt hơn.


Cách dạy này tạo điều kiện cho HS phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ
động, sáng tạo, biết tự trình bày những hiểu biết về lịch sử, góp phần làm cho tiết học
diễn ra sôi nổi, gây được hứng thú học tập, bồi dưỡng lòng ham hiểu biết Lịch sử dân
tộc cho HS.


<i><b>1.3. Quy trình thực hiện </b></i>


Từ đặc điểm của CT Lịch sử ở Tiểu học, đặc điểm tâm sinh lí HS và từ định
hướng đổi mới PP DH, việc sử dụng PP kể chuyện có thể tiến hành theo các bước sau
đây:


<i>* Bước 1: Tổ chức cho HS tìm hiểu truyện. </i>


GV xác định mục tiêu bài học, dự kiến nội dung cần tổ chức cho HS kể chuyện,
trên cơ sở đó chuẩn bị các đồ dùng DH cần thiết và phiếu học tập cho các nhóm HS.
Các câu hỏi trong phiếu học tập phải logic, gắn với diễn biến của các sự kiện và trình
tự hoạt động của nhân vật.


– GV đặt câu hỏi làm chỗ dựa cho HS tìm hiểu truyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

16
đánh.



– GV tổ chức cho HS xây dựng bảng niên biểu phản ánh diễn biến cuộc khởi
nghĩa hay trận đánh.


– GV tổ chức cho HS sắp xếp hệ thống tranh liên hoàn.


<i>* Bước 2: Tổ chức cho HS thảo luận và kể chuyện trong nhóm. </i>


GV chia HS thành từng nhóm (mỡi nhóm từ 4 – 6 HS), phát phiếu học tập cho
các nhóm, hướng dẫn nhiệm vụ thảo luận, cách kể chuyện trong nhóm cho HS, hướng
dẫn cách diễn tả câu chuyện sao cho chính xác, sinh động, hấp dẫn.


Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập qua phiếu học tập và hướng dẫn của
GV, cử người đại diện cho nhóm trình bày trước cả lớp, tiến hành làm việc với SGK,
với các đồ dùng học tập (tranh ảnh, lược đồ...), trao đổi, thảo luận và tập kể trong
nhóm về các sự kiện, nhân vật lịch sử theo gợi ý của các câu hỏi trong phiếu học tập
và qua hướng dẫn của GV. Các thành viên trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau về
cách kể chuyện sao cho sinh động, hấp dẫn, kết hợp kể chuyện với cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt... sao cho lôi cuốn người nghe.


<i>* Bước 3: Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp. </i>


Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên kể lại các sự kiện,
nhân vật lịch sử bằng ngôn ngữ của mình, kết hợp sử dụng tranh ảnh, tư liệu lịch sử,
bản đồ, lược đồ... (nếu cần thiết). Các nhóm khác theo dõi nội dung, cách kể chuyện
của các bạn để có những nhận xét đánh giá một cách chính xác. GV theo dõi cách
trình bày, kể chuyện của đại diện các nhóm để đánh giá một cách khách quan, cơng
bằng, uốn nắn những sai sót về KT cũng như KN của HS.


<i>* Bước 4: Nhận xét và rút ra kết luận chung. </i>



Trên cơ sở tự đánh giá của HS, GV đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng, biểu
dương những nhóm hoạt động tích cực, có kết quả kể chuyện tốt, hay, sinh động.
Đồng thời, GV cần nhấn mạnh những KT trọng tâm của bài học được rút ra từ câu
chuyện kể của HS.


<i><b>1.4. Một số lưu ý </b></i>


– GV cần tái hiện quá khứ đúng như nó tồn tại, tơn trọng tính chân thực của lịch
sử, tránh “hiện đại hóa” lịch sử.


– Kể chuyện là sự “sao chép sáng tạo” nên cần tránh cho HS học thuộc từng câu,
từng chữ rồi đọc lại. GV cần hướng dẫn HS không học thuộc SGK mà phải kể
chuyện bằng ngơn ngữ của mình và bồi dưỡng KN kể chuyện cho HS.


– GV có thể sử dụng nhiều hình thức kể chuyện: trong nhóm, trước lớp, một
đoạn hay cả câu chuyện,…


– Nên phối hợp PP kể chuyện với các PP khác, như thảo luận nhóm,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

17
– Để sử dụng PP kể chuyện hiệu quả, cần có những điều kiện sau:


+ Về phía GV, phải thường xuyên tự bồi dưỡng KT lịch sử, rèn luyện các KN tổ
chức, hướng dẫn HS học tập lịch sử, nhất là KN tổ chức cho HS kể chuyện, thảo luận
nhóm. Tuy nhiên, khơng phải bài học nào GV cũng có thể sử dụng kết hợp thảo luận
nhóm mà phải vận dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo, tuỳ thuộc vào đặc trưng,
nội dung của từng bài cụ thể. Sử dụng PP kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm phù
hợp hơn cả đối với các bài học về các sự kiện (các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh,
các chiến dịch) và các nhân vật lịch sử tiêu biểu. GV phải có sự chuẩn bị chu đáo về
kế hoạch DH, khơng nên chia nhóm quá đông, phải theo dõi được hoạt động của các


nhóm. Đồng thời cần rèn cho HS KN kể chuyện lịch sử một cách sinh động, diễn cảm
kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan cần
thiết. Có như vậy mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp
các em tái tạo lại lịch sử một cách chân thực.


+ Về phía HS, phải chuẩn bị trước nội dung bài học một cách chu đáo, tích cực
giải quyết nhiệm vụ học tập.


+ Về cơ sở vật chất, có đầy đủ đồ dùng DH như tranh ảnh, tư liệu lịch sử, sơ đồ,
lược đồ..., bàn ghế phải phù hợp với cách học nhóm.


<i><b>1.5. Ví dụ minh họa </b></i>


<b>Chủ đề: “Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc” thuộc mạch nội dung </b>
<b>“Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam” (Lớp 5) </b>


Ví dụ khi dạy về nội dung liên quan đến yêu cầu: Sưu tầm và kể lại được một số
câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngơ Quyền,... GV có thể
chọn nội dung về Hai Bà Trưng thiết kế câu hỏi trong phiếu học tập cho HS làm việc
theo nhóm và kể lại trước lớp như sau:


+ Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?


+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào thời gian nào và ở đâu?
+ Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?


+ Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.


– HS tìm hiểu trước bài học, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng và tổ chức kể chuyện trong nhóm.



– HS thực hiện kể chuyện về Hai Bà Trưng trước lớp.


– GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện nhận thức cho HS về Hai Bà Trưng.
<b>2. PP đóng vai </b>


<i>GV đọc thơng tin cơ bản về PP/ kĩ thuật đóng vai tại Phụ lục: Một số PP, kĩ </i>
<i><b>thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô–đun 2.0 </b></i>


<i><b>Ví dụ minh họa </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

18
Khi dạy chủ đề này, GV có thể cho HS thử đóng vai một người lính tham gia
trận đánh Chi Lăng mô tả lại trận đánh Chi Lăng.


– Bước 1: GV lựa chọn nội dung dạy về chiến thắng Chi Lăng để cho HS đóng
vai.


– Bước 2: GV giáo nhiệm vụ cho nhóm HS: đóng vai một người lính tham gia
trận đánh Chi Lăng kể lại trận đánh Chi Lăng cho mọi người nghe, quy định rõ thời
gian chuẩn bị “kịch bản” và thời gian thể hiện vai diễn theo kịch bản.


– Bước 3: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản”, thông qua kịch bản với
GV, phân công vai diễn, tập dượt diễn xuất trong nhóm.


– Bước 4: Các nhóm được phân cơng lên đóng vai theo “kịch bản” đã xây dựng.
– Bước 5: Nhận xét, đánh giá.


<b>3. PP trực quan </b>



<i><b>3.1. Khái niệm/bản chất </b></i>


DH trực quan là PP DH mà GV sử dụng những phương tiện trực quan, phương
tiện kĩ thuật để tổ chức bài học. Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc
cơ bản của lí luận DH nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình thành các khái
niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa
sự vật.


Trong DH lịch sử có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau: bản đồ, tranh ảnh,
mơ hình mà còn các loại phương tiện kĩ thuật hiện đại (tài liệu minh họa, phim điện
ảnh video, ti vi), tác động tới tất cả các giác quan của HS (thấy, nghe, nhìn).


<i><b>3.2. Tác dụng </b></i>


– PP trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự
kiện và khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử của HS.


– PP trực quan giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, KT lịch sử. Một
nghiên cứu của UNESCO khi nghe, HS chỉ nhớ được 15% thơng tin, khi nhìn, các me
ghi nhớ 25% thông tin, việc cả nghe và nhìn, giúp HS nhớ 65% thơng tin.


– Giúp HS phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của
HS .


– Đồ dùng trực quan có tác dụng to lớn trong GD tư tưởng, cảm xúc, thẩm mĩ
cho HS.


– PP trực quan giúp HS biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thơng tin hoặc thực
hiện điều tra ở mức độ đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa
lí; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.



– Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu nhận xét về
đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.


<i><b>3.3. Quy trình thực hiện </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

19
loại thiết bị nào cũng còn tùy thuộc vào nội dung bài học cụ thể. Chính vì thế, quy
trình khai thác mỡi loại thiết bị có những điểm khác nhau do đặc điểm của từng loại
hình thiết bị (tranh ảnh, bản đồ, nghe nhìn...). Tuy nhiên, một điểm chung cơ bản
trong quy trình thực hiện ở đây là GV cần tổ chức cho HS nghiên cứu đồ dùng,
phương tiện trực quan để từ đó tự rút ra những thơng tin cần thiết nhằm thực hiện
nhiệm vụ học tập mà GV đề ra.


– GV (hoặc HS) sưu tầm các tài liệu trực quan liên quan đến nội dung CT học
tập.


– GV yêu cầu HS quan sát (tranh/ảnh/bản đồ/lược đồ/hiện vật...), hoặc nghe
thông tin, hoặc xem clip, video với sự định hướng của GV (GV có thể đưa câu
hỏi/vấn đề trước hoặc sau khi HS thực hiện các hoạt động nghiên cứu thiết bị trực
quan).


– HS quan sát, xem, nghe và ghi nhận thông tin lịch sử từ nguồn tài liệu trực
quan.


– Sau khi HS quan sát, nghe xong, GV có thể yêu cầu HS bằng các hình thức tổ
chức học tập cá nhân, cặp đơi, nhóm...ghi nhận kết quả nghiên cứu (viết, vẽ...) rồi
trình bày trước lớp. Với việc chỉ bản đồ, lược đồ, GV có thể yêu cầu HS quan sát bản
đồ/lược đồ, kết hợp với thông tin trong SGK và các nguồn tư liệu khác, trình bày
trước lớp về sự kiện/hiện tượng lịch sử theo yêu cầu của nhiệm vụ.



Có thể khái qt quy trình sử dụng đồ dùng trực quan bằng mấy bước sau:


<i>* Bước 1: Lựa chọn đồ dùng trực quan phục vụ bài học. Đồ dùng trực quan có </i>
thể là bản đồ, sơ đồ, mơ hình, vật thật hoặc video clip, phim lịch sử … căn cứ vào
mục tiêu, nội dung của từng bài học mà GV lựa chọn cho phù hợp.


<i>* Bước 2: Nêu yêu cầu/nhiệm vụ nghiên cứu phương tiện trực quan (xem tranh, </i>
ảnh, clip, video, nghe băng đĩa tư liệu...).


<i>* Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS khai thác thông tin thiết bị trực quan. </i>


Có thể tổ chức cho HS nghiên cứu theo nhóm, cá nhân hoặc cả lớp, tùy thuộc
vào loại hình thiết bị trực quan (kênh hình trong SGK). Các nhóm có thể cùng làm
việc với thiết bị để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập, hoặc mỡi nhóm có thể
một đối tượng riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng. Thông thường khi sử dụng PP quan
sát, GV hướng dẫn HS sử dụng thị giác để quan sát các đối tượng một cách có mục
đích, có kế hoạch.


<i>* Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả </i>


Kết thúc quan sát, từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả cả lớp
lắng nghe và bổ sung ý kiến.


<i>* Bước 5. Hoàn thiện kết quả, rút ra kết luận chung </i>


GV chính xác hóa kết quả quan sát, rút ra kết luận khoa học.


<i><b>3.4. Một số lưu ý </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20
quan tương ứng thích hợp. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan
phong phú, phù hợp với từng bài học.


– Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỡi loại đồ dùng trực quan.


– Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của HS. Với kênh
hình trong SGK, GV cần hướng dẫn, từng bước hình thành KN khai thác kênh hình
SGK cho HS.


<i><b>3.5. Ví dụ minh họa </b></i>


<b>Chủ đề: “Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê” thuộc mạch nội dung “Xây </b>
<b>dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam” (Lớp 5). </b>


Khi tổ chức nội dung DH chiến thắng Chi Lăng trong mạch nội dung “Khởi
nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê” (Lớp 5). GV có thể sử dụng PP trực quan như sau:


– Đồ dùng trực quan ở đây là: Kênh hình trong SGK, tranh ảnh, lược đồ ải Chi
Lăng, sa bàn về chiến thắng Chi Lăng,...


– Nhiệm vụ: Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với kênh chữ trong SGK và các
tư liệu mà HS sưu tầm được, hãy kể về chiến thắng Chi Lăng.


– GV hướng dẫn HS quan sát và sử dụng tư liệu: Quan sát lược đồ trận Chi
Lăng, tranh ảnh địa hình Chi Lăng, qua đó lí giải vì sao nghĩa qn Lam Sơn lại chọn
ải chi Lăng làm điểm quyết chiến lược với quân Minh xâm lược.


– Thông qua quan sát và trao đổi trong nhóm, HS kể lại (trong nhóm) về chiến
thắng Chi Lăng trên lược đồ.



– Đại diện các nhóm kể lại chiến thắng Chi Lăng trên lược đồ với những thông
tin mà các nhóm đã sưu tầm được.


– GV chuẩn KT, giúp HS hoàn thiện nhận thức về chiến thắng Chi Lăng.


<i><b>4. PP sưu tầm tài liệu </b></i>
<i><b>4.1. Khái niệm/bản chất </b></i>


Tổ chức cho HS sưu tầm tài liệu là hoạt động tìm hiểu, sưu tầm, khai thác thơng
tin từ các nguồn tư liệu khác nhau của HS nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập
được giao. Đây là một trong những kĩ thuật DH tích cực nhằm phát huy tính chủ
động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức, tìm tịi và khám phá của HS. Kĩ thuật DH tích
cực này được GV thực hiện phổ biến và và đem lại hiệu quả tích cực trong tổ chức
DH mơn Lịch sử và Địa lí.


<i><b>4.2. Tác dụng </b></i>


– Thơng qua việc chủ động tìm kiếm, khai thác tư liệu, HS chủ động, sáng tạo
trong lĩnh hội KT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

21
<i>– Góp phần quan trọng hình thành NL vận dụng KT, KN đã học thông quan hoạt </i>
động: sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận và trình bày
quan điểm về một số vấn đề lịch sử, địa lí, xã hội đơn giản.


<i><b>4.3. Quy trình thực hiện </b></i>


<i>* Bước 1: Căn cứ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của bài học và thực tế điều kiện, </i>
trình độ HS, GV xác định những nhiệm vụ học tập cần được HS sưu tầm và khai thác


tài liệu.


<i>* Bước 2: GV giao nhiệm vụ sưu tầm tư liệu cho HS. Thông thường, việc giao </i>
nhiệm vụ này được thực hiện theo nhóm, mỡi nhóm một nội dung của bài học. Hoặc
có thể giao nhiệm vụ chung cho tất cả các nhóm. Việc giao nhiệm vụ này phải bảo
đảm:


– Nhiệm vụ học tập được giao rõ ràng giúp HS hiểu nhiệm vụ để có thể thực
hiện một cách hiệu quả.


– GV cần gợi ý cho HS những nguồn tư liệu có thể khai thác được: từ Internet,
bảo tàng/nhà truyền thống địa phương, cơ sở sản xuất, nhân chứng lịch sử, nghệ nhân
văn hóa...


– GV gợi ý cho HS những loại tư liệu cần sưu tầm: tranh, ảnh, video, clip, hiện
vật...


– GV gợi ý cho HS cách thức sưu tầm: chụp ảnh, ghi chép, nhờ sự hỗ trợ của
người thân, cộng đồng...


<i>* Bước 3: Tổ chức cho HS nghiên cứu tài liệu đã sưu tầm thực hiện nhiệm vụ </i>
học tập


Trên cơ sở các tài liệu HS đã sưu tầm, GV tổ chức cho HS khai thác tư liệu theo
hình thức nhóm nhỏ hoặc cặp đôi để giải quyết nhiệm vụ được đặt ra. Các nhóm
nghiên cứu tư liệu của mình để khai thác thông tin giải quyết nhiệm vụ đặt ra.


<i>* Bước 4: HS trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp </i>


GV u cầu các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình đã sưu tầm trên bảng,


giới thiệu các tư liệu này, đưa ra câu trả lời đối với nhiệm vụ đặt ra từ nguồn thông
tin của tư liệu.


<i>* Bước 5. Các nhóm quan sát, nhận xét, đánh giá tư liệu của nhóm khác trong </i>
việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.


<i>* Bước 6: Nhận xét của GV, kết nối tư liệu sưu tầm của HS với tiến trình nội </i>
dung bài học.


<i><b>4.4. Một số lưu ý </b></i>


– Việc giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm tư liệu cần căn cứ vào điều kiện thực tế
của địa phương (có các nguồn tư liệu đó khơng, việc khai thác có thuận lợi khơng,...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

22
– Khuyến khích HS sử dụng các công cụ hiện đại (nếu điều kiện cho phép) để
sưu tầm, khai thác tư liệu (Internet, máy ảnh, ghi âm...).


– Tạo điều kiện để các nhóm HS có thể trình bày, phân tích, giới thiệu tư liệu
nhóm đã sưu tầm, bởi lẽ đây là một NL hết sức quan trọng cần hình thành cho HS đó
là khai thác thông tin từ những nguồn khác nhau, bên cạnh NL trình bày...


<i><b>4.5. Ví dụ minh họa </b></i>


<b>Chủ đề: “Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975” thuộc mạch nội dung “Xây </b>
<b>dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam” (Lớp 5) </b>


Với mạch nội dung này, có nhiều vấn đề có thể giao nhiệm vụ sưu tầm tài liệu
cho HS. Ví dụ, như sưu tầm những tư liệu lịch sử về sự kiện quân ta tiến vào Dinh
Độc lập ngày 30/4/1975.



– Bước 1: GV nghiên cứu yêu cầu cần đạt của mạch nội dung, nghiên cứu nội
dung bài học trong SGK, tìm hiểu về nguồn tư liệu liên quan đến bài học ở địa
phương. Trên cơ sở đó, GV xác định nhiệm vụ giao cho HS sưu tầm: Một số tư liệu
lịch sử về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.


– Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm (mỡi nhóm một nhiệm vụ) với
những gợi ý cụ thể về nguồn tư liệu, cách thức sưu tầm. Ví dụ:


+ Nhóm 1: Sưu tầm những bài báo liên quan đến sự kiện tiến vào Dinh Độc lập.
+ Nhóm 2: Sưu tầm lời kể của các cựu chiến binh tham gia chiến dịch hiện đang
ở địa phương.


+ Nhóm 3: Sưu tầm những hình ảnh về sự kiện.
+ Nhóm 4: Sưu tầm những thước phim về sự kiện.


Về nguồn tư liệu: Internet, thư viện, báo chí, ảnh, các nhân chứng lịch sử.
Bước 3: Trao đổi, trình bày về tư liệu đã sưu tầm


Các nhóm sẽ trao đổi, thống nhất nội dung trình bày về sự kiện rồi trình bày,
phân tích tư liệu nhóm mình đã sưu tầm...


Bước 4: Các nhóm cùng lắng nghe, quan sát và nhận xét.


Bước 5: GV nhận xét và tùy điều kiện cụ thể có thể kết nối tư liệu HS đã sưu
tầm với tiến trình bài học.


<b>Chủ đề 3. Một số PP DH đặc thù của Địa lí </b>


<b>1. PP hình thành biểu tượng địa lí </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

23


<i><b>1.1. Khái niệm/Bản chất </b></i>


PP hình thành biểu tượng địa lí là PP, trong đó GV tổ chức cho HS quan sát trực
tiếp đối tượng địa lí tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,…để HS có được hình
ảnh cụ thể về đối tượng đó.


<i><b>1.2. Tác dụng </b></i>


<i>– HS được sử dụng phối hợp nhiều giác quan để tri giác sự vật, hiện tượng địa lí, </i>
<i>giúp các em có những hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí được học trong CT. </i>


– Nâng cao tính tự lực, tích cực của HS, tạo hứng thú học tập.


– Tạo cơ hội phát triển khả năng tập trung chú ý, NL tư duy, NL khoa học cho
HS.


<i><b>1.3. Quy trình thực hiện </b></i>


<i>* Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát: Tuỳ theo nội dung học tập, GV sẽ lựa </i>
chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ HS và điều kiện địa phương.


<i>* Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Trong q trình quan sát, khơng phải lúc </i>
nào HS cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy với mỗi đối
tượng địa lí, GV cần xác định mục đích của việc quan sát (Ví dụ: Khi hình thành biểu
tượng về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh, thì đặc điểm "động" của
nó như hiện tượng nước chảy khơng nên là mục đích quan sát của HS. Tuy nhiên, HS
lại có thể quan sát được nó, nếu các em được tiếp xúc với một con sơng thực, hoặc


xem nó trong băng hình...).


<i>* Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát đối tượng thông qua hệ thống </i>
câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập này được xây dựng dựa trên mục đích quan
sát và trình độ hiểu biết của HS nhằm:


– Hướng cho HS chú ý đến đối tượng quan sát.


– Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy của HS theo hướng quan sát cần thiết.
(quan sát từ tổng thể đến chi tiết; từ bên ngoài vào bên trong…)


– Giúp HS tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối
tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy, rồi rút ra những kết luận khách quan, khoa
học.


<i>* Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng. Sau đó, </i>
GV cùng HS trao đổi, thảo luận, xác nhận và hồn thiện kết quả, nhằm giúp cho các
em có biểu tượng đúng về đối tượng.


<i><b>1.4. Một số lưu ý </b></i>


Trong những trường hợp cần thiết, để HS có biểu tượng đầy đủ về đối tượng địa
lí, GV nên kết hợp cho HS quan sát đối tượng từ nhiều nguồn khác nhau như quan sát
ngoài thực địa, tranh ảnh, mơ hình, bản đồ, …


<i><b>1.5. Ví dụ minh họa </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

24
Hình thành biểu tượng rừng rụng lá trong mùa khô (rừng khộp) – Một loại rừng
tiêu biểu ở Tây Nguyên.



– Bước 1: HS quan sát tranh ảnh/ video về rừng khộp vào cả mùa mưa và mùa
khô.


– Bước 2: Những đặc điểm của rừng khộp mà HS có thể quan sát từ tranh ảnh:
+ Rừng thưa.


+ Chỉ có một loại cây.
+ Lá rụng vào mùa khơ.


– Bước 3: Nhóm HS quan sát và phân tích tranh ảnh/video theo hệ thống câu
hỏi, bài tập sau :


+ Câu 1: Đánh dấu x vào những ý em cho là đúng


+ rừng rậm


+ rừng thưa (x)


Rừng khộp là + rừng chỉ có một loại cây (x)
+ rừng có nhiều loại cây


+ Câu 2: a) Các cây trong rừng khộp có kích thước gần như nhau hay rất
khác nhau? (gần như nhau).


b) Các cây ở rừng khộp vào mùa khô trông xanh tốt hay xơ xác?
Vì sao? (xơ xác vì rụng lá gần hết).


+ Câu 3: Cảnh rừng khộp giống hoặc khác với cảnh rừng nhiệt đới ở những
điểm nào?



– Bước 4:


+ Đại diện HS báo cáo kết quả quan sát.


+ GV hoặc HS mô tả về rừng khộp: Rừng thưa, thường chỉ có một loại cây. Vào
mùa khơ, trơng rừng xơ xác vì lá rụng gần hết.


<b>2. PP sử dụng bản đồ </b>


Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt
Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các PP toán học, PP biểu hiện bằng kí hiệu để thể
hiện các thơng tin cần thiết về địa lí.


– Trong trường hợp khơng u cầu tính chính xác cao và nội dung cũng cần giản
lược thì người ta dùng lược đồ.


<i><b>2.1. Khái niệm/Bản chất </b></i>


PP sử dụng bản đồ là PP, trong đó GV tổ chức cho HS vận dụng những hiểu
biết về bản đồ để tìm được vị trí địa lí, một số đặc điểm của đối tượng địa lí cũng như
phát hiện ra mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

25
– Giúp HS dễ dàng nhận ra sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng
địa lí trên bề mặt Trái Đất.


– Nâng cao tính tự lực, tích cực của HS, tạo hứng thú học tập.
– Tạo cơ hội phát triển NL tư duy, NL khoa học cho HS.



<i><b>2.3. Quy trình thực hiện </b></i>


GV hướng dẫn HS thực hiện các bước sau khi làm việc với bản đồ.
– Bước 1: Đọc tên bản đồ và nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
– Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
– Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu.


– Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản
của đối tượng.


– Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần
như địa hình và khí hậu; địa hình, khí hậu, sơng ngịi; thiên nhiên và hoạt động sản
xuất của con người,… trên cơ sở HS biết kết hợp những KT bản đồ và KT địa lí để so
sánh và phân tích,…


<i><b>2.4. Một số lưu ý </b></i>


– Đối với HS tiểu học, không bắt buộc áp dụng bước thứ 5 trong quá trình tổ
chức cho HS khai thác KT từ bản đồ.


– GV nên soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên bản đồ và trình độ HS để dẫn dắt
HS tự khám phá KT. Các câu hỏi nên thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận, test (câu
nhiều lựa chọn, câu điền, câu nối, …).


– HS phải được trang bị một số KT tối thiểu, cần thiết để biết cách làm việc với
bản đồ như: xác định phương hướng trên bản đồ, nắm được kí hiệu trong bảng chú
giải và có biểu tượng về những sự vật và đối tượng địa lí trên bản đồ, nghĩa là đọc và
hiểu được các kí hiệu trên bản đồ,…


<i><b>2.5. Ví dụ minh hoạ </b></i>



<b>Chủ đề: “Thiên nhiên Việt Nam” thuộc mạch nội dung “Đất nước và con </b>
<i><b>người Việt Nam” (Lớp 5). </b></i>


Sử dụng bản đồ sơng ngịi Việt Nam


– Bước 1: Kể tên các sơng chính ở Việt Nam và nhận xét mạng lưới sơng ngịi
nước ta .


– Bước 2: Xem bảng chú giải, biết kí hiệu sơng để tìm những con sơng trên bản
đồ.


– Bước 3: Quan sát bản đồ sơng ngịi Việt Nam, điền tên một số con sông vào
bảng sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

26
Bắc


Trung
Nam


– Bước 4: Quan sát sự phân bố các con sông trên bản đồ và nhận xét mạng lưới
sông ngòi nước ta: (Đánh dấu x vào ở ý đúng)


+ Thưa thớt.


+ Dày đặc phân bố tập trung ở miền Bắc và miền Nam.
+ Dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước. (x)


<b>3. PP sử dụng bảng số liệu </b>



Các số liệu được tập hợp thành bảng gọi là bảng số liệu.


<i><b>3.1. Khái niệm/Bản chất </b></i>


PP sử dụng bảng số liệu là PP, trong đó GV tổ chức cho HS đối chiếu, so sánh,
phân tích các số liệu của bảng số liệu để rút ra nhận xét về KT địa lí.


<i><b>3.2. Tác dụng </b></i>


– PP này có nhiều lợi thế để chứng minh, làm sáng tỏ KT địa lí.


– Tạo cơ hội phát triển NL tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp; NL khoa
học.


<i><b>3.3. Quy trình thực hiện </b></i>


GV hướng dẫn HS thực hiện các bước sau khi làm việc với bảng số liệu
– Bước 1: Đọc tên bảng số liệu để biết nội dung của bảng số liệu.


– Bước 2: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.


– Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các số
liệu ở từng cột.


– Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để
rút ra nhận xét.


<i><b>3.4. Một số lưu ý </b></i>



– Đối với HS tiểu học, trong quá trình hướng dẫn HS làm việc với bảng số liệu,
GV nên soạn một hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ HS để dẫn dắt HS
rút ra nhận xét về KT địa lí. Các câu hỏi nên thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận,
test (câu nhiều lựa chọn, câu điền, câu nối,…).


– GV cần bồi dưỡng cho HS NL đối chiếu, so sánh, phân tích các số liệu.


<i><b>3.5. Ví dụ minh hoạ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

27
Sử dụng bảng số liệu về diện tích và dân số của một số thành phố lớn:


<b>Thành phố </b> <b>Diện tích (km2) </b> <b>Số dân năm 2011 </b>
<b>(nghìn người) </b>


Hà Nội 3328,9 6699,6


Hải Phòng 1523,4 1878,5


Đà Nẵng 1285,4 951,7


Thành phố Hồ Chí Minh 2095,6 7521,1


Cần Thơ 1406,0 1200,3


– Bước 1: Đọc tên bảng số liệu “Bảng số liệu về diện tích và dân số của một số
thành phố”.


– Bước 2: So sánh diện tích và dân số của các thành phố có trong bảng.



– Bước 3: Bảng số liệu có 3 cột, cột 1: tên thành phố; cột 2: diện tích, đơn vị là
km2<sub>; cột 3: số dân, đơn vị là nghìn người, thời điểm thống kê năm 2019 (theo số liệu </sub>
tổng điều tra dân số 2019).


– Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu và
trả lời câu hỏi sau:


+ Sắp xếp các thành phố theo thứ tự từ số dân nhiều đến số dân ít.
+ Sắp xếp các thành phố theo thứ tự từ diện tích lớn đến diện tích nhỏ.
<b>4. PP sử dụng biểu đồ </b>


Biểu đồ là một phương tiện để cụ thể hoá các mối quan hệ về số liệu bằng hình
vẽ. Biểu đồ có nhiều loại (hình cột, hình trịn, ...). Tài liệu này đề cập biểu đồ hình
cột.


<i><b>4.1. Khái niệm/Bản chất </b></i>


PP sử dụng biểu đồ là PP, trong đó GV tổ chức cho HS đối chiếu, so sánh, phân
tích các số liệu của biểu đồ để rút ra nhận xét về KT địa lí.


<i><b>4.2. Tác dụng </b></i>


– PP này có nhiều lợi thế để chứng minh, làm sáng tỏ KT địa lí.


– Tạo cơ hội phát triển NL tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp; NL khoa
học.


<i><b>4.3. Quy trình thực hiện </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

28


– Bước 2: Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ.


– Bước 3: Hiểu các giá trị được biểu hiện ở 2 trục: trục dọc và trục ngang.
– Bước 4: Đọc các số liệu ghi trên từng cột (đối chiếu với 2 trục).


– Bước 5: So sánh độ cao của các cột và rút ra kết luận.


<i><b>4.4. Một số lưu ý </b></i>


– Đối với HS tiểu học, trong quá trình hướng dẫn HS làm việc với biểu đồ hình
cột, GV nên soạn một hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ HS để dẫn dắt
HS rút ra nhận xét về KT địa lí.


– GV cần bồi dưỡng cho HS NL đối chiếu, so sánh, phân tích các số liệu.


<i><b>4.5. Ví dụ minh họa </b></i>


<b>Chủ đề: “Dân cư và dân tộc Việt Nam” thuộc mạch nội dung “Đất nước và </b>
<b>con người Việt Nam” (Lớp 5) </b>


Sử dụng biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm


– Bước 1: Đọc tên biểu đồ “Dân số Việt Nam qua các năm”.


– Bước 2: Nhận xét về số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta.


– Bước 3: Hiểu các giá trị được biểu hiện ở 2 trục: trục dọc (số dân, đơn vị triệu
người) và trục ngang (mốc thời gian, tính theo năm).


– Bước 4, 5: Đọc các số liệu ghi trên từng cột và trả lời câu hỏi:



+ Cho biết số dân của Việt Nam trong từng năm 1979, 1989, 1999, 2009, 2019.
+ So sánh số dân gia tăng của mốc năm sau so với mốc năm trước đó.


+ Nhận xét về sự tăng dân số của Việt Nam.
NHIỆM VỤ


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

29
– GV sử dụng kĩ thuật KWL để cùng HV liệt kê các PP DH tích cực cho HS mà
HV thường sử dụng trong mơn Lịch sử và Địa lí.


– Cùng thảo luận để chọn những PPDH trong các PP DH tích cực đã liệt kê có
nhiều cơ hội để hình thành và phát triển NL cho HS.


 Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm


– Cá nhân đọc thông tin cơ bản của hoạt động 1 (mục I. Một số PP DH tích cực).
– Nhóm thảo luận và trình bày ngắn gọn theo bảng sau (viết vào giấy A0).


PP DH tích cực Khái niệm Các bước tiến
hành


NL hình thành
và phát triển


Lưu ý thực
hiện
1.


2.


3.
4.
5.
6.
7.


– Mỡi nhóm chọn 1 – 2 PP DH (hoặc GV cho bắt thăm), thiết kế 1 – 2 trích đoạn
có sử dụng PP DH đó và phân tích cơ hội hình thành và phát triển NL.


<b> Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả làm việc nhóm </b>
– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm.
– Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung.


– GV kết luận hoạt động.


<b>HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu một số PP DH đặc thù Lịch sử </b>
<b> Nhiệm vụ 1. Làm việc cả lớp </b>


– GV sử dụng PP DH đàm thoại để liệt kê các PP DH, HV thường sử dụng trong
DH mơn Lịch sử và Địa lí (Phần Lịch sử).


– Cùng thảo luận để chọn những PPDH trong các PP DH đã liệt kê có nhiều cơ
hội để hình thành và phát triển NL cho HS.


 Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm


– Cá nhân đọc thơng tin cơ bản của hoạt động 2 (mục II. Một số PP DH đặc thù
của Lịch sử).


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

30


PP DH đặc thù


Lịch sử Khái niệm


Các bước tiến
hành


NL hình thành và
phát triển


Lưu ý thực
hiện
1.


2.
3.
4.
5.


– Mỡi nhóm chọn 1 – 2 PP DH (hoặc GV cho bắt thăm), thiết kế 1 – 2 trích đoạn
có sử dụng PP DH đó và phân tích cơ hội hình thành và phát triển NL.


<b> Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả làm việc nhóm </b>
– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm.
– Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung.


– GV kết luận hoạt động.


<b>HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu một số PP DH đặc thù Địa lí </b>
<b> Nhiệm vụ 1. Làm việc cả lớp </b>



– GV sử dụng kĩ thuật động não để liệt kê các PP DH, HV thường sử dụng trong
DH môn Lịch sử và Địa lí (Phần Địa lí).


– Cùng thảo luận để chọn những PPDH trong các PP DH đã liệt kê có nhiều cơ
hội để hình thành và phát triển NL cho HS.


 Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm


– Cá nhân đọc thơng tin cơ bản của hoạt động 3.


– Nhóm thảo luận và trình bày ngắn gọn theo bảng sau (viết vào giấy A0).
PP DH đặc thù


Địa lí Khái niệm


Các bước
tiến hành


NL hình thành và
phát triển


Lưu ý thực
hiện
1.


2.
3.
4.



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

31
<b> Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả làm việc nhóm </b>


– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm.
– Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung.


– GV kết luận hoạt động.


<b>CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LỰA CHỌN, SỬ DỤNG PP VÀ KĨ THUẬT DH </b>
<b>PHÁT TRIỂN NL HS QUA DH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ </b>


<b> MỤC TIÊU </b>


Sau khi học chương này, học viên có thể:


– Kể được tên các bước của quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP và kĩ
thuật DH của một chủ đề/bài học trong mơn Lịch sử và Địa lí.


– Sử dụng được các PP DH tích cực, PP DH đặc thù của Lịch sử và PP DH đặc
thù của Địa lí vào thiết kế một chủ đề/bài học nhằm hình thành và phát triển PC, NL
HS.


<b> NỘI DUNG </b>


Chủ đề 1 Quy trình lựa chọn, sử dụng PP và kĩ thuật DH phát triển NL HS qua


DH môn Lịch sử và Địa lí


Chủ đề 2 Quy trình thiết kế tổ chức hoạt động DH nhằm phát triển PC, NL HS <sub>tiểu học qua môn Lịch sử và Địa lí </sub>
<b>THƠNG TIN CƠ BẢN </b>



<b>Chủ đề 1. Quy trình lựa chọn, sử dụng PP và kĩ thuật DH phát triển NL HS </b>
<b>qua DH môn Lịch sử và Địa lí </b>


<b>Hoạt động 1. Xác định mục tiêu của chủ đề/bài học </b>


Có thể hiểu mục tiêu dạy học phải được xác định dựa vào các yêu cầu cần đạt
tương ứng với chủ đề/bài học và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đã
<b>được quy định trong văn bản chương trình mơn Lịch sử và Địa lí. Cụ thể: </b>


<b>* Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học </b>


Trong DH lịch sử và địa lí, xác định yêu cầu cần đạt là yếu tố quan trọng hàng
đầu của mỗi chủ đề, mỗi bài học, từng hoạt động được tổ chức cho HS. Xác định
được yêu cầu cần đạt đúng thì việc phát triển PC, NL HS mới có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

32
có thể đưa thêm các yêu cầu cần đạt để giúp HS phát triển PC và NL.


Ví dụ:


<b>Chủ đề </b> <b>Yêu cầu cần đạt </b>


<b>(Theo CT) </b>


<b>Yêu cầu cần đạt (Phát </b>
<b>triển – không bắt buộc) </b>


Thăng Long –
Hà Nội



– Xác định được vị trí địa lí của
Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ
hoặc lược đồ.


– Phân tích được đặc điểm tự nhiên
của Thăng Long thể hiện ở Chiếu
dời đô của Lý Công Uẩn.


– Nêu được một số tên gọi khác của
Thăng Long – Hà Nội.


– Trình bày được một số nét chính
về lịch sử Thăng Long – Hà Nội
thông qua các tư liệu tranh ảnh, câu
chuyện lịch sử về Thăng Long tứ
trấn, sự tích Hồ Gươm, Hoàng Diệu
chống thực dân Pháp, chuyện Hà
Nội đánh Mỹ.


– Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử
và địa lí, nêu được Hà Nội là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, GD
quan trọng của Việt Nam.


– Thể hiện được ý thức giữ gìn và
phát huy truyền thống văn hoá của
Thăng Long – Hà Nội.


– Phân tích những thuận lợi


và khó khăn do vị trí địa lí
của Thăng Long – Hà Nội.


Vị trí địa lí, lãnh
thổ, đơn vị hành
chính, Quốc kì,
Quốc huy, Quốc
ca


– Xác định được vị trí địa lí của Việt
Nam, kể tên được các nước láng
giềng của Việt Nam.


– Xác định được phạm vi lãnh thổ,
mô tả được hình dạng đất liền của
Việt Nam.


– Trình bày được số lượng đơn vị
hành chính của Việt Nam, nêu được
tên một số tỉnh, thành phố tiêu biểu.
– Mô tả và nêu được ý nghĩa của
Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.


– Bày tỏ được cảm nghĩ của em các


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

33
biểu tượng quốc gia, hình dạng đất


nước.



<b>* Cụ thể hóa những biểu hiện của NL, PC được hình thành, phát triển </b>
<b>trong chủ đề/ bài học </b>


Biểu hiện của PC, NL được hình thành, phát triển phụ thuộc vào những yếu tố
cơ bản là:


– PC cần chú ý phát triển cho HS gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực
và trách nhiệm. NL chung cần phát triển cho HS, nhất là ba nhóm NL cốt lõi: tự chủ
và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và NL đặc thù (nhận
thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng KT, KN đã học).
Do đó, khi thiết kế từng chủ đề DH, GV cần cân nhắc và tự trả lời các câu hỏi:


+ Qua chủ đề/bài học này, HS tự học như thế nào?
+ HS giao tiếp và hợp tác như thế nào?


+ HS giải quyết vấn đề gì và như thế nào?


+ Những NL thực tiễn, chun mơn gì có thể được phát triển cho HS qua chủ
đề/bài học này?


– Tính chất của chủ đề, bài học và khả năng của nó trong việc phát triển PC, NL
cho HS. Khi đó, GV cần cân nhắc và trả lời câu hỏi: Chủ đề này có thể giúp HS phát
triển những PC, NL gì?


– Khả năng, NL của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động để đạt
được mục tiêu chủ đề/bài học. Khi đó, GV cần cân nhắc và tự trả lời câu hỏi: Thông
qua học tập chủ đề này, HS có khả năng phát triển được những NL gì?


– Những điều kiện thực hiện (phương tiện, thời gian, không gian, thực tiễn địa
phương,…). Khi đó, GV cần cân nhắc và tự trả lời các câu hỏi:



+ Để phát triển những NL dự kiến trên, cần những điều kiện gì?


+ Những điều kiện này hiện tại có phù hợp với hồn cảnh của lớp, trường, địa
phương,… hay không?


Trên cơ sở đó, GV chỉ ra những biểu hiện của PC, NL được hình thành thơng
qua DH chủ đề đó. Bên cạnh đó, cần chú ý khi diễn đạt những biểu hiện PC, NL được
hình thành là quá trình HS thực hiện hoạt động và kết quả cần đạt ở HS, cho nên
trong diễn đạt cần chú ý đối tượng chủ thể là HS.


Việc hình thành PC, NL cho HS phải được thực hiện qua từng chủ đề, từng bài học,
từng tiết học, từng hoạt động,… Vì vậy, biểu hiện cụ thể của PC, NL được hình thành
cần được cụ thể hóa bằng những mục tiêu của các hoạt động được tổ chức. Do vậy, GV
cần đảm bảo sự thống nhất giữa biểu hiện PC, NL được hình thành với mục tiêu của chủ
đề và các hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

34
<b>Chủ đề </b>


<b>NL đặc thù </b>


<b>NL chung </b> <b>PC </b> <b>Ghi chú </b>
<i>Nhận thức </i>


<i>khoa học </i>
<i>lịch sử và </i>


<i>địa lí </i>



<i>Tìm hiểu </i>
<i>lịch sử và </i>


<i>địa lí </i>
<i>Vận </i>
<i>dụng </i>
<i>KT, KN </i>
<i>đã học </i>
Thăng


Long –
Hà Nội


– Xác


định được
vị trí địa lí
của Thăng
Long –
Hà Nội
trên bản
đồ hoặc
lược đồ,


– Nêu


được một
số tên gọi
khác của
Thăng


Long –
Hà Nội.


– Trình bày
được một số
nét chính về
lịch sử
Thăng Long
– Hà Nội
thông qua
các tư liệu
tranh ảnh,
câu chuyện
lịch sử về
Thăng Long
tứ trấn, sự
tích Hồ
Gươm,
Hồng Diệu
chống thực
dân Pháp,
chuyện Hà
Nội đánh
Mỹ.


– Phân tích
được đặc
điểm tự
nhiên của
Thăng Long


thể hiện ở
Chiếu dời
đô của Lý
Công Uẩn.


– Sử
dụng
các
nguồn
tư liệu
lịch sử
và địa
lí, nêu
được
Hà Nội
là trung
tâm
chính
trị, kinh
tế, văn
hoá, GD
quan
trọng
của Việt
Nam.


– Tự chủ
và tự học.
– Giao
tiếp và


hợp tác.
– Giải
quyết vấn
đề và sáng
tạo.


– Bồi


dưỡng giữ
gìn và
phát huy
truyền
thống văn
hoá của
Thăng
Long –
Hà Nội,
tình yêu
đối với Hà
Nội.


Việc góp
phần hình
thành các
NL chung
còn căn
cứ vào
việc tổ
chức các
hoạt động


DH cụ thể
trong kế
hoạch DH
của chủ
đề/bài
học.


<b>Hoạt động 2. Lựa chọn nội dung DH của một chủ đề </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

35
phải căn cứ vào những điểm cụ thể sau đây:


– Nội dung CT môn học. Do nội dung chủ đề là sự cụ thể hóa nội dung CT mơn
học, vì vậy, lựa chọn nội dung DH của một chủ đề phải căn cứ và bám sát vào CT
môn học.


– Yêu cầu cần đạt của chủ đề. Yêu cầu cần đạt của chủ đề xác định những mục
tiêu cần đạt được trong quá trình DH. Vì vậy, muốn xác định nội dung DH của chủ đề
cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chủ đề.


– Gắn nội dung chủ đề DH với thực tiễn cuộc sống của HS, điều kiện tự nhiên,
xã hội của đất nước, trước hết là cuộc sống, thực tiễn địa phương nơi HS học tập và
sinh sống.


– Tăng cường nội dung thực hành, nhất là qua hoạt động ứng dụng được HS tiến
hành chủ yếu vào thời gian ngoài giờ lên lớp ở gia đình, tại cộng đồng cư dân. Những
nội dung thực hành này gắn với những KT, KN mà HS đã được hình thành qua các
tiết học trên lớp, phù hợp với thực tiễn cuộc sống quanh mình, vận dụng, ứng dụng
chúng vào bối cảnh thực tiễn để giải quyết các vấn đề cuộc sống của mình, gia đình
và cộng đồng.



– Lựa chọn nội dung DH một chủ đề vừa sức với HS. Tính vừa sức thể hiện trên
ba bình diện: tồn lớp, nhóm và nhất là từng cá nhân HS. Trên cơ sở trình độ, NL của
HS (lớp, nhóm, cá nhân), GV đưa ra nội dung vừa sức với các em (cao hơn trình độ
hiện có và HS có thể thực hiện được, chiếm lĩnh được, vươn tới được), tốt nhất là một
vấn đề mà HS cần giải quyết.


– Trường hợp thuận lợi, khi tổ chức hoạt động, nhất là hoạt động thực tiễn cho
HS, kết nối nội dung một số lĩnh vực, môn học với nhau, đảm bảo tính tích hợp nội
dung DH của chủ đề.


Ví dụ:


<b>Chủ đề </b> <b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>


Thăng Long –
Hà Nội


– Xác định được vị trí địa lí của Thăng
Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược
đồ.


– Phân tích được đặc điểm tự nhiên của
Thăng Long thể hiện ở Chiếu dời đô
của Lý Công Uẩn.


– Nêu được một số tên gọi khác của
Thăng Long – Hà Nội.


– Trình bày được một số nét chính về


lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua
các tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch
sử về Thăng Long tứ trấn, sự tích Hồ
Gươm, Hồng Diệu chống thực dân


– Vị trí địa lí, tên gọi của
Thăng Long – Hà Nội.
– Thăng Long – kinh đô
muôn đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

36
Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ.


– Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và
địa lí, nêu được Hà Nội là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, GD quan
trọng của Việt Nam.


– Thể hiện được ý thức giữ gìn và phát
huy truyền thống văn hoá của Thăng
Long – Hà Nội.


Vị trí địa lí,
lãnh thổ, đơn
vị hành chính,
Quốc kì,
Quốc huy,
Quốc ca


– Xác định được vị trí địa lí, của Việt


Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.


– Trình bày được ảnh hưởng của vị trí
địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản
xuất.


– Mơ tả được hình dạng lãnh thổ phần
đất liền của Việt Nam.


– Nêu được số lượng đơn vị hành chính
của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh,
thành phố của Việt Nam.


– Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc
huy, Quốc ca của Việt Nam.


– Vị trí địa lí.
– Phạm vi lãnh thổ.
– Đơn vị hành chính.


– Quốc kì, Quốc ca, Quốc
huy.


<b> </b>


<b>Hoạt động 3. Lựa chọn PP, hình thức tổ chức DH </b>


Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc DH không phải là HS đã tiếp
thu, hình thành được những KT, KN, thái độ gì, mà là HS giải quyết nhiệm vụ học
tập, hình thành và phát triển được những PC, NL gì. Do đó, có thể khẳng định rằng,


quá trình DH quan trọng hơn kết quả. PP, hình thức tổ chức DH phản ánh quá trình
học tập của HS. Vì vậy, PP, hình thức tổ chức DH là yếu tố quan trọng trong việc
hình thành PC và NL cho HS.


Việc lựa chọn và vận dụng PP, hình thức tổ chức DH cần căn cứ vào những yếu
tố sau:


<i>Thứ nhất, mục tiêu chủ đề/bài học đã xác định. Mục tiêu chủ đề/bài học gồm </i>
yêu cầu cần đạt, các PC, NL có thể hình thành cho HS đã được xác định ở trên.


<i>Thứ hai, nội dung DH của chủ đề. Nội dung được cụ thể hóa qua các hoạt động </i>
của HS (khởi động, hình thành KT; củng cố, luyện tập; vận dụng và mở rộng).


– Đối với hoạt động khởi động, để huy động, hâm nóng KT, KN, kinh
nghiệm,… của HS, những PP có thể được vận dụng ở hoạt động này là: thảo luận
nhóm, vấn đáp, thảo luận lớp,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

37
điều kiện thực hiện, những PP có thể được vận dụng khác nhau, gồm các PP DH tích
cực (DH tích hợp, giải quyết vấn đề, DH hợp tác, DH tình huống,…); các PP DH đặc
thù của lịch sử (kể chuyện, sử dụng lược đồ, bản đồ, đóng vai, trực quan,…); các PP
đặc thù của địa lí (hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ, sử dụng bảng số liệu,
sử dụng biểu đồ,…).


– Đối với hoạt động củng cố, luyện tập: để giúp HS ôn tập lại các nội dung đã
học của chủ đề, GV có thể vận dụng các PP, hình thức: tổ chức trò chơi, thảo luận
nhóm,…


– Đối với hoạt động vận dụng, mở rộng: để giúp HS ứng dụng bài học vào thực
tiễn cuộc sống và mở rộng KT của mình, có thể sử dụng các PP: giải quyết vấn đề,


điều tra, nghiên cứu cá nhân, báo cáo, sưu tầm tư liệu,…


<i>Thứ ba, NL của HS. Ở mỡi lớp, HS có những kinh nghiệm và khả năng thực </i>
hiện nhiệm vụ học tập liên quan đến PP DH đã từng được vận dụng. Ví dụ, PP
đóng vai trong DH lịch sử có lớp đã quen với việc tham gia thực hiện, có lớp có
thể chưa từng biết tới. Việc vận dụng PP đóng vai trong DH lịch sử đối với những
lớp đã từng có kinh nghiệm rõ ràng thuận lợi hơn so với những lớp chưa có kinh
nghiệm.


<i>Thứ tư, thời lượng dành cho việc tổ chức DH của chủ đề. GV cần căn cứ vào </i>
thời lượng dành cho chủ đề, GV vận dụng và gia công PP tương ứng cho phù hợp
và hiệu quả.


<b>Hoạt động 4. Lựa chọn thiết bị, phương tiện DH </b>


Việc lựa chọn PP, hình thức tổ chức DH thường phải có những phương tiện, cơ
sở vật chất đi kèm. Những phương tiện DH này chủ yếu dành cho HS. Đối với môn
Lịch sử và Địa lí, các thiết bị DH tối thiểu gồm:


– Mơ hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, địa lí, băng ghi âm lời nói của các nhân
vật lịch sử,...;


– Bản đồ, lược đồ;


– Sơ đồ, các bảng thống kê,...;
– Phim video;


– Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu;
– Các mẫu vật về tự nhiên;



– Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên; một số dụng cụ thực
hành;


– Phần mềm DH (nghiên cứu và từng bước sử dụng rộng rãi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

38
sử, địa lí của HS một cách tích cực, sáng tạo. GV tạo điều kiện cho HS làm việc trực
tiếp với các thiết bị DH theo phương châm: Hãy để cho HS tiếp xúc nhiều hơn với
các thiết bị, suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trình bày ý kiến của mình
nhiều hơn.


Tùy vào nội dung DH của chủ đề; các biểu hiện PC, NL sẽ góp phần hình thành
cho HS, GV có thể lựa chọn thiết bị, phương tiện DH cho phù hợp.


Ví dụ: Chủ đề: “Thăng Long – Hà Nội”


<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>


<b>Gợi ý một số </b>
<b>hình thức, PP </b>


<b>DH </b>


<b>Gợi ý một số </b>
<b>thiết bị, </b>
<b>phương tiện </b>
<b>DH </b>
<b>Ghi </b>
<b>chú </b>
<b>(nếu </b>


<b>có) </b>
– Xác định được vị trí địa


lí của Thăng Long – Hà
Nội trên bản đồ hoặc lược
đồ.


– Phân tích được đặc điểm
tự nhiên của Thăng Long
thể hiện ở Chiếu dời đô
của Lý Công Uẩn.


– Nêu được một số tên gọi
khác của Thăng Long – Hà
Nội.


– Trình bày được một số
nét chính về lịch sử Thăng
Long – Hà Nội thông qua
các tư liệu tranh ảnh, câu
chuyện lịch sử về Thăng
Long tứ trấn, sự tích Hồ
Gươm, Hồng Diệu chống
thực dân Pháp, chuyện Hà
Nội đánh Mỹ.


– Sử dụng các nguồn tư
liệu lịch sử và địa lí, nêu
được Hà Nội là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá,


GD quan trọng của Việt
Nam.


– Thể hiện được ý thức giữ


– Vị trí địa
lí, tên gọi
của Thăng
Long – Hà
Nội.


– Hình thức: cá
nhân/cặp đơi.
– PP: DH tình
huống, Dh trực
quan.


– Bản đồ/lược
đồ Việt Nam,
Hà Nội.


– Thăng
Long – kinh
đơ mn
đời.


–Hình thức: cá
nhân/cặp đôi.
– PP: DH nêu
vấn đề, DH trực


quan.


– Chiếu dời đơ.
–Timeline tiến
trình phát triển
của Thăng
Long – Hà Nội
qua các triều
đại.


–Sơ đồ Hoàng
thành Thăng
Long.


– Lịch sử
truyền thống
Thăng Long
– Hà Nội.


– Hình thức:
nhóm


– PP: DH hợp
tác, DH trực


quan, kể


chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

39


gìn và phát huy truyền


thống văn hoá của Thăng
Long – Hà Nội.


– Hà Nội –
trung tâm
của đất
nước.


– Hình thức:
nhóm


– PP: DH hợp
tác, sưu tầm tư
liệu, DH trực
quan.


Ảnh về các
thành tựu chính
trị, kinh tế, văn
hóa của Hà
Nội.


<b>Chủ đề 2. Quy trình thiết kế tổ chức hoạt động DH nhằm phát triển PC, NL </b>
<b>HS tiểu học qua môn Lịch sử và Địa lí </b>


<b>Hoạt động 5. Tìm hiểu quy trình thiết kế tổ chức DH </b>


Bước này thể hiện rõ dự kiến tiến trình tổ chức hoạt động DH của chủ đề. Để


thực hiện được việc này cần làm rõ: Chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạt động
đó thực hiện vai trị gì trong việc đạt được mục tiêu tồn chủ đề/bài học? Có thể chia
hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của chủ đề. Mỗi nội
dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề có thể được xây dựng thành một
hoặc vài hoạt động DH khác nhau. Ứng với mỗi hoạt động cần thực hiện các công
việc sau:


+ Xác định mục tiêu hoạt động.


+ Xây dựng nội dung học dưới dạng các tư liệu học tập: Phiếu học tập, thông
tin.


+ Chuẩn bị phương tiện, thiết bị DH cho hoạt động.
+ Dự kiến nguồn nhân, vật lực để tổ chức hoạt động.


Tiến trình tổ chức hoạt động DH gồm các hoạt động cơ bản sau:


<i><b>5.1. Tiến trình hoạt động DH </b></i>


<i>5.1.1. Hoạt động khởi động </i>


Hoạt động khởi động giúp HS “hâm nóng” những KT, KN, kinh nghiệm,… cho
việc học bài học được thuận lợi. Ngồi ra, GV có thể đặt những vấn đề thực tiễn cuộc
sống liên quan đến chủ đề bài học nhằm kích thích trí tị mị, gợi sự hứng thú của HS
đối với bài học,…


Các PP thường được sử dụng ở đây là DH hợp tác, vấn đáp,…


Về hình thức tổ chức, HS có thể làm việc cặp đơi, sau đó, các nhóm chia sẻ
trước cả lớp, hoặc GV làm việc chung với cả lớp.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

40
<i>5.1.2. Hoạt động hình thành KT </i>


Hoạt động hình thành KT giúp HS phát hiện, chiếm lĩnh được KT của bài học.
Khi đó, GV đưa ra nhiệm vụ, công việc mà HS cần thực hiện, như giải quyết tình
huống có vấn đề, quan sát và thực hiện các thao tác với các đối tượng học tập (mơ
hình, vật thật, mơi trường xung quanh,…), khai thác thơng tin từ kênh hình, kênh chữ
của tài liệu,… để tìm ra, phát hiện KT mới.


Những PP DH tích cực thường được vận dụng ở đây là: DH tích hợp, DH hợp
tác, giải quyết vấn đề, DH tình huống hoặc các PP đặc thù của lịch sử (kể chuyện,
đóng vai, trực quan,…); PP đặc thù của địa lí (hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng
bản đồ, sử dụng bảng số liệu, sử dụng biểu đồ,…).


Hình thức chủ yếu được vận dụng đối với việc tổ chức hoạt động này là nhóm.
<i>5.1.3. Hoạt động luyện tập </i>


Hoạt động củng cố, luyện tập là hoạt động giúp HS vận dụng các KT, KN đã
học để giải quyết các câu hỏi, bài tập, tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung
bài học. Ở hoạt động này, HS còn trải nghiệm, liên hệ thực tế, củng cố KT vừa hình
thành,…


Những PP DH thường được vận dụng ở đây là: DH tình huống, giải quyết vấn
đề, hợp tác,…


<i>5.1.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng </i>


Hoạt động vận dụng nhằm gợi ý, khuyến khích, tạo điều kiện cho HS ứng dụng
những KT, KN của bài học vào thực tiễn. Nhờ đó, kết quả học tập của HS trở nên sâu


sắc, bền vững hơn, HS cảm nhận được ý nghĩa thực tiễn của những KT và KN đã học
qua bài học. Những PP DH thường được vận dụng ở đây là: dự án, giải quyết vấn đề
(vấn đề thực tiễn), thực địa, trực quan,…


Hoạt động mở rộng nhằm giúp HS mở rộng KT liên quan đến bài học thông qua
các kênh khác nhau như: internet, sách, báo, thực tiễn địa phương,… Những PP DH
thường được vận dụng ở đây là: dự án, thực địa, sưu tầm tư liệu,…


Thông thường mỡi hoạt động gồm có các yếu tố sau đây:


– Tên của hoạt động: hoạt động được gán cho một cái tên, tốt nhất là, phản ánh
được đặc trưng của nó, giúp phân biệt nó với những hoạt động khác của bài học.
Thông thường, tên hoạt động được đặt theo hoạt động chính mà HS thực hiện (như
thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai,…) hay nội dung hoạt động.


– Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động là do mục tiêu của chủ đề quy định,
do đó, nó phải phù hợp và tương ứng với mục tiêu cụ thể của bài học đã xác định.
Tránh trường hợp mục tiêu của hoạt động không phù hợp, khơng đáp ứng bất kì mục
tiêu nào của bài học, tức mục tiêu hoạt động một đằng, mục tiêu bài học một nẻo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

41
động sư phạm của GV là quan sát, theo dõi việc thực hiện của HS, điều chỉnh và giúp
đỡ khi cần thiết. Các bước cụ thể bao gồm:


+ Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS. Trong bước này GV cần chỉ rõ nhiệm vụ đối với
HS là phải làm cái gì? đạt được cái gì?


+ Bước 2: Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ. Ở bước này GV cần quan sát
và hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích HS trao đổi/tranh luận, đánh giá, chia sẻ quan
điểm/kinh nghiệm, thúc đẩy/cổ vũ tinh thần hợp tác, KN của HS trong quá trình thực


hiện nhiệm vụ.


+ Bước 3: Tổ chức cho HS trình bày kết quả/ sản phẩm học tập; nhận xét, đánh
giá kết quả học tập của mình và của bạn. Ở bước này GV cần phải tạo dựng một môi
trường học tập thân thiện, HS cảm thấy thoải mái, hứng thú, tự tin trong quá trình
trình bày vấn đề, tranh luận và phát biểu ý kiến, nêu lên quan điểm cá nhân.


+ Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả/ sản phẩm học tập của HS và chính
xác hóa nội dung học tập. Khi đánh giá kết quả/ sản phẩm học tập, GV cần đưa ra các
tiêu chí đánh giá, cơng bố tiêu chí đánh giá cùng với giao nhiệm vụ cho HS.


+ Bước 5: Mở rộng, liên hệ nội dung KT của hoạt động học tập với thực tiễn
(nếu có).


<i><b>5.2. Ví dụ minh họa: Tiến trình hoạt động DH chủ đề: “Thăng Long – Hà Nội” </b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG </b>


<i>– GV có thể nêu nhiệm vụ chung cho tất cả các HS như sau: Em hãy nêu những </i>
<i>hiểu biết của em về Thủ đô Hà Nội. </i>


<i>– Hoặc những HS khơng phải ở Hà Nội, GV có thể đặt câu hỏi như sau: Trong </i>
<i><b>lớp mình, ai đã đến Hà Nội rồi, hãy kể cho các bạn cùng biết về Hà Nội. </b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KT </b>


<b>HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu vị trí địa lí, tên gọi của Thăng Long – Hà Nội </b>
<i>* Mục tiêu </i>


– Xác định được vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ.


– Nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.


<i>* Cách tiến hành </i>


– GV sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Hà Nội, tổ chức cho HS
làm việc theo cặp hoặc nhóm và hồn thành nhiệm vụ sau:


<i>+ Hà Nội thuộc đồng bằng nào? Có con sơng lớn nào chảy qua? </i>
<i>+ Xác định các tỉnh tiếp giáp với Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

42
– HS báo cáo kết quả, nhận xét và bổ sung.


– GV đánh giá, giúp HS hoàn thiện sản phẩm và chốt lại nội dung chính:
+ Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sơng Hồng chảy qua.
+ Hà Nội rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước.
<i>* Sản phẩm học tập </i>


– Các tỉnh tiếp giáp với Hà Nội gồm: Hịa Bình, Hà Nam, Hưng n, Bắc Ninh,
<i>Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. </i>


<b>HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu kinh đơ Thăng Long – Hà Nội </b>
<b>qua các thời kì lịch sử </b>


<i>* Mục tiêu </i>


– Nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội qua các thời kì lịch
sử.


<i>* Cách tiến hành </i>



<i>– GV cho HS đọc đoạn giới thiệu (GV chuẩn bị) về Chiếu dời đô đoạn nói về lí </i>
<i>do đặt tên là kinh đơ Thăng Long và cho HS xem một trích đoạn trong video “Ký sự </i>
<i>Thăng Long – Hà Nội những cột mốc lịch sử” (Đường dẫn: </i>


<i> đoạn nói về Chiếu dời đô của Lý </i>
Công Uẩn và tên gọi của Thăng Long – Hà Nội qua triều đại, yêu cầu HS ghi lại tên
gọi của Hà Nội qua các triều đại và giải thích tên gọi nếu có:


<b>Triều đại </b> <b>Tên gọi </b> <b>Giải thích (nếu có) </b>


Trước Bắc thuộc
Triều Lý – triều Trần
Triều Hồ


Thời thuộc Minh
Thời Lê sơ


Triều Nguyễn


– HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ (nếu cần).
– HS báo cáo kết quả, nhận xét và bổ sung.


– GV đánh giá, giúp HS hoàn thiện sản phẩm và u cầu 1 – 2 nhóm trình bày
kết quả.


<i>* Sản phẩm học tập </i>


<b>Triều đại </b> <b>Tên gọi </b> <b>Giải thích (nếu có) </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

43
Triều Lý – triều Trần Thăng Long


Triều Hồ Đông Đô


Thời thuộc Minh Đông Quan


Thời Lê sơ Đông Kinh


Triều Nguyễn Thăng Long


Hà Nội


<b>HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu một số nét về lịch sử Thăng Long – Hà Nội </b>
<i>* Mục tiêu </i>


– Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua
các tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về Thăng Long tứ trấn, sự tích Hồ Gươm,
<b>Hồng Diệu chống thực dân Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ. </b>


<i>* Cách tiến hành </i>


– GV tổ chức cho HS tìm hiểu về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua tranh
ảnh và một số câu chuyện lịch sử. Hoạt động này có thể gồm hai mức độ.


+ Mức độ 1: Trước khi chủ đề này, GV yêu cầu HS chuẩn bị và tìm hiểu ở nhà
một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Thăng Long – Hà Nội. Tại buổi học, GV
chia lớp thành các nhóm nhỏ, tổ chức hoạt động nhóm cho các em kể chuyện liên
quan đến lịch sử Thăng Long – Hà Nội và hoàn thành Phiếu học tập, ghi chép lại một
số sự kiện lịch sử liên quan đến Thăng Long – Hà Nội thông qua các câu chuyện lịch


sử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

44
<b>PHIẾU HỌC TẬP </b>


<b>Nhiệm vụ: Kể các câu chuyện liên quan đến lịch sử Thăng Long – </b>
Nội, cùng thảo luận, ghi lại một số sự kiện lịch sử liên quan đến
Thăng Long – Hà Nội.


– HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả, nhận xét và bổ sung.


– GV đánh giá, giúp HS hoàn thiện sản phẩm và yêu cầu 1 – 2 nhóm trình bày
kết quả.


<i>* Sản phẩm học tập </i>


Sau phần trình bày làm việc của HS, GV có thể khái quát cho HS một số nét
chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội: Thăng Long – Hà Nội có bề dày lịch sử lâu
đời: có nhiều triều đại (Lý, Trần, Hậu Lê,…) đã đóng đơ ở Hà Nội, Hà Nội cùng nhân
dân cả nước chiến đấu chống giặc ngoại xâm (chống quân Minh, chống quân Thanh,
chống Pháp, chống Mỹ). Ngoài ra, Hà Nội còn là nơi có truyền thống văn hiến lâu
đời (có nhiều đình, chùa,…) ở đây.


<b>HOẠT ĐỘNG 4. Tìm hiểu về vai trị trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học </b>
<b>và kinh tế của Hà Nội </b>


<i>* Mục tiêu </i>


– Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Hà Nội là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hố, GD quan trọng của Việt Nam.



<i>* Cách tiến hành </i>


– GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS dựa tài liệu do GV cung cấp, tranh
ảnh và hiểu biết của bản thân, hãy lấy dẫn chứng Hà Nội là trung tâm chính trị, văn
hóa, khoa học và kinh tế của cả nước.


<b>Hà Nội </b> <b>Dẫn chứng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

45
Trung tâm văn hóa, khoa học


Trung tâm kinh tế


– Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, sau đó cùng trao đổi rồi thống nhất sản
phẩm.


– Đại diện HS báo cáo kết quả; nhận xét, bổ sung.
– GV đánh giá, giúp HS hoàn thiện sản phẩm.
<i>* Sản phẩm học tập </i>


– GV có thể cung cấp cho HS một đoạn tài liệu do GV chuẩn bị về Hà Nội đảm
bảo các nội dung để HS có thể điền thơng tin vào bảng do GV u cầu.


<b>Hà Nội </b> <b>Dẫn chứng </b>


Trung tâm chính trị Tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước
Trung tâm văn hóa, khoa


học



Có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng,
thư viện…


Trung tâm kinh tế Có nhiều nhà máy, khu công nghiệp, trung tâm thương
mại, ngân hàng, bưu điện…


<b>HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP </b>
<i>1. Đọc diễn cảm Chiếu dời đô. </i>


2. Kể những tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.
3. Sưu tầm và kể chuyện về lịch sử Thăng Long – Hà Nội.
<b>HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG </b>


1. Giả sử có cuộc thi viết “Hà Nội trong mắt em” để giới thiệu cho bạn bè quốc
tế được tổ chức vào năm tới. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 200 – 300 chữ) giới
<b>thiệu về Thăng Long – Hà Nội theo cảm nhận của mình. </b>


<b>Hướng dẫn tổ chức hoạt động chương 2 </b>


<b>Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP và kĩ thuật DH một chủ đề </b>
<b> Nhiệm vụ 1. Làm việc cả lớp </b>


– GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để giúp HV liệt kê các bước của quy trình
lựa chọn và xây dựng nội dung, PP và kĩ thuật DH một chủ đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

46
dựng nội dung, PP và kĩ thuật DH một chủ đề.


 Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm



– Cá nhân đọc thơng tin cơ bản của hoạt động 1 (nội dung chương 3).


– Nhóm thảo luận, vẽ và trình bày ngắn gọn sơ đồ cây về quy trình lựa chọn và
xây dựng nội dung, PP và kĩ thuật DH một chủ đề.


<b> Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả làm việc nhóm </b>
– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm.
– Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung.


– GV kết luận hoạt động.


<b>Xây dựng kế hoạch DH một chủ đề cụ thể </b>
Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm


– Các nhóm lựa chọn một chủ đề cụ thể trong CT môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu
học) 2018 và xây dựng kế hoạch DH một chủ đề cụ thể theo quy trình đã thống nhất ở
hoạt động 1.


– Các nhóm thảo luận và trình bày sản phẩm hoạt động trên giấy A0 hoặc trên
PowerPoint.


<b>Nhiệm vụ 2. Báo cáo kết quả làm việc nhóm </b>


– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm.
– Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung.


– GV kết luận hoạt động.


<b>KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN (chương 1 </b>


<b>và chương 2) </b>


<b>Bài tập 1. </b>


1. Hãy sử dụng sơ đồ tư duy dể hệ thống lại các PP DH môn Lịch sử và Địa lí
tiểu học nhằm phát triển NL và PC HS.


2. Chọn 1 trong các PP DH và thiết kế 1 trích đoạn có sử dụng PPDH đó. Cần có
điều kiện gì để triển khai hiệu quả PP DH đó nhằm phát triển PC và NL HS.


<b>Bài tập 2. </b>


Lựa chọn 1 chủ đề/1 bài học theo CT mơn Lịch sử và Địa lí (2018) và cụ thể hóa
chủ đề theo các yêu cầu sau:


1. Tên chủ đề/bài học:


2. Nội dung chủ đề/ bài học:


3. Các yêu cầu cần đạt của chủ đề/ bài học về PC và NL:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

47
Nhận thức khoa


học lịch sử và
địa lí


Tìm hiểu lịch
sử và địa lí



Vận dụng KT,
KN đã học


4. Liệt kê các PP và phương tiện DH chủ yếu để dạy chủ đề.
5. Thiết kế các hoạt động học tập:


<i>Hoạt động khởi động </i>
<i>Hoạt động hình thành KT </i>
<i>Hoạt động củng cố, luyện tập </i>
<i>Hoạt động vận dụng, mở rộng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

48
<b>PHẦN 2: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS </b>


<b>TIỂU HỌC </b>


<b>Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 4 </b>
<b>THIÊN NHIÊN TÂY NGUYÊN </b>


<i>(Thời gian: 3 tiết) </i>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


<i><b>1. Yêu cầu cần đạt </b></i>
<i><b>Sau bài học, HS: </b></i>


– Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây
Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.


– Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, đất đai,
khí hậu, rừng,...) của vùng Tây Ngun.



– Nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc số liệu về lượng mưa, nhiệt
độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.


– Nêu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống
của người dân ở vùng Tây Nguyên.


<b>– Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên. </b>


<i><b>2. NL và PC góp phần hình thành và phát triển </b></i>


<i> * NL đặc thù: </i>


+ Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí. (thơng qua hoạt động 1, 2, 3, 4)
+ Tìm hiểu Lịch sử và Địa lí. (thông qua hoạt động 1, 2, 3, 4)


+ Vận dụng KT, KN đã học. (thông qua hoạt động 5, 6)
<i> * Các NL chung như: </i>


+ Giao tiếp và hợp tác (thông qua hoạt động 1, 2, 3, 4)
+ Thu thập và xử lí thơng tin (thơng qua hoạt động 2)


+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo (thông qua hoạt động 5 (Bài tập 5), và hoạt động
6


<b>II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU </b>


<i><b>1. HS </b></i>


– Mỡi nhóm ch̉n bị thông tin, tranh, ảnh về 1 trong 5 cao nguyên cho hoạt


động 2.


<i><b>2. GV </b></i>


– Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam cho hoạt động 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

49
– Tranh, ảnh rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên cho hoạt động 4.
– Phiếu học tập 1, 2 (số lượng theo số nhóm) cho hoạt động 1, 4.


– Nguồn thông tin về rừng Tây Nguyên cho hoạt động 4.
<b>III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DH </b>
<b>3.1. KHỞI ĐỘNG </b>


<i><b>* Mục tiêu: Chia sẻ hiểu biết và cảm nhận về vùng đất Tây Nguyên. </b></i>
<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


– GV cho cả lớp nghe bài hát “Em nhớ Tây Nguyên”.
– GV hỏi: Bài hát gợi cho em biết cảnh vật gì nơi đây?


– HS chia sẻ trước lớp những hiểu biết và cảm nhận của em về vùng đất được
nhắc đến trong bài hát.


– GV giới thiệu bài mới và mục tiêu của bài học.
<b>3.2. HÌNH THÀNH KT </b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và địa hình của Tây Nguyên </b>


<i><b>* Mục tiêu: </b></i>



– Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây
Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.


– Trình bày được một số đặc điểm địa hình của Tây Nguyên.


<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


– GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam trên bảng (hoặc chiếu trên màn
hình).


– GV nói: Dãy núi chạy dọc miền Trung là dãy Trường Sơn. Từ dãy núi Bạch
Mã trở vào Nam là dãy Trường Sơn Nam. Tây Nguyên ở phía Tây của dãy Trường
Sơn Nam, đồng thời chỉ dãy Trường Sơn, Trường Sơn Nam và Tây Nguyên trên bản
đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.


– Một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí
tự nhiên Việt Nam.


– GV yêu cầu HS dựa vào màu sắc trên bản đồ và cho biết vùng đất Tây Nguyên
cao hay thấp?


– GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi với phiếu học tập 1 (Phụ lục 1).


– Một số HS báo cáo kết quả làm việc và chỉ 5 cao nguyên trên bản đổ Địa lí tự
nhiên Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

50
(Lưu ý : Độ cao của các cao nguyên ở bảng số liệu là độ cao trung bình, do vậy
khơng mẫu thuẫn với việc thể hiện màu sắc của các cao nguyên đó trên bản đồ /lược
đồ)



<i><b>* Kết luận: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp </b></i>


<i>tầng cao, thấp khác nhau như: cao nguyên Kon Tum, PlâyKu, Đắk lắk, Lâm Viên, Di </i>
<i>Linh. </i>


<b>Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, thông tin về các cao nguyên ở Tây </b>
<b>Nguyên </b>


<i><b>* Mục tiêu: </b></i>


<i><b>– Nêu được đặc điểm tiêu biểu của một số cao nguyên ở Tây Nguyên. </b></i>


– Trình bày được một số đặc điểm đất đai của Tây Nguyên.


<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


<b>– GV chia lớp thành 5 nhóm, u cầu mỡi nhóm ch̉n bị trước ở nhà thông tin </b>
và tranh, ảnh về 1 cao nguyên.


(Nhóm 1. Cao nguyên Đắk Lắk; Nhóm 2. Cao nguyên Kon Tum; Nhóm 3. Cao
nguyên Plây Ku; Nhóm 4. Cao nguyên Di Linh; Nhóm 5. Cao nguyên Lâm Viên)


– GV u cầu mỡi nhóm tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (nhóm
được phân cơng) có minh chứng (tranh, ảnh, thơng tin) kèm theo.


– Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả vào giấy Ao và dán xung quanh lớp.


– GV tổ chức cho HS đi “tham quan” sản phẩm của các nhóm. Trong q trình tham
quan, các em có thể hỏi nhóm bạn thơng tin liên quan đến sản phẩm.



– GV tổ chức cho HS nhận xét sản phẩm của các nhóm và chọn nhóm ấn tượng
nhất (thơng tin phong phú, trình bày đẹp và trả lời hiệu quả).


– GV yêu cầu HS nhận xét về đất đai ở các cao nguyên đó.
– Một số HS trả lời, HS/GV nhận xét, bổ sung, hồn thiện.


– GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi
này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất
phun trảo ra ngoài (gọi là dung nham) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan. Trải
qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo
<i>thành đất đỏ ba dan. </i>


<i><b>* Kết luận: Phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất ba dan. Đất </b></i>


<i>thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu. </i>


<b>Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu ở Tây Nguyên </b>


<i><b>* Mục tiêu: </b></i>


Nêu được nét điển hình của khí hậu thơng qua đọc số liệu về lượng mưa, nhiệt
<b>độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

51
<b>– GV tổ chức cho HS xem Video clip về khí hậu của Tây Nguyên. </b>


– GV hỏi:


<b>+ Khí hậu ở Tây Ngun có mấy mùa? Là những mùa nào? </b>


+ Mơ tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.


– Một số HS trả lời, HS khác nhận xét, GV hoàn thiện câu trả lời.


– GV gọi 1 – 2 HS lên chỉ thành phố Plây Ku trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt
Nam.


– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 với yêu cầu quan sát bảng 1, 2 và trả lời
các câu hỏi sau:


+ Ở Plây Ku mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Nhận xét về nhiệt độ trung bình tháng ở Plây Ku.


+ Khí hậu ở địa phương em có gì giống hoặc khác với khí hậu ở Plây Ku?
<i>Bảng 1. Số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Plây Ku </i>


<b>Tháng</b> <b>1</b> <b>2</b> <b>3</b> <b>4</b> <b>5</b> <b>6</b> <b>7</b> <b>8</b> <b>9</b> <b>10</b> <b>11</b> <b>12</b>


<b>Lượng mưa </b>


<b>(mm)</b> <b>0,3</b> <b>0,3</b> <b>62,7</b> <b>56,6 251 </b>
<b>216,</b>


<b>2</b>


<b>528,</b>
<b>9</b>


<b>255,</b>



<b>6</b> <b>230</b> <b>165,9</b> <b>97,4</b> <b>22,4</b>


<b>Mùa</b>


Mùa khô Mùa mưa


<i><b>Bảng 2. Số liệu về nhiệt độ trung bình tháng ở </b>Plây Ku </i>


<b>Tháng</b> <b>1</b> <b>2</b> <b>3</b> <b>4</b> <b>5</b> <b>6</b> <b>7</b> <b>8</b> <b>9</b> <b>10</b> <b>11</b> <b>12</b>


<b>Nhiệt độ (0<sub>C)</sub></b>


<b>20,8</b> <b>20,9</b> <b>23</b> <b>24,5 24,6 </b> <b>24</b> <b>22,8</b> <b>23,7</b> <b>23,8</b> <b>22,9</b> <b>22,5</b> <b>20</b>


– Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và GV hồn
thiện.


<i><b>* Kết luận: Ở Tây Ngun, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. </b></i>


<i>Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên; Vào mùa khô, trời nắng gay </i>
<i>gắt, đất khô vụn bở. </i>


<b>Hoạt động 4: Khám phá các loại rừng ở Tây Nguyên </b>


<i><b>* Mục tiêu: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

52
– Nêu được vai trò của rừng Tây Nguyên; Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ
rừng ở Tây Nguyên.



<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


– GV nói: Tây Nguyên từng được mệnh danh là xứ sở của rừng đại ngàn. Đây là
nơi còn nhiều rừng nhất nước ta. Vậy ở đây có những loại rừng nào? Cùng làm việc
nhóm để thảo luận.


– GV chia nhóm 4 và phát mỡi nhóm phiếu học tập 2 (Phụ lục 2) và nguồn
thông tin (Phụ lục 3).


– Các nhóm đọc thơng tin và hồn thành phiếu học tập 2.
– Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm.
– HS/GV nhận xét và hồn thiện phần trình bày của HS.


– GV treo ảnh rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp lên bảng và gọi một số HS mô tả
hai loại rừng đó.


– GV yêu cầu HS đọc mục 2 của Phụ lục 3 và vốn hiểu biết của bản thân nêu
nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên, từ đó đề xuất một số biện
pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.


– GV giải thích cho HS hiểu thế nào là du canh, du cư.


<i>(Du canh: hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì nhiều của đất </i>
chóng cạn kiệt, vì vậy phải ln ln thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi
<i>khác. Du cư: hình thức sinh sống khơng có nơi cư trú nhất định). </i>


<i><b>* Kết luận: Tây Nguyên có hai loại rừng chính: rừng rậm nhiệt đới và rừng </b></i>


<i>khộp. Rừng ở Tây Nguyên có nhiều gỗ và lâm sản quý khác. Cần bảo vệ, khai thác </i>
<i>rừng hợp lí và trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. </i>



<b>3.3. LUYỆN TẬP </b>


<b>Hoạt động 5: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập </b>


<i><b>* Mục tiêu: Củng cố các KT đã học trong bài. </b></i>
<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


– HS làm các câu hỏi và bài tập dưới đây vào vở (nếu có điều kiện thì in thành
phiếu cho HS).


– Sau khi HS làm xong GV và HS cùng trao đổi và GV chỉnh sửa sai sót của
HS.


1/ Khoanh tròn vào chữ đặt trước ý đúng.
Tây Nguyên là xứ sở của:


a. Các đồi với đỉnh tròn sườn thoải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

53
d Các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau.


2/ Vùng nơi em sống có gì khác so với vùng Tây Nguyên (về địa hình và khí
hậu)


Về địa hình: ………
………
………
Về khí hậu: ………
………


………
3/ Chọn và viết các ý sau vào 2 cột của bảng cho phù hợp.


(a. xuất hiện ở nơi mùa khô kéo dài, b. xuất hiện ở nơi có lượng mưa nhiều, c.
rừng rậm rạp, d. rừng thưa, đ. một loại cây, e. nhiều loại cây với nhiều tầng; g. rừng
rụng lá mùa khô, h. xanh quanh năm)


<b>Rừng khộp </b> <b>Rừng rậm nhiệt đới </b>
. . . . . .


4/ Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền vào chỗ trống và đánh mũi tên cho phù
hợp.


Mở rộng diện tích
trồng cây
công nghiệp


Khai thác rừng
bừa bãi


Tập quán du canh,
du cư


Đốt phá rừng
làm nương rẫy


- ………….
- Đất bị xói
mịn; -
…………..



Môi trường
sống của
con người
<b>Ảnh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

54
5/ Rừng gắn liền với cuộc sống và bản sắc văn hóa của người dân Tây Nguyên.
Đặt địa vị mình là một HS ở Tây Ngun, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ rừng và
các động vật quý hiếm trước nạn khai thác rừng bừa bãi như hiện nay?
………..
………
………
………
……….


<b>3.4. VẬN DỤNG </b>


<b>Hoạt động 6: Xây dựng cam kết bảo vệ rừng/cây xanh ở địa phương. </b>


<i><b>* Mục tiêu: </b></i>


<b>Vận dụng KT đã học vào việc bảo vệ rừng/ cây xanh địa phương </b>


<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


– GV liên hệ và GD cho HS ý thức bảo vệ rừng. (Ví dụ: Nêu một số việc làm cụ
<b>thể của bản thân và gia đình để góp phần hạn chế việc sử dụng tài nguyên rừng). </b>


– Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm xây dựng cam kết bảo vệ rừng/cây xanh


ở địa phương (gợi ý mẫu ở Phụ lục 5).


<b>– Cả lớp chọn và hoàn thiện 1 cam kết và treo lên tường để cùng thực hiện. </b>


<b>Một số lưu ý: </b>


<i><b>* Gợi ý phân bổ thời lượng:</b></i>


Tiết 1: từ Mở đầu đến hết Hoạt động 2.
Tiết 2: từ Hoạt động 3 đến hết Hoạt động 4.
Tiết 3: từ Hoạt động 5 đến hết bài.


<i><b>* Đối với HS Vùng Tây Nguyên: GV có thể sử dụng PP dự án, chia HS thành 4 </b></i>


nhóm, mỡi nhóm sẽ tìm hiểu và làm sản phẩm (thơng tin, hình ảnh,…) về 1 vấn đề,
theo gợi ý sau:


Nhóm 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình Tây Nguyên và làm lược đồ nổi kết
hợp tranh ảnh thể hiện sản phẩm của nhóm.


Nhóm 2: Tìm hiểu về đất đai của Tây nguyên và đề xuất biện pháp để sử dụng
đất hợp lí.


Nhóm 3: Tìm hiểu về khí hậu của Tây ngun và phân tích ảnh hưởng của khí
hậu tới cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân.


Nhóm 4: Tìm hiểu về rừng của Tây nguyên và đề xuất biện pháp để bảo vệ rừng.
<b>V. PHỤ LỤC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

55


<b>Phiếu học tập 1 </b>


1. Quan sát hình 1, chỉ và viết
tên các cao nguyên theo thứ tự
từ Bắc vào Nam


………
………
………
………
2. Viết thứ tự các cao nguyên
từ thấp đến cao vào chỗ (….)
trong bảng số liệu sau:


Cao nguyên


Độ cao
trung


bình
…… Kon Tum


…… Plây Ku
…… Đắk Lắk
…… Lâm Viên
…… Di Linh


500 m
800 m
400 m


1500 m
1000 m


<i>Hình 1. Lược đồ các cao nguyên ở Tây </i>
<i>Nguyên </i>


<b>Phụ lục 2. Phiếu học tập 2 (dành cho hoạt động 4) </b>


<b>Phiếu học tập 2 </b>
1. a) Tây Nguyên có những loại rừng nào?


………
………


b) Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?


………
………
………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

56


<b>Rừng rậm nhiệt đới </b> <b>Rừng khộp </b>


Môi trường
sống


Đặc điểm



3. Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?


………
………
………
……….


<b>Phụ lục 3. Nguồn thông tin về rừng Tây Nguyên (dành cho hoạt động 4) </b>


<b>1. Các loại rừng ở Tây Nguyên </b>


Tây Nguyên có nhiều loại rừng. Nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt
đới phát triển. Nơi mùa khơ kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùa khô với
cái tên khá đặc biệt là rừng khộp (hay khộc). Cảnh rừng khộp vào mùa khô trông
xơ xác vì lá rụng gần hết.


<i><b>Hình 1. Rừng rậm nhiệt đới </b></i> <i><b>Hình 2. Rừng khộp vào mùa khơ </b></i>


<b>2. Vai trị của rừng Tây Ngun </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

57
<b>3. Nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên </b>


Việc khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích
trồng cây cơng nghiệp một cách khơng hợp lí khơng chỉ làm mất rừng mà cịn
làm cho đất bị xói mịn, hạn hán và lũ lụt tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường
và sinh hoạt của con người.


Một nguyên nhân nữa làm mất rừng là tập quán du canh, du cư. Nhà nước
đã và đang tạo điều kiện để đồng bào định canh, định cư, ổn định cuộc sống và


phát triển sản xuất.


<b>Phụ lục 4: Đáp án bài tập 4 </b>


<b>Phụ lục 5. Mẫu cam kết (dành cho hoạt động 6) </b>
<i>Nhóm: ……….lớp: …………. </i>


<i><b>Cam kết bảo vệ rừng /cây xanh ở địa phương </b></i>


<b>Những việc sẽ làm </b> <b>Những việc không làm </b>


1/
2/
3/


1/
2/
3/
Mở rộng diện tích


trồng cây
công nghiệp


Khai thác rừng
bừa bãi


Tập quán du canh,
du cư


Đốt phá rừng


làm nương rẫy


- Khơng cịn
rừng;
- Đất bị xói
mòn;
- Hạn hán, lũ
lụt tăng lên.


Môi trường
sống của
con người
<b>Ảnh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

58
<b>Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 5 </b>


<b>ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM </b>
<i>(Thời gian: 2 tiết) </i>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


<i><b>1. Yêu cầu cần đạt </b></i>


– Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam, kể tên được các nước láng giềng của
Việt Nam.


– Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đối với Việt Nam.


– Xác định được phạm vi lãnh thổ, mô tả được hình dạng đất liền của Việt Nam.
– Trình bày được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, nêu được tên một


số tỉnh, thành phố tiêu biểu.


– Mô tả và nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.


– Bày tỏ được cảm nghĩ của em về các biểu tượng quốc gia, hình dạng đất nước.


<i><b>2. NL và PC góp phần hình thành và phát triển </b></i>


– NL đặc thù:


+ Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: thơng qua các hoạt động 1, 2, 3, 4, 5.
+ Tìm hiểu lịch sử và địa lí: thơng qua các hoạt động 2, 4, 5.


+ Vận dụng KT, KN đã học: thông qua các hoạt động 1, 5.
– NL chung:


+ Tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động 1, 2, 3, 4, 5.
+ Giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động 1, 2, 3, 4, 5.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động 5.
<b>II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU </b>


– Bản đồ/lược đồ thế giới, khu vực Đông Nam Á cho hoạt động 1, 2.
– Phiếu học tập cho hoạt động 2.


– Bản đồ/lược đồ hành chính Việt Nam cho hoạt động 3, 4.


– Tranh ảnh: cột cờ Lũng Cú, mũi Cà Mau, hải đăng Đại Lãnh, Cột mốc số 0,
Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy cho hoạt động 4, 5.


– Tài liệu cho hoạt động 2, 5.



<b>III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DH </b>
<b>3.1. KHỞI ĐỘNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

59
<i>– Cách thức tiến hành: </i>


<i>+ GV cho HS làm việc theo cặp và yêu cầu trả lời câu hỏi: Hãy viết những hiểu </i>
<i>biết của em về đất nước Việt Nam. </i>


+ HS làm việc theo cặp đôi. GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
+ HS trả lời câu hỏi.


+ GV bắt đầu gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà HS phải tìm hiểu và
dẫn dắt HS vào bài mới.


<b>3.2. HÌNH THÀNH KT </b>


<b>Hoạt động 1. Giới thiệu về vị trí địa lí của đất nước Việt Nam (tiết 1) </b>


<i>* Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam, kể tên được các nước láng </i>
<b>giềng của Việt Nam. </b>


<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


– GV cho HS quan sát bản đồ vị trí địa lí của đất nước Việt Nam, yêu cầu HS
<b>đọc thơng tin: </b>


+ Xác định vị trí địa lí của đất nước Việt Nam.



+ Phần đất liền của Việt Nam giáp với những quốc gia nào?
– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).


– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to),
các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.


– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
<i>* Sản phẩm học tập </i>


– Việt Nam nằm ở khu vực phía Đơng Nam của châu Á (Đông Nam Á).
– Phần đất liền của Việt Nam giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia.


<b>Hoạt động 2. Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của </b>
<b>Việt Nam đem lại (tiết 1) </b>


<i>* Mục tiêu: Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đối với Việt </i>
<b>Nam. </b>


<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


– GV có thể chia lớp thành các 4 nhóm rồi vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”.
GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát bản đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những
<b>hiểu biết của em, hãy cho biết: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

60
PHIẾU HỌC TẬP


Quan sát bản đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em,
<i>hãy cho biết: Những thuận lợi, khó khăn do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam </i>
<i>đem lại. </i>



– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).


– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to),
các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.


– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
<i><b>* Sản phẩm học tập </b></i>


– Những thuận lợi từ vị trí địa lí của Việt Nam:


+ Vị trí ở Đơng Nam Á, lại có vùng biển Đơng rộng lớn, Việt Nam có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phong phú và đa dạng.


+ Việt Nam là cầu nối giữa lục địa với đại dương, có nhiều thuận lợi trong việc
giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng
khơng.


– Những khó khăn từ vị trí địa lí của Việt Nam: có nhiều thiên tai như bão, lũ
lụt, hạn hán,… gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

61
<i>* Mục tiêu: Xác định được phạm vi lãnh thổ, mơ tả được hình dạng đất liền của </i>
Việt Nam.


<i>* Cách tiến hành: </i>


– GV cho HS đọc tài liệu và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
<i>+ Lãnh thổ Việt Nam gồm những bộ phận nào? </i>



<i>+ Kể tên những quần đảo lớn ở biển Đông. </i>


<i>+ Kể tên 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc trên đất liền của Việt Nam. </i>
– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).


– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to),
các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.


– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
<i>* Sản phẩm học tập </i>


– Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn, gồm: vùng đất liền, vùng
biển và vùng trời.


– Những quần đảo lớn ở biển Đơng: quần đảo Hồng Sa, quần đảo Trường Sa.
– 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc trên đất liền của Việt Nam:


+ Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, (Đồng Văn, Hà Giang).
+ Điểm cực Nam: xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau).
+ Điểm cực Tây: xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên.


+ Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).
<b>Hoạt động 4. Tìm hiểu về đơn vị hành chính của Việt Nam (tiết 2) </b>


<i>* Mục tiêu: Trình bày được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, nêu được </i>
tên một số tỉnh, thành phố tiêu biểu.


<i>* Cách tiến hành: </i>


– GV tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức một trò chơi nhỏ. Các thành viên trong


nhóm hãy quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và kể tên các tỉnh, thành phố trong
thời gian (2 phút). Sau đó, mỡi nhóm sẽ có 3 lượt chơi, đại diện mỡi nhóm sẽ lên
trước lớp miêu tả về tỉnh hoặc thành phố bất kì và nhiệm vụ của nhóm cịn lại là đốn
tên tỉnh và thành phố mà đội bạn đố. Đội nào trả lời đúng sẽ có 1 điểm, sau 3 lượt đội
nào có nhiều điểm hơn đội đó sẽ chiến thắng.


– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).


– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to),
các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

62
Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Hà Nội là thủ đơ, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước.


Trước đây, Việt Nam của chúng ta có tất cả 64 tỉnh thành, nhưng từ ngày 1 tháng 8
năm 2008 thì toàn bộ tỉnh Hà Tây đã sát nhập vào thủ đơ Hà Nội. Như vậy bây giờ Việt
Nam có 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương. Hà Nội là thủ
đô, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước.


<b>Hoạt động 5. Tìm hiểu về ý nghĩa của Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy (tiết 2) </b>
<i>* Mục tiêu: Mô tả và nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. </i>
<i>* Cách tiến hành: </i>


– Bước 1:


+ GV mở nhạc bài Quốc ca: Cơ có 1 bài hát, các con hãy đốn xem đây là bài hát
gì nhé?


+ HS thực hiện nhiệm vụ, lần lượt trả lời thêm các câu hỏi:


Bài hát này con thường hát khi nào?


Con có biết bài hát này của ai sáng tác không?


Cảm xúc của con mỗi đứng dưới cờ và hát bài này như thế nào?
+ GV gọi HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét.


+ GV chuẩn kiến thức cho HS và dẫn: Mỡi quốc gia đều có một bài hát chính thức
gọi là quốc ca. Ngồi quốc ca, mỡi quốc gia cịn có một quốc kì, quốc huy mang màu
sắc riêng của dân tộc.


Chúng mình sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của Quốc ca, quốc huy nhé!
– Bước 2:


+ GV cho HS quan sát các hình ảnh về Quốc kì, Quốc huy và yêu cầu HS mơ tả
<i>về Quốc kì và Quốc huy. Sau đó, GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Quốc kì, </i>
<i>Quốc ca, Quốc huy chính thức được sử dụng từ bao giờ? </i>


– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).


– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to),
các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.


– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
<i>* Sản phẩm học tập </i>


– Quốc kì Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền
đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong
khởi nghĩa Nam kì ngày 23/11/1940.



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

63
– Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy chính thức được sử dụng:


+ Quốc kì và Quốc ca của Việt Nam được sử dụng từ sau kì họp đầu tiên Quốc
hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.


+ Quốc huy của Việt Nam được sử dụng từ sau kì họp thứ năm của Quốc hội
khóa I năm 1955.


<b>3.3. LUYỆN TẬP </b>


<i>* Mục tiêu: Giúp học sinh tự hệ thống lại kiến và ghi nhớ kiến thức sâu và lâu </i>
hơn.


<i>* Cách tiến hành: </i>


– GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu
bài Đất nước Việt Nam các em hãy nhớ lại và thực hiện: “Sơ đồ tư duy” trên khổ giấy
A3.


<i>Lưu ý: HS tự lựa chọn sơ đồ: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ ch̃i. Khuyến </i>
khích học sinh sử dụng biểu tượng, ký hiệu, hình ảnh và văn bản tóm tắt.


GV cung cấp cho các nhóm hệ thống câu hỏi để lập sơ đồ tư duy.


1. Các em chọn loại sơ đồ tư duy nào? (Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi).
2. Chủ đề của sơ đồ mà các em mong muốn là gì?


3. Em hãy cho biết vị trí, địa lí của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn do vị
trí, địa lí đem lại.



4. Phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
5. Mô tả về Quốc kì và Quốc ca.


– HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần).
– GV mời một vài nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
– GV nhận xét sản phẩm và hệ thống lại kiến thức cho các em.
<b>3.4. VẬN DỤNG </b>


<i><b>* Mục tiêu: HS vận dụng KT đã học để thực hành một số nhiệm vụ. </b></i>
<i>* Cách tiến hành: </i>


<i><b>– GV giao các nhiệm vụ cho HS làm việc ở nhà. </b></i>
1. Vẽ Quốc huy Việt Nam.


2. Cắt và dán Quốc kì Việt Nam bằng giấy màu.


3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu thuyết minh và bày tỏ cảm nghĩ
của em về quốc kì, quốc ca Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

64
– GV nhận xét, góp ý cho HS.


<i><b>IV. PHỤ LỤC </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

65


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

66
<b> </b>





<i><b> Quốc kì Việt Nam Quốc huy Việt Nam </b></i>


<i><b>Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) </b></i>


<i><b>Cột mốc số 0 (Điện Biên) </b></i> <i><b>Hải đăng Đại Lãnh (Phú Yên) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

67


<i><b>Quốc ca Việt Nam </b></i>


<i><b>Tài liệu: Gửi lòng lên chiến khu qua hành khúc “Tiến quân ca” </b></i>


Sau triển lãm duy nhất năm 1944, tôi về một căn gác hẹp ở phố Nguyễn Thượng
Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi, tuy được trưng bày ở chỗ tốt nhất của phòng
tranh, được các báo giới khen ngợi cũng không bán nổi...


...


Tôi gặp lại đồng chí Vũ Quý... Đồng chí giao cơng tác:


<i>– Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, phải dùng những điệu hướng đạo. Khóa </i>
<i>qn chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng </i>
<i>chúng ta. </i>


Phải làm thế nào đây?... Tôi chưa một lần được cầm một khẩu súng. Tôi chỉ
đang làm một bài hát. Tôi chưa biết chiến khu. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng
của chúng ta trong khóa quân chính đầu tiên ấy và biết họ hát như thế nào. Ở đây, tôi
nghĩ cách viết một vài hát thật giản dị, cho họ có thể hát được:



<i>Đồn qn Việt Nam đi </i>
<i>Chung lịng cứu quốc </i>


<i>Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa... </i>


... Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây ở Hà Nội khơng cịn nữa. Tơi đang
sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc, có nhiều mây và hi vọng. Và bài
<i>hát đã xong. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

68
<i>[Trích Văn Cao – “Tại sao tôi viết Tiến quân ca”, Nguồn: Đỗ Thanh Dương, </i>
<i>Nguyễn Ích Bình, Giai thoại đất Thiên Trường – Nam Định (Giai thoại – Truyện ký, </i>
Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2012, tr.415–418]


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị </i>
<i>quyết số 29–NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo </i>
<i>đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường </i>
<i>định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. </i>


<i>2. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường, Lí luận DH hiện đại, cơ sở đổi mới mục </i>
<i>tiêu, nội dung và PP DH, NXB Đại học Sư phạm, 2014. </i>


<i>3. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Dạy và học tích cực một số PP và kĩ thuật DH, </i>
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2018.


<i>4. Bộ GD và Đào tạo, Tài liệu tập huấn DH tích cực ở trường Tiểu học (dùng </i>
<i>cho cán bộ quản lí, GV Tiểu học), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2018. </i>



<i>5. Bộ GD và Đào tạo, CT GDPT tổng thể (tháng 12/2019). </i>


<i>6. Bộ GD và Đào tạo, CT GDPT môn Lịch sử và Địa lí (cấp tiểu học) (tháng </i>
12/2019).


<i>7. Nguyễn Hữu Hợp, Thiết kế bài học phát triển NL HS tiểu học. NXB Đại học </i>
Sư phạm, Hà Nội, 2018.


</div>

<!--links-->

×