Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.67 KB, 70 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ TRỌNG NGHĨA

MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN THƯỜNG GẶP VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG THUỘC CÁC TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG

Ngành:

Thú y

Mã số :

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo


vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Trọng Nghĩa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS Nguyễn Văn Thanh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Ngoại sản Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà quản lý cùng tập thể nhân viên của các trang
trại, những người đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt q trình hồn thành
cơng trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Trọng Nghĩa


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục hình ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ viii
Thesis abstract ................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 1

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước........................................................ 3

2.2.

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ....................................................................... 4

2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. ............................... 6

2.3.2.

Các yếu tố thuộc về ngoại cảnh ......................................................................... 9

2.4.

Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái sinh sản ....................................... 11

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 21
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 21


3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................... 21

3.4.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23

3.5.1.

Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với
việc quan sát, theo dõi, thăm khám trực tiếp nhằm xác định lợn nái ngoại
giống landrace bị bệnh sinh sản. ...................................................................... 23

3.5.2.

Phương pháp theo dõi lợn nái động dục sau cai sữa bằng cách trao đổi
với người chăn nuôi, đồng thời trực tiếp thử nghiệm sự lên giống của lợn

iii


nái sau cai sữa ................................................................................................... 24
3.5.3.

Phương pháp theo dõi trực tiếp kết hợp trao đổi với người chăn nuôi các

chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nhằm xác định ảnh hưởng của bệnh sinh sản
đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái giống Landrace. ............................... 24

3.5.4.

Phương pháp theo dõi ảnh hưởng của lợn nái mắc bệnh sinh sản đến hội
chứng tiêu chảy ở lợn con. ................................................................................ 24

3.5.5.

Phương pháp lấy mẫu, xử lí mẫu dịch tử cung lợn nái. .................................... 25

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận ..................................................................................... 29
4.1.

Kết quả theo dõi một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại
nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng ...................... 29

4.2.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh
sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng
bằng sông Hồng ............................................................................................... 33

4.3.


Ảnh hưởng của lợn mẹ mắc bệnh sinh sản đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu
chảy ở lợn con .................................................................................................. 39

4.4.

Kết quả nghiên cứu sự biến đổi về thành phần và số lượng vi khuẩn hiếu
khí trong dịch tử cung của lợn nái ................................................................... 41

4.4.1.

Kết quả xác định sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử
cung của lợn nái ............................................................................................... 41

4.4.2.

Kết quả xác định thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái bình
thường và lợn nái mắc bệnh sinh sản ............................................................... 43

4.4.3.

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch
viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh ............................. 45

4.4.4.

Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch tử
cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng ............................. 47

4.5.


Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái mắc bệnh sinh sản ............. 49

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 55
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 55

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 55

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 57

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CFU

Colony Forming Unit

Cs

Cộng sự

Ctv


Cộng tác viên

Et al

Et alii

Iso

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

MMA

Hội chứng Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa

PGF2α

Prostaglandin F2α

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung .................................................... 13
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc
các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng ....................................................... 29
Bảng 4.2. Kết quả phân loại tỷ lệ bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại
nuôi tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng (n=273)
........................................................................................................................ 31
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ................. 37

Bảng 4.4. Mối quan hệ giữa lợn nái ngoại mắc bệnh sinh sản và hội chứng tiêu
chảy của lợn con ............................................................................................ 40
Bảng 4.5. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái ....................... 42
Bảng 4.6. Kết quả xác định thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái
bình thường và lợn nái mắc bệnh sinh sản .................................................... 43
Bảng 4.7. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch
tử cung lợn nái mắc bệnh sinh sản với một số thuốc kháng sinh .................. 46
Bảng 4.8. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch tử
cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng ........................... 48
Bảng 4.9 Kết quả điều trị viêm tử cung ở lợn nái mắc bệnh sinh sản và khả năng
sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh .......................................................... 51

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại
thuộc khu vực đồng bằng Sơng Hồng ........................................................... 30
Hình 4.2. Tỉ lệ bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số
trang trại thuộc khu vực đồng bằng Sơng Hồng (n=273) .............................. 31
Hình 4.3. Ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ................. 38
Hình 4.4. Mối quan hệ giữa lợn nái mắc bệnh sinh sản và hội chứng tiêu chảy
của lợn con .................................................................................................... 40
Hình 4.5. Tỷ lệ thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái bình thường và
lợn nái mắc bệnh sinh sản ............................................................................. 44
Hình 4.6. Hiệu quả các phác đồ điều trị ........................................................................ 52
Hình 4.7. Thuốc Lutalyze dùng trong điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ................. 54

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Trọng Nghĩa
Tên luận văn: “Một số bệnh sinh sản thường gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả
năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực
đồng bằng sông Hồng”.
Ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một
số trang trại thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Xác định ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái
ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trong nhóm bệnh sinh sản trên
đàn lợn nái ngoại.
Phương pháp nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn
trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi, thăm khám trực tiếp.
- Xác định mối quan hệ giữa bệnh sinh sản đến khả năng sinh sản của lợn nái
ngoại bằng phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản.
- Xác định ảnh hưởng của lợn mẹ bị bệnh sinh sản đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu
chảy ở lợn con
- Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch tử
cung của lợn nái mắc bệnh sinh sản.
- Phương pháp thử kháng sinh đồ.
- Thử nghiệm biện pháp điều trị.
Kết quả chính và kết luận

- Xác định tỉ lệ mắc các bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại nuôi.
- Xác định thành phần vi sinh vật trong dịch tử cung của đàn lợn nái ngoại mắc
bệnh sinh sản.
- Xác định độ mẫn cảm của thành phần vi sinh vật gây bệnh trong dịch tử cung
của lợn nái ngoại mắc bệnh sinh sản với một số loại thuốc kháng sinh.
- Đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Trong Nghia
Thesis title: “Some common reproductive diseases and their effects on the reproductive
performance of exotic sows in some provinces in the Red River Delta”
Major: Veterinary Medicine

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Identify some common reproductive diseases in pig exotic sows in some farms
in the Red River Delta.
- Determine the effect of reproductive disease on the reproductive performance
of foreign sow herds at some farms in the Red River Delta provinces.
- Introduce the treatment regimen of uterine inflammation in the group of
reproductive diseases in foreign sow herd.
Materials and Methods
- Determine the percentage of sow reproduced by survey method, direct
interview with farmer in combination with monitoring, direct examination.
- Determine the relationship between reproductive disease and reproductive

performance of foreign sows by the method of monitoring some indicators of fertility.
- Determine the effect of reproductive pigs on the incidence of diarrhea
syndrome in piglets
- Determination of variability of some common aerobic bacteria in uterine
fluids of reproductive sows.
- Antibiotic test method.
- Experimental treatment.
Main findings and conclusions
- Determine the incidence of reproductive diseases in exotic sow pigs.
- Determination of microbial composition in uterine fluids of foreign-sow herds.
- Determination of the susceptibility of the pathogenic microorganisms in the
uterine fluids of reproductive sows with some antibiotics.
- Introduce the effective treatment of uterine inflammation of foreign sow herds.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước Việt Nam ta có truyền thống chăn ni lâu đời, trong đó, ngành
chăn ni lợn đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm trở lại đây, xu thế chăn nuôi lợn theo quy mô công
nghiệp thúc đẩy việc gia tăng đàn lợn nái sinh sản tại nước ta, nhằm phục vụ cho
nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước.
Xu thế chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp ở nước ta ngày càng gia
tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khi các hiệp định CPTPP, AFTA…được kí kết.
Tuy vậy, cùng với sự chuyển đổi phương thức chăn nuôi và con giống
chất lượng cao bên cạnh các yếu tồ cần phải đầu tư, chăm sóc, kĩ thuật…cần phải
nói đến tình hình dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có

dấu hiệu dừng lại, phải kể đến những bệnh sản khoa đang ảnh hưởng xấu tới khả
năng sinh sản của đàn lợn nái…
Tất cả những vấn đề nêu trên chỉ ra rằng, việc nghiên cứu những yếu tố
ảnh hưởng của bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại để từ đó đưa ra các biện pháp
phòng trị bệnh một cách hiệu quả là việc làm phù hợp và cấp thiết.
Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại
đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của đàn lợn
nái ngoại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số bệnh sinh sản thường
gặp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại
nuôi tại một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại
một số trang trại thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Xác định ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến khả năng sinh sản của
đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng
sông Hồng.
- Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trong nhóm bệnh sinh
sản trên đàn lợn nái ngoại.

1


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên đối tượng lợn nái ngoại giống Landrace đã đẻ
từ 1 đến 4 lứa mắc bệnh sinh sản được chăn nuôi tại một số trang trại chăn nuôi
tập trung trên địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng là: Hà Nội, Ninh
Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Các thí nghiệm được tiến hành xét
nghiệm và thí nghiệm tại trang trại và phịng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 17025 (Phịng thí nghiệm chỉ định, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Bổ sung thêm thông tin và bằng chứng xác thực về thực trạng bệnh sinh
sản cũng như ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại
nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc đề ra biện pháp
kĩ thuật phòng và trị bệnh sinh sản trên đàn lợn nái ngoại, giảm thiểu tác hại do
bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại từ đó
tăng hiệu quả kinh tế.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) khi nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm
tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi ở đồng bằng Sông Hồng cho biết khi tiêm
PGF2α kết hợp với lugol 0,1% thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả rất cao,
rút ngắn thời gian điều trị cũng như thời gian động dục lại của lợn nái. Tác giả
cho biết PGF2α tạo những cơn co bóp nhẹ nhàng giống những cơn co bóp sinh lí
ở tử cung, giúp đẩy chất bẩn và dịch viêm ra ngoài, nhanh chóng hồi phục cơ tử
cung, phá vỡ thể vàng giúp gia súc động dục trở lại. Đồng thời Lugol có tác dụng
sát trùng, niêm mạc tử cung hấp thụ Iodin giúp cơ tử cung phục hồi nhanh chóng,
buồng trứng hoạt động, nỗn bao phát triển, chu kì động dục xuất hiện trở lại
bình thường.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể
viêm cơ, viêm tương mạc thì khơng nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng
với thể tích lớn. Khi tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn khơng
đẩy ra ngồi được, ở lại trong đó gây bệnh nặng hơn. Khi đó nên điều trị bằng
Oxytocine hoặc PGF2α kết hợp kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ nơi viêm.
Theo Đào Trọng Đạt và cs. (2000) bệnh viêm tử cung ở lợn cái thường do

các nguyên nhân sau:
+ Phối giống không đúng kĩ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp
thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh khơng được vơ
trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn cái gây viêm.
+ Khi phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc
mang vi khuẩn từ những con lợn cái khác bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền
sang cho lợn cái khỏe.
+ Lợn cái đẻ khó cần phải can thiệp bằng tay gây tổn thương niêm mạc tử
cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
+ Lợn cái sau đẻ bị sát nhau xử lí khơng triệt để.Kế phát một số bệnh
truyền nhiễm: Xảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao…gây viêm.
+ Vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch.

3


2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Từ các mẫu sữa, dịch âm đạo và sữa của các con lợn nái mắc bệnh đường
sinh dục Urban et al. (1983) ghi nhận các loại vi sinh vật sau đây gây bệnh
đường sinh dục: E.Coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp, Klebsialla
spp, Proteus mirabilis, Pseudomonas spp.
Theo Mendler et al. (1997) sử dụng Enrofloxacin với liều 2,5mg/kg thể
trọng trong 3 ngày liên tục sau khi sinh. Tác giả cho biết Enrofloxaxin có tác
dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục và tiêu chảy lợn con theo mẹ.
Về sử dụng kích thích tố, Mercy et al. (1990), Bilkei, Boleskei (1993) cho
rằng Oxytocin có kích thích thải sữa, co bóp tử cung để tống sản dịch hoặc nhau
sót, có tác dụng phịng ngừa kém sữa và viêm tử cung.
Theo Maffelo et al. (1984) sử dụng Prostaglandin F2α tiêm cho lợn nái
vào 3 ngày trước khi sinh. Tác giả ghi nhận lợn nái sinh tập trung sau khi tiêm

thuốc 24 - 30 giờ và khơng có trường hợp mắc hội chứng M.M.A.
Vú viêm có đặc điểm: Căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn,
khơng xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra nhiều có lợn cợn máu. Sau 1-2 ngày
thấy có mủ lợn mẹ giảm ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,50C. Nếu trường hợp
nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú thì chỉ có một vài vú bị viêm, lợn nái vẫn cho
con bú, lợn con thiếu sữa đòi bú liên tục, đồng thời bú sữa bị viêm gây nhiễm
trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy toàn đàn. Nếu viêm tử cung có mủ dẫn đến
nhiễm trùng máu, thì tồn bộ các bầy vú đều bị viêm. Đây là thể bệnh điển hình
của hội chứng M.M.A. Trường hợp này cần ghép bầy con và loại thải lợn nái
(McIntosh, 1996).
2.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai
sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa. Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào
tuổi thành thục về tính, thể vóc, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ
nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc.
Vì vậy cần nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng cai sữa, đồng thời
giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con và làm giảm số
ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa sau.
Trong thực tế, ta quan tâm đến một số chỉ tiêu quan trong về năng suất mà

4


qua đó có thể đánh giá được khả năng cũng như năng suất của lợn nái:
+Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị
động dục lần đầu. Tùy giống và điều kiện chăm sóc mà tuổi động dục khác nhau.
Lợn ngoại động dục muộn hơn lợn nội. Nuôi dưỡng lợn cái hợp lí sẽ nhanh động
dục hơn lợn cái khơng được ni dưỡng hợp lí.
+Tuổi phối giống lần đầu: Thơng thường người ta phối giống lần đầu vào
lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3 vì ở lần động dục đầu cơ thể chưa phát triển đầy

đủ, chưa tích lũy đủ dinh dưỡng ni bào thai và trứng rụng ít, chưa đều.
+ Tuổi đẻ lứa đầu: Là tuổi khi lợn nái đẻ lứa thứ nhất. Tuổi đẻ đầu nói lên
tuổi thành thục về tính, thể vóc đảm bảo về khối lượng của lợn nái khi đưa vào
phối giống.
+Số con đẻ ra/ổ(con): Là tổng số con đẻ ra trong 1 ổ bao gồm cả số con đẻ
ra sống và số con đẻ ra chết. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ sai hay đẻ ít của
con giống, khả năng ni con của lợn nái đồng thời phản ảnh kỹ thuật chăm sóc
lợn nái trong thời gian mang thai và kỹ thuật phối giống.
+Số con đẻ ra sống/ổ(con): Là số con đẻ ra sống được đến khi lợn mẹ đẻ
ra con cuối cùng. Đây là chỉ tiêu kĩ thuật quan trọng vì nó phản ánh đúng khả
năng đẻ sai hay ít con của giống đồng thời phản ánh cả chất lượng đàn con đẻ ra.
+ Số con đẻ ra chết/ổ(con): Có thể là thai chết, thai non, thai gỗ, chết trong
quá trình đỡ đẻ, chết trong khoảng thời gian từ khi đẻ con đầu tiên đến con cuối
cùng(thường được tính trong vịng 24 giờ).
+ Khối lượng sơ sinh toàn ổ(kg): Là khối lượng cân sau khi lợn con đẻ ra,
lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Chỉ tiêu này nói lên khả
năng ni dưỡng thai của lợn mẹ, kĩ thuật chăn ni, chăm sóc, quản lí, phịng
bệnh cho lợn nái chửa.
+ Số con 21 ngày tuổi(con): Đánh giá chất lượng sữa, khả năng nuôi con
khéo của lợn mẹ.
+ Số con cai sữa/ổ(con): Là chỉ tiêu đánh giá quan trọng trong chăn ni
lợn nái sinh sản, vì số con cai sữa/ổ cao thì số con cai sữa/nái/năm cao, như vậy
hiệu quả chăn nuôi sẽ cao hơn. Chỉ tiêu này cho biết chất lượng giống, trình độ
chăm sóc, ni dưỡng cũng như quy trình vệ sinh, phịng bệnh dịch của các nhà
chăn nuôi.

5


+ Khối lượng cai sữa/ổ(kg): Đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con,

khả năng tiết sữa của lợn mẹ và kĩ thuật cho ăn của người chăn nuôi. Đây là chỉ
tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với người chăn ni, khối lượng cai sữa tồn ổ
ảnh hưởng đến khối lượng khi xuất bán.
+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa(ngày): Là thời gian từ lúc cai sữa
đến động dục trở lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc giống lợn, thể trạng, chế độ dinh
dưỡng trong giai đoạn nuôi con và sau cai sữa. Chỉ tiêu này đánh giá tỉ lệ hao hụt
của lợn nái, trình độ kĩ thuật, chăm sóc, ni dưỡng lợn nái ni con và lợn nái
chờ phối.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
LỢN NÁI
2.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân vật ni.
2.3.1.1. Giống
Theo Đặng Vũ Bình (1999) Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. Các giống khác nhau biểu hiện thành tích sinh sản
khác nhau do kiểu gen của chúng khác nhau. Trọng chọn lọc cần chọn đàn có tỷ
lệ kiểu gen mong muốn cao nhất.
Theo Lengerken et al. (1987) cho biết lợn nhạy cảm với stress có khả
năng cho nạc cao, song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử dụng đối
với gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong q trình chăn
ni và vận chuyển.
Theo Fireman et al. (1998) Lợn con có khối lượng sơ sinh thấp sẽ có tỷ lệ
chết cao hơn so với lợn con có khối lượng sơ sinh cao.
Giống là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái. Giống và đặc tính
của nó gắn liền với năng suất. Ở các giống khác nhau thì có sự thành thục về tính
khác nhau, cho năng suất khác nhau.
2.3.1.2. Lứa đẻ
Theo Deckert et al. (1998) Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái
sinh sản. Số lượng trứng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào
trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba.

Theo Colin (1998) Sổ con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái

6


và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khổi
lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau.
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn
nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ ba, thứ tư và thứ
năm và sau đó gần như ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên.
2.3.1.3. Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu
Để tiến hành phối giống lần đầu thì lợn cái hậu bị phải thành thục cả về
tính và thể vóc. Nếu tuổi đẻ lứa dầu và khối lượng phối giống lần đầu quá sớm
hay quá muộn, quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của
lợn nái. Lợn hậu bị đưa vào khai thác quá sớm, cơ thể chưa phát triển hồn thiện
nên số trứng rụng ít, tỉ lệ thụ thai kém. Ngồi ra nó cịn ảnh hưởng đến phát triển
thể chất, thể vóc sau này. Nếu lợn hậu bị đưa vào khai thác muộn thì giảm hiệu
quả kinh tế.
2.3.1.4. Ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe
-Thành thục về tính: Thành thục về tính khi mà bộ máy sinh dục phát
triển tương đối hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết, vật xuất hiện
những hiện tượng hưng phấn sinh dục, khi đó nỗn bao chín và tế bào trứng rụng.
Ngồi ra sự thành thục về tính cũng phụ thuộc nhiều yếu tố và điều kiện khác
nhau. Tất cả các giống lợn thành thục sớm hay muộn đều phụ thuộc vào giống, tính
biệt, chế độ dinh dưỡng, mù vụ, thời kì chiếu sáng và mật độ ni nhốt.
Sự thành thục về tính thường biểu hiện sớm hơn sự thành thục về thể vóc.
Do đó, để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể mẹ được tốt, đảm
bảo phẩm chất giống, nên cho lợn giao phối khi đã hồn tồn thành thục về thể
vóc. Tất nhiên khơng nên quá muộn vì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí, sinh

dục bình thường của lợn.
- Thành thục về thể vóc: Thành thục về thể vóc là khi đó toàn bộ cơ
quan, bộ phận cơ thể đã phát triển hồn thiện. Khi ngoại hình và thể vóc của con
vật đạt mức hồn chỉnh, xương đã cốt hóa hồn tồn, tầm vóc đã ổn định. Tuổi
thành thục về thể vóc thường chậm hơn tuổi thành thục về tính.
Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn tiếp tục, trong giai đoạn
lợn thành thục về tính mà cho giao phối ngay sẽ khơng tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ
thai nhưng cơ thể mẹ vẫn chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất

7


lượng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt xương chậu còn hẹp dễ
gây hiện tượng đẻ khó. Điều này làm ảnh hưởng năng suất sinh sản của lợn nái
sau này. Với lợn nôi, khi 6-7 tháng tuổi, khối lượng đạt 40-50kg mới cho phối,
với lợn ngoại, khi 8-9 tháng tuổi, khối lượng đạt 120-140kg mới cho phối.
-Yếu tố bệnh tật: Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, ngoài các yếu tố
giống, thức ăn dinh dưỡng, mùa vụ, lứa đẻ…bệnh tật cũng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái:
+ Bệnh sinh sản: Một trong những bệnh sản khoa thường gặp mà nó ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản phải nói đến “Hội chứng M.M.A” ( viêm
vú, viêm tử cung, mất sữa). Hội chứng này xuất hiện phổ biến tại các khu vực
chăn nuôi tập trung. Theo Nguyễn Như Pho (2001), tỉ lệ mắc hội chứng M.M.A
hiện nay lên đến 40-60% tại các trại chăn ni lớn, trong đó chủ yếu là viêm tử
cung. Bệnh gây thiệt hại trầm trọng, những lợn nái mắc bệnh thường lười chăm
sóc con, làm lợn con còi cọc, dễ mắc bệnh tiêu chảy, tỉ lệ chết cao và ảnh hưởng
tới lần phối giống sau của lợn nái.(Hội Thú y Việt Nam, 2002).
+ Bệnh truyền nhiễm:
Bệnh Tai xanh – Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn: Theo
Nguyễn Bá Hiên và cs. (2008) Trong giai đoạn mang thai, khi lợn nái bị nhiễm

bệnh thường biếng ăn, sốt cao, một số con có tai chuyển màu xanh trong thời
gian ngắn, tím đi, tím âm hộ, sảy thai ở các giai đoạn có chửa khác nhau, đẻ
non vào giai đoạn cuối, hoặc đẻ thai chết yểu, tỉ lệ lợn con chết yểu có thể tới
70%. Lợn nái ở giai đoạn nuôi con: Sốt cao, biếng ăn, lười uống nước, viêm vú,
mất sức, động dục lẫn lộn, lợn con mới sinh ra rất yếu, tai xanh nhạt và chết yểu.
Bệnh kéo dài kế phát nhiều bệnh ghép, dẫn tới tử vong ở giai đoạn sau cai sữa.
Lợn nái động dục khơng bình thường, hoặc phối giống mà khơng thụ thai, có
biểu hiện ho và viêm phổi nặng. Mổ khám thấy âm môn sưng tụ huyết, niêm mạc
tử cung và âm đạo sưng thũng, xuất huyết và chảy dịch.
Bệnh xảy thai truyền nhiễm: Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2008) bệnh do
các chủng Brucella gây ra. Ở con vật có chửa, vi khuẩn phá hoại núm nhau,
màng nhau, qua tĩnh mạch rốn tấn công vào thai gây bệnh tích ở thai, làm thai bị
sảy hoặc chết lưu. Sau khi xảy thai con mẹ thường bị sát nhau do một số núm
nhau bị hoại tử, viêm tơ huyết làm các núm nhau dính vào nhau và dính vào niêm
mạc tử cung. Thơng thường, con mẹ nhiễm bệnh khơng ảnh hưởng gì rõ rệt
nhưng vi khuẩn thường xuyên cư trú trong cơ thể khi có chửa lần sau, vi khuẩn

8


lại gây bệnh cho thai và gây sảy thai. Về triệu chứng, lợn nái chửa bị nhiễm
Brucellosis thường sảy thai. Trước khi sảy thai có biểu hiện ỉa chảy, thủy thũng ở
vú, âm đạo chảy nhiều nước nhờn lẫn máu, kém ăn, thường sảy thai vào tuần
chửa thứ 4-12.
Bệnh rối loạn sinh sản do Parvovirus: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009)
Ở thể cấp tính, lợn nái thường bị viêm âm đạo và tử cung chảy dịch. Lợn nái
mang thai ở tháng đầu, thai sẽ bị chết và tế bào thai bị hấp thu vào cơ thể mẹ và
lợn nái động dục trở lại, nhiễm virus vào tháng chửa thứ 2, thai cũng bị chết lưu,
khô rắn lại và lợn nái mang “ thai gỗ”. Nếu nhiễm virus ở giai đoạn cuối, các bào
thai hình như có sức đề kháng với Parvovirus nhưng lợn sơ sinh thường bị yếu

ớt, khó ni, chết dần sau khi đẻ.
+Bệnh Kí sinh trùng:
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) Lợn nái nuôi con nhiễm
sán lá ruột lợn khơng những gây mà cịn giảm lượng sữa, ảnh hưởng đến sự phát
triển của lợn con và tỉ lệ lợn con ỉa phân trắng cao hơn ở các đàn lợn má lợn nái
không nhiễm sán.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) Về bệnh đơn bào phủ tạng
Toxoplasmosis, khi lợn nái mang thai bị bệnh truyền T.gondii qua nhau thai vào
bào thai lợn con. Lợn sơ sinh đã mang mầm bệnh thường yếu ớt trong 3 tuần sau
khi sinh, thở khó, sốt, ỉa chảy, đặc biệt có dấu hiệu thần kinh, đơi khi mù mắt do
tác động của T.gondii lên não tũy. Lợn nái bị sảy thai trong thời gian hành bệnh.
2.3.2. Các yếu tố thuộc về ngoại cảnh
2.3.2.1. Dinh dưỡng
Trong chăn nuôi lợn nái, yếu tố dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng
không những đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái mà cịn quyết định đến hiệu
quả chăn ni. Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau như hậu bị, có chửa, ni con,
chờ phối đều cần được cung cấp đủ về số lượng và chất lượng các chất dinh
dưỡng để có kết quả tốt.
Các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống có ảnh
hưởng đến tỉ lệ thụ thai. Nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ
làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỉ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ.
Nuôi dưỡng lợn nái tốt trước động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng
số phôi sống.

9


Theo Ian Gordon (2004) Tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa
ở giai đoạn đầu và giữa chu kì tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục lại
hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối

chu kì tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Theo Yang et al. (2000) Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kì tiết sữa ni con
với mức lyzin thấp và protein thấp làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm
khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống
trên ổ, tăng tỉ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con.
Theo Yamada et al. (1998) nhận thấy nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn nái
trong giai đoạn hậu bị làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với
nuôi dưỡng đầy đủ.
Mục tiêu của chăn nuôi lợn nái là làm sao cho số ngày khơng sản xuất ít
nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có khối lượng cơ
thể thích hợp trong kỳ ni con.
2.3.2.2. Số lần phối và phương thức phối
Theo Tilton and Cole (1982) nhận thấy khi phối giống cho lợn nái trực
tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần (dẫn
theo Ian Gordon, 1997)
Theo Colin (1998) phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỉ lệ thụ thai và số
con đẻ ra/ổ đều thấp hơn 0-10% so với phối giống trực tiếp.
2.3.2.3. Mùa vụ
Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân là kết quả sinh sản ở lợn nái chăn
nuôi thấp, tỉ lệ chết ở lợn con cao.
Theo Gaustad – Aas et al. (2004), cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số
con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái
nuôi thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao.
Theo Quiniou et al. (2000) nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp,
tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm.
Theo Peltoniemi et al. (2000) số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có
thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông.
Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống
vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả


10


năng sinh sản từ 5-20%. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chăn nuôi lợn là 18-200.
Nếu nhiệt độ trên 300 làm giảm tỷ lệ thụ thai và tăng tỷ lệ chết phơi. Do đó vào
mùa hè, tỉ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ thường thấp hơn các mùa khác trong năm.
Khi nhiệt độ thấp quá sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái do ảnh hưởng
tới sức sống của lợn con.
2.3.2.4. Thời gian cai sữa
Theo Gaustad –Aas et al. (2004) cho biết: Phối giống sớm sau khi đẻ, tỉ lệ
đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn.
Theo Ian Gordon (2004) Giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống 10 ngày sẽ
làm giảm trên 0,2 con/ổ.
Theo Colin (1998) Lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục trở
lại 4-5 ngày có thể phối giống và có thành tích sinh sản tốt.
Theo Xue et al. (1997) Phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ
nhận thấy: Thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số sơ sinh/ổ, số con đẻ ra
còn sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách từ khi đẻ đến phối
giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài.
2.4. MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN THƯỜNG GẶP Ở LỢN NÁI SINH SẢN
2.4.1. Bệnh viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) Viêm tử cung là một quá trình
bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản. Bệnh thường xảy ra trong thời gian
sau khi đẻ.
Nguyên nhân:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh
không được vô trùng. Lợn cái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao
dương vật, hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác bị mắc bệnh viêm tử
cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khỏe.

- Lợn cái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc
tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát. Lợn cái sau
đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để, không kịp thời làm cho nhau thai bị phân hủy
thối rữa trong tử cung gây hiện tượng nhiễm trùng tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Sảy thai truyền nhiễm, phó

11


thương hàn, bệnh lao. Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái
trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có
điều kiện để xâm nhập vào gây viêm.
Triệu chứng:
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) Bệnh viêm tử cung được chia làm
3 thể: Viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
- Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong
các nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh
phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh viêm tử cung. Là thể viêm nhẹ nhất
trong các thể viêm tử cung. Trong đó, bệnh viêm nội mạc tử cung có thể chia làm
hai loại: Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, viêm nội mạc tử cung thể
màng giả.
Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ: Chỉ gây tổn thương ở niêm
mạc tử cung. Lợn bị bệnh thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm, con vật có
trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ
âm hộ chảy ra hỗn dịch gồm niêm dịch lẫn với dịch rỉ viêm, mủ, lợn cợn những
mảnh tổ chức chết. Khi vật nằm, dịch viêm thải ra nhiều hơn. Xung quanh âm
mơn, gốc đi, hai bên mơng dính nhiều dịch viêm, có khi khơ lại thành từng
đám vảy màu trắng xám.
Viêm nội mạc tử cung thể màng giả: Ở thể viêm này, niêm mạc tử cung

thường bị hoại tử. Những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và
chuyển thành hoại tử. Lợn nái mắc bệnh thể này thường xuất hiện triệu chứng
toàn thân rõ: Thân nhiệt tăng cao, lượng sữa giảm có khi hồn toàn mất sữa, kế
phát viêm vú, ăn uống giảm. Con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên.
Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra hỗn dịch gồm: Dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn
những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch…
- Viêm cơ tử cung
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) Viêm cơ tử cung là quá trình xảy ra
ở lớp cơ tử cung, quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào
phá hủy tầng giữa(lớp cơ vòng và cơ dọc của tử cung), là thể viêm tương đối
nặng trong các thể viêm tử cung.

12


Ở thể viêm này, lợn nái bị bệnh biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: Thân
nhiệt lên cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hay mất hẳn. Con vật
kế phát chướng bụng đầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc biểu hiện
trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục ln thải ra ngồi hỗn dịch
màu đỏ nâu lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa. Thể viêm này thường
ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau.
-Viêm tương mạc tử cung
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) Là quá trình viêm xảy ra ở lớp
ngồi cùng, là thể viêm nặng nhất và khó điều trị nhất trong các thể viêm tử
cung.
Lợn có biểu hiện triệu chứng toàn thân: Thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh,
con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, lượng sữa
cịn rất ít hay mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật ln ln biểu hiện trạng
thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất
nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm.

Chẩn đốn phân biệt các thể viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) Việc chẩn đốn phân biệt các thể
viêm tử cung có một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều
trị thích hợp với từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều trị cao, thời gian điều trị
ngắn, chi phí cho điều trị thấp, đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho gia súc
cái. Có thể dựa vào bảng sau để chẩn đoán phân biệt :
Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung
STT

Các chỉ tiêu để
phân biệt

1
2
3
4

Sốt

Viêm nội mạc

Viêm cơ

Viêm tương
mạc

Sốt nhẹ

Sốt cao


Sốt rất cao

Dịch

Màu

Trắng xám, trắng sữa

Hồng, nâu đỏ

Nâu rỉ sắt

viêm

Mùi

Tanh

Tanh thối

Thối khắm

Đau nhẹ

Đau rõ

Đau rất rõ

Bỏ ăn một phần hoặc


Bỏ ăn hoàn

Bỏ ăn hoàn

hoàn toàn

toàn

toàn

Phản ứng đau
Bỏ ăn

13


Phòng bệnh
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs. (2009) để phòng bệnh viêm tử cung cho lợn
nái, cần:
+ Tiêm phòng đẩy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho nái đẻ như:
Leptospirosis, Brucellosis, Parvovirus…
+ Nái chửa cần được vận động thường xun, chăm sóc và ni dưỡng tốt,
bổ sung đầy đủ và cân đối thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn,
đặc biệt trong giai đoạn lợn nái mang thai, tránh tình trạng lợn quá béo hoặc quá
gầy, cung cấp đầy đủ nước sạch cho lợn.
+ Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng lợn nái, không để phân lưu lại trên
nền chuồng quá lâu mà phải được thu dọn hàng ngày. Lợn nái trước khi đẻ phải
được tắm sạch sẽ, vệ sinh bầu vú, âm hộ bằng nước sạch pha cồn sát trùng.
+ Trường hợp phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản khi lợn đẻ khó
phải tuân thủ các bước vệ sinh, sử dụng gel bôi trơn tránh làm xây sát niêm mạc

tử cung. Khi phối giống cần đảm bảo đúng kỹ thuật và vô trùng.
Điều trị: Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2004) để điều trị bệnh viêm tử
cung trên lợn nái ngoại, có thể tham khảo các phác đồ điều trị sau:
Phác đồ 1:
+Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0.1% hoặc thuốc tím 0.1%,
ngày một lần. Sau khi thụt rửa, đợi cho dung dịch thụt rửa được đẩy hết ra ngoài,
dùng Neomycin 12mg/kgP thể trọng thụt vào tử cung ngày một lần.
+ Liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
Phác đồ 2:
+ Tiêm dưới da 6ml Oxytocin. Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Lugol
200ml. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch tai bằng kháng sinh Ampicillin 3-5g
+ Liệu trình điều trị 3-5 ngày.
Chú ý rằng phác đồ điều trị số 1 chỉ dùng điều trị bệnh viêm nội mạc tử
cung, các thể viêm khác thì khơng dùng phác đồ này vì lúc đó sự co bóp của cơ
tử cung rất yếu hoặc bị mất hoàn toàn. Nếu thụt rửa, dung dịch thụt rửa và các
chất bẩn khơng đẩy được hết ra ngồi, làm cho bệnh ngày càng nặng hơn, đặc
biệt dẫn tới tình trạng rối loạn sinh sản.

14


×