Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN CHĂN NI DÊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

TS. Dương Văn Hiểu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội” là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc do tôi thực hiện
với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Dương Văn Hiểu. Đây không phải là bản sao
chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn
được thu thập từ thực tế, nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tơi đã trình bày trong
Luận văn này.
Hà Nội, ngày…… tháng … năm 2018
Tác giả luận văn



Lê Thị Thanh Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được chân thành cám ơn Ban Giám
đốc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, tồn thể các thầy cơ giáo của khoa Kinh Tế và
Phát Triển Nông Thôn, Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách đã giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện hồn thành Luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Dương Văn
Hiểu - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình,
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể lãnh đạo, các cán bộ, công
chức, các phòng chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì; Ủy ban nhân dân, các
hộ, trang trại chăn ni dê, cán bộ và nhân viên trong đồn cơ sở tại 3 xã Tản Lĩnh, Ba
Trại và Khánh Thượng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, thu thập số
liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày…… tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Huyền


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của luận văn ................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 5

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 5

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 5

1.5.

Kết cấu các nội dung của luận văn ..................................................................... 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi dê .................................. 6
2.1.


Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi dê ............................................................ 6

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 6

2.1.2.

Ý nghĩa phát triển chăn nuôi dê .......................................................................... 7

2.1.3.

Đặc điểm phát triển chăn nuôi dê ....................................................................... 8

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội................................................................................................................. 9

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội .............................................................................................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn phát triển chăn nuôi dê ............................................................ 23

iii



2.2.1.

Phát triển chăn nuôi dê ở một số nước trên thế giới ......................................... 23

2.2.2.

Phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam.................................................................. 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển chăn nuôi dê ............................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................... 29

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Ba Vì ................................................. 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì ............................................................ 30

3.1.3.

Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện Ba Vì ..................... 40


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 42

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 45

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 45

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 48
4.1.

Thực trạng phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì .......................... 48

4.1.1.


Biến động và phân bố đàn dê............................................................................ 48

4.1.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê ............................................. 52

4.1.3.

Tình hình phát triển các hình thức chăn ni ................................................... 53

4.1.4.

Tình hình thay đổi phương thức chăn ni....................................................... 54

4.1.5.

Tình hình sản xuất thức ăn cho dê .................................................................... 56

4.1.6.

Thay đổi cơ cấu giống dê.................................................................................. 60

4.1.7.

Tình hình phịng bệnh và chữa bệnh cho dê ..................................................... 65

4.1.8.

Đánh giá kết quả, hiệu quả chăn nuôi dê .......................................................... 67


4.2.

Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn ni dê ở huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội............................................................................................................... 77

4.2.1.

Khí hậu, thời tiết và mơi trường sinh thái ........................................................ 77

4.2.2.

Chuồng trại ....................................................................................................... 78

4.2.3.

Thức ăn ............................................................................................................. 78

4.2.4.

Kỹ thuật chăn ni ............................................................................................ 79

4.2.5.

Trình độ học vấn ............................................................................................... 80

4.2.6.

Ảnh hưởng của quy mô tới hiệu quả chăn nuôi dê ........................................... 81


iv


4.2.7.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật................................................................. 82

4.2.8.

Chính sách vĩ mô của nhà nước ........................................................................ 83

4.2.9.

Cơ sở hạ tầng nông thôn ................................................................................... 83

4.3.

Định hướng giải pháp phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì ........ 84

4.3.1.

Định hướng phát triển chăn nuôi dê ................................................................. 84

4.3.2.

Giải pháp phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì ............................ 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 96
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với nhà nước .............................................................................................. 97

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ...................................................................... 98

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục 1 ....................................................................................................................... 102

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

A

Khấu hao tài sản

BQ


Bình qn

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc

GO

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IC

Chi phí trung gian

L

Tiền th lao động

MI

Thu nhập hỗn hợp


NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

QML

Quy mô lớn

QMN

Quy mô nhỏ

QMTB

Quy mơ trung bình

T

Thuế phải nộp

TC

Tổng chi phí

TP


Thành phố

Tr.đ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

TS

Tiến sỹ

THCS

Trung học có sở

THPT

Trung học phổ thơng

GT

Giáo trình


TB

Trung bình

SL

Sản lượng

ha

Hecta

kg

Kilogam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ba Vì (2015 - 2017) ............................. 31

Bảng 3.2.

Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Ba Vì (2015 - 2017) ............. 32

Bảng 3.3.


Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Ba
Vì (2015 - 2017).......................................................................................... 34

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) 35

Bảng 3.5.

Số liệu thống kê chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) .......... 36

Bảng 3.6.

Giá trị sản xuất ngành chăn ni trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) 37

Bảng 3.7.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) . 38

Bảng 3.8.

Tốc độ phát triển ngành thương mại, dịch vụ và du lịch năm 2015 - 2017) .. 40

Bảng 3.9.

Bảng số lượng mẫu điều tra ........................................................................ 42

Bảng 3.10. Bảng tài liệu, nguồn và phương pháp thu thập ........................................... 43
Bảng 3.11. Bảng đối tượng, số mẫu, phương pháp và nội dung ................................... 44

Bảng 4.1.

Biến động quy mô chăn nuôi dê của huyện Ba Vì qua các năm 2013 – 2017 .. 48

Bảng 4.2.

Phân bố đàn dê trên địa bàn huyện Ba Vì qua các năm 2015 – 2017 ......... 49

Bảng 4.3.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2017 ......................................... 50

Bảng 4.4.

Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê năm 2017 ....................... 52

Bảng 4.5.

Cơ cấu hình thức tổ chức chăn nuôi từ năm 2015 - 2017 ........................... 53

Bảng 4.6.

Cơ cấu diện tích sản xuất năm 2015 - 2017 ................................................ 54

Bảng 4.7.

Phương thức chăn nuôi dê từ năm 2015 - 2017 .......................................... 54

Bảng 4.8.


Phương thức chăn nuôi dê của các hộ điều tra năm 2017 ........................... 55

Bảng 4.9.

Tình hình sản xuất thức ăn thơ xanh năm 2015 và 2017 ............................ 56

Bảng 4.10. Tình hình sản xuất thức ăn thô xanh của các hộ điều tra năm 2017 ........... 58
Bảng 4.11. Một số khẩu phần ăn cơ bản cho dê trên một ngày..................................... 59
Bảng 4.12. Tình hình cung cấp thức ăn thô xanh cho dê .............................................. 60
Bảng 4.13. Thay đổi cơ cấu các loại giống dê năm 2015 và 2017 ................................ 62
Bảng 4.14. Kết quả chăn nuôi theo giống dê bình quân/hộ tại các hộ điều tra năm 2017 ... 63
Bảng 4.15. Công tác thú y tại các xã điều tra năm 2017 ............................................... 65
Bảng 4.16. Kỹ thuật vệ sinh và phịng bệnh cho đàn dê ở nhóm hộ điều tra năm 2017 .... 66
Bảng 4.17. Công tác chữa bệnh cho đàn dê ở nhóm các hộ điều tra năm 2017 ............ 67

vii


Bảng 4.18. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ chăn ni dê của huyện Ba Vì năm
2015 - 2017 ................................................................................................. 68
Bảng 4.19. Kết quả sản lượng chăn nuôi dê theo mơ hình hộ năm 2015 – 2017 ......... 69
Bảng 4.20. Kết quả sản lượng chăn nuôi dê theo mô hình trang trại năm 2015 - 2017 .... 70
Bảng 4.21. Chi phí chăn ni dê thịt theo quy mơ của các hộ điều tra năm 2017 (bình
quân 1 hộ) .................................................................................................... 71
Bảng 4.22. Chi phí chăn ni dê sữa theo quy mơ của các hộ điều tra năm 2017 (bình
qn 1 hộ) .................................................................................................... 72
Bảng 4.23. Kết quả chăn nuôi dê thịt theo quy mơ của các hộ điều năm 2017 (bình
qn 1 hộ) .................................................................................................... 73
Bảng 4.24. Kết quả chăn nuôi dê sữa theo quy mô của các hộ điều năm 2017 (bình
quân 1 hộ) .................................................................................................... 75

Bảng 4.25. Tình hình xử lý chất thải của hộ, trang trại chăn nuôi dê ........................... 77
Bảng 4.26. Trình hộ học vấn của các hộ điều tra .......................................................... 81
Bảng 4.27. Hiệu quả chăn nuôi theo quy mô chăn nuôi dê ........................................... 81

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ sử dụng thức ăn trong chăn nuôi dê .................................................. 79

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.
2.
3.
4.
5.

Tên tác giả: Lê Thị Thanh Huyền
Tên luận văn: “Phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
Người hướng dẫn: TS. Dương Văn Hiểu
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

6. Nội dung trích yếu:
Ở nước ta ni dê đã có từ lâu đời, hơn nữa nước ta có điều kiện khí hậu nóng
ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ phát triển thích hợp với việc chăn ni dê. Chăn

ni dê góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống
cho nông dân nông thôn, đặc biệt là nơng thơn miền núi. Vì chăn ni dê có vốn đầu tư
thấp và cho lãi suất cao nên phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ quản lý, kỹ thuật và
khả năng khai thác thị trường của đa số nơng dân. Chăn ni dê góp phần đa dạng hóa
sản xuất nơng nghiệp, tạo cơng việc cho lao động nơng thơn. Dê là lồi ăn tạp, gần như
mọi lá cây, cỏ, chuối, củ và tất cả các loại phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nên rất dễ
ni, ít bệnh tật, lại nhẹ cơng chăm sóc chỉ tốn chi phí làm chuồng và con giống ban
đầu…. Trong khi giá lợn, trâu bị và gà lao dốc thì dê thịt vẫn ổn định.
Ba Vì là một huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía tây bắc thủ đơ Hà Nội, có
điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, lao động dồi dào, với diện tích 2/3 là vùng núi và
vùng đồi gò nên đặc biệt phù hợp với việc phát triển chăn nuôi dê. Nghề nuôi dê đã
mang lại thu nhập cao cho các nông hộ, đặc biệt là nó đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số
thốt khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên, chăn ni dê cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ gây
khơng ít khó khăn cho các hộ trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm.
Ngồi ra, phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì cũng gặp khơng ít khó
khăn, bất cập về sự phân hóa khí hậu, hình thức, kỹ thuật chăn ni, trình độ, kỹ
năng lao động… Từ đó đặt ra câu hỏi tổ chức, quản lý chăn nuôi, chế biến, thu gom
và tiêu thụ các sản phẩm của ngành chăn nuôi dê như thế nào để có hiệu quả hơn,
góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương? để đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội”.
Luận văn có 3 mục tiêu nghiên cứu chính là: (1) Góp phần hệ thống hóa một số
cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi dê. (2) Đánh giá thực trạng và phân
tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội.

x



Để thực hiện các mục tiêu này tôi sử dụng các phương pháp như sau: phương
pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp; phương pháp xử lý thông tin; phương pháp
phân tích như thống kê mơ tả, thống kê so sánh cho thấy các yếu tố về nguồn lực (đất
đai, lao động, vốn), trình độ kỹ thuật, dịch vụ có ảnh tới phát triển chăn ni dê. Ngồi
những số liệu thứ cấp về tình hình chăn ni dê được thu thập từ năm 2013 đến 2017 thì
tơi đã điều tra chọn mẫu 150 hộ, 9 cán bộ thú y thuộc 3 xã Tản Lĩnh, Ba Trại và Khánh
Thượng để thu thập số liệu sơ cấp.
Luận văn đã bàn luận những khái niệm liên quan về phát triển, phát triển chăn
ni dê; so sánh với chăn ni trâu bị và đưa ra ý nghĩa của phát triển chăn nuôi dê.
Luận văn đã chỉ ra những đặc điểm của chăn ni dê. Nội dung nghiên cứu của đề tài đó
là: Quy hoạch phát triển chăn nuôi dê; Phương thức tổ chức chăn nuôi; Xây dựng cơ sở
sản xuất thức ăn; Nghiên cứu lai tạo, chọn giống; Công tác thú y trong chăn nuôi dê;
Kết quả, hiệu quả chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì. Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì gồm: Khí hậu, thời tiết và mơi trường sinh
thái; Chuồng trại; Thức ăn; Kỹ thuật chăn ni; Trình độ học vấn; Kỹ năng lao động;
Vốn; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Chính sách vĩ mơ của nhà nước; Cơ sở hạ
tầng nông thôn.
Với quy mô tổng đàn dê trên địa bàn tồn huyện Ba Vì năm 2013 là 1.404 con
với 132 hộ và 12 trang trại, đến tháng 12 năm 2017 là 2.627 con với 235 hộ và 40 trang
trại chăn nuôi dê. Tập trung chủ yếu ở 7 xã miền núi (Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Khánh
Thượng, Minh Quang, n Bài và Vân Hịa) với 6 giống dê trong đó chia ra 2 hướng
chăn ni chuyên lấy thịt và chuyên lấy sữa. Qua điều tra cho thấy quy mô chăn nuôi
cũng như số lượng tổng đàn dê đều tăng trưởng nhanh qua các năm, nhưng vẫn cịn rất
nhiều khó khăn tồn tại và để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế chăn nuôi dê trên địa bàn
huyện Ba Vì thì nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như sau: (1) Thực hiện quy
hoạch các vùng xây dựng trang trại, vùng trồng cỏ chăn nuôi dê một cách hợp lý; (2)
Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực xử lý chất thải, nước thải; (3) Đặc
biệt chú trọng vào công tác phòng bệnh, tiêm phòng, dự báo dịch bệnh, đẩy mạnh công
tác thú y; (4) Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; (5) Tăng cường đầu tư hơn nữa
vào lĩnh vực du lịch, vừa thu hút đầu tư vừa quảng bá sản phẩm từ dê; (6) Dự báo thị

trường đầu ra các sản phẩm dê cho người chăn nuôi dê.

xi


THESIS ABSTRACT
1.

Author: Le Thi Thanh Huyen

2.

Thesis’s Title: Development of goat breeding in Ba Vi district, Hanoi city

3.

Supervisor: Dr. Duong Van Hieu

4.

Major: Economic Management

5.

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture

6.

Research Findings:


Code: 8340410

In Vietnam, we have been raising goats for a long time because the weather is
hot and humid climate with many hills and mountains where grasses grow well suitable
for goat raising. Goat husbandry actively contributes to poverty alleviation, income
generation and rural livelihoods, especially to mountainous areas. Goat husbandry
contributes to the diversification of agricultural production, creating jobs for rural
workers. Ba Vi is a semi-mountainous district in the north-west of Hanoi, with
favorable socio-economic conditions and abundant labor, with two thirds of the area
being mountainous and hilly. This is in line with the development of goat breeding.
Goat farming has brought high incomes to farmers, especially as it has helped many
ethnic minority households escape poverty. However, goat breeding is also
spontaneous, which makes it difficult for households to produce, process and consume
products. In addition, the development of goat breeding in Ba Vi district also
encountered many difficulties, inadequate in terms of climate differentiation, form,
breeding techniques, qualifications, labor skills ... In order to give some solutions to
enhance goat breeding development, we conduct the research entitle: "Development of
goat breeding in Ba Vi district, Hanoi city".
The thesis has three main research objectives: (1) Contribute to the
systematization of theoretical and practical basis for the development of goat breeding;
(2) Assessment of current status and analysis of factors affecting goat breeding in Ba Vi
district, Hanoi; and (3) Proposing some solutions to develop goat breeding in Ba Vi
district, Hanoi.
To accomplish these objective, the research uses the following methods: primary
and secondary data collection methods; information processing methods; Analytical
methods such as descriptive statistics and comparative statistics show that resources
(land, labor, capital), technical level, and services affect the development of goat
breeding. In addition to the secondary data on goat breeding, collected from 2013 to
2017, we survey 150 households, 9 veterinarians in 3 communes of Tan Linh, Ba Trai


xii


and Khanh Thuong to collect numbers primary data.
The thesis discusses concepts related to development, development of goat
breeding; Compare with cattle raising and give meaning to the development of goat
breeding. The thesis shows the characteristics of goat breeding. Research contents of the
subject are: Goat breeding development; Livestock production; Establishment of food
production facilities; Research on breeding and breeding; Veterinary services in goat
breeding; Results and results of goat breeding in Ba Vi district. Factors influencing the
development of goat breeding in Ba Vi district include: Climate, weather and ecological
environment; Animal lodging; Foods; Farming techniques; Academic level; Labor
skills; Capital; Application of scientific and technical advances; Macro policies; as well
as Rural infrastructure.
In the year of 2013, there are 1.404 goats from 132 households and 12 farms
while the data in the year of 2017 is 2.627 goats from 235 households and 40 farms. The
focus is mainly on 7 mountainous communes (Tan Linh, Ba Trai, Ba Vi, Khanh
Thuong, Minh Quang, Yen Bai and Van Hoa) with 6 goat breeds divided into two
directions including raising meat and dairy farms. The survey shows that the scale of
animal husbandry as well as the total number of goat has grown rapidly over the years,
but there are still many difficulties in ensuring the economic development of goat
raising in the district.We suggest some solutions as follows: (1) Implementation of the
planning of the construction of farms, grass growing areas goat rational; (2) transfer of
scientific and technical advances in the field of waste and waste water treatment; (3)
Special attention should be paid to disease prevention, vaccination, epidemic prediction,
veterinary surge; (4) Investment in construction of infrastructure; (5) increase
investment in the tourism sector, attract investment and promote products from goats;
(6) Forecasting output of goat products for goat farmers.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Chăn ni dê có vai trị quan trọng trong đời sống. Dê là loài ăn tạp, gần
như mọi lá cây, cỏ, chuối, củ và tất cả các loại phụ phẩm nông nghiệp làm thức
ăn nên rất dễ ni, ít bệnh tật, lại nhẹ cơng chăm sóc chỉ tốn chi phí làm chuồng
và con giống ban đầu… phù hợp với người lao động nơng thơn. Trong khi giá
lợn, trâu bị và gà lao dốc thì dê thịt vẫn ổn định.
Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, chăn nuôi dê cung cấp nhiều loại
sản phẩm phục vụ đời sống con người như thịt, sữa, lơng, da, sừng, móng, cung
cấp lượng phân bón khá lớn phục vụ sản xuất nơng nghiệp.
Trong các sản phẩm của chăn nuôi dê, sữa dê là một thực phẩm quí đối
với con người bởi sữa dê rất có lợi cho sức khoẻ, trong sữa dê chứa rất nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đạm, khoáng, protein, vitamin A… giúp cho
việc phát triển cơ bắp và trí não. Đặc biệt sữa dê rất hiếm khi nhiễm khuẩn lao
như sữa bò. Thịt dê hiện đang là món ngon được nhiều người ưa chuộng, và sử
dụng phổ biến; bởi thịt dê có mùi vị thơm ngon, dễ chế biến các món ngon hấp
dẫn, nhất là thịt dê non có giá trị dinh dưỡng rất cao; ở nhiều nơi, giá thịt dê cao
hơn giá các loại thịt khác bởi vì về chất lượng tỷ lệ nạc trong thân thịt cao, tỷ lệ
mỡ thấp, do đó thịt có hàm lượng năng lượng thấp nhưng giàu protein; ngoài ra
thịt dê cịn có tác dụng phục hồi sức khỏe nhanh cho người già, tăng cường sinh
lực cho phái mạnh, bổ dưỡng cho tất cả mọi người. Sừng và da dê là những sản
phẩm quan trọng, đặc biệt da dê được sử dụng để làm những đồ da mỹ nghệ có
giá trị sử dụng rất tốt.
Ở nước ta ni dê đã có từ lâu đời, hơn nữa nước ta có điều kiện khí hậu
nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ phát triển thích hợp với việc chăn
ni dê. Chăn ni dê góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập,
nâng cao đời sống cho nông dân nơng thơn, đặc biệt là nơng thơn miền núi. Vì
chăn ni dê có vốn đầu tư thấp và cho lãi suất cao nên phù hợp với khả năng

đầu tư, trình độ quản lý, kỹ thuật và khả năng khai thác thị trường của đa số nơng
dân. Chăn ni dê góp phần đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp, tạo cơng việc cho
lao động nông thôn.
Chăn nuôi dê là ngành mới được quan tâm, người chăn nuôi hầu hết là

1


người nghèo ở trung du đồi núi, tập quán chăn thả chủ yếu là quảng canh, tận
dụng rừng, gò đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đúng tiềm năng
của nó là ngành chăn ni quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Công tác quản lý và chỉ đạo phát
triển chăn ni dê cịn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức, giống và
quản lý giống dê ít được quan tâm. Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu về thức ăn,
chăm sóc ni dưỡng, phịng trị bệnh tật, chuồng trại hầu như chưa tương xứng
với nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của nghề chăn ni dê. Thống kê trong chăn
ni dê cịn rất yếu kém, điều này ảnh hưởng đến việc cập nhật, liên tục đánh giá
tình hình để định hướng phát triển chăn ni dê từ Trung ương đến địa phương.
Chính sách thu hút đầu tư, hợp tác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước
cịn mờ nhạt. Khả năng khai thác thị trường trong và ngồi nước cịn yếu kém.
Ba Vì là một huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía tây bắc thủ đơ Hà Nội,
có diện tích đất tự nhiên 424 km2 được chia thành 3 tiểu vùng: vùng núi, vùng
đồi gị và vùng đồng bằng sơng Hồng. Vùng đồng bằng sông Hồng được bao bọc
bởi sông Hồng và sơng Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ phù hợp với phát
triển sản xuất nông nghiệp. Vùng núi và vùng đồi gò rất phù hợp với việc phát
triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi dê. Với điều
kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi nên chăn ni dê ở Ba Vì đã có sự phát triển
đáng kể. Nghề ni dê đã mang lại thu nhập cao cho các nông hộ, đặc biệt là nó
đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số thốt khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên, chăn ni dê
cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ gây khơng ít khó khăn cho các hộ trong việc sản

xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm.
Ngồi ra, phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì cũng gặp
khơng ít khó khăn, bất cập như:
Sự phân hố của khí hậu, thời tiết, chế độ thủy văn theo mùa đã ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất chăn nuôi dê của nhân dân. Mùa mưa
lũ nước từ thượng nguồn đổ về gây nên hiện tượng ngập úng cục bộ, gây sói lở
đất, tổn thất mùa màng ảnh hưởng lớn nguồn thức ăn, chuồng trại để chăn nuôi
dê, đặc biệt là dễ gây dịch bệnh cho năng suất thấp, chất lượng và giá trị sản
phẩm bị hạn chế.
Hình thức và kỹ thuật chăn ni dê cho khu vực Ba Vì chưa linh hoạt. Các
vùng có điều kiện kinh tế, địa hình khác nhau cần áp dụng một cách linh hoạt

2


nhất giữa các biện pháp: nuôi dê thâm canh, nuôi dê bán thâm canh và ni dê
quảng canh; mỗi hình thức chăn ni dê lại cần phải có những kỹ thuật, chế độ
nuôi dưỡng và biện pháp quản lý đàn dê trong suốt q trình chăn ni để phù
hợp với phong tục, tập quán của địa phương.
Trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật
và kinh nghiệm chăn nuôi dê tiên tiến nhất cịn kém, bởi khu vực huyện Ba Vì tập
trung nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có cả dân tộc thiểu số, nhận thức còn
chậm, vốn cho phát triển chăn ni cịn hạn chế. Trong khi đó trình độ học vấn,
ứng dụng khoa học công nghệ và tiếp thu kinh nghiệm lại quyết định phần lớn đến
thành công hay thất bại phát triển chăn nuôi dê. Giá trị của dê rất lớn, nhưng người
dân Ba Vì chủ yếu chú trọng việc lấy sữa dê, còn chưa quan tâm nhiều đến ni và
chế biến các món ẩm thực từ thịt dê cũng như hướng tiêu thụ da dê.
Các chính sách và đầu tư của Nhà nước cũng như của chính quyền địa
phương cịn chưa có hiệu quả và thực sự sâu sát tới phát triển chăn nuôi dê gắn
với xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế của khu vực.

Từ đó đặt ra câu hỏi tổ chức, quản lý chăn nuôi, chế biến, thu gom và tiêu
thụ các sản phẩm của ngành chăn nuôi dê như thế nào để có hiệu quả hơn, góp
phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương? Để đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển chăn ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích những vấn đề bất cập trong chăn
ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển chăn
nuôi dê và hướng tới phát triển chăn nuôi dê bền vững tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn nuôi dê;
- Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn
ni dê trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn ni dê trên địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

3


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong phát triển chăn nuôi dê
với chủ thể nghiên cứu là các trang trại, nơng hộ chăn ni dê và đại diện chính
quyền địa phương trong quản lý ngành chăn nuôi dê tại huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội;
- Nghiên cứu số liệu thống kê, số liệu điều tra tình hình phát triển chăn ni
dê qua các năm ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1. Về nội dung
Phân tích và đánh giá thực trạng và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. Từ
đó đề xuất giải pháp phát triển chăn ni dê ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
1.3.2.2. Về thời gian
Số liệu tình hình chăn ni dê được thống kê từ năm 2013 đến 2016. Số
liệu điều tra được thực hiện trong năm 2017.
1.3.2.3. Về không gian
Đề tài nghiên cứu tập trung trên địa bàn 3 xã: Ba Trại, Tản Lĩnh và Khánh
Thượng của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Với quy mơ tổng đàn dê trên tồn huyện Ba Vì tháng 12 năm 2016 là
2.389 con. Tồn huyện có 10 xã chăn ni dê, trong đó, tập trung chủ yếu ở 7 xã
miền núi: Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, n Bài, Vân
Hịa. Chất lượng đàn dê Ba Vì từng bước được cải tiến; có 6 giống dê chủ yếu,
trong đó có 2 loại dê thịt chủ yếu là dê Cỏ và Bách Thảo – Cỏ, dê hướng sữa
gồm: Saanen, Alpine, Bách Thảo, lai Beetal là giống dê kiêm dụng. Con giống ở
đây chủ yếu được Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cung cấp. Phương
thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, kết hợp với chăn thả ở các bãi cỏ tự nhiên
kết hợp với thức ăn hồn hợp.
Huyện Ba Vì chủ yếu vẫn là chăn ni bị sữa, tuy nhiên chăn ni phát
triển đàn dê đang có nhiều điểm ưu việt hơn bò sữa nên dần được các hộ dân chú
trọng phát triển.

4


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tổng hợp, hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận về phát
triển chăn nuôi dê trên các khía cạnh: khái niệm liên quan tới phát triển chăn nuôi

dê; đặc điểm của con dê, của chăn nuôi dê và phát triển chăn nuôi dê theo hướng
bền vững; mục tiêu, nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của phát triển chăn nuôi dê; các
nội dung và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi dê. Các vấn đề lý luận đó
là nền tảng, cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nghiên cứu Phát triển chăn ni dê
trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn luận và minh chứng về các nội dung
Phát triển chăn nuôi dê của các nước trên thế giới và Việt Nam. Từ những nội
dung đó Luận văn phân tích thực trạng Phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những điểm
còn hạn chế trong quy hoạch phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển chăn ni dê của huyện Ba Vì, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng
cao phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội một cách
bền vững trong thời gian tới.
1.5. KẾT CẤU CÁC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của Luận văn bao gồm 5 phần sau:
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi dê.
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.
Phần 4. Kết quả và thảo luận.
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI DÊ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI DÊ
2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau, bởi các góc nhìn và
cách nghiên cứu khác nhau. Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế nó
cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự
bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người
(Ngân hàng thế giới, 1992).
Theo Malcom Gillis và cộng sự: Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và
thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành
cơng nghiệp tạo ra, sự đơ thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia
trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, quyền tự do cơng dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế.
Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu,
thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Vậy, Phát triển được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng
tăng lên từ thấp lên cao.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển chăn ni dê
Dê là lồi động vật cung cấp nhiều giá trị kinh tế, chăn nuôi dê cũng là
một giải pháp của nền kinh tế đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thu nhập,
cải thiện cuộc sống.
Ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ, các giống khác
nhau của dê được nuôi để lấy sữa và sản xuất thịt. Đối với nông dân sản xuất nhỏ ở
nhiều quốc gia dê là vật nuôi quan trọng. Ở Ấn Độ, Nepal và phần lớn châu Á, dê
được nuôi chủ yếu để sản xuất sữa, cả trong các hệ thống thương mại và hộ gia đình.
Chăn ni dê là việc chăn ni các lồi dê để sản xuất những sản phẩm

6



như: thịt dê, sữa dê, da dê, phân dê, sừng dê,...
“Phát triển chăn ni dê” là q trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt trong
chăn ni dê, nó bao gồm sự mở rộng về quy mô chăn nuôi dê, đầu tư về kỹ thuật
và tăng trưởng về kinh tế.
Vậy, khái niệm về phát triển bền vững chăn nuôi dê được đưa ra là: Quá
trình phát triển đàn dê cả về lượng và chất với sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế và đảm bảo xã hội phát triển ổn định, giữ gìn và nâng cao chất
lượng môi trường trong chăn nuôi một cách ổn định, lâu dài ở tất cả các giai đoạn
từ khâu chọn giống, ni dưỡng, chăm sóc, khai thác, chế biến đến tiêu thụ. Khai
thác có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ở hiện tại mà không gây ảnh hưởng đến thế
hệ tương lai.
2.1.2. Ý nghĩa phát triển chăn nuôi dê
Hơn 90% tổng số dê trên thế giới được chăn nuôi ở các nước đang phát
triển và đã mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân. Mahatma Gandi nhà lãnh
tụ nổi tiếng ở Ấn Độ đã nói về vai trị của con dê là: “Dê sữa là con bò sữa của
nhà nghèo”. Hơn thế nữa Peacok còn cho rằng: “dê sữa là nhà băng cho người
nghèo (ngân hàng của người nghèo)”. RM Acharay - Chủ tịch Hội chăn nuôi dê
thế giới cịn bổ sung thêm là: “Dê sữa chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của
người nghèo” (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).
Chăn ni dê u cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với chăn ni bị, nhất
là bị sữa. Giá một con bị sữa trung bình phải có giá từ 25 triệu đồng trở lên, với
số tiền này có thể mua được khoảng 10 - 15 con dê giống nội. Dê sinh sản nhanh
hơn trâu bị, nếu chăn ni một con dê cái mới sinh so với một bê cái thì sau
khoảng 4 năm dê đã đẻ ra trên 20 con dê con (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang
Sức, 2000).
Dê u cầu ít thức ăn hơn so với trâu và bò, nhu cầu thức ăn của 10 con dê
tương đương như 1 con bò, 7 - 8 con dê sữa tương đương như 1 con bò sữa.
Mặc dù dê nhỏ nhưng nếu giống tốt thì có thể sản xuất ra 3 - 3,5 lít
sữa/ngày khi được cung cấp thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng.
Dê nhỏ bé hiền lành nên ai cũng có thể ni số lượng nhiều hơn so với

trâu bị. Nếu ni ít dê có thể chăn thả quanh nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng. Có
thể ni nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi để cắt cỏ lá về cho ăn hoặc có thể
kết hợp chăn thả dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây lâm nghiệp. Thức ăn của

7


dê phong phú, đa dạng, dễ kiếm.
Chăn nuôi dê trong nơng nghiệp cịn cung cấp một lượng phân bón cho
cây trồng rất tốt, ở một số nơi phân dê còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cá và
nuôi giun đất rất có giá trị.
Dê có vóc dáng, thể trọng nhỏ hơn các gia súc lớn nhai lại khác nên dễ
vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển giống, thịt và giảm chi phí trong xây dựng
chuồng trại.
Dê cho nhiều sản phẩm thịt, sữa, da, sừng. Thịt dê là đặc sản bổ dưỡng,
sữa dê có dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao
của nhân dân.
2.1.3. Đặc điểm phát triển chăn ni dê
Dê là lồi động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ sừng rồng (Bovidae).
Chúng là lồi gia súc, có sau chó và cùng thời với cừu, được nuôi để lấy thịt, sữa
và da. Đây là giống gia súc có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt, mắn đẻ. Dê
sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như Châu Phi đến những vùng lạnh
như Châu Âu, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi.
Dê được phân làm hai nhóm là dê hoang và dê nhà: Dê hoang hay dê núi,
dê rừng sống thành bầy đàn và sống ở đồi, núi, rừng. Dê nhà cũng sống thành
bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, dê nhà được ni
với mục đích kinh tế.
Dê là lồi động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, sinh sản
nhanh, hai năm sinh sản khoảng 3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 3 con. Bên cạnh đặc tính
dễ dãi trong ăn uống và thuận lợi trong dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, thì dê cịn là

con vật dễ nhân đàn. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến
12 tháng, thời điểm này con dê sẽ đạt trọng lượng từ 30 - 35kg/con. Trung bình
một năm dê cái sinh 02 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con, dê mẹ thường đẻ 4 - 6 con nên
đàn dê cũng vì thế mà tăng số lượng nhanh chóng.
Dê là con vật dễ ni, chuồng trại đơn giản nên mơ hình này phù hợp với
những hộ ít vốn. Chúng ít bị ốm sức đề kháng cao chăn thả tự kiếm cỏ ngồi đồng
khơng cần thức ăn tinh bổ sung nên chăn nuôi không vất vả và tốn kém như nuôi vịt.
Nuôi dê chỉ đầu tư về con giống, cịn nguồn thức ăn đã có sẵn trong tự nhiên,
chỉ cần bỏ công sức và thời gian để cắt lá cây, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có

8


như rau muống, cỏ dại, chuối, rơm, thân cây ngô, ngọn mía, khoai lang, bí đỏ...
Chăn ni dê cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động
phù hợp cho phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân nghèo.
So sánh với chăn ni bị sữa, mua 1 con bị sữa trung bình là 25 - 30 triệu
đồng, số tiền này có thể mua được 15 - 20 con dê sữa. Như vậy, nếu đầu tư ni bị
sữa thì ít gia đình làm được nhưng phát triển chăn nuôi dê với quy mô từ 4 - 5 con
dê cái thì đại bộ phận nơng dân có thể làm được, đặc biệt là các hộ ở vùng khó khăn.
Tại cuốn Kỹ thuật chăn nuôi dê của TS. Đinh Văn Bình và TS. Nguyễn
Quang Sức được nhà xuất bản Nơng nghiệp – Hà Nội xuất bản năm 2000 có viết
“So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê với các loài gia súc khác: Tilonia (Cafasthan
- India, 1987) so sánh nuôi 1 con trâu và 5 con dê sữa trong 4 năm thu được lợi
nhuận hàng năm từ chăn nuôi trâu là 1.750 Rs, từ chăn nuôi dê là 1.945 Rs. Abidi và
Wahid (Pakistan, 1975) cho biết: chăn nuôi dê cho thu nhập cao hơn 40 – 60% so
với chăn ni cừu. Denvendra (Malaysia, 1976) cho biết chi phí để sản xuất ra 1 kg
sữa dê chỉ bằng 1/2 so với 1 kg sữa bò, trâu. Một con trâu giá giống cao 20% so với
5 con dê, chi phí lao động, thức ăn cho trâu cao hơn 70% so với nuôi dê. Trong cùng
một chu kỳ sản xuất 4 năm, trâu chỉ có thể cho 2 chu kỳ sữa với 2.500 lít, trong khi

đó một dê sữa cho 6 chu kỳ với tổng số 6.000 lít sữa. Giá bán sữa trâu tuy cao hơn
sữa dê nhưng tổng thu nhập từ bán sữa dê vẫn cao hơn 60% so với sữa trâu. Dê mắn
đẻ, thời gian mang thai ngắn. Những giống dê tốt thường đẻ từ 2 - 3 con/lứa, thời
gian mang thai trung bình là 5 tháng, vì vậy tốc độ tăng đàn nhanh. So sánh một dê
cái mới sinh ra cùng với một bê cái sau 4 năm thì dê đẻ ra được 23 con với tổng khối
lượng là 500kg và 2.500kg sữa; trong khi đó một con bị chỉ đẻ ra được 1 con với
khối lượng khoảng 350 kg và cho 2000 kg sữa”.
Dê ít mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhanh nhẹn dẻo dai, giỏi
chịu đựng với khí hậu khắc nghiệt ngay cả vùng đất khơ cằn nắng nóng, ở những
vùng này khơng thể ni bị.
Do bản năng hoang dã, nghịch ngợm, ăn nhiều loại cây lá khác nhau nên
dê hay phá phách mùa màng, hoa màu, vì vậy khi ni dê cần có bãi chăn thả.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội
2.1.4.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi dê
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong chăn nuôi những

9


năm qua UBND huyện Ba Vì đã tập trung quy hoạch phát triển vật nuôi phù hợp
với vùng miền trên địa bàn; đẩy mạnh cải thiện chất lượng giống vật nuôi, các
tiến bộ trong công tác di truyền giống vật nuôi đã giúp cải thiện chất lượng và
sản lượng vật ni; giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, kiểm sốt dịch bệnh, bảo
đảm an toàn thực phẩm…
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê thịt, dê sữa là ngành mũi nhọn trên địa
bàn huyện Ba Vì là đáng chú trọng.
Xác định các địa bàn phát triển chăn nuôi dê ổn định, giúp người chăn nuôi
yên tâm đầu tư lâu dài, quy mô lớn, góp phần nâng cao hiệu quả, gia tăng lợi nhuận,
cải thiện mơi trường, bảo đảm an tồn sinh học và phát triển chăn nuôi bền vững.

a. Quy hoạch theo vùng
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Đại hội Đảng
lần XI đã đề ra định hướng phát triển với các nội dung đều có liên quan đến cấp
vùng, trong đó có: Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu
quả, bền vững. Trong nội dung này có u cầu bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
mùa vụ, lâm nghiệp… được định hướng theo quy hoạch vùng. Phát triển hài hòa,
bền vững các vùng xây dựng đô thị và nông thôn mới. Trong định hướng này cần
chú trọng đến phát huy lợi thế từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng, thúc đẩy
vùng kinh tế trọng điểm.
Cụ thể trong phát triển chăn ni dê, huyện Ba Vì đã xác định được một
số tiêu chí để quy hoạch vùng trọng điểm chăn ni dê là những vùng có điều
kiện về tự nhiên thuận lợi: khí hậu, thời tiết nguồn nước và đồng cỏ; là những
vùng có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm từ dê.
Bố trí ở các xã thuộc khu vực miền núi như: Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Lĩnh,
Thuần Mỹ, Tòng Bạt, Vân Hòa, Yên Bài, Minh Quang, Khánh Thượng.
Quy hoạch diện tích đất trồng cỏ và vùng nguyên liệu cho chăn nuôi dê:
Phát triển các đồng cỏ tập trung với việc trồng các giống cỏ cho năng suất cao,
vừa cải tạo đồng cỏ tự nhiên có sự quản lý trong chăn thả, thu hoạch cỏ và phát
triển trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi theo hộ gia đình để chủ
động nguồn thức ăn xanh cho dê.
b. Quy hoạch theo hình thức tổ chức chăn ni dê
- Quy hoạch chăn ni dê theo hộ gia đình

10


Quy hoạch chăn ni nơng hộ, gia trại: hộ có quy mô nuôi dê từ 10 con
trở lên, chấm dứt hình thức ni phân tán, tận dụng chuyển dần sang chăn nuôi
thâm canh, bán công nghiệp để đảm bảo dễ dàng kiểm sốt dịch bệnh.
- Quy hoạch chăn ni dê theo trang trại

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định các tiêu chí để xác định kinh tế trang
trại. Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp mà tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.
Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất từ 2,1ha trở lên và các yếu tố sản
xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình
độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù
hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường.
Đối với trang trại chăn nuôi dê (dê sữa và dê thịt) chăn nuôi sinh sản có
thường xuyên đối với dê, cừu từ 100 con trở lên, giá trị sản lượng hàng hố và
dịch vụ bình quân tạo ra trong 1 năm từ 40 triệu đồng trở lên. Tập trung quy
hoạch chăn nuôi dê theo trang trại để dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, thuận
lợi trao đổi kinh nghiệm giữa các chủ trang trại, quản lý dễ hơn…
2.1.4.2. Phương thức tổ chức chăn ni
Hình thức chăn nuôi dê được thể hiện bằng chế độ nuôi dưỡng và biện
pháp quản lý đàn dê trong suốt quá trình chăn ni. Chăn ni dê ở gia đình,
nước ta có thể áp dụng theo một trong ba hình thức sau:
a. Nuôi dê thâm canh
Đây là phương thức chăn nuôi dê phổ biến ở những nơi khơng có điều
kiện chăn thả, có khả năng đầu tư thâm canh cao, gần các đô thị, thị trường tiêu
thụ... với phương thức này dê được nuôi nhốt, đầu tư thâm canh tại chuồng là chủ
yếu. Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh bao gồm các loại thức ăn tinh, hỗn hợp
giàu chất dinh dưỡng, rỉ mật và tảng đá liếm bổ sung khoáng, muối; thức ăn thô
như lá cây, cỏ tự nhiên hay cỏ trồng như cỏ voi, cỏ Ghinê, các loại lá cây giàu
protein như cây keo đậu, chè Colombia, cây đậu Philippin... Rơm, ngọn, lá hoặc
thân cây mía và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác đều là nguồn thức ăn tốt cho
dê. Việc chọn lọc, thải loại con giống và ghép đôi giao phối trong đàn dê giống
phải dựa trên cơ sở ghi chép theo dõi kết quả sản xuất của cá thể, nhằm từng bước
nâng cao năng suất của đàn giống (Trần Trang Nhung và cs., 2005).


11


×